da1uhate
member
ID 42544
06/11/2008
|
Thư ngỏ của một học sinh giỏi gửi Bộ trưởng Giáo dục
"Ở bậc phổ thông, em luôn là một học sinh xuất sắc môn Văn và thậm chí được cử đi thi học sinh giỏi thành phố. Tuy nhiên, em rất áy náy v́ thực sự em chưa bao giờ hiểu hết các tác phẩm văn học, và cũng không được phép phát biểu cảm xúc thực sự của ḿnh". Trần Thùy Dung (ĐH Wesleyan, Mỹ)
Kính gửi: Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân.
Thưa thầy, em là một học sinh đă tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam và đang du học tại Mỹ.
Em được nghe rất nhiều bức xúc của các thầy cô và trong dư luận nói chung về việc dạy và học bộ môn Văn học và Lịch sử tại Việt Nam. Đây là hai môn xă hội rất quan trọng mà em cho rằng vấn đề chính là phải học thuộc ḷng quá nhiều nên học sinh không thực sự hiểu bài, đạt kết quả không cao trong các kỳ thi. Em xin góp ư kiến về cải cách hai môn học này.
Em được học môn Văn học Mỹ và Lịch sử trong trường Đại học tại Mỹ. Ngoài ra, em cũng tham khảo ư kiến các thầy cô và bạn bè ở đây về cách dạy Lịch sử ở bậc phổ thông. Theo đó, trong lớp, học sinh được phép thảo luận và nêu ra ư kiến của ḿnh. Với một tác phẩm, các em được phát biểu là "thích" hay "không thích". Với một sự kiện, các em được thảo luận xem sự kiện đó có hợp lư không, tại sao sự kiện lại diễn ra như thế.
Cách chấm thi ở nước ngoài khác ta ở chỗ là họ không có đáp án cụ thể cho hai môn này. Thang điểm dựa vào khả năng lư luận của học sinh chặt chẽ đến đâu, cách hành văn có trôi chảy không, số lượng dẫn chứng đưa ra có cho thấy là học sinh thuộc tác phẩm không. Những em làm bài sơ sài, văn phong không trau chuốt, hoặc lư luận quá bất hợp lư sẽ bị điểm kém. Em cho rằng đây là cách chấm điểm hợp lư.
V́ sao cách chấm điểm lại có tầm quan trọng đến thế? Việc dạy và học luôn xoay quanh trang bị cho các em kiến thức tốt để bước lên những bậc học cao hơn, một phần trong đó là đạt điểm tốt trong các kỳ thi. V́ thế, thay đổi cách chấm điểm sẽ buộc việc dạy và học phải thay đổi.
Em tin điều này cũng tạo hứng thú khi học Lịch sử và Văn học và được học sinh hoan nghênh. Các em được tham gia vào bài giảng, được nêu ra ư kiến cá nhân và các thầy cô có thể sửa nếu ư kiến đó lệch lạc hoặc bất hợp lư. Hơn thế nữa, khả năng phân tích, cảm thụ và lư luận là những điều học sinh cần phát triển, chứ không phải học thuộc ḷng.
Em đă đọc những đề thi tốt nghiệp THPT và Đại học những năm gần đây. Thông thường nhất là câu hỏi: "Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm" hoặc "Theo anh/chị, tác phẩm này/sự kiện này có ư nghĩa thế nào?". Tuy nhiên luôn có đáp án kèm theo, và các em phải nêu ra được những ư cụ thể y như đáp án th́ mới được điểm.
Ở bậc phổ thông, em luôn là một học sinh xuất sắc môn Văn và thậm chí được cử đi thi học sinh giỏi thành phố. Tuy nhiên, em rất áy náy v́ thực sự em chưa bao giờ hiểu hết các tác phẩm văn học, và cũng không được phép phát biểu cảm xúc thực sự của ḿnh.
