sontunghn
member
ID 64976
11/21/2010
|
Đời tôi là thế - cuốn sách của ĐBQH Lê Văn Cuông
Đọc sách của ông, bên cạnh h́nh ảnh đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông bộc trực, thẳng thắn, không khoan nhượng đă từng biết, tôi thấy thêm được những góc cạnh khác ở con người ông - qua lời ông tự sự về t́nh yêu, gia đ́nh, tài sản đất đai và những bức tâm thư cử tri gửi tới ông...
Giải độc đắc t́nh yêu
"Quan niệm một mái nhà tranh hai trái tim vàng phải thay bằng một mái nhà lầu hai trái tim vàng mới đúng"
Ông LÊ VĂN CUÔNG
Ông kể: “Tôi là đứa con cầu tự được sinh ra ở chùa Mă Đa, xă Thiệu Giao (Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Lúc mẹ sinh tôi, người hàng xóm đă phải mượn cái liềm ngoài đồng để cắt rốn cho tôi”. Quê ông ở làng Cổ Định, ngay dưới chân núi Đọ, nơi có người Việt cổ sinh sống từ ngàn năm trước.
Cha mất sớm, tuổi thơ ông gắn với làng quê, nơi mà ông thừa nhận rằng đă xa hơn 40 năm nhưng lúc nào cũng đậm nét trong trái tim ḿnh: “Phía trước làng là cánh đồng Bến, quanh năm nước ngập ngang lưng. Ở đây, người dân quê tôi thường trồng một năm hai vụ lúa, nhưng chỉ chắc ăn vụ chiêm c̣n vụ mùa thường bị mất do ngập lụt. Đồng có nhiều tôm, cá, nên sau mỗi mùa gặt những chàng trai trong làng (có tôi) thường dùng các loại dụng cụ đơn giản như diêu, dậm để bắt tôm, tép hoặc be bờ bắt cá...”.
Ông được người mẹ tảo tần nuôi cho ăn học, học xong cấp III th́ được gọi đi Tiệp Khắc học đại học chuyên ngành luyện kim hết sáu năm. Kết thúc năm học thứ tư, ông nghỉ phép về quê cưới vợ, người mà trước khi rời Tổ quốc đi du học ông đă viết một lá thư tỏ t́nh rất đặc biệt, nguyên văn: “Hai gia đ́nh có quan hệ thân thiết. Bố mẹ hai bên muốn chúng ta thành vợ thành chồng, nhưng chúng ta chưa hề tiếp cận nên không biết có hợp nhau không! Mẹ anh mong được đón em về làm dâu trong nhà, anh cũng đồng thuận. Nếu em đồng ư hoặc không đồng ư th́ viết thư trả lời ngay để anh yên tâm”.
Chuyện là, bố mẹ ông và bố mẹ cô Trang đă hứa gả con cho nhau từ khi chúng c̣n nhỏ, nên trước khi ông ra nước ngoài th́ người mẹ “muốn con khẳng định chuyện riêng tư để có người qua lại cho mẹ yên ḷng”.
Giờ đọc lại lời tỏ t́nh ấy, chính ông Cuông cũng thấy buồn cười, nhưng lúc đó “gửi thư đi mà tôi không cảm thấy hồi hộp v́ Trang đồng ư cũng tốt mà không đồng ư cũng tốt cho tôi, v́ đằng nào tôi cũng có kết quả để báo cáo lại với mẹ”. Và cuối cùng là kết quả như ông viết trong Đời tôi là thế: “Bốn năm xa nhau chúng tôi yêu hàm thụ qua các lá thư. C̣n sau đêm tân hôn, t́nh yêu mới bắt đầu chớm nở, nhưng lại xa nhau v́ tôi phải trở lại Tiệp Khắc học tập thêm hai năm nữa”.
Trước đây, khi chưa biết chuyện t́nh độc đáo này, tôi từng hỏi ông Cuông về giá trị của một người phụ nữ đằng sau người đàn ông thành đạt. Lời đáp là một ví von: “Lấy vợ giống như chơi xổ số, hạnh phúc thuộc về những người trúng giải nhất, giải nh́, giải ba, có nhiều giải khuyến khích và rất nhiều người không trúng giải. C̣n tôi, tôi trúng giải độc đắc”.
Ông nghị Cuông nhà cao cửa rộng
Ai đă từng đến nhà ông Cuông đều trầm trồ trước ngôi nhà lầu rộng thênh thang tọa lạc giữa khu đất 3.000m2 ở lưng chừng đồi Đ́nh Hương, xa xa là Hàm Rồng, núi Ngọc, sông Mă... nên thơ. Đó là nơi vợ chồng ông và hai người con trai đă có gia đ́nh cùng chung sống. Đến nhà ông Cuông, đă có không ít người thắc mắc “ông nghị Cuông lấy đâu ra tiền mà xây nhà to thế?”.
Có lẽ cảm nhận được câu hỏi trên trong mắt nhiều người nên ông đă dành hẳn một mục trong Đời tôi là thế để “giải tŕnh” cho minh bạch: “Quan niệm một mái nhà tranh hai trái tim vàng phải thay bằng một mái nhà lầu hai trái tim vàng mới đúng. Con đường để có một ngôi nhà lầu của từng gia đ́nh không giống nhau. Có người đi bằng con đường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, có người đi bằng con đường lập trang trại. Gia đ́nh tôi chọn con đường phát triển nông nghiệp, bởi nó phù hợp với hoàn cảnh và thực lực của ḿnh. Mà làm nông nghiệp th́ phải có đất, muốn có đất rộng th́ phải lên đồi chứ không thể ở trung tâm thành phố... Thế là vợ chồng tôi bồng bế con lên núi”.
Đó là thời điểm năm 1984, khi ông đang làm cán bộ công đoàn Nhà máy Cơ khí Thanh Hóa, mảnh đất được mua với giá tương đương 5 chỉ vàng. Lúc đó bạn bè ông lên chơi c̣n phải thở dài với các dốc quanh co.
C̣n tiền đâu xây nhà, th́ đây: “Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, chắt chiu từng đồng bán sản phẩm trồng trên đất để mua vật liệu, thuê nhân công, trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp, xây tường bảo vệ, kè đá chắn đất, tạo đường đi lối lại... mỗi năm một ít với quyết tâm kiến tha lâu cũng đầy tổ. Vững vàng, quyết tâm cao, từng bước từng bước như con ong thợ, mỗi năm thêm một công tŕnh, 15 năm không bao giờ nghỉ kiến thiết, xây dựng...”.
