goldsnow142
member
ID 54606
08/07/2009
|
Thói háo danh và vĩ cuồng của trí thức
Thói háo danh và căn bệnh vĩ cuồng, từ xưa trong hoàn cảnh nhược tiểu nhiều người đă mắc, tới nay trong hoàn cảnh chớm hội nhập với thế giới, bệnh lại trầm trọng hơn trong một bộ phận trí thức.
Lời TS: Trí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai tṛ định h́nh tư tưởng, dẫn dắt xă hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu. Tuần Việt Nam xin giới thiệu một số bài viết của ông về chủ đề này với mục đích tự nh́n lại ḿnh, phản tư để thấu hiểu và thay đổi chính ḿnh.
Bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ... trong giới trí thức vừa được Đặng Hữu Phúc * xem như một quốc nạn. Chỉ có thể chia sẻ với một khái quát như thế nếu người ta nhận ra những ǵ đứng đằng sau cái căn bệnh có vẻ dễ thương đó là sự liên đới của nhiều “chứng nan y“ cùng là sự tha hoá của giới trí thức cũng như của nhiều lớp người khác.
Bài viết Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị gợi tôi nhớ tới một câu chuyện trong sử cũ.
Nh́n người bằng... chức danh
Nửa cuối thế kỷ thứ XVII, có một trí thức Trung Quốc là Chu Thuấn Thuỷ trên bước đường chống Thanh phục Minh nhiều lần đến Việt Nam. Lần ấy, khoảng 1657, nghe Chúa Nguyễn có hịch chiêu mộ những ai biết chữ để giúp vào việc nước, Chu ra tŕnh diện. Nhưng ông cảm thấy chung quanh không hiểu ḿnh, không thi thố được tài năng, lại bị làm phiền, nên bỏ sang Nhật. Sau ông đóng góp rất nhiều vào viêc phát triển xă hội Nhật.
Chu không phải là loại người đọc sách xa lánh sự đời. Một học giả Nhật đă viết về Chu “Cái học của tiên sinh nhấn mạnh về "kinh bang tế thế". Giả sử nếu cần biến một vùng đất hoang thành phố thị, phải tập hợp sĩ nông công thương, th́ một tay tiên sinh có thể cáng đáng để xây dựng nên phố thị. Thay v́ “ thi thư lễ nhạc” tiên sinh thích nghiên cứu và t́m hiểu sâu sắc về cách canh tác ruộng nương và cách xây dựng nhà cửa, cách làm rượu làm tương... Tiên sinh có thể dạy người ta bất cứ việc ǵ” .(1)
Riêng chuyện bộ máy chính quyền Đàng Trong không thể chấp nhận một người như trên, đủ cho ta hiểu tŕnh độ của bộ máy đó là như thế nào.
Trong tập kư sự của ḿnh, Chu Thuấn Thuỷ kể khi tŕnh diện nhà cầm quyền địa phương, gặp chuyện buồn cười là người Việt Đàng Trong bắt ông ứng khấu ngay một bài thơ rồi viết trên giấy. Tiếp đó câu đầu tiên bị hỏi là “Cống sĩ với cử nhân và tiến sĩ, bên nào hơn ?“.
Khi biết Chu chỉ là cống sĩ, viên quan địa phương có ư xem thường, cho học lực của Chu không thể nào đọ được các vị khoa bảng nhà ḿnh.
Từ câu chuyện về Chu Thuấn Thuỷ tới câu chuỵên về nghệ sĩ Nga Vladimir Ashkennazy mà Đặng Hữu Phúc vừa kể, như là có sự nối tiếp. Hoặc có thể nói cả hai phối hợp với nhau làm nên một đôi câu đối khá chỉnh. Một bên th́ không thể hiểu người nổi tiếng lại không có một chức danh nào, c̣n bên kia th́ không cần biết trước mặt ḿnh là người đă được hoàng đế nhà Minh mời ra giúp nước, chỉ nghe cái bằng cống sĩ đă bĩu môi chê bai - giữa người ngày xưa với người ngày nay, sao mà có sự ăn ư đến thế!
Từ háo danh tới vĩ cuồng
Đặng Hữu Phúc đă nói tới cái khó chịu khi phải nghe đám người “mở miệng là họ nói tới chức tước “ - tức đám người háo danh - tṛ chuyện với nhau. Ai đă sống trong giới trí thức ở ta hẳn thấy chuyện đó chẳng có ǵ xa lạ.
Anh A và anh B vốn cùng nghề và cùng cơ quan, họ cùng dự buổi họp nhỏ, chứ không phải đăng đàn diễn thuyết trước bàn dân thiên hạ ǵ.
Thế mà cứ động phát biểu th́ từ miệng anh A, vang lên nào là “như giáo sư B đă nói” (gọi đầy đủ cả tên họ), nào là “tôi hoàn toàn đồng t́nh với các luận điểm giáo sư B. vừa tŕnh bày“ (Thực ra có luận điểm khoa học ǵ đâu mà chỉ là mấy nhận xét vụn). Và B cũng đáp lại bằng cách nói tương tự.
Khi phải dự những cuộc hội thảo ở đó cách xưng hô và nói năng giữa các thành viên theo kiểu như thế này, tôi chỉ có cách ráng chịu một lúc rồi lảng. Tôi không sao nhớ nổi họ nói với nhau điều ǵ. Và tôi đoán họ cũng vậy. V́ mỗi người trong họ có vẻ c̣n mải để ư xem người phát biểu đă gọi người khác đúng chức danh chưa, hay để sót, chứ đâu có chú ư tới nội dung các phát biểu. Không khí nhang nhác như những buổi họp quan viên trong các làng xóm xưa, mà Ngô Tất Tố hay Nam Cao đă tả.
Tại sao chúng ta khó chịu với lớp người háo danh này? Đơn giản lắm, ta thấy họ ấu trĩ, non dại, thực chất họ thấp hơn cái vị thế mà họ chiếm được, không xứng với chức danh họ nhăm nhăm mang ra khoe.
Ai đă thử quan sát t́nh trạng tinh thần của đám người mê tín hẳn biết, người càng thiếu ḷng tin, th́ khi vào cuộc mê tín càng cuồng nhiệt.
Giới trí thức cũng vậy, cái sự thích kêu cho to chẳng qua là một cách để xoá bỏ mặc cảm. Kẻ yếu bóng vía lấy cái mă bên ngoài để làm dáng che đậy cho sự trống rỗng bên trong.
Mấy thói xấu mà Đặng Hữu Phúc nêu lên chỉ đáng để người ta cười giễu, ghét bỏ, thương hại. Song ác một nỗi chính nó lại là dấu hiệu đầu tiên của nhiều chứng nan y khác chẳng hạn căn bệnh mà Cao Xuân Hạo trong một bài viết ở cuốn Tâm lư người Việt nh́n từ nhiều góc độ (2) gọi là bệnh vĩ cuồng ( me’ganomanie).
Cao Xuân Hạo kể một chuyện mà thoạt nghe chắc chẳng ai dám tin. Hàng năm cơ quan lưu trữ nước ḿnh thường phải thanh lư hàng tấn những hồ sơ “sáng kiến phát minh“ gồm toàn đề nghị viển vông do người trong nước ùn ùn gửi tới, ví dụ một người đề nghị ta cần mượn của Liên Xô (hồi đó c̣n Liên xô ) tên lửa vượt đại châu để bắn vào bắc cực khiến trục trái đất lệch thêm mười độ sao cho VN thay đổi vĩ độ và trở thành một nước ôn đới (v́ tác giả “đề án” này tin rằng chỉ có khí hậu ôn đới mới thích hợp với một tốc độ vũ băo, giúp nước ta đuổi kịp và vượt xa các nước tiên tiến trên thế giới).
