nguoihaiduong
member
ID 68333
06/22/2011
|
Kỳ quái chuyện một bà lấy cả hai anh em làm chồng (ST)
Thời gian gần đây dư luận khá xôn xao về trường hợp "một vợ...hai chồng" ở Thừa Thiên Huế. Chuyện một bà lấy hai ông, lại là hai anh em ruột và cùng sống dưới một mái nhà thì đây có lẽ là gia đình duy nhất ở Việt Nam.
Rõ ràng cuộc hôn nhân "tay ba" này là trái luật và trái với thuần phong mỹ tục của người Việt. Tuy nhiên theo những người dân ở thôn 6, xã Hồng Kim, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), nơi có gia đình có một không hai này thì gần 30 năm qua, hai chồng và một vợ cùng 10 người con chung vẫn sống rất hòa thuận, êm ấm.
Ngôi nhà đặc biệt
Đến thôn 6, xã Hồng Kim chỉ cần hỏi nhà anh em ông Cu Tua bạn sẽ nhận được ánh mắt nghi ngờ và nụ cười mắc cỡ của bất kì ai. Một vài dân bản nhanh chóng họp chuyện trước cổng ngôi nhà đầu thôn để thắc mắc về những vị khách lạ.
Giọng nói chân chất, một cụ bà tò mò: "Mấy chú tìm gặp Kăn Pênh có chuyện chi, nó ra đồng tắt Mặt trời mới về". Đúng như lời bà cụ nói, khi trời tối mịt ngôi nhà của chị Kăn Pênh mới xuất hiện bóng người, ai nấy đều gùi trên lưng những chiếc gùi nặng trịch.
Vội vã đặt gùi xuống sân, người phụ nữ Pa Cô đen sạm nhiệt tình hiếu khách: "Mấy chú vào nhà uống nước đợi bố Tua một tí, mẹ rửa cái tay rồi lên nói chuyện với mấy con". Kăn Pênh bắt chúng tôi phải ngồi trên chiếu đã trải sẵn, ấm nước chè nóng hổi nghi ngút hơi. Ngồi khép mình trên chiếu cói, bà Kăn Pênh rụt rè kể lại hoàn cảnh gia đình mình.
Trên gương mặt người phụ nữ ấy có chút gì đó ngượng ngùng khi nghe chúng tôi thắc mắc "con của mẹ Pênh có hai bố à?". Kăn Pênh cười ngượng nghịu hai tay đan chặt: "Vâng, con mẹ có hai bố, bố nào chúng nó cũng thương như nhau, bố Tuôl ( Tua lờ) với bố Tua là hai anh em ruột".
Nét mặt chưa hết ngượng nghịu, Kăn Pênh tủm tỉm cười kể lại chuyện tình của mình: "Mẹ với bố Tuôl làm đám cưới năm 1967. Bố Tuôl đem 4 con bò, 2 con trâu, gà, vịt đến xin mẹ về làm vợ. Con đầu lòng của mẹ năm nay 31 tuổi rồi, thằng Xuân làm ở công an xã đó”, Kăn Pênh nói.
Về chuyện có đến hai chồng cùng chung sống với mình, Kăn Pênh giải thích cặn kẽ: Bố Tuôl lúc đó tham gia thanh niên xung phong nên thường xuyên đi xa. Có khi bố nó ngủ trên rừng suốt tháng để đắp hào, vá đường giúp dân, lâu lắm bố mới ghé thăm nhà một chút rồi đi ngay. Cuộc sống thiếu bàn tay đàn ông nên một mình mẹ Pênh phải cáng đáng mọi việc gia đình. Kăn Pênh tâm sự, nhiều lúc trống vắng tình cảm muốn thổ lộ cũng không biết nói với ai. "Mẹ không biết bày tỏ cái bụng với ai, suốt ngày trên rẫy, tối đến mẹ chăm lợn, chăm gà nuôi bố mẹ già", Kăn Pênh kể.
Những lúc ông Hồ Văn Tuôl vắng nhà thì em ruột là Hồ Văn Tua phần thương chị dâu phận gái cực nhọc nên thường lui tới phụ giúp việc nương rẫy. Ông Hồ Văn Tua nhớ lại: "Ngày trước bố dạy học, bố dạy lớp một tới lớp năm cho con em dân bản ở tận Hồng Trung kia, hôm nào nghỉ dạy bố cũng về nhà giúp chị Kăn Pênh bẻ ngô, cuốc rẫy. Chị Pênh thương bố ở xa nên cho về cùng sống trong nhà, bố biết ơn anh chị Pênh nhiều lắm".
"Thế bố và Kăn Pênh có đem lòng thương nhau không?", tôi hỏi. "Lúc đầu sống chung với anh chị, bố xem anh chị như cha mẹ vậy, sau này bố với Kăn Pênh có lòng với nhau, Kăn Pênh thương bố lắm. Từ đó đến nay bố, anh Tuôl và Kăn Pênh vẫn sống hòa thuận với nhau, không cãi mắng chi hết", ông Tua cười tủm tỉm dù năm nay đã bước sang tuổi 66.
Anh làm đám cưới cho vợ và em trai
Mặc dù sống cảnh một vợ hai chồng hàng chục năm nay nhưng không ai ở thôn 6, xã Hồng Kim phàn nàn hay lời lẽ lời xì xào về chuyện tình cảm của hai anh em ông Tuôl, Tua và Kăn Pênh. "Sau khi biết Kăn Pênh và chú (ý nói em chồng Tua) có tình cảm với nhau, bố Tuôl không trách mắng gì cả, bố còn đứng ra làm lễ cho Pênh và chú Tua lấy nhau. Bố Tuôl nói rằng thương Kăn Pênh vất vả, thiệt thòi nhiều năm", Kăn Pênh thổ lộ.
