nguoihaiduong
member
ID 59288
03/08/2010
|
Món quà đau thương ngày 8/3
"Nếu có một điều ước 8/3, em sẽ chỉ ước sao ngày mai Minh không thua bạc, để đừng về trút giận vào em". Quả là một điều ước đau đớn... trong câu chuyện buồn ngày 8/3 mà VTC News đăng tải dưới đây...
Tối nay, 7/3. Bên hàng xóm, tiếng đập phá lại bất ngờ vọng sang. Tiếp đó là tiếng đạp, tiếng xô cửa ầm ầm, kèm theo tiếng chửi đàn ông tục tằn và tiếng khóc tức tưởi của một cô gái trẻ. Rồi tiếng cửa sắt chói tai, và cô gái bị đạp ra ngoài cửa, gục xuống rũ rượi. Cánh cửa đóng sập trước mặt em, tiếng lách tách khóa cửa.
Đây không phải lần đầu tiên, mà đă là lần thứ bao nhiêu, kể từ khi cô gái ấy về làm dâu ngơ này. Tổ trưởng cũng không can thiệp, công an phường cũng lặng im. Đơn giản v́ họ coi đó là việc riêng trong nhà.
Vả lại, can thiệp cũng vậy thôi. Mấy lần đầu, cả xóm đứng ngoài gọi cửa, bảo anh chồng dừng tay, nhưng chẳng tác dụng ǵ, cửa vẫn khóa, người vẫn bị đánh, bị chửi, nếu không muốn nói là càng tàn tệ hơn…
17 tuổi, em bước chân về làm dâu nhà người. Thảo mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng, em sống nhờ cô chú. Học hết cấp 2 th́ nghỉ, đi làm phụ ở hiệu uốn tóc, rồi quen Minh, chồng em bây giờ, ở đó. Chưa kịp biết rơ thế nào là t́nh yêu, hai cô cậu đă phải vội vàng đi phát thiếp cưới bởi cái bụng lớn lên mỗi ngày. Rồi chỉ mấy tháng sau, đứa trẻ ra đời, con của một bà mẹ 18 và một ông bố 19 tuổi. Cả hai đều chưa đủ lớn khôn để biết phải làm ǵ cho một gia đ́nh nhỏ.
Minh cũng chưa học hết phổ thông, th́ nghe bạn bè rủ rê bỏ học. Ít tuổi, ham chơi, nghề ngỗng không có, may được mă ngoài sáng sủa, có người giới thiệu cho đi bưng tráp đám cưới, tháng được dăm lần. Hai vợ chồng, một đứa con trông cả vào đồng lương gội đầu thuê của Thảo, chưa kể một bà mẹ chồng tuổi mới 40 mà không làm ǵ cho ra tiền. Cuộc sống mới chưa được mấy ngày ngọt ngào đă phải đối mặt với hiện thực. Cô bé lúc nào cũng phát sốt v́ phải xoay tiền.
Đến lúc này, Minh mới nhận ra ḿnh cần phải làm bổn phận một người đàn ông trong gia đ́nh; nhưng chỉ với vài thất bại ban đầu, ông bố nhỏ đă không chịu nổi áp lực của thực tại. Chàng trai 9x vui vẻ bỗng chốc trở thành cục cằn, động tí là trút giận lên cô vợ nhỏ và đứa con mới vài tháng tuổi. Ban đầu chỉ là câu chửi nặng lời, hay cái bạt tai, sau là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay không thương tiếc, rồi vứt quần áo ra cửa, v́ bất cứ lí do nhỏ nhặt nào. Minh nhiếc vợ là đồ hư hỏng theo không, trói chân ḿnh, làm hỏng cả cuộc đời ḿnh. Rồi sớm tối tụ tập bạn bè, bài bạc, rồi ngang nhiên qua lại với các cô gái khác…
Đi sớm về muộn, tôi không mấy khi có dịp giáp mặt Thảo. Vả lại, tôi cũng không mấy cảm t́nh với những cô gái lập gia đ́nh quá sớm, nhất là những trường hợp "ăn cơm trước kẻng". Nhưng nghe mẹ tôi kể nhiều về em – mẹ thương cô bé hiền lành, thường hay gọi cho cái nọ cái kia. Nhiều lần đứng trên balcon, nh́n em cắm cúi đi, thấy thương vô cùng. Một lần ở trường về, gặp em bế con ra ngơ, tôi dừng lại hỏi chuyện. Khuôn mặt em sáng, nụ cười tươi, c̣n vương nét ngây thơ, nhưng một bên mắt và g̣ má tím bầm. Tôi hỏi em vài chuyện, chuyện gia đ́nh bên ngoại, chuyện cháu bé, rồi cuối cùng ngập ngừng hỏi một điều mà tôi thắc mắc đă lâu: Tại sao mỗi lần chồng đánh, không thấy em phản ứng ǵ, chỉ nghe tiếng khóc thôi. Em tṛn mắt nh́n tôi: chồng ḿnh mà chị?!
