rongchoi123
member
ID 80839
10/02/2015
|
Bạn Có Bị Tẩy Năo Không?
Có những cái ḿnh được học từ bé, ḿnh tin là đúng. Nhưng đâu ngờ rằng ḿnh đă bị tẩy năo!!!
Nhất là lĩnh vực lịch sử.
Đôi khi ta phải đi t́m sự thật.
Trước đây, rongchoi tin rằng Trần Dân Tiên viết một cuốn sách về cuộc đời của ông Hồ Chí Minh nhưng sau này mới biết ông Tiên với ông Minh đó là một người. Nghĩa là ta tự tâng bốc ta!
Sự thật đắng cay, nhưng biết được sự thật th́ cũng thú vị chớ. Chukimf có lẽ nên học tập rongchoi khoản này.
Ta xem bút lực của ông Hồ như thế nào trong cái thời mê muội năm xưa đó.
(trích fb của nhà báo Huy Đức)
"Bác Hồ", cha đẻ của "nền văn học cách mạng". Đọc kỹ sẽ t́m thấy nhiều đoạn văn vô cùng thú vị. Theo website của Đảng Cộng Sản VN th́ "Bác" viết:
Bạo lực: "Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, th́ 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, th́ nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe th́ chúng giết cả nhà. Có khi bắt được đàn bà có thai, chúng nó trói lại như trói lợn, rồi đánh đố với nhau. Thằng th́ đoán chửa con trai. Thằng th́ đoán chửa con gái. Rồi chúng nó mổ bụng người đàn bà chửa, móc đứa con trong bụng ra coi. Thằng nào đoán trúng th́ được tiền hoặc thuốc lá".
Xưng tụng: "Gần phía chân giường, một cô con gái quần áo trắng toát ngồi trên ghế, quay mặt ra phía cửa, đang xem sách.
Hơi chói, tôi nhắm mắt lại, trong bụng nghĩ: Ḿnh ở đâu nhỉ? Ḿnh ở đâu nhỉ?
Một chốc, tôi mở mắt ra. Cô con gái gập sách lại, đang nh́n tôi. Thấy tôi mở mắt, cô ấy khe khẽ bước lại, ôm tôi hôn lấy hôn để.
Tôi nhè nhẹ lấy tay đẩy cô ta ra, và nói:
- Đồng chí chớ làm thế. Anh em họ cười chết! Đây là đâu, hử cô? Cô là ai?
Cô ấy nhẹ nhàng trả lời:
- Đây là Dinh dưỡng đường Cụ Hồ. Tôi ... là ...
Nghe nói Cụ Hồ, tôi liền hỏi:
- Cụ ở đâu ? Cụ có mạnh khoẻ không, đồng chí?
- Cụ vẫn khoẻ luôn. Cô ấy vừa nói vừa ghé cốc sữa gần miệng tôi, bảo tôi uống một hớp.
...
Có em không may bị giặc bắt được, tra tấn tàn nhẫn, xẻo thịt cắt gân, mà vẫn không nói, không khai. Khi Tây đưa ra giết, những em đó vẫn không sợ, vẫn tươi cười. Trước lúc chết vẫn cả tiếng hô to:
"Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!".
...
"Việc đầu tiên tôi làm là viết một bức thư giao cho Đào dâng lên Cụ Hồ để cảm ơn Người và chúc Người mạnh khoẻ".
"Chơi" đối lập: "Chúng đưa Vĩnh Thuỵ và Nguyễn Văn Xuân ra lập chính phủ bù nh́n toàn quốc. Song chúng lại sợ Vĩnh Thuỵ đă bị Mỹ lợi dụng, cho nên chúng giao cả công việc cho Xuân.
"Xuân là một người không có quốc tịch Việt Nam, không nói được tiếng ta. Nó là dân Tây, từ bé đến lớn đi làm cho Tây, được Tây cho làm thiếu tướng. Tư cách tài năng chẳng có. Đạo đức danh vọng cũng không. V́ vậy, nhân dân phỉ nhổ nó đă đành, thân sĩ cũng chẳng ai thèm làm với nó. Xuân chỉ họp được một bọn lâu la, tham tiền, vô sỉ, như bọn Phan Văn Giáo, Nghiêm Xuân Thiện, để lập chính phủ bù nh́n.
"Đầu tháng 6 năm 1948, ở Vịnh Hạ Long, thực dân Pháp cùng với Vĩnh Thuỵ, Nguyễn Văn Xuân tuyên bố chính phủ bù nh́n thành lập. Cờ của chúng nền vàng có ba sọc đỏ. Đồng bào ta gọi là "cờ ba que".
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
rongchoi123
member
REF: 701045
10/02/2015
|
Đây là một bài báo của ông Hồ Chí Minh, với bút danh C.B
Xin trích lại bài báo , v́ chữ lem nhem có thể có bạn ko đọc được
Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ th́ ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lăi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đă:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay c̣n tàn tật.
- Làm chết 32 gia đ́nh gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đ́nh về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, v́ cực khổ quá, 32 gia đ́nh đă chết hết, không c̣n một người.
- Chúng đă hăm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái B́nh về làm đồn điền. Cũng v́ chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đă chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đă bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đă trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
C̣n những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, th́ tàn nhẫn không kém ǵ thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào ḿnh nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đă thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đă thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nh́n để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đă đưa đủ chứng cớ rơ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối căi, đă thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
C.B.
|
|
lynhat
member
REF: 701047
10/02/2015
|
"Bạn Có Bị Tẩy Năo Không?"
- Rongchoi123
Có chớ.
Dạo trước được tẩy năo, thù Tàu, sau này không thù, làm bạn. Kế đến thù Nhật, sau này không thù, làm bạn. Kế đến thù Pháp, sau này không thù, làm bạn. Kế đến thù Mỹ, sau này không thù, làm bạn.
Riết rồi, ai muốn làm sao cứ làm. Đầu óc của tôi, đâu phải là cái thùng rác! Ai muốn nhét cái ǵ th́ cứ nhét!
Bổn phận của tôi là lo cày, nuôi vợ, nuôi con.
|
|
ototot
member
REF: 701059
10/02/2015
|
Người ta thường bảo "Sống là tranh đấu", một cuộc tranh đấu triền miên, không ngừng nghỉ, giưă "Thiện" và "Ác"!
Theo tôi, hai ư niệm này ngự trị ở ngay trong đầu, trong óc năo: chúng đánh nhau để thuyết phục con người ta chọn cái nào cho hành động cuả chúng ta.
Người th́ cố giữ lấy cái thiện, rưả sạch những dơ bẩn ra khỏi đầu năo ḿnh; nhưng cũng có người cố tẩy cho hết cái tốt lành hiện hữu để thay vào đó bằng cái ác.
Vậy theo tôi, rơ ràng là cụm từ "tẩy năo" là do kẻ gian ác phát minh ra để giành chiến thắng cho cái "Ác"; c̣n người lương thiện th́ lo "rưả sạch" những dơ bẩn do kẻ ác đă nhồi nhét vào, để tái lập lại cái "Thiện" mà ḿnh tin là "gốc" cuả con người! ("Nhân chi sơ, tính bản thiện" mà!).
Người ta tin rằng cụm từ "tẩy năo" đă ra đời từ hồi chiến tranh Triều Tiên và xuất phát từ nhà nước Tàu cộng sản, khi họ đối xử với các lính Mỹ bị họ bắt làm tù binh; và từ đó người Anh Mỹ dịch thành từ mới riêng cho họ là "to brainwash" hay "brainwashing"). (Người Pháp th́ dịch hơi "ngớ ngẩn" là "lavage de cerveau"). (Tôi c̣n nhớ, trong chiến tranh Việt Pháp, nhà nước Việt Nam cộng sản cũng có tổ chức gọi là "địch vận" để thể hiện công tác "tẩy năo" tù binh Pháp bị bắt làm tù binh... Gần đây hơn, trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng ở Việt Nam, cũng có chuyện tù binh miền Nam đi "học tập cải tạo", chắc bản chất cũng là "tẩy năo"...? ).
Có điều là người phương Tây quan niệm "rưả" là "làm cho sạch cái dơ bẩn"; c̣n người cộng sản là "tẩy" đi, "xoá" đi cái ǵ đă có sẵn từ trước, bất kể xấu hay tốt, thiện hay ác!
Tôi không rành tiếng Hán, nhưng lại "vơ vẽ" đôi chút tiếng Anh, thấy họ bảo "to wash one's hands" = rưả tay (cho sạch); "to wash one's hair" = gội đầu (cho sạch); "to wash one's mouth" = xúc miệng (cho khỏi hôi thối)… cho nên tôi nghĩ "to brainwash" cũng chỉ có nghiă là lập lại cái gốc hiền lương cho con người, sau khi đă bị nhồi nhét những xấu xa vào trong đầu óc.
Kết luận: chủ đề hay, cần thêm b́nh luận, triển khai…!
Thân ái,
|
|
rongchoi123
member
REF: 701076
10/02/2015
|
Cám ơn bác lynhat, ototot đă comments
rongchoi muốn lập chủ đề này để "khai trí" cho mấy người dư luận viên v́ ḿnh cũng bị rửa năo bằng chất độc nhưng ḿnh đă rửa năo lại bằng nước tinh khiết nên không muốn ai đó bị đầu độc bộ năo!
chukimf kỹ sư liệng kim hồi bé tới giờ được thấm nhuần tư tưởng đầy chất độc "Mỹ là đế quốc chuyên đi xâm lược nước khác." "Philipines là thuộc địa của Mỹ..." Nhưng rongchoi lại may mắn được tẩy rửa bằng nước tinh khiết nên muốn chia xẻ một chút cho chukimf liệng kim:
Quốc gia đầu tiên Hoa Kỳ trả lại độc lập là Cuba.
Sau khi thất bại trong cuộc chiến giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 19, Tây Ban Nha nhượng lại Cuba bán lại một số thuộc địa cho Mỹ như Puerto Rico, Philippines, và Guam với giá 20 triệu đô la. Năm 1902, Mỹ trao trả độc lập cho Cuba và thuê lại ḥn đảo Guantánamo Bay từ 1903. Nên biết, trong những năm đầu thế kỷ 20, khá nhiều nhà đại tư bản Hoa Kỳ t́m cách mua Cuba nhưng chính phủ Hoa Kỳ đă quyết định trả lại độc lập cho Cuba.
Quốc gia cuối cùng Hoa Kỳ trả lại độc lập là Cộng Hoà Panama. Thực chất Hoa Kỳ đă đánh Panama năm 1989 để lật đổ nhà độc tài Manuel Noriega, chấm dứt 21 năm Panama nằm dưới chế độ độc tà và sau đó trao trả lại chủ quyền cho Panama một năm sau đó, năm 1990.
Hiện tại Hoa Kỳ vẫn c̣n 3 thuộc địa là 3 ḥn đảo nhỏ. Trong đó hai ḥn đảo Puerto Ricco và Virgin Islands thuộc vùng biển Caribean và ḥn đảo Northern Mariana Islands thuộc vùng biển Pacific. Gọi là “thuộc địa” nhưng thực sự:
- Puerto Ricco là thuộc địa của Tây Ban Nha nhượng lại cho Hoa Kỳ sau khi thất bại trong cuộc chiến cuối thế kỷ 19.
- Virgin Islands là thuộc địa của Đan Mạch và quốc gia này bán lại cho Hoa Kỳ một chuỗi đảo ở vùng Carribean với giá 20 triệu đô la bằng tiền vàng.
- Northern Mariana Islands là chuỗi đảo ở Thái B́nh Dương do Đức và Tây Ban Nha chiếm, sau đó Nhật chiếm. Sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ được Liên Hiệp Quốc uỷ nhiệm quản lư đảo này.
Cả 3 “thuộc địa” này không phải do Hoa Kỳ dùng vũ lực chiếm đóng mà mua lại hoặc được nhượng lại hoặc được uỷ thác.
Điểm đặc biệt là dân cư ở cả ba ḥn đảo này không muốn độc lập mà muốn trở thành một phần của Hoa Kỳ. Tuy vậy, nghị viện Hoa Kỳ vẫn chưa thông qua quyết định cuối cùng cho 3 ḥn đảo ấy và chúng vẫn tiếp tục có chính phủ độc lập nhưng thuộc sự bảo hộ của Hoa Kỳ.
|
|
huutrinon
member
REF: 701083
10/03/2015
|
...Lang thang trên mạng,thấy đoạn văn này của ông Đạo Krishnamurti,có bàn đến việc 'tẩy năo', post lên đây cho các bạn tham khảo...
Tẩy năo theo quan điểm của Krishnamurti,bấm vô đây để tham khảo
...HTN sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt... Trong khi chờ đợi,nếu OT có nhă ư ra tay cứu độ !?
____________________________________________________________
Tạm dịch :
Trước tiên,tinh thần fải tự tháo bỏ sự 'bị điều kiện hóa' cho chính nó...
Dấn thân vào cuộc t́m kiếm 'Tự Do' và 'T́nh Thương', đó là 2 điều quan trọng bậc nhất trong cuộc sống.
Khg có 'Tự Do' trọn vẹn,th́ khg thể có 'T́nh Thương'. Mọi cá nhân nghiêm chỉnh, fải dành trọn thời gian trong cuộc sống, chỉ cho 2 việc ấy mà thôi... 'Tự do' hàm ư rằng tinh thần fải hoàn toàn được phóng thích khỏi bất kỳ sự 'điều kiện hóa' nào,fải thế khg ?
Nói 1 cách khác,để thoát khỏi sự 'bị điều kiện hóa',- khg c̣n là tín đồ của Ấn Độ giáo,tín dồ sikh,tín đồ Hồi giáo,TC giáo,Cộng Sản- tin thần fải hoàn toàn tự do... V́ sự fân chia này, giữa những con người, như là tín đồ Ấn Độ giáo,Fật giáo,Hồi giáo,và TC giáo hay như là người Mỹ,người CS,người Xă Hội,người tư bản,vv..., fát sinh ra thảm họa,hỗn độn,tai họa và giặc giă.
V́ thế,trước hơn bất cứ điều ǵ,tinh thần khg thể 'bị điều kiện hóa'. Quư vị sẽ nói : đó là 1 điều rất khó làm được. Nếu khg thể làm được,th́ sẽ khg c̣n lối thoát nữa ! Ví như 1 người đang bị giam trong tù,tự nhủ thầm :"Tôi hết cơ hội thoát khỏi đây". Điều mà anh ta có thể làm được,là trang hoàng cho nhà tù,cải thiện,làm cho ấm cúng,dễ chịu hơn lên mà thôi, bằng cách tự thu nhỏ lại những sinh hoạt hàng ngày của ḿnh, thu nhỏ lại khg gian bị giới hạn bởi 4 bức tường,mà anh ta đă tự tay xây dựng lên.
Rất nhiều người cho rằng chuyện đó là khg thể làm được - toàn bộ thế giới Cộng sản khẳng định rằng: khg thể được,và v́ thế họ 'điều kiện hóa' tư duy 1 cách khác hơn,bắt đầu bằng 1 cuộc 'tẩy năo',tiếp theo là họ 'nhồi sọ', bằng những giáo điều CS !...
Những người 'sùng Đạo' cũng khg hành động khác hơn ! Từ khi c̣n rất bé,họ cũng đă bị 'tẩy năo',được giáo huấn cho tin rằng, họ là tín đồ của Ấn Độ giáo,tín đồ của sikhs,tín đồ của Hồi giáo,tín đồ của TC giáo.Tất cả tôn giáo đều giảng về 'T́nh Thương', về 'Tự Do',nhưng t́nh thật các Tôn Giáo đều lao vào mục đích nhằm, 'điều kiện hóa' tinh thần(tạo bè,tạo fái,tạo fe,tạo đảng) !
______________________________________________
|
|
rongchoi123
member
REF: 701103
10/03/2015
|
huutrinon đi xa khi nói về tôn giáo.
Dĩ nhiên, khi ta theo một tôn giáo nào đó th́ ta chấp nhận bị tẩy năo về tín ngưỡng đó.
Như dân Hồi giáo bị tẩy năo cho rằng tất cả các tôn giáo khác là tà giáo.
Người theo Hồi giáo cực đoan th́ cho rằng cần tiêu diệt hết tất cả các tên ngoại đạo để làm sạch thế giới!
Người thiên chúa giáo th́ cho rằng tôn giáo khác là ngoại đạo......Người theo đạo Tin lành th́ cho rằng đức mẹ Maria không phải là đức mẹ đồng trinh.....
Đụng chạm đến chủ đề này th́ phức tạp v́ nó đụng chạm đến nhiều thành viên theo các tôn giáo ở đây.
Ở đây rongchoi chỉ giới hạn ở phạm vi xă hội, chính trị....thôi.
Trích từ FB của Lien Tam tonnu
Sự Diệu Kỳ.
Một đêm khuya, lâu lắm rồi, tôi lang thang trên mạng và bất ngờ "tầm" được tấm ảnh anh chiến sỹ VNCH quỳ cầu nguyện giữa ngôi thánh đường đổ nát, hoang tàn, và tôi đă chia sẻ trên FB.
Bất chợt cách đây vài ngày, tôi nhận được một lời mời của một người hẹn gặp tại Bmt, và tôi đă đến.
Trong buổi gặp gỡ, tôi thật ngỡ ngàng đến sững sờ: người hẹn gặp tôi chính là anh chiến si trong ảnh, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, lúc đó anh mới ra trường, mang quân hàm Thiếu úy thuộc đội đặc nhiệm của Lữ đoàn Dù. Theo lời anh kể: Năm ấy, ngôi thánh đường La Vang, Quảng Trị sau một trận cuồng pháo của phía Bắc Việt nhưng cây thánh giá và tượng Đức Mẹ không hề bị một mảnh đạn pháo nào và một niềm tin vào Chúa, anh đă quỳ xuống... Tấm h́nh này hiện được trưng bày ở bảo tàng San Jose California USA.
Lời cuối cùng khi chia tay, anh nói: "Anh đạo Phật nhưng anh tin Chúa"
|
|
rongchoi123
member
REF: 701148
10/04/2015
|
Mấy tay chống cộng cực đoan cũng là một dạng bị tẩy năo.
Họ luôn nói rằng đă là Việt cộng th́ ai cũng xấu cả. Ngay cả Việt cộng nhưng phản tỉnh (tỉnh ngộ ra và phản lại những cái mà ḿnh đă học), đă về với chánh nghĩa (nói theo kiểu mấy ông chiêu hồi VNCH) th́ họ vẫn nghi ngờ. Ai đời, Bùi Tín, Tạ Phong Tần, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải,...... vẫn bị họ nghi ngờ là nội gián là điệp viên cộng sản cài vào phá hoại phong trào tranh đấu đ̣i dân chủ của người quốc gia ...... Họ không có tinh thần hợp tác, vị tha, hiểu ta hiểu người ǵ cả. Vụng về nhất là khi Nguyễn Văn Hải vừa bị tống đến Mỹ th́ họ đă giúi vào tay anh ta lá cờ vàng 3 sọc! Thật là vô duyên, thay v́ làm chuyện đại sự họ lại đi làm chuyện tiểu tiết vớ vẫn. Bởi khi ông Hải đă hội nhập rồi th́ tự khắc ông sẽ cầm lá cờ vàng chứ chẳng lẽ ông cầm cờ đỏ?
Nhưng mà vẫn có Việt cộng tốt đấy chứ. Đây là một gương điển h́nh người tốt, việc tốt trong thời chiến. (trong trận Khe Sanh máu lửa)
Dù rằng, cái tốt của anh ta là do sợ chết, nên anh ta phải thỏa hiệp với đối phương th́ ḿnh cứ rộng lượng cho là tốt đi. V́ suy nghĩ kỹ th́ anh ta cũng không bị tẩy năo quá lầm mà liều chết cho bọn chỉ huy. Tức là anh ta c̣n trí khôn phân biệt phải trái.
Đây là đoạn hồi kư của 1 lính Mĩ trong trận Khe Sanh lừng danh, qua bài “Under Siege – The Battle of Khe Sanh” của đại Úy William Dabney do Trà Bồng dịch. Bài được trích từ cuốn The U.S. Marines in Action của Villard Books New York phát hành năm 1986.
Trích đoạn:
Người bắn tỉa núp rất kỹ trên sườn đồi um tùm bên kia, khoảng 200 mét về phía bắc nơi chúng tôi đóng quân, là đồi Nam 881 (881S). Anh ta đă nằm ở vị trí thuận lợi đó suốt một tuần qua. Thỉnh thoảng anh ta mới bắn, thường là khi trời nhiều mây và sườn núi không có sương mù bao phủ. Khi anh ta bắn th́ chúng tôi chỉ có từ chết tới bị thương.
Chỉ cần khoảng 20 phát anh ta đă gây tử thương cho 2 binh sĩ thủy quân lục chiến (TQLC) và làm bị thương năm sáu mạng.
