"Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xuân biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười".
Cách đọc thứ hai, là đọc ngược từ phải sang trái và từ dưới lên:
"Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta"
Cách đọc thứ ba, là đọc xuôi như cách đọc thứ nhất, nhưng mỗi câu thơ bỏ hai từ đầu:
"Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười"
Cách đọc thứ tư, là đọc ngược từ phải sang trái, từ dưới đọc lên, mỗi câu thơ lại bỏ hai từ cuối:
"Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta"
Cách đọc thứ năm, là đọc xuôi, mỗi câu bỏ 3 từ cuối:
"Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai"
Bỏ 3 từ đầu ở mỗi câu, đọc ngược:
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân ...!
Bỏ 4 từ đầu ở mỗi câu, đọc xuôi:
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặn sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười...!
Bỏ 4 từ cuối ở mỗi câu, đọc ngược:
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Dậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta...!
(ST)
Hoa cười nguyệt rọi cửa lồng gương
Lạ cảnh buồn thêm nợ vấn vương
Tha thướt liễu in hồ gợn sóng
Hững hờ mai thoảng gió đưa hương
Xa người nhớ cảnh t́nh lai láng
Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng
Qua lại yến ngàn dâu ủ lá
Ḥa đàn sẵn có dế bên đường.
(Hàn Mặc Tử)
langxet12
member
REF: 495918
11/04/2009
BÀI THƠ LẠ *
(Vô danh vô đề )
Âm Hán Việt
Phú tính sinh lai thị đă lưu
Thủ tŕ trúc thượng quá Thông Châu
Phạn lam hướng hiểu nghênh tân nguyệt
Ca bản lâm phong xướng măn thu
Lưỡng cước đạp phiên trần thế lộ
Nhất kiên đảm tận cổ kim sầu
Nhi kim bất thụ sai lai thực
Thôn khuyển hà tu phệ vị hưu
* Bài thơ trong túi người ăn mày chết giữa đường
( Theo giai thoại văn học đời Thanh . Lê Văn Đ́nh và Mai Ngọc Thanh biên soạn . NXB Công an Nhân dân 2007) . Thấy bài thơ ư tứ thâm trầm, tg Đông Hải Nguyễn Tăng Ty viết chữ , phiên âm dịch nghĩa , dịch thơ và cảm tác dự định đưa vào TTMP tập 2
Diễn nghĩa :
Vốn sinh ra đă phải đi đó đây
Tay cầm gậy trúc qua miền đất Thông Châu
Tinh sương đă lên đường với túi cơm vắt chào trăng đầu tháng
Trước gió nhạc cụ bằng tre gơ đều hát đến cuối thu
Hai chân giẵm đất làm tung bụi mù
Hai vai chịu đựng gánh cả nỗi sầu kim cổ
Thế mà không nhận được miếng ăn người bố thí
Trong thôn chú chó cứ liên hồi sủa hoài
Dịch thơ :
Trời khiến sinh ra phải đó đây
Tay cầm gậy trúc ngược Thông Châu
Trên đường cơm hẩm vui đầu nguyệt
Trước gió mơ rè gơ cuối thu
Đạp đất hai chân tung bụi tục
Nghiêng vai bốn tiết gánh sương sầu
Nhọc nhằn chẳng được người ban phước
Chó ẩn trong thôn cứ sủa đều
langxet12
member
REF: 495921
11/04/2009
Mây vờn đuổi gấp bay nhanh xa
C̣ nghiêng đảo lượn vút la đà
Trời cao thẳm rộng, mênh mông quá
Đất lớn dài sâu, lớp lớp nhà
Chim chóc truyện tṛ trêu chí chóe
Người nghe ngấp ngó ngóng nghênh ngang
Gió lạnh luồn len lay lớp lá
Giật ḿnh múm mím một mầm mai
(st)
langxet12
member
REF: 495924
11/04/2009
Dạ khúc
Cần đêm trắng để trút vơi ḷng đầy
Em luyến tiếc một mùa thu đă mất
Em xót thương cho con tim chân thật
Tha thiết yêu người dù biết đớn đau
Cần thêm những lần hẹn như lúc đầu
Để em biết anh c̣n gần em đấy
Cho nước mắt em thôi bỏng cháy
Vị mặn ṃi đắng chát đôi môi
Cần thêm anh như chút nắng xa xôi
Hay dư vị tàn tro cuộc t́nh lỡ
Cố níu yêu thương vào dang dở
Mặc thu cuối chiều... trút lá rơi
Cần tay ấm d́u em qua đơn côi
Cần hỏi han cho lấp đầy nỗi nhớ
Bóng tối trong em thiếu anh nghiêng đổ
"Dạ khúc" vọng về vụn nát yêu thương...
Đây là bài hát của nhạc sĩ Vơ Thiện Thanh do ca sĩ Đoan Trang Hát
Nhạc là thơ, thơ là nhạc
trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc
tuyệt thật
langxet12
member
REF: 495925
11/04/2009
Giai thoại văn học:
Có tám vị hầu hết đều thuộc loại "tai mắt" trong giới bút nghiên đi văn cảnh hồ Tây, không hẹn mà gặp nhau ở chỗ có mấy chiếc ghế đá trên đường Cổ Ngư (sau này là đường Thanh Niên). Không bỏ lỡ dịp may, họ kéo nhau vào cái quán cóc bên cạnh, gọi chai rượu, đĩa mực khô ngồi bù khú. Sau vài chén thù tạc, ai nấy nóng bừng mặt, và chuyện tṛ giữa họ bỗng trở nên rôm rả xoay quanh chủ đề về tha hóa đạo đức, về tác oai tác quái của đồng tiền, về số phận hẩm hiu của người cầm bút.
Về khuya, cuộc rượu đă tàn, ánh trăng đă nhạt.
Trước khi chia tay để mỗi người về một ngả, họ nảy ra sáng kiến là làm chung một bài thơ để kỷ niệm cuộc hội ngộ kỳ thú này. V́ họ có tám anh em, để mỗi vị chỉ làm một câu, nên thể thơ được chọn là đường luật - thất ngôn bát cú. Ngoài ra, họ c̣n có quy định như sau: Những "phụ âm" đầu của các chữ trong câu thơ của ai, th́ phải giống với "phụ âm" đầu của các chữ của tên người ấy.
Người khai bút đầu tiên là Vũ Hoàng Địch: "Đen đỏ đường đời đă đảo điên". Người thứ hai là Vũ Hoàng Chương: "Chợ chiều chật chội chớ chân chen". Người thứ ba là Lê Văn Trương: "Trong trắng trung trinh trèo trầy trật". Người thứ tư là Vũ Đ́nh Liên: "Lá lay lươn lẹo lại leo lên". Người thứ năm là Trần Thanh Mai: "Mơ mộng, mộng mơ mờ mịt măi". Người thứ sáu là Phạm Huy Thông: "Thiết tha, tha thiết thiệt tḥi thêm". Người thứ bảy là Nguyễn Vỹ: "Vội vă về vườn ve văn vợ". Người cuối cùng là Đoàn Phú Tứ: "Tích tịch t́nh tang tớ túng tiền".
Tính đến nay bài thơ đă ở tuổi gần "thất tuần thượng thọ", và tám vị đồng tác giả kia đều đă thành người thiên cổ. Kẻ hậu sinh này may mắn được một vị bô lăo, vốn là một nhà nhiếp ảnh đất Hà thành ngày xưa, đọc cho nghe. Với tŕnh độ thô thiển bản thân, tôi xem đây là một bài thơ rất lạ, rất tài hoa; hơn nữa, nó c̣n là một kỷ niệm đẹp của các bậc tiền bối đáng kính nên xin chép ra đây cho mọi người cùng thưởng thức.
Đen đỏ đường đời đă đảo điên
Chợ chiều chật chội chớ chân chen
Trong trắng trung trinh trèo trầy trật
Lá lay lươn lẹo lại leo lên
Mơ mộng, mộng mơ mờ mịt măi
Thiết tha tha thiết thiệt tḥi thêm
Vội vă về vườn ve văn vợ
Tích tịnh t́nh trang tớ túng tiền.
langxet12
member
REF: 495927
11/04/2009
BÀI THƠ T̀NH KỲ LẠ
Trong giới thi nhân và khảo cổ đă từng lưu truyền một bài thơ t́nh t́m thấy trong ngôi mộ cổ của một thiếu nữ .
Khi mở vỏ quách và nắp ván thiên chiếc quan tài chạm chổ công phu bằng gỗ ngọc hương dày hàng tấc người ta hết sức kinh ngạc khi t́m thấy tấm gỗ quí khắc một bài thơ tinh kỳ lạ chứa đựng một thiên t́nh sử bi thương , đọc lên thấy tim ḿnh như thắt lại . Nội dung bài thơ nguyên bản như sau:
Chỉ có 4 ḍng , 20 âm tiết và vẻn vẹn chỉ có 9 từ nhưng được lặp lại nhiều lần ; trong đó chữ HẬN : 2 lần chữ SINH : 5 lần . Cặp từ QUÂN - NGĂ lặp lại đến 8 lần đă tạo ra hiệu ứng rất đặc biệt . 20 âm tiết trong bài thơ người đọc thấy không thừa không chán không nhàm trái lại nó nhấn mạnh nỗi bất hạnh , nỗi đau thêm da diết khắc nghiệt và số phận thêm bi thương .
Nghệ thuật dùng điệp từ khéo léo
Bài thơ rất khó dịch bởi lời thơ quá ngắn , ư thơ quá cô đặc , ngôn từ quá chặt chẽ
Có nhiều bài dịch nhưng thấy chưa đạt , chưa sát .
Ví dụ bài : "Chàng sinh thiếp chửa ra đời
Thiếp sinh chàng đă già rồi c̣n đâu
Chàng buồn v́ thiếp sinh sau
Bởi chàng sinh sớm thiếp sầu ngàn thu "
bài thơ dich theo thể lục bát đă làm sai và yếu đi rất nhiều . V́ QUÂN - NGĂdịch là Chang - Thiếp vừa ngược với chủ ư nguyên bản , tạo ấn tượng trực cảm cho người đọc nghĩ rằng đây là chuyên vợ chồng của Chàng của Thiếp
Hay chữ HẬN DỊCH LÀ BUỒN hay SẦU là không ngang nghĩa với chữ Hận . Áy là chưa kể ta c̣n phải thêm vào một số từ để dễ dàng gieo vần làm yếu đi bài thơ . Vi dụ bài trên thêm vào chữ c̣n đâu
Cũng có một bản dịch khác như ;
Khi chàng sinh em c̣n hạt bụi
Em sinh ra chàng đă già rồi
Chàng hận v́ em đă sinh muộn
Em hận v́ chàng đă sớm ra đời .
Hoặc
Chàng sinh , em chẳng là ǵ
Em sinh chàng đă già đi hơn rồi
Chàng hận em muộn chào đời
Em hận chàng sớm già rồi c̣n chi
bimbim118
member
REF: 495939
11/04/2009
Cám ơn LX đă cho đọc những bài thơ thật lạ và thật hay!
langxet12
member
REF: 496078
11/05/2009
TT.kh ???
Huyền thoại thi ca tiền chiến Việt Nam những năm 1937-38 bỗng nổi cơn ba đào với bốn bài thơ kư tên T.T.Kh rồi sau đó lặng lẽ tan vào cơi hư không mặc cho dư luận ồn ào xôn xao. Chất hưng phấn làm hoa ti gôn nở rộ một thời được khai hoa nở nhụy bằng một câu chuyện "Hoa ti gôn" của kư giả Thanh Châu đăng trên báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" xuất bản tại Hà Nội. Là một truyện ngắn không có ǵ đặc sắc nhưng nhẹ nhàng và bay bổng, “Hoa ti gôn” kể về một chuyện t́nh buồn giữa một chàng họa sĩ và một thiếu nữ gia đ́nh thượng lưu.
Sau đó không lâu, ṭa soạn nhận được một bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn", kư tên T.T.Kh do một người thiếu phụ trạc hai mươi, dáng bé nhỏ thùy mị, nét mặt u buồn mang đến. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện. Câu chuyện "Hoa ti gôn" đă khơi lại mối t́nh xưa của người thiếu phụ (T.T.Kh.) với một chàng nghệ sĩ, cả hai đă qua một thời yêu thương hẹn ḥ dưới giàn hoa ti gôn. Rồi chàng ra đi biền biệt không hẹn ngày về. Nàng ở lại vâng lời mẹ cha gạt nước mắt nên duyên cùng người khác - một người chồng luống tuổi - để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của thời quá khứ. Bài thơ Hai sắc hoa ti gôn đă gây nên xúc động lớn trong ḷng người yêu thơ bởi những câu thơ quá da diết. Sau bài thơ nầy, toà soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy lại nhận được bằng đường bưu điện ba tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh. Đó là các bài "Bài thơ thứ nhất", "Bài thơ đan áo" (riêng đăng ở Phụ nữ thời đàm) và "Bài thơ cuối cùng".
Từ đó về sau, người ta không c̣n gặp thơ của T.T.Kh nữa. Không ai hiểu tại sao bài "Hai sắc hoa ti gôn" lại xuất hiện trước "Bài thơ thứ nhất" và cũng không hiểu tại sao tác giả lại lặng lẽ rời bỏ văn đàn không lời từ biệt để lại trong ḷng người yêu thơ bao nỗi niềm thương nhớ luyến tiếc.
HAI SẮC HOA TI GÔN
TT.kh
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người ấy với yêu thương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng lạnh ḷng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài những lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng “Hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ t́nh ta cũng thế thôi.”
Thuở đó nào tôi có hiểu ǵ,
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Mầu hoa trắng
Là chút ḷng trong chẳng biết suy.”
Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường.
Từ đấy thu rồi thu lại thu,
Ḷng tôi c̣n giá đến bao giờ.
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
"Người ấy" cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhung hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai
Tôi nhớ lời người đă bảo tôi,
Một mùa thu cũ rất xa xôi.
Đến nay tôi hiểu th́ tôi đă
Làm lỡ t́nh duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu...
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đ̣.
Nếu biết rằng tôi đă có chồng,
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Hay chăng chị mỗi chiều đông
Đáng thương những kẻ có chồng như em
Vẫn c̣n giá lạnh trong tim
Đan đi đan lại áo len cho chồng
Con chim ai nhốt trong lồng
Hạt mưa nó rụng bên sông bơ thờ
Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ
Hay đâu gió đă sang bờ ly tan
Tháng ngày miễn cưỡng em đan
Kéo dài một chiếc áo lam cho chồng
Như con chim nhốt trong lồng
Tháng ngày than tiếc ánh hồng nơi nao
Ngoài trời hoa nắng xôn xao
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm
Ai đem lễ giáo giam em
Sống hờ hết kiếp trong duyên trái đời
Ḷng em khổ lắm chị ơi
Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng năm dài
Đêm đêm nằm tưởng ngày mai giật ḿnh
BÀI THƠ THỨ NHẤT
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá
Ḷng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa.
Ở lại vườn Thanh có một ḿnh
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều.
Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi ḷng vẫn nhớ em.
Đang lúc ḷng tôi muốn tạm yên
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt ḍng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
Đẹp ǵ một mảnh ḷng tan vỡ
Đă bọc hoa tàn dấu xác xơ
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
Th́ ai trông ngóng chả nên chờ.
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
V́ tôi c̣n nhớ hẹn nhau xưa:
“Cố quên đi nhé câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ”.
Tôi run Sợ viết lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến
Song đời nào dám gặp ai về.
Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa than ôi
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi
**********************************************
BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ một ḷng đau
Ba năm ví biết anh c̣n nhớ
Em đă câm lời có nói đâu.
Đă lỡ thôi rồi chuyện biệt ly
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh “ti gôn” ấy
Mà viết t́nh em được ích ǵ?
Chỉ có ba người đă đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.
Là giết đời nhau đấy biết không?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh em viết ḍng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng.
Từ đây anh hăy bán thơ anh
C̣n để yên tôi với một ḿnh
Những cánh hoa ḷng, hừ đă ghét
Th́ đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đă úa rồi
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp
Đi nhớ người không muốn nhớ lời.
Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
Tôi run Sợ viết bởi rồi đây
Nếu không yên được th́ tôi chết
Đêm hỡi, làm sao tối thế này?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.
Tôi biết làm sao được hỡi trời
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong ḷng ướt
Sợ quá đi anh, có một người...
================================================
TT.kh là ai vậy cà? Sao lại ẩn ḿnh, ko xuất hiện nữa. Bảy mươi năm trôi qua, nhân gian tốn bao giấy mực để t́m hiểu T.T.Kh là ai. Người th́ đoán Trần Thị Khánh, một nữ sinh Hà nội, người yêu của Thâm Tâm, một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng với bài Tống Biệt Hành. Kẻ lại bảo là Nguyễn Bính, rồi em gái họ nhà thơ Tế Hanh. Người khác đoan chắc đó là Trần Thị Vân Chung, người yêu nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn Hoa ti gôn. Ai đúng ai sai, làm sao biết được khi tác giả tiếp tục thinh lặng “sống hờ hết kiếp, trong duyên trái đời”.
Làm sao có thể dệt nên chuyện t́nh buồn nếu chỉ có một người? Thế là dư luận đổ xô đi t́m “người ấy” của T.T.Kh để hỏi xem “người ấy có buồn không? Có c̣n nghĩ tới loài hoa vỡ”. Kẻ xầm x́ nói đó là nhà thơ Thâm Tâm, người lại bảo là nhà văn Thanh Châu. Nguyễn Bính, J. Leiba và bao nhiêu anh hùng thiên hạ khác nữa cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của ḿnh! Ai đúng ai sai, làm sao biết được khi loài hoa ti gôn chỉ nở một lần, hoa rụng mang theo niềm bí mật của người yêu hoa.
Làm sao có thể dệt nên chuyện t́nh ngang trái nếu không có người thứ ba, là kẻ có nợ nhưng không duyên, có nghĩa nhưng không t́nh? Thế mà thiên hạ chẳng ai buồn t́m hiểu người chồng “nghiêm luống tuổi” là ai? Báo chí chẳng tốn một giọt mực, không một lời phân ưu. Chẳng ai buồn thắc mắc đến danh tính của kẻ chiến thắng nhưng lại là chiến bại, kẻ “được” nhưng là “mất”. Cũng như vợ ḿnh, chân dung của ông vẫn là một ẩn số phụ bé nhỏ không lối đáp trong nghi án văn học T.T.Kh.
