Ba tôi từng là con nhà giàu có nhất vùng, v́ yêu mẹ nên ra đi với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, ba không biết mẹ mang trong ḿnh giọt máu của người khác. Khi biết được sự thật, ông hận mẹ, hận cả tôi, một đứa trẻ vô tội.
Luôn luôn như thế, sau khi bị ba đánh, mẹ sẽ giáng những trận đ̣n thừa sống thiếu chết xuống thân thể bé nhỏ của tôi. Tôi không hiểu tại sao những đứa trẻ trong xóm được mẹ ôm nựng, gọi: "Con ơi!”, thậm chí đánh đ̣n xong, thế nào tụi nó cũng được mẹ thương hơn, được thưởng kẹo hay đền bù cái ǵ đó, trong khi đó với số lần bị đánh của ḿnh, tôi nghĩ cũng đủ kẹo để mở quán đầu ngơ như bà Tám. Biết chuyện, ngoại tôi từ ngoài Bắc bán đất bán vườn, vào Nam “tách” tôi ra. Ngày ra đi, trong ánh mắt mẹ dấy lên một nỗi buồn, hay là tôi buồn, tôi không biết nữa. Từ ngày về sống với ngoại, tôi được biết thế nào là t́nh thương. Cảm giác thật khó tả, nó lạ lẫm, ấm áp và kỳ cục, v́ có bao giờ tôi được ba mẹ ôm vào ḷng ngồi thủ thỉ cả đêm đâu.
Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đôi bàn tay có mùi rất đặc biệt của ngoại, mùi trầu xen lẫn mùi đất hăng nồng. Tôi cứ đ̣i: “Ngoại ơi đừng rửa tay sạch quá, con muốn hít”. Tôi nghiền mùi tay của ngoại đến mức hôm nào không ngửi là không ngủ được. Tiền bán đất quê chẳng được là bao nên ngày ngày sau khi tưới mấy luống rau, cái lưng c̣ng của ngoại nhấp nhô, đi nhổ cỏ dại hoặc dọn rác trong sân vườn cho người ta. V́ quá già nên mọi người chỉ giúp được ngoại những việc như thế để lấy cớ cho tiền ngoại chứ ngoại không bao giờ nhận không của ai một đồng. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, nhưng đôi khi hàng xóm cho miếng thịt là bà cháu vui như hội. Hồi đấy tôi ngây ngô đến mức, ngoại nói ngoại không thích ăn thịt, tôi mừng quá, ăn kỳ hết. Đợi tôi ăn xong, ngoại vét nước kho làm cơm trộn để ăn, món cơm đơn giản, trộn cơm không với nước hàn chan tư mắm vậy mà ngon đến mức tôi đ̣i ăn thêm đến khi no bụng, c̣n vài muỗng ngoại mới ăn. Tôi biết khi c̣n là một đứa trẻ, ḿnh không nghĩ được nhiều nhưng hồi tưởng lại thật quá đau ḷng. Cứ mỗi lần ăn thịt kho là tôi khóc, mỗi muỗng cơm trộn nuốt vào là kỷ niệm ùa về làm tôi không ngăn được nước mắt.
Một món đặc biệt mà chỉ ngoại và tôi biết, đó là “dép lào”. Cái dép lào này không có thành đôi mà luôn chỉ có một, v́ mỗi khi ăn vịt lộn, cả hai bà cháu chỉ có một trứng, bà nói: "Cháu ăn dùm bà đi, bà ngán quá, ăn béo lắm, bà chỉ thích ăn 'dép lào' thôi, cái này này”, bà chỉ tôi “cục ch́”, là phần cứng ngắc màu trắng trong quả trứng mà chẳng bao giờ tôi nhai. Quả thật giống y như ăn dép lào vậy! Thấy ngoại thích quá, lần nào hàng xóm cho trứng, tôi cũng để phần “dép lào” cho ngoại. Ngoại già móm mém cố nhai và khen nức nở, tôi thấy ngoại vui nên cũng vui lây. Tôi lớn lên bên ngoại với rau cà và những bữa đột xuất có cơm trộn và “dép lào”, hạnh phúc thật đơn sơ và giản dị. Nh́n đôi mắt mờ nhưng lại long lanh bởi những giọt nước mắt hạnh phúc của ngoại, đôi bàn tay run run không cầm chắc muỗng v́ tuổi già, tôi chỉ muốn ôm ngoại thật chặt, măi măi không rời xa.