Tài sản tinh thần của tôi
Ông Lê Văn Cuông, một đảng viên hơn 30 năm tuổi Đảng, chỉ cho in có 300 cuốn Đời tôi là thế, với nội dung được chính ông gọi là “tả pí lù” và tự ông viết phần giới thiệu: “Tuy ảnh hưởng của cuốn sách chỉ ở phạm vi hẹp, chủ yếu đối với con cháu trong gia đ́nh, ḍng tộc, nhưng đó là tài sản tinh thần mà cả đời tôi chắt chiu mới có được. Xin trân trọng và hiến dâng t́nh cảm này cho những ai cùng chí hướng với tôi”.
Đă tính không nói nữa!
Năm 2009, Chủ tịch nước kư tặng thưởng ông Cuông Huân chương Lao động hạng nh́ v́ những đóng góp của ông ở cương vị một đại biểu Quốc hội. Nhưng với ông, và không chỉ riêng ông, phần thưởng cao quư nhất của một đại biểu là những ǵ đọng ở trái tim cử tri - nơi chứa niềm tin, sự tín nhiệm, trân trọng và biết ơn.
Trong Đời tôi là thế, để tri ân những tấm ḷng bà con khắp mọi miền đất nước, ông đă dành một phần với dung lượng khá lớn có tiêu đề là “Hữu xạ tự nhiên hương” để đăng tải rất nhiều tấm ḷng cử tri gửi đến cho ông qua những lá thư đầy nỗi niềm.
“Bác Cuông ơi! Trên diễn đàn Quốc hội bác phát biểu những ǵ nhân dân chúng tôi đều biết cả. Tôi và rất nhiều người cao tuổi đều nói với nhau rằng: Cái đạo ở đời vẫn c̣n sáng v́ c̣n đó những con người dám nói thật, nói thẳng như bác. V́ thế mà tôi cứ lo lần này bác không ứng cử nữa. Măi cho đến 9 giờ sáng nay (15-5-2007) tôi đi xem pḥng niêm yết ứng cử viên, thấy tên bác tôi vui quá về nhà mời các cụ lại uống nước chè, thông báo cho các cụ mừng và các cụ ta có bổn phận thông báo cho con cháu biết để bỏ phiếu bầu bác vào Quốc hội (tất nhiên là phải đúng luật)!” - trích thư của ông Lê Ngọc Vân, phố Kết, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa.
“Tôi tên Vơ Anh Tuấn, là một công dân ở TP Cần Thơ. Qua theo dơi báo chí và đài truyền h́nh, nhận thấy ông là một đại biểu Quốc hội có tâm với nhân dân và v́ lợi ích chung của nhân dân. V́ vậy tôi và bà con nơi tôi đang cư ngụ rất tin tưởng ông” - thư gửi ngày 22-12-2008.
“Tôi xin thành thật nói với đồng chí là hiện nay không ít người v́ lư do này khác c̣n e ngại chưa dám nói thẳng, nói thật, nên tôi rất cảm phục đồng chí đă chất vấn đến lần thứ 3 nội dung này. Tôi rất mong muốn đồng chí sẽ tiếp tục đóng góp nhiều ư kiến hơn nữa để góp phần ngăn chặn vấn nạn chạy chức, chạy quyền, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài, có tâm, có tầm theo đúng tinh thần nghị quyết trung ương 3 của Đảng” - trích thư ông Lưu Huy Vinh, phường Thành Công, Ba Đ́nh, Hà Nội, ngày 2-12-2009.
Ấy là một năm trước đây, tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, ông Cuông bấm nút ba lần chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn, sau đó ông tiếp tục chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chạy chức chạy quyền và chất lượng giáo dục. Sau phiên chất vấn này, tâm sự với tôi, ông Cuông “hứa” sẽ không chất vấn nữa “v́ ḿnh chỉ c̣n một năm nữa là nghỉ hưu, với lại cũng nói măi rồi, để xem t́nh h́nh biến chuyển thế nào...”. Vậy mà ông đă “thất hứa” với tôi, ông lại tiếp tục phát biểu, chất vấn hăng say tại kỳ 7 và kỳ 8 này...
Bởi tôi biết với cử tri, ông c̣n nặng ḷng lắm...
LÊ KIÊN
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 577362
11/21/2010
|
(3)Đời tôi là thế... Xin chân thành cảm ơn ĐBQH ông Lê Văn Cuông - một ĐBQH thẳng thắn, bộc trực, đă tỏ rơ trách nhiệm của ḿnh đối với nhân dân trong những nhiệm kỳ đại biểu của ḿnh. Mong rằng bác Cuông, bác Thuyết và các vị đại biểu khóa XII sẽ là tấm gương tiêu biểu cho các Đại biểu kế tiếp noi theo.
Vơ Thanh Xuân CÓ NHƯ THẾ MỚI ĐÚNG NGHĨA LÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ! Theo dơi các cuộc họp Quốc Hội, tôi thấy chỉ có mấy đại biểu quanh đi, quẩn lại phát biểu như ông Nguyễn Lân Dũng, ông Lê Văn Cuông, ông Nguyễn Minh Thuyết… chiếm khoảng 20%, tổng số địa biểu Quốc Hội. Số có phát biểu nhưng không liệt vào danh sách “ nói nhiều” như ông Dũng, ông Cuông, ông Thuyết, chiếm khoảng 40%, c̣n lại hầu như rất ít nói.
Đó cũng là một điều b́nh thường, có người thích nói nhiều và có người không thích nói nhiều. Thông thường, trong xă hội người ta không thích nói nhiều, nhưng trong cuộc họp Quốc Hội, dân chúng lại thích các đại biểu nói nhiều. Nói nhiều ở đây để thay lời nhân dân nói với Quốc Hội, thay tâm huyết của nhân dân gởi đến Quốc Hội, nói nhiều như thế rất đáng nói và đáng biểu dương, đáng khâm phục.
Quốc Hội rất cần những người như quư ông. Sự nhiệt t́nh, sự cống hiến cả đời cho sự phát triển của đất nước, của con người Việt Nam của quư ông sẽ là động lực cho giới trẻ Việt Nam noi theo. Đại diện cho cử tri cả nước xin chúc mừng sự thành công của ông và quư đại biểu Quốc Hội khác.
Lê Văn Dũnggv trường THPT kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng, Thới Hưng, Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Ông Cuông là đại biểu QH chân chính Ông Cuông là đại biểu QH chân chính, là đại biểu xứng đáng được nhân dân gửi niềm tin. QH của chúng ta có ít đại biểu như Ông Cuông thế. Tôi ngưỡng mộ và tin ở Ông Cuông. Mong sao mỗi đại biểu QH đều có tâm, có tầm như Ông Cuông, Ông Thuyết, Ông Quốc... Dân tộc ta, đất nước ta sẽ phát triển và b́nh yên biết bao nhiêu ...