Cao Xuân Hạo nói thêm điều đáng lo là ở chỗ phần đông chúng ta khi nghe những điều quái gở ở đây đều thấy b́nh thường, cùng lắm th́ là loại sai lầm dễ tha thứ; c̣n ai tỏ ư kinh hoàng th́ bị mọi người coi là bệnh hoạn vô đạo đức v́ đă không tin vào khả năng sáng tạo của những người b́nh thường.
Cần phải gộp cả thói háo danh và bệnh vĩ cuồng nói trên để phân tích v́ giữa chúng có một điểm chung là đều xuất phát từ những người và nhóm người sống trong t́nh trạng cô lập, không có khả năng tự nhận thức, đứng ngoài nhịp phát triển tự nhiên của thế giới.
T́nh h́nh lại cần được xem là tệ hại bởi nó bám rễ vào bộ phận tinh hoa của xă hội.
Trí thức là bộ phận mũi nhọn của một cộng đồng, của những thể nghiệm làm người của cộng đồng đó. Những nhược điểm của trí thức chẳng qua chỉ là phóng to nhược điểm của cộng đồng. Và nếu như những nhược điểm này đă thâm căn cố, đế trở thành một sự tha hoá, th́ t́nh trạng của người trí thức sẽ là một pḥng thí nghiệm hợp lư để nghiên cứu về t́nh trạng tha hoá nói chung. Phải nghiên cứu kỹ lưỡng th́ may ra mới có cơ hội chữa chạy hay ít nhiều cũng giảm thiểu t́nh h́nh nguy hại.
Ghi chú:
(1) Chu Thuấn Thuỷ Kư sự đến Việt Nam năm 1657 (An Nam cung dịch kỷ sự), Vĩnh Sính dịch và chú thích, Hội khoa học lịch sử Việt Nam 1999, tr.11
(2) Trung tâm nghiên cứu tâm lư dân tộc -- Tâm lư Người Việt nam nh́n từ nhiều góc độ, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh,2000, tr.82-87
2."Giới thông thái chân đất"
Công cuộc phát triển đ̣i hỏi đất nước phải có một tầng lớp trí thức ngang tầm quốc tế và khu vực, ở đó không thể có sự nửa vời, sự tự hạ thấp tiêu chuẩn để làm dáng.
Nền giáo dục đơn sơ
Nhiều năm qua chúng ta hay nói một cách hồn nhiên rằng dân ta ham học và trong quá khứ ta có một nền giáo dục chẳng kém ǵ những nước khác. Bản thân tôi ban đầu cũng tin như thế, sau thực tế ngày càng thấy phải nói ngược lại.
Trong một cuốn sách lịch sử giáo dục (1) tôi thấy người ta chỉ ra rằng thật ra giáo dục là chuyện xài sang. Chỉ những đất nước giàu có mới có tiền của để chi cho giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Khi nền kinh tế ở tŕnh độ tiểu nông manh mún, thậm chí tŕnh độ hái lượm, con người có mỗi việc kiếm ăn đă không làm nổi, ta chỉ có thứ giáo dục ở dạng đơn sơ, kém cỏi.
Ta hay khoe, người dân quê nào ở nông thôn VN cũng sẵn sàng bớt ăn bớt mặc cho con đến học ở các thầy đồ lấy “năm ba chữ thánh hiền”.
Nhưng hăy nh́n kỹ vào những lớp học đó. Trường sở sơ sài. Sách vở tài liệu không có, đến bữa cơm chắc bụng cho người dạy cũng không có nốt (nhiều truyện tiếu lâm toàn ghi lại chuyện thầy đồ ăn vụng) - thử hỏi sau mấy năm theo học các ông thầy ấy, phần lớn các cậu học tṛ nhà quê học được ǵ ? Biết dăm ba chữ để đủ đọc tên ḿnh trong khế ước văn tự thế thôi chứ làm sao hơn được?!
Sự ham học có tính cá nhân nông nổi đó chưa bao giờ kết hợp với nỗ lực của cộng đồng để xây dựng nổi cơ chế giáo dục hợp lư và một nội dung giáo dục lâu dài, có triển vọng.
Đọc lịch sử, đời Lê, sau khi đánh xong giặc Minh, nhà vua lo cầu hiền tài để chọn quan lại ở cấp cơ sở. Chọn như thế nào? Chẳng qua chỉ một số người tinh nhanh đủ chữ ghi chép và … biết làm tính (2).
Theo như cách nói của một tác giả trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật th́ một nét đặc thù của trí thức VN trong lịch sử là tính cách lưỡng phân. Ông Nguyễn An Ninh, tác giả bài này giải thích: Họ vừa là kẻ sĩ vừa là nông dân. Khi không thể sống bằng chữ tức bằng nghề của ḿnh, nhu cầu trí tuệ của họ bị giảm thiểu. Những xung lực cho hoạt động trí tuệ ở họ thường xuyên bị ḱm hăm. Gặp hoàn cảnh khó khăn , họ dễ bị hư hỏng.
Tính cách lưỡng phân ấy là cả một ám ảnh, như ám ảnh về quê hương nghèo đói. Ta hiểu tại sao một số trí thức tỉnh táo khi đă thành đạt, vẫn không thể quên nguồn gốc của ḿnh, cái nơi mà từ đó ḿnh đi tới. Đây là lời dặn của Nguyễn Khuyến cho con cái:
Các con nối nghiệp cha nên biết
Nghiên bút đừng quên đậu lúa cà
Thế sao những người nông dân một nửa này vẫn miệt mài đèn sách để có ngày lều chơng khoa cử th́ sao? Bởi việc nhồi vào óc một ít kiến thức cổ lỗ sở dĩ thu hút được toàn bộ tinh hoa nghị lực của nhiều người v́ đó là con đường ngắn nhất để được gia nhập vào hàng ngũ quan chức.
Không có sản phẩm trí thức
Tự hào về nền giáo dục xưa, ta hay đưa dẫn chứng là trong lịch sử, các triều đại đă mở nhiều khoa thi và đă lấy được nhiều tiến sĩ, các bia tiến sĩ đó c̣n được đặt trong Văn miếu. Nhưng thử hỏi trước tác của các vị tiến sĩ đó là ǵ hay chỉ là những bài văn ṃn sáo sau khi dâng vua th́ chính người viết ra nó cũng quên nó luôn.
Có thể chứng minh sự kém cỏi của nền giáo dục cổ ở một khía cạnh khác. Nhân xem xét danh sách các tác gia văn học VN bằng con mắt thống kê, người ta đă phát hiện ra một nghịch lư vui vui.
Đó là nhiều nhà văn nhà thơ VN thời trước nổi tiếng mà không có tác phẩm (đây là nói những tác phẩm dày dặn, có chất lượng đáng kể, được truyền tụng về sau và trở thành một đối tượng mô tả bắt buộc của các bộ từ điển).
Từ điển văn học Việt Nam do Lại Nguyên Ân biên soạn với sư cộng tác của Bùi Văn Trọng Cường có 276 mục dành cho tác giả trong khi chỉ có 132 mục dành cho tác phẩm. Từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX, tính đổ đồng, mỗi thế kỷ chỉ có 7 tác phẩm; riêng thế kỷ XIX khá hơn, có tới 68 tác phẩm được ghi vào từ điển, nhưng số tác giả cũng lớn hơn, tới 78 người.