Anh ta tỏ ra vô cùng kiên nhẫn, luôn luôn đợi lúc các pháo thủ phải ra khỏi giao thông hào để bắn đại bác yểm trợ quân bạn, hoặc khiêng băng ca ra các trực thăng tải thương. Lúc ấy chúng tôi là những mục tiêu rất ngon lành của anh ta.
Một đặc tính nữa của anh ta là rất thận trọng.
Một ngày quang đăng chúng tôi đă gọi phi cơ dội bom xăng xuống toàn bộ khu vực anh ta đang núp. Nhưng hôm sau, khi trời có mây bao phủ anh ta lại “cắc bùm”, và vẫn cực kỳ chính xác.
Anh ta biết rơ khi có mây mù phi cơ không dám oanh tạc một mục tiêu gần chúng tôi như vậy.
Nhưng rồi cũng có lúc anh sơ xuất. Toán quan sát vẫn luôn dí mắt vào các ống viễn vọng kính cực mạnh hướng về phía anh ta, một hôm chợt thấy một lùm cây lay động.
Hôm đó lại là một buổi chiều đứng gió!
Biết chắc súng nhỏ không làm ǵ được v́ anh ta núp trong hầm đào sâu vào núi, nên phải dùng súng lớn. Chúng tôi bắn cầm chừng để xác định vị trí, và để anh rút vào hầm, đồng thời cho khiêng khẩu đại bác không giật chống xe tăng qua.
V́ cả đồi chỉ có hai khẩu nên phải đặt ở vị trí mà xe tăng của địch có thể tiến vào phía bên kia. Một quả đạn có sức công phá mạnh đă biến căn hầm của anh thành một hố sâu trong đó có đất đá lẫn với xác của anh ta.
Đồi đối diện khá xa, rừng lại rậm. Quân Bắc Việt di chuyển thoải mái vào ban đêm và trong sương mù, mà chúng tôi th́ lại không đủ quân để kiểm soát bên đó. Cho nên chẳng bao lâu đă có một người bắn tỉa khác thay thế.
Trong suốt 10 ngày sau đó anh chàng thứ hai này đă gây cho chúng tôi một tử thương và nhiều người khác bị thương. Nhưng rồi chúng tôi cũng xác định được vị trí của anh ta.
Thế là lại phải khiêng khẩu không giật 106 ly qua, lại một quả đạn lọt vào hầm để biến nó thành mồ chôn xác người bắn tỉa.
Chỉ hai ngày sau chuyện bắn tỉa lại tái diễn. Mấy tay pháo binh và cứu thương là những người căng thẳng nhất. Chỉ cần xớ rớ vài giây đồng hồ bên ngoài hầm trú ẩn là lại nghe tiếng cắc bùm khô khan của anh ta.
Tệ nhất là những chuyến bay tải thương. Khiêng băng ca đă nặng nhưng nghe tiếng súng là phe ta phải quẳng các thương binh xuống để t́m chỗ núp.
May thay mấy ngày sau chúng tôi cũng xác định được vị trí của anh ta. Thế là phải vật vă vác khẩu 106 không giật qua phía bên này.
Đang khi điều chỉnh để xác định mục tiêu th́ một anh binh nh́ nêu lên một nhận xét không giống ai. Anh ta cho rằng suốt một tuần nay tay xạ thủ mới này vẫn bắn đều như tay trước, nhưng chưa hề trúng một ai nên cứ để yên cho hắn sống. Nếu chúng ta loại tay này quân Bắc Việt sẽ có ngay một người khác vào thay, gặp tay bắn giỏi th́ khốn cả lũ.
Thật có lư! Thế là khẩu 106 không giật được đưa về vị trí cũ.
Thỉnh thoảng có quân nhân c̣n phá phách bằng cách vẫy lá cờ đỏ khi nghe tiếng cắc bùm của anh ta. Đó là hiệu kỳ khai hoả trong xạ trường. Nhưng rồi chúng tôi nhận thấy h́nh như tay này cố ư bắn trật, chứ không phải hắn bắn dở. Không chừng anh ta biết số phận của các tay xạ thủ trước nên cố ư không gây thương vong cho chúng tôi.
Đàng nào th́ cấp chỉ huy của anh ta cũng không có cách nào kiểm chứng được kết quả.
Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng đó là cách suy diễn của chúng tôi. V́ thế, để hỗ trợ cho anh ta chúng tôi ngưng trêu chọc và có khi c̣n giả bộ trúng đạn. Anh ta tiếp tục ở đó, vẫn bắn đều đặn và vẫn không gây thương vong nào trong suốt thời gian hai tháng c̣n lại của cuộc vây hăm….
|
|
rongchoi123
member
REF: 701187
10/05/2015
|
Qua đoạn văn trên ta thấy Viêt cộng nhiều lúc cũng thỏa hiệp với Mỹ để khỏi chết chứ.
C̣n đây là bài báo của Cu Bợ (là ai th́ các bạn biết rồi) trên báo Nhân Dân nói về Ngô Đ́nh Diệm.
Bây giờ th́ ta biết là xạo thấy bà cố, nhưng thời đó nông dân răng vẩu, mắt toét th́ nghe là tin ngay. Bởi thế người ta mới nói "Đừng nghe những ǵ VC nói, hăy nh́n ...."
Điều người ta muốn nói ở đây là: đố bạn t́m được bài báo nào, dưới bất kỳ bút danh nào của ông Ngô Đ́nh Diệm bôi nhọ HCM tương tự như HCM đă làm với đối thủ chính trị của ḿnh ;)
Đó là sự khác nhau về bản chất của 2 chính trị gia nổi tiếng VN thế kỷ trước. Một được thụ hưởng giáo dục học thức đầy đủ, một th́ ....
Thêm một bài báo của Cu Bự:
|
|
rongchoi123
member
REF: 701368
10/13/2015
|
Đám đông khổng lồ trong h́nh là ở đâu vậy? V́ sao mà họ đông như kiến vậy?
Chào đón Đức giáo hoàng? Mừng đội nhà đoạt World Cup? Dân Mỹ xuống đường chào đón tân tổng thống? Biểu t́nh đ̣i lật đổ chính phủ ở Trung Đông? ...?...?
Đó chỉ là h́nh ảnh người dân Nga đổ ra đường ăn mừng khi Liên Xô sụp đổ.
|
|
rongchoi123
member
REF: 701375
10/13/2015
|
Đây là bài thơ ông Trần Mạnh Hảo sáng tác năm 1983. V́ bài thơ này mà ông bị chính quyền làm khó dễ, cấm viết trong thời gian dài.
GIẤC MƠ
- Bố ơi!
Đêm qua con nằm mơ thấy ḿnh được ăn thịt!
- Con ơi!
Bằng tuổi con bố mặc quần thủng đít
Nhiều khi bố mơ thấy ḿnh được ăn một bữa cơm no!
Bốn mươi năm đi qua
Từ giấc mơ đến giấc mơ
Từ miếng cơm đến miếng thịt
Từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh kia
Vớ vẩn thay bố con ta
Sao toàn mơ những giấc mơ tầm thường tội nghiệp
Ngủ đi sẽ hết đói thôi
Để con mơ những giấc mơ đẹp
Về ngày mai ca hát đại đồng…
Ngủ đi thằng bé c̣i xương
Văn chương của bố đồng lương của trời
À ơi khát vọng con tôi
Bao nhiêu người
Ngă xuống rồi
C̣n mơ?
Sài G̣n năm 1983
T.M.H.
|
|
huutrinon
member
REF: 701454
10/19/2015
|
---Khi nhà độc tài Mouammar Kaddafi(Libye) bị lật đổ, dân chúng Li-By đổ xô ra đường ăn mừng (khg fải h́nh ảnh người dân Nga đổ ra đường ăn mừng khi Liên Xô bị sụp đổ đâu RC !!!)
|
|
ototot
member
REF: 701455
10/19/2015
|
Rơ ràng là tôi đọc được trên internet những ḍng chữ này in dưới tấm ảnh trên, nguyên văn như sau::
"Hundreds of thousands of protesters pack Moscows Manezh Square next to the Kremlin, on March 10, 1991, demanding that Soviet President Mikhail Gorbachev and his fellow Communists give up power. The crowd, estimated at 500,000, was the biggest anti-government demonstration in the 73 years of since the Communists took power, and came a week before the nationwide referendum on Gorbachevs union treaty. (AP Photo/Dominique Mollard)".
Xin tạm dịch là:
Hàng trăm ngàn người xuống đường đă chen chúc tại quảng trường Manezh ở Moscow, kế bên điện Kremlin vào ngày 10/3/1991, đ̣i hỏi chủ tịch Xô Viết Mikhail Gorbachev và các đồng chí cộng sản cuả ông ta hăy từ bỏ quyền lực. Đám đông ước lượng khoảng 500.000 người là cuộc biểu t́nh chống chính phủ to lớn nhất trong 73 năm kể từ khi cộng sản lên nắm quyền, và đă diễn ra một tuần lễ sau khi có trưng cầu dân ư toàn quốc về thoả ước liên bang cuả Gorbachev. (Ảnh cuả AP/Dominique Mollard).
Vậy cho tôi xin được ... phản đính chính, để ủng hộ bác rongchơi đă đăng tin chính xác!
Thân ái,
|
|
huutrinon
member
REF: 701462
10/19/2015
|
... Đúng rồi! RC và OT nói đúng !... HTN th́ bị wê xệ,v́ hấp tấp khg xem kỹ ! Hôm bữa RC đố tấm h́nh khg có comment, HTN hỏi anh GU thấy được tấm h́nh với hàng chữ tiếng Ư, nên tra thêm và dịch lại cho các bạn,ai dè bị tụi nó mánh mun... Có chứng cớ đàng hoàng,khg chế ẩu tả đâu nhe...
Tấm h́nh mà HTN t́m thấy,nằm ở trang web này
...Túm lại, thông tin của RC và OT chính xác... Thông tin của HTN cụi !
|
|
rongchoi123
member
REF: 701484
10/21/2015
|
Ở VN xin đừng bị lừa nhé!
Lật Tẩy An Ninh Việt Nam Đóng Kịch
An ninh Việt Nam lại tiếp tục dựng lên vở kịch Nguyễn Thị Phi tức họa sỹ Nguyễn Hồng Phi : " mang tài liệu nói xấu chế độ, cổ súy cho các hoạt động của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân đến cửa khẩu Cầu Treo th́ bị bắt giữ. " (xem link thứ nhất)
Đây là một tên an ninh đă từng vờ vịt đi biểu t́nh chống trung quốc, đến khi có xe buưt của côn an bắt người biểu t́nh tuy không đi cùng anh em dân chủ trong nước cũng nhẩy lên xe để " được bị bắt".
Sang Thái Lan tị nạn vẫn viết bài ca ngợi " bác hồ", không những thế c̣n làm thơ tặng bác, mà thơ có ra thể nào đâu chứ :
" Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối ṃn... "(hết trích) [xem link số 2 trong phần comment]
Chưa hết , lại c̣n bênh cho côn an trong cái chết của em Dư :
" Vừa phải block 1 cậu em lâu năm trên fb Trịnh Công sơn v́ nó căi láo và rất vô căn cứ khi bịa đặt vu cáo CA Chương Mỹ đánh chết Dư, cho rằng ăn trộm 1. 5 tr th́ "có đáng gi ".mà cũng chưa biết có đúng Dư ăn trộm số tiền ấy hay ko ( ? ) " (hết trích ) [Xem link số 3 ]
Sau hơn một năm sang xin tị nạn ở Thái Lan nhưng không được cao ủy liên hiệp quốc chấp nhận nên đành trở về nước , tiếp tục giở tṛ mới.
Đây lại thêm một vở kịch vụng về của an ninh Việt Nam ḥng đổ lỗi cho " các thế lực nước ngoài " và cụ thể là đảng Việt Tân và tạo ra cái cớ để tiếp tục hoạt động trong nước sau này.
[1] http://vov.vn/…/bat-giu-doi-tuong-mang-tai-lieu-phan-dong-v…
[2] https://www.facebook.com/phi.nguyenhong.7/posts/10205213362277048?pnref=story
[3] https://www.facebook.com/phi.nguyenhong.7/posts/10205403538551336
|
|
ototot
member
REF: 701490
10/21/2015
|
Mới nghe đến hai chữ "tẩy năo", người ta thường đưa nó vào trong ngữ cảnh chính trị, nhưng thực ra nó cũng chỉ là một từ hơi mới, người Việt ḿnh phiên âm từ tiếng Hán, viết … lằng ngoằng theo kiểu ba Tàu là 洗 脑; c̣n đọc như thế nào th́ "ngộ không piết lớ"!
Có điều là tôi cũng ngo ngoe biết chút tiếng Anh, thấy người ta viết là brainwash hay brainwashing tức là ghép hai từ brain = óc và wash hay washing = rưả.
Cái khó cuả tiếng Việt ḿnh là "rưả tay", "rưả chân" th́ được, nhưng "rưả tóc" th́ phải nói là "gội đầu", "rưả gạo" th́ phải nói là "vo gạo", "rưả miệng" th́ phải nói là "xúc miệng"!...
Vậy bây giờ tôi không thích ba Tàu nưă, mà đặt tên mới cho từ này là … "rưả óc" thay cho "tẩy năo" th́ không biết có được không?
Thực t́nh mà nói, cứ theo như định nghiă cuả "tẩy năo" th́ đó là tiến tŕnh "tẩy xoá" đi những ǵ đă nằm trong óc năo, những cái cũ, từ lâu vẫn nằm trong đầu ḿnh, để thay thế vào đó bằng những cái khác! Có điều trớ trêu là cái cũ nó đang tốt lành, bây giờ tẩy nó đi để thay thế bằng cái … dở hơi ư?
Hèn chi ngày xưa đức Khổng tử dạy dân Tàu bao nhiêu là điều hay như nhân, nghiă, lễ, trí tín, th́ đến thời Mao xếnh xáng người ta đă gọi "Khổng tử là một tên phản động"!
Đến thời Tập Cận B́nh bây giờ vẫn … thờ Mao xếnh xáng, nhưng lại dựng ông Khổng trở giậy, qua việc bỏ tiền ra xây dựng các "Viện Khổng Tử" trên khắp thế giới!
Kết luận: Th́ ra từ "tẩy năo" hay "nhồi sọ" th́ cũng là nó, phải không thưa bà con?
Luôn tiện, xin nói nhỏ một chút, có người bảo những quảng cáo cho một món hàng, hay tuyên truyền cho một chủ nghiă, hoặc tệ hơn, là rao giảng một đức tin tôn giáo, th́ rút cuộc cũng là … "tẩy năo" hay "nhồi sọ" cả!
Thân ái,
|
|
rongchoi123
member
REF: 701511
10/22/2015
|
Năo có tẩy được như khăn giặt, mái tóc, đồ dùng,.... không?
Dĩ nhiên năo người không thể tẩy bằng xà pḥng hay thuốc tẩy nhưng có thể làm thay đổi hay đổi mới bộ năo của mỗi người.
Quá tŕnh thay đổi này là lâu dài, lâu ngày chứ không phải chỉ vài phút như tẩy đồ dùng.
Tẩy năo ở đây hàm ư người ta dùng những biện pháp tuyên truyền từ từ, kiểu "mưa dầm thấm lâu" khiến tư tưởng con người bị thay đổi đi.
Lúc đầu, ông A có nhận thức gă X là kẻ thù, hành động của X là sai trái. Nhưng bằng những lập luận, chứng minh (có thể thật hay giả tạo, dàn dựng) được đập vào con mắt và năo bộ của ông A dần dần tư tưởng của A đă từ hoang mang, dao động đến tin tưởng thật vào những lập luận, chứng minh giả đó. Và ông A nghĩ rằng ḿnh đă lầm X mới là chính nhân, quân tử, kẻ giúp ích cho đời. Quá tŕnh làm thay đổi tư tưởng của một người đó được gọi một cách văn vẻ là tẩy năo.
Thí dụ rơ nhất là thời xưa người ta tin rằng trái đất quay quanh mặt trời. V́ rơ ràng họ thấy mặt trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây sờ sờ trước mắt. Nhưng khi con người phát minh ra viễn vọng kính hay kính thiên văn th́ mới biết ḿnh lầm. Và một quá tŕnh tẩy năo diễn ra cả 100 năm để thay đổi nhận thức sai lầm đó. Quá tŕnh này đă gây ra những xung đột, chết chóc.
|
|
hunghai
member
REF: 701566
10/25/2015
|
Người dân bị tẩy năo khi dân trí c̣n thấp . Thời buổi nầy dân trí cao rồi , dù kg học cao nhưng người dân cũng phân biệt được đúng sai chánh tà , nên chuyện tẩy năo rất khó xẩy ra , trừ khi họ v́ lợi ích cá nhân .
|
|
hoami09
member
REF: 701567
10/25/2015
|
Vẫn biết là thời kỳ internet , thông tin đầy mạng , nhưng tiếc thay những đảng viên (3 triệu ) bị tẩy năo quá sạch sẽ và kỹ lưỡng , những đảng viên này dùng súng và quyền lực tẩy năo tay chân và xây dựng hẳn một đội ngũ để tẩy năo tiếp người dân . Thế cho nên , dù biết sai , người ta cũng ko dám phản kháng . Sống trong 1 cái nhà tù lớn đều vậy cả . hăy nh́n Bắc Hàn và Nam Hàn th́ rơ thôi mà
|
|
rongchoi123
member
REF: 701604
10/26/2015
|
Đây là bài báo đăng trên báo Nhân Dân ngày 7/2/1961 với ngôn ngữ chợ búa. Tác giả là T.L
|
|
rongchoi123
member
REF: 701623
10/26/2015
|
VNCH có nhiều anh thư như bà thị trưởng thành phố Đà Lạt thời thập niên 1960 trong h́nh này:
Đó là bà Nguyễn thị Hậu, một luật sư người gốc Bắc. Điều này chứng tỏ chế độ không phân biệt vùng miền.
|
|
rongchoi123
member
REF: 701703
10/30/2015
|
Nhờ huutrinon dịch lá thư của ông Kẹ gửi nhà cầm quyền Pháp, ông khai sinh năm 1892 mà sử Việt cộng nói là sinh 1890. Nói chung, v́ láo mà không khớp nhau phải không?
Ah, gơ xong th́ t́m thấy bản dịch đây
|
|
rongchoi123
member
REF: 701738
11/02/2015
|
Ngày 1 tháng 11 là ngày lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm. Nhiều bài báo mô tả sai lệch về những sự kiện thời đó. Như chính quyền ông Diệm không muốn cứu Thích Quăng Đức cứ muốn ông này tự thiêu cho chết.
Thật sự, khi nghe tin nhà nước đă cho xe cứu hỏa đến cứu ḥa thượng nhưng những tu sĩ Phật giáo bị cộng sản khích động đă ngăn cản bằng cách nằm ĺ dưới bánh xe để cản trở việc cấp cứu.
H̀nh do nhà báo Malcolm Browne của hăng AP chụp
Có người nói chính quyền ông Diệm ưu đăi giới công giáo?
Xem thống kê:
_TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM GỬI THƯỢNG TỌA THÍCH QUẢNG LIÊN ĐI DU HỌC TIẾN SĨ GIÁO DỤC TẠI...Michigan State University
- CẤP ĐẤT VÀ HỖ TRỢ TIỀN XÂY CHÙA XÁ LỢI. CƯ SĨ MAI THỌ TRUYỀN NHẬN TIỀN TỪ TỔNG THỐNG.
- CẤP ĐẤT VÀ HỖ TRỢ TIỀN XÂY CHÙA " NAM THIÊN NHẤT TRỤ " C̉N GỌI LÀ CHÙA 1 CỘT Ở MIỀN NAM. SAU ĐỔI TÊN " CHÙA PHỖ QUANG ". DO H̉A THƯỢNG THÍCH TRÍ DŨNG NHẬN TIỀN XÂY DỰNG.
- Gửi trọn số tiền 10.000 đô la, của Giải thưởng Leadership Magasaysay để giúp Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng
Những người là Phật tử trong bộ máy của ông Diệm:
A-Bên trong nội bộ:
-Đổng Lư Văn Pḥng: Quách Ṭng Đức.
-Phó Đổng Lư Văn Pḥng: Đoàn Thêm
-Tổng Thư Kư: Nguyễn Thành Cung
-Bí Thư: Trần Sử (Người nắm giữ sổ tay của Tổng Thống)
-Tùy viên: Đỗ Thọ (cháu Đỗ Mậu). (Người nắm giữ sinh mạng của Tổng Thống, muốn giết TT lúc nào cũng được.)
-Chánh văn Pḥng: Vơ văn Hải
-Tham Mưu Biệt bộ: Cao Văn Viên, Lê Khắc Lư, Nguyễn Minh Mẫn, Lê Như Hùng, Kỳ Quang Liêm.