Tôi học ngày học đêm với một ước mơ duy nhất, dành học bổng để mua thật nhiều hột vịt lộn về cho ngoại. Cứ mỗi lần gọi về tôi đều nhắc đi nhắc lại, tôi tính sơ sơ ngoại sẽ được ăn trứng dài dài v́ một năm có đến hai kỳ học bổng. Ghé chợ đem bị trứng về, ḷng tôi nôn nao khôn tả, ngoại sẽ ngạc nhiên hỏi: "Tiền đâu vậy con?”, tôi sẽ ôm lấy ngoại, kể ríu rít, nhanh đến nỗi ngoại không nghe kịp, rồi hai bà cháu sà vào ăn, ăn đến no bụng mà vẫn cứ c̣n.
Mải tưởng tượng sung sướng, tôi về đến nhà lúc nào không hay. Tôi cất tiếng gọi to: "Ngoại ơi! Con về rồi". Không có tiếng trả lời, ngôi nhà lạnh tanh. Một luồng điện chạy nhanh qua cơ thể làm tôi run bắn. Tôi quăng bịch trứng, chạy khắp nhà t́m ngoại, gào khóc trong vô vọng: “Ngoại ơi! Con đă về. Con đă về mua trứng cho ngoại đây”. Căn nhà tĩnh lặng chỉ c̣n tiếng tôi gào khóc. Bàn thờ giữa nhà sơ sài không có một nén nhang. Tôi không giữ được b́nh tĩnh. Tại sao tại hàng xóm lại giấu tôi? Tại sao ngoại không gọi con về ngoại ơi…
Từ đó, mỗi khi ăn hột vịt với bạn cùng pḥng tôi thường lấy “dép lào” của bạn để nhai. Nó ngon như phần trứng vậy. Tuy không béo, không thơm và khô cứng nhưng nó thấm đẫm những kỷ niệm yêu thương, giống như là ngoại đang cùng ngồi ăn với tôi. Có lẽ v́ sự hy sinh của ngoại, t́nh thương của ngoại là thứ gia vị đặc biệt, thứ gia vị của hạnh phúc đă nêm nếm, biến phần dở nhất trong một quả trứng thành món hấp dẫn có một không hai trên đời.
Giờ đây, khi ngồi viết lại những ḍng chữ này, ḷng tôi lại quặn thắt nỗi nhớ ngoại. Nguyễn Minh Hảo (Tác phẩm “Món cơm trộn và dép Lào” của tác giả Nguyễn Minh Hảo đoạt giải nhất của cuộc thi viết “Những đôi tay kỳ diệu” do Công ty TNHH Green Cross Việt Nam phối hợp cùng báo điện tử VnExpress.net tổ chức diễn ra từ ngày 19/8/2011 đến 30/9/2011.)
Chào bạn HBQ, câu chuyện hay và đầy ư nghĩa sâu sắc, lời văn cũng thật mộc mạc chân t́nh, bạn Vịt cám ơn bạn HBQ đă đăng chuyện nhé, chúc bạn cuối tuần vui nhiều nha bạn.
huongbienque
member
REF: 616652
10/30/2011
Chị Vitbuocno mến!
"...câu chuyện hay và đầy ư nghĩa sâu sắc, lời văn cũng thật mộc mạc chân t́nh, bạn Vịt cám ơn bạn HBQ đă đăng chuyện nhé, chúc bạn cuối tuần vui nhiều nha bạn."
-----
HB đọc câu chuyện này trong ḷng xúc động lắm...
Cảm ơn chị VBN ghé xem và chia sẻ cùng HB.