VU VAN HIEN
|
|
sontunghn
member
REF: 577422
11/21/2010
|
Đời nhớ anh
Kính tặng anh Lê Văn Cuông
Anh không làm ông nghị để cho oai
Ḷng canh cánh ư nguyện dân
bao điều trăn trở
Buồn bất lực c̣n nhiều dang dở
Việc giản đơn mà sao chẳng giản đơn ...?
"Một cánh én không làm nên mùa xuân"
Nhưng đời cần anh
cần thêm nhiều cánh én
Anh hăy tự hào
như một người lính chiến
Luôn dũng cảm đi tiên phong
Giữa thời buổi người ta
bằng mặt không bằng ḷng
Có mấy người như anh nói thẳng ?
Họ mũ ni che tai
giấu bao toan tính
Muốn nói ǵ cũng ngó trước nh́n sau
Có thể việc anh làm cũng chả đến đâu
Nhưng chắc chắn luôn thấy ḿnh thanh thản
Người dân tin anh
coi anh như điểm sáng
C̣n ǵ hơn
đời nhớ anh
nhớ một chữ
TÂM
ST
|
|
sontunghn
member
REF: 587750
02/01/2011
|
Ông nghị “thấy bất b́nh chẳng tha”
Trên nghị trường ông luôn có những chất vấn thẳng thắn. Ngoài đời, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu đơn kiện của công dân với thái độ nghiêm túc nhất nhằm bảo vệ dân nghèo.
Trải ḷng với NTNN, ông gói gọn trong mấy chữ: “Đời tôi là thế”! Ông là Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông (Thanh Hoá).
Có lănh đạo không ưa tôi
Thưa ông, "Đời tôi là thế" nghĩa là thế nào?
- Nếu ai muốn biết rơ hơn về tôi, có thể t́m đọc cuốn "Đời tôi là thế" do NXB Thanh Hoá phát hành. Trong cuốn sách này tôi đă tự sự, kể về cuộc đời ḿnh, với những thăng trầm của số phận. Đời tôi vui nhiều, vất vả cũng lắm.
Tôi được sinh ra giữa đồng, người dân thay bác sĩ đỡ đẻ cho mẹ tôi, cái liềm mượn của người cắt cỏ được dùng để cắt rốn cho tôi. "Tuổi thơ dữ dội" nên cuộc đời tôi cũng dữ dội là điều dễ hiểu.
Tôi tôn thờ tính trung thực và ghét sự dối trá, nên thấy ngang trái là can thiệp. Chính v́ điều này mà có nhiều vị lănh đạo đă không ưa ǵ tôi. Họ chỉ quan hệ và sử dụng tôi ở ṿng ngoài (cười). Nhưng sự đời luôn công bằng, người có quyền lực đôi khi lại không được ḷng dân (!?).
Đặt giả thiết, nếu được bổ nhiệm vào một chức vụ nào đó về mặt chính quyền, ông có c̣n phát biểu ngay thẳng, có làm ngơ trước "chuyện bất b́nh" hay không?
- Câu hỏi thú vị đấy nhưng không nên đặt giả thiết như vậy. Tôi cầm tinh con Hổ (SN 1950) nhưng có người nói rằng đời tôi không khổ v́ có tâm sáng. Tôi không duy tâm nhưng nghiệm thấy cuộc đời từ trước tới nay chưa từng hại ai cả, và cũng chưa hề gây thù chuốc oán cho ai, chỉ có cái bệnh nóng tính và hay nói thẳng, nói thật. Bao nhiêu năm công tác, cái "bệnh" đó không buông tha tôi. Do đó, đừng đặt giả thiết tôi làm lănh đạo.
Đến thời điểm này có thể tóm cuộc đời hoạt động của tôi như sau: 3 năm làm cán bộ kỹ thuật, 6 năm làm cán bộ chuyên trách công đoàn, 8 năm làm ở Hội đồng Nhân dân tỉnh, 8 năm làm ĐBQH chuyên trách. Nói chung, toàn ở vị trí dân cử.
Cả quá tŕnh 35 năm công tác, cộng với tính cách của tôi th́ những vụ việc liên quan đến cử tri, liên quan đến quyền lợi của dân tôi đều phải đeo đuổi, bảo vệ. Cách tôi bảo vệ dân không có ǵ đặc biệt cả, tôi xông vào pḥng các cơ quan chức năng đề nghị họ làm rơ, trả lời những vướng mắc của dân. Không làm rơ, lần sau tôi lại đến gơ cửa tiếp...
Thưa ông, nhiều người thắc mắc, một ông nghị ăn to nói lớn, hiệp nghĩa như ông sao lại có nhà lầu, trang trại - điều chỉ quan chức, người giàu mới có?
- Đúng là tôi có một ngôi nhà lầu với chừng 2.000m2 vườn cây ở lưng chừng đồi Đ́nh Hương (TP. Thanh Hoá) mà trong cuốn sách "Đời tôi là thế" đă đề cập khá rơ nguồn gốc h́nh thành. Năm 1984, khi tôi đang làm cán bộ công đoàn của Nhà máy cơ khí Thanh Hoá, gia đ́nh đă bỏ ra 5 chỉ vàng để mua mảnh đất nói trên.
Khi đó, nơi đây là vùng đất hoang hoá, không có người ở, hay gọi là nơi chó ăn đá, gà ăn sỏi. Ai đến thăm gia đ́nh cũng thở dài, lắc đầu ngao ngán. Nhưng tôi không nản, cả hai vợ chồng tôi quanh năm suốt tháng cần mẫn như con ong thợ.
Qua 25 năm, tức là 1/4 thế kỷ gia đ́nh tôi liên tục kiến thiết, xây dựng, mỗi năm thêm một công tŕnh nên mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay. Giờ nh́n lại thành quả, thấy lúc nào về hưu có chỗ nhâm nhi với bạn bè trong ḷng cũng vui vui.
Lo thiết chế ở trên giấy
Thưa ông, c̣n nhớ tại kỳ họp Quốc hội gần đây nhất, ông và đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đă đề nghị thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra vụ Vinashin (nhưng sau này không được đồng ư). Nếu bây giờ được phát biểu lại, ông có thay đổi quan điểm không?