-Giám đốc Nghi lễ: Huỳnh Thúc Đàm
-Giám Đốc Báo chí: Tôn Thất Thiện
-Tổng Giám đốc Truyền Thanh: Bửu Thọ , Hà Thượng Nhân.
B-Bên ngoài th́ có:
- Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ
-Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống kiêm Phụ Tá Quốc Pḥng: Nguyễn Đ́nh Thuần
-Bộ Trưởng Ngoại Giao: Vũ văn Mẫu.
-Tổng Tham Mưu Trưởng: Lê văn Tỵ.
-Tham mưu Trưởng: Trần Văn Đôn và tất cả các Tướng Tư Lệnh Vùng (trừ Huỳnh Văn Cao) đều là Phật Tử.
Bên ngành lập pháp, có 75 trong số 123 Dân Biểu Quốc Hội là Phật tử.
Trong số 18 Tổng Bộ Trưởng, chỉ có 5 người là Công Giáo.
Bên quân đội, trong số 19 tướng lănh có quyền hành nhất, th́ đă có 16 tướng là Phật tử
|
|
aka47
member
REF: 701763
11/02/2015
|
-Tùy viên: Đỗ Thọ (cháu Đỗ Mậu). (Người nắm giữ sinh mạng của Tổng Thống, muốn giết TT lúc nào cũng được.)
Ai muốn biết sự trung thành với tổ quoocxs , ḷng yêu nước vô biên của TT Ngô Đ́nh Diệm , ai muốn biết sự đạo đức của TT , ai muốn biết cái tuyệt vời xây dựng đất nước dưới Đảng Cần Lao Nhân Vị do TT lập nên.
Ai muốn biết trước khi biết ḿnh sẽ chết mà vẫn c̣n tha thứ cho quân phản nghịch tụ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do Big Minh làm Đảng trưởng.
Muốn biết nhiều hơn nữa xin đọc cuốn:Nhật kư ĐỖ THỌ.
Hay cuốn LÀM SAO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG của tác giả Lương Khải Minh và Cao Vị Hoàng...
Những cuốn sách giá trị nói lên sự thật xuất bản trước năm 1975.
........................
Xin cảm ơn.
|
|
tuatethy
member
REF: 701776
11/03/2015
|
bác rongchoi nay co nhieu bài hay quả
thanks!
trích cái nây hay ghê
"Bác Hồ", cha đẻ của "nền văn học cách mạng". câu nầy nghe quen ghê,
|
|
rongchoi123
member
REF: 701831
11/05/2015
|
Trích từ BBC.com
Lời truyền miệng dân gian về Hồ Chí Minh
Hình chụp một trang của cuốn Ngục Trung Nhật Ký
Một trong những nhà sử học nổi tiếng nhất của Việt Nam, ông Trần Quốc Vượng, đã qua đời, thọ 71 tuổi.
Tin từ Việt Nam cho biết giáo sư Trần Quốc Vượng đã nằm viện một tháng nay vì căn bệnh ung thư thực quản.
Ông qua đời vào lúc 2h55 sáng nay.(8/8/2005)
Tang lễ sẽ được cử hành vào sáng 12-8 ở Nhà tang lễ Bộ Quốc pḥng, Hà Nội.
Là tác giả của hàng chục đầu sách và nhiều bài viết, từ nhiều thập niên qua, ông được xem là một trong những nhà khảo cổ học và nghiên cứu sử Việt Nam hàng đầu.
Một trong những bài viết gần đây của ông, ''Hà Nam quê tôi'', có thể đọc bằng cách bấm vào link bên phải.
Một bài viết khác liên quan chủ đề lịch sử khi ra đời năm 1993 đã gây ý kiến trái chiều.
Đó là "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)", in trong quyển Trong Cõi (NXB Trăm Hoa, California, 1993). Đây là tập hợp một số tiểu luận của giáo sư Trần Quốc Vượng sau chuyến đi công tác ở Hoa Kỳ.
Chủ đề chính của bài là thông qua những kinh nghiệm hỏi chuyện dân gian, người ta có thể biết những điều mà sách vở không nhắc đến.
Theo tác giả, "Đây là những lời truyền miệng nhân gian, cho nên cùng lắm, chúng chỉ có thể coi là những giai thoại mà, nếu không khó tính lắm, ta cũng có thể gọi là những giai thoại lịch sử."
"Nói theo kiểu Pháp, những điều tôi cố gắng ghi lại một cách trung thực qua công tác điền dă dưới đây là Thật mà không chắc là Thực."
Dưới đây là trích đoạn phần cuối của tiểu luận của Trần Quốc Vượng:
Cũng đă có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây th́ chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là "lan truyền" (de transfest folklorique) th́ từ lâu câu chuyện này cũng đă lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa ... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. V́ người ta sợ động chạm đến cu. Hồ. Một cái sợ vô nghĩa (insignifiant) nhưng người ta cứ gán cho nó cái ư nghĩa chính trị giả tạo. V́ như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn trong cuốn tiểu truyện bằng tiếng Anh "Life and Death in Shanghai, đă được phiên dịch ra tiếng Việt, ở xă hội "xă hội chủ nghĩa", cuộc đời của các lănh tụ cộng sản được coi là "bí mật quốc gia".
Nhưng đây không phải là chuyện cu. Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cu. Hồ. Mà v́ đây là chuyện cụ thân sinh ra cu. Hồ, cu. Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đă nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc ḍng máu mủ của ho. Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho - cử nhân - Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc ḍng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quư Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng ḥa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Ḥa nhân dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai - người một thời làm Viện trưởng viện Văn Học - là Hồ Thị Toan, cũng thuộc ḍng ho. Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xă Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có "phường hát ả đào".
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa Đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng th́ mệnh bạc (như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc Chinh Phụ Ngâm "hồng nhan đa truân" - gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều "chữ tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau", "rằng hồng nhan tự thuở xưa, cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu"). Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy Tứ Dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng ("xướng ca vô loài"). Cô Đèn Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà th́ lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" là lẽ thường theo tâm lư dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. "Trai tài gái sắc" mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng "không chồng mà chửa". Mà ông cử Tạo th́ đă có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái "chửa hoang", hạng "gian phu dâm phụ". Để tránh nỗi nhục cho con gái ḿnh và cho cả ông cử Tạo đang làm "thầy đồ" được hết sức kính trọng trong nhà ḿnh, họ Hà phải bù đầu suy tính...
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xă có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đă có một con trai - Nguyễn Sinh Thuyết - và người con trai này cũng đă có vợ). Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đ́nh, "cho không" cô Hy làm vợ kế ông này - như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ th́, lấy ông già góa vợ - mong ém nhém việc cô gái đă "to bụng".
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới, có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc th́ bao đêm khóc thầm v́ bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lăo nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn v́ đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn "của thừa", "người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lăo nông Nhậm)". "Miệng tiếng thế gian x́ xầm", ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời "nói ra, nói vào", lời ch́ chiết của nàng dâu - vợ anh Thuyết - vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và ḿnh ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đă sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rơ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng "tiếng bấc, tiếng ch́" hơn trước, v́ ngoài việc bố chồng "rước của tội, của nợ", "lấy đĩ làm vợ" th́ nay c̣n nỗi lo": người con trai này - được ông nhận làm con - lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn ǵ của một gia đ́nh nông phu thôn dă. Việc ấy xảy ra vào năm Quư Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).
V́ trọng tuổi, lại v́ lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là "cùng cha khác mẹ" mà thật ra là "khác cả cha lẫn mẹ", cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng "em hờ" của chồng này đi cho "rảnh nợ".
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại th́ ông bà đều đă mất, họ Hà chẳng c̣n ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là ḥn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đă đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu ḷng - Hoàng Thị Loan - mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ở riêng.
Ta dễ hiểu v́ sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ - làng Chùa - hơn là với làng Sơn "quê nội", quê cha "hờ". Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành - sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê Mẹ hay là quê "ngoại". Khi cụ tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ (tú) Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng "học điền", ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo - người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc - với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đ́nh Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm Giám sinh phải là con cháu của những gia đ́nh có thế lực, gọi là "danh gia tử đệ". Nếu không có sự "can thiệp" của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan th́ làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn c̣n có một "cử chỉ đẹp" với đứa con mà ḿnh không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc - đổi tên là Nguyễn Sinh Huy - đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.
Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tư (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày nay) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được "vinh quy bái tổ" về làng.
Theo thể thức triều đ́nh, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội - dù là quê nội danh nghĩa - tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng Hương lư và dân xă đă dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc ḷng ông phải về "quê nội". Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn - Hồ Chí Minh ngày sau - về ở quê nội nhưng thân ông, ḷng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái ǵ "đích thực" và gắn bó với tuổi tho ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đ́nh ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô Huế nhận chức quan (1904) ở bô. Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi tri huyện B́nh Khê ... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sàig̣n rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa.
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đ́nh riêng.
Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đă qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái "bí mật" về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
C̣n Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gụi với làng Sen! Hay là sau đó nữa chả nhẽ không khi nào cụ phó bảng hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về "bí mật" của gốc tích phụ thân ḿnh?
Không có chứng cớ ǵ về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này...
Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông c̣n mang nhiều tên khác nữa.
Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, th́ người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau cách mạng tháng tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai th́ cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam - từ trí thức đến người dân quê - lại âm thầm bàn tán: v́ sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ măi cho tới khi "về với Các Mác, Lê-nin" năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - c̣n quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng ǵ một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ - tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ - đă trở thành "huyền thoại" (myth). Huyền thoại Hồ Chí Minh được h́nh thành trong vô thức dân gian (popular inconscience) mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được h́nh thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần cận cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đă được huyền thoại hóa (mystified).
Ngay sau cách mạng tháng Tám, người ta c̣n in cả cuốn sách (mỏng thôi!) về Sấm Trạng Tŕnh có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp cách mạng tháng Tám. Và Sấm Trạng Tŕnh vẫn được vận vào cụ Hồ c̣n lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ư (arrière-pensée) không ưa ǵ cụ Hồ.
Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đă lấy lại họ Hồ v́ cụ biết ông nội đích thực của ḿnh là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Th́ cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xă Vinh - tỉnh Nghệ An - cụ Hồ đă về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen "quê nội".
Riêng tôi nghĩ, th́ cũng phải thôi. V́ như ở trên ta đă thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đă bắt đầu khôn lớn?
Tôi không muốn có bất cứ kết luận "khoa học" ǵ về bài viết này. V́ nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái "mặc cảm" của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê.
C̣n viết lách, th́ bao giờ chẳng là chuyện: "thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ư".
Trần Quốc Vượng
|
|
rongchoi123
member
REF: 702030
11/13/2015
|
Dang Xuong Hung
29 Tháng 10 lúc 21:18 · Genève ·
Tôi vừa đọc được một tài liệu, xin chia sẻ cùng ai quan tâm
ÔNG CAO XUÂN VĨ KỂ VIỆC NGÔ Đ̀NH NHU BÍ MẬT GẶP ÔNG PHẠM HÙNG Ở KHU RỪNG TÁNH LINH-B̀NH TUY
Như đă hứa, ( 1) ông Cao Xuân Vỹ, sau ba lần vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, đă vui ḷng dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để cống hiến bạn đọc một số hồi ức và kỷ niệm của ông trong thời gian đi theo Việt Minh kháng chiến rồi về hợp tác với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm với tư cách là người phụ tá thân cận của ông Ngô Đ́nh Nhu, bào đệ và là cố vấn chính trị của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.
1. Hỏi: Thưa ông, nghe nói ông cùng quê Nghệ An với ông Hồ Chí Minh?
Đáp: Phải. Tôi người làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu ở về phía biển, c̣n ông Hồ ở xă Kim Liên huyện Nam Đàn về phía núi.
2. Hỏi: Ông có thể cho biết gia đ́nh ông có liên hệ ǵ với gia đ́nh ông Hồ không?
Đáp: Tôi được biết ông cố tôi là cụ Cao Xuân Dục, thượng thư bộ học thuộc triều đ́nh Huế có giúp đỡ thân phụ ông Hồ là Nguyễn Sinh Sắc về tài chính và khuyến khích, giúp đỡ ông ấy nhiều trong việc học hành để có thể đi thi và đậu phó bảng. Một phần v́ ông Nguyễn Sinh Sắc là bạn học với ông nội tôi là Cao Xuân Tiếu. Đây là h́nh căn nhà ông nội tôi cho ông cử Sắc. (Ông Vỹ đưa xem h́nh căn nhà.)
3. Hỏi: Có tài liệu của phía Cộng Sản, như của Sơn Tùng và Nguyễn Đắc Xuân nói, khi thấy ông Nguyễn Sinh Sắc thi hỏng khoa Ất Mùi, (năm 1895), ông Cao Xuân Dục đă giúp cho ông Nguyễn Sinh Sắc được vào Huế, để có phương tiện và đủ sách vở hầu tiếp tục việc học và có thể thành đạt. Điều này có đúng không?
Đáp: Đúng. Ông cố tôi c̣n can thiệp để cho ông Nguyễn Sinh Sắc, dù không phải là con quan cũng được vào học ở Quốc Tử Giám. Đến khoa thi năm Tân Sửu (1901) chánh chủ khảo Cao Xuân Dục thấy khóa sinh Sắc không trúng tuyển đă cho lệnh xét lại bài thi của 4 thí sinh để rồi xin vua Thành Thái cho ông ta đậu phó bảng. Khóa ấy có 9 tiến sĩ, 13 phó bảng. Ông Sắc đậu phó bảng thứ 11.
4. Hỏi: Hồi c̣n nhỏ ông có biết về hoạt động của Cộng sản ở quê nhà và có chứng kiến các cuộc nổi dậy của Cộng Sản thường được gọi là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh không?
Đáp: Có. Phong trào này mạnh nhất ở hai huyện Nam Đàn và Thanh Chương. Nhiều người bị chết oan. Cộng Sản đă giết hai tri phủ. V́ thế phản ứng của chính quyền bảo hộ cũng rất quyết liệt. Pháp đem bom thả cũng giết nhiều người, trong số ấy có cả Cộng Sản lẫn thường dân. Cha tôi có kể lại rằng để đối phó với phong trào này, ông Nguyễn Hữu Bài, thượng thư bộ Lại của Triều Đ́nh Huế, (tương đương với chức thủ tướng thời nay), đă cho áp dụng một kế hoạch chiêu dụ Cộng Sản khá thành công. Lúc ấy ông cố tôi cùng ở trong nội các Nguyễn Hữu Bài.
5. Hỏi: Khi Việt Minh cướp chính quyền ông ở đâu? và có ủng hộ họ không?
Đáp: Lúc ấy tôi đang học ở Hà Nội. Tôi nhớ là mấy tháng trước khi Việt Minh cướp chính quyền, thanh niên sinh viên Hà Nội chúng tôi rất hăng hái ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, v́ là chính phủ của Việt Nam độc lập đầu tiên, dù phải nhờ có người Nhật lật đổ người Pháp. Nhưng chúng tôi rất phấn khởi và đă ủng hộ hết ḿnh. Tiếc rằng bỗng nhiên chính phủ này từ chức ngày 7 tháng 8 (1945). Thật khó hiểu. Tuy từ chức nhưng chính phủ Trần Trọng Kim vẫn xử lư theo lệnh nhà vua. Khi mà Việt Minh tới trám vào chỗ trống chính trị này th́ chúng tôi đă đi theo Việt Minh. Chúng tôi không biết Việt Minh là Cộng Sản. Thực ra lúc ấy chả mấy người biết Việt Minh là Cộng Sản.
6. Hỏi: Ông có gặp ông Hồ bao giờ không?
Đáp: Có. Hồi ấy tôi ở trong phong trào thanh niên sinh viên tranh đấu. Chúng tôi được hai ông Hoàng Minh Giám và Phan Mỹ giới thiệu để gặp ông Hồ ở Bắc Bộ Phủ. Lúc ấy ông ấy có cái vẻ bề ngoài rất ân cần và dễ mến. Về sau tôi mới hiểu tại sao ông ấy đă chiêu dụ được nhiều người đi theo ủng hộ Việt Minh. Cho đến giờ này tôi vẫn nghĩ ông ta thật là thông minh và xảo quyệt. Lại được tay Vơ Nguyên Giáp cũng rất thông minh trợ tá đắc lực. Tôi học với Vơ Nguyễn Giáp 4 năm, Tôi biết ông ta rất rơ. Ngay khi c̣n ngồi trên ghế nhà trường đă tỏ ra sắc sảo và quả đoán… Rất “độc tài”. Nhưng dầu sao Vơ Nguyên Giáp không thể sánh được với Ngô Đ́nh Nhu. C̣n Phạm Văn Đồng th́ không đáng là học tṛ Ngô Đ́nh Nhu.
7. Hỏi: Rồi tại sao ông lại bỏ Việt Minh?
Đáp: V́ chúng tôi kết án ông Hồ đă kư thỏa ước mồng 6 tháng 3, nhượng bộ Pháp quá nhiều. Hơn nữa họ đă hăm hại nhiều người yêu nước bất đồng chính kiến. Chúng tôi chạy sang phía Việt Cách của các ông Nguyễn Hải Thần và Nghiêm Kế Tổ…
8. Hỏi: Khi nào th́ các ông rời Hà Nội?
Đáp: Liền khi cuộc chiến giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ ngày 19-12-46. Lúc ấy ông Hồ và đại bộ phận Việt Minh chạy lên Việt Bắc kháng chiến. Th́ chúng tôi gồm 36 nhà trí thức và thanh niên sinh viên tranh đấu chạy vào khu Tư, gồm Thanh Nghê Tĩnh, để cùng với một số Việt Minh ôn ḥa lập một pḥng tuyến mới phi Cộng Sản chống thực dân và giúp dân mở mang về kinh tế và văn hóa. Có thể nói Liên Khu Tư lúc ấy như là một khu tự trị.
9. Hỏi: Ông có thể cho biết tên một số trong 36 nhà trí thức mà ông bảo đă rời Hà Nội vào Liên Khu Tư sau kháng chiến bùng nổ không?
Đáp: Tôi c̣n nhớ chẳng hạn có Luật Sư Trần Chánh Thành, các ông Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, sau này trở thành rể của ông Hồ Đắc Điềm, ông Nguyễn Duy Quang, người của ông Bảo Đại, ông Phan Huy Xương, anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán, ông Tôn Thất Trạch v.v… Các ông này về sau đă hợp tác với thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Ông Trần Chánh Thành từng là bộ trưởng phủ thủ tướng, với ông Tôn Thất Trạch là đổng lư văn pḥng. Ngoài ra, về phía thường dân tôi nhớ c̣n có bà Ḥa Tường là một thương gia giầu có ở phố Hàng Đào cũng đi theo.
Tôi xin nói thêm ông biết điều này, là những vị này và tôi hồi đầu theo Việt Minh. Nhưng tất cả đều không phải Cộng Sản. Và ngay từ 1930 th́ đă có hai phe cùng chống Pháp một bên là Đảng Cộng Sản, lúc ấy chưa có Việt Minh. Một bên là các nhân vật và tổ chức quốc gia phi Cộng Sản trong đó ngoài những người như ông Ngô Đ́nh Diệm đă bắt đầu hoạt động từ đó, c̣n có các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà đảng trưởng là Nguyễn Thái Học và 13 đồng chí đă bị Pháp xử bắn.
10. Hỏi: Khi nào ông rời Liên Khu Tư vào Sài G̣n và gặp ông Ngô Đ́nh Nhu?
Đáp: Chúng tôi rời Liên Khu Tư ra Hà Nội. Chứ chưa vào Sài G̣n. Lúc ấy là vào khoảng đầu năm 1953. Ông Hồ Chí Minh theo lệnh Stalin và Mao Trạch Đông khỉ sự chuẩn bị mở chiến dịch Giảm Tô và cải cách ruộng đất. Có người thân trong Việt Minh cho chúng tôi biết. Nên t́m đường chạy trước. Về sau trong họ tôi có nhiều người có chút tư điền bị đem ra đấu tố. Chị ruột tôi cũng bị giết. Tôi “dinh Tề” qua ngả Phúc Nhạc, Phát Diệm là khu an toàn tự trị dưới quyền trông coi của giám mục Lê Hữu Từ. Khó khăn lắm mới tới được Hà Nội. Hà Nội lúc ấy đang sống an b́nh dưới chính quyền Bảo Đại. Tôi đi thoát được là nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành. Ở Hà Nội tôi gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát từng hoạt động chung với chúng tôi thời 1945.