Với môn lịch sử, em cũng chỉ học thuộc ḷng và v́ thế được điểm rất cao. Nhưng trí nhớ th́ có hạn, mà khả năng phân tích th́ không có, nên không thể nói rằng em thực sự hiểu các bài học Lịch sử. Đó là một hạn chế rất đáng buồn. Em nghĩ đó là lư do học sinh thờ ơ với môn Lịch sử và đạt điểm 0 (không) tốt khi thi tốt nghiệp.
Em đă đọc và nghe nhiều về các dự án cải cách giáo dục, như tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới sách giáo khoa... Đó đều là những dự án rất tốn kém. Một việc đơn giản và thiết thực là thay đổi cách ra đề và chấm thi th́ không được nhắc đến. Việc này không tốn kém nhưng lại tác động trực tiếp đến khâu dạy và học, và có thể là bước đột phá trong cải cách.
Cách học có thể ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh v́ trong tương lai, khi các em lên Đại học và đi làm, khả năng phân tích t́nh huống mới là quan trọng. Em mong rằng thế hệ tương lai của chúng ta sẽ năng động, có tác phong làm việc không thụ động. Có thế, các em mới đóng góp được nhiều cho đất nước. Những điều này chỉ có thể được chuẩn bị từ bậc phổ thông, từ cách học và hiểu bài của các em.
Là một học sinh yêu môn Văn học và Lịch sử, với mong muốn việc dạy và học hai môn này được cải thiện phù hợp với xu hướng của thế giới, em mong rằng ư kiến của em sẽ được xem xét.
Trần Thùy Dung (Sinh viên năm thứ ba, Đại học Wesleyan, Mỹ)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 357716
06/11/2008
|
Tôi thấy ư kiến này cuả em sinh viên gởi ông Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân, th́ rất khó được để ư nghe, cho dù em này lư luận rất vững, có cái nh́n rất bao quát và khách quan!
Nếu tôi không lầm, em cháu sinh viên này đang được đào tạo chính quy tại Mỹ (hệ thống giáo dục tư bản chủ nghiă), tức là em cháu này có khá đủ thời gian ít nhất là 4 năm học để chứng kiến và cảm nhận được sự khác nhau giưă đường lối giáo dục cuả nước Mỹ và nước ta.
Nếu tôi cũng không lầm, Bộ Trưởng Nhân cuả ta, ngày xưa là du học ở Cộng Hoà Dân Chủ Đức (hệ thống giáo dục xă hội chủ nghiă), sau này mới đi tu nghiệp ngắn hạn ở Đại học Oregon và Harvard, chứ không phải được đào tạo chính quy tại Mỹ, như em cháu sinh viên trên!
V́ thế, em cháu khó ḷng mà thuyết phục được ông Bộ Trường để ông thay đổi tư duy, nói chi ông Bộ Trưởng có thể thay đổi được tư duy cuả cả một tập thể đông đảo bao quanh ông, chưa nói đến thay đổi cả một hệ thống giáo dục do chế độ lập ra từ ngày ... lập quốc, mà chính ông Bộ Trưởng cũng xuất thân từ đó mà ra!
Sau cùng, theo tôi, phải có thật nhiều cháu như D lên tiếng, và thật nhiều các cháu khác cũng đi du học về từ các nước tiến bộ khác cũng lên tiếng và đấu tranh quyết liệt, th́ may ra chăng?
Thân ái,
|
|
getkegiadoi
member
REF: 357724
06/11/2008
|
wa hay quá nhỉ! thật là hay khi một người được hưởng nền giáo dục tiên tiến có thể viết lên nhữg lời trần t́nh như vậy.
c̣n bạn D bạn đăng bài này có ư nghĩa ǵ vậy. góp ư cho một diễn đàn cho mọi người cùng thấy hay cũng chỉ là ngồi đó hùa theo chửi cho sướng mồm thôi. bạn có dám viết một lá thư như vậy cho Thủ Tướng hay không?