(nguồn thu thập từ Internet)
Một ngôi văn tinh kỳ dị, lạ lùng, quái đản vừa rụng trên bầu trời văn học. Chỉ cần nói như vậy th́ có lẽ bất kỳ ai cũng biết ngay là thi sĩ Bùi Giáng vừa qua đời.
Trong ṿng nửa thế kỷ vừa qua, chưa có nhà thơ nào tạo được một bóng dáng lồng lộng trên ṿm trời thơ như Bùi Giáng. Ông làm được thơ, viết văn, bàn luận về văn học, triết học, chuyển dịch nhiều tác phẩm văn chương của thế giới sang Việt ngữ. Tất cả đều theo một thể điệu riêng biệt của ông. Văn nghiệp của Bùi Giáng vô cùng đồ sộ. Nội chuyện làm một bảng thư mục Bùi Giáng cũng đ̣i hỏi chúng ta mất nhiều th́ giờ và công phu lắm, chứ chưa nói đến vấn đề ǵ khác.
Bùi Giáng có một sức đọc và viết vô cùng kinh khủng. Viết liên tu bất tận, ngưng viết th́ đọc, ngưng đọc th́ viết. Dịch sách Tây, sách Tàu, Đức ngữ, Pháp ngữ. Cái lạ lùng vô cùng quí báo mà Bùi Giáng mang lại cho chúng ta chính là sự uyên bác, tài hoa, thâm trầm, bí ẩn của ông, tất cả đều nhào biến một cách vô cùng tự nhiên rồi hiện ra trong một vẻ giản dị tài t́nh của một tâm hồn và ngôn ngữ Việt. Trước bế tắc tư tưởng của Phương Tây cùng sự tràn lan của chủ nghĩa hư vô, ông đă trở về ngọn nguồn phương Đông nhất thể, trở lại với cái hài ḥa của đạo tự nhiên, đạo vũ trụ, mộc mạc, sơ nguyên, ẩn mật nơi tư tưởng vô cùng trầm trọng. Ông gom hết mọi chuyện lại rồi đưa đẩy tuôn trào thành một chuyển động tư tưởng bát ngát, một ḍng thơ yêu kiều, thâm thúy.
Tư tưởng và chất thơ cổ kim đông tây tuôn chảy qua tâm hồn Bùi Giáng, biểu hiện thành một ḍng thơ độc đáo và tuyệt vời nhất mực. Tinh thể thi ca di động qua một vài đỉnh núi chon von cô độc như Nguyễn Du, Holderlin, Heidegger, Nietzsche, càng bát ngát hơn khi chuyển động qua hồn thơ mênh mông của Bùi Giáng. Mỗi chữ, mỗi lời, từng câu từng tiếng đều là thơ. Lời nói thiệt với tinh thể ngôn ngữ là thơ, mà lời nói giỡn dưới chiếc áo dùng dằng của ngôn ngữ cũng là thơ. Đi, đứng, nằm, ngồi, cười khóc, vui đùa đều là thơ. Lúc không điên là thơ, mà lúc điên vẫn cứ là thơ. Đi cho tới cùng cái sâu thẳm nhất của ngôn ngữ, tới đỉnh cao chót vót của nó, sống với nó trong từng mỗi giây mỗi phút, trong từng mỗi sát na, xưa nay có lẽ chỉ mới có Bùi Giáng là một.
Từ Nguyễn Du đến Bùi Giáng, đường bay của thơ thực là kỳ diệu, mênh mông, vô lượng. Ông là chiếc bóng của Nguyễn Du, hay chính ông đă đẩy Nguyễn Du đến cùng thể tính của thi ca, làm lồng lộng, chất ngất một hồn thơ nước Việt.
Sống với thơ, giỡn chơi với ngôn ngữ để tạo nên thơ. Chữ nghĩa của Bùi Giáng lúc nào cũng có một điều ǵ đó rất dị thường. Ông chỉ cần sắp đặt những đề tựa tư mục lục một tập thơ của một tác giả khác th́ đă mang lại cho chúng ta một bài thơ tuyệt đẹp. Nhưng sắp đặt và xô đẩy chữ nghĩa phải là theo cách của ông, chớ không thể của người nào khác được. Hay ông ngắt câu, ngắt đoạn từ bài thơ lục bát của một người làm thơ khác, biến đổi h́nh thức thành một bài thơ tự do, tức thời bài thơ ấy sẽ trở nên kỳ dị và đẹp đẽ lạ lùng. Rất nhiều người làm thơ đă biến đổi thể lục bát 6/8 thành 3/3/2/6, 4/2/6/2/ hay2/4/8, hay 6/4/4, hay c̣n biến đổi nhiều hơn nữa thành 1/2/3/2/2/2/2 th́ có lẽ là đều bắt nguồn từ cách giỡn chơi của Bùi Giáng
Cuộc đời của Bùi Giáng và thơ của ông, ngay từ khởi đầu dường như đă có nhiều điều bất thường:
Lỡ từ lạc bước chân ra
Chết từ sơ ngộ màu hoa cuối cùng
Gần đây, thân nhân Bùi Giáng xuất bản tập thơ “Chớp Biển”, kỷ niệm Bùi Giáng vừa đúng 70 tuổi, giúp cho chúng ta nhiều dữ kiện để hiểu biết ông hơn. Hiểu một tác giả qua cuộc đời và hoàn toàn sống của tác giả ấy như phương pháp phê b́nh của Saint Beuve vẫn c̣n là một trong những cách thẩm thấu với văn chương rất thông t́nh đạt lư. Bà Bùi Giáng qua đời cách đây nửa thế kỷ, cảnh ly tan đó đă xô đẩy Bùi Giáng đến những đổ vỡ cùng cực. Bóng dáng người nữ ám ảnh ông suốt đời, để rồi từ đó ông sẽ nghiệm ra được một cách vô cùng sâu thẳm về tính nữ, về nguyên lư mẹ. Nói như Nguyễn Xuân Hoàng ai cũng cần một bà mẹ. Bà mẹ đó cũng có thể hiện ra trong một bóng dáng khác là người chị, cô em gái nhỏ hay chính là đứa con gái của ḿnh. Tất cả cái thiêng liêng và tục lụy của mẫu người nữ đă biến hiện chập chùng qua h́nh ảnh người vợ, để rồi chuyển động nhiều hơn mà trở thành bà mẹ uyên nguyên của đất trời.
Nhiều lúc ông kể lễ nghiêm trang, đạo mạo, có lúc lại đùa giỡn, cười cợt với h́nh bóng các mẫu thân, tuy vẫn có pha đôi chút ngậm ngùi:
Mẹ về trong cơi người ta
Một hôm mẹ gọi con ra bảo rằng
Trần gian vui sướng lắm chăng
Hay là đau khổ hỡi thằng chiêm bao.
Giữa những vần thơ điên của ông, dôi lúc chúng ta sẽ t́m thấy những câu thơ vô cùng kỳ diệu nói về bà mẹ thiêng liêng ấy, tất cả đều như rạo rực, sinh sôi, triển nở.
Một hôm nào em mở cửa đầu khe
Và bữa đó đến bây giờ cỏ rạ
Thi nhau mọc mặt trời lên lả tả
Bông lúa chín trong rừng kêu tiếng lá
Chóc chim xanh đ̣i đẻ trứng bây giờ
Nhắc đến các h́nh ảnh mẫu thân của Bùi Giáng, tôi cũng muốn nhân đây chép thêm mấy câu thơ rất đẹp của ông về cô em gái nhỏ, mà đọc lên hẳn rằng chúng ta dễ liên tưởng ít nhiều đến người vợ cũ năm xưa đă chia ĺa với ông quá sớm, khi họ cùng mới nhau bước chân vào đời. Dĩ nhiên, cô em gái nhỏ ấy cũng có thể là một trong những người nữ Bùi Giáng tiếp tục gặp về sau:
Em là em anh đợi khắp nẻo đường
Em có nụ cười buồn mây mọng
Em có là mi khép lá cây rung
Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng
Hồ gương ơi! Sao sóng lục vô chừng!
......
Em ở lại với đời ta em nhé
Em đừng đi cho ta nắm tay em
Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
Vào trong mơ em mộng rất êm đềm
Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
Để nh́n em qua khe hở du dương
Ṿng theo máu hai ṿng tay khép chặt
Ồ thưa em ta thấy mộng không thường
Cái tang bà Bùi Giáng đóng đinh suốt đời ông. Rồi cùng lúc, ông gặp nhiều điều bất ưng ư giữa một thời đại mà bạo lực là phương tiện hàng đầu của con người.
Thời kháng chiến, ông đi chăn ḅ giữa những đồi sim ở một vùng đồi núi nào đó giữa miền Trung đất nước, để tự thấy ḿnh là một thứ Tô Vũ của thời đại. Ông kết những ṿng hoa dại đeo vào cổ ḅ, cổ dê, và đùa giỡn suốt ngày với đàn thú hiền từ. Cho ḿnh là Tô Vũ, có lẽ đó cũng là một cách Bùi Giáng nói cho chúng ta biết ông là người bị lưu đày ngay chính nơi quê nhà của ḿnh chứ không cần biệt xứ nơi đâu. Sau này, thỉnh thoảng ông cũng nhẹ nhàng vẽ lại cho chúng ta thấy đôi chút cảnh quan rùng rợn, tang thương của những ngày ấy:
Hăi hùng bi kịch đồi tranh
Trùng quan vó ngựa tế nhanh trong mù
Thây người nát ở phía sau
Nh́n thu khép mắt khổ đau khôn hàn
Rồi ḥa b́nh được lập lại, nhưng Bùi Giáng không c̣n thể nào trở lại sống cuộc đời b́nh thường như chúng ta nữa, Những chấn động dữ dội của thời tuổi trẻ đă góp phần dồn đẩy ông tới bờ vực chon von. Định mệnh đă chọn ông là một thiên tài điên của dân tộc, đẩy ông bước theo Nguyễn Du, để ông kết bạn với Gerard de Nerval, Saint Exupéry, Khuất Nguyên, Tô Đông Pha, Apollinaire, André Gide, Camus, René Char, để đôi khi nghiêm trang đàm đạo với Khổng Tử, Heracleitus, Parmenides, để sống cuộc đời quỉ khốc thần sầu cũa một cuồng sĩ ngoài chợ, và tuyệt vời nhất vẫn là để viết lại cho đất nước những ḍng thơ kỳ diệu độc nhất vô nhị.
Cuộc đời Bùi Giáng và thơ Bùi Giáng chỉ c̣n chập chùng lên nhau giữa những giấc chiêm bao, phù du, mộng mị. Ông sống ở đời lúc tỉnh lúc điên: lúc tỉnh đă là chiêm bao nhưng lúc điên th́ càng là chiêm bao quá cỡ. Trước năm 75, thỉnh thoảng ông mới lên cơn điên nhưng sau 75 cơn điên kéo dài lâu quá. Bà Irina, một phụ nữ người Nga có nhiều liên hệ mật thiết với Việt Nam, khi gặp Bùi Giáng, đă lặng lẽ tuôn chảy những ḍng lệ nóng hổi cho một thiên tài mà bà nh́n thấy như h́nh bóng một Diogenes thời đại, cầm cây đuốc đi giữa ban ngày để t́m chân lư. Chân lư đă bị khuất lấp cả hai mươi thế kỷ rồi, chứ phải đâu chỉ là những ngày trước mắt. Vậy nên, nơi chiếc bàn viết lữ thứ, khi cầm bút viết lại để sống đời của một nhà văn lưu vong, Mai Thảo nhắc đến Bùi Giáng, phác thảo đôi nét về Bùi Giáng rất hay, sống động và tài t́nh, nhưng tôi cho là Mai Thảo rất nhầm lẫn khi qui tội điên của Bùi Giáng cho những nguyên nhân thời đại:
Và ở Sài G̣n vẫn c̣n Bùi Giáng
Tối tối về chùa đêm làm thơ
Ngày ca múa khóc cười giữa chợ
Kẻ sĩ điên thế kỷ mù rồi
(Mai Thảo, Viết văn trở lại)
Hăy thử đọc lại vài câu thơ Của Bùi Giáng tự nói về ḿnh. Ông gần như sống giữa một lớp sương mù dày đặïc của những giấc mộng chồng chất. Ông sống như một ông đạo, như một trích tiên, như ma quỉ, hay như một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ cùng cực:
i về với gió phù du
Mở trang mộng mị cho mù sa bay
Quê nhà chỉ c̣n là giấc mộng đă qua, thân thế cũng chỉ là một nỗi đời hư huyễn:
Hỏi tên, rằng biển xanh đâu
Hỏi quê, rằng mộng ban đầu đă xa
Gọi tên, rằng một hai ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghị tâm!
Ông đă tự hỏi tự đáp về tên tuổi và quê hương thực của ḿnh:
Hỏi tên? – Cổ lục phong trần
Hỏi quê? – Mộng tưởng tiền tŕnh bơ vơ
Ông luôn lập đi lập lại ư tưởng ấy khi có dịp:
Hỗn mang về giữa hiên nhà
Bây giờ cố quận tên là chiêm bao
Cái thế giới chiêm bao mộng mị ấy, có lúc ông chợp bắt được thành những câu thơ rất đẹp:
Ta gọi chiêm bao về mộng mị
Chắp ân t́nh cho nghĩa rộng tinh sương
Về tuế nguyệt bước ngao du tận mỵ
Người có nghe tang hải réo vô thường?
Sống và mơ giữa thế giới đó, ông vác cần đi câu cá hư vô ngoài biển đông:
Tôi làm Nam hải Điếu đồ
Ngồi câu con cá hư vô giữa trời
Ông yêu mến, quí trọng từng đốm nhỏ li ti của trời đất và sự sống, từng cây cỏ dại, từng cánh bướm, cánh chuồn chuồn:
Xin yêu măi và yêu nhau măi măi
Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn.
Khi tỉnh táo mà viết được Tôi nói điệu điên rồ / Ấy là vui vậy th́ quả là ông đă thoát ra khỏi mọi phiền trược của cuộc đời, chẳng c̣n câu chấp chi cả, ông sống hoang hỉ như một đứa trẻ với một nguồn thơ tinh khôi, hồn nhiên, đầy hoan lạc.
Đọc thơ Bùi Giáng để cảm cái t́nh và ư của nó, để sống cái thâm diệu của tư tưởng đă hé mở và như luôn hứa hẹn một cơi mênh mông bát ngát dị thường sau đó. Đọc thơ ông cũng là để thưởng thức chữ dùng cực kỳ tài t́nh của ông. Có những chữ rất thông tục, tầm thường, nhiều khi chúng ta không muốn sử dụng v́ không được nhă, nghe hơi nặng tai. Vậy mà khi những chữ ấy rớt vào tai họ Bùi, không cần tỉa gọt, trau chuốt ǵ cả, chỉ xô đẩy tự nhiên như hít vào thở ra, th́ nó sẽ trở thành thơ. Hăy đọc thử bốn câu thơ sau, chúng ta sẽ thấy ngay cái tài hoa lạ lùng của Bùi giáng khi biến đổi một chữ tầm thường thành chữ của thơ như thế nào. Ông phả vào những cái tài hoa ẩn mật của hồn thơ để mang lại cho nó một sức mạnh vô cùng kư bí :
Người con gái lội qua khe
Bàn chân với nước lạnh đè lên nhau
Nỗi niềm tưởng lại xưa sâu
Bàn chân với nước cùng nhau lại đè
Chữ khe, rồi lại chữ đè thực là đắc địa. Dùng chữ đến như vậy th́ không c̣n là viết văn, làm thơ nữa, mà đă là thợ trời của chữ. Ngay khi ông lên cơn điên, nhưng chưa điên quá độ, mà mới chỉ trôi nổi giữa những cơn điên nhẹ, ông cũng mang lại cho chúng ta những câu vần vè quàng xiên rất vui vẻ. Nhớ lại những ngày đi chăn ḅ chăn dê giữa núi rừng, thời trai trẻ, rồi liên kết với việc làm thơ và một số h́nh ảnh khác, tức thời những h́nh ảnh và các con chữ sẽ xô đẩy nhau. Ông viết mấy ḍng sau, như một bức tranh của trẻ con vẽ, không đầu không đuôi, không luật tắc, thấy và thích th́ cứ quẹt bừa, cứ bôi bác bừa những vệt màu và đường nét, vậy mà sẽ mang lại cho người xem nhiều điều lư thú.
Làm thơ như thể chăn trâu
Chăn ḅ, chăn ngựa, ngơ hầu chăn dê
Chăn hùm thiên mệt chán chê,
Chăn beo, chăn gấu, nghiệp nghề chăn voi.
Đi vào cơi thơ Bùi Giáng, bên những cơn điên dài của ông, giữa những cơn chiêm bao mộng mị, đôi lúc thấy ông điên vậy mà nh́n kỷ lại th́ ông chẳng điên chút nào. Vậy nên, có nhiều người cho là Bùi Giáng không điên, như Viên Linh cho rằng ông chỉ chọn một thái độ sống như vậy mà thôi. Trước thế giới Bùi Giáng, chúng ta như đứng nơi một ngă ba đường, hay những lối ṃn trong rừng thẩm mà cần phải chọn một hướng đi, mỗi người phải tự định hướng cho riêng ḿnh.