- Tôi vẫn đề nghị như thế. Thực ra, trước khi có những đề nghị như vậy, tôi đă suy nghĩ rất kỹ. Theo phân cấp hiện nay, việc quản lư các tập đoàn, tổng công ty nhà nước do Chính phủ thực hiện. Vậy khi để xảy ra chuyện ĺnh śnh ở Vinashin chắc chắn những cá nhân, tập thể có liên quan phải chịu trách nhiệm.
Tôi tôn thờ tính trung thực và ghét sự dối trá, nên thấy ngang trái là can thiệp. Chính v́ điều này nên có nhiều vị lănh đạo đă không ưa ǵ tôi. Họ chỉ quan hệ và sử dụng tôi ở ṿng ngoài thôi.
ĐBQH Lê Văn Cuông
Trách nhiệm mà tôi nói ở đây là phải được xác định rơ ràng chứ không phải nêu trách nhiệm chung chung như các báo cáo đề cập. Thế c̣n v́ sao chúng tôi đề nghị thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra vụ Vinashin? Lư do quan trọng v́ cử tri mong muốn QH phải thực hiện đúng thẩm quyền của ḿnh nhằm tạo tiền lệ để mở đường cho các khoá sau thực hiện đúng chức năng pháp luật quy định. Các thiết chế của pháp luật, QH phải đưa vào cuộc sống, chứ không chỉ để trên giấy.
Có những đề nghị mạnh mẽ như vậy, ông đ̣i hỏi điều ǵ?
- Tôi thiên về việc cần làm rơ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp với mục đích tránh lặp lại những điều đáng tiếc có thể xảy ra trong tương lai đối với các tập đoàn khác. Nếu không làm rơ nguyên nhân, t́m đúng bệnh để chữa th́ dù chúng ta có xử lư người này nhưng người khác lên cũng sẽ mắc khuyết điểm.
Đó không phải là lần đầu tiên ông có những đề nghị gây sự chú ư mạnh mẽ như vậy. Sau những đề nghị này, ông có chịu sức ép nào từ các bên liên quan?
- Tôi cảm thấy thanh thản v́ nói lên được vấn đề mà cử tri quan tâm, gửi gắm. Đề nghị làm rơ trách nhiệm của tôi mang tính xây dựng, khách quan với động cơ trong sáng, không có ư chụp mũ hay quy chụp. V́ thế, tôi không sợ sức ép nào cả.
Đại biểu Quốc hội phải có chính kiến
Ngoài vụ việc nói trên, ông cũng được cho là ĐBQH cương trực, thẳng thắn khi liên tục chất vấn những vấn đề nóng: Chạy chức, chạy quyền; thành lập tràn lan các trường đại học... Thưa ông, với những chất vấn đó, ông được cho là ĐB không chọn giải pháp trung hoà?
- Theo tôi đă là ĐBQH th́ phải có chính kiến mỗi khi phát biểu chứ không nên nêu chung chung. Cử tri sẽ không bao giờ đồng t́nh với những ĐB ba phải đâu. Quan điểm của tôi bao giờ cũng rơ ràng, độc lập, luôn lắng nghe nhưng không phụ thuộc vào ư kiến của ai cả.
Đến thời điểm này, QH khoá XII chỉ c̣n 1 kỳ họp ngắn nữa, ông thấy điều ḿnh đă làm được và điều ǵ c̣n nợ cử tri?
- Điều lớn nhất là tôi đă chuyển tải được nhiều tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri lên diễn đàn QH. Nhiều vấn đề đă được cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết như: Chế độ cho cán bộ xă, thôn; Chính sách phát triển hạ tầng giao thông, thuỷ lợi ở miền núi; Nâng cấp đê biển, đê sông… Tuy nhiên, tôi c̣n nợ cử tri nhiều, ví dụ như chính sách đối với giáo viên bậc học mầm non ngoài biên chế... hay nhiều oan ức, bức xúc của cử tri gửi gắm đại biểu chưa được các cấp chính quyền quan tâm, giải quyết. Những việc này tôi đă kiến nghị nhiều nhưng qua theo dơi chưa thấy có chuyển biến.
Xin cảm ơn ông!
Những chất vấn mạnh mẽ của Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông
* Ngành giáo dục c̣n bao biện, né tránh
Chúng tôi luôn phản ảnh về những yếu kém, tiêu cực trong ngành giáo dục, nhất là trong đào tạo đại học, trên đại học nhưng rất ít được quan tâm xem xét, giải quyết. Trái lại trong một số báo cáo tiếp thu, giải tŕnh lại mang tính thanh minh, bao biện, né tránh trách nhiệm.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về chất lượng đào tạo đại học
* Nuông chiều ngành điện
Ngành điện khi cần tăng giá điện th́ nói là lỗ nặng c̣n khi cần tiền thưởng lại nói là lăi to. Khi công dân vi phạm giao thông chúng ta phạt không tha, c̣n ngành điện làm thiệt hại cho dân lại không làm sao cả. Tôi cho rằng đang có sự nuông chiều đối với ngành điện.
Chất vấn Bộ trưởng Công Thương về t́nh h́nh thiếu điện, cắt điện triền miên
* Đừng để con cháu gánh nợ
Nếu Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam đồng nghĩa với việc các khoản nợ quốc gia sẽ vượt quá mức an toàn, để lại hậu quả nặng nề cho con cháu đời sau phải trả nợ hoặc sẽ trở thành nước bị vỡ nợ.
Chất vấn Bộ trưởng GTVT về Dự án Đường sắt cao tốc Bắc- Nam
Văn Hoài (thực hiện)
|
|
ntuongthuy
member
REF: 587752
02/01/2011
|
Đời nhớ anh
Kính tặng anh Lê Văn Cuông
Anh không làm ông nghị để cho oai
Ḷng canh cánh ư nguyện dân
bao điều trăn trở
Buồn bất lực c̣n nhiều dang dở
Việc giản đơn mà sao chẳng giản đơn ...?
"Một cánh én không làm nên mùa xuân"
Nhưng đời cần anh
cần thêm nhiều cánh én
Anh hăy tự hào
như một người lính chiến
Luôn dũng cảm đi tiên phong
Giữa thời buổi người ta
bằng mặt không bằng ḷng
Có mấy người như anh nói thẳng ?
Họ mũ ni che tai
giấu bao toan tính
Muốn nói ǵ cũng ngó trước nh́n sau
Có thể việc anh làm cũng chả đến đâu
Nhưng chắc chắn luôn thấy ḿnh thanh thản
Người dân tin anh
coi anh như điểm sáng
C̣n ǵ hơn
đời nhớ anh
nhớ một chữ
TÂM
================================
Tôi thực sự kính trọng "ông nghị" Lê Văn Cuông.