Cái hiện tượng cây không trái này (đúng hơn, có thể là toàn những trái chua trái héo, không cần cho ai, đời sau không ai buồn nhớ) càng thấy rơ khi nh́n vào hàng ngũ các ông trạng - chúng tôi muốn nói tới trạng chính thống chứ không phải trạng theo nghĩa dân gian.
Theo Vũ Ngọc Khánh trong cuốn Kho tàng về các ông trạng VN th́ không kể triều Nguyễn không lấy trạng nguyên, các triều đại Lư Trần Lê có tới 47 người được phong trạng. Nhưng phần lớn họ không có tên trong danh sách các tác gia nổi tiếng ở nước ta.
Ngược lại, xét chung các nhà sáng tác thơ văn, từ Nguyễn Du tới Nguyễn Đ́nh Chiểu, từ Nguyễn Gia Thiều Phạm Thái cho tới Tú Xương, nhiều người không thuộc loại đỗ đạt cao. Riêng về biên khảo, một học giả thực thụ như Phan Huy Chú, tác giả của bộ sách đồ sộ, mang tính cách tổng kết lớn, một thứ bách khoa toàn thư là Lịch triều hiến chương loại chí, chỉ đỗ đến tú tài.
Câu chuyện người đỗ không giỏi và người giỏi không đỗ không chỉ tố cáo sự kém cỏi của hệ thống giáo dục mà c̣n cho thấy một phần thực chất con người của nhiều ông trạng. Họ chính là điển h́nh của loại học tṛ thuộc bài, chỉ biết tầm chương trích cú rồi làm theo những khuôn mẫu sẵn có, nói chung là những cá tính tầm thường, không có quan hệ ǵ tới tư duy độc lập và sự sáng tạo.
Ta đă có tầng lớp tri thức đúng nghĩa?
Ta đă có tầng lớp tri thức đúng nghĩa chưa?
Bước vào giai đoạn hội nhập, gần đây, những cuộc bàn căi xuất hiện đều đều trên mặt báo ở ta cho thấy vấn đề về giới trí thức đang là mối quan tâm chung của xă hội. Điều này có lư do chính đáng của nó. Sự tŕ trệ kéo dài hàng ngàn năm mà đến nay ta vẫn lĩnh đủ có một nguyên nhân sâu xa: cộng đồng không h́nh thành nổi bộ phận tinh hoa (elite) của ḿnh. Một chủ nghĩa b́nh quân tối đa đă níu kéo tất cả lại.
Tôi muốn đặt vấn đề: liệu trong thực tế lịch sử chúng ta đă có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa chưa? Nếu tạm thời chấp nhận là có một tầng lớp như vậy, th́ quá tŕnh h́nh thành của họ có đặc điểm ǵ? Tại sao họ dễ bị làm hỏng đến vậy? Trước 1945, những Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, các tác giả có bài thường xuyên trên Tri Tân Thanh Nghị… đă có ư kiến về vấn đề này mà chưa ai có dịp tổng kết.
Tuy không nói ra, nhưng có vẻ như với nhiều người, kẻ sĩ Việt Nam chỉ là một loại trí thức chân đất. Một số nhà nghiên cứu gần đây đôi khi c̣n đi tới những khái quát cực đoan hơn. Trong một bài viết mang tên Tâm lư dân tộc với cuộc Cải cách hành chính hiện nay nhà xă hội học lăo thành Đỗ Thái Đồng cho rằng xă hội cổ truyền VN thiếu ba chỗ dựa cơ bản:
- Không có giai cấp quư tộc trong khi có đông đảo đám quan lại nhất thời.
- Không có tầng lớp trí thức để có được các trào lưu học thuật tư tưởng riêng. Rất hiếm thấy cái cốt cách như Lư Bạch“ Thiên tử hô lai bất thượng thuyền”. Học để làm quan, tuyệt đại đa số kẻ sĩ đều mộng làm quan hơn là giữ vai tṛ thầy đồ… áo rách.
- Không có lớp doanh nhân tung hoành về thương mại hay công nghệ trong nước cũng như ngoài nước.
Trong ba đặc điểm tôi cho là được nêu ra chính xác này, cái thứ hai liên quan đến chủ đề trí thức chúng ta đang nói.
Thói háo danh chẳng qua chỉ là dấu hiệu của một tầng lớp trí thức non yếu. C̣n mọi thái độ dễ dăi với họ chiều nịnh họ mà không dám yêu cầu cao ở họ cuối cùng chỉ đẩy họ sa đà măi trong t́nh trạng bần cùng về trí tuệ và nẩy sinh những căn bệnh mới.
Cũng nên nói thêm, sự dễ dăi này ban đầu có vẻ là một thiện ư hoặc nói như chữ nghĩa thời nay – một sự chia sẻ, nó bắt đầu từ một cảm nhận chung về sức ép của hoàn cảnh.
Nó là cách nghĩ từng ngự trị trong xă hội một thời gian dài. Đất nước lo gồng ḿnh lên để chống ngoại xâm. Cuộc sống khó khăn đến nỗi, khi nghĩ về nhau người ta chỉ thấy những điều tốt đẹp, cốt sao giữ lấy cho nhau niềm tự tin, rồi động viên nhau hợp sức trong việc chống trọi lại các thế lực thù địch từ bên ngoài tới. Tức nó là sản phẩm của những thời đại mà mọi nỗ lực của con người là lo tồn tại, tới mức có thể bảo nền văn hóa của chúng ta là văn hóa để tồn tại.
C̣n nếu như đặt vấn đề tồn tại chỉ là chuyện tối thiểu, cái đáng lo hơn, như hôm nay, là chuyện phát triển, chúng ta sẽ phải nghĩ khác về quá khứ và luôn thể nh́n lại khác đi về nhau.
Nay là lúc mọi sự vuốt ve nhau dễ dăi, là không đủ nữa. Công cuộc phát triển đ̣i hỏi đất nước phải có một tầng lớp trí thức ngang tầm quốc tế và khu vực, ở đó không thể có sự nửa vời, sự tự hạ thấp tiêu chuẩn để làm dáng.
• Vương Trí Nhàn
Ghi chú:
(1) Roger Gal Lịch sử giáo dục, bản dịch Lê Thanh Hoàng Dân-- Trần Hữu Đức. NXB Trẻ-- Sài g̣n, 1971
(2) Dẫn theo Đại Việt sử kư toàn thư của nhà xuất bản Khoa học xă hội 1983, tập II tr 296 (5) Nguyễn An Ninh Tính chất lưỡng phân, một nét đặc thù của trí thức Việt nam trong lịch sử Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 1998, số 1
Chú ư xin đừng lầm với Nguyễn An Ninh (1900-1943), nhà hoạt động xă hội ở đầu thế kỷ XX. Có điều thú vị là nhà trí thức lớn Nguyễn An Ninh trước đây cũng từng nhận xét xứ ta là nơi mà “chỉ với một chút xíu khoa học” người ta đă có thể tự coi ḿnh là nhà thông thái, tương tự như “với hai xu trong túi, người ta đă trở thành những nhà giàu.” Khi lưu ư t́nh trạng nhiều người “cảm thấy thỏa măn vừa ḷng khi chui rúc trong một túp lều”, h́nh như ông muốn nói rằng t́nh trạng thiếu khát vọng và ư chí đă ḱm giữ măi chúng ta trong khung cảnh lạc hậu.
*Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị
"Bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền... đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đă nói, đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm?"
Tôi chỉ là Ashkenazy
Tôi xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện có thật xảy ra ở TP Hồ Chí Minh vào năm 1995. Chuyện như sau: Trong một chuyến đi bằng đường hàng không, do trục trặc, nghệ sỹ Piano lớn của thời đại chúng ta là Vladimir Ashkenazy đă phải dừng lại ở TP HCM hai ngày.