Chị VBN chọn tên và h́nh đại diện thiệt là dễ thương... Mong có nhiều dịp tṛ chuyện cùng chị, HB chúc chị luôn dễ thương và vui nhiều.
huongbienque
member
REF: 623226
01/03/2012
Câu chuyện về Rockefeller
Nhiều năm về trước, một ủy viên chấp hành khá cao tuổi của Công ty Dầu lửa đă đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn 2 triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu tập đoàn này. Vào cái ngày đen tối mà tin tức khủng khiếp trên được lan truyền ra, hầu hết các nhân viên và ủy viên khác của công ty đều lo lắng và muốn tránh mặt Rockefeller, không ai muốn bị liên lụy ǵ.
Chỉ trừ có một người, đó chính là ủy viên đưa ra quyết định sai lầm kia. Ông ta là Edward T. Bedford. Rockefeller ngay hôm ấy hẹn gặp Bedford và Bedford rất đúng giờ. Ông ta đă sẵn sàng nghe một "bài diễn thuyết" nghiệt ngă từ Rockefeller.
Khi Bedford bước vào pḥng Rockefeller, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, bân rộn viết bằng bút ch́ lên một tờ giấy. Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng lên.
A, anh đấy hả, Bedford?- Rockefeller nói rất b́nh tĩnh- Tôi nghĩ là anh đă nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?
Bedford đáp rằng ông đă biết rồi.
Tôi đă suy nghĩ rất nhiều về điều này- Rockefeller nói- Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đă ghi ra đây vài ḍng. Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau: Tôi thấy rơ ḍng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đă "viết vài ḍng" là: "Những ưu điểm của Bedford". Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đă giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được 3 lần và giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.Tôi không bao giờ quên bài học ấy. Trong nhiều năm sau, bất kỳ khi nào tôi định nổi cáu với người khác, tôi đều bắt ḿnh phải ngồi xuống, nghĩ và viết ra một bảng liệt kê những ưu điểm của người đó, dài hết sức có thể. Khi tôi viết xong bản đó th́ thường tôi cũng thấy bớt cáu rồi.Không biết là thói quen này đă giúp tôi bao nhiêu lần tránh được những sai phạm tôi có thể có: đó là nổi cáu một cách mù quáng với người khác.Tôi biết ơn ông chủ tôi v́ thói quen này, và bây giờ tôi giới thiệu nó cho tất cả các bạn.
(ST)
huongbienque
member
REF: 624700
01/18/2012
Câu chuyện ngụ ngôn Thiếu và Đủ
huongbienque
member
REF: 633888
06/19/2012
Cách Nh́n Mới Về Cuộc Sống
Khi tôi bắt đầu tập đạp xe đạp cách đây vài năm, tôi không bao giờ nghĩ rằng chuyện tôi luyện tập đạp xe sẽ trở thành một điều ǵ lớn hơn là một vài cuốc xe ḷng ṿng. Nhưng khi tôi khỏe lên, bạn bè tôi khuyến khích tôi nâng cao mức tập luyện và thử sức với vài cuộc đường dài. Cuộc thử sức đầu tiên là đoạn đường 150 dặm (hơn 200km), MS 150 - một cuộc đua xe hàng năm quyên góp tiền cho việc nghiên cứu chống lại bệnh xơ cứng.
Khi tôi mới đăng kư dự thi, ư tưởng này dường như rất tuyệt vời - ủng hộ quyên góp cho một việc từ thiện khi chạy xe đường dài - và tôi rất hăng hái luyện tập. Nhưng khi cuộc đua đến, sự thiếu tự tin đă chiến thắng trong tôi. Tôi vẫn muốn quyên góp cho việc từ thiện, nhưng tôi không c̣n muốn chạy một đoạn đường dài như vậy trong xuốt hai ngày liền.
Cuộc đua bắt đầu vào sáng ngày Chủ nhật tại vùng quê Georgia yên b́nh, và trong vài giờ đầu tiên tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Đây chính là điều mà tôi tưởng tượng, và tinh thần của tôi rất mạnh mẽ. Nhưng vào cuối ngày, tôi cảm thấy quá kiệt sức, nóng nảy.
Nếu ai đó tin rằng thể xác được nối với linh hồn, tôi đây sẽ là một ví dụ cụ thể. Mỗi điều than thở mà năo đưa ra dường như đi thẳng tới hai chân tôi. "Ḿnh không thể chịu nổi nữa," th́ chân bắt đầu một cơn chuột rút, và "những người khác đều giỏi hơn ḿnh" được tiếp theo là cảm giác hụt hơi, thiếu dưỡng khí. Tôi muốn bỏ cuộc.
Lên đến đỉnh đồi, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp nơi chân trời xa đă giúp tôi đi tiếp được vài phút nữa. Khi đó tôi bỗng chú ư một vận động viên trước tôi một khoảng xa, đang đạp xe rất chậm trong bóng chiều đỏ rực. Tôi cảm thấy người này có điều ǵ đó khác lạ, nhưng tôi không rơ là điều ǵ. V́ thế tôi cố chạy đuổi theo. Cô ta đang chạy, đạp chậm nhưng đều đều vững vàng, với khuôn mặt mỉm cười nhẹ nhàng và cương quyết – và rồi tôi nhận thấy rằng cô ấy chỉ có một chân.
Sự tập trung của tôi thay đổi ngay lập tức. Cả ngày tôi không tin tưởng vào thể xác của chính ḿnh. Nhưng bây giờ tôi đă biết - không phải là thể xác mà chính là ư chí sẽ giúp tôi đạt được đích đến của ḿnh.
Cả ngày hôm sau mưa. Tôi không trông thấy người nữ vận động viên một chân nữa, nhưng tôi tiếp tục chạy mà không than thở, v́ tôi biết rằng cô ấy đang cùng với tôi ở đâu đó trên đoạn đường. Và vào cuối ngày, vẫn cảm thấy mạnh mẽ, tôi đă hoàn tất được 150 dặm của ḿnh.
(ST)
huongbienque
member
REF: 633889
06/19/2012
GIA TÀI
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống v́ niềm say mê của ḿnh. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông. Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của ḿnh. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đă góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đă truyền lại cho con ḿnh niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của ḿnh khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường ṭng quân. Và sau một thời gian th́ câu chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đă mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều ǵ đang xảy ra với con ḿnh.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đă hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đă rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên băi chiến trường vẫn c̣n những đồng đội bị thương, con ông đă quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn th́ con ông đă trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể h́nh dung được một Noel mà thiếu con trai ḿnh bên cạnh. Ông đang ở trong nhà th́ có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đă cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái ǵ để đền đáp cho điều mà con bác đă làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên ḷ sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tṛng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà người cha đă sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng th́ buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đă đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những ǵ tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đă thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quư nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ư không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nh́, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đă đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quư ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đă chấm dứt. Mọi người hăy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH C̉N LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”
(ST)
huongbienque
member
REF: 667353
11/26/2013
Bài học về 1000 viên bi
Vài tuần trước, tôi bước về phía căn nhà dưới tầng hầm, trên hai tay là cốc cà phê và tờ báo buổi sáng. Những điều bắt đầu trong buổi sáng thứ bảy b́nh thường hôm ấy đă trở thành một trong những bài học mà thi thoảng cuộc sống vẫn gửi tới cho ta.
Tôi ḍ sóng đài trên điện thoại để nghe chương tŕnh phát sáng thứ bảy. Trong lúc ḍ, chợt tôi phát hiện giọng nói có vẻ của một người đă cao tuổi, có ǵ thật hấp dẫn và đó quả là một chất giọng vàng.
Bạn biết đấy, với chất giọng như vậy, có lẽ ông ta đang làm trong ngành phát thanh. Ông đang kể cho mọi người nghe về việc đă nói với ai đó câu chuyện một ngh́n viên bi.
Ṭ ṃ, tôi ngồi xuống và nghe ông nói. “Này Tom, h́nh như anh đang rất bận việc th́ phải. Tôi chắc rằng họ trả anh cũng khá phải không, nhưng thật xấu hổ nếu anh cứ suốt ngày vắng nhà v́ công việc như vậy. Không thể tin được một người trẻ tuổi như anh lại cứ quần quật làm việc mỗi tuần từ 60 đến 70 tiếng để trang trải mọi thứ. Sẽ thật tồi tệ nếu anh quên không tham dự buổi biểu diễn khiêu vũ của con gái anh”.