Trong thời gian c̣n ở Liên Khu Tư chúng tôi nghe biết cán bộ Cộng Sản trong tổ chức Việt Minh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cán bộ Trung Cộng. Sau khi Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa vào cuối năm 1949, ông ta đă bắt Hồ Chí Minh gửi một số lớn cán bộ Việt Cộng sang Tầu để tẩy năo, cải tạo tư tưởng, bắt học tập chủ nghĩa Mao-ít. V́ cái chủ nghĩa này mà các chiến dịch giảm tô và cải cách ruộng đất đă đẫm máu với những vụ con tố cha, vợ tố chồng và nông dân tàn sát lẫn nhau thật rùng rợn. Làng tôi có ông hàn Lương biết ḿnh sắp bị đưa ra đấu tố đă nhảy xuống giếng tự tử, vậy mà đội cải cách đă lôi xác ông lên để đấu cái thây ma. Chúng đánh nát bấy cái thây ấy. Tôi mong có người thâu thập những tin tức khắp nước về cuộc Cải Cách Ruộng Đất thời gian đó để cho mọi người biết Cộng Sản dă man chừng nào.
11. Hỏi: Khi nào th́ ông gặp ông Ngô Đ́nh Nhu?
Đáp: Cuối năm 1953. Tôi vào Sài G̣n th́ gặp lại ông Trần Chánh Thành. Ông Thành giới thiệu tôi với ông Nhu. Ông Thành vào Sài G̣n năm 1952cùng một lượt với phần lớn trong số 36 nhà trí thức đă vào Liên Khu Tư để kháng chiến chống Pháp nhưng bất hợp tác với Việt Minh. Lúc gặp lại tôi th́ ông Thành đang làm cho tờ báo Xă Hội của ông Nhu, đồng thời tập sự luật sư với Luật Sư Trương Đ́nh Du...
12. Hỏi: Theo chỗ chúng tôi biết th́ ông Ngô Đ́nh Nhu từng có 5 nhiệm vụ quan trọng: một là dân biểu Quốc Hội, hai là Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống, ba là thủ lănh Thanh Niên Cộng Ḥa, bốn là Tổng Bí Thư đảng Cần Lao Nhân Vị, và sau hết vào năm cuối cùng ông c̣n là chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược. Vậy ông ấy có một lực lượng nhân sự nào đáng kể để giúp thi hành chừng ấy nhiệm vụ không? Ví dụ ông ấy có mấy văn pḥng? Có bao nhiêu nhân viên được ăn lương?
Đáp: Ông ấy chỉ có một ḿnh thiếu tá Phạm Thu Đường làm chánh văn pḥng, thường được gọi là chánh văn pḥng ông Cố Vấn. Và dưới quyền thiếu tá Đường chỉ có 5 nhân viên, hầu hết tự túc. Không có ngân khoản nào dành cho ông Cố Vấn. Và phải nói thực khó hiểu là chính chức Cố Vấn này cũng chẳng được một văn kiện nào bổ nhiệm hay quy định nhiệm vụ. Thực tế ông Nhu chỉ giúp việc cho riêng ông Diệm với tư cách là phụ tá cho Tổng Thống. Người ta thấy việc ông làm th́ gọi ông là Cố Vấn vậy thôi. V́ thế ông không có quyền hạn và nhiệm vụ ǵ chính thức.
C̣n về thủ lănh Thanh Niên Cộng Ḥa, th́ ông chỉ thị cho chúng tôi, phải tự túc. Mọi đoàn viên đều tự nguyện và tự túc theo tinh thần cách mạng. Cho nên cũng chẳng có quyền lợi ǵ.
Về văn pḥng dân biểu, ông cũng không có. Thực ra ông ấy rất ít đi họp Quốc Hội. Chỉ khi nào có vấn đề chính sách quan trọng như Ấp Chiến Lược chẳng hạn, hay vấn đề “Giáo Dục nhân bản”, vấn đề “kinh tế tư hữu cơ bản” v.v.. th́ ông mới tới tŕnh bày mà thôi. Cho nên mọi thứ một ḿnh ông cáng đáng. Tôi thật phục sức làm việc của ông Nhu.
13. Hỏi: Thế c̣n chức chủ tịch ủy ban liên bộ về Ấp Chiến Lược th́ sao? Có văn thư nào quy định không?
Đáp: Chức này th́ có. Nhưng cũng chỉ là một thông tư của phủ Tổng Thống gửi đến các bộ, để việc ông chủ tọa các phiên họp Ủy Ban Liên Bộ được danh chính ngôn thuận. Ông Nhu quan niệm chương tŕnh Ấp Chiến Lược là một cuộc cách mạng xă hội và chính trị, chứ không phải chỉ là một chiến lược để đối phó với sự xâm nhập và khủng bố của Cộng Sản mà thôi. Ông thúc đẩy các tỉnh trưởng khai hóa người dân quê theo tinh thần tam túc, nghĩa là tự túc về tư tưởng, tự túc về tổ chức và tự túc về kỹ thuật, để có thể làm chủ cuộc đời ḿnh, làm chủ được xă hội, không bị lệ thuộc vào bên ngoài, vào ngoại bang. Ông để rất nhiều th́ giờ đích thân soạn những bài thuyết tŕnh có tính lư luận cao dành cho các cấp lănh đạo chính phủ và cán bộ cao cấp, chỉ cho họ cách thức đưa những tư tưởng cao vào đầu óc thường dân qua những h́nh ảnh và ngôn ngữ b́nh dân dễ hiểu. Mục đích của ông là tiến dần tới một xă hội có tổ chức cao, có đầy đủ các phương tiện truyền thông, giao tế, kinh tế, văn hóa cao trong đó mỗi con người, “mỗi nhân vị”, đều được quan tâm đồng đều, chứ không biến con người thành những “cái đinh, con ốc” trong một guồng máy xă hội theo kiểu Cộng Sản. Ông tin tưởng rằng phương pháp đó về lâu về dài sẽ làm cho CS phải đầu hàng. Chứ không phải chỉ dựa vào những hàng rào giây kẽm gai. Dĩ nhiên ban đầu th́ việc rào ấp là cần thiết để giữ cho Ấp Chiến Lược được an toàn trước sự phá hoại và tấn công của du kích CS. Quốc sách Ấp Chiến Lược mà thành công th́ Cộng Sản sẽ thành cá bị tát ra khỏi ao, nằm trên đất.
14. Hỏi: Về đảng Cần Lao Nhân Vị, nó thành h́nh ra sao, và ai là những đồng chí cốt cán nhất của ông Nhu?
Đáp: Hai người cùng với ông Nhu sáng lập ra đảng Cần Lao Nhân Vị là các ông Trần Quốc Bửu và Huỳnh Hữu Nghĩa. Nhưng ban đầu các ông không gọi tên đảng là Cần Lao mà gọi là đảng Công Nông. Nhưng v́ không muốn gợi ư về cái liên minh công nông của Cộng Sản, nên về sau các ông đổi ra là Cần Lao. C̣n vế Nhân Vị th́ sau nữa mới thêm vào theo đề nghị của ông Nhu. Ông Bửu, chủ tịch Liên Đoàn Lao Công có kinh nghiệm về đấu tranh nghiệp đoàn, đă quen ông Nhu khi c̣n ở bên Pháp. Và ông Huỳnh Hữu Nghĩa một tín đồ Cao Đài, là cố vấn chính trị của tướng Tŕnh Minh Thế. Ông Nghĩa đă giúp ông Nhu chinh phục được tướng Thế, chứ không phải như có người Mỹ cho rằng ông Nhu có được ông Thế là nhờ đại tá Edward Lansdale. Ông Lansdale có can thiệp để quân của tướng Thế được hợp thức hóa và trả lương như Quân Đội Quốc Gia th́ đúng. Người nào bảo Lansdale dùng tiền mua Tướng Thế là cố t́nh xuyên tạc để hạ uy tín của một vị tướng kiên cường anh dũng, thanh liêm mà anh em ông Diệm rất quư trọng. Khi nghe tin tướng Thế tử trận Tổng Thống Diệm đă ngất xỉu. Điều này tướng Lansdale có ghi trong hồi kư.
Văn pḥng Tổng Bí Thư đảng Cần Lao cũng do một ḿnh Thiếu Tá Phạm Thu Đường quán xuyến, kiêm nhiệm.
15. Hỏi: Ông Ngô Đ́nh Diệm có giữ vai tṛ ǵ trong đảng Cần Lao không?
Đáp: Không. Ông ấy hoàn toàn ở ngoài và trên đảng Cần Lao. Với ông Diệm chỉ có Tổ Quốc và Quốc Dân. Tôi c̣n nhớ khoảng năm 1956, Tổng Thống gọi tôi vào bảo tôi lên cao nguyên đèo heo hút gió để quan sát nghiên cứu t́m ra những địa điểm thích hợp để lập các khu dinh điền, ḥng đưa người kinh lên trấn giữ địa điểm mà ông bảo là vô cùng quan trọng về mặt chiến lược. Tôi thấy ḿnh đi th́ ông Nhu thiếu một trợ lư. Lại cũng hơi ngán cảnh cô đơn ở nơi xa lạ. Tôi bèn thưa với Tổng Thống: Công tác đoàn thể của ông Cố Vấn đang thiếu người. Tổng Thống nói: Đoàn thể ǵ. Dẹp. Tuy nhiên rồi ông cũng đấu dịu. Cứ đi đi. Thỉnh thoảng tôi sẽ lên với anh… Cũng cần thêm rằng ông Diệm rất quan tâm đến vùng cao nguyên. Ông thường nói: giữ được cao nguyên th́ giữ được miền Nam. Và ông t́m cách đưa nhiều cán bộ và những người dân có kinh nghiệm với Cộng Sản lên đó lập nghiệp.
16. Hỏi: Ông nghĩ ǵ về việc chính phủ Ngô Đ́nh Diệm tổ chức trưng cầu dân ư truất phế ông Bảo Đại?
Đáp: Nhiều người chê ông Diệm, là nhà Nho mà bất trung, không giữ lời thề trung thành với cựu hoàng. Nhưng tôi thấy không đúng. Trước hết chính cựu hoàng bảo ông Diệm chỉ thề trước Thánh Giá trung thành với Tổ Quốc. Thứ nữa, khi cựu hoàng triệu ông sang Pháp, ông Diệm đă sẵn sàng lên đường, dù biết sang đó sẽ mất chức thủ tướng.
Nhưng chính nhóm liên khu Tư chúng tôi đă thuyết phục ông, gần như làm áp lực với ông, để ông bỏ ư định sang Cannes. Chúng tôi xúm vào yêu cầu ông ở lại lấy cớ t́nh h́nh không cho phép vắng mặt. Chúng tôi phải nói với thủ tướng rằng nếu Cụ bỏ chúng tôi lại mà đi một ḿnh th́ sinh mệnh chúng tôi ai sẽ lo? Chúng tôi đă bỏ tất cả vào đây là v́ cụ, v́ tin cụ sẽ bảo vệ phần đất tự do c̣n lại này, bảo vệ chúng tôi. Nay cụ nỡ ḷng nào bỏ chúng tôi, bỏ đất nước này cho Thực dân, Cộng Sản? Rồi nhiều đoàn thể họp nhau lại đặt ông Diệm trước sự việc đă rồi là tự ư hạ bệ ông Bảo Đại. Cuộc trưng cầu dân ư của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm tổ chức sau đó chỉ là để hợp pháp hóa hành động của chúng tôi.
17. Hỏi: Có sử gia Mỹ bảo ngày 22 tháng 8 năm 1963, Thanh Niên Cộng Ḥa đă tấn công chùa Xá Lợi cùng với Cảnh Sát và Lực Lượng Đặc Biệt. Điều này có đúng không?
Đáp: Hoàn toàn bịa đặt. Tổ chức này không phải để dùng vào những việc như vậy. Nó là tổ chức phi vũ trang mà.
18. Hỏi: Sử gia Mark Mayor viết trong tác phẩm Triumph Forsaken rằng gần ngày đảo chính, tỉnh trưởng Định Tường báo cáo với ông Nhu rằng đại tá Có là phụ tá của tướng Đính rủ ông ta làm đảo chính. Ông Nhu hỏi lại tướng Đính, th́ tướng Đính xin đi chém đầu Có. Ông có biết vụ này không?
Đáp: Không cần tỉnh trưởng Định Tường báo cáo th́ ông Nhu đă biết rồi. Nhưng ông muốn cứ để vậy để theo dơi.
19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở B́nh Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện ǵ không?
Đáp: Lúc ấy th́ không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, c̣n ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những ǵ ông tự ư nói ra vào một lúc nào đó th́, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ,gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương tŕnh Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm ǵ? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng t́m cách đánh phá làng xă, th́ chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
Về các điều kiện để hiệp thương th́ nhiều lần Tổng Thống Diệm đă nói, phải có 6 giai đoạn:
- Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
- Rồi cho dân qua lại tự do
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, th́ căn cứ theo t́nh trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. V́ vậy “ḿnh” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam th́ dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế th́ chắc ḿnh sẽ thắng.
20. Hỏi: Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Ma-rốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?
Đáp: Dĩ nhiên là có. V́ Giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở Ma-rốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai tṛ của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đă nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đă “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài G̣n. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng th́ xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh.
21. Hỏi: Gần ngày đảo chính đại sứ Cabot Lodge có điện đàm với Tổng Thống Diệm. Lúc đó ông có ở bên cạnh Tổng Thống không?
Đáp: Không.
22. Hỏi: Trong cuốn Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ viết rằng ông ta xin phép Tổng Thống đem xe tăng thiết giáp lên bộ tổng Tham Mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng Thống không cho. Ông có biết chuyện này không?
Đáp: Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và tŕnh lên Tổng Thống.
Tổng Thống la tôi: Các anh muốn ǵ? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ư tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?
Tôi thưa: Nhưng người ta đánh ḿnh th́ ḿnh phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?
Ông quát lên: Chết th́ đă sao.
Đúng, đối với ông chết th́ đă sao. Nhưng đối với chúng ta th́ cái chết của ông là cái chết dần của miền Nam. Ông c̣n nói quân đội là để bảo vệ tổ quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng Thống.
Ông bảo tôi liên lạc với ông Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch Quốc Hội yêu cầu cho triệu tập Quốc Hội để ông ra từ chức trước Quốc Hội, ḥng tránh cảnh đổ máu. Nhưng tôi gọi ông Lễ 4 lần không được.
Lúc ấy không phải chỉ có Lữ Đoàn xin lên tấn công tổng hành dinh của nhóm đảo chính. Mà c̣n có cả một đại đội biệt kích thuộc Lực Lượng Đặc Biệt đi hành quân ở Tây Ninh vừa về đến Sài G̣n cũng báo cáo là lực lượng pḥng vệ của các tướng đảo chính ở Tổng Tham Mưu rất yếu, đại đội biệt kích xin phối hợp với 2 tiểu đoàn của Lữ Đoàn Pḥng Vệ phủ Tổng Thống để đột kích vào bắt hết các tướng đảo chính. Tướng Nguyễn Văn Phú, lúc ấy c̣n là Thiếu Tá đă tiếp xúc với tôi về việc này. Nhưng như vừa nói. Tổng Thống không chấp thuận.
Viên đại úy đại đội trưởng Biệt Kích đề nghị cho lực lượng của Lữ Đoàn Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống có xe bọc thép dẫn đầu tiến tới bao vây bộ Tổng Tham Mưu, c̣n đại đội của anh ta sẽ đột kích bọc hậu từ phía sân vận động vào bắt sống các tướng. Tôi rất buồn bực và lấy làm khó hiểu tại sao ông cụ lại không cho đánh. Ông Nhu ngồi cạnh đó cũng chẳng nói ǵ.
23. Hỏi: Theo ông trong số các tướng lănh lúc ấy ai có khả năng nhất?
Đáp: Tôi hầu như không tiếp xúc với các tướng. Ngay cả Phó Tổng Thống cũng vậy. Hầu như chẳng bao giờ gặp. Nhưng tôi có nghe ông Nhu nói ông Nguyễn Văn Thiệu, lúc ấy mang lon đại tá, là một tư lệnh (sư đoàn 5) giỏi nhất. Ông Nhu có nhận xét đó sau khi nghe ông Thiệu thuyết tŕnh ở hội trường Suối Lồ Ồ.
C̣n các tướng th́ rất sợ Tổng Thống Diệm mỗi khi phải thuyết tŕnh cho ông về t́nh h́nh an ninh. Bởi v́ ông nắm vững t́nh h́nh và nhất là địa h́nh địa vật… địa lư của từng vùng. Kiến thức về quân sự của ông cũng rất uyên bác. Tôi được biết, khi mới về nước làm thủ tướng, ông đă yêu cầu tổng lănh sự ở Hồng Kông mua cho ông tất cả tác phẩm của Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài để đọc và bắt ông Nhu phân tích nghiên cứu tŕnh lên.
24. Hỏi: Nghe nói ông bà Nhu có một biệt thự đẹp lắm ở Đà Lạt. Ông có tới đó bao giờ không?
Đáp: Ông nói đến cái biệt thự này, tôi lại nhớ tới cái ông luật sư Trương Phú Thứ ở Seattle . Ông ấy muốn t́m cách phỏng vấn bà Ngô Đ́nh Nhu mà không sao được. Chẳng rơ tại sao ông ta biết nhà tôi, t́m đến xin tôi giới thiệu với bà Nhu. Tôi biết đă từ lâu bà ấy ẩn dật không muốn báo chí nhắc tới. Nhưng tôi biết bà ấy hăy c̣n quyến luyến ngôi nhà hai pḥng ngủ của một người Pháp, bỏ hoang đă lâu mà anh em chúng tôi hùn tiền mua cho ông bà ấy vào khoảng năm 1960, mà không đủ tiền sửa chữa, cho nên đến khi ông Nhu bị sát hại và bà Nhu sống lưu vong, cũngmới chỉ sửa được phân nửa.
Tôi bảo ông Thứ hăy về Việt Nam, lên Đà Lạt chụp ảnh ngôi nhà ấy rồi mang theo sang Pháp, t́m cách đưa tấm h́nh đó tận tay bà Nhu th́ may ra bà ấy cho gặp. Th́ quả thật chắc ông đă biết, ông Thứ đă viết một bài cho tờ Văn Nghệ Tiền Phong nói về bà Nhu ở tuổi gần bát tuần sống như một nhà tu ở Paris. Tôi mong ông Thứ có dịp phổ biến tấm h́nh này để độc giả thấy cái “ngôi biệt thự xinh đẹp” của ông bà Nhu.
25. Hỏi: Thống tướng Maxwell Taylor, Đại sứ Frederick Nolting và nữ kư giả Marguerite Higgins đều nói được Tổng Thống Diệm tiếp hơn kém khoảng 5 giờ đồng hồ. Ông có biết điều đó và có ư kiến ǵ không?
Đáp: Lúc ấy nhiều người nói tổng thống tiếp khách lâu quá. Tôi có tŕnh ông, bảo người ta phê b́nh tổng thống độc thoại!
Ông cười. Ông bảo: Người Mỹ họ ít hiểu về dân tôc ḿnh về lịch sử của nước ḿnh. Ḿnh phải lợi dụng lúc họ chịu nghe để nói cho họ hiểu chứ. Mấy người này đều chăm chú nghe tôi và đặt nhiều câu hỏi. tôi phải trả lời cho họ chứ.
26. Hỏi: Gần ngày đảo chính Tổng Thống có mời ông bà Đại Sứ Mỹ lên Đà Lạt nghỉ tại biệt điện của Tổng Thống và dự dạ tiệc thân mật. Ông có biết họ thảo luận về việc ǵ không?
Đáp: Tôi có biết và nhớ là Tổng Thống đề nghị chính phủ Mỹ thông cảm những khó khăn của miền Nam và đừng ép ông phải cải cách gấp rút. Ông cũng hứa sẽ xem xét những đề nghị của chính phủ Mỹ một cách nghiêm chỉnh. Nhưng cần phải có thời gian. Phía ông Lodge th́ nằng nặc đ̣i Tổng Thống phải đưa ngay ông Nhu ra ngoại quốc. Nhưng dĩ nhiên không bao giờ Tổng Thống nhượng bộ điều này được.
27. Hỏi: Xin ông tha lỗi, ông là Phật tử chứ ạ? Và trong vụ Phật Giáo có ai nhờ ông làm trung gian để thương lượng giàn xếp giữa chính quyền và bên Phật Giáo đấu tranh không?
Đáp: Phải, tôi là Phật tử đă quy y… – Ông vào pḥng lấy ra một cuộn giấy mở cho tôi thấy tờ PHÁI QUY Y rồi nói tiếp – Tôi quy y với thầy Thích Minh Châu. Khi vụ Phật Giáo xảy ra tôi có ra Huế gặp thầy Thích Trí Thủ để nhờ thầy can thiệp với Thượng Tọa Thích Trí Quang… nhưng Ḥa Thượng Trí Thủ nói bây giờ các thầy trẻ học thức nhiều, họ có đường lối riêng, các sư già chúng tôi nói họ không nghe. Nên không kết quả. Nhiều người khác cũng can thiệp nhiều ngả khác, cũng không hơn ǵ. Hồi ấy c̣n cả một ủy ban của chính phủ gồm nhiều Phật tử đứng đầu là phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cố gắng dàn xếp. Nhưng bên Phật Giáo tranh đấu chỉ muốn lật đổ chính phủ thôi. Nên họ cố đưa ra những yêu sách không cách nào làm được. Tôi rất ân hận là không giúp ǵ được với tư cách là một Phật tử.