Tất nhiên một nghệ sỹ lớn như Ashkenazy khó ḷng mà không bị phát hiện ra trong thế giới nhiều thông tin này. Và ông đă được mời tổ chức một buổi hoà nhạc nho nhỏ cho những người hâm mộ. Với sự khiêm tốn vốn có ở những người vĩ đại, ông chỉ muốn biểu diễn ở pḥng nhỏ trong Nhạc viện TPHCM và chủ yếu dành cho một công chúng hẹp, trong giới nhà nghề. Việc này tất nhiên được nhạc viện thành phố chú ư ngay và họ muốn biến chuyến thăm bất đắc dĩ này quảng cáo thêm cho uy tín của nhạc viện.
Người lănh đạo nhạc viện lúc đó là một giáo sư, tiến sỹ, nghệ sỹ nhân dân đă dẫn đầu một nhóm giáo sư, tiến sỹ của nhạc viện TPHCM đón tiếp Ashkenazy.
Trong buổi tiếp, sau khi trân trọng giới thiệu với Ashkenazy từng thành viên của ta với đầy đủ chức danh, học vị, th́ việc mà phía ta muốn hỏi ông ta, để đưa vào programe (tờ in chương tŕnh) và giới thiệu khi biểu diễn là: Ashkenazy là ǵ? Thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư hay là ǵ ǵ hơn thế nữa ? Và câu trả lời là: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Tưởng khách không hiểu. Chủ lại hỏi lại và gợi ư thêm cho dễ hiểu hơn: chắc một nghệ sỹ lớn như ông th́ phải có tham gia giảng dạy, vậy khi đó chức danh và học vị của ông là ǵ? Câu trả lời vẫn không thay đổi: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Ô hay! Lạ cái ông này, cỡ như ông ta ít nhất cũng phải có một chức danh ǵ chứ? hay ông ta giấu? Và cuộc gặng hỏi vẫn tiếp tục. Tuy vậy, truy măi, cuối cùng, dù đông người, ta đă phải chịu thua một ḿnh ông, v́ câu trả lời vẫn chỉ có thế, dù đă được pha thêm chút khó chịu: Tôi chỉ là Ashkenazy!
Cách giới thiệu một cuộc hoà nhạc ngày nay và cái tên cha sinh mẹ đẻ
Trên thế giới th́ hàng trăm năm nay, khi giới thiệu một buổi biểu diễn nhạc chuyên nghiệp (hoặc in trên b́a CD) chỉ đơn giản như sau, ví dụ:
1/Về tác giả : Sonate số 2, giọng Si giáng thứ của F.Chopin.
2/Về biểu diễn: Piano : V.Ashkenazy
Cách đây khoảng trên hai chục năm, ở Việt Nam ta cũng tương tự như vậy. Nhưng bây giờ th́ khác xa rồi, thường họ sẽ giới thiệu theo công thức như sau:
1/ Về tác giả: Tên tác phẩm, của + Chức danh (giáo sư, phó giáo sư) + học vị (tiến sỹ, thạc sỹ) + Danh hiệu (nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú). + Giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước) + Chức vụ quản lư (Chủ tịch, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng...) + tên tác giả
2/ Về biểu diễn: Độc tấu + tên nhạc cụ, do + Chức danh (giáo sư, phó giáo sư) + học vị (tiến sỹ, thạc sỹ) + Danh hiệu (nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú) + Giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước) + Chức vụ quản lư (Chủ tịch, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng...) + tên người + biểu diễn
Mời bạn đọc thử lắp những chức danh, danh hiệu này trước những tên tuổi như: Mozart, Beethoven, Chopin ….. hoặc: Karajan, Rubinstein, Horowitz vv… bạn sẽ thấy nó hài hước tới mức nào ngay. Thêm bất cứ cái ǵ trước những cái tên đó, đều là một sự xúc phạm khó tha thứ. Bản thân nó đă là vàng mười. Sự sâu sắc luôn mộc mạc, giản dị. Ngược lại với sự son phấn loè loẹt, hàng mă.
Và không chỉ dừng lại ở các cuộc biểu diễn, mà ngay cả trong các cuộc họp hành, hiếu hỷ. Khi mời ai lên phát biểu, người ta cũng luôn luôn phủ đầu làm tối tăm mặt mũi cử toạ bằng một tràng dài các chức danh, học vị, chức vụ quản lư, chức vụ Đảng, cuối cùng mới đến tên người. Điều này dần dần đă thành thói quen, gây sự thiếu thân thiện và tủi phận với những kẻ chỉ có cụt lủn mỗi cái tên cha sinh mẹ đẻ. Họ cảm thấy hẫng như ḿnh thiếu hẳn một cái đuôi.
Cuộc họp nội bộ ngày xưa th́ giản dị: “Mời anh Trí” hay “Mời chị Tuệ” lên phát biểu. Chỉ vỏn vẹn có 3 từ thôi, mà sao thân mật, ấm cúng và hiệu quả biết bao. C̣n bây giờ th́ phải khoảng trên dưới 30 từ. Cũng theo công thức trên, ta lại cùng nghép thử, ví dụ :
Xin kính mời + chức danh + học vị + toàn bộ danh hiệu đă được phong + toàn bộ giải thưởng đă được tặng + toàn bộ chức vụ quản lư, chức vụ Đảng đang có + Ông(Bà) + họ tên đầy đủ + lên phát biểu.
Mời bạn tham khảo thêm tên và tước hiệu của cụ Phan Thanh Giản (1796-1867) một đại thần triều Nguyễn phong kiến như sau: Hiệp biện Đại học sỹ, lănh Lễ bộ thượng thư, kiêm quản Hộ bộ ấn triện, sung Kinh diên giảng quan, sung Cơ mật viện đại thần, kiêm Quốc tử giám sự vụ, kiêm quản Văn thần pḥ mă đô uư, Phan Thanh Giản, tự Tĩnh Bá, hiệu Ước Phu. (50 từ)
Ôi, nếu cụ sống lại và đến dự một cuộc họp nội bộ của chúng ta ngày nay, và được ta giới thiệu cụ với đầy đủ chức danh như trên, th́ chắc cụ rất hănh diện. V́ lũ con cháu chúng ta sao mà giống thời các cụ thế! tiếp nối được truyền thống cha ông xưa. Và vẫn đang liên tục phát triển.
Đây là hiện tượng phổ biến trên toàn quốc khoảng hai chục năm nay chứ không chỉ riêng ở một đơn vị nào, và nó vẫn c̣n đang phát triển theo hướng rườm rà hơn nữa. Tôi sợ với đà này, một ngày nào đó, ngay trong gia đ́nh, bố mẹ, con cái, vợ chồng… hoặc bạn bè gặp nhau ngoài phố, khi gọi nhau cũng phải kèm theo những danh hiệu rườm rà đă kể trên th́ thực là rồ dại.
Vậy bạn đọc nghĩ sao về những hiện tượng này? Bản chất của những hiện tượng này là ǵ?
Một cuộc chạy đua chức danh trên toàn quốc “trồng lúa thu hoạch khoai”
Ta tự hào về chế độ ưu việt xă hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều b́nh đẳng. Nhưng thực chất th́ người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi, tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn.
Lúc sống đă vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước. V́ thế cả xă hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền th́ cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lănh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực.