Riêng tôi, lúc nào tôi cũng thấy Bùi Giáng là một thiên tài điên. Điên nhưng rất hiền ḥa, rất thơ mộng, điên như thánh. Giữa những cơn điên kéo dài lâu quá, ông như không c̣n phân biệt cái thực và hư. Có một bữa, ông đ̣i tôi chở về một căn nhà nào đó bên miệt Phú Nhuận để ông cho vịt ăn, v́ nhiều ngày quá rồi ông chưa trở về chắc là vịt đói lắm. Trên căn gác tôi đưa ông về, ông rào một chuồn vịt khoảng mấy thước vuông, ông ném gạo cho vịt ăn, nói nói cười cười, rất hoan hỉ, nhưng đàn vịt ấy chỉ toàn là một bày vịt bằng nhựa. Trước năm 75, tôi gặp ông rất thường v́ mỗi buổi chiều rảnh rỗi tôi thường ghé Đại học Vạn Hạnh viếng thăm thầy Tuệ Sĩ rồi cũng tạt qua thăm ông. Lúc nào cũng thấy ông làm việc. Nằm ở một góc nhà, chung quanh đẩy sách vở, đọc đọc chép chép không ngừng nghỉ. Ngoài những cơn cuồng, Bùi Giáng rất lặng lẽ, ghét chuyện thị phi, tranh chấp ô trọc. Tôi c̣n nhớ khoảng năm 1971, tuần báo t́m hiểu của cô Phan Lâm Hương (con gái út cụ Phan Huy Quát) có thực hiện một cuộc nói chuyện với Bùi Giáng rất hay và nghiêm trang, có thể giúp cho người đọc chia sẽ được nhiều điều với Bùi Giáng. Nhưng sau đó th́ có vấn đề, v́ bài báo ấy mà một thi sỉ khác, cũng là loại cô phong đỉnh của ṿm thơ Việt hiện đại gây hấn với Bùi Giáng quá cỡ. Bùi Giáng sau đó rất sợ mấy nhà báo. Ông than phiền hoài, cho rằng mấy ông làm báo đă kéo Bùi Giáng vào việc thi phi ở đời, từ đó ông không c̣n muốn gặp mấy người kư giả, viết báo thường thích gây chuyện chộn rộn ở đời.
Bùi Giáng tránh né việc thi phi, và ông rất ghét bạo lực, bạo động, bạo quyền. Hơn 25 năm trước, tôi thấy ông nuôi một đàn chó nhỏ, đi đâu cũng dẫn theo làm chúng sủa vang các hẻm đường, có lúc ông cho luôn hết vào bao bố và vác trên vai làm chúng cũng muốn ngất ngư, ngộp thở, chỉ c̣n kêu hục hục trong bao. Có lần ông để quên đàn chó ở nhà bà Bé Kư cả tuần lễ làm Bé Kư phải nuôi ăn và chăm sóc rất mệt, hở tay ra là chúng sủa vang nhà không ai chịu nổi. Đàn chó này, mỗi con đều có tên, và tôi rất kinh hoàng thấy ông gọi con chó xấu xí, nhếch nhát nhất trong đám bằng tên nhân vật số 1của lịch sử hiện đại. Và sau năm 75, chẳng lạ ǵ khi mà cứ những chổ đông người, chợ búa xô bồ, cuồng sĩ họ Bùi thường đứng diễn thuyết, hùng hồn kể tội cụ HCM mà dàn cầm quyền chóp đỉnh hiện nay.
Tôi cũng c̣n nhớ, có lần nói chuyện với ông, tôi mới chỉ lỡ lời nhắc đến các nhà nho cách mạng đất Quảng, hai cụ Phan Tây Hồ, Huỳnh Thúc Kháng, th́ ông rất tức giận, rồi lên cơn điên ngay, chộp lấy cổ áo tôi, gần như muốn xô tôi xuống từ lầu ba trường Vạn Hạnh.
Qua mấy câu chuyện nhỏ này, tôi cảm thấy rằng, Bùi Giáng chỉ muốn sống với mọi người trong một thế giới thái ḥa, an lạc. Đua tranh rồi bạo động chỉ là mầm mống của phân ly, mất quân b́nh và rối loạn. Ông yêu thích cuộc sống lặng lẽ tự nhiên, như một đôi lần tôi thấy ông len lén chào mấy người đệ tử của ông Đạo Dừøa với một vẻ hỉ hoan bất tận bộc lộ ra trên khuôn mặt. Ông chào rất kính cẩn mấy ông đạo này, những người đă tự phát nguyện tịnh khẩu vài ba năm, có người quyết tịnh khẩu cho đến khi nào hỏa b́nh được lập lại mới sẽ mở miệng, cất tiếng với đời.
Bên trên là vài giai thoại về Bùi Giáng bởi v́ đề cập đến Bùi Giáng mà không nhắc qua các giai thoại dính dáng đến ông th́ quả là thiếu sót. Mới đây, trên việc báo kinh tế số ngày 17 tháng 10 năm 1998, ông La Toàn Vinh, cựu sinh viên trường Mỹ Thuật Gia Định nhắc lại vài h́nh ảnh Bùi Giáng mà ông bắt gặp ở Sái G̣n trước đây, đọc rất vui. Đọc đến chổ Xuân Diệu diễn thuyết trong khuôn viên trường Mỹ Thuật, ông đi tới đi lui ngoài cổng trường và chửi đổng “Mẹ mày Xuân Diệu...Mẹ mày Xuân Diệu”, tôi đă phải cười ph́ và nhớ ngay đến dáng đi điệu nói, tiếng cười của ông.
Có thể không cần đọc Bùi Giáng, mà chỉ cần nghe những giai thoại về ông th́ cũng là đủ để sống được chất thơ và đời thơ của Bùi Giáng. Những giai thoại như thế, nếu cất công đi ghi chép lại nơi bạn hữu, thân nhân của Bùi Giáng và trên khắp đường phố Sài G̣n th́ có lẽ chúng ta sẽ có cả một quyển sách dày như tự điển, góp phần phong phú đời sống văn học đất nước trước mắt và cho cả mai sau.
Chúng ta vừa đi qua một vài nơi giữa khu vườn bát ngát mênh mông của cơi thơ Bùi Giáng. Khi viết bài này, chúng tôi rất tiếc là không có trong tay tài liệu ǵ về Bùi Giáng, chỉ đành nhặt nhạnh mấy câu thơ nới các bài báo gần đây, tuy nhiên cũng hy vọng là đă vẽ phác được đôi nét về ông, làm sống lại đôi chút h́nh ảnh một thiên tài của dân tộc.
Bùi Giáng là thiên tài nhưng là một nhà thơ điên, v́ vậy ông viết quàng xiên nhiều quá. Nhưng cũng chẳng hề ǵ, mấy ngàn trang sách của ông chỉ cần lọc lại thành một tập thơ nhỏ, rồi với tập thơ ấy chỉ cần tinh lọc thêm một lần nữa để chỉ c̣n lại chừng mươi bài, th́ với mươi bài thơ ấy ông cũng đă là một nhà thơ lớn bậc nhất của thời hiện đại, một v́ sao lấp lánh rạng rỡ măi hoài trên ṿm trời thơ của dân tộc Việt
Viết xong ở gác nhỏ đường Hồ Tây,
Thành phố Vườn, ngày 19.10.1998
HUỲNH HỮU ỦY
Tái bút: Bài viết trên đây đă gởi đi để kịp chuẩn bị sắp chữ và lên khuôn trong số báo tới v́ t́nh cờ tôi vừa t́m lại được tờ Tạp Chí thơ số ra mắt vào mùa xuân 1994 có in một bài viết rất hay của Thanh Tâm Tuyền về Bùi Giáng cùng với hai bài thơ của Bùi Giáng. Tôi chẳng thể nào không viết thêm mấy gịng tái bút này, dù biết có làm phiền hà ṭa soạn trong việc sắp xếp lại trang báo trước khi đưa đi in, để trích lại ở đây một đoạn văn của Bùi Giáng mà Thanh Tâm Tuyền đă trích dẫn cùng một bài thơ của Bùi Giáng mà Tạp Chí thơ đă chọn để in lại.
Đây là bài thơ Bao Giờ của Bùi Giáng:
Bằng bút ch́ đen
Tôi chép bài thơ
Trên tường vôi trắng
Bằng bút ch́ trắng
Tôi chép bài thơ
Trên lá lục hồng
Bằng cục than hồng
Tôi đốt bài thơ
Từng giờ từng phút
Tôi cười tôi khóc bâng quơ
Người nghe cười khóc có ngờ chi không
Quả là một bài thơ tuyệt đẹp với những h́nh ảnh tự động xô đẩy đuổi bắt nhau. Những h́nh ảnh chuyển động trên một đường biên của hữu thức và vô thức. Ảnh tượng và sắc màu rất cụ thể mà rơ ràng là vô thực và đầy mộng mị. Tất cả là để dẫn đến một dấu hỏi về cuộc đời và ư nghĩa nhân sinh, đầy khúc mắc và nhẹ nhàng, tế nhị, và vô cùng bao dung. Có thể nói đó là một bài thơ siêu thực hiện đại mà vẫn chứa chấp một cái hồn cổ kính thơ mộng.
Và đây là mấy ư kiến về thơ của Bùi Giáng mà Thanh Tâm Tuyền đă dẫn:
“Thơ là một cái ǵ không thể bàn tới, không thể dịch, diễn th́ được. Người ta có thể diễn tả một trận mưa rào bằng thơ. Th́ có lẽ muốn diễn tả một bài thơ, người ta chỉ có thể phác động một trận mưa rào, một cơn gió thu. Mà muốn thực hiện sự đó, th́ ngoài việc làm thơ ra, con người không c̣n phép ǵ khác. Thế có nghĩa là muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác.
Người xưa am hiểu sự đó, nên họ chỉ vịnh thơ chứ không điên rồ mà bàn luận về thơ. Người đời nay trái lại. Họ buộc phải luận thơ có mạch lạc luận lư không được “bốc đồng”, vịnh lăng nhăng cái chỗ ngu si đó là điều bất khả tư nghị vậy”.
Thơ tôi làm chỉ là một cách d́u ba đào về chân trời khác. Đi vào giữa trung tâm băo dông một lúc th́ lập thời xô ngôn ngữ thoát ra, phá ṿng vay áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu, chuồn chuồn, đem phó thác thảm họa trần gian cho chuồn chuồn mang trên cánh bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm, bay về Sương Hy Lạp, ghé Calvaire viếng một vong hồn bát ngát, rồi quay về đồng ruộng làm mục tử chăn trâu.
... Trong chiêm bao thơ về lăng đăng th́ từ đó vẫn bất tuyệt cũng lăng đăng chiêm bao”
Có lẽ chưa từng có ai bàn về thơ với giọng điệu dị thường như vậy. Ông mở ra một cơi mênh mông, thăm thẳm, mà mời gọi ngựi ta bước vào. Và tôi hết sức đồng ư cũng như thích thú với mấy lời của Thanh Tâm Tuyền:
“Đừng có nghĩ, hăy buông mặc theo ông, như ông đă từng buông mặc trong trận đồ kẻ trước. Ông luôn luôn nhắc nhở nơi ông là những bóng vang ai khác. Và ta hăy là bóng vang của ông”.
Xin cảm ơn thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, chỉ với bài viết “Bùi Giáng, một hồn thơ bị vây khốn” rất ngắn của ông, đă soi sáng cho tôi nhiều điều về cái sâu thẳm không cùng của nhà thơ Bùi Giáng. Vậy th́, hăy bước vào cơi thơ Bùi Giáng bằng cách trút bỏ tất cả hệ lụy, vứt bỏ những phân tích phê b́nh, lư luận để mà hít thở và mơ mộng cùng ông, để phiêu bồng cùng ông qua những chân trời không cùng của thơ.
langxet12
member
REF: 496313
11/06/2009
BÙI GIÁNG, MỘT HỒN THƠ BỊ VÂY KHỐN
Thanh Tâm Tuyền
Đối với đa số, Bùi Giáng là một nhà thơ điên. Không nhắc đến bọn tục, bọn tỉnh, bọn khôn suốt cả đời chẳng một giây nào thèm thơ đến tuyệt vọng, nói ngay những người quí ông - nh́n được ông như một thiên tài, thiên tài tự hủy ghê gớm nhất của thi ca VN hiện đại - nhiều khi cũng né tránh, chẳng dám bước hẳn vào cơi thơ ông, hoặc có bước vào th́ cũng lối chân trong chân ngoài, mắt trước mắt sau, cười cợt vui đùa hay nghiêm trọng lố bịch, tưởng như thế là làm thuận ư, vui ḷng nhà thơ - người bầy trận vui đùa nghiêm trọng và ta nên chiều người.
Chính thái độ của những kẻ yêu thơ ông, những kẻ ghét ông chẳng đáng nói, càng khiến ông phát bẳn, càng khiến ông phát điên (điên tiết), càng khiến nhà thơ thêm lạc lơng, một ḿnh một cơi càng đẩy ông tới chốn hoang vu bờ băi, chơi với beo, với gấu, với châu chấu, chuồn chuồn.
Không. Bùi Giáng không điên, ông là một nhà thơ sáng suốt cực kỳ. Ông là một nhà thơ ngộ. Đừng hiểu chữ ngộ trong cái nghĩa đơn giản của đạo giáo, Bùi Giáng sẽ nhăn mặt nổi quạu, ông có thể sẽ tông cửa chạy tuốt xuống Biên Ḥa ngay lập tức. Hăy để cho tiếng ấy phiêu bồng từ Nam chí Bắc qua mọi nghĩa có thể có: (ngộ dại, giả ngộ, ngộ quá ta, ngồ ngộ, ngộ không, ngộ nhận, ngộ độc...)
ừ buổi đầu Bùi Giáng đă nói:
Tôi chấp nhận trăm lần trong thổn thức
Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
Tôi đui mù cho thỏa dạ yêu em
Tôi tự nguyện sẽ một ḷng chung thủy
Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên
Thân xương máu đă đành là ủy mị
Th́ xin em cùng lên thác xuống ghềnh
Em đứng mũi em chịu sào có vững
Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
Tôi đă nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
Hết tâm hồn và hết cả da xương
Xin yêu măi yêu và yêu nhau măi
Trần gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn
C̣n ở lại một ngày c̣n yêu măi
C̣n một đên c̣n thở giữa trăng sao
Th́ cánh mộng cùng tung lên không ngại
Níu trời xanh tay với kiễng chân cao
Bùi Giáng đó, Bùi Giáng của Mưa Nguồn bát ngát mặc dù những đảo điên không ngớt, c̣n nguyên vẹn đến giờ nếu chúng ta gặp ông đúng lúc.
Muốn gặp Bùi Giáng hăy ngao du theo dấu chân ông để lại, hăy đánh mất ḿnh trong cuộc Lữ, hăy chịu cuồng si để sáng suốt. Nghĩa là hăy thơ mộng như ông.
Chẳng khó lắm đâu.
Hầu như ông đă mở sẵn những cửa mời gọi kẻ đồng điệu.
"Thơ là cái ǵ không thể bàn tới, không thể dịch, diễn th́ được. Người ta có thể diễn tả một trận mưa rào bằng lời thơ. Th́ có lẽ muốn diễn tả một bài thơ, người ta chỉ có thể phát động một trận mưa rào, hoặc moat cơn gió thu. Mà muốn thực hiện sự đó, th́ ngoài việc làm thơ ra, con người không c̣n phép ǵ khác. Thế có nghĩa là muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác.
Người xưa am hiểu sự đó, nên họ chỉ vịnh thơ, chớ không điên rồ mà bàn luận về thơ. Người đời nay trái lại, họ buộc phải luận thơ có mạch lạc luận lư, không được "bốc đồng", vịnh lăng nhăng. Cái chỗ ngu si đó là điều bất khả tư nghị vậy.
Thơ tôi làm chỉ là một cách d́u ba đào về chân trời khác. Đi vào giữa trung tâm băo giông một lúc th́ lập thời xô ngôn ngữ thoát ra, phá ṿng vây áp bức. Tôi gạ gẫm với châu chấu, chuồn chuồn, đem phó thác thảm họa trần gian cho chuồn chuồn mang trên cánh mỏng bay đi. Bay về Tử Trúc Lâm, bay về Sương Hy Lạp, ghé Calvaire viếng thăm một vong hồn bát ngát, rồi quay về đồng ruộng làm mục tử chăn trâu.
... Trong chiêm bao thơ về lăng đăng th́ từ đó vần bất tuyệt cũng lăng đăng chiêm bao."
Không có ai có thể nói về thơ Bùi Giáng hơn Bùi Giáng, bởi chẳng ai ở đây đă sống thảm họa trần gian thu trong thảm họa hơn thơ ông. Chán chường thi ca mà cứ làm thơ hoài ấy là đạo vậy.
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Đó là mở phơi hào hứng một thời - như Whitman, kẻ rỡn như ông già bơi đua cùng lũ trẻ và chịu thua lũ trẻ.
Đường sông bóng đổ cơ trần
Gẫm chông gai ấy ai từng đạp qua
Gh́ môi cơn mộng la đà
Tiêu dao suốt cơi mù sa bên rừng
Nửa vời trăng mộng mông lung
Đường hoa nghi hoặc tháp tùng ni cô
Đây là phiêu bồng thơ dại nhất và sầu u nhất - như Dylan Thomas.
Whitman kẻ mở, Dylan Thomas kẻ đóng, một chân trời. Kẻ say với lá cỏ, với phố thị, với ta; kẻ say với cơn chết, giọt sầu, với huyễn hoặc.
Nhưng c̣n chúng ta? Chúng ta nghĩ ǵ về thơ ông?
Đừng có nghĩ, hăy buông mặc theo ông, như ông từng buông mặc trong trận đồ kẻ trước. Ông luôn luôn nhắc bảo nơi ông là những bóng vang ai khác. Và ta hăy là bóng vang của ông.
Hăy để ông nghĩ cho chúng ta về những ǵ chúng ta có thể nghĩ tới và cả những ǵ chúng ta không thể nghĩ tới.
T.T.T
langxet12
member
REF: 496639
11/07/2009
TƯƠNG TIẾN TỬU
Lưu ly chung
Hổ phách nùng
Tiểu tao tửu tích chân châu hồng
Phanh long, bào phượng ngọc chi khấp
La vi tú mạc vi xuân phong
Xuy long địch, kích đà cổ
Hạo xỉ ca, tế yêu vũ
Huống thị thanh xuân nhật tương mộ
Đào hoa loạn lạc như hồng vũ
Khuyến quân chung nhật mính đính túy
Tửu bất đáo Lưu Linh phần thượng thổ .
Lư Hạ
MỜI RƯỢU
Chén lưu ly đậm đà hổ phách
Rượu trân châu tí tách giọt rơi
Xẻ rồng, nướng phượng cùng mời
Cùng nghe mỡ ngọc nghẹn lời khóc than
Ngọn gió xuân vây màn là lụa
Thổi sáo rồng, vỗ trống sấu ca
Răng ai trắng ngọc trắng ngà
Nghê thường lơi lă nỏn nà lưng ong
Tiếc chi xuân chiều hong nắng nhạt
Buồn ǵ đào phiêu dạt cánh hồng
Mời anh say ngất thinh không
Rượu nồng sao tới mộ phần Lưu Linh !
Mời rượu
Chén lưu ly chuốc rượu nồng
Dốc thùng rượu nhỏ giọt hồng trân châu
Nướng rồng quay phượng nhắm nào !
