cocxau
member
ID 28933
09/06/2007
|
Ngất - nguyên nhân và cách xử lư
Ngất là t́nh trạng mất ư thức thoáng qua, người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, mắt tối sầm và sau đó không nhận thức được xung quanh. Hiện tường này thường xuất hiện khi ḍng máu đến năo thấp hơn mức tối thiểu hay do huyết áp giảm đột ngột.
Có nhiều nguyên nhân gây ngất, gồm cả lành tính và bệnh lư tim mạch. Có một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Ngất do phản xạ thần kinh tim, thường gặp nhất là do thần kinh phế vị. Trước khi ngất, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và toát mồ hôi, sau khi ngất thường thấy mệt mỏi. Phản xạ này có thể xảy ra khi quay cổ đột ngột, mặc áo cổ chặt hoặc bàng quang rỗng sau khi đi tiểu. Cũng có một số trường hợp hiếm gặp là sau khi ho hoặc cười to.
- Ngất khi thay đổi tư thế là hiện tượng phổ biến, xuất hiện khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Người già gầy yếu và bệnh nhân đái tháo đường, hoặc những người bị mất nước do thời tiết quá nóng dễ bị ngất khi thay đổi tư thế và chịu hậu quả nặng nề nhất.
- Ngất do rối loạn nhịp: xảy ra khi nhịp tim quá chậm (dưới 30 nhịp/phút) hoặc quá nhanh (180 nhịp/phút). Nếu ngất do rối loạn nhịp tim xảy ra ở bệnh nhân có bệnh tim mạch th́ nguy cơ tử vong rất cao.
- Ngất ở bệnh nhân có bệnh tim mạch: Một số bệnh lư của cơ tim, van tim, mạch máu có thể gây ra ngất, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là nhồi máu cơ tim. Cần chú ư t́m nguyên nhân ngất ở bệnh nhân tim mạch bởi đó thường là dấu hiệu báo trước nguy cơ tử vong.
Cách điều trị:
Khi gặp một người bị ngất, cần tránh cho bệnh nhân bị chấn thương và bảo đảm là vẫn đang tự thở, có mạch (kiểm tra động mạch cảnh ở ngay dưới hàm). Nếu người bệnh không tự thở hoặc không có mạch, phải gọi ngay cấp cứu. Nếu tự thở và có mạch, cần để bệnh nhân nằm dưới nền cứng và phẳng rồi từ từ nâng nhẹ chân lên cao, tuyệt đối không nâng ngay bệnh nhân dậy.
Đối với người có nguy cơ bị ngất do phản xạ thần kinh tim, cách tốt nhất là tránh môi trường quá nóng hoặc người quá đông. Cần uống nhiều nước, bổ sung thêm muối. Ngoài ra, có thể dùng các thuốc chẹn beta giao cảm như Propranolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol. Nếu các biện pháp trên thất bại, có thể xem xét việc cấy máy tạo nhịp. Đối với người hay bị ngất khi thay đổi tư thế, cần dùng thuốc theo chỉ định và tránh đi tất chân chặt, nằm ngủ cao đầu. C̣n với trường hợp ngất do rối loạn nhịp, có thể dùng máy tạo nhịp tim nếu nhịp chậm, hoặc dùng thuốc điều chỉnh nhịp hay sóng radio trong trường hợp nhịp tim quá nhanh.
(Bác sĩ Phạm Như Hùng, Sức Khỏe & Đời Sống)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat