langdong008
member
ID 79870
03/29/2015
|
LĂN ÔNG...
LĂN ÔNG CHUYỆN PHIẾM BÊN CHÉN TRÀ
Đúng là “Hưu trí” !
Sáng ra đưa cháu đi học –mà bây giờ học tṛ tiểu học cả ngày ỏ trường –sáng đi tối mới về...Quét nhà cửa ,cọ ấm chén ,đun ấm nước pha trà là hết việc ,ông chẳng biết làm ǵ .
Ừ th́ gọi ông bạn hàng xóm sang uống trà rồi chuyện phiếm giết thời gian cho tới lúc nấu cơm trưa.
- Này ông , chẳng hiểu “Cải cách cải kiếc” ǵ mà học tṛ bây giờ khổ hơn thời chúng ta nhiều quá –ông bạn phàn nàn –cháu tôi mới 6 tuổi ,học lớp 1 ,thế mà hàng ngày cứ phải cơng cái ba lô nặng chịch những sách vở (ngang bằng trọng lượng cơ thể cháu) sau lưng đến trường.
- Th́ ngày xưa chúng ḿnh đi học đâu có phải học cả ngày và đóng lắm tiền như bây giờ . Cháu tôi ư ,mẹ nó bảo là đầu năm học ,đóng luôn một phát 7 triệu đồng.
Hai ông lăo hưu trí nhân nói chuyện về cháu đi học mà ngẫu hứng chuyển sang đề tài :
SỰ HỌC từ ngảy xửa ngày xưa:
Chuyện về SỰ HỌC.
Ngày xưa cách nay 2500 năm ,ở măi tận bên Tàu có Thầy Khổng Tử ,ngài nói về sự học như sau :
-Muốn xứng đáng là người trị dân th́ phải tu thân ,mà muốn tu thân th́ phải học.
Hồi Tử Lộ làm gia thần cho họ Quí,tiến cử Tử Cao (bạn của Tử Lộ -có lẽ cũng là môn sinh của Khổng Tử) , làm quan tế cai trị đất Phi ,Khổng Tử trách :”Như vậy là làm hại con người ta” (v́ Tử Cao học chưa được bao ,chưa làm quan được).
Tử Lộ bảo :Làm chức tế th́ có nhân dân để trị ,có thần xă(đất đai),tắc (mùa màng) để thờ (đó là học ) hà tất phải đọc sách rồi mới gọi là học ?
Khổng Tử mắng : v́ thế mà ta ghét những lời lợi khẩu (mồm mép ,cưỡng lư để tự biện hộ)..
Cai trị một ấp c̣n phải học huống là cai trị một nước . Không thể nói cứ vừa làm vừa học cũng đủ ; phải học trước đă rồi mới vừa làm vừa học thêm được .(chúng ta nên nhớ chữ HỌC của Khổng Tử có nghĩa là học ĐẠO học cách CƯ XỬ ,cách LÀM NGƯỜI TRƯỚC HẾT ,RỒI MỚI TỚI VĂN VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT.
“Đệ tử nhập tắc hiếu ,xuất tắc đễ ,cẩn nhi tín ,phiếm ái chúng nhi thân nhân ,hành hữu dư lực , tắc dĩ học văn”(con em ở trong nhà th́ hiếu thảo với cha mẹ,ra ngoài th́ kính nhượng bậc huynh trưởng ,thận trọng lời nói mà thành thực ,yêu khắp mọi người mà gẫn gũi người nhân đức;làm được như vậy rồi mà c̣n dư sức th́ sẽ học văn , tức thi-lễ-nhạc-dịch).
Có học mới biết phán đoán ,khỏi sai lầm ,khỏi bị “che lấp” .
Khổng Tử bảo Tử Lộ :Ham đức nhân mà không ham học th́ bị sự che lấp là ngu muôi.Ham đức trí mà không ham học th́ bị che lấp là phóng đăng .Ham đức tín mà không ham học th́ bị che lấp là tổn hại.Ham đức ngay thẳng mà không ham học th́ bị che lấp là gắt gao,mất ḷng người.Ham dũng mà không ham học th́ bị sự che lấp là loạn động.Ham cương cường mà không ham học th́ bị che lấp là cuồng bạo.
Vua cũng chỉ là một con người như dân thường nên cũng phải học đủ những đức làm người như dân thường;ngoài ra lại cần có những đức của người trị dân để giáo hóa dân ,cảm hóa dân , cho nên sự tu thân của Vua phải nghiêm cẩn hơn sự tu thân của Dân thường.
Muốn gánh vác việc nướ phải trọng 5 điều tốt ,trừ 4 điều xấu :
5 điều tốt là : Ban ân huệ cho dân mà không hao tổn ,khiến dân làm việc khó nhọc mà không oán ;có ḷng muốn mà không tham;thư thái mà không kiêu căng;uy nghiêm mà không dữ tợn.
4 điều xấu là :Không giáo hóa dân để dân phạm tội rồi giết ,như vậy là tàn ngược;không cắt đặt răn bỏ trước mà muốn có thành tích như vậy là hung bạo;khi ra lệnh th́ không bảo là cấp bách rồi đột nhiên bắt dân phải làm xong trong một kỳ hạn gấp ,như vậy là hại dân ;khi cho dân cái ǵ mà so đo ,bủn xỉn với dân như vậy là có thói nhỏ nhen của một viên chức thấp .
Dù là những điều thường thức về “Phép trị dân” ,không học không biết được .Nếu muốn “Vừa làm vừa học,vừa rút kinh nghiệm" th́ đă mất nhiều th́ giờ công sức ,tiền bạc của dân ...V́ dân chúng phải gánh chịu hậu quả .Không thể coi dân như vật để các ông vua thí nghiệm được .
E hèm ! Lại đến giờ nấu cơm trưa rồi , mai hai lăo ta lại chuyện tiếp trên chén trà cho khuây nha .
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|