Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Y khoa, đời sống >> Buồn Vui Đời Du Học…..Sinh Viên

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 lynhat
 member

 ID 45962
 09/28/2008



Buồn Vui Đời Du Học…..Sinh Viên
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Đi học ở những nước phương Tây như : Mỹ, Pháp, Úc, v…v đang là cái mốt thịnh hành tại Việt Nam, Ấn Độ,…. Các gia đ́nh khá giả đang t́m cách gởi con họ đi học nước ngoài, hy vọng một ngày nào đó con cháu ḿnh kiếm được cái giấy thường trú nhân ở lại.

Ở các nước ngoài họ coi những sinh viên du học như những con ḅ để vắt sữa. Để có tiền bù đắp vào thiếu hụt ngân sách giảng dạy chánh phủ cấp không đủ. Thí dụ như học ngành Kỹ Sư tín học, mỗi năm trả 15 ngàn đô học phí, tiền trọ khoảng 7500 đô, tiền ăn uống 5000, tiền chi tiêu lặt vặt. Trung b́nh một sinh viên chi ra khoảng 30 ngàn đô một năm. Học xong khóa học khoảng hơn 100 ngàn dô.

Theo thống kê, một gia đ́nh b́nh dân bản xứ đi làm, trừ tất cả chi tiêu hằng tháng. Mỗi năm dư được 5 ngàn đô là may mắn lắm rồi.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 lynhat
 member

 REF: 393331
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Báo chí loan tin có những sinh viên ngoại quốc nhịn đói, bị bóc lột, cô đơn, khó khăn về ngôn ngữ, và đôi khi bị khủng hoảng tinh thần.

Các bác thấy báo chí có nói thật không?


 

 ototot
 member

 REF: 393336
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Mời bác LN và các bạn đọc tiết mục cuả bác LN xem một vài quy định chính thức cuả Bộ Ngoại Giao Mỹ về việc Sinh Viên Quốc Tế du học tại Mỹ, với phần tiếng Việt tôi dịch để đối chiếu:

U.S.Immigration F1 Visas
for International Students


International student visas are issued by the Immigration
and Naturalization Services (INS), under the State Department
of the United States. An international student visa grants
the student permission to enter the USA legally. In order to obtain an international student visa to enter the US, the applicant must meet
the following basic requirements:

1.The international student visa applicant must be in good health. People who have tested positive for HIV are not allowed to enter the US and will not be issued an international student visa.

2.The International student visa applicants must promise to obey all US laws, or risk deportation.

3.The International student visa applicants must be able to support himself financially during the course of US study.

4. International student visa applicants must agree to leave the USA after the course of US study is complete.
Chiếu khán F1 cho Sinh Viên Quốc Tế (SVQT)

Chiếu khán này do Sở Di Trú và Nhập Tịch cuả Bộ Ngoại Giao Mỹ cấp. Chiếu khán cho phép sinh viên được nhập cảnh hợp pháp vào đất Mỹ. Muốn được cấp chiếu khán SVQT để vào đất Mỹ, ứng viên phải hội đủ những điều kiện căn bản sau đây:

1. Ứng viên xin chiếu khán phải có sức khoẻ tốt. Ai đă được thử nghiệm mà có bằng chứng bị bệnh AIDS sẽ không được phép vào Mỹ và sẽ không được cấp chiếu khán SVQT.

2. Ứng viên xin chiếu khán SVQT phải cam kết sẽ tuân thủ tất cả luật pháp Mỹ, nếu không có thể bị trục xuất.

3. Ứng viên xin chiếu khán SVQT phải có khả năng tự túc về tài chính trong thời gian du học ở Mỹ.

4. Ứng viên xin chiếu khán SVQT phải bằng ḷng rời nước Mỹ sau khi đă học xong ở Mỹ.


Xin lưu ư: Kể từ sau khi có biến cố 9/11, Bộ Nội An Mỹ (Homeland Security Department) đă phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Ngoại Giao (Department of State) và các Trường mà SVQT theo học để theo dơi t́nh trạng học hành, số điểm thi, nơi ăn chốn ở, và sinh hoạt nói chung cuả SVQT!