Đó là nguyên nhân sâu xa đă và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, th́ khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môn, làm nghề th́ lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp. Nh́n vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đă bị biến chất. Nhiều người có ḷng tự trọng không khỏi ngại ngùng và muốn lánh xa.
Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện th́ rất có ích cho xă hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Mạnh Tường... C̣n ngày nay th́ đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” giáo sư nhiều đến mức có thể “ra ngơ gặp giáo sư”. Với thực trạng này th́ nền học thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành hữu danh, vô thực.
Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, để chơi đàn, hát, làm được concert th́ khó quá, muốn thế phải rèn luyện hàng ngày, phải hy sinh rất nhiều mà lại không oai bằng rẽ ngang đi làm tiến sỹ, đơn giản hơn, chóng được thăng chức với nhiều bổng lộc hơn.
Kết quả là: mục đích cuối cùng và duy nhất của âm nhạc là tiếng đàn, tiếng hát, những buổi concert và viết những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp th́ dần dần không c̣n ai làm, thay vào đó là rất nhiều tiến sỹ âm nhạc ra đời. Có được cái bằng tiến sỹ, phần lớn không ai chơi đàn và hát nữa. Tiền của nhân dân bỏ ra đào tạo họ để mang lại tiếng đàn tiếng hát cho đời đă trở thành vô ích v́ sai mục đích. Trồng lúa th́ lại thu hoạch khoai!
Hướng dẫn làm luận văn tiến sỹ chéo ngành chéo nghề
Ở hầu hết các trung tâm đào tạo đại học của Việt Nam trên toàn quốc hiện nay, để có được chức danh thạc sỹ, tiến sỹ, phải có người hướng dẫn viết luận văn, luận án. Đó là các giáo sư, phó giáo sư. Nhưng để đào tạo ra càng nhiều, càng nhanh và để “phổ cập” học vị thạc sỹ, tiến sỹ, người ta đă sử dụng các giáo sư hoặc phó giáo sư nghề này, hướng dẫn luận văn cho các thạc sỹ, tiến sỹ nghề khác.
Tuy cùng là một ngành, nhưng càng lên cao, càng phải chuyên sâu, và cùng một ngành nhưng rất nhiều nghề hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như trong ngành thể thao th́ môn cờ tướng với bắn súng hoặc đấm bốc, không hề có liên quan đến nhau. Hoặc trong ngành điện ảnh th́ nghề viết kịch bản và nghề tạo khói lửa, cũng không hề có liên quan. Nghề nào cũng vậy. Nên dù biện minh rằng, đó là “hướng dẫn phương pháp luận” th́ cũng chỉ là ngụy biện, và không thể chấp nhận được.
Thử tưởng tượng trong cùng ngành y. Giáo sư chuyên nghề phụ khoa lại đi hướng dẫn luận văn cho tiến sỹ chuyên nghề nha khoa th́ có được không? Bởi v́ hai bộ phận này của cơ thể chúng ta là hoàn toàn khác nhau, có những chức năng hoàn toàn khác nhau. Vậy mà chéo ngành chéo nghề vẫn vô tư hướng dẫn đă trở thành b́nh thường từ lâu.
Vậy xin hỏi cấp trên có biết vấn đề này không? Với những sự hướng dẫn như vậy, những bản luận văn đó có giá trị ǵ không? Và trong việc này liệu có thể tránh được tiêu cực không? Có được cái bằng cấp ấy, có đáng tự hào để mời mọi người đi khao “rửa bằng” không? Có lẽ sự “rửa bằng” nghĩa đen lại chính xác hơn v́ nó vốn không được sạch sẽ cho lắm.
Theo chúng tôi, cấp bộ hăy cho dừng ngay kiểu hướng dẫn trái ngành trái nghề như hiện nay ở hầu hết các cơ sở đào tạo trên cả nước. Và cho rà soát lại tất cả các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ đă có. Nếu không phải do người hướng dẫn có cùng chuyên môn th́ cho thu hồi lại, và các luận văn đó phải được làm lại, với sự hướng dẫn của các giáo sư cùng chuyên ngành và công khai việc này trong giới chuyên ngành.
Các danh hiệu, giải thưởng, câu chuyện cười ra nước mắt
Vườn hoa chỉ có 2 loại hoa
Định kỳ một hai năm ǵ đó, ta có những đợt phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ Nhân dân và trao tặng các giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Việc này không phải do người Việt Nam ta nghĩ ra, mà do chúng ta học tập từ Liên Xô cũ. Họ phong nghệ sỹ Công Huân, nghệ sỹ Nhân dân, giải Xtalin, giải Lê Nin về văn học nghệ thuật ( ví dụ Giao Hưởng số 11 của Shotstakovich được giải Xtalin năm 1953 vv…).
Sau khi Liên Xô tan vỡ, họ đă bỏ thói quen đă có từ hàng chục năm này. Rất nhiều cách tổ chức dập theo kiểu Liên Xô cũ như: nền kinh tế có kế hoạch, hành chính bao cấp, phân phối theo tem phiếu v.v… ta đă bỏ. Nhưng không hiểu v́ sao cái thói quen trao những danh hiệu và giải thưởng văn học nghệ thuật học từ họ th́ ta lại vẫn duy tŕ, bởi nó là một phần đồng bộ trong tư duy cấu thành chế độ bao cấp, cơ chế xin cho?
Lịch sử dân tộc ta đă chứng minh bằng máu và nước mắt một quy luật là: những chính sách dập khuôn theo ngoại bang sớm muộn rồi cũng gây những hậu quả xấu, thậm chí là những thảm hoạ dân tộc.
Về việc phong danh hiệu nghệ sỹ, hăy để chính những nghệ sỹ, bằng tài năng, họ làm nên tên tuổi riêng của ḿnh (như Ashkenazy) th́ nó mới có giá trị thực, bền lâu và duy nhất. Không ai có thể ghen tỵ với ai được, v́ không ai giống ai. Hàng ngàn nghệ sỹ tài năng, th́ sẽ có hàng ngàn cái tên khác nhau, có giá trị khác nhau, giống như vườn hoa với muôn hoa, muôn màu khoe sắc, chứ không phải chỉ có 2 loại hoa ưu tú và nhân dân.
Mà muốn được hưởng các danh hiệu này, phải làm đơn xin, cùng sự “vận động” để được phong (ban) tặng từ trên xuống. Trong hoàn cảnh đất nước ta tệ nạn xă hội tràn lan. Khó có thể tránh khỏi nhiều sự tiêu cực trong sự ban tặng danh hiệu, nếu vẫn giữ kiểu cơ chế ban phát như cũ.
Về việc trao giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT, đây cũng là một kiểu cơ chế xin cho với những thành phần Ban giám khảo hoàn toàn được chỉ định từ trên, với những tiêu chí chấm giải tuỳ hứng. Người xin trao giải cũng phải làm đơn và “vận động”.
Riêng trong ngành nhạc đă xảy ra những câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc trao giải thưởng này. Điển h́nh là trong đợt đua tranh phong tặng năm 2006 (đây nên là đợt phong tặng cuối cùng) cả nước đều biết tới những chuyện “đồng nghiệp tương tàn” mà báo chí gọi là “cơn địa chấn trong làng nhạc”. Nếu ta lại cứ tiếp tục trao giải th́ không ai có thể khẳng định rằng những cơn “địa chấn” sẽ không trở thành “động đất”!
Nói tóm lại: Nhà nước ta nên bỏ lối tư duy kiểu dập theo Liên Xô cũ này!