Giá mà đại biểu quốc hội ta ai cũng dám nỏi thẳng, nói thật và đủ hiểu biết (và đủ ḷng thương dân nữa) để nói.
Cảm ơn anh sontunghn đă mở topic này
|
|
sontunghn
member
REF: 600871
05/22/2011
|
Ông Lê Văn Cuông: Tôi thường nh́n lên... trần nhà
- "Tôi thường phát biểu thắng thắn ư kiến cử tri gửi gắm, nhờ ḿnh mang đến Quốc hội, kể cả là những bức xúc nổi cộm nhất. Khi phát biểu tôi không nh́n nét mặt lănh đạo để "gió chiều nào che chiều ấy" mà tôi thường nh́n lên trần nhà. Lúc đó, h́nh ảnh cử tri trong buổi tiếp xúc hiện lên đă giúp tôi thẳng thắn, tự nhiên phản ánh lại ư kiến của họ trung thực, đầy đủ nhất…", ông Lê Văn Cuông, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội đă trao đổi như vậy với KH&ĐS.
Đại biểu mạnh th́ Quốc hội mạnh
Chúng ta đă chọn ra một danh sách ứng viên Quốc hội (QH) kỳ này có số dư khá lớn. Ông có nhận xét ǵ?
Hoạt động QH phụ thuộc rất nhiều vào vai tṛ đại biểu (ĐB). ĐB mạnh th́ QH mới mạnh. Thông thường, ư kiến của ĐB chuyên trách luôn có chất lượng v́ có thời gian nắm bắt thực tế, không bị ràng buộc bởi nhiều quan hệ. Thứ hai, ĐB tái cử thường có kinh nghiệm hơn là những ĐB lần đầu tham gia. ĐB thuộc cơ quan hành pháp thường vướng v́ "vừa đá bóng vừa thổi c̣i". Có khi họ biết nhưng không nói, né tránh vấn đề. Lần này, tỷ lệ ứng viên tái cử chỉ trên 20%, chắc chắn tỷ lệ ĐB tái cử sẽ không cao như mong muốn, chưa kể trong số tái cử nhiều ĐB tích cực phát biểu cũng nghỉ rồi. Tuy nhiên, hoạt động QH có tính kế thừa những kinh nghiệm từ khóa trước, sẽ sớm bắt nhịp hoạt động tốt ngay từ những kỳ đầu.
Bên cạnh đó, chính sức ép, mong muốn của cử tri sẽ tạo động lực để ĐB phát huy vai tṛ của QH khóa XIII có hiệu quả. Với niềm tin đó, tôi mong ĐBQH khóa mới phát huy được kết quả từ các khóa trước đây, đặc biệt là khóa XII để hoạt động tốt hơn nữa, nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri. Chính cử tri sẽ giám sát, đồng hành cùng ĐBQH để QH thực sự là diễn đàn ư nguyện của cử tri và nơi quyết sách những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Tôi kỳ vọng QH khóa XIII sẽ có nhiều gương mặt mới xuất hiện, những gương mặt cũ sẽ tiếp tục phát huy.
Nhờ đâu mà nhiệm kỳ QH khóa XII được đánh giá là một nhiệm kỳ đă thể hiện dấu ấn dân chủ?
Dấu ấn dân chủ trong QH đặc biệt là QH khóa XII đă thể hiện rất rơ nét là do hoạt động của QH ngày càng có chất lượng, tạo được dấu ấn và niềm tin trong ḷng cử tri. Điều đó cũng thể hiện một xu hướng trong xă hội chúng ta. Đại hội Đảng XI vừa qua đă đề ra một mục tiêu là phải tăng cường dân chủ cho nên đă đưa cụm từ "dân chủ" lên trên cụm từ "công bằng". Bởi v́ dân chủ không chỉ là mục tiêu mà c̣n là động lực phát triển xă hội.
Dân chủ trong QH được phát huy tốt hơn, ĐBQH sẽ phát huy được vai tṛ trách nhiệm của ḿnh với Đảng với nhân dân, sẽ không c̣n mang tiếng là "nghị gật" nữa. Nhờ tranh luận sôi nổi, nhiều ĐB có điều kiện thể hiện chính kiến khi biểu quyết. Nhờ đổi mới như vậy, QH khóa XII đă không thông qua Dự án Đường sắt cao tốc, Luật Thủ đô một cách vội vă. Chúng ta mong đổi mới sự lănh đạo của Đảng với QH được nghiên cứu tốt hơn nữa, để ư Đảng hợp với ḷng dân, tạo đồng thuận xă hội, uy tín của Đảng được nâng cao hơn và vai tṛ QH cũng được đảm bảo theo Hiến pháp.
Thời gian qua, các phiên chất vấn tại QH được dư luận nhân dân quan tâm theo dơi trong đó có nhiều ư kiến ĐB rất thắng thắn đề cập đến những vấn đề lớn của đất nước. Điều đó nói lên những ǵ thưa ông?
Cử tri đón chờ theo dơi chất vấn với khát vọng, mong muốn những sự việc c̣n tồn tại, những yếu kém, tiêu cực trong xă hội được làm rơ hơn và được giải quyết. Nội dung chất vấn cũng ngày càng sát với cuộc sống của dân, thể hiện ư nguyện của đông đảo cử tri. Xă hội ta đang phát triển, chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, điều hành quản lư vĩ mô có thiếu sót, khuyết điểm, chính quyền các cấp c̣n yếu kém, xảy ra nhiều bức xúc đối với dân. Chính những vấn đề đó làm cho nghị trường nóng bỏng. Qua chất vấn, ĐB thể hiện vai tṛ, trách nhiệm của ḿnh, đảm bảo xă hội phát triển lành mạnh. Nếu ĐB nêu vấn đề không đúng th́ sẽ mất uy tín và không có tác dụng.
V́ thế, yêu cầu ĐB sát dân, để lắng nghe, đề đạt được đúng ư nguyện dân. Không phải nghe đang c̣n mơ hồ chưa rơ, đă phản ánh, chất vấn, sẽ rất mất uy tín. Thông tin đă kiểm chứng rồi, th́ phải đeo bám, truy đến cùng, chứ không phải nêu rồi rồi bỏ lửng. Tôi hy vọng với kinh nghiệm và những thành công của QH khóa XII, hoạt động chất vấn tại QH khóa tới sẽ sôi nổi, tạo sức hút đối với cử tri.
Tôi kỳ vọng nhiều gương mặt mới xuất hiện
Để QH hoạt động có chất lượng cao, đáp ứng được ḷng mong mỏi của nhân dân, chúng ta cần những ĐB không chỉ có đức, có tài, thẳng thắn, dũng cảm nêu ra những vấn đề nóng bóng của đất nước, những bức xúc của nhân dân tại nghị trường?