-bác OT . cũng như bác thấy đó. đến bộ trưởng c̣n chửi thề khi nói chuyện nữa th́ làm ǵ mà cần nghe bác nói đúng không.bác phản đối nền giáo dục xă hội chủ nghĩa. cho rằng nó không có ǵ đáng để quan tâm và học tập. vậy th́ đúng như những ǵ bác nói tất cả thế hệ trẻ trong nước bây giờ thừa hưởng cái ǵ cái đó không phải là kiến thức sao? vậy theo bác có nên t́m ra một giải pháp phù hợp cho vấn đề mang bác nêu ra không? bác có giải pháp ǵ không. có phương án nào đưa ra cho những vấn đề trong nước đang gặp phải không ? hay Bác cũng chỉ là ngồi đó chửi cho sướng mồm như bác đă từng nói nhiều người như vậy.
|
|
aka47
member
REF: 357763
06/11/2008
|
Biết rằng nhừng lời lẽ xây dựng và thuyết phục của em SV này khó đến tai Ông Bộ Trưởng , nhưng biết đâu một ngày nào đó Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam sẽ thay đổi cách nh́n và có hướng đi như em này nói. Bởi v́ chúng ta thấy mỗi năm Bộ Giáo Dục Đào Tạo đều có những thay đổi , sửa sai từng bước một.
Tóm lại nếu VN ta có trường sở đầy đủ , giảng dạy nề nếp , có thi (không móc ngoặc) , có khả năng thật sự khi học xong, công ăn việc làm lúc nào cũng chờ đợi SV mới ra trường th́ tự nó sẽ thay đổi một cách tốt đẹp.
Nhưng cũng lâu lắm , làm sao so sánh với hệ thống Giáo Dục của một nước quá đầy đủ như Mỹ nhất là mọi ư kiến đều được tôn trọng và lắng nghe.
Đúng không nào?
hihii
|
|
cali2007
member
REF: 357785
06/11/2008
|
Thư của em Trần Thùy Dung, Sv du học năm thứ 3 tại Mỹ, gởi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là một phản ảnh tấm ḷng của Dung đối với đất nước, tổ quốc.
Tôi tin rằng Sv Dung nói thật về việc học văn của em tại VN và tại Mỹ, ít ra th́ đó cũng là thật ḷng với nhận định của Sv Dung. Thực tế VN ta có một khoảng thời gian học văn theo các bài văn mẫu, có lẽ Sv Dung rơi vào giai đoạn này nên em không tự tin vào khả năng văn của ḿnh là việc dễ hiểu.
Có một điều làm tôi băn khoăn là em Dung đă là Sv năm 3 tại một ĐH Mỹ, yêu môn văn và được học môn “Văn Học Mỹ” đến năm thứ 3 nhưng khả năng của Sv Dung để tŕnh bày một bức thư giản đơn sao c̣n quá kém:
Từ đoạn 2 đến 5 (paragraph 2 => 5) sau lời gửi Bộ trưởng, Sv Dung đă trộn lẫn hai môn Văn Học và Lịch Sử làm một trong cách tŕnh bày.
Tôi không du học Mỹ nên không biết chữ Tác Phẩm Sv Dung dùng trong các đoạn này là “Tác Phẩm Lịch Sử” hay “Tác Phẩm Văn Học”? V́ em không nói rơ nên sự trộn lẫn kia càng tăng thêm.
Nói ǵ th́ nói chứ Lịch Sử là phải thuộc ḷng những sự kiện đi liền với các con số ngày, tháng, năm. Nhưng chính sự trộn lẫn này khiến người đọc khó hiểu được Sv Dung đang muốn nói về môn nào.
Trong thư Sv Dung cũng có đề xuất nên thay đổi cách ra đề thi và chấm thi thay v́ thay đổi sách giáo khoa (đoạn 9 – paragraph 9). Thật là giản đơn!!! Giản đơn như ta cứ đi tuốt lúa trời về nấu cơm chứ việc ǵ phải cày sâu, cuốc bẩm!