6. Kết
Hăy để cho mọi người đánh giá tài năng và giá trị con người qua công việc. Dù anh có độn vào trước cái tên của anh hàng trăm danh vị đi nữa mà sản phẩm anh làm ra cho xă hội không có, hoặc tồi, hoặc có hại, th́ khác nào gỗ mục được sơn son thếp vàng?
Một xă hội lành mạnh và có tương lai, là một xă hội biết tôn trọng những tài năng và những giá trị thực, bất kể họ có hay không có bằng cấp danh vị cao, tiền của nhiều, chức tước lớn.
Đối với người làm nghề nhạc chuyên nghiệp, th́ đó là tiếng đàn, tiếng hát của người biểu diễn và tác phẩm của người sáng tác. Anh hăy tự hào về điều đó, và hăy gắn nó với cái tên cha sinh mẹ đẻ, chứ không phải là những thứ bằng cấp, danh hiệu (mà ở nước ta hiện nay của rởm nhiều hơn thật) và chức vụ quản lư anh đang có, đó chỉ là những thứ son phấn nhất thời.
Bảng giá trị tưởng như là chân lư đơn giản và hiển nhiên này lại đang bị lật ngược. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền. Nó đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đă nói, đó là: diặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm? Với tiềm năng trí tuệ thế này, rồi dân tộc Việt Nam ta sẽ đi đến đâu? “Một dân tộc dốt, là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh)
Là một người hoạt động trong nghề nhạc, tôi thấy cần phải viết bài này chỉ v́ trách nhiệm công dân, với mong muốn nền học thuật nước nhà - nhất là âm nhạc - ngày càng trở nên lành mạnh và thực chất hơn. Tôi không nhằm vào bất cứ ai và cũng mong đừng ai giật ḿnh bởi tôi luôn luôn kính trọng sâu sắc những giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ chân chính. Tuy không nhiều, nhưng họ có lương tri và tŕnh độ chuyên môn thực sự. Tôi chắc rằng những người này sẽ ủng hộ những ư kiến trên của tôi.
V́ chúng ta đă nói dối quá nhiều và quá lâu rồi, nên những lời nói tử tế bây giờ lại trở nên hài hước. Tuy vậy - dù chỉ nhỏ bé như con Dă Tràng - tôi vẫn muốn nói rằng: Đừng sợ thay đổi v́ chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, hăy nghĩ tới một tương lai tốt hơn cho tất cả. Đừng sợ ánh sáng, sợ thuốc đắng và sự thật.
Để kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của : [Giáo sư, tiến sỹ] Nguyễn Du (xin tạ tội với bậc tiền nhân v́ sự xúc phạm này) :
“Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”
Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân b́nh thường
Đặng Hữu Phúc
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
votinh001
member
REF: 472418
08/08/2009
|
"Ta tự hào về chế độ ưu việt xă hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều b́nh đẳng."
Tội nghiệp cho người dân các xứ khác, nh́n vào các nước trên mà thèm thuồng. Chỉ biết ngửa mặt trách trời xanh sao nỡ bất công, tủi cho phận ḿnh đen đủi.
|
|
ototot
member
REF: 472514
08/08/2009
|
Thú thực tôi chỉ đọc “láo nháo” bài đăng ở trên, với tiêu đề là “Thói háo danh và vĩ cuồng của trí thức” cuả người viết có tên là Đặng Hữu Phúc và do bạn “Goldsnow” sưu tầm đăng lên!
Tôi đọc hai chữ “háo danh” th́ cũng hiểu đại khái là tính cách cuả một người thích được nổi tiếng. Nhưng nói cho cùng, ai trong chúng ta đă chường mặt ra với đời (ví dụ như xuất hiện trên diễn đàn này!) tất nhiên cũng phần nào muốn … nổi tiếng rồi! Nổi tiếng ở diễn đàn đơn giản là viết ra có người đọc, có người tham gia góp ư, có người … khen chút chút!
Nếu hiểu đơn giản như vậy, th́ “háo danh” một chút cũng chẳng có hại ǵ lắm đến ai, cũng chẳng đáng trách móc lắm. Cùng lắm là một “nụ cười nưả miệng” với kẻ háo danh, chê cười một chút, rồi cũng cho qua luôn, phải không các bạn?
Tuy nhiên, thói “vĩ cuồng” làm tôi chú ư hơn, v́ đây là cụm từ dịch từ tiếng Pháp là “mégalomanie”, hay tiếng Anh là “megalomania” (bạn Goldsnow đánh nhầm là méganomanie).
Giở từ điển ra tra, thấy nó định nghiă đây là một bệnh tâm thần, một rối loạn tâm thần, không khác ǵ chứng … điên khùng.
Người mắc “bệnh vĩ cuồng” th́ coi bản thân ḿnh là hơn hẳn mọi người, vinh quang hơn mọi người, vĩ đại hơn mọi người, luôn luôn sợ có người hơn ḿnh, nên ai vô phúc đụng phải ông này là bị … diệt liền, nếu ông ta có quyền thế trong tay!
Lịch sử thế giới cận đại cho ta thấy một số nhân vật bị bệnh vĩ cuồng thấy rơ nhất là ông Hitler cuả Đức Quốc Xă, khi ông ta nuôi mộng làm bá chủ điạ cầu, gây ra thảm hoạ cho nhân loại!
Một nhân vật nưă cũng được thấy quá rơ là ông Mao Trạch Đông, “vĩ cuồng” đến nỗi phát biểu một câu xanh rờn để đời rằng “trí thức không đáng giá bằng … băi c…”
Tổ tiên cuả ông Mao th́ cũng có ông Vua Tần Thuỷ Hoàng, “vĩ cuồng” như thế nào, chắc mọi người đều biết rồi. Nói chung, ta có thể phát biểu không lầm rằng nước Trung Hoa … vĩ đại sản sinh ra nhiều nhân vật “vĩ cuồng” nhất thế giới!
Một nhân vật “vĩ cuồng” khác ở châu Á, và đang được người ta dị nghị nhiều, chắc là ông Kim Chính Nhật cuả Bắc Triều Tiên.
Một mặt th́ ông và đồng bọn gọi tên nước là “Cộng Hoà Dân Chủ…”, mặt kia th́ lại muốn … truyền ngôi cho ông con nhăi ranh! Một mặt th́ là nước nhỏ, dân đói; mặt kia th́ muốn được coi là “cường quốc nguyên tử” nên lũ người điên khùng này chỉ lo học làm tên lưả, làm bom nguyên tử…!
Trở lại ông “bạn láng giềng” khổng lồ cuả ḿnh, có nhiều anh bị bệnh khùng, nên bệnh này một thời cũng đă lây sang nước ḿnh, như những khẩu hiệu “quân đội … anh hùng, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”!
Rồi c̣n những … nhận xét bố láo như nước ḿnh “tiền rừng bạc bể”, dân ḿnh đă đánh thắng được những tên đế quốc đầu sỏ…, v.v… th́ không c̣n sợ ai nưă, ... trừ anh ở phiá trên!
Trở lại bài đăng ở trên, tôi chỉ có thêm ư kiến là không riêng chỉ có giới trí thức Việt Nam ḿnh “háo danh” hay bị bệnh “vĩ cuồng”, mà thực ra phải nói là những người có quyền thế (dốt cũng được!), có tiền cuả, có … lâu la ủng hộ, mới là những tên bị bệnh “vĩ cuồng”! Thôi, nói in ít thôi, kẻo lại … “phạm quy”!
Thân ái chúc vui cuối tuần cái đă!
|
|
goldsnow142
member
REF: 472874
08/08/2009
|
Truy t́m căn nguyên thói “háo danh” của trí thức
Không phải người trí thức Việt Nam sinh ra đă ham chức danh như chúng ta thấy. Hoàn cảnh đẩy họ đến chỗ phải làm vậy.