Thân ái,


 

 lynhat
 member

 REF: 393341
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bác OTOTOT,

“4. Ứng viên xin chiếu khán SVQT phải bằng ḷng rời nước Mỹ sau khi đă học xong ở Mỹ.”

Ủa, cháu nghe nói SVQT khi học xong có thể ở lại nước của họ đang học mà. Như vậy là tin tức đồn không đúng.

Cháu nghe nói khi một sinh viên đậu bằng Tiến Sĩ, được công ty tư nhân hoặc chánh phủ mời ở lại làm việc và được cấp thường trú nhân mà?


 

 trtron
 member

 REF: 393342
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trước cảm ơn OTOTOT làm rơ vấn đề.
Bạn LN ơi! thời buổi này vẫn c̣n có những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc vô căn cứ, sao giống như ngày xưa quá.
Cho dù có bốc lột cuộc sống vẫn thoải mái hơn những quốc gia tự hào không bốc lột. Đúng vậy không các bạn.


 

 jackdiamond
 member

 REF: 393343
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bác Lý ơi,
Yes Bác Lý, những công ty mướn họ sẽ xin chiếu khán cho họ ở lại làm việc,
chỉ cấp Green card tạm thời có hiệu lực khi còn làm cho họ,
nếu bị đuổi việc hay nghĩ vì bất cứ lý do gì thì xem như cái thường trú nhân tạm thời đó sẽ bị vô hiệu hóa ngay.

Biết có nhiêu đó, hehhhe
nhào vô tán cho vui hén.


 

 ototot
 member

 REF: 393347
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Bộ Ngoại Giao Mỹ cấp rất nhiều loại chiếu khán nhập cảnh (entry visas) cho người nước ngoài đặt chân lên đất Mỹ, và sau đây tôi xin kê ra một số chiếu khán thông dụng, xếp loại theo thứ tự mẫu tự (alphabetic order) để các bạn biết chơi:
  • Chiếu khán A1: Dành cho quốc trưởng một nước vào Mỹ, hay các viên chức lănh sự . Ví dụ như ông Nguyễn Minh Triết (Chủ tịch nước) sang Mỹ là được cấp chiếu khán A1! Ông Lê Công Phụng (đại sứ VN) và gia đ́nh trực hệ cuả ổng có chiếu khán A1.
  • B1 = cho ai đến Mỹ tạm để nghiên cứu kinh doanh (như bác LyNhat cuả tôi!)
  • B2 = cho ai đến tạm để đi chơi rồi về (như bác Tân Râu...!)
  • C1 = cho người quá cảnh đi qua nước Mỹ, trên đường đi nơi khác
  • C2 = quá cảnh đến Liên Hiệp Quốc (v́ trụ sở cuả nó ở New York)
  • E1 = cho môi giới kinh doanh và vợ con
  • E2 = cho môi giới đầu tư và vợ con
  • F1 = sinh viên quốc tế sang Mỹ học, tốt nghiệp th́ về.
  • F2 = vợ con cuả SVQT
  • G1 = Đại diện một chính phủ bên cạnh một tổ chức quốc tế
  • G2, G3, G4, G5 = cho những người có liên quan đến G1
  • H-1B = cho người có chuyên môn rất cao, cần sang Mỹ tu nghiệp
  • H1C = điều dưỡng có giấy phép hành nghề (registered nurses)
  • H2B = cho công nhân phi nông nghiệp nhập tạm theo đề nghị cuả Bộ Trưởng Lao Động Mỹ
  • H-3 = cho người vào Mỹ để được đào tạo (trainees) theo đề nghị cuả Bộ Trưởng Giáo Dục
  • I = cho người làm truyền thông, và thành phần ăn theo
  • J1 = cho người vào Mỹ trong các chương tŕnh trao đổi
  • J2 = ăn theo cuả J1
  • L1 = cho người đến Mỹ làm việc trong chuyên môn đặc biệt, chiếu theo đề nghị cuả Bộ Trưởng Lao Động
  • O-1 = cho những người có biệt tài về khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh, thể thao, phim ảnh và truyền h́nh
  • O-2 = người đi theo O-1 v́ nghiệp vụ
  • P-1 = cho cá nhân hay đoàn vận động viên nổi tiếng quốc tế
  • P-2 = cho nghệ sĩ, người biểu diễn nghệ thuật trong các chương tŕnh trao đổi
  • Q-1 = cho người tham gia trao đổi văn hoá
  • R-1 = cho những viên chức tôn giáo thăm ngắn hạn nước Mỹ
  • TN = cho công dân Canada hay Mexico có tay nghề cao và có qui định trong Thoả Ước Thương Mại Bắc Mỹ (North American Trade Agreement)
  • C̣n vô số loại chiếu khán khác…