Giáo tŕnh, phương pháp dạy, đề thi, phương pháp chấm thi là một chuổi liên quan không thể tách rời.
Cuối cùng tôi muốn khuyên Sv Dung nên hiểu: Yêu thích và khả năng là 2 việc khác nhau. Sv Dung đă không có một trí nhớ tốt th́ không nên đeo đuổi môn lịch sử v́ khi thi không ai cho vào net t́m tài liệu để làm bài thi. Sv Dung nên theo một môn nào nhẹ nhàng và ngẫu hứng th́ sẽ tốt cho ḿnh hơn. Ví dụ như môn thời trang chẳng hạn. Tuy vậy nên nhớ môn nào cũng cần tính hợp lư.
Cuối cùng tôi muốn bày tỏ ḷng trân trọng với em Sv Dung. Tuy em du học nước Mỹ, thán phục nền văn minh nước Mỹ nhưng vẫn có tấm ḷng với quê hương, dân tộc. Bằng lời lẽ văn minh, nhă nhặn, sự góp ư của Sv Dung hoàn toàn có giá trị về mặt tinh thần dân tộc. Sv Dung đă thật sự vượt qua những cách ứng xử kiểu trẻ con đối với điều ḿnh không thích mà lắm khi người có tuổi vẫn thường hay thực hiện.
Tôi tin rằng em sẽ có nhiều cơ hội để góp phần phát triển quê hương
Mến chào em
Cali
TB.
"Những em làm bài sơ sài, văn phong không trau chuốt, hoặc lư luận quá bất hợp lư sẽ bị điểm kém. Em cho rằng đây là cách chấm điểm hợp lư."
Tôi rất đồng ư với câu này của em Sv Dung (trong đoạn 3 - pragraph 3). Mặt khác tôi thấy rất gần gũi với em Sv Dung trong cách gọi bạn học là "em" khi các bạn ở ngôi thứ 3. "Em ,Tṛ" là cách gọi được toàn bộ Hs miền Nam VN sử dụng trước 30/04/75. Sau 30/04/75 th́ hầu như các em Hs gọi nhau là bạn. "Những Em làm bài...". Nghe rất gần gũi, thân quen... làm tôi nhớ lại thời Hs của ḿnh tại miền Nam VN trước 30/04/75.
Cali
|
|
da1uhate
member
REF: 358218
06/12/2008
|
Tôi không nhớ ḿnh đă đọc thuộc ḷng bao nhiêu quyển sách giáo khoa và vật lộn suốt ngày để không nhầm lẫn ngày tháng của các sự kiện. Nhiều lúc, tôi bật cười tự khen ḿnh thông minh nghĩ ra cách để nhớ ngày tháng của sự kiện lịch sử. (Đặng Thị Phương Thảo)
Người gửi: Đặng Thị Phương Thảo
Khi c̣n là học sinh lớp 9 của một lớp điểm và được cử đi thi học sinh giỏi môn Lịch sử, tôi đă rất ngạc nhiên v́ căn cứ vào bảng điểm, tôi không hề học giỏi môn này. Lúc đấy, tôi nghĩ chắc không c̣n ai để chọn nên mới đến lượt ḿnh v́ các bạn khác điểm số rất cao đă được chọn thi các môn Toán, Hóa, Lư, Văn...
Nhưng tôi cũng rất vinh dự khi đi thi. Tôi không nhớ ḿnh đă đọc thuộc ḷng bao nhiêu quyển sách giáo khoa và vật lộn suốt ngày để không nhầm lẫn ngày tháng của các sự kiện. Nhiều lúc, tôi bật cười tự khen ḿnh thông minh nghĩ ra cách để nhớ ngày tháng của sự kiện lịch sử. Nhưng đến lúc đi thi, không may tôi bị mất tập vở ghi bài. Tôi lo sợ và bật khóc v́ đến gần sáng mà chẳng t́m ra vở học của ḿnh.