Chuyện đứng ra tổ chức lễ cưới cho vợ và em trai mình được ông Tuôl xác nhận. "Không có chi, bố làm thịt con lợn mời dân bản chứng giám thôi, bố và Tua không có thắc mắc chi hết", ông Tuôl nhấn mạnh. Mặc dù vậy trên gương mặt người đàn ông này có điều gì đó bí ẩn, ông không giải thích vì sao mình lại chấp nhận chuyện tình cảm giữa vợ và em trai mình. Ông Tuôl cười khề khà: "Có chi mô, anh em mình vẫn sống tốt cái bụng với nhau, mình với Kăn Pênh cũng tốt với nhau".
Thật kì lạ hơn khi bước vào ngôi nhà đặc biệt này là những người con của hai bố Tuôl, Tua với mẹ Kăn Pênh rất mực lễ phép, quý trọng cả hai bố chứ không hề phân biệt đối xử. Anh Hồ Văn Xuôn ( 23 tuổi), vừa lập gia đình ngượng cười khi chúng tôi hỏi chuyện anh có hai bố, cần phải xưng hô thế nào: "Bố Tuôl, Tua đều là bố của mình cả, mình quý và thương các bố đã nuôi Xuôn lớn, cưới vợ cho Xuôn", Xuôn trả lời vắn tắt giữa tiếng cười khúc khích của đám thanh niên trong xóm tò mò hóng chuyện.
Còn anh Hoàng Thanh Xuân (người Pa Cô ở đây không nhất thiết phải đặt tên con theo họ mẹ hoặc họ bố- PV), con trai đầu của mẹ Kăn Pênh hiện đang công tác tại UBND xã Hồng Kim. Vừa vót dây mây vừa trò chuyện với chúng tôi, anh Xuân bộc bạch: "Lúc đầu cũng có người bảo bố Tua cướp vợ bố Tuôl nhưng không phải, cả hai bố đều thương mẹ Pênh cả, gia đình bố mẹ sống hòa thuận, không cãi vã ảnh hưởng mọi người. Xóm giềng hai bên cũng quen dần vì hai bố và mẹ chưa hề có xích mích hay to tiếng với nhau".
Ông Quỳnh Biên, 50 tuổi sống đối diện nhà Kăn Pênh xác nhận: "Hai anh em bác Tua sống hay thiệt, gia đình con cháu đông nhưng sống có tình, từ ngày hai bác với Kăn Pênh chung sống chưa khi nào tui nghe to tiếng".
Những đứa con hai cha
Giữa bản làng đại ngàn, gia đình đặc biệt của mẹ Kăn Pênh khiến nhiều dân bản phải phát ghen với cuộc sống đầm ấm, hòa thuận của gia đình đông đúc này. Trong lúc dẫn đường chúng tôi, ông Võ Trế, hàng xóm của Kăn Pênh hơn một lần ghen tỵ: "Anh em nhà Cu Tua sống hay thiệt, cùng chung một vợ mà không lúc nào cãi nhau". Trò chuyện với ông Tua, có người xóm giềng thắc mắc "thế con đẻ của ông là đứa nào ?", ông Tua rít điếu thuốc lại tủm tỉm đáp lời: "Bố không biết được, đứa nào bố cũng gọi con hết".
Còn Kăn Pênh cũng chỉ biết cười thẹn thùng khi nhắc đến chuyện cha đẻ của những đứa con. Bà thật thà: "Cả mười đứa con của mẹ đều có hai bố, mẹ sống với hai bố không biết được đứa mô là con của bố Tuôl, đứa mô là con bố Tua".
Anh Hoàng Thanh Xuân, con trai cả của Kăn Pênh bộc bạch: "Ai là bố cũng được, hai bố đã nuôi anh em mình thành người là điều hạnh phúc nhất. Mình quý hai bố với mẹ Pênh lắm". Chị Kăn Đân, con gái thứ tư của Kăn Pênh lấy chồng ở xã Hồng Trung ghé thăm bố mẹ vui vẻ: "Hai bố và mẹ Pênh sống với nhau như vậy đã lâu rồi, mình thấy vui vì có đến hai bố, bố nào cũng thương mình cả. Ngày còn nhỏ có bạn trêu ghẹo cũng ngại đôi chút nhưng lớn lên Đân thấy chuyện bình thường, không có chi hết", Kăn Đân nói.
Mai Long (nguoiduatin)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tennhaque
member
REF: 604724
06/23/2011
|
Cái này cũng không đáng ngac nhiên lắm
..
Vì xẩy ra với dân tộc nguời thiểu số
hihi
nhaque cứ tuởng là nguời kinh chớ - Hanoi hay Sai gòn
thì quả là .......................!!!!!!
|
|
thuyhoangck
member
REF: 604759
06/24/2011
|
Mình thì thấy đáng ngạc nhiên. vì thường là một chồng hai vợ, máy ai được một vợ hai chồng.he
Có ai bjt Bất Bạt không, ở đó có chú quản trang, chú ấy có ba vợ liền đó, có một em còn ít hơn tuổi mình, Mấy bà vợ sống hoà thuận lém, nhưng ông chồng thì vũ phu.hjc
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|