28. Hỏi: Theo ông th́ ai cố ư giết hai ông?
Đáp: Theo tôi th́ người ra lệnh trực tiếp là tướngDương Văn Minh. C̣n ông Minh có nhận lệnh ở trên nào không th́ không biết. Sở dĩ tôi dám quả quyết ông Minh, là v́ chính ông Minh sai cận vệ của ông ta là đại úy Nguyễn Văn Nhung cùng đi với tướng Mai Hữu Xuân, để “thi hành nhiệm vụ”(!). Và Nhung đă leo lên xe bọc thép trong đó có hai anh em Tổng Thống. Nhung là một tay giết người không gớm tay, y c̣n khắc dấu vào cán dao găm mỗi lần giết được một người. Ngay tối mồng hai y c̣n khoe “con dao lịch sử” của y với con của tướng Đôn cơ mà. Đó là theo chính lời của tướng Đôn thuật lại trong Việt Nam Nhân Chứng. C̣n tướng Xuân th́ khi “đi đón ông cụ” về và ông cụ đă chết rồi, đă tới trước Dương Văn Minh giơ tay làm dấu, miệng nói: “Mission accomplie” (Nhiệm vụ hoàn thành). Cứ theo những lời trên của tướng Đôn, th́ không nghi ngờ ǵ người chủ trương và ra lệnh giết hai ông là tướng Big Minh.
29. Hỏi: Thời gian quấy rầy ông đă quá dài. Nhất là trong lúc ông c̣n bịnh nhiều. Xin cám ơn ông đă mất công trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Và nếu có thể được xin ông cho một cảm tưởng chung về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Ngô Đ́nh Nhu.
Đáp: Tôi cũng xin cám ơn ông đă tốn công đi từ xa đến để cho tôi được có dịp nói lên vài điều trong số những ǵ ḿnh c̣n nhớ được về thời gian dài phục vụ Đất Nước bên cạnh hai nhân vật lịch sử mà tôi hằng kính mến. Cứ mỗi lần nhớ đến hai cụ, tôi đều ngậm ngùi xót xa. Nhất là đối với cụ Diệm. Ông quá ngay thẳng, quá quân tử, quá rộng lượng, lúc nào cũng nghĩ tới làm cho dân được ấm no hơn. Vậy mà người ta nỡ hăm hại ông. Không phải chỉ có những ngày giỗ hai ông tôi mới khóc.
Cụ Vỹ dằn cơn xúc động bắt tay tôi khi tôi từ biệt ra về...
|
|
rongchoi123
member
REF: 702055
11/13/2015
|
Một thông cáo của nhà nước gửi đến các cơ quan, khi phong trào DMCS lan rộng trên internet
H̀nh ảnh báo chí tại Sài G̣n ngày xưa
Một nạn nhân trong vụ pháo kích ở Cai Lậy
H́nh ảnh về báo chí chính phủ cộng sản VN bây giờ
|
|
rongchoi123
member
REF: 702095
11/15/2015
|
Lời kể của một tên khủng bố.
Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài G̣n
Trưa 10/11/1971. Một tiếng nổ long trời tại ngă tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) khiến ông Nguyễn Văn Bông - Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị lên nắm chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ.
Dưới đây là bài viết của ông Vũ Quang Hùng - người đă theo dơi, lên phương án tấn công và trực tiếp dự trận đánh này. Đúng lúc Châu chuẩn bị nhảy lên ngồi trên yên Honda th́ một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, cùng với cột lửa khói vụt bốc lên cao từ chiếc Ford Falcon. Vào cuộc Trung tuần tháng 10 năm 1971, ngay sau khi nhận lệnh của cấp trên về mục tiêu cần diệt là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, việc đầu tiên là tôi điểm lại tất cả anh chị em trong đội do tôi (Vũ Quang Hùng, bí danh Ba Điệp) làm đội trưởng. Đội trinh sát vơ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài G̣n-Chợ Lớn thành lập chưa đầy một năm, gồm 11 người (kể cả tôi). Đúng lúc Châu chuẩn bị nhảy lên ngồi trên yên Honda th́ một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, cùng với cột lửa khói vụt bốc lên cao từ chiếc Ford Falcon. Tôi nhớ dặn ḍ của đồng chí Tám Nam - Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài G̣n-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức t́nh báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đă nắm chức, sẽ rất khó hành động v́ khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu t́nh huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”. Giáo sư Nguyễn Văn Bông là thạc sĩ công pháp quốc tế đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp tại Pháp, đang nắm chức Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, đồng thời là Chủ tịch Phong trào Cấp tiến, một tổ chức chính trị chống cộng. Tôi quyết định tự ḿnh trinh sát mục tiêu, đề ra phương án hành động. Mặt khác, tôi chuẩn bị vũ khí để thực hiện trận đánh. Sau khoảng nửa tháng bám sát mục tiêu, tôi hầu như nắm chắc quy luật đi lại của G.33: Buổi sáng ra khỏi nhà hơi thất thường, có khi không tới chỗ làm. Nhưng hễ đă vô Học viện Quốc gia Hành chính là thế nào ông ta cũng rời Học viện lúc 11 giờ 45 để trở về nhà. Lộ tŕnh từ Học viện về nhà cũng không bao giờ thay đổi: Theo đường Trần Quốc Toản (nay là 3.2), quẹo phải qua Cao Thắng, đến ngă tư Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) th́ rẽ trái. Tôi cũng nói thêm về việc bảo vệ ông Bông vào thời gian này. Ông di chuyển trên xe hơi Ford Falcon màu đen. Ngồi trên xe hơi luôn có một cận vệ. Chạy theo bảo vệ xe hơi của ông thoạt đầu có hai xe gắn máy, nhưng từ sau khi báo chí đăng tin ông có thể lên nắm chức thủ tướng, số xe gắn máy tăng lên từ ba tới bốn chiếc, mỗi xe đều chở đôi. Đầu tháng 11.1971. Tôi tŕnh bày vắn tắt ba phương án hành động rồi gửi về căn cứ đặt tại An Phước, Bến Tre. Đă đến lúc t́m người cụ thể bắt tay hành động. Tôi gặp Năm Tiến - đội phó S1, trao đổi t́nh h́nh và yêu cầu, hỏi anh ta có dám “vào trận” hay không, tuy vẫn chưa cho biết đối tượng cũng như phương án tấn công nhằm bảo đảm bí mật. Năm Tiến hăng hái nhận lời, nói Tư Xá, một trinh sát trong đội, cũng đang nóng ḷng chờ xuất quân. Cũng cần nói thêm, lúc này tôi đă có 6 trái lựu đạn “da láng”, thêm khẩu Colt 45. Cho nên, trong thư gửi về căn cứ tôi viết nếu chấp nhận phương án ba (ném lựu đạn, ḿn DH vào xe của G.33 tại ngă tư Cao Thắng - Phan Thanh Giản) và chỉ cần gửi cho tôi trái DH khoảng 5kg. Trên nhất trí duyệt phương án 3 đồng ư cả đề xuất nhân sự, hẹn tôi ngày, giờ cụ thể đón giao liên để nhận ḿn định hướng. T́nh huống ngoài dự kiến Tôi cũng tính toán thật chính xác thời gian khoảng từ khi tháo chốt đến khi lựu đạn nổ, thừa đủ thời gian cho trinh sát thoát thân. Vậy là trong óc tôi h́nh thành cách cấu tạo khối chất nổ: V́ trinh sát hóa trang làm sinh viên nên sẽ hết sức tiện lợi khi mang theo cặp da, trong đó chứa vừa lựu đạn, vừa trái DH. Tôi quyết định luôn “ngày D” để báo cáo về căn cứ: Đó là ngày 9.11. Vừa nhận trái DH từ căn cứ gửi lên, tôi mua ngay một cặp da và cuộn dây kẽm, mang về gác trọ bắt tay vào việc. Ba lựu đạn da láng cùng trái DH gọn gàng nằm trong cặp. Tuy đă dùng nhiều sợi dây thun cột càng lựu đạn, tôi vẫn chỉ tháo bỏ chốt chính, và dự định khi trao cho Năm Tiến, tôi sẽ dặn kỹ anh ta chỉ kéo bỏ chốt phụ ngay trước giờ hành động. Riêng trái lựu đạn dùng làm “ng̣i”, tôi chỉ thay chốt phụ bằng cọng dây kẽm, chốt chính vẫn giữ lại, và việc này cũng phải chờ đến phút chót. Đến ngày 8 tôi mới nói với Năm Tiến đối tượng cần tấn công cũng như toàn bộ kế hoạch. Cặp da chứa chất nổ và khẩu Colt 45, tôi sẽ trao cho Năm Tiến vào 9 giờ sáng ngày hôm sau, vừa đủ thời gian để anh và Tư Xá kiểm tra kết cấu chất nổ và cách sử dụng. Tôi hẹn gặp Năm Tiến tại một quán cà phê, rồi mới đưa anh ta tới địa điểm cất giấu vũ khí. Tiếp theo Năm Tiến sẽ gặp Tư Xá trao đổi lại toàn bộ sự việc và liền đó hai người bắt tay làm nhiệm vụ… Nhưng thật bất ngờ, vào phút chót Năm Tiến báo tin Tư Xá xin rút, và cả anh ta cũng rút luôn v́ không mấy tin tưởng thành công của trận đánh. Lúc này ḷng tôi rối bời. Các đồng chí trong căn cứ sẽ nghĩ sao? Kế hoạch đă lên nay không thực hiện, không lẽ chỉ là một ư nghĩ viển vông, lư thuyết suông? Nếu không nhanh chóng thực hiện phương án, qua ít ngày nữa, ông Bông lên nắm chức thủ tướng, khi ấy nếu muốn diệt mục tiêu chắc chắn phải trở lại từ đầu, kể cả khâu trinh sát. Lúc này tôi không có ai để bàn bạc, tham khảo ư kiến, mà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của ḿnh. Cuối cùng tôi quyết định tiếp tục hành động. Vấn đề là t́m người thực hiện cụ thể. Trong đội trinh sát S1 thực tế tôi chỉ c̣n lại Châu. Nguyên là sĩ quan quân đội, đương nhiên Châu quen với lựu đạn, súng. Và đây là điều hết sức thuận lợi nếu anh ta làm trinh sát số hai – người quăng chất nổ. C̣n trinh sát số một – người chạy xe gắn máy chở trinh sát ném lựu đạn? Phải thành thực nhận định, không ai thuận lợi bằng tôi: Biết rành cũng như nắm vững quy luật đi lại của đối tượng; và hơn hết, đă quen với con hẻm dẫn ra khỏi hiện trường. Vả lại, tôi cũng không thể t́m đâu ra người trong thời gian cấp bách. Tôi lập tức t́m gặp Châu. Rút kinh nghiệm Năm Tiến, tôi chưa vội trao đổi cụ thể với Châu, mà chỉ hỏi anh dám tham gia một trận đánh tại nội thành có thể nguy hiểm đến tính mạng hay không? Tôi nhớ Châu chỉ hỏi lại ngoài anh ta ra c̣n ai cùng dự trận, và khi tôi trả lời c̣n một người nữa là tôi, anh đồng ư ngay. Tôi hẹn sáng ngày mai, lúc 10 giờ trưa, sẽ gặp lại anh giao nhiệm vụ và vũ khí cùng lúc, để thực hiện luôn vào buổi trưa cùng ngày… Đúng 10 giờ sáng hôm sau, ngày 10/11/1971, tôi chở Châu đến nơi cất giấu vũ khí. Tại đây, tôi kể lại toàn bộ t́nh h́nh cho Châu nghe, từ chỉ thị của cấp trên, việc trinh sát đối tượng, phương án đánh, đến vũ khí sử dụng. Chỉ đến khi Châu hỏi “vậy vũ khí đâu?”, tôi mới lôi cặp da ra. Tôi mở cặp da, để Châu tận mắt thấy trái ḿn DH và 3 lựu đạn da láng, trong đó 2 đă được rút chốt chính và cột bằng dây thun, trái thứ 3 c̣n nguyên chốt chính trong khi chốt phụ đă được thay bằng cọng dây kẽm và đầu kia của dây kẽm xuyên qua cặp da, cột vào quai xách. C̣n khẩu Colt 45, tôi giắt vào bụng ḿnh để Châu không bị trở ngại khi hành động và khi chạy, dặn vạn bất đắc dĩ Châu mới thọc tay vào bụng tôi, rút ra sử dụng. 11 giờ 15, tôi chở Châu lên đường. 11 giờ 25, tôi tấp xe vào quán nước đối diện Học viện. C̣n Châu xách cặp làm bộ đứng chờ xe buưt tại trạm gần quán. 11 giờ 40, tôi trả tiền. Đúng 11 giờ 45, phía trong Học viện có bóng người chuyển động về hướng xe hơi. Dù cố trấn tĩnh, tim tôi vẫn đập rộn ràng. Tôi lập tức rời quán, lên Honda, nổ máy, chạy chầm chậm. Châu đă thấy tôi, bước đến sát mé đường. Ba-ri-e ngoài cổng Học viện hạ xuống, chiếc Ford Falcon lao ra rất nhanh, đến nỗi tôi vừa dừng xe đón Châu th́ xe hơi đă quẹo ra đường Trần Quốc Toản; và khi Châu lên ngồi trên yên sau Honda th́ xe hơi đă vượt qua xe tôi, 3 xe gắn máy chở đôi bám theo. Không hiểu sao lúc này tôi lại tự nhiên hết hồi hộp mà thanh thản một cách kỳ lạ. Tôi tự nhủ không nên chạy sau xe Ford Falcon, v́ có thể sẽ bị đám cận vệ phát hiện, nên tăng ga. Chiếc Honda 67 lướt rất êm, vừa tới ngă ba Cao Thắng đă qua mặt xe hơi. Honda vẫn chạy trước xe hơi khoảng 5-6m, và cách ngă tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản chừng 15m th́ đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ. Tôi dừng Honda để Châu bước xuống, c̣n tôi ṿng Honda qua bên kia đường, đầu xe nhắm ngay con hẻm, gài số một. Phía trước mặt tôi, hơi chếch về bên mặt, là tấm kiếng lớn của một xe hủ tíu-ḿ. Tôi quan sát phía sau qua tấm kiếng lớn này. Châu vừa xuống xe th́ chiếc Ford Falcon cũng vừa ngừng. Châu tấp vô lề, ṿng ra phía sau xe hơi, quăng cặp da xuống ngay gầm xe bên phải, rồi nhanh như chớp, chạy băng qua đường. Đúng lúc Châu chuẩn bị nhảy lên ngồi trên yên Honda th́ một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, cùng với cột lửa khói vụt bốc lên cao từ chiếc Ford Falcon. Một làn hơi mạnh thổi tạt đến tận chỗ tôi vừa lúc Châu tót lên yên và tôi lập tức siết tay ga, nhả tay côn hết sức nhịp nhàng. Chiếc Honda như muốn cất cao đầu, lao nhanh vào con hẻm… Khoảng nửa giờ sau ngồi trong gác trọ, nghe Đài Phát thanh Sài G̣n thông báo Giáo sư Bông đă bị ám sát, chết tại chỗ, tôi mới trấn tĩnh trở lại… Theo Vũ Quang Hùng
|
|
rongchoi123
member
REF: 702101
11/15/2015
|
Vũ Quang Hùng người tổ chức ám sát giáo sư Bông sau 1975 đượclàm chủ tịch UBND Quận 3.
Giờ nghe tin khủng bố ở Paris lại liên tưởng đến mấy vụ ngày xưa trước 1975.
Đây là h́nh ảnh một nữ biệt động VC bị bắt ở Đà Nẵng khi chuẩn bị tấn công khủng bố với một dăy lựu đạn quanh thắt lưng.
|
|
aka47
member
REF: 702103
11/15/2015
|
nh́n cái mặt là thấy ác ôn côn đồ, giết người ko gớm tay , khác chi khủng bố ISIS bây giờ.
CHẾ ĐỘ MIỀN nAM NGÀY XƯA QUÁ NHÂN HẬU ĐẠO ĐỨC.
hihii
|
|
rongchoi123
member
REF: 702141
11/16/2015
|
Theo FB của Lê Anh Hùng
CUỘC CẤT BỐC, CẢI TÁNG CHO MỘT NGƯỜI LÍNH VNCH VÔ DANH
Theo thông tin từ người dân địa phương, chúng tôi được biết về ngôi mộ của một người lính thuỷ quân lục chiến của quân đội VNCH. Anh ngă xuống ở Lăng Cô trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh hơn 40 năm trước. Một người dân địa phương tốt bụng nhưng sợ sệt chỉ dám chôn anh tạm bợ ở mép sông bên đường.
Hơn hai mươi năm trước, chính quyền địa phương đi t́m kiếm hài cốt liệt sỹ của chế độ, họ đă đào ngôi mộ này lên. Nhưng khi phát hiện ra đó là một người lính VNCH, họ vội vàng lấp ngay trở lại.
Ngôi mộ này nằm ngay sau nhà một người bạn của anh Thanh Hoàng Paulus (Nguyễn Đức Quốc). Cách đây 3 năm, một người từ Đà Nẵng đến chơi gia đ́nh nhà bên cạnh, khi biết đó là ngôi mộ của một người lính VNCH, anh ta đă xây lại ngôi mộ.
Tuy nhiên, do vị trí của ngôi mộ nằm cạnh nhà vệ sinh của gia đ́nh, sát ngay băi rác bên mép sông cũ và đặc biệt là được chôn cất một cách tạm bợ, không có quan tài, nên chúng tôi quyết định đào t́m để đưa về nghĩa trang, nơi có phần mộ của gia đ́nh anh Nguyễn Đức Quốc, cải táng cho anh.
Sau 3 ngày đào bới, tất cả những ǵ mà chúng tôi t́m thấy được từ ngôi mộ của người tử sỹ VNCH vô danh này là 4 di vật: 1 viên đạn, 1 chiếc giày, 1 chiếc bút bi và 1 tấm bạt. (Vị trí của 4 di vật này nằm cách ngôi mộ 2 mét, do ngôi mộ chỉ được xây áng chừng). Theo kinh nghiệm của những người địa phương chuyên bốc mộ đă giúp chúng tôi trong những ngày qua th́ xác người lính đă bị phân huỷ. Chúng tôi quyết định bốc 7 nắm đất có màu của hài cốt đă bị phân huỷ để chôn cùng 4 di vật trên.
Cầu chúc linh hồn người lính VNCH măi an giấc ngàn thu!!!
|
|
rongchoi123
member
REF: 702689
12/05/2015
|
(trích blog anhbasam)
6041. XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA LÀO THẤT BẠI, LẼ NÀO LẠI THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM
5-12-2015
Năm nay, kỷ niệm 40 năm chẵn sự ra đời của nước Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Khác với mọi năm, Việt Nam chỉ cử có một đoàn khiêm tốn của Đảng do Lê Hồng Anh, nhân vật số 5, số 6 ǵ đó sang dự lễ quốc khánh, có cả duyệt binh lớn nhất “từ trước đến nay chưa từng có” của nước bạn “đoàn kết thủy chung đặc biệt”…
Báo chí cũng chẳng có ǵ rùm beng, kể lể dông dài chuyện “kề vai đánh Pháp, diệt Mỹ” như mọi khi ngoại trừ một việc khác lạ là “phóng” ông Phom Vihane lên “vĩ đại” ngang tầm cụ Hồ , 2 lănh tụ đă “dầy công vun đắp….”, trong một bức điện mừng!
Thế là ḿnh lại liên tưởng đến hàng loạt thứ chuyện mà ḿnh đă chứng kiến, đă tham dự, đă mạnh dạn vạch trần những giai đoạn lịch sử cận đại Lào đă bị xuyên tạc, cắt xén bởi mấy ông cộng sản Việt Nam ra sao. Trên hàng loạt bài viết về chính phủ liên hiệp Souvana-Phuma, Souphanouvông, về cuộc đảo chính của Coong Le, về sự công nhận của chính phủ Phạm văn Đông tiếp đón, tiệc tùng đấy, nhưng sau th́… trở mặt cái roẹt như không biết ai là ai mà chỉ biết có một ông “từ trên trời rơi xuông”, một ông lănh tụ bố Việt, mẹ Lào có tên Kaysone Phomvihane, tức Nguyễn Cái Song (khi học tại trường Bưởi) và Nguyễn Trí Mưu (khi đang học dở dang tại trường đại học luật Hà Nội th́ đành chuyển về làm lănh tụ cộng sản Pathet Lào)!
