sontunghn
member
ID 68606
07/13/2011
|
Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng (ST)
Đó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mă Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc.
Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước”
Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ ǵ khi Trung Quốc đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam?
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đă được lịch sử thừa nhận. Thế hệ chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu là Đảng và Chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh, Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986, vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ ǵ bản chất của người Trung Quốc.
Bản chất của họ là “khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc không có cách nào khác là phải bành trướng.
Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về sau, càng ngẫm nghĩ th́ càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành trướng đă ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia.
V́ vậy, sự kiện tàu quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu B́nh Minh và Viking 2 của Việt Nam đă không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát nước”. “Khát” đến không c̣n giới hạn, không c̣n tôn trọng luật pháp quốc tế.
Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành trướng lâu dài đă được vạch sẵn?
Đúng vậy. Việc khống chế biển Đông nằm trong chiến lược, ư đồ lâu dài của Trung Quốc, không đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà c̣n là vấn đề gây áp lực lên các nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này.
Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên thế giới.
Trong bài thơ Gửi miền Nam của nhà thơ Tố Hữu có câu: “Đẹp biết mấy bài ca ra trận - Mỗi chàng trai, một Lê Mă Lương” để nói về ông. Năm 17 tuổi, anh đă từ chối ước mơ vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội và giấy báo du học nước ngoài để lên đường vào Nam đánh Mỹ. 18 tuổi anh bị thương lần đầu tiên, rất nặng, hỏng một mắt.
21 tuổi Trung uư Lê Mă Lương được tuyên dương Anh hùng quân đội; tháng 7/1968 anh được gặp Bác Hồ tại Quân y viện 108. Sau ngày miền Nam giải phóng, anh học tiếp khoa Sử ĐHTH Hà Nội mà năm xưa bỏ dở và làm luôn luận án tiến sĩ. Giữa năm 1998, anh có quyết định làm Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam.
Anh hùng LLVTND (tiền thân là các danh hiệu Anh hùng quân đội và Anh hùng LLVT giải phóng miền Nam) là danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước phong tặng cho đơn vị và phong tặng hay truy tặng cho cá nhân trong các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đă lập được "thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân".
Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như Philippin, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại th́ buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của ḿnh. Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lư, bảo vệ luật biển quốc tế.
Vừa qua, có một số người hỏi ư kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy!
Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”?
Đó là phát ngôn của một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rơ bản chất vơ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc.
Hiện nay, t́nh h́nh đă khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đă hiểu tranh chấp biển Đông như thế nào, cái vô lư của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, nếu như Trung Quốc tiếp tục làm căng vấn đề biển Đông th́ nội bộ của Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XVIII sẽ có nhiều vấn đề.
Không phải người lănh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ư với những chính sách đe dọa đến ḥa b́nh và t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc.
Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoăn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra ḿnh đă đi một bước sai lầm, đă quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề. Nếu để xảy ra “ĺnh x́nh” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … th́ Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng.
“Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước”
Trung Quốc tự nhận ra ḿnh đă đi một bước sai lầm, đă quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông?
“Lùi một bước và tiến hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử không bao giờ hết phức tạp. Hiện tại, Trung Quốc có thể đang trùng xuống nhưng có thể sẽ lại thổi bùng vấn đề lên sau Đại hội Đảng XVIII, khi bộ máy tổ chức kiện toàn. Do đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ư với từng hành động của họ.
Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ c̣n kéo dài và diễn biến phức tạp này?
Hơn bao giờ hết, Việt Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của ḿnh. Việt Nam phải tiếp tục thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rơ hơn bản chất tranh chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế.
Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đă được đẩy mạnh song vẫn c̣n nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản nhất như: thềm lục địa, hải lư là ǵ? “Đường lưỡi ḅ” ra sao?... Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức b́nh tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước.
Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá khi đánh bắt xa bờ.
Thử tưởng tượng, cả một tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những chuyện phá hoại như đối với tàu B́nh Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều người dân của ta không làm theo phương thức này v́ tư tưởng làm ăn riêng lẻ và tư lợi. tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức v́ cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc với đất liền khi xảy ra sự cố.
“Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam”
Trong suốt quá tŕnh trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông c̣n có thông tin nào cần được thông tin để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng?
Có nhiều điều mà chúng ta chưa tiện nhắc tới v́ t́nh đoàn kết, ḥa hảo giữa hai dân tộc. Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm 1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đă xảy ra một vụ đụng độ.
Chúng ta đă chịu không ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đă ngă xuống để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đă ứng xử bằng một thái độ hết sức mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội ḿnh hy sinh th́ đó là một nỗi đau tới tận cùng.
Là anh hùng LVTND, một tấm gương đấu tranh ǵn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều ǵ đối với hậu thế?
Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm nay, bao thế hệ Việt Nam đă phải đổ cả núi xương, sông máu. V́ vậy, thế hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ ǵn và cống hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không mạnh lên th́ chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước.
Thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam khi đứng trước sự an nguy của Tổ Quốc?
Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ư kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đă quá sai lầm.
Thành tựu của đất nước ta trong mấy chục năm qua có sự đóng góp lớn lao của những người trẻ. Đặc biệt, khi dân tộc xảy ra xung đột, ảnh hưởng tới sự an nguy của Tổ Quốc th́ ḷng tự trọng của thanh niên Việt Nam được đẩy lên rất cao. Họ sẵn sàng dẹp bỏ tất cả mọi rào cản để hành động v́ mục tiêu chung.
Vừa qua, tôi nhận thấy Đoàn Thanh niên đă tổ chức những chuyến đi dọc các bờ biển Việt Nam. Đó là một hành động rất hữu ích góp phần trang bị cho thế hệ trẻ hiểu hơn về vùng biển đảo quê hương và tăng cường sự gắn bó quân dân, giúp những người lính hải quân thêm ấm ḷng và chắc tay súng.
Thiết nghĩ, các tổ chức, đoàn thể của ta nên tiếp tục hướng tới những hoạt động có ư nghĩa như vậy, vừa có tính chất giáo dục sâu sắc lại vừa làm “mềm” ngoại giao của ta.
Huyền Anh
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|