Quá tŕnh thực hiện nhiệm vụ của ĐB th́ kết quả, dấu ấn mỗi người không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào cả những vấn đề như lợi ích cá nhân, lợi ích của một nhóm ĐB, phụ thuộc bản lĩnh, môi trường công tác. Có những ĐB xả thân, có trách nhiệm với cử tri, nhưng có ĐB thờ ơ, không phát biểu ǵ cả. Có ĐB rất tự trọng v́ biết rằng ḿnh vào QH không phải v́ bị bắt buộc mà là tự nguyện, họ xác định vào QH không phải để đánh bóng tên tuổi, lợi dụng danh tiếng ĐB làm việc này việc khác. Bởi làm như thế sẽ tự làm hoen ố vai tṛ của ĐBQH. Có những người thấy những vấn đề bức xúc của cử tri nên vào QH để bảo vệ quyền lợi, để nói lên tiếng nói của cử tri, thể hiện ư nguyện cử tri, nên luôn đề cao trách nhiệm ĐB - đó là v́ lư tưởng, v́ không thể để ḿnh mang tiếng là một ĐBQH mờ nhạt. Họ mong muốn được cống hiến cho QH, cho đất nước.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đă có được những gương mặt ĐB như vậy chưa, ông kỳ vọng ǵ vào QH khóa tới?
Mỗi giai đoạn lịch sử bao giờ cũng có những nhân tố mới, gương mặt mới. Có như vậy mới thể hiện đúng qui luật phát triển của xă hội dân trí ngày càng cao, QH có chất lượng ngày càng cao hơn, đúng như mong đợi của chúng ta.
QH khóa XI có nhiều ĐB có tiếng nói thẳng thắn và QH khóa XII đă phát huy được truyền thống đó. Có nhiều ĐB rất có trí tuệ, chất vấn sắc sảo, quyết liệt hơn và có những dẫn chứng hết sức thuyết phục, tạo nên dấu ấn trong ḷng cử tri. ĐB Nguyễn Minh Thuyết từ khóa XI đến XII phát huy ngày càng tốt hơn, có thể nói là thăng hoa trong chất vấn. Bên cạnh đó là Nguyễn Đ́nh Xuân, Trần Du Lịch, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Bạch Mai... Nếu chúng ta có khoảng hai chục ĐB như vậy sẽ làm nên dấu ấn cho QH, làm nên không khí nghị trường sôi động, tạo cảm t́nh, ấn tượng đối với cử tri.
Có lẽ vậy. Xin cảm ơn ông đă tṛ chuyện cùng KH&ĐS.
Bảo Ngân (thực hiện)
|
|
sontunghn
member
REF: 644090
11/27/2012
|
Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?
Ngay sau phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ sáu vừa qua, ông Lê Văn Cuông đă nhận được điện thoại của Chủ tịch Hà Giang "trách" việc ông đưa chuyện Hà Giang lên diễn đàn Quốc hội. Đoàn ĐBQH Hà Giang cũng gửi công văn "chất vấn ngược" ông Cuông.
Xem phiên bản tiếng Anh
ĐBQH Lê Văn Cuông (Ảnh: Lê Anh Dũng) "Nhưng tôi nói là dựa trên căn cứ, có cơ sở chứ không v́ định kiến với ai", Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Văn Cuông chia sẻ.
Ông Cuông nói: Ngay từ khóa XI, tôi đă có dịp lên thăm Hà Giang, đến vùng núi đá tai mèo để tận mắt t́m hiểu cuộc sống người dân, học hỏi một số kinh nghiệm hay về phổ biến cho bà con sống ở vùng cao Thanh Hóa.
Tôi đă đến xem các đại công trường ở Hà Giang và tại kỳ họp năm đó, tôi đă phát biểu ở Quốc hội về chuyện nợ như chúa chổm ở các đại công trường.
Trong chuyến đi ấy, tôi cũng muốn t́m hiểu hiệu quả điều hành của lănh đạo Hà Giang. Tôi đă nghe được nhiều thông tin về các quyết định sai trái của lănh đạo tỉnh với Công ty Sông Lô.
Về nhà t́m đọc thêm báo chí th́ thấy các báo đă nói rất nhiều quanh chuyện này. Thanh tra Chính phủ đă vào cuộc, ṭa án cũng đă xử nhưng sự việc vẫn không giải quyết dứt điểm được.
Báo chí cũng đưa tin rằng Thủ tướng năm lần bảy lượt chỉ đạo mà Chủ tịch Hà Giang vẫn không chấp hành.
Thế là tôi quyết định chất vấn Thủ tướng về việc tại sao trên chỉ đạo mà dưới không nghe.
Ban đầu tôi cũng không định nêu thẳng tên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, chỉ định lưu ư Thủ tướng để Thủ tướng kiểm tra. Nhưng khi Thủ tướng hỏi lại là chưa nắm được thông tin này, tôi mới nêu đích danh.
"Tôi không có định kiến ǵ"
Lúc nêu đích danh Chủ tịch Hà Giang ra, ông có h́nh dung ra hậu quả ngay sau đó sẽ là phản ứng của lănh đạo tỉnh này không?
- Làm sao h́nh dung được. Biết thế nào th́ cứ nói chứ. V́ tôi nói có căn cứ, có cơ sở.
Chất vấn buổi sáng th́ buổi chiều Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô gọi điện giữa lúc tôi đang thảo luận ở tổ.
Chủ tịch Tô lúc đó đă "to tiếng" với tôi là tại sao lại đưa chuyện Hà Giang lên Quốc hội, ngay trong phiên chất vấn trực tiếp Thủ tướng được truyền h́nh cho cả nước xem.
"Tôi chỉ thực hiện quyền của ḿnh, không có định kiến hay dụng ư ǵ" (Ảnh: TTXVN)
Tôi bèn trả lời, vấn đề này thuộc thẩm quyền của đại biểu Quốc hội và tôi chỉ thực hiện quyền của ḿnh, không có định kiến hay dụng ư ǵ.
Chủ tịch Hà Giang nói sẽ báo cáo việc này về Tỉnh ủy Thanh Hoá.
Tôi nói rằng tôi chỉ thực hiện trách nhiệm của ḿnh, c̣n ông ấy cứ làm việc của ông ấy.
Tôi cũng báo cáo việc này với Trưởng đoàn là ông Lê Ngọc Hân - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Một số anh em nói, làm sao Chủ tịch tỉnh có thể dám dọa đại biểu Quốc hội?