Màn thêu trướng rủ ngạt ngào mùi hương
Sáo rồng trống rắn dập dồn
Lưng ong múa hát nhe răng trắng nhờ ..
Tuổi xuân tàn với ngày qua
Hoa đào tan tác như mưa trong chiều
Vui say túy lúy hết ngày
Kẻo không rượu uống nay mai dưới mồ
Quỳnh Chi phóng dịch
langxet12
member
REF: 496645
11/07/2009
Tiểu Sử
Thi Quỷ Lư Hạ ( 79?-81? )
Thi Phật Vương Duy, Thi Tiên Lư Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Quỷ Lư Hạ. Thiên cơ khéo sắp đặt cho bốn thiên tài Phật Tiên Thánh Quỷ cùng tụ hội nhau trong một giai đoạn hoàng kim của thơ ca Trung Quốc. Thi Phật, Thi Tiên, Thi Thánh mọi người đă nghe nhắc đến nhiều, Thi Quỷ Lư Hạ chắc vẫn c̣n xa lạ với các bạn yêu thích thơ Đường.
Lư Hạ thuộc ḍng dơi tôn thất nhà Đường, cực kỳ thông minh đĩnh ngộ, khi mới lên bảy đă biết làm thơ. Danh sĩ đương thời là Hàn Dũ nghe tiếng Hạ bèn cùng Hoàng Phủ Thực đến nhà. Hai người muốn thử tài nên bắt Hạ làm thơ. Hạ thản nhiên cầm bút viết ngay bài Cao Hiên Quá tŕnh lên, hai ông xem xong đều kinh hoảng. Bài thơ Cao Hiên Quá có những câu vô cùng kỳ dị, nếu đúng là do một cậu bé làm ra như giai thoại được kể trong Thái B́nh Ngự Lăm th́ hai nhà thơ đương thời có kinh tâm động phách cũng là điều dễ hiểu:
Điện tiền tác phú thanh ma không
Bút bổ tạo hoá thiên vô công
Trước nhà, làm thơ tŕnh, thanh âm của bài thơ chạm vào bầu trời
Ngọn bút bổ sung những chỗ khiếm khuyết bất toàn của tạo hoá một cách dễ dàng, không tốn chút công sức.
Theo tiểu truyện về Lư Hạ do Lư Thương Ẩn - một nhà thơ lớn thời Văn Đường - viết, th́ khi Lư hạ bệnh nặng, bỗng có một vị tiên mặc áo lụa đào, cưỡi con cù long màu đỏ, bay đến bên cửa, cầm một cuốn sách, chữ giống như chữ triện thời thái cổ, trao cho Lư Hạ và nói: " Thượng đế đă cho xây xong lầu Bạch Ngọc, xin mời ông lên gấp để viết cho bài kư." ( Đế thành Bạch Ngọc lâu, lập quân chiêu vi kư "). Lát sau Lư Hạ mất. Người nhà thấy hơi và khói thấp thoáng qua cửa sổ, và nghe tiếng xe đi trong tiếng sáo réo rắt. Trong lịch sử Đường thi, có lẽ chỉ có Thi Tiên Lư Bạch và Thi Quỷ Lư Hạ mới có huyền thoại chung quanh cái chết mà thôi. Một người nhày xuống sông ôm trăng rồi cưỡi con ḱnh ngư lên cơi thiên khung ( tương truyền khi Lư Bạch nhảy xuống sông ôm trăng th́ có con ḱnh ngư tới đón và chở lên trời. Tô Đông Pha có nói: Văn đạo kỵ ḱnh du Hăn mạn ( Nghe nói ông cỡi ḱnh ngư rong chơi cơi trời Hăn mạn )), một người được Thượng đế cho tiên nhân đem xe nhạc đến mời lên viết bài kư cho lầu Bạch Ngọc chốn thiên đ́nh. Ai dám khẳng định điều đó là hoang đường không thực, khi mà cơi đời tự bản chất đă là sắc sắc không không ?
.Tựa Lư Hạ thi tập
Đỗ Mục
Tháng 10 năm Thái Hoà thứ năm ( 831 ), nửa đêm bỗng nghe ngoài nhà có tiếng gọi gấp ra nhận thư, Mục lấy làm lạ, thắp đuốc ra gặp. Quả nhiên, Tập hiền học sĩ Thẩm công tử tên là Minh gởi thư. Thư viết: "Người bạn đă mất thời Nguyên Hoà của tôi là Lư Hạ, trung nghĩa rất mực, tôi vô cùng yêu mến, sáng chiều cùng nhau chung sống ăn uống. Hạ đă mất, có để lại cho tôi các thi ca sáng tác thuở b́nh sinh gồm bốn quyển, khoảng hai trăm ba mươi ba bài. Trải qua bao năm, lưu lạc bốn phương ngỡ đă làm mất. Đêm nay, tỉnh rượu, không thể ngủ lại được, bèn xem lại các ḥm sách, bỗng gặp lại các bài thơ mà Lư Hạ đă giao cho tôi. Nhớ lại chuyện cũ, đă cùng Hạ đàm đạo, rong chơi, sáng chiều cùng nhau say bên hồ rượu, hiện ra rơ ràng như ngày chưa mất, bất giác nhỏ lệ. Hạ vốn không có gia đ́nh, chỉ có con em cấp dưỡng an ủi. Tôi thường nghĩ đến người, đọc đến thơ mà thôi. Ông đối với tôi giao t́nh rất hậu, hăy v́ tôi viết lời tựa cho tập thơ Lư Hạ, nói cho hết được cái nguyên do cùng nói đại lược được cái ư của tôi".
Trong tối hôm đó, Mục viết thư trả lời không thể được. Hôm sau, đến gặp công tử, nói: " Người đời nói rằng Lư Hạ tài năng tuyệt diệu". Được vài ngày, Mục tới nói rằng: " Ngài đối với thơ đă biết nhiều hiểu rộng và thâm hiểu đến chỗ sâu xa, lại thấy rơ được chỗ được chỗ mất, lẫn cái sở trường sở đoản của Lư Hạ. Hôm nay quả thực không nhường cho ngài th́ không được, không rơ ư ngài ra sao ?". Lại xin từ tạ, nói hết lư do không dám viết lời tựa. Công tử trả lời: " Nếu ông cố chấp như thế, là khinh rẻ tôi". Do đó Mục không thể từ chối, gắng gượng v́ Lư Hạ mà viết lời tựa, rốt cuộc trong ḷng vô cùng xấu hổ.
"
Lư Hạ là con cháu hoàng tộc nhà Đường, tự là Trường Cát. Năm Nguyên Hoà, Hàn lại bộ ( Hàn Dũ, một đại văn gia đời Đường ) cũng đă có nói về thơ ca Lư Hạ. Đối với thơ ca Lư Hạ th́ mây khói, gấm liền không đủ để nói lên cái văn thái; ḍng nước mênh mông không đủ để nói lên t́nh cảm; vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân không đủ nói lên sự hài hoà; sự thanh khiết của mùa thu không đủ để nói lên phong cách; gió thổi qua tường, ngựa phi từng đàn không đủ đề nói lên nét mạnh mẽ; quan tài bằng ngói, đỉnh khắc chữ triện không đủ để nói lên vẻ cổ kính; hoa nở đúng thời, người đẹp không đủ để nói lên sắc thái; vường hoang điện phế, cỏ cây đồi lũng không đủ nói lên nỗi niềm t́nh oán bi sầu; cá ḱnh hút nước, rùa lớn vẫy vùng, ma trâu, thần rắn không đủ để nói lên vẻ hoang lương quái đản mà kỳ ảo. Cho nên là hàng miêu duệ của Ly Tao, dù về nghĩa lư tuy không bằng nhưng ngôn từ có chỗ hơn cả Ly Tao. Ly Tao có điểm cảm oán, phúng thích, đề cập đến nghĩa vua tôi, về lư có thể kích phát được được ḷng người thời loạn, đó là chỗ Hạ chưa đạt được vậy. Hạ hay t́m ṭi việc đời trước, cho nên thường than thở, hận rằng xưa nay chưa có ai nói đến. Như các bài ' Kim đồng tiên nhân từ Hán ca ' bổ sung được cho các bài ca thuộc thể cung đ́nh của Dữu Kiên Ngô đời Lương ( Dữu Kiên Ngô là nhà thơ khá nổi tiếng, ông là thân phụ của một nhà thơ lớn khác thời Nam Bắc triều là Dữu Tín ), chỉ cần giữ được t́nh trạng, xa ĺa con đường bút mực hẹp ḥi, đó là điểm đặc thù khó hiểu được ông.
Hạ sống có hai mươi bảy năm th́ qua đời. Người đời đều nói: " Nếu Hạ chưa mất, thêm một phần lư vào thơ nữa th́ có thể tạm nối nghiệp được Ly Tao vậy."
Mười lăm năm sau khi Hạ mất, Đỗ Mục người Kinh Triệu viết lời tựa này.
langxet12
member
REF: 496960
11/09/2009
Tập thơ Kaneko Misuzu
1
CON VE CÂM
Con ve hay hát vang vang
Hát từ buổi sáng rộn ràng thâu đêm
Hát hoài một bản không quên
Mặc ai nh́n ngó ngâm vang suốt mùa
Ve câm viết nhạc thành thơ
Viết lên ngàn lá muôn lời thơ yêu
Lời thơ người chẳng đoái hoài
Những bài thơ lạ chưa ai từng làm
( Thu sang lá rụng ngập đường
Đất vùi lá mục nỗi ḷng ai hay )
Quỳnh Chi phỏng dịch
( 1/1/2004 )
Ofuse zemi
oshaberi semi wa uta utau
asa kara ban made uta utau
dare ga mitetemo uta utau
itsu mo onaji uta utau
ofuse no semi wa uta wo kaku
damatte happa ni uta wo kaku
dare mo minu toki uta wo kaku
dare mo utawanu uta wo kaku
( aki kita nara chi ni ochite
kuchiru happa to shiranu yara )
Thơ Kaneko Misuzu
-----------
2
TUYẾT
Chim xanh chết cuối đồng hoang
Một chiều đông lạnh âm thầm tuyết rơi
Tuyết rơi phủ xác chim côi
Tuyết rơi xây nấm mộ ngoài đồng hoang
Nhà nào nhà nấy trong làng
Ch́m trong làn tuyết giá băng lạnh lùng
Tuyết rơi lớp lớp chất chồng
Buông màn tuyết trắng màu tang thật buồn
*
Sáng ra trời ửng ánh hồng
Trời xanh trong vắt ngập tràn nắng mai
Thênh thang rộng mở đường mây
Đưa hồn trinh trắng chim côi về trời
Quỳnh Chi phỏng dịch
(4/1/2004)
Yuki
dare mo shiranai no no hate de
aoi kotori ga shi nimashita
samui samui kuregata ni
sono nakigara wo umeyotote
o sora wa yuki wo makimashita
fukaku fukaku oto mo naku
hito wa shiranedo hitozato no
ie mo otomo ni tachimashita
shiroi shiroi katsugi kite
yagatte honobono akuru asa
sora wa migoto ni haremasshita
aoku aoku utsukushiku
chisai kireina tamashihi no
kamisama no okuni e yuku michi wo
hiroku hiroku akeyou to
thơ Kaneko Misuzu
------------
3
KHI EM BUỒN
Khi em buồn chẳng ai hay biết
Bạn ngồi bên khúc khích cười đùa
Khi em bùôn chỉ ḿnh mẹ biết
Mẹ dịu dàng ôm xiết lấy em
Khi em buồn Phật cũng dịu hiền
Như buồn bă nh́n em nhỏ lệ
Quỳnh Chi phỏng dịch Sabishii toki
( 7/1/2004 )
-------------------
4
Hạt cười
Hồng tươi là những hạt cười
Li ti như hạt ngọc trời để rơi
Chạm vào đất lạnh ḷng đời
Nở bung rực rỡ đầy trời pháo bông
Thay cho hạt nước mắt buồn
Ước ǵ lệ cũng long lanh hạt cười
Quỳnh Chi phỏng dịch
( 12/1/04 )
----------------
5
ĐÊM TRÊN ĐỒNG CỎ
Đàn bê ăn cỏ ban ngày
Cỏ xanh xanh mướt mọc ngoài đồng hoang
Đêm khuya có ánh trăng vàng
Dạo chơi nhẹ bước trên làn cỏ êm
Nhờ trăng cỏ lại mọc thêm
Để bê lại có cỏ mềm ngày mai
Buổi trưa có lũ trẻ chơi
Hái bông hoa dại mọc ngoài đồng hoang
Đêm khuya tiên nữ có nàng
Từ trời hiện xuống dịu dàng gót sen
Gót tiên nàng chạm cỏ mềm
Cho hoa tươi lại nở thêm mỗi ngày
Quỳnh Chi phỏng dịch ( 16/1/2004 )
------------------
6
NỮNG VIÊN SỎI BÊN BỜ BIỂN
Những viên sởi nhẵn tṛn vo
Xinh xinh trên cát bên bờ biển xanh
Sỏi như cá chuồn bay nhanh
Khi em ném sỏi vào ḷng sóng to
Sỏi cùng sóng hát vu vơ
Hoà cùng sóng vỗ sỏi ca suố t ngày
Những viên sỏi bé thế này
Mà ṿng tay lại chứa đầy đại dương
Quỳnh Chi phỏng dịch Hama no ishi
( 15/1/2004 )
-------------
7
NHỮNG G̀ KHÔNG THẤY
Những ǵkhông thấy trên đời
Như khi em ngủ ươm đầy mộng mơ
Hồng đào cánh mỏng như tơ
Nhẹ rơi từng cánh hoa mơ ngập sàn
Em vừa mở mắt vội vàng
Cánh hoa biến mất chẳng c̣n thấy đâu
Thật mà ! Em chẳng dối đâu !
*
Những ǵ khi mắt chớp mau
Con thần mă trắng bay vào trời xanh
Phi mau như một mũi tên
Mũi tên trắng vút thật nhanh ngang trời
Bóng thần mă mất hút rồi
Chớp mắt xong rồi t́m chẳng thấy đâu
Thật mà ! Em chẳng dối đâu !
Quỳnh Chi phỏng dịch ( 15/1/2004)
--------------
8
TIẾNG VỌNG
Hễ em rủ bạn " Chơi nghe "
Tức th́ có tiếng " Chơi nghe " đáp lời
" Thôi không chơi ! " . . Giận phát điên. .
"Thôi không chơi ! " Hứ ! Đáp liền chẳng thua.
Để rồi hai đứa buồn so
Đành nói " Xin lỗi " , bạn cho chơi liền
Bạn cũng "Xin lỗi , tại ḿnh "
Ai bảo tiếng vọng vô t́nh vô tri ?
Quỳnh Chi phỏng dịch Yamabiko
( 15/1/2004 )
--------------
9
CHIẾC MŨ MÀU TRẮNG
Chiếc mũ mầu trắng đan len
Chiếc mũ ấm áp để em đội đầu
Đă lỡ đánh rơi ở đâu
Đă lỡ dánh mất biết đâu mà t́m
Thôi dành , em chỉ biết xin
Mũ ơi xin chớ rơi bên vệ đường
Chớ rơi xuống cống ướt nhèm
Mũ ơi xin hăy chọn cành cây cao
Xin khéo mắc vào cành đào
Cho chim làm tổ , chim nào như em
Vụng về không biế t đan len
Không biết làm tổ ấm, mềm cho con
Quỳnh Chi phỏng dịch
( 14/2/2004)
Shiroi boshi
thơ Kaneko Misuzu
shiroi boshi ,
attakai boshi ,
oshii boshi ,
demo mou ii no ,
nakushita mono wa ,
nakushita mono yo .
keredo, boshi yo ,
onegai dakara ,
mizo ya nanzo ni ochinaide ,
doko zono , takai ki no eda ni ,
choito shinayokakatte ne ,
watashi mitai ni, bukicho de ,
you su wo kakenu kawaisona tori no ,
attakai, ii su ni natte oyari .
shiroi boshi ,
keito no boshi .
--------
10
BIỂN VÀ CHIM HẢI ÂU
Tưởng rằng biển một mầu xanh
Hải âu mầu trắng lượn quanh sóng vờn
Hôm nay nh́n lại thật gần
Cánh chim , mặt biển sao gần . . mầu tro
Trời xanh mây trắng lững lờ
Mà ai cũng biết , có ngờ ǵ đâu
Ai hay sự thật là đâu
Những điều vẫn thấy, từ lâu tưởng rằng . . .
Quỳnh Chi ( 16/2/2004 )
Umi to kamome
umi wa aoi to omotteta
kamome wa shiroi to omotteta
danoni, ima miru , kono umi mo,
kamome no hane mo, nezumi irọ
mina shitteru to omotteta,
dakedo mo sore wa uso deshitạ
sora wa aoi to shitteimasu,
kumo wa shiroi to shitteimasụ
minna mitemasu, shittemasu,
keredomo sore mou sokashira.
thơ Kaneko Misuzu
...................
11
SỎI
Hỡi sao sáng tỏ đầy trời
Những viên sỏi đẹp em chơi hàng ngaỳ
Sỏi xanh rải khắp bầu trời
Chọn viên nào nhỉ để chơi búng này
Búng nhé ngôi sao đằng đây
Nhắm sao đằng đó . .trúng rồi . . nhặt lên
Đồng cỏ đẫm sương mai
Chân bước nhẹ không hài
Chân xanh màu cỏ biếc
Chân thơm mùi cỏ dại
Nếu mà chân bước măi
Chân thành cỏ màu xanh
Mặt thành bông hoa xinh
Em nở thành hoa dại
Quỳnh Chi phỏng dịch ( 23/3/2004 )
langxet12
member
REF: 497030
11/09/2009
THANH TÂM TUYỀN, THI SĨ TUYỆT VỌNG TRẦN TRUỒNG
Bùi Công Thuấn
Viết về Thanh Tâm Tuyền là một đề tài nhạy cảm ở thời điểm hiện nay , bởi rất dễ gây ra những ngộ nhận cách này hay cách khác . V́ thế cần nh́n nhận vấn đề trên quan điểm lịch sử và phuơng pháp phân tích khoa học , cùng với tấm ḷng trân trọng thi ca dân tộc . Cũng cần lưu ư rằng có một Thanh Tâm Tuyền ngoài đời , con người xă hội và Thanh Tâm Tuyền trong thơ cuả ông , con người thi sĩ . Hai con người này không đồng nhất , và không nên đồng nhất hai con người này . Đă có một thời người ta đồng nhất con người xă hội và con người nhà thơ nhà văn , khiến cho Nguyễn Du , các nhà văn cuả Tự Lực Văn Đoàn , Vũ Trọng Phụng …một thời không được đánh giá đúng tài năng và những đóng góp cho lịch sử văn chương Việt Nam. Thanh Tâm Tuyền là một hiện tuợng thơ đặc biệt góp phần cách tân thơ ca ở miền Nam sau 1954 , nhưng thơ ông không dễ đọc .
