thanhsu
member
ID 6306
06/01/2005
|
TRẺ EM HÔM NAY - THẾ GIỚI NGÀY MAI
NHÂN NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/ 6
Nước ta đă tham gia “Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em”, theo đó trẻ em có quyền được học hành, vui chơi; quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe...
Ngay từ những ngày đầu giành Độc lập, Đảng và Nhà nước ta đă có những pháp lệnh, chính sách để chăm sóc lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Trong hai cuộc kháng chiến cam go và ác liệt, Bác Hồ với tầm nh́n xa trông rộng đă gửi nhiều học sinh sang các nước bạn học tập và sau này, họ đă trở thành những cán bộ chủ chốt trong bộ máy Nhà nước.
Sau 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước và sau 20 năm đổi mới, nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, bây giờ là nền kinh tế tri thức, việc chăm lo đời sống mọi mặt cho thiếu nhi càng đ̣i hỏi một chiến lược lâu dài và thiết thực hơn nữa, đồng bộ hơn nữa...
Nhà nước đă dành nhiều ngân sách để xây dựng trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí cho các em. Những làng Ḥa B́nh cho các em nạn nhân chất độc da cam, những lớp học t́nh thương cho trẻ em đường phố được nhân rộng khắp cả nước... Mức hưởng thụ về văn hóa ngày càng cao. Trẻ em ngày càng khỏe, đẹp, thông minh hơn...
Ngày 1/6 năm nay có hơn 8,5 triệu trẻ em dưới 6 tuổi ở nước ta sẽ được cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí. Đây là một nỗ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước và ngành Y tế trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho thiếu nhi...
Tuy thế, vẫn c̣n nhiều bất cập, hạn chế trong công việc có tính xă hội, nhân văn này. Việc học tập của con em chúng ta ở các cấp học phổ thông c̣n nhiều điều cần phải bàn, không để t́nh trạng dạy và học thêm tràn lan, nhồi nhét kiến thức vô bổ để lấy thành tích như hiện nay !? Nếu không, vô h́nh trung chúng ta đă “đánh cắp” tuổi thơ và sức khỏe của các em. Ở các thành phố lớn, đây đó quyền trẻ em chưa được bảo vệ một cách chính đáng, nhất là trẻ em lang thang cơ nhỡ, những trẻ em nghèo từ các tỉnh đổ về thành phố kiếm sống. Các em không được học hành, phải lao động quần quật suốt ngày đêm, có khi c̣n bị đánh đập, bỏ đói… Cuộc mưu sinh bầm dập ngay từ thuở niên thiếu đă vô t́nh làm các em chai sạn truớc cuộc sống, trước xă hội. T́nh thương, ḷng nhân ái bị bào ṃn, đấy là chưa kể một số em bị bọn tú bà, ma cô đẩy vào con đường nghiện hút, mại dâm…
Bên cạnh đó không ít trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường khá giả lại sa vào những cạm bẫy ŕnh rập như ma túy, các tṛ chơi điện tử với những pha chém giết rùng rợn, những đồ chơi ngoại nhập đầy tính bạo lực vẫn được bày bán công khai trên các hè phố. Nhiều truyện tranh kinh dị ma quái nhảm nhí, độc hại làm vẩn đục, băng hoại tâm hồn con trẻ...
Trong xu thế hội nhập và đi lên của xă hội, sự phân cực giàu nghèo, giai tầng đă rơ nét. Nơi kia trẻ em suy dinh dưỡng c̣n nhiều, th́ nơi này trẻ béo ph́ đang có chiều hướng gia tăng một cách đáng ngại.
Trước thách thức có tính hai mặt của nền kinh tế thị trường, để các em thiếu nhi được sống trong một xă hội công bằng văn minh và dân chủ, rất cần sự nỗ lực của toàn xă hội và tự mỗi gia đ́nh, mỗi công dân để Quyền trẻ em được bảo vệ chính đáng. Trách nhiệm không chỉ của riêng ai, khi chúng ta hiểu rằng: Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai!
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
guest
guest
REF: 52862
07/28/2005
|
Chào bạn thanhsu bạn nói hay quá dáng khen dáng khen bạn dấy à bạn có nói quá lời ko? chứ tôi thấy những dứa trẻ bán vé số cho tới 11 giờ dêm sao bạn không nói ở dây,sau khi dành dôc lập,dánh duổi 2dế quốc, nhà nước có pháp lệnh lo cho các em thiếu nhi nào mới dược chứ,c̣n mấy em thiếu nhi bán vé số bạn có tính luôn ko? con tôi ốm vao bệnh viên người ta hoi cái giấy dầu tiên dâu? nếu ko co cái ấy th́ cút ngay,c̣n mấy mẹ y tá và mây cụ bs nữa,bạn có di ra dường ko? tôi chỉ mong các em lang thang ngoài dường dược di học như mấy con cán bộ thôi,thân chao bản
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|