Ôi, cái lí lẽ ấy, ai đă dạy cho em, cô bé chưa đầy 18 tuổi! Cái lí cam chịu của những người phụ nữ Việt Nam xưa, mà những đứa con gái như tôi bây giờ không thể nào hiểu nổi. Nhưng Thảo th́ phải hiểu. Em không được như ai, có nhà ngoại để về mỗi khi vợ chồng giận dỗi, có người thân bênh vực mỗi khi chồng đánh mắng. Em hiểu thân phận ḿnh, nên chịu đựng và chấp nhận tất cả, như một chuyện đương nhiên. Nhưng liệu sự chịu đựng đó của em có giữ nổi gia đ́nh nhỏ này, khi mà mọi cơ sở để duy tŕ nó đều quá mỏng manh, trừ một đứa con nhỏ chưa được khai sinh v́ bố mẹ nó đều chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn? Đang tuổi ăn, tuổi chơi, tuổi được người khác chiều chuộng chăm lo, giờ th́ em có 1 đứa con và một ông chồng, một cậu bé lớn xác cái ǵ cũng cần đến tay em lo liệu. Rồi cuộc sống dần trở thành một chuỗi dài những trận đ̣n của chồng. Tôi biết sẽ là quá vô lí nếu khuyên người khác chia tay, nhưng thực sự mỗi lần nh́n những vết bầm trên mặt em, tôi lại xót xa nghĩ: thà chỉ có ḿnh em và đứa trẻ, cuộc sống có lẽ c̣n dễ chịu hơn nhiều. Nhưng có lẽ, ư nghĩ đó của tôi cũng xa lạ với em.
Rồi đến chuyện tối nay…
Ngày mai mùng 8 tháng 3, ngày mà mỗi người phụ nữ đều chờ đợi những bông hoa, những lời chúc yêu thương của người chồng, người yêu… Nhưng tôi hiểu, ngày mai với Thảo vẫn thế thôi. Thời con gái của em đă chấm dứt quá sớm. Mới mấy năm trước, khi tôi xấp xỉ tuổi em bây giờ, dịp mùng 8 tháng 3, cậu bạn học đă phải lén đến lớp sớm để hoa vào ngăn bàn, rồi “lạy ông tôi ở bụi này” với một câu vụng về “Không phải tớ”. Những hạnh phúc trong sáng ấy, em chưa một lần được hưởng, và giờ th́ chúng càng quá lạ lẫm, xa xỉ với em. Thảo bảo: Có lẽ nếu có một điều ước cho ngày 8/3, em sẽ chỉ ước sao ngày mai ra đường, Minh không thua bạc, đừng về trút giận, đánh em…
Mai Anh (Hà Nội)
7/3/2010, 22h30.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
nguoihaiduong
member
REF: 525454
03/08/2010
|
Thơ tặng... chồng 8/3: Tại sao chỉ có một ngày?
0h sáng 8/3, Ban Biên tập nhận được một bài thơ đặc biệt thú vị của TS toán học Lê Thống Nhất. Đặc biệt bởi lẽ đây là bài thơ tặng... các đức ông chồng, dù 8/3 là ngày mà mọi người vẫn quen nghĩ rằng mọi lời chúc tụng đều hướng vào phụ nữ. Xin trân trọng đăng tải bài thơ của tác giả "Hai tư giờ thôi nhé" (một bài thơ rất nổi tiếng trong cư dân mạng cũng về ngày 8/3 của TS Lê Thống Nhất). Mời độc giả cùng thưởng thức...
* Thơ tặng chồng ngày 8/3
Tại sao chỉ có một ngày ?