Sự mệt mỏi và nghiệp dư trong quản lư khiến cho công việc càng về sau càng được làm qua loa dễ dăi. Những người cơ hội kém cỏi chỉ chờ có thế. Họ “lẻn” ngay vào những chỗ đất trống...
Nói như Cao Xuân Hạo, thói háo danh “có thể tăng rất nhanh theo cấp số nhân và biến thành một bệnh dịch quật ngă hàng triệu người”
Ngành văn chương mà tôi làm việc thuộc khu vực mà người ta hay nhấn mạnh tính bản địa.
Ngoài cái háo danh kiểu vô thức tập thể - cho rằng văn chương nước ḿnh chẳng kém ǵ thế giới, rồi thường xuyên mũ cao áo dài vái lậy, tôn vinh nhau ngay trong sinh hoạt hàng ngày, c̣n một lối chạy theo danh vị kín đáo hơn, nhưng chắc chắn hơn. Đó là lo mấy câu thơ của ḿnh được đưa vào sách giáo khoa cho học sinh cả nước học, lo tên tuổi của ḿnh thường xuyên được nhắc nhở trên các phương tiện thông tin đại chúng, nịnh nọt những người được phân công viết văn học sử đương đại, cốt họ dành cho ḿnh vài ḍng trong sách và nhờ thế ḿnh sẽ ở lại với vĩnh viễn.
Sự phát triển tính hiếu danh”vượt xa kế hoạch” như thế này có những liên quan đến t́nh trạng của giới trí thức đương thời cũng như quan niệm của xă hội về họ.
Hệ quả của một thời chiến tranh
Xă hội sau 1945, căn bản là xă hội của tư duy công nông nghĩa là của những người hành động. Mọi sự tính toán xa xôi, những công việc không có lợi ích ngay cho sự nghiệp nếu không bị thù ghét th́ cũng không thể được xem trọng như đáng lẽ phải có. Cuộc sống hàng ngày quá ư vất vả, thành ra tuy vẫn hiểu chủ trương lớn là trọng trí thức, nhưng trong thực tế người ta vẫn thành kiến với họ, chí ít là không tôn trọng họ, thấy họ quá kềnh càng phiền phức.
Nên nhớ nét chủ đạo của hoàn cảnh là không khí thời chiến. Chiến tranh cào bằng tất cả. Chiến tranh tước đi những tự do tối thiểu của mọi công dân v́ lúc ấy cần phải vậy.
Sự tập trung cho chiến tranh làm nảy sinh trong xă hội VN dăm sáu chục năm nay một tâm lư thường trực, là chỉ tính chuyện ăn ngay trước mắt. Ngay trong thời kỳ 1946-54, một nền giáo dục thời chiến đă được tổ chức để đào tạo nhân tài. Nhưng cũng v́ cần phục vụ ngay nên đó là một nền giáo dục mang nặng tính thực dụng, không muốn và không thấy cần đạt tới chuẩn mực cần thiết.
T́nh trạng phi chuẩn này c̣n được kéo dài măi và trở nên nặng căn thêm bởi lư do sau đây. Khẩu hiệu của cách mạng là giáo dục phổ cập. Nhưng kinh tế th́ chưa bao giờ hết khó khăn để đáp ứng nổi nhu cầu của đại chúng về giáo dục. Ngoài cách pha loăng, làm nhẹ, làm giảm thiểu chất lượng, không c̣n có cách nào khác.
Theo những quy luật đă chi phối kẻ sĩ thời phong kiến, như vậy là tính háo danh và bệnh vĩ cuồng đă có đủ điều kiện để bắt rễ vào tư duy và nếp sống của lớp trí thức mới được đào tạo.
Nh́n vào giáo dục những năm hoà b́nh 1954-65, cũng như thời chống Mỹ, thấy số năm học ở phổ thông, ở đại học có thể tăng, một số thầy giáo được đi học ở Nga, Trung Quốc và các nước Đông Âu... Nhưng về căn bản, cái hồn cốt của giáo dục vẫn là chắp vá, tạm bợ, không có khả năng hội nhập với giáo dục thế giới. Các bằng cấp của chúng ta chưa bao giờ được đông đảo các nền giáo dục khác công nhận là một bằng chứng về t́nh trạng cô lập kéo dài đó.
Giai đoạn “phong cấp, phong tước” thời hậu chiến
Xem thêm:
Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị
Trí thức, lănh đạo và cái dũng của phản biện
Bao giờ doanh nhân sẽ là trí thức?
Trí thức cần nhận biết đúng ḿnh
Mất ngủ v́ trí thức!
Sỹ phu, trí thức nước nhà xưa và nay
Đánh dấu bước ngoặt trong ngành giáo dục cũng như trong quan niệm về giới trí thức là năm 1958 và mấy năm sau. Chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chống phái hữu ở Trung Quốc, và cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn bên Văn nghệ, giới Đại học trước tiên là khu vực khoa học xă hội đă có một cuộc “thay máu”.
Các giáo sư ṇng cốt như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Trương Tửu và lớp trẻ đầy tài năng như Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc... bị cho thôi việc hoặc chuyển sang các viện nghiên cứu, thực tế là chỉ ngồi chơi xơi nước hoặc làm những việc không quan trọng như dịch tài liệu. Lớp người thay thế được chọn ra chủ yếu theo tiêu chuẩn chính trị.
Ban đầu, nhiều người trong số mới lên này nhũn nhặn, tự nhận là ḿnh chỉ đóng vai tṛ thay thế, không đ̣i hỏi ǵ về chức danh, vui vẻ với đồng lương bé mọn mà vẫn chăm chỉ làm việc, và trong thực tế họ đă đóng vai tṛ thúc đẩy khoa học tiến tới. Tuy nhiên đến khoảng 1973-74 th́ có một t́nh h́nh mới.
Trong thực tế giảng dạy và nghiên cứu, nhu cầu chuẩn hoá dù không được đặt ra chính thức, song vẫn như một xu thế mà bất cứ nền giáo dục nào cũng phải hướng tới. Ít ra là bề ngoài ta phải có được h́nh thức cho dễ coi một chút!
Lại thêm những khía cạnh mới trong t́nh h́nh xă hội đ̣i hỏi điều đó. Cuộc chiến tranh giải phóng bước vào giai đoạn kết thúc. Có một phương án sau này không xảy ra nhưng lúc đó được tính tới, đó là những cuộc đối thoại giữa hai xă hội miền Bắc và miền Nam.
Trong cuộc đối thoại đó, không thể bỏ qua tiếng nói của giới trí thức. Ta cần phải có những giáo sư của ta những trí thức của ta chứ! Phải chứng minh cho phía bên kia thấy rơ là miền Bắc không chỉ biết làm chiến tranh mà c̣n biết làm học thuật. Và thế là nhu cầu phong cấp phong chức nổi lên, nó là đ̣i hỏi từ hai phía cả từ bên trong bản thân giới học thuật lẫn nhu cầu của xă hội.
Cái cách của xă hội ta xưa nay vẫn vậy. Thấy cần là làm, không đủ điều kiện cũng làm, làm bất kể phép tắc. Và từ chỗ ban đầu c̣n chặt chẽ nghiêm túc, sự mệt mỏi và nghiệp dư trong quản lư khiến cho công việc càng về sau càng được làm qua loa dễ dăi, chín bỏ làm mười mà có khi chỉ năm sáu thôi cũng đă coi là mười.