1 . “Hoàng đế đầy đủ quyền uy”
Thanh Tâm Tuyền có một vương quốc thơ . Người đọc thơ ông là người hoàn toàn tự do, có thể đọc và có thể ném cuốn sách ra cưả sổ. Nhưng nếu muốn nhập lănh thổ thơ ông , người đọc phải thần phục những luật lệ tinh thần do ông đặt ra. Ông nói với người đọc :
«Ở đây tôi là hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi v́ người vào trong đất đai của tôi, người hoàn toàn tự do. Để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lănh thổ. Người hoàn toàn tự do. Và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ.» (1)
Đó là những lời thách thức cao ngạo đối với độc giả đương thời . Cao ngạo là một thứ bệnh tự huyễn hoặc cuả nhà thơ, nhà văn . Xưa nay thường thế , vưà như một cá tính , vưà như để bắt thiên hạ phải chú ư đến ḿnh , Nguyễn Công Trứ , Cao Bá Quát , Tản Đà , Nguyễn Tuân , Xuân Diệu …đă từng một thời cao rao :“ Ta là một là riêng là thứ nhất “( Xuân Diệu ) , “ thiên thượng thiên hạ duy ngă độc tôn “ . Thanh Tâm Tuyền tự phong ḿnh là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy trong lănh thổ thơ cuả ḿnh , bắt người đọc phải thần phục, th́ cũng là một cách chơi ngông như thế . Nhưng Thanh Tâm Tuyền thách thức thiên hạ , và lời thách thức ấy cho đến nay dường như vẫn c̣n nguyên giá trị .
Người ta ca ngợi , người ta khẳng định tài năng Thanh Tâm Tuyền , và đ̣i phải xác lập vị trí cuả ông trong thơ ca Việt Nam hiện đại , thế nhưng dường như chưa có ai thực sư thâm nhập được vùng đất đai thơ Thanh Tâm Tuyền . “ Người đọc theo dơi, t́m hiểu, chứ thật sự yêu thích th́ không nhiều; cũng có người, có bài báo chê trách là thơ lập dị, bí hiểm, hũ nút. “ (2 )
Chẳng hạn, đọc bài Tĩnh Vật (tạp chí Sáng Tạo, số Xuân 1957) , Phạm Việt Tuyền chỉ tiếp cận được một cách cảm tính , ông không đọc được bằng trí tuệ , bởi v́ trí tuệ bất lực trước một cấu trúc ngôn ngữ mới lạ : “ Đấy là thứ thơ phải hiểu bằng trực giác, phải nhờ tưởng tượng và t́nh cảm để nếm cái khoái trá bí mật nhưng có thật đối với những kẻ định dùng cân lượng của văn xuôi mà đo lường...”(3)
Phạm Xuân Nguyên , gần 40 năm sau ( 1994 ) , dẫn bài Tĩnh Vật như là tiêu biểu thơ tự do cuả ThanhTâm Tuyền , cũng không có một kiến giải nào về bài thơ trên ( có lẽ không nhập được vào lănh thổ thơ Thanh Tâm Tuyền ) . Ông muợn ư cuả Phạm Việt Tuyền , Cao Thế Dung và Trương Vũ để kết : “ Nhận xét của Cao Thế Dung và Trương Vũ, theo tôi, đă nói được khá chính xác giá trị thơ Thanh Tâm Tuyền và ư nghĩa cuộc đổi mới thơ của ông đối với thơ Việt miền Nam nói riêng và thơ Việt nói chung “(4)
Vậy làm thế nào để nhập vào được lănh thổ thơ Thanh Tâm Tuyền ? tất nhiên là phải thần phục những luật lệ tinh thần do Thanh Tâm Tuyền đặt ra. Những luật lệ ấy là ǵ ?
Theo tôi đó là “ thi pháp “ cuả thơ Thanh Tâm Tuyền . Không khám phá thi pháp này , không thể đọc thơ ông .
Đặng Tiến cho rằng “ Thanh Tâm Tuyền phá vỡ cái vỏ ngữ âm của câu, hay bài thơ : loại trừ vần, không theo nhịp của ngôn ngữ, xáo trộn thanh điệu bằng trắc; muốn như thế, ông phải sắp xếp lại ư tưởng, h́nh ảnh, để làm mới ngôn ngữ. Thơ xưa đem tư tưởng ra «diễn ca», c̣n Thanh Tâm Tuyền tháo gỡ guồng máy ngôn ngữ ra từng bộ phận rồi lắp ghép lại thành những chức năng mới, trong văn bản mới.” (5)
Nhận xét trên cuả Đặng Tiến là có cơ sở , nhưng chỉ ở mặt kỹ thuật viết , kỹ thuật Tân H́nh Thức . Điều này Nguyễn Xuân Sanh đă làm rất đạt từ trước Thanh Tâm Tuyền ( chẳng hạn bài Buồn Xưa ) . Thanh Tâm Tuyền không phá vỡ vỏ ngữ âm cuả câu,hay bài thơ. Đọc thơ Thanh Tâm Tuyền, người đọc luôn nghe một giọng trầm buồn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng . Thanh Tâm Tuyền vẫn triệt để khai thác nhịp điệu thơ . Ông dùng nhiều kiểu trùng điệp , kiểu ngắt nhịp , kiểu câu dài ngắn xen kẽ , kiểu câu kể xen với câu trữ t́nh , câu độc thoại …
Vậy cốt lơi thi pháp cuả thơ Thanh Tâm Tuyền là ǵ ?
Đó là nguyên tắc sáng tác có nền tảng tư tưởng và nghệ thuât dưạ trên chủ nghiă Hiện Sinh , chủ nghiă Siêu Thực và kỹ thuật Tân H́nh Thức. Thanh Tâm Tuyền đă kết hợp cả ba ư thức nghệ thuật trên cùng một lúc trong tác phẩm cuả ông để làm nên sự mới lạ trong thơ.
Thơ Thanh Tâm Tuyền ( TTT ) , mỗi bài thơ là một ḍng ư thức , một trạng thái hiện sinh cuả nhà thơ , không phải ḍng chảy tâm trạng như trong thơ Lăng Mạn . Đây là một bước cách tân , đưa thơ Lăng Mạn 193-1945 vào bảo tàng quá khứ .V́ đặc điểm căn bản cuả Thơ Mới là ḍng chảy tâm trạng trước thực tại , là sự tồn tại Cái Tôi tiểu tư sản trong thơ . Thơ TTT ở hai tập thơ đầu , được viết với kỹ thuật ḍng ư thức .Thơ là ḍng ư thức tuôn chảy , như một sông, ở đó những tư tưởng , cảm xúc , liên tưởng bất chợt , luôn lấn át nhau , đan bện vào nhau kỳ quăc và phi logic . Hiện thực bị cắt vụn , bị phân ly , ném đi mỗi nơi một mảnh . “ Cái tôi “ tồn tại trực tiếp trong ư thức .Bài thơ không có bối cảnh hiện thực. Không gian thời gian bị tước bỏ vai tṛ làm bối cảnh , chỉ c̣n cái lơi là ḍng ư thức . Ḍng chảy ư thức ấy không c̣n bám rễ được vào hiện thực khiến cho nó trở nên thực sự không hiều được .
Nếu ḍng ư thức tạo nên cấu trúc tác phẩm th́ những mảng h́nh ảnh siêu thực lại là phương cách TTT thể hiện ư thức.Thơ Thanh Tâm Tuyền đầy dẫy những h́nh ảnh siêu thưc , như trong những giấc mơ quái gở . Giải mă những giấc mơ như thế là vô nghiă . Nhưng nó lộ ra những vùng sâu thẳm trong ư thức cuả Thanh Tâm Tuyền đối với thực tại . Chẳng hạn : Giấc mơ “ tôi thèm giết tôi “ bằng cách bóp cổ chết , giấc đi t́m thần chết , nắm tóc bắt thần chết gật đầu …
tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
( Phục Sinh )
Từ biệt nàng tôi hỏi
Em đă chết rồi chăng?
Trong quan tài nàng đáp
Ôi đất lạnh mưa băng
Tôi t́m thần chết hỏi
Nàng được tự do chăng?
Thần chết câm và điếc
Tôi nắm tóc bắt gật đầu
Và trở về dương thế…
( Sầu Khúc )
Ta đă gặp đâu đây những cơn mộng mị hoảng loạn như thế trong thơ cuả Hàn Mặc Tử :
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mưả máu ra ( Say Trăng )
Đêm nay ta khạc hồn ra khỏi miệng
Để cho hồn bớt nỗi bi thương
Nhưng khốn nỗi , xác ta đành câm tiếng
Hồn đi rồi khôn nhập xác thê lương
( Hồn Lià Khỏi xác )
Quả thật , không phải vô t́nh mà TTT ca ngợi Hàn Mặc Tử , v́ trong ḍng Thơ Mới 1930-1945 , Hàn Mặc Tử đă vượt qua Tượng Trưng để đến với Siêu Thực.
Về ngôn từ , Thanh Tâm Tuyền dùng nhiều phép so sánh , ẩn dụ . Để hiểu những ẩn dụ này , người đọc phải vượt qua nhiều liên tưởng mới tới được ư nghiă thực . Nhiều ẩn dụ đ̣i hỏi những bước liên tưởng quá xa , không sao lần ra nguồn cội , người đọc mệt trí và bất lực.
tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng bên bờ sông
nước đen sâu thao thức
( Phục Sinh )
Câu “ tôi buồn chết như buồn ngủ / dù tôi đang đứng bên bờ sông “ là một so sánh b́nh thường, vế so sánh đă có chút mới lạ . Đến câu “ nước đen sâu thao thức “ phép ẩn dụ đă đưa tư duy người đọc đi rất xa , câu thơ trở nên đa nghiă. Có thể là : tôi đứng bên bờ sông nước đen , ḍng nuớc sâu thao thức ; hoặc tôi đứng bên bờ sông , đêm đen , sâu thẳm , tôi thao thức về trạng thái “ buồn chết ‘ …
Trong một câu thơ, đôi khi TTT lắp ghép thật nhiều h́nh ảnh thuộc những trường nghiă khác nhau , khiến cho người đọc không sao lần ra những mối quan hệ giưă chúng
bàn tay / mày / mắt / trăng / môi / nhiệt đới
chiến tranh c̣n những khoảng trống đất hoang
( Chim )
Câu thơ TTT cũng được thiết kế theo một cách riêng , ông không ngắt câu theo cú pháp thông thường , mà viết liền mạch các câuliên tiếp chồng lên nhau hoặc cắt vụn cấu trúc câu ra chỉ c̣n đơn vị từ. TTT cũng tạo ra nhiều kiểu bố cục mới lạ , ư tứ không được sắp xếp theo logic b́nh thường mà đảo lộn bất thường . Chẳng hạn , mở đầu bài thơ là một loạt những cận ảnh , sau đó ống kính lùi dần, lộ ra câu thơ chủ thể . Câu thơ mang ư nghiă chủ đề có thể đứng ở giưă hoặc cuối bài ( Nhịp Ba ; Chim ; Định Nghiă Một bài thơ Hay ; Một Bài Thơ ; Cỏ ..) Người đọc phải biết ngắt câu thơ TTT đúng cách , biết t́m ra cấu trúc bài thơ trong đó ư tưởng chủ đạo bị ẩn dấu , bị vây quanh , bị làm nhiễu bởi những h́nh ảnh siêu thực , những ẫn dụ , nhữ đan bện phi logic pha tạp cuả ư thức , cả cái thực và cái hoang tưởng . Tức là phải tháo rời bài thơ ra , lắp ráp lại, phải xoay sở t́m cho được cái logic đă bị phá vỡ , giải mă những ẫn dụ , phải đọc nhiều lần bài thơ may ra trí tuệ mới t́m ra lối vào.
Xin đem tất cả những kỹ thuật cuả thi pháp TTT nêu trên để thử sức với bài Tĩnh Vật
( bài thơ mà cả Phạm Việt Tuyền và Phạm Xuân Nguyên , cách nhau gần 40 năm , đều không có một lời minh giải )
Mẩu bánh ḿ ở góc bàn
Và cốc nước trong như mắt đẹp
Thôi / để giấc mơ lên cỏ hoa
Hiện h́nh nỗi chết
Từ ngón tay
Hết cả niềm hồn hậu
Người đau bằng màu bằng âm thanh
Những ngày nghèo đói
Ăn mày
Cố sức / tiếng cười trên cổ nơn
Tóc mai
Phố nhỏ lên chiều / măi nhớ thương
Người nhổ muôn ngàn giấc máu ra khỏi ngực
Là tĩnh vật
Kẻ đi ngoài kia la vào mồm
Sống.
( Sáng Tạo, số Xuân 1957.)
Bài thơ được viết liền mạch , tôi thử tách ḍng phân đoạn bố cục , và ngắt ư bằng vạch
nhịp , in đậm những chữ cần chú ư , để khi nh́n vào chúng trong tổng thể bài thơ , sẽ nhận ra những mối quan hệ nào đấy :
Hai câu đầu có thể là bức tranh tĩnh vật , được tả thực với phép so sánh b́nh thường.
Mẩu bánh ḿ ở góc bàn
Và cốc nước trong như mắt đẹp
Đến câu thứ ba, ḍng ư thức hiển lộ nhanh , trực tiếp , pha tạp , đan bện phi logic nhiều
h́nh ảnh chớp nhoá . Hiện thực bị cắt ra , vứt chỗ này một mảnh , chỗ kia một mảnh , cần phải hàn gắn chúng lại :
Ta h́nh dung ra thế này : Đó là buổi chiều , nơi con phố nhỏ, TTT nh́n thấy (trong ư thức
cuả ḿnh) , những kẻ đi ngoài kia la lối đ̣i sống. Đó là những số phận nghèo đói , ăn mày , đau thương , nhổ máu ra khỏi ngực , nỗi chết chực chờ , đă cố sức nhưng không sao thoát khỏi nỗi tuyệt vọng , hết cả niềm hồn hậu. Thôi / để giấc mơ lên cỏ hoa .
Ḍng ư thức cứ tuôn chảy . Những h́nh ảnh xuất hiện liên tiếp như trong giấc mơ hỗn
độn , không có gốc rễ . Bức tranh tĩnh vật ở hai câu đầu nhập nhoà với thực tại .Cuộc sống đang bày ra trong ḍng ư thức cuả TTT cũng là tĩnh vật . Tại sao lại “ Là tĩnh vật “ , v́ cuộc sống nghèo đói , ăn mày , đau thương , nhổ máu ra khỏ ngực , nỗi chết cuả hiện thực miền Nam lúc bấy giờ cứ bày ra đấy ngày này qua ngày khác , không có ǵ thay đổi , như bức tranh tĩnh vật treo trên tường kia , chỉ từng ấy sự vật , không thay đổi , một bức tranh chết .Nỗi bi đát cuả những thân phận người chính là ở chỗ: cuộc sống là Tĩnh vật , tuyệt không có ǵ thay đổi , dù cố sức mà la vào mồm đ̣i sống .” La vào mồm “ là một cụm từ lạ . Đó là h́nh ảnh những con người trong một cuộc đấu tranh xô xát ở ngoài kia , ( chẳng hạn trong những cuộc biểu t́nh xô xát với cảnh sát ) , mặt đối mặt, sấn sổ vào nhau , mồm sát mồm , gào thét lên như “ la vào mồm “nhau , quyết liệt
Trước thực tại “ hiện h́nh nỗi chết , Hết cả niềm hồn hậu ấy “ , Thái độ t́nh cảm cuả TTT là ǵ ? TTT bi thương , phẫn nộ , tuyệt vọng. Thái độ t́nh cảm ấy ẩn dấu trong những h́nh ảnh , những động từ mạnh “ nhổ máu ra , la vào mồm / sống . Nhịp thơ ngày càng ngắn lại , quyết liệt , sau cùng chỉ c̣n duy nhất mộ chữ SỐNG cuồng nộ bi thương.
Phố nhỏ lên chiều / măi nhớ thương
Người nhổ muôn ngàn giấc máu ra khỏi ngực
Là tĩnh vật
Kẻ đi ngoài kia la vào mồm
Sống.
TTT dành t́nh cảm sâu nặng cho những kiếp người nghèo đói , ăn mày , đau thương ,
nhổ máu ra khỏi ngực , nỗi chết chực chờ , đă cố sức nhưng không sao thoát khỏi nỗi tuyệt vọng trong thế giới này . TTT đau nỗi đau thân phận thời đại. Giọng thơ buồn sâu thẳm , bi phẫn .
Bạn đọc sẽ hỏi , vậy những chữ trong bài thơ tôi chưa nói tới có ư nghiă ǵ ? thực ra đó
là những từ cuả phép ẩn dụ ( so sánh ngầm ) . Nó tạo ra sự phong phú cuả h́nh ảnh thơ , tạo ra sự lấp lánh cuả nhiều lớp nghiă , và có tác dụng gây nhiễu với kiểu đọc logic . Hiểu được chúng cũng được , bỏ qua cũng không sao , cái chính là nắm cho được ḍng ư thức cuả TTT , nhận cho ra cái hiện thực TTT đang đối diện và đào xới cho được cái mạch ngầm t́nh cảm ẩn trong con chữ tưởng như trơ trơ . Đồng thời phải vượt qua đuợc nhiều bước liên tưởng cuả câu chữ ẩn dụ để t́m đến cái nguồn TTT muốn nói . Nhưng yêu cầu quan trọng là người đọc phải nhập đuợc vào ḍng ư thức cuả TTT .