Cứ theo như những qui định rơ ràng ở trên, không thể có chuyện xin chiếu khán nhập diện này, rồi sang đây … biến thành diện khác, hay chạy chọt để thay thế qui chế lưu cư được! C̣n ở lậu ư? Ở đâu chẳng có thành phần bất lương, sống chui nhủi!

(Trích dịch từ tài liệu cuả Bộ Ngoại Giao Mỹ)

Chú thích: Cũng cần để ư chữ và nghiă. Chiếu khán nhập (entry visas) là phép để bước chân vào nước Mỹ. "Thẻ xanh" ("Green card") là giấy cho phép thường trú (permanent residence), nghiă là muốn ở Mỹ bao lâu th́ ở, cho nên có "Thẻ Xanh" là được quyền làm việc tại Mỹ. Thường trú liên tục trong 5 năm là điều kiện để nhập quốc tịch Mỹ, sau khi thi sát hạch...
Vậy chiếu khán vào Mỹ và lưu cư trên đất Mỹ là 2 chuyện khác nhau!


Thân ái,


 

 jackdiamond
 member

 REF: 393349
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nếu như vậy thì trường hợp một du học sinh sang Mỹ với chiếu khán F1,
lấy chồng người có quốc tịch Mỹ làm giấy hôn thú sau đó có được chuyển qua diện bảo lảnh hôn phối hay không.

Thí dụ chương trình đại học 4 năm, được cấp tạm trú sinh sống tại Mỹ.
Ngay năm đầu tiên làm hôn thú, sau ba năm có được cấp Green Card không, hay vẫn phải xài giấy F1.

Trường hợp thứ hai như Bác Lý và jd vừa nói ; khi họ học ra trường với số điểm cao và được các Company kéo về làm.
Như vậy các công ty đó có xin được giấy chiếu khán lao động cho họ ở lại không?

Như jd được biết thì hai trường hợp trên đều có thể chuyển từ diện này sang diện kia không mấy khó khăn.

Nhưng có thể có nhiều khúc mắc trong tuần tự , dĩ nhiên là giao cho một tổ hợp luật sư về di trú làm thì hay hơn. Đây là trường hợp hôn nhân.

Còn trường hợp về làm cho một công ty thì lại khỏi phải lo gì, vì họ có tổ hợp luật sư cũa họ chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Những tổ hợp luật sư tại California cũng đã từng làm không ít những vụ như vậy.

Jd cũng có ba người cháu đang du học tại CA,
nên có nghe nói chút ít, chắc không sai nhiều lắm.


hehheheh,
Bác Lý qua đây mua vài cái nhà cho mướn đi rồi ở lại chăm nom ,
xin chiếu khán LL ' landlord ", hay Bác bỏ ra 500 ngàn Dollars mở một công ty gì đó nhỏ nhỏ cũng vẫn có thể ở lại với chiếu khán E1 cho thương nhân .

See ya Bác Lý.


Nói về Green Card thì có hơn 6 loại Green Card khác nhau.
Có Thẻ xanh mà không có Socialsecurity Card thì cũng không được đi làm.
Vì không có số An Sinh Xã Hội đễ khai thuế.


 

 rongchoi123
 member

 REF: 393354
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Về trường hợp đi du học rồi ở lại luôn tôi có biết vài trường hợp thế này :

_lấy vợ, lấy chồng có quốc tịch Mỹ khi vừa học xong và đang làm việc tại một công ty nào đó ở Mỹ.