Ngày hôm sau, Chủ tịch Nguyễn Trường Tô lại gọi điện nhắc nhở tôi.
Tôi nói luôn là ngay trong phiên họp tổ chiều qua, tôi đă báo cáo chuyện này với trưởng đoàn của chúng tôi. Có tiếng nói to trong điện thoại, nhưng tôi chỉ giải thích như vậy rồi tắt máy và sau đó không nghe các cuộc gọi khác nữa.
Sau đó mọi việc diễn biến thế nào?
- Mấy ngày sau, đoàn ĐBQH Hà Giang làm văn bản gửi tới các đoàn ĐBQH chất vấn lại tôi.
Một, ĐBQH Lê Văn Cuông lấy căn cứ ở đâu để khẳng định Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang 5 lần không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng? Hai, nếu không đủ căn cứ, đề nghị ĐB Cuông phải có trách nhiệm với phát biểu của ḿnh. Văn bản dài tới bốn trang A4. Dưới kư tên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Hoàng Minh Nhất với đầy đủ các chức danh ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.
Nhiều anh em trong đoàn rất lo cho tôi. Có vẻ anh em ở đoàn khác h́nh như đă nh́n tôi với con mắt khác so với b́nh thường.
Nhiều anh em nói, đại biểu thực hiện chức năng nhiệm vụ, trừ khi Thường vụ Quốc hội nêu ư kiến th́ mới cần báo cáo lại chứ đại biểu không phải giải tŕnh với đoàn đại biểu khác.
Nhưng tôi đă dám nêu vấn đề chất vấn lên tận Thủ tướng th́ tôi sẽ phải chịu trách nhiệm và sẽ trả lời đàng hoàng chứ không thể giữ im lặng. Nhận được phản hồi, phó đoàn ĐBQH Hà Giang cũng gửi lại một văn bản phàn nàn, có ư cho rằng "đáng tiếc" v́ tôi mới chỉ nghe thông tin một chiều.
Dịp cuối năm, Thủ tướng có cho biết là yêu cầu Thanh tra Chính phủ kiểm tra làm rơ.
Không phải lúc nào cũng né quan chức
Việc ông gặp rắc rối sau phiên chất vấn này có ảnh hưởng đến tâm lư các đại biểu khác không?
- Ảnh hưởng hay không tùy từng người.
Nhiều đại biểu nh́n vào thấy áp lực với tôi lớn như vậy cũng lo cho tôi.
Tôi tin rằng các vấn đề mà tôi nêu ra đều có căn cứ, tôi cũng không có mục đích cá nhân ǵ. Tôi không phải là đại biểu hễ thích th́ nói bừa, nói ẩu, nói vô căn cứ hay định kiến với lănh đạo.
ĐBQH Lê Văn Cuông đang giới thiệu về cây đào tiên trồng tại khu trang trại rộng 3.000m2. (Ảnh: Lê Nhung)
Nhưng có vẻ như việc chất vấn lănh đạo một tỉnh trên diễn đàn Quốc hội cũng dễ khiến đại biểu gặp rắc rối?
- Nhưng không phải lúc nào cũng né quan chức. Ḿnh phải có bản lĩnh chứ không thể lúc nào cũng né tránh. Quan trọng là thông tin đưa ra phải có căn cứ chính xác.
Trước đó, mỗi lần chất vấn về chạy chức, chạy quyền có liên quan đến các quan chức, ông có hay bị nhắc nhở không?
- Chỉ có một lần khi tôi chất vấn về việc bí thư một thị xă ở Tây Ninh dính vào sai phạm đất đai nhưng sau hơn một năm chưa xử lư th́ lại được đề bạt lên làm Giám đốc Sở Xây dựng, sau đó tôi nhận được một lá thư kư tên công dân Tây Ninh trách tôi chất vấn chưa đúng và nêu chuyện này ra Quốc hội là không hay.
Những vụ việc và các trường hợp chạy chức chạy việc khác th́ sai phạm rơ cả rồi.
Không v́ một đại biểu mà định kiến với cả tỉnh
Một đại biểu trong đoàn ĐBQH Thanh Hóa kể có lần ông đă nêu trước lănh đạo tỉnh Thanh Hóa là "nếu ai có gang mồm tôi lại th́ tôi mới không nói". Thực hư chuyện này thế nào?
"Nếu có ai gang mồm tôi lại th́ tôi mới không nói" (Ảnh Lê Nhung)
- Là thế này, tại một cuộc họp của đoàn ĐBQH Thanh Hóa với UBND tỉnh trước khi ra Hà Nội họp Quốc hội, có vị lănh đạo lưu ư nhẹ nhàng là trong đoàn ta, có những đồng chí chất vấn thẳng trên diễn đàn, có vẻ không có lợi cho tỉnh. Đề nghị nên rút kinh nghiệm là phát biểu nhẹ thôi, sao cho được cả hai mặt, vừa được cho đại biểu, vừa cho tỉnh nữa.
Tôi bèn phát biểu, vị đại biểu đó chính là tôi chứ ai. Song, lâu nay các ư kiến của tôi đều mang tính chất xây dựng, được cử tri rất đồng t́nh.
Tôi cho rằng có lẽ đây cũng chỉ là một lo ngại của địa phương đó thôi.
Đă ở cương vị thành viên Chính phủ th́ người ta phải ư thức được trách nhiệm với dân với nước, chứ không lẽ lại bị mếch ḷng chỉ v́ chất vấn của một đại biểu nào đó? Rồi định kiến và đối xử không tốt với cá nhân đại biểu hoặc với địa phương hay sao?
Trường hợp chất vấn chưa đúng th́ có thể trao đổi với đại biểu tại Quốc hội cho rơ chứ không nên thông qua lănh đạo tỉnh để nhắc nhở.
Đại biểu chất vấn theo quyền quy định trong luật và chỉ phản ánh tâm tư cử tri. Bộ trưởng nên nhân dịp này nắm bắt ư kiến phản ánh của dân và cảm ơn đại biểu mới phải.
Tôi tin chắc rằng không thành viên chính phủ nào cư xử như thế. Có lẽ chỉ là ư kiến cá nhân của một vài người đó thôi.
Tôi cũng biết lẽ ra nên nói nhẹ nhàng, dễ nghe cho phù hợp với văn hóa tế nhị ở ta. Nhưng, như Chủ nhiệm Ủy ban Quốc pḥng An ninh Lê Quang B́nh đă nêu, đó là do khẩu khí của con hùm, v́ tôi cầm tinh con hùm mà. Tôi nói thẳng quá nên người nghe cũng không được êm ái dễ chịu cho lắm.