Chẳng hạn câu Và cốc nước trong như mắt đẹp . Cốc nước trong là yếu tố thực được
miêu tả . Cụm từ so sánh “ như mắt đẹp “ chỉ tôn thêm cái trong cuả cốc nước và tạo thêm cái lạ trong cách so sánh, hiểu hay không hiểu chẳng thêm ǵ cho yếu tốc chính là “ cốc nước trong ‘. Câu “Phố nhỏ lên chiều măi nhớ thương” phải được ngắt ra làm hai ư : ‘Phố nhỏ lên chiều / măi nhớ thương” . Bối cảnh suy tư cuả TTT là phố nhỏ , có thể là chiều đă lên . Trong bối cảnh ấy TTT thấy ḷng ḿnh măi nhớ thương . Câu thơ tiếp nối ḍng ư thức là “ Người nhổ muôn ngàn giấc máu ra khỏi ngực “ có thể là TTT nh́n thấy trong ư thức nhiều người đang ngủ ( muôn ngàn giấc ) đấy là những con người khốn khổ , lao lực kiệt sức ( nhổ máu ra khỏi ngực ) . Phép ẩn dụ tạo nên nhiều liên tưởng , nhờ vậy câu thơ đa nghiă , đồng thời có cả thái độ bi phẫn cuả TTT .
Miêu tả ḍng ư thức , đem vào thơ những giấc mơ hoang tưởng siêu thực , sử dụng những kỹ thuật xáo trộn ngôn ngữ , rơ ràng TTT chịu ảnh hưởng những trào lưu hiện đại phương Tây , đó là bước cách tân cuả TTT. Nếu nói TTT cách tân thơ ca th́ chính là kỹ thuật này , ở TTT đó là một kiểu tư duy nghệ thuật , một thi pháp
ai hỏi anh ngoài hàng dậu
lăng mạn lập thể siêu thực dă thú đa đa
( Chim )
Hiển nhiên các trào lưu hiện đại đang mời gọi TTT . Trước các trào lưu Lăng mạn , Lập thể , Siêu thực , Dă thú , Đa đa , TTT chọn thái độ nào ?
Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao
( Mưa Ngủ )
không đa đa siêu thực
thẳng thắn
khởi từ ca dao sang tự do
( Một Bài Thơ )
Nhưng TTT đă không trở thành thi sĩ ca dao như ông muốn vậy. Ông không có được những bài Lục bát hay . Bài Xuân Ca đăng báo Dân Chủ ở Saig̣n 1957 là một bài Lục bát hiếm hoi . TTT chỉ làm thơ tự do theo các trào lưu hiện đại . TTT cho rằng : “ Thơ bây giờ là một sự xáo trộn ngôn ngữ. Ta phải ghi nhận công của phái siêu thực Tây phương đối với ngôn ngữ. Tôi làm thơ, ngoài mối ám ảnh chung về tư tưởng đức lư nói trên, c̣n theo đuổi một mối ám ảnh về ngôn ngữ. “
Điều này khác xa với Bùi Giáng . Bùi Giáng triệt để phủ định ănh hưởng trào lưu
phương Tây . "Chúng ta quen thói ngong ngóng chạy theo đuổi mọi thứ trào lưu chủ nghĩa, chúng ta tuyệt nhiên không c̣n giữ một chút tinh thể cỏn con nào cả để thể hội rằng lục bát Việt Nam là cơi thi ca hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển ba bảy sông hồ." (6)
Điều lạ lùng là cả hai nhà thơ , dù rất khác nhau về quan điểm , lại từng là bạn cuả nhau và đă có những đóng góp đặc biệt làm mới thơ ca Việt Nam . Thanh Tâm Tuyền và Bùi Giáng đă là những phong cách nghệ thuật độc đáo , những cá tính sáng tạo nổi bật trên thi đàn miền Nam Việt Nam nưả sau thế kỷ XX , mà những thế hệ sau có muốn học tập cũng không dễ ǵ vượt qua được.
II. Hoàng đế cô độc
Sau khi đă vượt qua những luật lệ và nhập được vào lănh điạ thơ cuả Thanh Tâm Tuyền , chúng ta hăy đến thăm vị hoàng đế và dạo quanh lănh thổ cuả người , để t́m kiếm , và may ra , t́m thấy kỳ hoa dị thảo , t́m thấy những suối nguồn tươi mới , và t́m thấy một tân thế giới chưa từng ai đặt chân đến chăng ?
Trên hành tŕnh sang tạo cuả ḿnh TTT người bộ hành cô đơn ( Chim ) , người nghệ sĩ đơn độc , Người ư thức sâu sắc và quyết liệt thân phận cô độc . Cô độc , buồn sầu trong sự chọn lưạ con đường thơ , chọn lưạ làm một tên hề buồn nhất thế giới.
Như kẻ say rót rượu lấy mà uống
Cho vui thêm cuộc hành tŕnh
( Đúng rồi những người thù ghét thơ tôi ơi )
Cuộc hành tŕnh hoàn toàn cô độc.
( Bao Giờ )
Mày chỉ là tên hề buồn, tên hề buồn nhất thế giới chẳng làm ai cười nổi.
( Sầu Khúc )
TTT cô độc trong ư thức hiện sinh , sợ hăi cả cây cột đèn , hoang vu lạnh lẽo và trần trụi , trong tâm trạng một người sống sót ( Cỏ ) , thường trực đối diện ám ảnh cuả sự nỗi chết ôm gh́ , chết đuối , bóp cổ chết , súng bắn vào đầu đạn nổ nhịp ba , cuả biển đen sầu hận , cuả hư vô không cùng
Anh sợ những ngôn ngữ bơ vơ
Sau những chiều động băo
Những ngày kín sương mù
niềm hắt hủi
Khói tím buồn
hàng thân cây cô đơn như ḿnh anh
vùi hận sầu đen tối
Chôn xuống đáy biển sâu
chiều dốc lạnh
Con đường duỗi dài cánh tay người chết đuối
thành phố bỏ trốn
Em có thấy hư vô đắp dưới mền tóc dày
( Bài Hát Buồn )
Trong nỗi cô độc ấy , TTT khao khát xẻ chia , dù trái tim đă thành ḥn đá vô tri tĩnh mịch rỗng tuếch
Bạn bè chia tay ném bỏ lại cô đơn
Một ḿnh anh mang nặng
Và chua cay
Vùng biển đen
Mùa hè thiêu đốt cả cô đơn
Em biết không? Em biết không? …
( Sầu Khúc )
Ḥn đá vô tri tim tĩnh mịch
Biết ǵ về t́nh yêu , anh , đâu biết ǵ về t́nh yêu
Đi đâu ? Em đâu ? Đây một ḿnh anh
Một ḿnh anh tôi mọi lũ một ḿnh
Hoang vu phập phồng trong trái tim rỗng tuếch
( Tặng Vật -1962-1963 )
TTT cô độc giưă quê hương đoạ đày
Tôi ngồi khóc bên bờ sông trôi măi
Em bỏ đi
Những người thân nhất đều hắt hủi
Giữa xứ sở đau thương tôi chịu đoạ đầy
( Về Quách Thoại )
TTT nói Tôi Không C̣n Cô độc , và dù đă T́m Thấy Mặt Trời trong Đêm, nhưng suốt hành tŕnh thơ , TTT ngày càng cô độc và tuyệt vọng
Bị xua đuổi khỏi nơi trú ngụ
Hắn làm tên du thủ vong t́nh
Cùng xứ sở mắc ṿng khốn đọa
Trên hoang phế sau đêm thảm họa
( Hắn Rũ Bỏ Kư Ức Và Ra Đi)
Căn nguyên cuả nỗi cô độc hiện sinh ấy là ǵ ?
Ta phải t́m câu trả lời trong bối cảnh thời đại TTT đang sống . Đặng Tiến cho rằng :
“ Về nội dung chính yếu, chất liệu trong thơ văn Thanh Tâm Tuyền là ư thức thất bại. Thất bại của con người trước định mệnh nói chung, cụ thể là sự bất lực của giai cấp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước thời cuộc. Viết văn, làm thơ, làm nghệ thuật nói chung, là cố gắng vượt qua sự thất bại đó, biến nó thành nghệ thuật. “(7) .Nói như vậy phải chăng cũng đồng nhất TTT với những nhà thơ nhà văn Lăng Mạn 1930-1945. Họ là những trí thức tiểu tư sản thất bại trong chính trị ( chẳng hạn Nhất Linh , Khái hưng .. ) , t́m vào văn chương như một phương cách thoát ly , như một sự tự lưà mị chính ḿnh ?
Trường hợp TTT , theo tôi là khác. Bối cảnh thời đại TTT sống đă khác rất xa bối cảnh xă hội Việt Nam trước 1945. TTT sinh năm 1936 , đến khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp 1946, ông mới 10 tuổi. Theo Đặng Tiến (8) , những năm 1950 , ông hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội, cùng với những người sẽ trở thành bạn văn nghệ về sau: Doăn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế ...Sau kháng chiến , đất nước chia đôi , ông vào Nam . Tại Sài G̣n, 1955, ông viết cho các tuần báo Dân Chủ, Người Việt , tham gia biên tập báo Sáng Tạo (1956-1960) do Mai Thảo đứng tên, và ông thường được xếp vào «nhóm» Sáng Tạo . 1962, bị động viên vào Trường Sĩ quan Thủ Đức, được giải ngũ, rồi tái ngũ, phụ trách chủ yếu việc huấn luyện văn hoá, «tám năm quân ngũ chưa nổ một phát súng với địch» (1972), cấp bực cuối cùng là đại uư. Sau 1975, ông bị bắt đi học tập, gần mười năm, tại nhiều trại cải tạo miền Bắc. Sau
khi ra trại ông sang định cư tại Hoa Kỳ từ đầu thập niên 1990.
Miền Nam những năm sau 1954 , và nhất là từ 1963 trở đi , là một xă hội đầy biến động , đầy âu lo. Chiến tranh ngày càng ác liệt , nỗi chết trở thành ám ảnh thường trực . Sự sụp đổ , sự băng hoại , sự tan ră là không tránh khỏi . Nỗi tuyệt vọng bao trùm , phủ lấp những tṛng mắt thâm u , tiềm ẩn trong từng hơi thở . TTT không tránh khỏi hoàn cảnh và tâm trạng này. TTT ch́m trong ư thức Hiện sinh .Ông không có một lư tưởng để vươn tới , để dấn thân , để cuộc sống có nghiă . Ông không có niềm tin tâm linh để có thể vác lấy thập giá định mệnh mà vượt qua , ở thời đại cuả ông thượng đế đă chết
( Nietzsche ). Ông cũng không có đủ Bi ,Trí, Dũng cuả một bản thể tự tại để đương đầu với sóng cuồng băo động , và quan trọng là ông không có được quan hệ máu thịt với dân tộc và cội nguồn để trở về ,
“ Giữa quê hương ngoảnh mặt làm ngơ Không c̣n nơi chốn nào thân thiết” , “ đắm giạt Làng-quê Không-có-đâu” . Ông sống không có niềm tin , dù “ đôi khi anh muốn tin “ ( Lệ Đá Xanh ) để rồi sau cùng lại ra đi , xa lánh lặng lẽ đ́u hiu khuất lấp.
Đi Xa lánh Như người xưa
lặng lẽ điềm nhiên rảo gót về
bên triền lũng khuất nắng quái hoặc
Đạm bạc chiếc bóng đ́u hiu
( Chia Tay – 1990 )
Nỗi buồn sâu thẳm trong tất cả những bài thơ cuả TTT là nỗi buồn cuả hiện sinh quy tử ,
cái chết vội vàng , cái chết tan tành không cưỡng lại được . Cũng là nỗi buồn trước thực tại đất nước .Ông dùng h́nh ảnh ẩn dụ để nói về thời đại ḿnh .Ông không dám nói thật sự tàn bạo cuả nỗi chết . Ông che dấu sự bộc lộ trực tiếp những nghĩ suy về thời cuộc , che dấu sự bi đát thân phận , che dấu ḿnh để khỏi bị trả thù bởi móng vuốt bóng đêm .Ông trốn chạy ,ông buông xuôi “ bập bềnh lả theo trời “, mặc định mệnh . Không có tương lai , không có ánh sáng , chỉ có hoang vu lạnh vắng , chỉ có sợ hăi đớn đau ôm gh́ ,chỉ có những hoảng loạn đớn hèn đe doạ được vẽ ra bằng những h́nh ảnh ẩn dụ : xứ sở mắc ṿng khốn đọa , trên hoang phế sau đêm thảm họa , giông băo , mùa đông dài ác nghiệt, núi nhọn , lưả cháy, biệt ly , đau thương đoạ đày ,nhục nhằn , chó dữ , những con chó sói , con mắt đen đen đen , tṛng mắt ma quỉ soi, rượt bắt , chập chùng hố huyệt, hấp hối , nỗi chết ,..
Tôi chờ đợi
lớn lên cùng giông băo
Đất nước có một lần
tôi gh́ đau đớn trong thân thể
những gịng sông những đường cầy núi nhọn
những biệt ly rạn nức
Tôi chờ đợi
phổi đầy lửa cháy
môi đầy thẹn thùng
vục xuống nhục nhằn tổ quốc
( Bài Ca Ngợi T́nh yêu )
sợ chó dữ
con chó đói không màu
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang
( Phục sinh )
Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Sao tuổi trẻ quá buồn …
anh đưa em đi trốn
những dày ṿ ngày mai
( Dạ Khúc )
Mày gặp mày không nh́n nổi ra mày trong bờ bụi
Cơn rượt bắt cuồng cơn hấp hối ngu xuẩn ở trong luồng thôi thúc dữ
Linh hồn cuả con mắt đen đen đen và sáng như cơn mưa rào đầu muà
Cái chết vội vàng như quả rục cái chết tan tành như tiếng kêu.
( Tặng Phẩm -1962,1963 )
Mùa hiu hắt thổi hoang vu quyện
Ḷng ta lạnh vắng như cỏ cây…
Như phiến gỗ nặng thả theo nước
Bập bềnh trôi nổi ta về xuôi
Như lau lách mọc chen bờ băi
Phất phơ tóc bạc lả theo trời.
( Đỉnh Non Xa -Giai phẩm Văn 3.9.1974)
TTT ôm ghi lấy đất nước đau thương , cùng chia xẻ ṿng khốn đoạ với xứ sở , cùng vục xuống nhục nhằn tổ quốc , cùng xớt chia nỗi chết với bao người , c̣n hy vọng “rằng anh c̣n trở về/ rằng anh c̣n người yêu . Trong nỗi bi thương thê thiết ấy Thái độ chính trị cuả TTT là ǵ ? TTT thấm thía thân phận một dân tộc nô lệ ( Đen ). Thời ấy , người trí thức miền Nam nào cũng đau nỗi đau tủi nhục về thân phận nhược tiểu cuả “ người nô lệ da vàng “ ( chữ cuả Trịnh Công Sơn ) .TTT đứng về phiá những người vô tội chối từ khí giới, phản đối chiến tranh , v́ chiến tranh c̣n những khoảng trống đất hoang ( Chim ), khao khát hoà b́nh , khao khát một ngày yên vui , đất nước trổ hoa, người người mừng vui , Hà nội Huế Saig̣n ôm lấy nhau nức nở
Nhịp ba
Sóng bồi phù sa
Ruộng lúa trổ hoa
Núi cao uốn cây rừng
Nhịp ba nhịp ba nhịp ba
T́nh yêu tự do măi măi
Đất nước ào ào vỗ nhịp
Triều biển chập chùng
Hà Nội Huế Sàig̣n
Ôm nhau nức nở
( Nhịp Ba )
Người đọc nghe trong thơ TTT nhịp đập cuả một trái tim yêu nước không gọi rơ tên , tuy
sâu thẳm nhưng mơ hồ , bởi v́ trước 1975 đất nước c̣n bị chia đôi , đất nước ông nói đến là miền nào ? Không , đó là một đất nước trong thể thống nhất , TTT nh́n thấy “Đất nước ào ào vỗ nhịp / Triều biển chập chùng / Hà Nội Huế Sàig̣n / Ôm nhau nức nở”
Trong viễn cảnh ấy , dường như TTT đă thức tỉnh ? TTT trở về sự thật , “Rưả sạch mặt mũi lem luốc chùm ảo vọng “ , tự “ bóp cổ chết gục” để phục sinh
Tôi đứng đấy như con công tôi múa
xoè bộ mă đời ḿnh nũng nịu
như trên chót đỉnh khoe khoang
Tôi đứng đấy những tơ giăng phù phiếm
con nhện rớt hoài
trong màng lưới rách bung
của lời đong đưa trắc nết
( Thầm Nhủ - 1969 )
Tan rồi trái cầu không tưởng
Cuộc phiêu lưu chết sững chốn vô cùng
( Tặng Phẩm- 1962,1963 )
tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật.
( Phục sinh )
Linh hồn phục sinh cuả TTT đă ánh lên một chút , ( chỉ một chút thôi v́ nó ẩn mật ) nỗi
đau với những con người đau khổ , với quê hương đất nước . Tâm hồn ấy dường như cháy bỏng khát vọng tự do . Lúc đầu thơ ông vang lên tiếng ca ngợi tự do chính trị , sau đó là chuyển sang tư tưởng cuả tự do Hiện Sinh , nhưng TTT chưa buớc chân vào được chân trời tự do hiện sinh ấy , thơ ông chưa đạt tới tầm vóc cuả thơ tư tưởng .Người đọc chỉ thấy thấp thoáng những tín niệm cuả chủ nghiă Hiện Sinh như buồn nôn , tự do ( La Nausée- J.P .Sartre ) ; kẻ xa lạ ( L’Etranger-A. Camus ) ; sự đánh mất đức tin
( “Thượng đế đă chết “- Nietzsche ) . TTT muốn thơ ḿnh là tiếng nói là tiếng khóc cuả những con người vô tội yêu tự do, là tiếng thơ là tiếng cười cuả Việt Nam ngày mai , nhưng sẽ chẳng bao giờ TTT đạt được uớc nguyện ấy . Đó là tất cả bi kịch cuả TTT .