Tôi có quen mấy người học ở Mỹ xong ra trường được một công ty nào đó của Mỹ mướn nên họ được cấp visa để ở lại làm việc theo một thời hạn nào đó. Nhưng trong thời gian đó họ lấy vợ, lấy chồng ở Mỹ luôn nên ở lại đương nhiên. Trường hợp này rơi vào nữ giới rất nhiều.

_Loại người tài năng nước Mỹ rất cần (loại này hiếm)như các nhà bác học hay vận động viên siêu sao

Tuy nhiên việc du học và ở lại luôn là điều phổ biến do môi trường làm việc ở Mỹ quá tốt. Không có sự kỳ thị, phân biêtj trên dưới hoặc ngoài đảng hay trong đảng hoặc về lư lịch v.v....như ở VN. Ở VN người tài được sử dụng để tận dụng chất xám nhưng không được tin dụng. Nghĩa là anh giỏi lắm mà lí lịch không thuộc loại con nhà liệt sĩ, cách mạng lăo thành, lại có thêm dính líu đến chế độ cũ th́ măi vấn là nhân viên khó được đề bạt lên làm sếp. Đấy là nói làm cho các cơ quan viện hay công ty nhà nước. Dĩ nhiên cũng có ngoại lệ, nhưng số đó là cực kỳ ít và đôi lúc có lí do chính trị.

Mời các bạn xem bài báo trên báo Thanhnien online th́ biết.

(trích thanhnien.com.vn)

Môi trường làm việc hay tiền lương?

24/09/2008 0:49

Giữa tháng 9 vừa qua, chương tŕnh thời sự VTV1 có phát một phóng sự nêu lên t́nh trạng lăng phí chất xám ở nước ta hiện nay. Phóng sự mô tả thực trạng một chương tŕnh "Đào tạo cử nhân tài năng" ở một đại học tại Hà Nội.

Thông tin từ các giáo sư tại đây cho biết, bằng nguồn đầu tư của ngân sách, sinh viên vào học tại chương tŕnh này đă thụ hưởng những điều kiện cao về cơ sở hạ tầng, thiết bị học tập, thí nghiệm… Các sinh viên cũng được hướng dẫn bởi nhiều giáo sư, chuyên gia có tŕnh độ quốc tế và tâm huyết với mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhiều nhà khoa học, giáo sư nổi tiếng ở nước ngoài cũng được mời về tham gia giảng dạy…

Trong những năm qua, Trung tâm đào tạo "cử nhân tài năng" này đă đào tạo hàng trăm cử nhân, nhiều sinh viên được học bổng du học ở nước ngoài để có tŕnh độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ… Nói chung, ngân sách nhà nước (dù trực tiếp hay gián tiếp) đă bỏ ra số tiền không nhỏ cho việc đào tạo nhân tài phục vụ đất nước trong tương lai. Thế nhưng kết quả mang lại thật khiêm tốn, đa số những "cử nhân tài năng" ấy, sau khi học xong đă không quay về mà chọn nơi làm việc ở ngay các nước ḿnh đến du học! "Chất xám tạo ra từ ngân sách đă thất thoát như vậy đấy!", một giáo sư trong phóng sự trên đă kết luận.

Đây là vấn đề không mới mà chỉ là một trường hợp điển h́nh về một khía cạnh của t́nh trạng chảy máu chất xám đang được báo động ở nước ta. Có trường hợp những người được nhà nước đào tạo, cấp tiền cho đi ăn học cao hơn (và có cả hợp đồng do phụ huynh kư cam kết sẽ về nước phục vụ ít nhất 7 năm sau khi tốt nghiệp cho một địa phương) cũng đă không thực hiện hợp đồng. Trong số đó, có cả những phụ huynh đến xin hoàn trả lại tiền đầu tư cho nhà nước để không bị ràng buộc phải về làm việc nữa! V́ sao vậy? Một giáo sư trả lời phỏng vấn trong phóng sự trên nói rằng đôi khi không phải là vấn đề lương bổng cao thấp, mà là do điều kiện làm việc, môi trường làm việc trong nước không phù hợp với họ…