Cả năm như thế có hay không nào ?
Một ngày ai cũng vui chào
Một ngày chồng bỗng ngọt ngào lạ chưa
Một ngày chồng đón, chồng đưa
Một ngày chồng hỏi : có vừa ư không ?
Một ngày chồng quyết lập công
Một ngày chồng chẳng dám lồng đi đâu
Một ngày chồng đảm phờ râu
Một ngày chồng chúc chục câu tuyệt vời
Một ngày chồng cứ luôn cười
Một ngày chồng cắm hoa tươi khắp nhà
Một ngày chồng tự pha trà
Một ngày chồng biết chợ xa, chợ gần
Một ngày chồng chịu quét sân
Một ngày chồng biết thịt cân mấy tiền
Một ngày chồng nói, làm liền
Một ngày chồng cũng biết chiên, biết xào
Một ngày chồng giặt ào ào
Một ngày chồng biết chỗ nào bán tăm
Một ngày chồng biết gấp chăn
Một ngày chồng biết cầm khăn lau bàn
Một ngày chồng biết mắc màn
Một ngày chồng biết gọt cam, đánh giầy
Một ngày chồng biết tưới cây
Một ngày chồng cũng biết bầy mâm cơm
Một ngày chồng xới, chồng đơm
Một ngày chồng dọn tinh tươm các pḥng
Một ngày chồng biết đếm đong
Một ngày chồng biết muối trong lọ nào...
Một ngày hết, chồng thở phào
Nh́n thương, thương thật cũng nao nao người.
Nh́n chồng nằm đấy ră rời
C̣n làm ǵ nữa có Trời đến lay
May sao chỉ có một ngày
Cả năm mà thế...chẳng hay ..tí ǵ !
0h00 ngày 8/3/2010
Lê Thống Nhất
|
|
nguoihaiduong
member
REF: 525456
03/08/2010
|
Cụ bà 91 tuổi và cuộc mưu sinh cơ cực, lạ lùng
Đó là cuộc mưu sinh rất cơ cực nhưng lạ lùng của cụ bà 91 tuổi giữa ḷng Thủ đô: Cả ngày chỉ ăn 1 bát cơm nhưng vẫn gánh hàng rong bán từ sáng đến tối; con muốn nuôi nấng phụng dưỡng nhưng kiên quyết tự kiếm ăn; giữa mùa đông giá buốt vẫn chân đất miệt mài dạo phố phường...
Để đến được khu đô thị Mỹ Đ́nh, bà phải túc tắc đi bộ gồng gánh từ 3 giờ sáng. Gánh nặng, lưng c̣ng, chân đất trong cái lạnh căm, nhưng dọc đường hễ thấy ai tới gần là bà cất giọng rất hút người: "Thím ơi, mua bưởi, mua rau cho nhà cháu đi, vườn nhà đấy...".
Từ trên ṭa chung cư cao tầng nh́n xuống, chỉ thấy chỏm lưng của bà di động băng qua đường từ khu đô thị Mỹ Đ́nh 2 sang Mỹ Đ́nh 1. Đôi quang gánh thay bằng ở trên vai th́ lại đung đưa trên... lưng bà, hai bên nào rau muống, nào ngải cứu, nào bưởi.
Tôi chỉ kịp chụp được bức h́nh bà từ xa rồi vội chạy bắt kịp bà khi bà dừng chân bán mấy trái bưởi, những quả bưởi bé, vỏ héo quắt và vài mớ rau hái ngọn ngắn ngủn nhưng bà rất hănh diện bảo rau quả vườn nhà. Thấy ai đi qua bà cũng cát tiếng: "Thím ơi, mua bưởi đi, bưởi này là bưởi vườn nhà tôi đấy, bưởi Diễn đấy...'', tiếng chào mời của bà rành rẽ ít thấy ở một bà lăo gầy c̣m, yếu đuối với cái lưng c̣ng khiến phần trên người bà song song với mặt đất.
Bà bảo, rau của bà tuy xấu mă nhưng trồng ở vườn nhà. "Thím ăn vô tư, chả sợ!". C̣n bưởi, bà khoe vốn là bưởi Diễn, nhưng "nhà cháu" trảy những quả nhỏ, nhỏ nhưng mà nặng, "tinh nước" (toàn là nước - PV), phải trảy tỉa, c̣n quả to để các bà các cô ăn quen đến mua tận vườn nhà.