Anh nhớ em cùng một lúc với thành phố
với những con đường anh đi qua một lần
anh nâng niu cuốn sách nói đến cách mạng
nói đến người tâm hồn trái tim tự do
( Liên , Những bài thơ t́nh thời chia cách )
Nhịp ba
T́nh yêu
Tự do
măi măi
T́nh yêu tự do măi măi
T́nh yêu tự do
măi măi anh ơi
( Nhịp Ba )
Tôi chờ đợi
một người không
nhiều người
ở thành phố thiếu thốn
ở làng mạc đoạ đầy
tôi là tiếng nói là tiếng khóc
những người bỏ đi hẹn trở về
những người mím hơi thừa chịu đựng
tôi chờ đợi
tôi là tiếng thơ là tiếng cười
mai Việt Nam hỡi mai Việt Nam
( Bài ca ngợi t́nh yêu )
Sự sống c̣n một người
Sự sống c̣n nhiều người
Những người vô tội
Nhân danh
T́nh yêu tự do người
Tôi được quyền kêu gọi
Những người đă chết xin có mặt
Những người c̣n sống xin giơ tay
( Nhân Danh )
anh hứa trở về không đối diện với thù
gịng sông chỉ c̣n tiếng sóng vỗ
cười tung lồng ngực chứa chan
( Liên , Những bài thơ t́nh thời chia cách )
cuộc sống phải thừa như không khí
cuộc sống phải thừa như sớm mai
xin trao thi sĩ ṿng hoa tặng
chúng ta đă thắng giữa cuộc đời
( Gửi Quách Thoại )
Nhân vật em trong thơ TTT có thể là cái phao bấu víu sau cùng cuả tâm hồn ông , cũng
là người ông chia xe nỗi niềm . Giọng thơ nói với em là giọng tâm t́nh chia xẻ , như là bám víu , như là hy vọng trong tuyệt vọng , giọng buồn biền biệt . Thực ra đó là cách TTT bày tỏ ḷng sầu héo, nỗi buồn rưng rưng , sự sợ hăi bị bóp chết trong tuyệt vọng trần truồng
Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
(nếu đời người không có những sớm mai)
anh trở dậy
đọc thơ Nguyễn Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
( LIÊN, NHỮNG BÀI THƠ T̀NH THỜI CHIA CÁCH )
Anh nằm trên đồi
Trời chiều ôm dưới ngực
Gió thổi hơi nồng trưa xa khuất
Trưa kia trời cháy đốt trên lưng
Những băi cỏ khô trơ
Như mắt mở
Đêm trôi dàn
Trên ngánh sông dài như chẳng có
Như cánh tay trườn
Mai Hoa Mai Hoa em
( Tặng Phẩm - 1962 )
Phải làm mới t́nh yêu
Coi chúng ta là những người thứ nhứt
Trên trái đất này biết yêu nhau
Để những cặp t́nh nhân khác bắt chước
Để con cái sau này không khổ đau.
( Bài Thơ Cuả Tháng Giêng )
Đêm về khuya t́nh đă vắng như màn trời
Này em đan cho anh những ảo tưởng
Với ngây thơ nào em c̣n sót…
Vàm sông nước xoáy như tiếng cười thầm
Ở sau lưng ở trước mặt
Anh thả người trôi nổi
Em biết không? Em biết không?
Anh đốt dần xác thịt như cành nhọn
Giữa chiều mùa đông ở đây trong cốt tuỷ
Tuyệt vọng trần truồng
( Sầu Khúc )
Thơ Ở Đâu Xa đuợc TTT viết trong thời gian ông ở trong trại cải tạo có khuynh hướng tư tưởng , bút pháp và thái độ sống khác hẳn .Theo Phạm Kiều Tùng ( 9 ), thơ TTT sau 1975 là một giai đọan sáng tác khác : “… giai đoạn sáng tác cuối đời của anh, một giai đoạn tạm gọi là giai đoạn “không c̣n muốn kể nữa”, v́ “không có ǵ đáng kể”?” . Phạm Kiều Tùng căn cứ vào bài học cuả TTT ghi trong cuốn sổ tay mà trước khi sang Mỹ định cư , TTT đă gửi cho ông :
Bài học Đạo Đức Kinh:
Như thể không có sự ǵ xảy ra, đáng kể; ngoài các câu được viết.
Lời không của ai, không nói với ai.
Cùng một lúc mở và đóng, ở ngoài và ở trong.
( dưới đây là bút tích cuả TTT )
Bùi Vĩnh Phúc(10) trong bài Biệt khúc cho Thanh Tâm Tuyền , đọc lại Thơ ở đâu xa , đă viết khá thuyết phục về chặng đường thơ TTT sau 1975 . Ông nhận xét : “ Thơ ông trong tập này đằm chín và sâu lắng. Kinh nghiệm cuộc đời và sự thẩm thấu khổ đau, cái nh́n vào pháp tướng của mọi sự vật trong đời đă làm cho những bài thơ ông mang một tố chất ǵ đó rất gần với sự tỉnh thức và chấp nhận trong tinh thần giáo lư Công giáo, cùng lúc, cũng mang trong chúng một thiền chất khiến ta thấy chúng, có những lúc, có cái tinh thần đốn ngộ của Thiền tông và cái tinh thần bát nhă của đạo Phật. “. ..” Trong Thơ ở đâu xa, người ta thấy có nỗi buồn và có niềm đau. Có đấy. Có sự cảm nhận buốt sắc về hiện sinh, về định mệnh ḿnh. Nhưng kẻ thi sĩ ấy vẫn không chịu ngă gục hoặc nằm vùi trong sầu khổ.”
Phạm Kiều Tùng (11) lư giải theo một cách nh́n khác : “ Tôi nghĩ đơn giản: Anh đă “thoát”. Thanh thoát. Anh đă t́m về – và t́m được, t́m về được – cái minh triết của cổ nhân… Minh triết của cổ nhân dạy rằng thấu hiểu bản chất của những sức mạnh bất khả kháng, thấu hiểu quyền uy của bóng tối chính là chinh phục chúng, là trở nên lớn lao hơn chúng .” ( Phạm Kiều Tùng – Bài Học Đạo đức Kinh cuả Thanh Tâm Tuyền )
Nếu tổng hợp ư kiến cuả Bùi Vĩnh Phúc và Phạm Kiều Tùng lại , th́ phải chăng tư tưởng cuả TTT sau 1975 là sự tổng hợp cả Phật ( Tinh thần Bát Nhă ), Nho ( định mệnh ), Lăo ( Bài học Đạo đức Kinh ) và Thiên Chuá Giáo ?
Tôi không tin rằng TTT có thể tổng hợp được tư tưởng cuả các tôn giáo lớn ấy , bởi v́
thơ TTT không phải là thơ tư tưởng. Trong thơ , TTT hoàn toàn không thể hiện sự giác ngộ chân lư nào cuả các tôn giáo ấy. Bảo rằng “ Ông đă sống trong tù như một hành giả, như một thiền sư “ với tâm thế “ Thiền lao “( Bùi Vĩnh Phúc ) tôi e rằng sẽ là một ngộ nhận , bởi v́ TTT đâu có nh́n thực tại là vô thường , vô ngă, đâu có nhận ra Phật tánh trong vạn vật , đâu có vượt qua sắc không ngũ uẩn , đâu có đuợc uy lực Thiền để “Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư “. TTT cũng không tự nhận lấy chén đắng và vác lấy thập giá đời ḿnh bước đi , lên đỉnh núi kia , tự đóng đinh , để cưú lấy cuộc đời. TTT đâu có tri Thiên Mệnh , biết nhận ra “ lẽ hưng phế “ để sống thuận theo Thiên Mệnh. TTT cũng chẳng màng đến triết lư
“ vô vi ‘ để sống an nhiên.
Trước sau TTT vẫn là người tuyệt vọng. Hắn Rũ Bỏ Kư Ức và Ra Đi rồi Chia Tay,
từ bỏ mảnh đất nghèo khổ Việt Nam mà có lần TTT nghĩ rằng ḿnh “ Đứng vững không khuỵu chân “ . Sau đó là sự im lặng . TTT đă im lặng trong suốt quăng đời c̣n lại (từ 1990 đến 2006 , 16 năm , thời gian dài hơn những năm tháng trong trại cải tạo ) .TTT cũng từ ḅ tập bản thảo viết sau thời gian ra trại trước khi đi Mỹ, như là từ bỏ chính ḿnh . Tôi hiểu nỗi tuyệt vọng cuả TTT là vô phương cứu chưă , tuyệt vọng trần truồng, không che dấu.
Dù sao những bài “ thơ trong đầu “ cuả TTT cũng là một chặng đường sáng tác mới trong hành tŕnh thơ cuả ông .Ngày 30/4/75 ập đến như băo táp , lật đổ tất cả , quét sạch tất cả những ảo tưởng. TTT cũng như bao người ở miền Nam lúc ấy hoang mang lo sợ , không biết tương lai sẽ thế nào. Những năm tháng sống trong môi trường cải tạo , TTT từ con người cuả ư thức hệ duy tâm trước kia giờ đây trở về với cái thực đời thường , sống thật với sự sống cuả chính ḿnh , sống cùng với sự tồn tại cuả người khác , không c̣n phải sống trong xáo trộn , xô bồ , lo sợ chết chóc , đối diện với những bất trắc tráo trở phản bội đớn hèn đau thương trước đó . Tâm hồn TTT trở nên yên tĩnh , b́nh an , trong sáng hơn . Ninh Hạ Nguyễn Đức Tâm kể (12): “Năm đầu cùng chung trại Long Giao. Anh lán 9. Tôi lán 6. Lán là nhà mái tôn dài, trại lính cũ. Gặp tôi, anh mừng rỡ. Năm đầu ở đây, chưa phải lao động nhiều nên có th́ giờ nhàn rỗi.” Một dịp tết , Nguyễn Đức Tâm kể :“ngày Tết lén cắp rượu đem vô. Tôi chia cho Thanh Tâm Tuyền một nửa. Anh không uống được nhiều rượu. Một hai chung như thế cũng đủ cho thi sĩ của chúng ta có hứng khởi làm những câu thơ về xuân về Tết trong tù tuyệt vời. “
“...Trời có mấy độ xuân?
Đất bao nhiêu miền lạ?
Chưa ngấy tiệc trần gian.
Hồn run xanh búp lá.”
Bây giờ xung quanh TTT là rừng thâm u , hẻm núi dốc , đèo cao , trời xanh , gió mưa , trăng sao , đồi nương . TTT lao động , sống đời sống người lao động như bao nhiêu người lao động khác , tất nhiên là khổ hơn , như chính dân tộc này mấy ngàn năm qua : thức khuya dậy sớm , làm những công việc lao động : Chủ Nhật Lên Núi Kiếm Củi , Hái Trà Dưới Trời Mưa Tháng Bảy , Trưa tháng chín trên đồi cọ , Thơ làm khi đi nuôi cá , Tháng mười cấy rau lấp , Chiều nắng hanh trên đồi hương nhu , Ngă trên núi Việt Hồng ở Yên Báy khi đi vác nứa …
Khung cảnh thiên nhiên đất nước cùng với cuộc sống lao động này đă thức tỉnh hồn thơ dân tộc ở TTT ? Ta gặp những cảm xúc , cách nghĩ , chất liệu thơ TTT giai đoạn này có bóng dáng cuả thơ Thiền ( thời Lư , Trần ), có âm điệu thơ Nguyễn Trăi ( khi ở Côn Sơn ) , có chút t́nh cuả thơ Nguyễn Khuyến ( khi về sống với nông dân ) .Hồn thơ TTT sáng trong. Cỏ cây hoa lá , trăng sao , núi rừng , đồi cao, mưa gió và công việc lao động ánh lên nhiều vẻ đẹp và rực rỡ chất thơ , rực rỡ huơng sắc , chất ngất t́nh say .Dường như TTT đă trở về được với cuộc đời chân thực , hội nhập được với tâm hồn dân tộc (?)
Bây giờ TTT “ Ngóng tiếng gà trong thôn “, “ đứng vững trên mảnh đất nghèo khổ “, nh́n ngắm trời xanh như giếng ngọc , nhận ra Đất hiền thở hương nắng thênh thang, nghe Vang Vang Trời Vào Xuân. Đi hái trà mà hồn lăng mạn quên về , Thiếp mê t́nh tứ trên đồi cỏ , cả trong mưa vẫn đẹp, Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Cỏ hoa thầm th́ hát
Ngoài vườn trăng đêm nay
Xuân ngàn mùa vẫn một
Hương sắc không hề phai
Sự trôi chảy măi thật
T́nh đơn sơ c̣n đây
( Xuân Tứ )
Đứng ngây trời ẩm sũng
Ngóng tiếng gà thôn gần
( Dậy Sớm )
Đứng vững không khuỵu chân
Trên mảnh đất nghèo khổ
( Vang Vang Trời Vào Xuân )
Một tay chống gậy tay dao quắm
Ḅ leo dốc đứng thở mang tai
Lên cao trông xuống lũng xanh bấy
Cớ sao ḷng chẳng buồn nhớ ai.
( Chủ Nhật Lên Núi Kiếm Củi )
Trời xanh cao vút giếng nước ngọc
Đất hiền thở hương nắng thênh thang.
( Xuân )
nghe gần gũi sa đà trời tháng bảy
gió xa xôi từ mạn lăng quên về
( Hái Trà Dưới Trời Mưa Tháng Bảy )
nh́n nắng loé ánh trên tàn lá
cơn sốt t́nh rực rỡ đắm say
(Trưa tháng chín trên đồi cọ )
gánh cỏ trên vai thơ trong đầu
trời chớm thu hạ mường tượng hồng au
(Thơ làm khi đi nuôi cá )
trong suốt trời sông
vô vàn bóng nguyệt
đêm lộng gương tạc
nhẹ thênh h́nh dung
( Bến Mộng )
Tuốt những chùm bông hạt già úa
Động nhánh cành trơ trụi xác xơ
Hè cháy rụi sót hoa nám lửa
(Chiều nắng hanh trên đồi hương nhu )
Tuột dốc té nhào trên hẻm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu
(Ngă trên núi Việt Hồng ở Yên Báy khi đi vác nứa )
Tháng Năm nắng trong ủ mật hương
Óng biếc sau mưa những rừng thông
Thiếp mê t́nh tứ trên đồi cỏ
Ngày nhởn nhơ khoác áo huy hoàng
( Bài Ru Tháng Năm – 5/1981 )
Những bài thơ trích ở trên có thể góp cho thơ ca dân tộc những tứ thơ rất đẹp , mang đuợc vẻ đẹp cuả tâm hồn Việt nam b́nh dị , sáng trong .Thật hiếm thấy được những tứ thơ như vậy trong thơ TTT trước 1975 . Thơ ở Đâu Xa là tâm hồn TTT phục sinh trong cuộc sống lao động , gắn bó với thiên nhiên đất nước , toả sáng nhiều vẻ đẹp có bề sâu cốt cách tâm hồn Việt Nam . Quả thực , những trải nghiệm bể dâu cuả TTT đă thăng hoa thành những bài thơ , thực sự có giá trị .
Chỉ tiếc rằng từ đề tài , chất liệu đến cảm xúc và cách thể hiện , TTT đă không vượt qua
được những nhà thơ dân tộc đi trước ông.
Nói đến TTT người ta dè dặt về những tháng ngày ông ở trong trại cải tạo . Tôi gọi đó là
những tháng ngày bể dâu , và thực ra cả những năm tháng trước đó ở miền Nam , ông đă sống cuộc đời bể dâu rồi . Nếu nh́n nhận một cách khách quan th́ những trải nghiệm bể dâu cuả TTT cũng là
những trải nghiệm tử sinh nhiều nhà thơ , nhà văn lớn cuả dân tộc đă đi qua , mỗi người mỗi hoàn cảnh riêng do lịch sử quy định . Đó là mối kỳ oan nghiệt ngă cuả khách phong vận ( Phong vận kỳ oan ngă tự cư – Nguyễn Du ) : Nguyễn Trăi , Nguyễn Du , Hoàng Cầm , Phùng Quán , Trần Dần , …Mỗi người tự vượt qua số phận cuả chính ḿnh bằng sức mạnh cuả ḷng tin vào giá trị cuả nghệ thuật , bằng sức mạnh gắn bó với nhân dân , và mang lấy những thăng trầm cuả lịch sử dân tộc , chính nhờ thế họ trở thành những nhà văn nhà thơ lớn cuả dân tộc . Hăy nghe Hoàng Cầm tâm sự (13) : “Phải nói thật một điều, thường người ta khó tin, là hồi đó tôi không mang trong ḷng – dẫu chỉ một ly – nỗi oán hận, nỗi buồn phiền, hoặc trách móc hờn giận ǵ ai. Đôi lúc, chỉ nghĩ về chính số phận ḿnh, có chút cay đắng, có xót xa. Nhưng v́ “đă mang lấy nghiệp vào thân” như Nguyễn Du nói, cái nghiệp thơ đầy đau khổ, oan trái, nhưng cũng nhiều hào quang toả ra từ tâm linh và từ những câu chữ kỳ diệu đă đem đến cho ḿnh không ít giờ phút say sưa, ngay trong cuộc sống b́nh nhật cũng không ít hạnh ngộ đẹp, tôi được gặp nhiều người nam, người nữ rất trong sáng, yêu thương ḿnh hết ḷng. Dân tộc là thế đấy, thưa các bạn. “ .
Tuy vậy, cũng có người không vượt qua được , đành rơi vào bi kịch. TTT ở vào trường
hợp này . Đối diện với số phận nghiệt ngă , tầm vóc TTT không thể sánh được với tầm vóc cuả Nguyễn Trăi , tấm ḷng cuả TTT không thể sánh được với “ tấm ḷng thấu suốt ngh́n đời “ cuả Nguyễn Du , sức sáng tạo cuả TTT không theo kịp với Hoàng Cầm , bản lĩnh cuả TTT không ngang cân với thái độ dứt khoát bỏ về đi cày, đi bừa, đi thồ, đi đốn củi , đi xe đá cuả Hữu Loan …
Rất tiếc là TTT đă không đi tiếp con đường trở về với dân tộc , gắn bó với nhân dân
như các bậc tiền bối . Đọc thơ ông , trước sau , người đọc nhận ra sự thiếu vắng một lư tưởng , TTT không có niềm tin, không có đời sống tâm linh , không t́m đuợc cho đời ḿnh một ư nghiă . Ông không vượt qua đuợc cái tôi tiểu tư sản quay quắt trong hiện sinh .