Hôm sau, tôi vẫn đi thi nhưng v́ lo sợ quá nên chẳng nhớ được ngày nào với ngày nào, chỉ hiểu về sự kiện và không nhớ chính xác đến cả năm do có quá nhiều năm để nhớ. Lúc cầm đề thi trong tay, tôi tự hỏi ḿnh viết hay để giấy trắng?
Và tôi nghĩ cứ viết theo cách của ḿnh. Bài thi của tôi có rất ít con số mà tôi c̣n viết ra được. Tôi viết hoàn toàn theo cảm xúc của ḿnh về sự kiện " Băi Sậy", cách viết như một bài văn, phân tích căn cứ Băi Sậy và viết ra như chính ḿnh ở đấy. Khi tôi kết thúc vấn đề, nh́n quanh tôi vẫn thấy mọi người cắm cúi viết và tự an ủi ḿnh đă cố hết sức.
Tôi trở về với cuộc sống của một học sinh không giỏi và quên hẳn kỳ thi học sinh giỏi ấy. Kết quả lần thi ấy đến với tôi bất ngờ đến mức không tin được: tôi đạt giải cao nhất và được chọn đi thi ṿng cao hơn. Tôi thực sự vui sướng mang kết quả về cho bố mẹ và cô giáo. Tôi hạ quyết tâm đạt kết quả tốt trong lần thi kế tiếp và không để mất tập nữa.
Lần thứ hai đi thi trót lọt không một lo lắng và tôi làm bài với ḷng tự tin là không sót ngày tháng và thông tin nào của sự kiện. Bài viết lần này của tôi như một bản tin chính xác đến từng con số. Nhưng oái oăm thay, lần này tôi trượt. Kết quả đến với tôi cũng bất ngờ như lần trước nhưng không được như ư muốn.
Trong suốt khoản thời gian sau đó, tôi luôn suy nghĩ về nguyên nhân tại sao ḿnh đỗ và tại sao ḿnh trượt, tại sao cô giáo chọn tôi và phải mất 2 năm sau tôi mới hiểu ra và nói điểu này với cô.
Mặc dù, sau này tôi lựa chọn khối thi cho ḿnh là khối A nhưng bài học kinh nghiệm tôi rút ra được từ kỳ thi học sinh giỏi này rất quư báu, quư hơn cả phần thưởng mà nhà trường tặng cho tôi.
Ngày 20/11 năm nào về thăm cô giáo cũ, tôi cũng hỏi cô có ai được giải cao và áp dụng bài học của tôi không? Tôi cũng nói thật với cô tôi là rất thích Lịch sử nhưng cũng rất "ngán" khi phải ngồi học bài môn Sử.
|
|
lynhat
member
REF: 358222
06/12/2008
|
Xin lỗi chủ nhà Da1uhate cho tui phát biểu một chút xíu, rồi tui rút lui.
Hệ thống dạy học ỡ Mỹ, Pháp, Tân Tây Lan, Úc, Việt Nam v...v chỉ là dạy ai muốn trở thành người ǵ th́ nhà trường sẽ dạy như kế tóan, y tá, kỹ sư, thầy giáo, cô giáo, v...v.
Cái môn học quan trọng nhất gọi là "Financial Education", "Học Về Tài Chánh" để đạt được "Financial Freedom", "Tự Do Về Tài Chánh" th́ hoàn toàn không có dạy hoặc có dạy rất là hiếm.
Thành ra có nhiều người học rất là giỏi, về già không nuôi nổi bản thân ḿnh và gia đ́nh. Làm chủ căn nhà để che nắng, che mưa cũng không có luôn. Và cũng không có đủ tiền trả hết tiền nợ của căn nhà. Nếu ai may mắn trả hết tiền nợ nhà th́ cũng đă già và hết xí quách.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|