Bà bị nặng tai, mỗi lần ai dừng lại hỏi mua phải nói năm lần bảy lượt bà mới nghe được, thành ra bà nói nhiều hơn là nghe. Tết Canh Dần vừa ồi bà tṛn 91 tuổi, bà có 3 người con nhưng 2 cô con gái lấy chồng, làm ruộng, c̣n người con trai th́ đi làm công nhân, nên bà sống một ḿnh với cái vườn trên là bưởi dưới "giồng" (trồng - PV) rau này.
Bữa nay bà gánh được 15 quả bưởi và 15 mớ rau đi bán, túc tắc đi từ 3 giờ sáng từ Diễn ra đến khu đô thị Mỹ Đ́nh cũng gần tới trưa. Nhiều người thấy bà già gầy g̣, c̣ng quá nên thương mà mua, có cô nhân viên ṭa chung cư Mỹ Đ́nh 1 c̣n mua vét luôn cho bà chỗ bưởi 7 quả lỏn nhỏn nhỉnh hơn quả cam và 2 mớ rau muốn héo quắt để bà đỡ phải đi rong.
Bà bị c̣ng, điếc, nhưng khéo nói nên cũng bán được 25 ngh́n/quả bưởi, rồi hạ xuống 10 ngh́n, rồi 7 ngh́n/quả. Có người nói với bà, ở nhà ai mua đắt hay rẻ th́ cứ bán, chứ gánh đi xa thế này xe cộ giao thông kinh lắm, nhưng bà cười bảo, ở làng bà, nhiều gia đ́nh đều có bưởi, mời người ta chả buồn ăn huống chi là bán. V́ vậy, tiếc của, bà gánh gồng đi hơn chục cây số để ra khu đô thị, cứ đi thủng thẳng là bán hết.
Bà đi bằng chân đất, trong khi cái rét mùa đông vẫn c̣n dùng dằng xói vào da thịt dù trời đă sang xuân, hỏi bà sao không đi giày cho ấm chân, bà bảo ''đi chân đất thôi, đi giày chân yếu ngă chúi mũi chết''. "Nhà cháu ngă mấy lần rồi, có hôm đi bán bị ngă đổ hết cả rau, đi chân đất tuy lạnh nhưng chắc chân", bà kể.
Mỗi lần đi bán rau, bán bưởi, mất cả ngày trời, sáng sớm đi, chiều muộn hoặc tối mới về đến nhà. Bà kể, chỉ ăn một bát cơm từ tối hôm trước, ngày đi bán không dám ăn, ăn nó cứ "rực" lên ở cổ, nóng sơng sượt cả người nên đành nhịn đói. "Người ta ăn no vác nặng nhưng nhà cháu vác nặng mà vẫn chịu đói. Đi bán nhiều người thấy thương cho bà mấy quả chuối, cái bánh, nhưng bà nhận và để đó, về nhà mới dám ăn.
Nhiều lúc thấy mệt, bà bảo cô con gái là ''mày bán cho mẹ được đồng nào th́ được'', nhưng cô con bảo bà không bán th́ vứt đi v́ "nhà nó cũng đầy''. Bà chép miệng, "muốn có tiền th́ đi bán thôi".
"Thím bảo giờ bán ở đây các thím c̣n mua, chứ ở nhà, 10 người th́ cả 10 người ta có như ḿnh: cũng rau, cũng bưởi, mà họ bán ḱn ḱn, ầm ầm bằng xe đạp, xe máy, chứ ḿnh đi bán bằng chân thôi". Năm ngoái bà c̣n đi bán được 4 buổi liền nhau, nhưng năm nay đi từng buổi rời, lần này là cách 16 hôm bà mới đi lại, tiếc của phải đi chứ sức cũng kiệt rồi, lắm lúc ở nhà bà c̣n ăn bưởi... trừ cơm.
Bà cho biết, con cái bảo nuôi bà nhưng ở nhà ''nó'' khổ, ḿnh đến ở lại vất vả cho con cháu nên c̣n sức cứ làm. "Nhà cháu đảm lắm, không đảm th́ chết, cứ làm suốt cho khỏi buồn chân tay, giờ vẫn làm cỏ cho các con đấy, chả đứa nào địch được. Lắm khi làm cho con gái 2 sào cỏ, nó bảo ai khiến cụ làm, chúng nó cũng thương nhà cháu lắm".