Tôi cho rằng cả hai yếu tố đó đă cùng lúc tác động đến t́nh trạng chảy máu chất xám hiện nay. Thu nhập (thể hiện sự đánh giá đầy đủ năng lực và sự đóng góp) và môi trường làm việc, đă có tương tác, tạo ra nguyên nhân chung của t́nh h́nh. Một sinh viên tốt nghiệp cao học ngành công nghệ thông tin ở nước ngoài sau khi về nước làm việc tại một đơn vị hoạt động trong ngành công nghệ thông tin ở Đà Nẵng với mức lương tổng cộng 36 triệu đồng/năm (trong đó ngân sách nhà nước trả 21 triệu, ngân sách địa phương hỗ trợ 15 triệu), tính ra dù đă được trả thêm phần ưu đăi, th́ thu nhập của chuyên viên này chỉ đạt mức 3 triệu đồng mỗi tháng (tương đương 200 USD).

Một vị tiến sĩ khác được mời về theo chính sách chiêu hiền đăi sĩ của địa phương với chức vụ phó giám đốc cũng chỉ hưởng mức lương 5 triệu đồng mỗi tháng sau khi có nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương! (Cả hai trước đây đều là sinh viên xuất sắc được gửi đi đào tạo bằng học bổng ở nước ngoài).

Tôi có dịp đến thăm khu công nghệ cao Chung Quang Thôn ở tây bắc thủ đô Bắc Kinh, một chuyên viên tŕnh độ thạc sĩ hay tiến sĩ người Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài (đa phần là Anh, Mỹ và Nhật Bản) khi về làm việc ở đó vẫn được hưởng lương như khi họ làm việc ở nước ngoài, khoảng từ 50 ngàn đến 100 ngàn USD mỗi năm, tùy công việc mỗi người (b́nh quân 4.000 USD đến 8.000 USD/tháng). Chưa nói những chính sách khác để giữ chân người tài như con cái được học trường quốc tế, thu nhập được gửi ra nước ngoài… Nếu so sánh mức lương và các điều kiện ưu đăi ở hai trường hợp trên, sự chênh lệch thu nhập như vậy trong điều kiện hiện nay không thể nói "không phải là vấn đề" được!

Trong lúc tiền lương thấp như vậy th́ môi trường làm việc ra sao? Tôi đă hỏi chuyện một số người am hiểu và được biết: Vị tiến sĩ kia sau vài năm làm việc với tư cách phó giám đốc (nhưng lương cao hơn giám đốc) đă trở thành cái gai của giám đốc và v́ vậy, những vấn đề thuộc về chuyên môn luôn bị gây trở ngại bằng những lư lẽ khác, đôi khi không giải thích nổi. Và anh ta xin thôi việc. C̣n vị chuyên viên có bằng thạc sĩ kia, cùng với các bạn có học vị tương đương như anh ta, nay cũng bỏ việc ra ngoài làm việc tại các công ty tư nhân, với thu nhập cao hơn nhiều lần "mà đầu óc thoải mái hơn", như anh ta nói với chúng tôi.

Cho nên, theo thiển nghĩ của chúng tôi, thu nhập hay môi trường làm việc của người trí thức mà đất nước tốn nhiều công của để đào tạo ra - cùng với chính tài năng và sự miệt mài của họ - là những nguyên nhân không hoàn toàn riêng lẻ như một vài nhận định nào đó, mà đă có những tương tác lẫn nhau ở nhiều mức độ. Cần có những thảo luận sâu sắc và cụ thể để đi đến những sách lược đào tạo và sử dụng nhân tài đúng đắn, hiệu quả hơn hiện nay. Nhưng trên hết, dù riêng lẻ hay tương tác th́ cả tiền lương thấp và môi trường làm việc không khuyến khích người tài đều là những nguyên nhân đă gây ra t́nh trạng chảy máu chất xám ở nước ta. Biết được nguyên nhân chảy máu, nhưng dùng thuốc ǵ để "cầm máu" là câu chuyện khác.