Những người cơ hội kém cỏi chỉ chờ có thế. Họ “lẻn” ngay vào những chỗ đất trống (tôi mượn chữ lẻn từ câu Kiều "Đẩy song đă thấy Sở Khanh lẻn vào” ) và từ chỗ xấu hổ, biết điều, quay ra chủ động thao túng t́nh h́nh.
Mỗi chúng tôi đă bị làm hỏng như thế nào?
Không phải người trí thức Việt Nam sinh ra đă ham chức danh như chúng ta thấy. Hoàn cảnh đẩy họ đến chỗ phải làm vậy.
Cách đây khoảng hai chục năm, tôi đọc được trên tấm danh thiếp của anh C. một người quen, bên cạnh tên tuổi có ghi thêm các chức danh sau đây, mỗi chức danh một ḍng, tổng cộng chín ḍng.
ḍng 1:Nghề anh học ở đại học
ḍng 2: Nghề anh đang làm
ḍng 3 : Chủ tịch Hội....
ḍng 4: Tổng biên tập báo...
ḍng 5: Đại biểu Quốc hội (năm đó anh đang là một ông nghị)
ḍng 6: Thành viên Uỷ ban xxx của Quốc hội
Ngoài ra là ba chức danh nữa, tôi không nhớ xuể nhưng h́nh như là các loại giải thưởng được trao tặng. Thú thực ban đầu tôi cũng thấy buồn cười, nhưng sau th́ thông cảm. Hồi ấy anh bạn tôi sau những nỗ lực bền bỉ, từ công việc chuyên môn được ngắm nghía để cơ cấu vào giới quan chức.
Lớn lên từ đám học sinh Hà Nội rồi thành cán bộ nhà nước, chúng tôi đă nếm đủ những đau xót của một bọn người mang tiếng là người làm nghề sáng tạo trong xă hội, luôn luôn cảm thấy ḿnh có tội v́ đă coi trọng việc học.
Đó là về tinh thần. C̣n vật chất th́ sao? Bao giờ đến lượt được mua xe đạp, bao giờ đến lượt được tăng lương, những việc đó chờ đă mỏi cổ, nói chi đến việc có được một cái nhà, xoay được một chuyến đi ngoại quốc?
Không ai tuyên bố chính thức, nhưng tất cả thực tế h́nh như đồng thanh rót vào tai ḿnh, chỉ có một cách hết nghèo hết khổ là lọt vào tầm mắt của lănh đạo.
Trở thành quan chức th́ tốt nhất. Nếu không th́ cũng phải có được những chức danh trong nghề, nó là cái dấu hiệu đánh dấu ḿnh. Dù có phải luồn cúi chạy chọt một chút song v́ cuộc sống bản thân và gia đ́nh, hăy ráng mà giành lấy cho ḿnh những danh vị cần thiết.
Tôi đă nói là cần thông cảm với anh bạn C với tấm danh thiếp chín chức danh của ḿnh. V́ hồi ấy sau khi ghé chân quan trường, đoàn thể, anh đang lo xin đất làm nhà.
Một là, tuy biết trên nguyên tắc trước sau làm quan sẽ sớm được chia nhà, nhưng trong thực tế không đơn giản có ghế là có nhà ngay. Muốn được miếng ngon miếng sốt, c̣n phải cạnh tranh chán với các vị quan khác th́ mới được như ư. Hơn nữa, quan trong văn nghệ là do dân cử, có khi chỉ ngồi được vài năm.
Vốn tính thực dụng, anh bạn tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Ngồi chưa ấm ghế, anh bắt tay ngay vào việc xin đất. Mà anh làm thật khôn ngoan. Người khác hách dịch công khai huy động cả cơ quan lo chuyện riêng cho ḿnh. C̣n C. th́ hoàn toàn lặng lẽ tự ḿnh làm hết. Lặng lẽ viết công văn. Lặng lẽ đóng dấu. Lặng lẽ đến các nơi có liên quan.
Chính tấm danh thiếp chín ḍng của C mà tôi dẫn ra ở trên xuất hiện trong thời gian đó. Tôi thầm dự đoán anh bạn đă phải loay hoay rất nhiều trong việc soạn ra danh sách các chức vụ để không quên một chức nào. Đây là tôi nói loại người c̣n đang hiền lành, nhân biết cái danh có thể đổi ra tiền th́ lợi dụng nó.
Lại c̣n loại người thứ hai là điên cuồng săn đuổi danh vị, sau đó mượn danh vị để tiến thân, ngày càng leo măi lên trong hệ thống quan chức, dù chỉ là trong phạm vi quan chức chuyên môn. So với họ, anh C. của tôi c̣n tử tế chán.
Nhưng cả loại người này nữa cũng không phải là “từ trên trời rơi xuống”. Mà họ cũng là sản phẩm của một sự thích ứng - thích ứng với cách đánh giá người và dùng người của xă hội. Nhưng đây là vấn đề thuộc về khoa xă hội học quan chức mà tôi chưa có dịp nghiên cứu.
Trong bài này, trong chừng mực nào đó, tôi đă mở rộng ra nói về thói háo danh và căn bệnh vĩ cuồng mà người ḿnh thường mắc, từ xưa trong hoàn cảnh nhược tiểu đă mắc, tới nay trong hoàn cảnh chớm hội nhập với thế giới bệnh lại trầm trọng hơn. Đây là những quan sát bước đầu, cần sự chia sẻ phản bác của các đồng nghiệp.
Để kết thúc, tôi đưa ra hai kết luận cuối cùng :
Một là hăy thông cảm với những người trong cuộc. Không phải người trí thức Việt Nam sinh ra đă ham chức danh như chúng ta thấy. Hoàn cảnh đẩy họ đến chỗ phải làm vậy.
Hai là, bệnh khó chữa lắm. V́ nó chỉ là một biểu hiện của t́nh trạng tha hóa trí thức cần được nghiên cứu trên quy mô rộng hơn và có tầm khái quát hơn.
Vương Trí Nhàn
|
|
aka47
member
REF: 472876
08/08/2009
|
Nói chung những người có tiền của giàu sang mà có tính vênh vang th́ thường háo danh , ăn nói bậy bạ mà cứ cho là đunghs , bắt ai cũng nghe theo.
C̣n bệnh tâm thần th́ tuỳ người , bệnh này cần phăi đưa vô chợ rẫy mới được.
Mấy nước tiên tiến thường xem việc làm gây án của bọn tâm thần là vô tội.
hihii
|
|
taucho
member
REF: 472987
08/09/2009
|
Trích một đoạn trong bài của CAO XUÂN HẠO
Phàm sinh ra ở đời, ai cũng dốt. Đi học được mươi năm, ta bớt dốt đi chút ít, nhưng người học sinh thông minh và biết điều hiểu rơ rằng những ǵ ḿnh biết được so với những ǵ ḿnh chưa biết chỉ là hạt muối bỏ biển, cho nên càng học càng thấy ḿnh dốt.
Thành thử có thể định nghĩa người có học thức là người biết ḿnh dốt, hay nói như Khổng Tử:
"Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri gia"
Nghĩa là:
"Biết cái ǵ th́ biết là ḿnh biết cái ấy, không biết th́ biết là ḿnh không biết, ấy là biết vậy"
Chứng vĩ cuồng không có cách ǵ chữa được. Không có cách ǵ lôi một con người ra khỏi cơi cực lạc mà họ đă đắm ḿnh vào một cách hoàn toàn vô thức. Chính v́ sự giác ngộ về sự vĩ đại của bản thân là hoàn toàn vô thức, cho nên không có cách ǵ chứng minh cho đương sự thấy rằng đó là một ảo giác.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|