Lănh tụ cộng sản Lào Kaysone Phomvihane, bố Việt, mẹ Lào, tức Nguyên Cai Song, (lúc học trường Bưởi), tức Nguyễn Trí Mưu (lúc đang học dở dang trường đại học Luật Hà Nội) th́ phải về lănh đạo cách mạng v́ hoàng thân Souphanuvông đă hết thời! Ảnh: Wikipedia
Đặc biệt về cuộc “nội chiến” giữa Pathet Lào với chính phủ Hoàng Gia mà ḿnh có dịp trực tiếp tham gia, cùng đạo diễn Phạm Kỳ Nam và một số anh em nói tiếng Pháp hoặc tiếng Lào “phịa” ra một bộ phim truyện để ngợi ca chiến công của Pathet Lào, cực kỳ anh dũng đă tiêu diệt địch, chiếm lại thủ đô Vientiane như thế nào. Bộ phim có tên: “Tiểu Đoàn 2”. Mọi nhân vật chính, phụ trong phim đều do người Lào thủ vai! Cảnh quay hoàn toàn trên đất Lào… Tất cả chỉ có một mục đích đề cao tinh thần chiến đấu và chiến thắng vinh quang của quân đội Pathet Lào, theo đúng ư đồ của Tuyên Giáo là: “Cuộc chiến chống xâm lăng này là cuộc chiến của người Lào cộng sản và bảo hoàng với nhau! Không phải như luận điệu của bọn thù địch phương Tây vu cáo rằng: Thực chất đây là cuộc chiến giữa một bên là cộng sản miền Bắc được Liên Xô, Trung Quốc yểm trợ và một bên là Việt Nam Cộng Ḥa do Mỹ đứng sau giật dây!”!
Suốt gần năm trời lặn lội từ thượng tới hạ Lào, từ Cánh đồng Chum về Xiêng Khoảng, Kỳ Nam và tớ đă nhiệt t́nh, thành khẩn tiếp cận với các cán bộ chiến sỹ người Lào hiền như bụt và thật dễ thương, dễ…bảo! Phim hoàn thành sau 8 tháng (cả hậu kỳ làm tại Hà Nội). Nào ngờ! 4 thằng trong đoàn nói được tiếng Pháp mang sang để các vị đảng và nhà nước Lào anh em duyệt th́, xem xong chẳng vị nào phát biểu nửa câu, nghỉ vài phút hút thuốc uống nước rồi giải tán luôn? Hai hôm sau, để cho 4 thằng tớ mệt v́ đi bộ quanh thủ đô xem những thứ đă xem rồi, th́ có điện của Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Sísana cùng cục trưởng Cục Điện Ảnh Somchit mời đến chơi để góp ư!
Có cái lạ là: mấy ông có quyền, trừ Somchit có đi học về điện ảnh cùng Kỳ Nam ở Pháp về, ai cũng nói tiếng Việt như dân Hà Tĩnh, nhưng có lẽ v́ “tế nhị” họ đều dùng tiếng Pháp . Tớ dịch ra th́ nghe mất “ngoại giao” quá. Nhưng tóm tắt lại là “Không chấp nhận được! Không chấp nhận được! (inadmissible! inadmissible!’). Ở Lào không có chuyện nội chiến! Người Lào không có giết nhau như vậy!”(Au Laos, on ne s’entretue pas ainsi). Và cuối cùng là, cảm ơn, mong các đồng chí mang về “nghiên cứu” chứ không nên công chiếu, rất có hại cho dân tộc Lào yêu chuộng ḥa b́nh chúng tôi đấy!
Thế là chẳng một anh đồng chí nào muốn viết lại lịch sử hiện đại Lào dám mở mồm v́ anh nào, anh nấy đều thấy “đúng quá”, nhưng biết làm sao được? Văn nghệ theo lệnh Đảng mà! Bố thằng nào dám từ chối! Vả lại cũng có dịp đi chơi free đó đây, có dịp mang về vài chục đôi dép Lào làm quà cho bà con đang ưa thích!
Cho đến hôm nay, chẳng hiểu bộ “phim truyện-tài liệu-lịch sử Lào” có tên “Tiểu Đoàn 2” dài 90 phút do Việt Nam định áp đặt đó nằm ở đâu, hay đă bị ai đó thấy sai, thấy nhục mà đă thiêu hủy?
4 thằng “đồng chí” định đi xuyên tạc lịch sử nước bạn bằng nghệ thuật thú 7 nhưng, bất thành! H thằng đi giữa, tớ (đeo kính) và NSND Kỳ Nam. Ghi chú của cụ Tô Hải. Ảnh do tác giả cung cấp.
Về vấn đề nội chiến ở Lào th́ Wikipedia viết:“Nội chiến Lào là cuộc chiến tranh thường được tính bắt đầu từ cuối năm 1953 và kết thúc tháng 12/1975, theo các tài liệu truyền thống tại phương Tây, tại Việt Nam cuộc chiến được tính thời gian từ 1954 sau Hội nghị Giơnevơ tới khi Pathet Lào giải phóng Viên chăn. Tuy nhiên cuộc chiến này không liên tục, có thời gian ngưng chiến, và chỉ liên tục từ năm 1964 đến 1973 là năm Hiệp định Viêng Chăn kư kết. Ngay khi chiến tranh thực sự bùng nổ (1958) Pathet Lào đă có được sự giúp đỡ của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Càng về sau, sự giúp đỡ này ngày càng tăng. Chính v́ thế từ năm 1962 đây là cuộc chiến giữa lực lượng Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa hỗ trợ[7] và chính phủ hoàng gia Lào được Mỹ bảo trợ.
Sự tham gia của các lực lượng quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa trong cuộc chiến này nhằm mục tiêu giành quyền kiểm soát dải đất hẹp trên lănh thổ Lào mà quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa dùng làm khu vực hành lang tiếp viện cho quân giải phóng miền Nam. Quân Pathet Lào đă chiến thắng năm 1975 cùng với chiến thắng của phe Cộng sản ở Đông Dương trong năm đó. Pathet Lào đă lập nên Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Lào…
Năm nay 40 năm kỷ niệm sự ra đời nhà nước CỘNG H̉A DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO, nhân danh một kẻ tép riu nhưng đă hai lần “nhúng tay” vào việc định xuyên tạc lịch sử cận đại Lào (đi làm phim Tiểu Đoàn 2 cùng NSND Kỳ Nam, làm phim “Chiến thắng đường 9 Nam Lào cùng Phạm Lệnh và Ngô Đặng Tuất, nên có nhiệm vụ nghiên cứu và trao đổi chút ít về lịch sử nước Lào ngay từ những ngày ấy, ḿnh có những nhận định rất cảm phục người Lào như sau:
1- Dù hoàn toàn một thời lệ thuộc, thậm chí tất cả đều bị Việt Cộng áp đặt nhưng, suốt 40 năm, tên nước không hề đổi, y hệt nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa láng giềng!
2- Đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG vẫn giữ nguyên tên đảng cùng tên nước, dù chế độ, trước rập khuôn của VN, đang thực sự đổi mới từ thể chế chính trị cũng như kinh tế đang quyết tâm bỏ hẳn chế độ kinh tế chỉ huy, kinh tế tập trung bằng kinh tế thị trường (nhưng không có đuôi xă nghĩa).
3- Tại các trường học, lịch sử Lào đang được trở về cả ngàn năm với những tên vua chúa, với các cuộc xâm lược của người Thái, người Miên, người Miến Điện và cả người… Đại Việt (!?), với những cái tên dù có công hay có tội với lịch sử. Từ thời Vương quốc Lan Xang, qua các đời vua Phutisath, Ăn nuvông, tới đời Vathana cuối cùng (chết trong trại cải tạo sau 75). Mọi nhân vật như Souvana Phuma, Soupha-Nuvông, Phoumi Nôsavẳn, Kaysone Phomvihane đều lại được có tên trong lịch sử, trong đó có những người rất “có công” với Việt Cộng như hoàng thân Souphanuvông th́ lại bị chính Việt cộng cho vào “tủ lạnh của quên lăng”! V́ tuy cộng sản nhưng lại là con cháu của hoàng tộc không thể hơn chức chủ tịch ủy ban ḥa hợp dân tộc.
4- Chủ tịch nước, chủ tịch đảng là một (Choumaly Sayasone) y hệt bên nước bạn Tầu (Tập cân B́nh).
5- Không những Lào vẫn tiếp tục xây đập Sayabouri mà c̣n có kế hoạch xây dựng đường sắt tiếp nối từ Trung Quốc vĩ đại, xuyên Lào, qua Thái Lan để rồi bung ra biển lớn cho rộng tầm mắt kẻo “con voi cứ bị trói măi v́ chủ nghĩa Mác-Lê” (ư và ảnh 3 của Le Monde 2/12/2015)
Nước triệu voi mà voi bị xích cả 4 chân bởi chủ nghĩa cộng sản th́ c̣n cựa quậy vào đâu cơ chứ! Ảnh: Le Monde
6- Cuộc kỷ niệm 40 năm quốc khánh nước bạn thủy chung không phải là ngẫu nhiên chỉ có mặt một trong tứ trụ triều đ́nh. Và nội dung chủ yếu là đề cao hai lănh tụ HCM và Phomvihane. Đặc biệt là h́nh ảnh ông Vi-hẳn đâu không ai thấy, chỉ thấy có tượng Bóac Hồ chiếm lănh một phần khá lớn như có ư nói rằng: Phom vi ǵ th́ cũng do bác chúng tớ tạo nên, đừng có mà… diễn biến khi tưởng rằng đă vượt VN được vài ba mặt nhé!
Kỷ niệm quốc khánh nước bạn mà chỉ thấy tượng Cụ to đùng. Rơ ràng thật thà, trâng tráo, trắng trợn vô cùng kể. Ảnh: internet
Tóm lại, ḿnh thấy: Cái thủ đoạn định xuyên tạc lịch sử nước Lào, cho đến nay càng ngày càng lộ rơ ra là: Thất bại! Nước Lào rồi đây sẽ vượt VN về nhiều mặt, mà cái ḿnh thấy họ vượt hơn hẳn ngay trước mắt là: KHÔNG MUỐN BẺ QUEO SỰ THẬT! KHÔNG MUỐN PHẢN BỘI LỊCH SỬ!
Vậy th́, cái tṛ nhố nhăng định khoanh vùng lịch sử chỉ c̣n ở cái “thời rực rỡ nhất” là do Đảng họ lănh đạo thôi, lại có thể nào phát tác được ở cái xứ ngày càng lắm người có tinh thần yêu nước ghét cộng “không biết sợ” này? Cụ thể là: Quốc Hội cũng đă phải thống nhất: Không tích, không hợp ǵ môn lịch sử cả”! Tuy nhiên, vẫn thỉnh thoảng có vài tên tiên-sư-giáo sỹ lại bơi lại cái lợi của tích hợp nếu….”. Xem cách trả lời của tay Phạm Vũ Luận lúng ta lúng túng khi bị quay “có tích hợp hay không” bèn viện cớ “phải chờ ư kiến ban BT, Bộ CT” th́ rơ ràng đây là một “chủ trương lớn” của ai đó rồi! Rồi đây, nó sẽ được thực hiện bằng một một đường lối đầy chữ nghĩa vu vơ, vớ vẩn, vô cùng trừu tượng, qua những thủ đoạn ma giáo lươn lẹo mới. Để rồi mà coi!
|
|
rongchoi123
member
REF: 702719
12/07/2015
|
Địa đạo Củ Chi hiện nay là đào mới??? Mới xây lại???
Đọc bài dưới đây của một cựu TQLC tham khảo:
ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
Tôn Thất Soạn (TQLC)
L.T.S: Trước năm 1975, cựu Đại Tá Tôn Thất Soạn từng là Chiến Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Nhiệm vụ sau cùng của ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Hậu Nghĩa. Ông là một trong hai vị Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên của Lữ Đoàn TQLC (9/5/1966) tham dự những cuộc hành quân lịch sử tại vùng 2 Chiến Thuật và đặc biệt trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở thủ đô Sài G̣n. Khi Cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam, ông bị bắt và bị tù cải tạo 13 năm, qua Mỹ theo diện HO năm 1992 và sống tại Iowa City, Iowa. Bài viết sau đây của ông trưng bày những chứng cớ cho thấy Địa Đạo Củ Chi của CSVN chỉ là một tṛ bịp thiên hạ.
Ông Tôn thất Soạn năm 1975
Trong Đặc San Hậu Nghĩa năm 1999 từ trang 79 đến 84 có đăng bài “Chiến Dịch ROM-PLOW và cái gọi là Địa Đạo Củ Chi,” nội dung có những dữ kiện chính yếu như sau:
1. Cứ mỗi lần đọc báo thấy phái đoàn này, du khách nọ đến Việt Nam xem cái gọi là “Địa Đạo Củ Chi” là chúng ta thấy ḿnh trực diện với một đám lưu manh, chuyên môn lừa gạt người khờ khạo cả tin theo kiểu “dụ con nít ăn cứt gà”(xin lỗi quư vị -không loại trừ trường hợp điển h́nh Việt Kiều NNL vừa mới xảy ra gần đây!)
Cái mà Hà Nội Cộng sản gọi là “Thành Đồng Vách Sắt Củ Chi” là cái bịp bợm, cái tuyên truyền xảo quyệt.
Tất cả hầm hố, địa đạo chỉ cần một mùa mưa là hỏng hết, phải đào lại, tu bổ lại. Cái nào không sập th́ cóc, nhái, rắn rết, ḅ cạp, bọ chét cư ngụ trong đó. Du kích Việt Cộng (VC) bị chúng cắn hàng ngày, ghẻ lác đầy ḿnh, cực chẳng đă, đối diện với cái chết mới “chém vè“chui trốn xuống đó, chịu đựng từng phút từng giờ chứ từng ngày là xem như tiêu đời. Tối đến là chúng trồi lên miệng hầm t́m đường trốn đi nơi khác, hoặc tập trung để phản ứng lại.
2. “Địa Đạo Củ Chi” là danh từ thường dùng của báo chí Mỹ. Cộng sản Hà Nội gọi Củ Chi là “Thành Đồng Vách Sắt. ” Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) ta quen gọi địa danh này là mật khu Hố Ḅ. Đây là vùng đồn điền cao su rộng lớn bị bỏ hoang v́ chiến tranh, thuộc quận Phú Ḥa, tỉnh B́nh Dương. Phần đất phía hữu ngạn sông Sài G̣n. Phía Bắc tiếp giáp với mật khu Bời Lời, quận Trảng Bàng, tỉnh Hậu Nghĩa. Phần đuôi của mật khu Dương Minh Châu và phía tả ngạn là mật khu Tam Giác Sắt (quân đội Mỹ đặt tên) thuộc quận Bến Cát, tỉnh B́nh Dương.
Nói tóm lại, theo ranh giới quân sự và hành chánh của VNCH trước 1975 th́ khu vực Địa Đạo Củ Chi không nằm trong khu vực trách nhiệm của quận Củ Chi cũng như Tỉnh/Tiểu Khu Hậu Nghĩa (T/TKHN).
Mật khu Hố Ḅ là nơi trú đóng của Phân Khu 6 Đô Thành Sài G̣n-Chợ Lớn Việt Cộng (VC), lực lượng bảo vệ là Trung Đoàn 101 VC c̣n gọi là Trung Đoàn Thủ Đô VC, ngoài ra c̣n có Tiểu đoàn Quyết Thắng 1, 2.
3. Từ khi SD 25 BB Hoa Kỳ do Thiếu Tướng Weyan chỉ huy, đến đóng tại căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, mật khu Hố Ḅ bị tê liệt v́ pháo binh 105, 155, 175 của căn cứ này và những phi vụ B.52. Bọn cán bộ trung và cao cấp VC chỉ sống chui nhủi dưới hầm, ít dám nhởn nhơ trên mặt đất như trước nữa. SD1 không Kỵ HK c̣n gây ác liệt hơn cho VC; đơn vị này TTV diều hâu bắt sống rất nhiều VC.
Ngoài ra có tin đồn là quân đội Mỹ thả một loại kiến Phi Châu xuống các địa đạo, khi đánh hơi người là tấn công, sanh ghẻ lở loét. Thêm một tin đồn là quân đội Mỹ có huấn luyện một toán người lùn để thuận tiện chui xuống các địa đạo hầu truy diệt du kích VC.
4. Về phía Tiểu Khu Hậu nghĩa (TKHN) khi có tin tức t́nh báo chính xác, với sự hướng dẫn của hồi chánh viên VC, Địa Phương Quân &Nghĩa Quân (DPQ&NQ) TKHN với sự yểm trợ trực thăng vận của Mỹ đă đột kích và khai thác hầm bí mật chứa vũ khí VC, có một lần 300 vũ khí cá nhân VC bị TKHN tịch thu và một số cán bộ phân khu 6 VC cùng binh sĩ trung đoàn 101 VC bị bắt làm tù binh.
5. Đầu năm 1972, Tiểu Khu Hậu Nghĩa đề nghị kế hoạch ủi quang mật khu Hố Ḅ lên Quân Đoàn III. Trung Tướng Đỗ Cao Trí TL/QĐ. III với cố vấn Mỹ là Trung Tướng Weyan (cựu TL SD 25 BB Mỹ)đă chấp thuận kế hoạch; Phương tiện ủi quang là đơn vị xe ủi đất loại lớn ROM-PLOW của Mỹ gồm 12 chiếc. Với 1 Tiểu Đoàn DPQ/TKHN yểm trợ an ninh giai đoạn đầu và giai đoạn chót. Thời gian là 1 tháng.
Giai đoạn I- thời gian 1 tuần lễ: Khai quang khu rừng chồi đầy ḿn bẫy VC ở phía Tây Bắc căn cứ Đồng Dù SD 25 Mỹ.
Ngày đầu tiên ủi quang, khu vực ẩn trú của huyện đội Củ Chi VC: một số VC bị bắt sống với vũ khí đầy đủ, một số bị chôn vùi chết cùng vũ khí dưới sức nặng của xe xích sắt bánh xe,mà ta không kiểm chứng được số lượng chính xác. Một tiểu đội ĐPQ/TKHN lần theo lằn bánh xe xích sắt sụp xuống địa đạo khoảng 20 mét, moi lên được 17 xác VC và 17 súng AK 47. Diện tích ủi quang khoảng 5 Km 2. Những ngày kế tiếp, ĐPQ/TKHN cũng bắt được một số VC chui lên khỏi địa đạo đầu hàng với vũ khí cá nhân. Nhưng sau đó VC bắt đầu phản ứng chống cự, chúng bắn B40, B41, súng AK-47 khiến một số tài xế bị thương hay tử thương.
Giai đoạn II – thời gian 2 tuần lễ: Ủi quang mật khu Hố Ḅ,
Đảm trách an ninh do Thiết Đoàn M48 và M113 của SD 25 HK phụ trách, sau 2 tuần lễ, toàn bộ mật khu Hố Ḅ đă được ủi quang sạch. Có nghĩa là khu rừng rậm đầy ḿn bẫy được bày ra như một khu vực chuẩn bị để lập đồn điền cao su mới, rộng khoảng 60 Km vuông. Hệ thống địa đạo bị sập, bị cày nát. Đa số hầm hố cũ bị hư hại v́ thời gian và thời tiết.
Giai đoạn III – khoảng 1 tuần lễ: Ủi quang mật khu Bời Lời
Sau khi dưỡng quân và tu sửa máy móc xe cộ 1 tuần, đoàn xe ROM-PLOW với sự yểm trợ của Thiết Đoàn SD25 Mỹ đă ủi sạch mật khu Bời Lời mà không gặp một trở ngại nào. Đây là nơi đóng quân của 3 Trung Đoàn VC Q. 761, Q. 762 và Q. 763.
Sẵn đà, đoàn ROM-PLOW ủi tiếp lên phía Bắc, đụng con đường từ Trảng Mít (Tây Ninh) qua Dầu Tiếng(B́nh Dương). Sau hơn 1 tháng, đoàn ROM-PLOW đă ủi quang một diện tích khoảng 400 Km vuông.
Từ con đường Củ Chi-Phú Cường lên đến con đường Trảng Mít – Dầu Tiếng dọc theo hữu ngạn sông Sài G̣n bao gồm 2 mật khu Hố Ḅ và Bời Lời.
Phân khu 6 VC Đô Thành Saigon-Chợ Lớn và 3 Trung Đoàn Q. 761, Q. 762 và Q. 763 đă bị thiệt hại một số về nhân mạng và vũ khí trong chiến dịch ủi quang năm 1972 này; phần sống sót c̣n lại, chịu đựng không nỗi phải rời bỏ căn cứ an toàn lâu đời, để trốn chạy sang đất Miên dung thân.