Lê Nhung
|
|
sontunghn
member
REF: 644091
11/27/2012
|
Thói quen lúc về hưu của 'ông nghị' Lê Văn Cuông
- Đại biểu QH mà không cập nhật được tin tức thời sự để biết suy nghĩ của người dân và t́nh h́nh đời sống kinh tế xă hội là không được - "ngôi sao nghị trường" Lê Văn Cuông chia sẻ.
LTS: Trong suốt 2 khóa Quốc hội (XI, XII), ông để lại dấu ấn một đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thẳng thắn, sắc sảo, không ngại đụng chạm. Sự thẳng thắn, manh dạn toát lên thấy rơ ở khẩu khí theo phong cách của rất riêng ông, mà nguyên Chủ nhiệm UB Quốc pḥng - An ninh Lê Quang B́nh từng nói vui, đó là khẩu khí của con hùm. Đó là ĐBQH Lê Văn Cuông.
Ông là một trong những ĐBQH gắn bó sâu sắc nhất với VietNamNet, trên cả b́nh diện độc giả và công việc. Bởi như ông nói, ĐBQH mà không cập nhật được tin tức thời sự để biết suy nghĩ của người dân và t́nh h́nh đời sống kinh tế xă hội là không được.
Nhân dịp VietNamNet sắp tṛn 15 tuổi, ông gửi tới những trăn trở, suy nghĩ đóng góp cho sự phát triển của tờ báo mà cho đến giờ, thói quen truy cập hàng ngày của ông vẫn không đổi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
Khi đang c̣n là ĐBQH hay lúc nghỉ hưu như bây giờ, hầu như ngày nào tôi cũng truy cập VietNamNet. Tờ báo như một người bạn gần gũi đă truyền tải một cách sâu sắc nhiều ư kiến phát biểu của tôi ở trong và ngoài nghị trường.
ĐBQH mà không cập nhật được tin tức thời sự để biết suy nghĩ của người dân và t́nh h́nh đời sống kinh tế xă hội là không được, v́ vậy tôi rất thường xuyên đọc báo và VietNamNet là lựa chọn đầu tiên.
Ông Lê Văn Cuông tiếp đón phóng viên VietNamNet tại tư gia ở Thanh Hóa. Ảnh: Vân Anh
Với tính chất cập nhật liên tục những thông tin thời sự, kèm theo đó là các bài b́nh luận thời sự chính trị sắc sảo nên VietNamNet giống như món ăn tinh thần hàng ngày đối với tôi.
Một phần thông tin tôi tích lũy được để phát biểu về kinh tế xă hội hay đưa ra chất vấn là nhờ tổng hợp và theo dơi tin tức hàng ngày trên báo chí, trong đó có VietNamNet. Lượng kiến thức và thông tin phong phú góp phần quan trọng giúp tôi tự tin khi phát biểu ở nghị trường. Bởi chỉ tiếp xúc với cử tri thôi th́ chưa thể có được cái nh́n toàn diện, đa chiều được.
Với đại biểu Quốc hội, thông tin chính thống có giá trị rất quan trọng, một phần để giúp trả lời thắc mắc cử tri, phần khác để nêu kiến nghị lên cơ quan chức năng. V́ vậy, tôi rất tin tưởng vào những thông tin chính thống được đăng tải trên VietNamNet. Hễ ngày nào không vào đọc VietNamNet là thấy như thiếu một điều ǵ đó.
Mảng thông tin đầu tiên tôi quan tâm là Chính trị. Sau đó là Tuần Việt Nam và các thông tin kinh tế, xă hội, giáo dục khác. Tôi quan sát thấy rằng ngoài việc đưa tin th́ trên VietNamNet có những b́nh luận riêng rất độc đáo, sắc sảo, lật đi lật lại vấn đề, đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, có tính chiến đấu cao.
Như vậy, tờ báo vừa cung cấp tin cho độc giả, lại vừa trở thành diễn đàn đề độc giả trao đổi. Theo tôi, những người quan tâm đến vấn đề quốc kế dân sinh, đến các chính sách của đời sống rất quan tâm đến VietNamNet và t́m thấy ở đó nhiều điều rất hữu ích. Họ cũng xem đây là diễn đàn để trao đổi các ư kiến, mà có khi là ư kiến phản biện.
Thế mạnh của tờ báo thể hiện ở chỗ, mặc dù mới hoạt động được 15 năm, nhưng đă khẳng định được vị thế, thương hiệu của ḿnh.
Nội dung phong phú, chất lượng cao, nhiều phóng viên chính trị xă hội và cây viết b́nh luận rất sắc sảo, có chất thép, lại thể hiện được tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh.
Tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội khi được trang bị laptop dứt khoát sẽ sử dụng để truy cập các thông tin. Trong đó, VietNamNet chính là một địa chỉ dáng tin cậy.
Theo quan sát của tôi, số lượng đại biểu Quốc hội truy cập VietNamNet rất đông và thường xuyên.
Tuy nhiên, không phải vấn đề nào trên báo cũng hay. Bởi, tuy phong phú đa dạng nhưng theo tôi tờ báo nên tập trung định hướng cho những nội dung lớn, có tính chất dẫn dắt đời sống xă hội. Không nên khai thác các vấn đề lặt vặt, hoặc sao chép lại của báo khác.
Do đó, tôi cho rằng, tôn chỉ mục đích của tờ báo cần phải rơ ràng hơn, phải xác định là một tờ báo cho quốc gia và quốc tế. Tôi vẫn mong trên VietNamNet tiếp tục có thêm nhiều bài phản biện xă hội, tập trung vào chủ trương đường lối chính sách, thông tin đa chiều. Mong muốn này chưa được đáp ứng nhiều.
Tôi cũng có cảm tưởng tờ báo vẫn c̣n né tránh trong những vấn đề nhạy cảm. Vẫn c̣n thông tin đưa lên chưa chính xác, những thông tin lấy từ báo khác chưa kiểm chứng nên cử tri bảo là phải bóc đi, gỡ xuống.
Ngoài ra, nhiều bài báo liên quan đến những chuyện giật gân, câu khách khiến các đối tượng bạn đọc vốn quan tâm đến tờ báo lâu nay không hài ḷng lắm. VietNamNet nên để lại những vấn đề như vậy cho các tờ báo khác khai thác để tập trung vào định hướng chính và chỉ đưa tin chính thống mà thôi.
Góp ư đôi lời v́ tôi về hưu rồi nhưng vẫn phải đọc VietNamNet hàng ngày, như món ăn không thể thiếu và mong tờ báo ngày càng phát triển.
Lê Văn Cuông (đại biểu QH khóa XI, XII)
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|