nguoihaiduong
member
ID 62316
08/01/2010
|
Gặp người phụ nữ gần 70 tuổi vẫn… đứng đường
Những tưởng gái bán dâm không mặt hoa da phấn th́ cũng phải ở cái tuổi mơn mởn xuân xanh. Tuy nhiên, câu chuyện của các bác sĩ đang làm việc tại Trường Giáo dục Lao động Thanh Xuân, Hải Pḥng, khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Theo lời bác sĩ này th́ trường từng có học viên 62 tuổi. Học viên này bị bắt v́ hành nghề mại dâm và mới được ra trường cách đây vài năm. Phần v́ ṭ ṃ, ngạc nhiên, tôi quyết t́m đến địa chỉ mà vị bác sĩ cho để t́m đến cái nhân vật "khó tin" ấy.
Vượt đoạn đường từ Trường Giáo dục t́m đến cái xóm nghèo ở ngoại ô hành phố cảng, chúng tôi t́m đến nhà bà Khuất Thị Hiền. Đến đầu con xóm nhỏ chúng tôi hỏi nhà bà Hiền, mấy bà cô mắt xanh mỏ đỏ ngoài đầu đường liếc xéo đoán chừng "không phải công an", rồi thủng thẳng đáp: "Nhà bà Hiền "cave" nghiện rượu ấy à! Có khi giờ này đang say khướt rồi, nhưng cứ vào thử xem. Đi thẳng, rẽ phải, thấy con đường nhỏ...".
Theo lời chỉ dẫn, tôi đến nhà bà Hiền, rất may bà đang ở nhà và trong t́nh trạng "hoàn toàn tỉnh táo". Nh́n thấy người lạ đến t́m ḿnh, bà lăo có khuôn mặt nhăn nhúm khẽ giật ḿnh, thốt lên: "Nhà tôi có làm ǵ phạm tội đâu". Chắc bà tưởng Công an nên hoảng hốt. Tôi giới thiệu là đến từ một Trung tâm bảo trợ xă hội, muốn giúp đỡ, bà mới mời vào nhà.
Căn nhà đơn sơ, liêu xiêu, xộc lên mùi ẩm mốc, trống huếch hoác và không đồ đạc giá trị. Không bôi trát phấn son lên mặt, khuôn mặt người phụ nữ sắp đến tuổi "cổ lai hy" bạc thếch, nhăn nheo như trái táo khô, không c̣n sót lại tí chút nào vẻ mặn mà của thời con gái.
Vẫn giữ một khoảng cách "an toàn", người phụ nữ già kiệm lời và liên tục nh́n tôi bằng ánh mắt ḍ xét. Phải khéo léo đẩy đưa câu chuyện lắm tôi mới tiếp cận được câu chuyện đời có phần "tế nhị" của bà. Như chạm phải "mạch", người phụ nữ bỗng nổi đóa: “Không làm cái nghề ấy th́ lấy ǵ mà bỏ vào mồm!...”.
Thế nhưng sau câu nói có phần chanh chua, nanh nọc và đầy vẻ bất cần đời ấy, hai hàng nước mắt hiếm hoi tuôn dài sau kẽ mắt đầy vết chân chim. Bà gục mặt lên hai bàn tay nhăn nheo nức nở. Thế rồi, bằng cái giọng đứt quăng nhường chỗ cho những tiếng nấc nghẹn ngào, bà kể cho tôi nghe câu chuyện đời là phép cộng của chuỗi ngày đau thương, buồn bă.
Lấy chồng từ khi tuổi đời c̣n khá trẻ, hai đứa con c̣n thơ dại th́ bà đă phải chịu cảnh "mồ côi chồng". Một nách hai con, người phụ nữ ấy phải làm đủ các nghề để có tiền trang trải cuộc sống. Năm tháng đi qua, các con bà lớn khôn, những tưởng cuộc sống đă bớt chút vất vả nhưng dường như số phận nghiệt ngă vẫn chưa buông tha bà.
Cũng như nhiều thanh niên sớm hư hỏng ở cái xóm bụi này, chúng lần lượt bập vào ma túy. Đă không làm ra tiền, chúng c̣n liên tục hành mẹ già đ̣i tiền để thỏa măn cơn nghiện. Có lần, chúng c̣n lấy dao dí vào cổ, ép bà phải dốc những đồng tiền cuối cùng. Được một thời gian, không ṿi tiền mẹ được nữa, chúng bỏ nhà đi biệt xứ. Nói đến đây, bà lại bật lên nức nở: "Không biết giờ chúng c̣n sống không hay đă chết dấp chết dúi ở xó xỉnh nào rồi".
Chồng chết, con bỏ đi, một thân một ḿnh trong căn nhà hoang tàn, bà bỗng sinh tật nghiện rượu nặng. Bà bảo: "Rượu nó làm tôi quên đi sự cay nghiệt của cuộc đời". Tuy nhiên, cái chất "gây quên thần tiên" ấy nó hại đời bà. Say xỉn liên miên, vừa tỉnh lại lên cơn thèm, những đồng bạc cuối cùng dành dụm bà đổ vào rượu hết. Không có tiền mua rượu, "cái khó bó cái khôn", bà thất thểu lượn lờ trong xóm nhỏ xin tiền.
"Lấy đâu ra tiền mà cho bà, không có th́ đi mà "bán trôn nuôi miệng", một ả làm gái đă "đập" vào mặt bà như thế. Về đến nhà, vắt tay lên trán, suy nghĩ bà thấy "đó cũng là phương án... hay": "Làm ǵ cũng được, đời tôi c̣n ǵ để mất đâu, cốt là kiếm ra tiền". Vậy là chải chuốt, vậy là son phấn, vậy là nhập vào đội quân gái vẫy ở những con đường không ánh điện.
Không có nhan sắc, lại nhăn nhúm già nua nên “công cuộc vẫy” của bà cũng lắm gian nan. Tuy nhiên, thi thoảng cũng có những gă trai ưa của lạ, muốn thử cái mới, hoặc những kẻ ít tiền mà vẫn ham vui t́m đến bà. Bởi có tuổi nên cái giá của bà cũng… mềm lắm.
Rời khỏi căn nhà dột nát, tôi bỗng thấy chạnh ḷng thay cho số phận của người phụ nữ vừa đáng trách vừa đáng thương ấy. Suốt cuộc đời lam lũ tần tảo chăm con, những mong con cái khôn lớn, về già được an nhàn. Nhưng khi xấp xỉ tuổi “cổ lai hy” lại đưa chân vào con đường không mấy trong sạch ấy. Ở cái tuổi của người phụ nữ này, nhiều người đă có cháu gọi bằng bà.
Bà nói rằng, sau khi đi Trại về đă bỏ nghề, nhưng nghe mấy người hàng xóm kể, bí tiền uống rượu bà vẫn trát thêm son phấn nhập hội "phố vẫy". Có khi chỉ để kiếm nửa lít rượu...
TheoLê Trang
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|