Kết luận
Dưới lưỡi cày và xích sắt của đoàn ROM-PLOW của ta, Địa Đạo Củ Chi của Việt Cộng đă bị ủi quang và phá hủy địa h́nh qua mùa mưa năm 1972, hệ thống Địa Đạo Củ Chi đă bị ngập nước và hư hại.Vậy c̣n địa đạo nào nữa mà quư vị đến xem? Việt gian Cộng sản đă tŕnh diễn và bịp quư vị đó. Một thế hệ Cộng sản kế tiếp đang lấy cái GIẢ, cái BỊP làm cái THẬT. Khốn thay! Hăy chấm dứt tṛ ĐẠI BỊP này đi.
TQLC Tôn Thất Soạn
|
|
rongchoi123
member
REF: 702853
12/16/2015
|
Có những thuyết như là:
_ Vụ khủng bố 11/9 do chính quyền Mỹ dàn dựng để kích động dân chúng gây chiến tranh.
_ Phi thuyền Apollo đổ bộ lên mặt trăng là dàn dựng, không có thật......
Chiến tranh thông tin hay chiến tranh tâm lư th́ người Nga hay người cộng sản nói chung là bậc thầy chứ không phải người Mỹ dù Mỹ thống trị về truyền thông
Thử đọc bài sau đây về chuyện phi thuyền Apollo dưới con mắt các nhà khoa học Nga.
Người Mỹ có thực sự đă lên Mặt Trăng?
5N xin giới thiệu bài viết của Tiến Sĩ. Nguyễn Như Mẫn hiện đang là nghiên cứu sinh tại Học viện Hàng không quốc gia Moskva (MAI) về việc người Mỹ đă từng đặt chân lên mặt trăng hay là chưa cùng những vấn đề đồn thổi xung quanh câu chuyện này. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, xin cám ơn TS Mẫn đă cho phép 5N đăng lại bài viết này.
Vietnamnet vừa tung một loạt bài về chuyện NASA đă đưa người lên mặt trăng hay chưa của Tuấn Hà dịch theo các bài viết trên KM.ru. Với những kết luận hết sức chủ quan, phiến diện của những người không làm khoa học, loạt bài này khiến những ai không có điều kiện đọc và t́m hiểu sẽ dễ dàng tin ngay rằng NASA đă dàn dựng nên 1 vụ lừa thế kỷ. Câu chuyện về người Mỹ từng lên mặt trăng hay chưa đă được thảo luận từ lâu, kể từ 1 chuyện không đâu vào đâu [1] và được phát tán bởi những kẻ săn tin tức, rồi lan rộng dần qua các nhà văn, các nhà báo, nhiếp ảnh gia, và cả một vài nhà khoa học [2]. Một sự thực đáng buồn là mọi thứ xuất phát từ chính nước Mỹ, và hiện nay có đến hơn 20% người Mỹ và hơn 40% người Nga tin vào điều đó.
Một hậu quả ghê gớm bởi chính những bài báo vô trách nhiệm như của KM.ru và Vietnamnet! Có một điều hết sức buồn cười, là những người ủng hộ giả thuyết về sự lừa đảo của NASA chủ yếu là nhà báo, nhà văn, nhiếp ảnh gia v.v.., c̣n các chuyên gia hàng không vũ trụ, các nhà du hành vũ trụ th́ hầu như không hề nghi ngờ về điều đó. Về mặt logic, đó là một bằng chứng khó bác bỏ được rằng những nghi ngờ đó chỉ mang tính vặt vănh, ngờ nghệch và bị lợi dụng để kiếm tiền [3].
Đa phần các câu hỏi của những người nghi ngờ đều liên quan đến các ảnh chụp! Việc phân tích một vấn đề khoa học to lớn như vậy (chương tŕnh Apollo có gần 40000 người tham gia và tiêu tốn hơn 25 tỷ USD thời đó) thông qua những bức h́nh chụp là một trong những điều phi lư và buồn cười nhất, nhưng có hàng trăm triệu người tin vào điều đấy. Vấn đề không phải người ta ngu dốt, mà do quá thiếu hụt thông tin. Gần như các câu hỏi nghi ngờ được các nhà báo, nhà văn kết luận ngay là không thể trả lời, không thể giải thích, trong khi người ta đă giải thích hết rồi.
Họ đă không cung cấp nhưng lời giải thích đó cho người đọc, và lờ đi những chi tiết quan trọng chỉ để đạt được một mục tiêu: câu khách, nổi tiếng và kiếm tiền. Có những câu hỏi ngây ngô vô cùng nhưng vẫn được những người nghi ngờ xem như là một bằng chứng không thể chối căi cho việc NASA chưa hề đưa người lên mặt trăng. Ví như tại sao sau chừng ấy năm người Mỹ vẫn chưa lên mặt trăng lại, mà phải đợi đến khoảng năm 2020 theo dự kiến? Đối với họ, chỉ có 1 câu trả lời duy nhất: làm ǵ có khả năng lên mặt trăng, cho nên phải chờ đến 2020. Những suy luận như vậy rất phổ biến.
Trong khi đó, hoàn toàn có thể kể ra những lư do như sau: - Không ai bỏ một số tiền khổng lồ chỉ để lên mặt trăng rồi về. Những năm chiến tranh lạnh, việc đó được thực hiện chủ yếu cho mục tiêu chính trị, nhưng không phải là vô nghĩa về mặt khoa học. - Việc đảm bảo an toàn tối đa cho con người ngày càng được xem là quan trọng nhất. Trong thời chiến tranh lạnh, nó không được xem xét. Những chuyến bay của Gagarin hay Leonov có xác xuất sống – chết 50-50 vẫn phải thực hiện, nhưng bây giờ điều đó là không thể! - Các chuyến bay tiếp theo lên mặt trăng không c̣n ư nghĩa chạy đua xem ai là người đầu tiên nữa, mà để phục vụ cho các chuyến bay xa hơn đến sao Hỏa. V́ thế chỉ khi nào kế hoạch cho các chuyến bay xa hơn được vạch ra, và khả năng thực hiện đă đến, th́ người ta mới tiến hành lên mặt trăng, xây dựng các cơ sở để làm bước đệm.
Có hàng chục câu hỏi liên quan đă được giải đáp [4], ở đây xin trích dẫn lời của những người có uy tín trong ngành hàng không vũ trụ, những người mà lời của họ có thể xem như bằng chứng đáng tin cậy hơn rất nhiều những chuyên gia phân tích h́nh ảnh!
Aleksey Leonov – kỹ sư-phi công, nhà du hành vũ trụ, tham gia vào chương tŕnh khám phá mặt trăng của Liên Xô, người đầu tiên đi bộ ngoài không gian. “Nói một cách nghiêm túc, tin vào chuyện người Mỹ chưa hề lên mặt trăng chỉ có thể là những người thiếu hiểu biết!” (Всерьез верить в то, что американцы не были на Луне, могут только абсолютно невежественные люд) “Chúng ta có đặt một căn cứ quân sự 32103 trên đại lộ Komsomolskyi để đảm bảo việc truyền tải thông tin trong vũ trụ, v́ lúc đó trung tâm điều khiển (SUP) chưa có. Chúng tôi nh́n thấy (không như những người c̣n lại của Liên Xô không được thấy) Amstrong, Oldrin hạ cánh xuống mặt trăng - h́nh ảnh vốn được truyền từ Mỹ đi khắp nơi…. Khi Amstrong bước xuống bề mặt mặt trăng, tất cà trên đấ Mỹ đă vỗ tay, c̣n chúng tôi ở đây, trên đất Liên Xô, những nhà du hành Xô Viết, cũng giơ tay chúc mừng, và chân thành chúc họ thành công!” [5]
Georgyi Grechko –Tiến sỹ khoa học, nhà du hành vũ trụ, anh hùng Xô Viết. “Chúng ta đă chạy đua với người Mỹ. Đầu tiên, việc chuẩn bị chinh phục mặt trăng của chúng ta diễn ra nhanh hơn, nhưng sau đó th́ chậm lại, nguyên nhân chính là vấn đề điện tử (hậu quả của việc quy chụp thời đó, rằng điều khiển học là “con điếm của chủ nghĩa tư bản”). Khi đó chúng tôi từng đùa rằng máy tính mini của ḿnh to nhất thế giới. V́ thế chúng ta đă thua trong cuộc đua. Nhưng trong quá tŕnh đó chúng tôi (LX va Mỹ) đă rất cẩn thận theo dơi tiến triển của nhau, gồm việc thử nghiệm động cơ, hệ thống điều khiển, các chuyến bay thử. Dĩ nhiên, với tư cách nhà du hành vũ trụ, tôi có thể nói rằng chúng ta chưa hề lên mặt trăng, và người Mỹ cũng vậy. Nhưng nói dối để làm ǵ? Chúng tôi biết rơ về điều đó. Có những chuyện có thể bạn tin hoặc không tin. Nhưng chuyện người Mỹ đă lên mặt trăng th́ chúng tôi hoàn toàn biết chính xác. Khi chúng tôi nhận được các tín hiệu từ mặt trăng, chúng tôi nhận chúng từ mặt trăng, chứ không phải từ Hollywood! …….. Chúng tôi có khả năng để đánh giá lẫn nhau một cách chuyên nghiệp…. ……..Không nên tin vào những lời đồn nhảm, nên tin vào những người am hiếu!" [6]
Nhà du hành vũ trụ và đồng thời là nhà thiết kế tàu vũ trụ K.P. Feoktistov. “ Và khi Amstrong, Oldrin và Collinz đến mặt trăng, các thiết bị thu nhận của chúng tôi nhận được những tín hiệu từ boong tàu Apollo 11, những cuộc nói chuyện và những h́nh ảnh TV về việc bước ra bề mặt mặt trăng. Tạo dựng 1 sự lừa bịp như vậy có lẽ không dễ hơn 1 cuộc du hành thật là bao nhiêu. Để làm điều đó cần phải thả xuống bề mặt mặt trăng bộ truyền phát truyền h́nh và kiểm tra khả năng làm việc của chúng bằng các tín hiệu điều khiển từ trái đất. Sau đó đến ngày làm giả chuyến bay th́ phải gửi đến mặt trăng bộ truyền tín hiệu để giả lập các liên lạc vô tuyến giữa Apollo và trái đất trong suốt hành tŕnh. Quy mô công việc trong dự án Apollo người ta ko giấu diếm. Và những ǵ người ta đưa cho tôi xem ở Houston năm 1969 (trung tâm điều khiển, các pḥng thí nghiệm), những nhà máy ở LA để chế tạo Apoll và những thiết bị đă phóng đi và quay về trái đất, theo logic trên th́ cũng đều là giả lập hết sao? Quá khó và quá buồn cười!” [7]
Viện sỹ Mikhail Marov – một trong những người tham gia chương tŕnh mặt trăng của Liên Xô không nghi ngờ ǵ về việc người Mỹ từng lên mặt trăng là có thật, và tất cả những bằng chứng nghi ngờ được đưa ra theo ông “hoàn toàn chỉ có ư đố đầu cơ, lợi dụng” (để nổi tiếng, để kiếm tiền). [8] (ở link này có giải thích về việc NASA mất tài liệu)
Juri Markov – kỹ sư - thử nghiệm viên trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa vũ trụ ở sân bay vũ trụ Baikonur. “Thứ nhất, mỗi cuộc phóng tên lửa đều bị theo dơi liên tục bởi nước đối đầu (Mỹ-LX). Và do đó bất cứ một sự lừa dối nào đều sẽ bị phanh phui ngay lập tức. Thứ hai là vào năm 1969 LX đă có 1 phân hạm các tàu biển đặc biệt. Chúng tôi đă nhận tín hiệu radio từ mặt trăng. Hơn nữa, chúng tôi có thể xác định được cụ thể những t́n hiệu đó xuất phát từ điểm nào trên mặt trăng. Không hề có nghi ngờ ǵ về việc tín hiệu đó là giả lập. Thêm một điều nữa, đặc trưng cho thời kỳ khốc liệt đó (nghĩa là kiểm tra theo dơi ngặt nghèo lẫn nhau-ND): ngày 3 tháng 2 năm 1966, tàu Luna-9 của LX đă thực hiện cú hạ cánh nhẹ nhàng xuống mặt trăng và truyền về h́nh ảnh TV. Sang ngày hôm sau trên báo chí thế giới đă phát tán h́nh ảnh đó khắp nơi. Trong khi chúng tôi c̣n đang xử lư, quan trắc th́ đài quan trắc Jodrel Benk của Anh đă nhận được các tín hiệu đó và đưa cho báo chí!”[9]
Cuối cùng, những bằng chứng rơ ràng nhất mà những nhà báo trên KM.ru “quên” không update kịp thời là những h́nh ảnh được chụp từ các tàu vũ trụ mới của NASA (LROC) và Nhật Bản (JAXA) hay Ấn Độ (Chandrayaan) [10]. Tuy nhiên, chưa chắc những bức ảnh đó đă thuyết phục được những người nghi ngờ. Ví dụ như có 2 người tự xưng là chuyên gia về quang học cầm 1 bức ảnh chụp trái đất từ mặt trăng và phán rằng, không thể nào chụp được h́nh ảnh rơ nét như vậy từ vũ trụ, trong khi đó chính là những bức ảnh do chính Aleksey Leonov và cộng sự chụp từ một tàu vũ trụ không người lái trang bị camera được chế tạo bởi 1 pḥng lab quang học ở Moskva!(đọc thêm ở [5]) Dĩ nhiên, những người nghi ngờ có quyền nghi ngờ luôn cả Nhật và Ấn Độ, nghi ngờ NASA đă mua họ, và cả đời họ không bao giờ tin, trừ khi chính họ đi đến mặt trăng. Bởi v́ đối với họ, mọi thứ đều có thể làm giả. Một trong những giả thuyết được đưa ra, giải thích cho một sự thật phũ phàng với họ, là tại sao các chuyên gia LX, với tŕnh độ kỹ thuật đầy đủ để phanh phui sự thật, lại không hề phủ nhận nó, và tại sao LX, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, lại không vạch mặt Mỹ để hạ gục đối thủ. Họ cho rằng các chuyên gia LX đă biết điều đó, biết NASA lừa dối, nhưng v́ các thỏa thuận giữa LX và Mỹ, v́ giữ bí mật cho nhau nên LX im lặng. Những người nghi ngờ mang tinh thần chính trị quá lớn, đến nỗi họ nghĩ rằng đó là công việc của những tổng thống và tổng bí thư. Họ quên rằng, trong giới khoa học, tổng thống hay tổng bí thư cũng chỉ tầm thường như bao người khác (thậm chí c̣n tầm thường hơn người b́nh thường). Galileo thà chịu chết chứ không thừa nhận trái đất không quay. Không lẽ không một nhà khoa học nào của Nga và Mỹ đủ dũng cảm để làm như vậy, trong thời đại mà chắc chắn điều đó chỉ có thể làm họ nổi tiếng hơn và kiếm tiền nhiều hơn, chứ không bị đóng đinh như Galileo?
[1]- Sự việc bắt đầu từ ngày kỉ niệm 80 năm ngày sinh đạo diễn Stenly Cubric (film odyssey 2001), vài phóng viên gặp vợ của ông và hỏi về công việc của ông ở studio Hollywood. Bà thực ḷng trả lời rằng trên trái đất có 2 lunnar module, 1 ở viện bảo tàng (ko cho chụp), 1 ở Hollywood để phát họa lại quá tŕnh từ đầu đến cuối – Leonov Aleksey
[2]- Những người ủng hộ giả thuyết về sự lừa đảo này hay trích dẫn lời của những nhân vật sau: - Bill Kaysing, làm ở công ty Rocketdyne chuyên làm động cơ tên lửa cho chương tŕnh Apollo: những lư lẽ của ông này chả dính dáng ǵ đến các vấn đề khoa học về động cơ hay hàng không. Đặc biệt, ông ấy bị sa thải từ năm 1963, trước khi công ty Rocket tham gia vào dự án Apollo, và trước đó th́ ông ấy làm ở bộ phận thông tin kỹ thuật, một chức vụ yêu cầu các kỹ năng văn pḥng, thư viện, không phải là kỹ sư! - Leonid Valentinovich Batsur, lead engineer (ведущий инженнер) nhà máy Khimmash, chuyên gia động cơ tên lửa với 33 năm kinh nghiệm, người tính toán rằng nếu các thông tin tính toán người Mỹ công bố là đúng th́ Apollo không thể hạ cánh và cất cánh từ mặt trăng là không thể. Vấn đề là hoặc ông ấy không muốn đi sâu vào vấn đề chuyên môn kỹ thuật, hoặc toàn soạn báo quên chuẩn bị tư liệu, bởi v́ sau đó chẳng có tài liệu thông số tính toán nào của ông ấy được công bố cả. Ông ấy chỉ dựa vào các tấm ảnh để đưa ra phân tích: các phi hành gia Apollo trong chuyến bay không nh́n thấy và cũng không hề chụp h́nh trái đất. Và thêm điều nữa, không nên dựa vào cái tên “lead engineer 33 năm kinh nghiệm”, chức vụ đó cũng b́nh thường. - Aleksandr Ivanovich Popop – Dc.Sc, nhà vật lư Xô Viết. Những quan điểm của ông về vấn đề này không ít lần bị chỉ trích, và v́ không phải là chuyên gia hàng không vũ trụ, ông đă để lọt một số lượng lớn những sai sót trong những bài viết của ḿnh.
[1] Link
[3] Link
[4] Летали ли американцы на Луну?
[5] Tiếng Nga -Tiếng Anh:
[6] Link
[7] Link
[8] Link
[9] – Loạt phóng sự 4 bài của báo Komsomol’skaya Pravda:
Nguồn:http://www.nuocngangaynay.net/2013/04/nguoi-my-co-thuc-su-len-mat-trang.html
|
|
rongchoi123
member
REF: 703033
12/24/2015
|
"Muốn thắng Cộng Sản phải thua chúng trước" (Moshe DAYAN)
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài, Hoa Kỳ mới hỏi tướng tài độc nhăn người Do Thái - Goshe Dayan, làm sao để thắng được CSVN.
Ông tướng độc nhăn b́nh thản trả lời: "Chiến trường Trung Đông có qui ước rơ địch và ta đối diện nhau và trận địa thẳng tắp, c̣n chiến trường Vietnam địa thế sông ng̣i chằng chịt, núi non hiểm trở, lại c̣n người dân nông thôn miền Nam Vietnam chứa chấp bọn CS nằm vùng. Các anh không bao giờ thắng nổi Việt Cộng, mà chỉ có một cách duy nhứt là các anh rút ra khỏi VN để cho người dân họ nếm mùi CS một thời gian, sau đó các anh trở lại khỏi cần đánh cũng thắng!"
"Muốn thắng Cộng Sản phải thua chúng trước" (Moshe DAYAN)
Đó là phương châm của Tướng độc nhăn gốc Do Thái. Thắng một hiệp chưa chắc thắng cả ván cờ. Dân trí thấp, nói họ không nghe. Chỉ cần thả cho họ sống 40 năm với Cộng sản, họ sẽ tỉnh giấc rồi... SÁNG MẮT - SÁNG L̉NG.
Bây giờ th́ họ tỉnh thật rồi. Nhưng cái giá sẽ phải trả là KHÁ ĐẮT.
PhamThanhTong
|
|
rongchoi123
member
REF: 703282
01/05/2016
|
A picture is worth a thousand words
|
|
rongchoi123
member
REF: 703293
01/06/2016
|
Ba Tàu Chợ Lớn cay Nguyễn Cao Kỳ vụ này lắm:
Để “nắn gân” tướng Kỳ, ngay sau Tết nguyên đán 1966, giá gạo đang từ 5,5 đồng/kg bỗng nhiên tăng lên 6 đồng rồi 7 đồng...
Lúc đó, lương của một lao động chân tay vào khoảng 8 đồng/ngày.
Vợ Tạ Vinh lao qua hàng rào kẽm gai để mong được gặp chồng.
Khá nhiều hồi kư của một số tướng tá Sài G̣n xuất bản ở hải ngoại kể lại rằng: Biết là có bàn tay thao túng của những ông "vua không ngai" Chợ Lớn, tướng Kỳ lập tức ra tối hậu thư cho họ bằng cách triệu tập 7 người Hoa đứng đầu ngành mua bán lúa gạo tại miền Nam đến văn pḥng.
Sau đó, ông yêu cầu mỗi người ghi tên ḿnh vào một mảnh giấy, bỏ vào một cái hộp rồi cho biết trong ṿng một tuần nếu giá gạo không xuống, họ sẽ phải trở lại văn pḥng ông để bốc thăm. Bốc trúng tên ai, ông sẽ ra lệnh xử bắn người đó.
Phiên ṭa chớp nhoáng
Thế nhưng chuyện "bốc thăm" nếu có th́ cũng chỉ là động tác giả của tướng Kỳ nhằm "rung cây nhát khỉ" bởi lẽ trước khi quyết định xử bắn Tạ Vinh, "Tướng râu kẽm" đă có kết luận chính xác về các hành vi phạm tội của "x́ thẩu" này. Tuy nhiên, tin vào thế lực của ḿnh, những ông "vua không ngai" không những không hạ giá gạo, mà c̣n tăng lên 7,5 đồng/kg.