Sau khi ra trại, trở lại đời thường, có lẽ chứng kiến nhiều chuyện đau ḷng , đổ vỡ , TTT lại rơi vào t́nh trạng tuyệt vọng , thế là Hắn Rũ Bỏ Kư Ức và Ra Đi , từ bỏ tất cả. Ninh Hạ Nguyễn Đức Tâm , một người bạn cuả TTT kể rằng (14): “Thanh Tâm Tuyền và tôi vào tù cùng ngày cùng chỗ. Gần chín năm sau, ra tù cùng chỗ cùng ngày…. khi về Sài G̣n, hơn tháng trời tôi và đứa con gái 13 tuổi trên chiếc xe đạp cà rịch, ngày ngày t́m đến những địa chỉ khắp cùng ngơ ngách trao thư tận tay những người vợ, người mẹ, người cha, người t́nh. Sài G̣n, Thủ Đức, Biên Ḥa. Nơi xa xôi th́ gửi theo bưu điện. Qua việc làm này, tôi đă chứng kiến bao nhiêu chuyện buồn vui tủi nhục của những bạn bè cùng cảnh … Tôi đă có ư định ghi lại những hoạt cảnh xă hội này, nhưng cuối cùng không thực hiện v́ trân trọng những đau thương đổ vỡ riêng tư. “ Trước khi ra đi TTT đưa cho Phạm Kiều Tùng (15) tập bản thảo và bảo : “Cậu xem có dùng được ǵ th́ dùng, không dùng được th́ hủy đi, tôi để cậu toàn quyền quyết định” anh cười nói thêm “Hủy đi, như Gogol, Kafka, như Kleist”. Đó là xấp bản thảo TTT viết trong khoảng thời gian từ sau ngày ông được thả khỏi trại cải tạo tới trước ngày ông rời bỏ quê hương.
Tôi nghĩ rằng , TTT lâm vào t́nh trạng bi đát , tuyệt vọng như chưa bao giờ bi đát tuyệt vọng hơn thế. Giống như Gogol , trong t́nh trạng khủng hoảng tinh thần , đă đốt bản thảo Những linh hồn chết tập I năm1845, tập II năm1852 ; và F. Kafka để lại di chúc muốn đốt hết tác phẩm cuả ḿnh…
TTT sang định cư ở Mỹ , đất nước cuả nữ thần tự do , cuộc sống vật chất dư đủ , tại sao
ông lại sống im lặng , ông lặng im như không tồn tại, tại sao ông từ bỏ sáng tác ?. Điều này buộc chúng ta phải t́m câu trả lời , bởi v́ khi c̣n ở trong trại cải tạo , cuộc sống tù đày khốn khổ như thế , ông vẫn viết được những bài thơ trong đầu tuyệt bút , vậy mà lúc tự do , ông lại từ chối sự tồn tại cuả chính ḿnh ? Hay phải chăng lại một cuộc bể dâu khác cuả thân phận lưu vong nơi xứ người ? lại chứng kiến những cảnh đau ḷng , và một lần nưă , lại sụp đổ những ảo tưởng cuả cuộc hành tŕnh đời ḿnh chăng ?
cuộc hành tŕnh thiêng liêng đi măi bằng gịng máu
hoàn thành bao nhiêu tác phẩm
chỉ để sau rốt kết luận một lời
anh hăy từ biệt mọi người bằng tác phẩm của ḿnh
( Định Nghiă Một Bài Thơ Hay )
Thi sĩ, gịng giống bị bức triệt
Nương náu miền đầy ải thâm u
Không ngớt tay cuốc xẻng đào huyệt
Tự vùi chôn gương mặt phai nḥa.
( Hắn Rũ Bỏ Kư Ức và Ra Đi )
III. Giá trị cuả Thơ Thanh Tâm Tuyền
TTT chủ trương cách tân thơ ca , ông đă thực hiện được sự cách tân trong hai tập Tôi Không C̣n Cô Độc ( 1956) và Liên Đêm Mặt Trời T́m Thấy (1964) . Trong hai tập này , TTT đă cách tân thơ bằng cách miêu tả ḍng ư thức , kết hợp với việc ghi lại những cơn mê sảng Siêu Thực và sử dụng nhiều ẩn dụ , viết liền mạch câu thơ không ngắt ư , hoặc ngắt ư không tuân theo quy luật ngữ pháp thông thường để tạo sự tối nghiă , sự hàm hồ . TTT có nhiều h́nh ảnh thơ khá mới lạ .
Nhưng TTT không đi tiếp con đường cách tân ấy , ông lại trở về với thơ ca truyền thống .
Từ ḍng ư thức , ông trở về với thơ tâm trạng cuả thơ Lăng Mạn ( 1930 -1945 ), từ Siêu Thực ông trở về Hiện Thực, từ ẩn dụ bí hiểm ông trở về với chất liệu đời thường . TTT từ bỏ lối thơ lạ và bí hiểm trở về với lối thơ chân chất tự nhiên. Điều này có ư nghiă ǵ ? TTT nhận ra con đường cách tân là con đường đi vào ngơ cụt . Đó chỉ là những khoe khoang phù phiếm trắc nết , những không tưởng ,
“ không tưởng cuả những cuộc phiêu lưu chết sững”.
Nếu đặt TTT trên ḍng lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại , bên cạnh những nhà thơ
cùng thời như Nguyễn Đ́nh Thi , Chế Lan Viên , Quang Dũng , Hoàng Cầm , Trần Dần …, TTT có thể có một vị trí nào đó . TTT có công cách tân thơ , đem tư duy thơ miền Nam từ Tượng Trưng đến Hiện Sinh kết hợp với Siêu Thực và kỹ thuật Tân H́nh Thức , tạo thành một thi pháp riêng . Nhưng những cách tân cuả TTT chỉ dừng ở mặt kỹ thuật viết , chưa đạt tới tầm tư tưởng nghệ thuật , v́ thế không tạo ra được một trào lưu như thời kỳ Thơ Mới ( 1930-1945 ). Tôi trộm nghĩ rằng , ngay cả ở chính sự cách tân ấy , TTT chỉ đi tiếp con đường cuả Xuân Thu Nhă Tập trước đó , tất nhiên là có những đóng góp mới hơn , và tồn tại như một hiện tượng thử nghiệm , để rồi chính TTT từ bỏ con đường ấy , không có người tiếp bước.
Nói cách tân trong thơ Việt Nam nưả sau thế kỷ XX, trước hết là cách tân tư duy thơ.
Sau 1945, thơ Việt Nam đă có nhiều cách tân. Lần cách tân thứ nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp , thơ được đưa trở về với quần chúng , lấy quần chúng công nông binh làm nhân vật trung tâm, bỏ lại sau lưng “ cái tôi “ nhà thơ tiểu tư sản .Tiếp theo , những năm sau 1954 , Hoàng Cầm và nhóm bạn Lê Đạt , Trần Dần , Đặng Đ́nh Hưng tiếp tục t́m kiếm con đường đổi mới thơ .Hoàng Cầm kể (16) :
“ …tôi đề xướng với các bạn: lúc này chính là lúc bọn ḿnh phải để tâm vào việc phá ra về thi pháp, phải phá ra khỏi … kiểu thơ cũ mà ḿnh đă chán ngấy. Thế là bốn anh em thống nhất về đường lối sáng tác .” Tập thơ Về Kinh Bắc cuả Hoàng cầm được viết vào năm 1959 , trong ư thức cách tân thơ cuả Hoàng Cầm . Thơ ca miền Bắc những năm kháng chiến chống Mỹ tiếp tục có những cách tân về tư duy nghệ thuật , tạo nên một nền thơ chính luận trữ t́nh anh hùng ca , mà trước đó chưa có .Sự bế tắc cuả thơ ca những năm sau 1975 là do chưa có được một tư duy nghệ thuật mới khả dĩ vượt qua được kiểu tư duy nghệ thuật trước đó .
Nói như thế để thấy rằng không chỉ có TTT là người cách tân thơ Việt Nam . TTT có góp
phần vào sự cách tân thơ , nhưng nỗ lực cuả ông không đạt được như ư nguyện .Ông đă phủ định con đường cách tân ấy .
Thơ TTT có ít thành công nếu so sánh với lời nhạc cuả Trịnh Công Sơn . Thực ra
ca từ cuả Trịnh Công Sơn là thơ . TTT và Trịnh Công Sơn có một bút pháp gần giống nhau khi viết lời , Trịnh Công Sơn nghiêng về Ấn Tượng . Lời nhạc cuả ông thâm nhập được vào công chúng, thể hiện được nhiều trạng thái tâm hồn cuả công chúng , phát hiện ra nhiều cái đẹp cuả cuộc sống , làm phong phúc đời sống tinh thần cuả thời đại .Trái lại , thơ TTT là một lănh địa bí hiểm ít người vào được. Có lẽ v́ thế mà Vơ Phiến đánh giá rằng TTT là nhà văn hơn nhà thơ. Kiệt Tấn kể (17 ): “Hồi Vơ Phiến sang chơi Paris và đóng đô tại nhà tôi ở Bagnolet, có bận tôi hỏi, theo ông, Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ hay nhà văn. Vơ Phiến đă đáp không do dự: là một nhà văn.”
Công bằng mà nói , TTT trong thơ cách tân , đă có được nhiều bài thơ hay như :
Phục Sinh , Lệ Đá xanh , Nhịp Ba , Đen , Bài Ca Ngợi T́nh yêu ,Dạ Khúc ,Tĩnh Vật ,…nhưng thật khó t́m thấy bài thơ nào cuả TTT được công chúng yêu mến rộng răi và lâu dài như Tây Tiến , Đôi Mắt Người Sơn Tây ( Quang Dũng ) , Bên Kia Sông Đuống , Mưa Thuận Thành , Lá Diêu Bông ( Hoàng Cầm ) Màu Tím Hoa Sim ( Hữu Loan ).. .
Thơ TTT không thâm nhập được vào trái tim người đọc , v́ tiếng thơ ấy không nói tiếng
nói cuả công chúng , không nói tiếng nói cuả trái tim Việt Nam trong một giai đọan lịch sử mà thơ ca phải là ngọn lưả toả sáng , soi đường và cháy rực lên sức sống , sức mạnh cuả một dân tộc . Thơ phải nói tiếng nói cuả dân tộc truớc thời đại và lịch sử . Thơ ca phải ngang với tầm vóc cuả thời đại lịch sử
( như thơ ca thời Lư Trần , thơ ca thời Nguyễn Du , ..) .TTT không có được tiếng thơ đó .
Có lẽ người đọc hôm nay nên tôn trọng ư kiến cuả ông :
Tôi đă chết nghẹn ngào
ôm t́nh yêu tự do chật ngực
tôi chết và chối từ
đừng ai gọi tôi là thi sĩ …
( Tôi Không C̣n Cô Độc )
Tháng 7/2007
langxet12
member
REF: 497748
11/12/2009
MỘT VÀI CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ "NHỮNG GIỌT LỆ" CỦA HÀN MẶC TỬ
Trời hỡi bao giờ tôi chết đi,
Bao giờ tôi hết được yêu v́,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu,
Và khối ḷng tôi cứng tợ si.
*
Họ đă xa rồi khôn níu lại,
Ḷng thương chưa đă, mến chưa bưa.
Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
*
Tôi vẫn c̣n đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong mầu huyết
Nhỏ xuống ḷng tôi những giọt châu?
HÀN MẶC TỬ
"Những giọt lệ” là bài thơ đầu tiên ở trong phần "Mật đắng" của tập “ Thơ điên” (C̣n gọi là Đau thương ). Sau "Hương thơm" với những Tối tân hôn, Huyền ảo, Đà Lạt trăng mờ, Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ dạ, Mơ hoa… đầy huyền ảo, tráng lệ và thi vị, Hàn Mặc Tử ( HMT) bắt đầu nếm những giọt mật đắng.
Trời hỡi bao giờ tôi chết đi,
Bao giờ tôi hết được yêu v́,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu,
Và khối ḷng tôi cứng tợ si
HMT đă thốt lên ngay từ câu đầu tiên: “Trời hỡi bao giờ tôi chết đi,” Câu thơ thể hiện sự tuyệt vọng khôn cùng. Không phải là những câu hỏi, một ḍng tự sự trào tuôn từ tâm hồn tác giả. Sự mất mát và nỗi đau trong tim đă khiến tác giả viết nên những câu thơ rớm máu. Trong toàn bộ trước tác của ḿnh, HMT có hai lần kêu trời ( Trời hỡi! nhờ ai cho khỏi đói? - Lang thang). Là một tín đồ Thiên chúa rất ngoan đạo, nhưng từ trong tiềm thức, từ vết thương ḷng c̣n vẹn nguyên tươi mới, như một phản xạ, Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí đă kêu trời mà không viện Chúa. Chú ư rằng, giai đoạn sau này, khi nỗi đau đă đằm xuống, đă lắng lại, Hàn đă nương gửi rất nhiều trong Chúa (Xuân như ư - Thượng thanh khí). Tác giả muốn được chết đi, để hết yêu hết ghét, để cơi ḷng khô cứng vô cảm để khỏi phải chịu nỗi đau ṿ xé trong ḷng. Hăy để ư một h́nh ảnh rất gợi trong khổ thơ: “Mặt nhật tan thành máu” tại sao không phải sự ví von nào khác mà lại muốn mặt trời tan thành máu? Máu, hồn, trăng… những h́nh ảnh ấy ta bắt gặp với tần suất rất cao trong thơ của HMT, đặc biệt là Thơ điên. Phải chăng chỉ có h́nh ảnh của máu mới diễn tả hết nỗi đau của thi nhân?
Tại sao tác giả lại đầy đau khổ và tuyệt vọng như thế, ta hăy t́m lời lư giải ở khổ thơ tiếp theo
Họ đă xa rồi khôn níu lại,
Ḷng thương chưa đă, mến chưa bưa.
Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
“Họ” ở đây chính là người yêu của thi nhân, hai người đă chia tay và “họ” đă ra đi. Thế nhưng thi nhân không mong như thế, người vẫn muốn níu lại t́nh yêu. “Khôn” có ư nghĩa níu kéo, tiếc nuối (khôn nguôi), biểu cảm hơn nhiều từ “không” vô cảm. Bởi v́: “ḷng thương chưa đă, mến chưa bưa,” câu thơ vừa trần trụi, thực tế vừa hoài niệm khôn cùng, vừa thật thà, vừa tinh tế. Từ sự nuối tiếc ấy mạch thơ đẩy tiếp đến hai câu tuyệt tác: "Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ” Tác giả hai lần nhắc đến từ một nửa như muốn thể hiện sự mất mát, chia phôi. Cách đấy hai thế kỷ, Nguyễn Du đă viết: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi" và ở một bài thơ khác HMT cũng viết: Hôm nay có một nửa trăng thôi/ Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi…/Ta nhớ ḿnh xa thương đứt ruột/ Gió làm nên tội buổi chia phôi! (Một nửa trăng) chắc cũng đều xuất phát từ một tâm trạng, một nỗi niềm như thế. Nếu hai câu trên là những ḍng trần thuật phảng phất tiếc nuối, hoài niệm th́ hai câu c̣n lại là sự thú nhận của tác giả với chính ḿnh về sự mất mát ấy, sự mất mát đă làm cho thi nhân yếu đuối, dại khờ, tràn lệ và ước sao cơi ḷng có thể "cứng tợ si".
Tôi thích cách dùng một số từ ngữ rất hay, rất độc đáo của HMT trong bài thơ này: tợ (mà không phải tựa); Khôn ( mà chẳng phải không); bưa (một từ địa phương, c̣n xuất hiện trong câu thơ: "Đă no nê, đă bưa rồi, thế hệ" - Đêm xuân cầu nguyện). Đôi khi người ta có thể quên cả bài thơ và ư nghĩa rắc rối của nó, nhưng lại rất nhớ một câu thơ là lạ trong đó như: “Ḷng thương chưa đă, mến chưa bưa”.
Tôi vẫn c̣n đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong mầu huyết
Nhỏ xuống ḷng tôi những giọt châu?
Cả khổ thơ là những câu hỏi nối tiếp nhau, không lời đáp, là tiếng ḷng tha thiết thoát ra từ trái tim đau khổ. Thi nhân rơi vào trạng thái tuyệt vọng, không nhận biết được chính ḿnh. Một trạng thái tâm lư thường gặp trong thơ mới khi các tác giả muốn t́m hiểu bản ngă của ḿnh, hướng tới cái Tôi đích thực. (Chế Lan Viên - Ai bảo giùm ta có có ta không? - Điêu tàn). Toàn bộ hồn vía của câu thơ thứ hai thu vào trong từ "bỏ", nó thể hiện rơ nhất tâm trạng của tác giả. Trong tâm trạng ấy, màu hoa phượng rất đỗi thân thuộc của tuổi thơ đă trở nên màu huyết, và những đốm lửa đỏ tươi màu máu ấy như những giọt lệ nhỏ trong ḷng thi nhân. Hoa phượng đă trở nên người bạn tri giao. Tác giả đặt câu hỏi nhưng thực ra là tự trả lời đấy thôi. Và ở đây, nước mắt lại chảy vào ḷng. "Nhỏ xuống ḷng tôi những giọt châu?" Nó không c̣n là những giọt lệ thông thường nữa, nước mắt đă trở thành những hạt ngọc. Thi nhân quư trong những giọt nước mắt của ḿnh, những giọt lệ cho mối t́nh giang dở mà người tôn thờ. Thật đáng quư biết bao những giọt lệ như thế.
Trong cuộc đời ngắn ngủi 28 năm trần thế của ḿnh, HMT đă có và chia tay nhiều mối t́nh, nhưng Mộng Cầm là mối t́nh sâu sắc nhất. Thi sĩ đă dành hẳn những tập thơ ưng ư nhất của ḿnh để tặng cho mối t́nh ấy (Thơ điên, Xuân như ư): Trăm năm vẫn một ḷng yêu/ Và c̣n yêu măi rất nhiều em ơi… ( Muôn năm sầu thảm). Không chỉ nhỏ lệ, HMT c̣n nhỏ máu, phun máu, trào hồn,… :
Máu tim ta tuôn ra làm biển cả…( Biển hồn ta)
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút ( Rớm máu)
"Những giọt lệ" là cung bậc cảm xúc đầu tiên, là những xót xa, đau đớn, day dứt, u hoài mà HMT đă dành cho mối t́nh của ḿnh như thi nhân từng nói: " Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú. Có ai ngăn cản được tiếng ḷng tôi! Tôi đă sống mănh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn… Tôi đă vui buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống" ( Tựa Thơ điên).
Nguồn cảm hứng của thi nhân xuất phát tận trong đáy hồn đau khổ vô biên, và tuôn ra " khi máu cuồng rền vang dưới ng̣i bút". Nó đưa ta vào một " vườn thơ rộng rinh, không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh…"