Ông tiếp tục, “Tôi sẽ kể cho anh nghe điều này Tom ạ, một điều đă giúp tôi luôn biết nh́n trước những thứ cần ưu tiên trong cuộc sống của ḿnh”. Và khi đó, ông lăo bắt đầu giải thích lư thuyết một ngh́n viên bi. “Anh biết không, một ngày nọ tôi đă ngồi làm thử một bài toán nhỏ. Mỗi người trung b́nh sống được khoảng 75 năm. Tôi biết cũng có người sống thọ hơn và cũng có người chết sớm hơn nhưng về trung b́nh, người ta có thể sống được khoảng 75 năm”.
“Sau đó, tôi nhân 75 năm đó với 52 tuần th́ được 3900, đó chính là số ngày thứ bảy mỗi người b́nh thường có được trong cả cuộc đời của họ. Nào tập trung vào câu chuyện của tôi đi Tom, tôi đang chuyển sang phần quan trọng rồi đây”.
“Phải đến năm 55 tuổi tôi mới có thể suy nghĩ về mọi việc kỹ càng như vậy”, ông tiếp tục, “và cho tới lúc đó, tôi hiểu ḿnh chỉ c̣n 1.000 ngày thứ bảy c̣n lại nữa mà thôi”.
“Và rồi tôi tới một cửa hàng đồ chơi, mua tất cả những viên bi họ có. Phải đi tới ba cửa hàng tôi mới mua đủ 1000 viên bi cho ḿnh. Tôi đem chúng về nhà, bỏ vào chiếc hộp nhựa lớn, rỗng trong xưởng làm việc, ngay cạnh chiếc đài. Từ đó, khi mỗi ngày thứ bảy qua đi, tôi lại lấy ra một viên bi ra và ném đi”.
“Tôi nhận ra rằng, khi nh́n số lượng những viên bi ngày một giảm dần, tôi đă biết tập trung hơn cho những điều thật sự quan trọng trong cuộc sống. Không ǵ giống như việc nh́n thời gian tồn tại của ḿnh trên trái đất này cứ vơi dần và nó giúp bạn biết ưu tiên mọi việc thật mau chóng”.
“Bây giờ, tôi sẽ kể cho anh nghe một điều cuối cùng trước khi tôi ngừng cuộc tṛ chuyện này để đưa người vợ thân yêu của tôi đi ăn sáng. Sáng nay, tôi đă nhặt viên bi cuối cùng ra khỏi chiếc hộp. Tôi h́nh dung nếu tôi có thể giữ nó cho tới sáng thứ bảy sau nữa th́ tức là, Chúa đă ban cho tôi thêm một chút thời gian để được ở lại bên những người thân yêu…”
“Thật tuyệt khi được tṛ chuyện với anh Tom ạ, tôi mong anh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu của anh và tôi cũng hy vọng, một ngày nào đó sẽ gặp lại anh. Chúc buổi sáng tốt lành!”.
Bạn có thể nghe thấy rơ tiếng gác ống nghe khi ông ấy kết thúc cuộc tṛ chuyện. Ngay cả người điều phối chương tŕnh cũng lặng đi trong vài giây. Tôi biết ông ấy đă khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.
Sáng hôm đó, tôi đă định làm một số việc, sau đó tới pḥng tập thể dục. Nhưng rồi, tôi quyết định chạy lên gác, đánh thức vợ bằng một cái hôn. “Dậy thôi em yêu, anh sẽ đưa em và các con đi ăn sáng”.
“Có chuyện ǵ đặc biệt hả anh?”, cô ấy hỏi và cười.
“Không, không có ǵ đặc biệt cả”, tôi nói, “Chỉ v́ đă lâu lắm rồi hai vợ chồng ḿnh chưa đi ăn cùng các con. À, khi đi ḿnh dừng lại ở cửa hàng đồ chơi một chút nhé, anh muốn mua một vài viên bi”.