Con bà có người cũng cho bà tiền, có người cả năm cũng chả cho được xu nào v́ cũng nghèo, vậy nên có cây trái trong vườn bà vẫn phải đi bán để kiếm đồng ra đồng vào. Mỗi lần đi bán rau, bán bưởi, bà cũng thu về được trên dưới trăm ngh́n đồng, nhưng số tiền đó th́ "đồng khóc, đồng cười, đồng giỗ, đồng Tết, c̣n đồng để ăn chả đáng là bao''. Giờ bà cũng không đi được nhiều như trước nữa, ''hôm nay đi th́ mai nhà cháu ở nhà, về đến nhà là đi nằm, mỏi lắm, tuổi cao rồi, cứ đi về đến nhà là ốm" - bà nói.
Lặn lội ngoài đường, gió và bụi, trời th́ rét, nhưng bà chỉ bận một chiếc áo khoác cũ kỹ với chiếc áo cánh mỏng manh và một chiếc yếm bên trong. Nhiều cô nhiều chị khi mua bưởi của bà c̣n trầm trồ v́ lâu lắm mới thấy người mặc yếm. Bà bảo mặc như vậy mới gánh vác được chứ những áo kia lùng bùng lắm.Bà khoe, cái áo khoác là bà tự may từ năm 23 tuổi, sau nó chật bà bỏ xó, khi người "ngót" bà lại mặc, rồi lại bỏ, năm nay mang ra bận thấy vừa... lại mặc.
"Yếm tôi cũng tự may đấy, may hàng chục cái liền, may nhiều tôi lại cho biếu các bà các cụ, có một bà trong làng cứ mặc hết rồi lại xin, bà ấy xin tôi tới 12 cái yếm rồi, hôm nọ bà ấy mới chết, kém tôi 2 tuổi mà chết rồi. Mới đây lại có cụ hỏi tôi vẫn khâu yếm được à, tôi bảo được, thế là cụ nhờ khâu hộ cụ 2 cái yếm". Bà tự hào, cái yếm bà mặc là để đi lao động, c̣n ngày Tết th́ bà mặc yếm mới, yếm trắng.
Hỏi bà "ông nhà đâu?", bà kể, "ông cháu" (tức chồng của bà - PV) mất lâu rồi, bà ở vậy nuôi con từ năm 26 tuổi, lúc đó, con lớn lên 3, đứa bé nhất mới đẻ. Hỏi bà sao bà không đi bước nữa, bà bảo, khổ lắm, chồng mất bà gồng gánh nuôi "5 cái mồm" (4 mẹ con và bà mẹ chồng - PV) nên phải làm đủ việc, phải đi hót phân trâu, nuôi ḅ, cấy thuê rất giỏi...
Cuộc sống vất vả nhưng bà cũng nuôi các con khôn lớn, dựng vợ gả chồng. Nhiều lúc bà bảo với các con là bao nhiêu người chết mà "tao" khổ thế, măi chả chết (cười). "Tết này là nhà cháu sang 91 tuổi rồi, các em kết nghĩa, em gái, em rể chết cả rồi, c̣n mỗi chị cứ phải đi ăn giỗ em".
Xin ghi lại tấm h́nh của bà làm kỷ niệm, nhưng bà ngại, bà bảo "hôm nào tôi mặc áo đẹp th́ thím chụp, hôm nay mặc xấu quá". Bà hỏi: "Mấy giờ rồi thím? 11 rưỡi trưa à, về đến nhà chắc phải 3 - 4 giờ, hẹn thím 1 tuần nữa nhà cháu lại ra đây bán rau bán bưởi''.
Hỏi nhà bà, bà bảo: "Nhà cháu ở Diễn, thím có mua bưởi tại gốc cho nhà cháu th́ đi đến chợ cầu Diễn, vào thêm 3 cây, đến chùa Đức Diễn, nhà cháu ở cạnh chùa, ngay đầu làng, làng tên Đức Diễn, nơi có bưởi Diễn ngon nhất đấy, nhà cháu tên gọi là bà Đ́nh".
Kiều Minh
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|