Ngay sau khi cái tin Tạ Vinh bị bắt loan ra, các "x́ thẩu" người Hoa Chợ Lớn mới hiểu rằng ḿnh đang đùa với lửa. Nhất là ngày 6/3/1966, Ṭa án Quân sự mặt trận Vùng 3 chiến thuật mở phiên xét xử chớp nhoáng rồi kết án tử h́nh Tạ Vinh mà không hề có luật sư biện hộ th́ các ông "vua không ngai" ai nấy đều nơm nớp sợ đến lượt ḿnh.
Lập tức, 5 người đứng đầu 5 bang hội người Hoa tổ chức họp khẩn cấp và biện pháp chữa cháy đầu tiên là phải hạ ngay giá gạo. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau buổi họp, gạo đang từ 7,5 đồng/kg xuống c̣n 4 đồng! Mặt khác, họ t́m cách "chạy" cho Tạ Vinh thoát khỏi pháp trường cát.
Thời điểm ấy, Mă Tuyên, người đứng đầu 5 bang hội người Hoa ở miền Nam và đồng thời cũng là thành viên cao cấp của Tam hoàng Chợ Lớn đang chịu án tù 3 năm v́ lúc xảy ra đảo chính, ông ta đă cả gan chứa chấp anh em Diệm, Nhu trong nhà rồi sau đó, đưa cả hai sang ẩn náu tại Nhà thờ cha Tam ở cuối đường Trần Hưng Đạo, chưa kể ông ta c̣n đàm phán với một số tướng lĩnh nhằm giúp anh em Diệm, Nhu được ra nước ngoài tị nạn chính trị nhưng không ngờ lại bị lật kèo, dẫn đến cái chết của cả Diệm lẫn Nhu.
Dù vậy, Trần Thành - cũng là một chỉ huy cao cấp của Tam hoàng Chợ Lớn vẫn quyết định tham vấn ư kiến Mă Tuyên. Bằng cách đút lót cho viên sĩ quan trưởng trại quân lao G̣ Vấp (là nơi giam giữ những quân nhân Việt Nam Cộng ḥa đào ngũ, trộm cắp, cướp của giết người…), Trần Thành được phép vào tận buồng giam gặp Mă Tuyên. Trong cuộc tṛ chuyện, Mă Tuyên nói: "Bây giờ chỉ có Lư Long Thân là giúp được nhưng phải coi chừng. Nó là con dao hai lưỡi".
Mă Tuyên năm 1963 (ảnh trái) và năm 1993.
Sở dĩ có câu nói đó là v́ tối ngày 6/11/1963 - năm ngày sau khi cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm, Nhu xảy ra, biết "Hội đồng quân nhân cách mạng" đang truy lùng ḿnh nên Mă Tuyên nhanh chân chạy đến nhà Lư Long Thân. Do đă từng hợp tác với nhau trong nhiều phi vụ làm ăn nên một mặt họ Lư tỏ vẻ ân cần tiếp đăi, mặt khác khuyên Mă Tuyên hăy lập tức trốn sang Phnôm Pênh, Campuchia. Ở đó đă có Lư Ban, người của Lư Long Thân và cũng là thành viên Tam hoàng sẽ t́m cách sắp xếp cho Mă Tuyên đi Hồng Kông.
Đến 20h, Lư Long Thân gọi tài xế lấy chiếc xe hơi hiệu Traction màu đen, dặn đưa Mă Tuyên sang nhà một cơ sở ở Gia Định, đợi sáng sớm sẽ lên Tây Ninh rồi qua Campuchia. Thế nhưng, khi chiếc xe hơi vừa lăn bánh khỏi nhà Lư Long Thân chừng 300 mét th́ một toán quân cảnh súng ống trên tay đă chờ sẵn bên lề đường. Vài phút sau đó, Mă Tuyên được đưa thẳng về quân lao G̣ Vấp.
Để tránh tiếng phản bạn và tránh sự nghi ngờ trong cộng đồng người Hoa bởi lẽ Mă Tuyên bị bắt, nhưng tài xế chở ông ta lại được thả cho về ngay nên sáng 26-11-1963, Lư Long Thân gửi đơn đến Đô trưởng Sài G̣n xin bảo lănh cho Mă Tuyên vào Bệnh viện Grall (nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2), chữa bệnh. Chẳng ai biết lá đơn ấy có kèm theo cái ǵ không nhưng ngày 28, Mă Tuyên được xe của quân lao G̣ Vấp đưa vào Bệnh viện Grall.
Hai hôm sau, Lư Long Thân vào Bệnh viện Grall thăm Mă Tuyên nhưng Mă Tuyên cáo ốm, không tiếp. Sau đó, Mă Tuyên ra ṭa, nhận cái án 3 năm tù giam v́ "xúi giục tư thương gây rối loạn thị trường". Tất cả tài sản của ông ta bị sung công và bị đem ra bán đấu giá. Theo lệnh Trần Thành, Tam hoàng Chợ Lớn góp tiền mua lại số tài sản ấy rồi giao trả cho gia đ́nh Mă Tuyên.
Thế nên, khi tiếp xúc với Lư Long Thân, các "x́ thẩu" người Hoa đă chuẩn bị sẵn 200 triệu đồng để nhờ họ Lư cứu Tạ Vinh khỏi chết. C̣n nếu nhược bằng không cứu được th́ t́m cách thế mạng bằng một tù nhân nào đó, có vóc dáng tương tự như Tạ Vinh, chết thay. Bởi vậy sau này khi Tạ Vinh đă bị xử bắn, dân Sài G̣n vẫn c̣n đồn um lên rằng người chết không phải là Tạ Vinh!
Nhận 200 triệu của nhóm người Hoa Chợ Lớn, Lư Long Thân liên lạc với trung tá Minh, là người của "Tổng đoàn trừ gian", nhờ Minh dàn xếp cho ḿnh gặp tướng Kỳ. Hôm sau, Minh trả lời rằng ông Kỳ từ chối tiếp xúc với Lư Long Thân, đồng thời khuyên họ Lư đừng nghĩ đến chuyện hối lộ! Số tiền 200 triệu coi như mất trắng, chẳng biết rơi vào tay ai.
Các cuộc vận động của Hội Tam Hoàng
Tin Tạ Vinh bị bắt và sắp bị xử bắn lan đến cộng đồng Triều Châu ở Hồng Kông. Mặc dù Tạ Vinh không phải là thành viên của Hội Tam hoàng nhưng dẫu sao Vinh cũng là người Tiều. Hơn nữa trước sự cầu cứu của Tam hoàng Chợ Lớn, A Dảnh - người cầm đầu Tam hoàng Hồng Công quyết định vào cuộc.
Bằng cách liên lạc với Châu Trần Tọa, sống tại Sài G̣n nhưng là một đảng viên Quốc dân đảng thuộc loại có "số má" ở Đài Loan, Tọa được chính quyền miền Nam Việt Nam cho phép sinh hoạt trong chi bộ Quốc dân đảng Sài G̣n do Trần Y Linh, bí thư Đại sứ quán Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) tại Sài G̣n làm chi bộ trưởng, A Dảnh đề nghị Châu Trần Tọa dùng thế lực của Quốc dân đảng cứu Tạ Vinh. Theo A Dảnh, thời điểm này các chuyến bay thả biệt kích xâm nhập miền Bắc Việt Nam đều do phi công Đài Loan điều khiển, mà đa số phi công lại là đảng viên Quốc dân đảng nên việc dùng họ làm áp lực với tướng Kỳ xem ra khả thi.
Tuy nhiên, có một điều mà ông trùm Tam hoàng Hồng Kông không biết, đó là sau khi Mă Tuyên bị bắt rồi vào tù, Lư Long Thân đă bỏ ra 13 triệu đồng để bảo lănh cho Châu Trần Tọa giữ chức vụ "mại bản" (compradore - tương tự như giám đốc phụ trách kinh doanh) tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Chức vụ này trước kia thuộc về… Mă Tuyên!
Thế nên sau vài lần hứa hẹn, Châu Trần Tọa trả lời rằng: "Khó lắm! Kế hoạch thả biệt kích do CIA chủ tŕ, và CIA làm việc thẳng với Tưởng Giới Thạch cũng như với tư lệnh không quân Đài Loan nên việc đem phi công ra để dọa Kỳ là việc không tưởng".
Song song với việc nhờ Châu Trần Tọa, A Dảnh cử một phó tướng của ḿnh là Trương Sinh cấp tốc bay sang Sài G̣n. Nguyên ông này có một đứa con gái, lấy chồng là một sĩ quan Mỹ mà viên sĩ quan ấy lại đang làm việc trong Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Dảnh hy vọng qua ông bố vợ, chàng con rể sẽ tác động đến tướng Kỳ và vào phút 89, ông Kỳ sẽ ân xá cho Tạ Vinh rồi thay vào đó là một cái án tù có thời hạn.
Cùng với những động tác ấy, Tam hoàng Hồng Kông c̣n vận động cộng đồng Triều Châu ở Hồng Kông kư vào một bản kiến nghị, gửi Ṭa đại sứ Việt Nam Cộng ḥa ở Đài Bắc, Đài Loan, gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng ḥa để phản đối bản án quá nặng. Bản kiến nghị yêu cầu tướng Kỳ phải chấp nhận cho Tạ Vinh được quyền nhờ luật sư biện hộ trước ṭa, thậm chí c̣n đề nghị cho dẫn độ ông ta về Hồng Kông để xét xử với lư do ông ta là người Triều Châu (?!).
Lẽ tất nhiên tướng Kỳ thẳng thừng từ chối. Ông tuyên bố dứt khoát rằng Tạ Vinh phạm tội tại Việt Nam th́ luật pháp Việt Nam sẽ xử, và xử ngay theo luật thời chiến chứ không chần chừ theo yêu cầu của nhiều thế lực...
Hành quyết
5 giờ ngày 14/3/1966, Tạ Vinh, Giám đốc Công ty Xuất nhập cảng Sui Hing, bị giải ra pháp trường cát v́ các tội lũng đoạn nền kinh tế, đầu cơ tích trữ, chuyển ngân bất hợp pháp và hối lộ. Năm ấy ông ta vừa tṛn 34 tuổi.
Hăng thông tấn AP đưa tin về vụ xử bắn Tạ Vinh.
Trước đó, Tạ Vinh đă làm đơn kháng án, nhưng bị Ṭa án Sài G̣n bác đơn. Một bản tin của Hăng AP đánh đi từ Sài G̣n cho biết, quyết định bác đơn do đích thân Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo.
Mặc dù được thông báo là cuộc xử tử sẽ diễn ra công khai nhưng người dân không thể đến gần pháp trường ngoại trừ các phóng viên. Cả một tiểu đoàn lính dù đă dựng hàng rào che chắn kín xung quanh. Rất nhiều cảnh sát, quân cảnh liên tục xua đuổi những ai ṭ ṃ. Một cảnh sát cho phóng viên Hăng AP biết do lo sợ cộng đồng người Hoa Chợ Lớn - chiếm 30% dân số Sài G̣n sẽ biểu t́nh nên mọi biện pháp an ninh buộc phải thắt chặt. Cả một khu vực rộng lớn kéo dài từ đầu đường Hàm Nghi - Huỳnh Thúc Kháng - Phạm Ngũ Lăo - Trần Hưng Đạo, từ ga xe lửa Sài G̣n - Mỹ Tho đến chợ Bến Thành, đường Lê Lợi bị cô lập hoàn toàn.
Được Tam Hoàng Chợ Lớn báo cho biết trước, gia đ́nh Tạ Vinh gồm vợ, 7 đứa con và 3 phụ nữ là họ hàng thân thuộc có mặt từ 4 giờ. Khi chiếc xe bít bùng chở Tạ Vinh đến nơi và khi thấy chồng ḿnh trong bộ quần áo vest, sơ mi trắng, thắt cravat, chân đi giày da, mắt bị bịt kín bằng một mảnh vải đen, vợ Tạ Vinh vừa khóc vừa la hét, cố gắng vượt qua hàng rào kẽm gai nhưng đă bị cảnh sát kéo lại. Quá uất ức, bà ta quay sang chửi rủa đám cảnh sát.
5 giờ 10 phút, bản án được đọc và sau khi đă bị trói chặt vào cây cột dựng ngay phía trước những bao cát, bằng một thứ ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Triều Châu, Tạ Vinh thét lên với các phóng viên: "Tại sao các ông không nói ra sự thật". Phóng viên Hăng AP cho biết, tất cả các nhà báo chỉ nghe rơ câu đó, c̣n những câu sau th́ không ai hiểu.
Đúng 5 giờ 30 phút, đội hành quyết gồm 10 người lính theo lệnh của viên chỉ huy đồng loạt bắn vào ngực Tạ Vinh. Thân h́nh ông ta nảy lên, co giật nhưng thay v́ khuỵu xuống, Tạ Vinh vẫn đứng vững. Đến khi viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết bắn phát súng ân huệ vào thái dương th́ ông ta mới chết hẳn, máu đỏ chảy thành ḍng trên chiếc sơ mi trắng..
Rất nhanh chóng, xác Tạ Vinh được tháo ra khỏi cột và được đưa lên một chiếc xe có dấu chữ thập đỏ. Sau đó, xe chạy về Bệnh viện Triều Châu (nay là Bệnh viện An B́nh) rồi giao cho gia đ́nh ông ta mai táng.
Năm 2008, khi gặp ông Nguyễn Cao Kỳ tại khách sạn Sheraton trên đường Đông Du, quận 1, TP HCM, tôi có hỏi ông về chuyện Tạ Vinh nhưng ông lắc đầu: "Tôi đă viết trong hồi kư. Mà thôi, bỏ qua đi". Tôi hỏi thêm khi quyết định xử bắn Tạ Vinh, ông có bị áp lực nào không th́ ông gật: "Nhiều lắm, thậm chí tôi c̣n bị cho là sát máu, quân phiệt!".
|
|
rongchoi123
member
REF: 705023
02/12/2016
|
Chuyện bầu cử, ứng cử dưới chế độ cộng sản:
Đây là chuyện có thật của một nhà báo
TÔI ĐĂ TỪNG ỨNG CỬ QUỐC HỘI NHƯ THẾ NÀO ?
VƠ ĐẮC DANH·FRIDAY, FEBRUARY 12, 2016
Cách nay 16 năm, tôi phanh phui hai vụ tham nhũng lớn xảy ra tại công ty dược và công ty dịch vụ thương mại Cà Mau. Kết quả là hàng loạt đương sự ra ṭa, trong đó hai vị giám đốc lănh án tù chung thân, ông Lê Công Nghiệp, chủ tịch tỉnh và một số ủy viên thường vụ tỉnh ủy Cà Mau mất chức. Bộ chính trị điều anh Chín Nhỏ, bí thư tỉnh Trà Vinh về làm bí thư tỉnh Cà Mau.
Lúc bấy giờ, tôi từ báo ảnh Đất Mũi chuyển về làm đại diện cho báo Người Lao Động tại miền tây. Trong mối quan hệ với tôi, anh Chín Nhỏ cũng như nhiều quan chức khác ở Cà Mau vừa tỏ ra dè chừng, vừa tỏ ra thân thiện, họ xem tôi như một tên sát thủ. Riêng với đồng bào Cà Mau, tên tuổi tôi nổi như cồn, ai có việc ǵ oan ức cũng t́m đến tôi nhờ can thiệp.
Ở Cần Thơ, tôi quan hệ thân thiết với anh em văn pḥng đại diện của các báo. Một hôm đang ngồi nhậu với nhau, bỗng dưng một đồng nghiệp đề nghị tôi ra ứng cử quốc hội, rồi cả bàn nhậu ủng hộ theo. Trong lúc ngà ngà say, tôi bấm điện thoại gọi cho anh Chín Nhỏ, nói kỳ nầy em ra ứng cử quốc hội nghen anh Chín. Anh Chín cười nói tao ủng hộ mầy hai tay. Khoản mười phút sau, ảnh gọi điện bảo tôi sáng mai đến ban bầu cử kư vài thủ tục, ảnh đă nói chuyện với bên đó rồi.
Sáng hôm sau tĩnh rượu, tôi thấy ḿnh vô duyên, định rút lại ư kiến với anh Chín. Nhưng mấy người bạn đồng nghiệp nói không được, đây là câu chuyện nghiêm túc, làm vậy anh Chín nói mầy đùa với ảnh.
Thôi th́ lỡ rồi, chơi luôn.
Tuần sau, họ xếp tôi chung liên danh với anh Nguyễn Đức Triều và anh Bùi Công Bữu. Anh Triều là ủy viên trung ương đảng, chủ tịch hội nông dân Việt Nam, anh Bửu là phó bí thư tỉnh ủy Cà Mau, c̣n tôi ngoài đảng lại là người tự ứng cử, làm kẽ lót đường cho hai anh kia là cái chắc rồi.
Thế nhưng ván bài lật ngược, đi ra mắt cử tri tới đâu bà con bày tỏ sự ủng hộ tôi tới đó, họ nói trong ba vị ứng cử viên, vị nào cũng xứng đáng, đặc biệt là nhà báo Vơ Đắc Danh đă dũng cảm chống tham nhũng, chống lại bất công và luôn luôn đứng về phí dân nghèo, họ phô tô hàng chục bài báo của tôi rồi chuyền tay nhau đọc. Trong bài phát biểu ra mắt cử tri, anh Triều và anh Bửu hứa hẹn lung tung, rằng nếu tôi đắc cử tôi sẽ làm thế nầy thế nọ. Riêng tôi, tôi nói với bà con rằng tôi không dám hứa ǵ cả, bởi cơ chế của nhà nước ta là cơ chế dân chủ tập trung, mọi quyết sách liên quan đến quốc kế dân sinh đều do tập thể quyết định, cá nhân một đại biểu quốc hội chẳng quyết định được ǵ nên tôi không dám hứa. Chỉ có điều, nếu tôi trở thành đại biểu quốc hội th́ những bức xúc của bà con, nếu không chuyển tải được trên diễn đàn báo chí th́ tôi có thể chuyển đến diễn đàn quốc hội. C̣n nếu tôi không đắc cử th́ tôi vẫn là nhà báo như tôi đă từng làm báo.
Đi đến đâu, sau phát biểu của tôi, bà con vỗ tay dồn dập.
Mấy ngày sau, một cán bộ văn pḥng tỉnh ủy cho tôi biết, anh Triều đến than với anh Chín Nhỏ rằng chúng ta đă sai nước cờ, lợi thế thuộc về NÓ hết rồi.
Đêm trước bầu cử, tôi nhận được nhiều cú điện thoại của mấy anh bí thư chi bộ khóm ấp, họ than căng quá anh ơi, tôi vừa nhận được chỉ thị mật rằng tổ bầu cử nào để cho anh trúng cử th́ bí thư chi bộ trên địa đó phải chịu kỷ luật đảng. Tôi gọi điện thoại cho anh Chín Nhỏ nói vui rằng anh sửa nước cờ nầy coi bộ khó quá hả anh Chín, mấy anh bí thư chi bộ khóm ấp giờ đang run như cua nướng trước chỉ thị khẩn cấp và tối mật của anh. Bị lộ tẩy, anh Chín ấp úng nói, coi chừng chúng nó tuyên truyền đó mầy ơi.
Mười giờ đêm ấy, sau kết quả kiểm phiếu, tôi gọi điện cho anh Chín Nhỏ nói em chúc mừng anh, ảnh hỏi chúc mừng ǵ mậy, tôi nói chúc mừng anh đă đạt được mục đích dù phải đối phó hơi cực với sự sai lầm của một ván cờ. Anh Chín cười gượng nói, mọi chuyện mầy đă biết hết rồi, chiều mai năm giờ mầy chạy qua tao.
Chiều hôm sau đúng giờ tôi sang nhà công vụ của anh, thấy anh bày sẵn một dĩa thịt chó nướng và một cái lẩu chó nấu măng. Chỉ có hai anh em. Vừa ngồi xuống bàn, anh vừa rót chivas vừa nói, mầy thông cảm cho tao, anh Triều là ủy viên trung ương đảng do ở ngoải gởi vô, nếu để ảnh rớt th́ tao biết ăn nói sao với BCT, c̣n thằng Bửu là phó bí thư tỉnh ủy, nếu để nó rớt th́ c̣n uy tín đâu để nó lănh đạo cái đảng bộ nầy, c̣n mầy, nếu không vào được quốc hội th́ mầy vẫn là nhà báo như mầy đă tuyên bố khi ra mắt cử tri.
Tôi nói thôi chuyện đó cho qua, giờ nhậu đi anh, chỉ cần anh chịu thiệt như vậy là đủ rồi.
*
Đêm qua nhậu ở bờ kè, lại có mấy người bạn gợi ư tôi ra ứng cử quốc hội. Xin thôi, để tôi b́nh yên mà nuôi chim yến.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|