Trương Điện Thắng


 

 jackdiamond
 member

 REF: 393355
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Bác Lý nè bên cái xứ Bác ở còn có vụ này đây:

Di Dân Tay Nghề (Skilled Migration)


Bài viết này đă được cập nhật sau những thay đổi về diện di dân tay nghề được áp dụng sau ngày 1 tháng 9 năm 2007

Di dân tay nghề (DDTN) là một trong những chương tŕnh di dân khá phổ biến của Bộ Di Trú Úc. Khác với các chương tŕnh di dân khác như đoàn tụ gia đ́nh, nhân đạo, chủ nhân băo lănh, thương nghiệp v.v Mục đích chính của chương tŕnh DDTN là nhằm thu hút những những người có tay nghề, hoặc bằng cấp chuyên môn từ nước ngoài vào Úc để đóng góp vào sự phát triễn kinh tế và xă hội.

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2007, các visa theo diện tay nghề dành cho các đương đơn nộp hồ sơ từ nước ngoài (offshore application) được tóm gọn lại thành 3 loại chính đó là:1. Skilled – Independent (Migrant) visa (subclass 175): visa thường trú theo diện độc lập không cần ai bảo lănh; 2. Skilled – Sponsored (Migrant) visa (subclass 176): visa thường trú có người thân hoặc chính phủ tiểu bang đứng ra bảo lănh; 3. Skilled – Regional Sponsored (Provisional) visa (subclass 475): visa tạm trú 3 năm có người thân hoặc chính phủ tiểu bang đứng ra bảo lănh;

1. Những điều kiện căn bản của chương tŕnh DDTN là ǵ?

Để được chấp nhận vào Úc theo diện DDTN người đứng đơn phải hội đủ các điều kiện sau đây:

a) Tuổi tác (age):

Theo luật hiện hành, người đứng đơn xin visa phải dưới 45 tuổi ngay lúc nộp hồ sơ với Bộ Di Trú.

b) Nghề nghiệp (Occupation): Người đứng đơn hoặc người phối ngẫu phải có một ngành nghề nhất định trong Danh Sách Nghề Nghiệp Được Chính Phủ Công Nhận (Skilled Occupational List). Theo danh sách hiện tại, chúng tôi thấy hầu hết các ngành nghề đều được bao gồm trong đó, chẳng hạn như bác sĩ, kỹ sư, kế toán, dược sĩ, y tá, thợ uốn tóc, thợ may v.v.

c) Anh Ngữ (English): Người đứng đơn phải có khả năng Anh Ngữ tốt. Nếu xin di dân tay nghề độc lập (Skilled – Independent (Migrant) visa (subclass 175)), th́ mức điểm IELTS tối thiểu cho mỗi môn (nói, đọc, viết và nghe) phải từ 6 điểm trở lên. Đối với các ngành nghề không đ̣i hỏi bằng cấp đại học hoặc cao đẳng chẳng hạn như thợ uốn tóc th́ số điểm IELTS vẫn không thay đổi sau ngày 1 tháng 9 năm 2007 (vẫn 5 điểm cho mỗi môn). Nếu có người thân bên Úc bảo lănh theo diện Skilled – Regional Sponsored (Provisional) visa (subclass 475) th́ mức điểm IELTS tối thiểu có thể xin giảm xuống thấp hơn cho mỗi môn.

d) Kinh nghiệm làm việc: Đối với những ngành nghề 60 điểm, người nộp đơn phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 12 tháng trong 24 tháng trước khi nộp đơn. Đối với những ngành nghề 40 hoặc 50 điểm, người nộp đơn phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm trong 3 năm trước khi nộp đơn.

2. Danh sách nghề nghiệp quy định của Bộ Di Trú Úc (Skilled Occupational List) bao gồm những ngành nào?
Danh sách này bao gồm rất nhiều các ngành nghề khác nhau và thay đổi thường xuyên. Để có được những thông tin cập nhật về các ngành nghề được di dân sang Úc, quư vị có thể vào trang web của Bộ Di Trú Úc tại địa chỉ sau đây: www.immi.gov.au.

3. Thủ tục và tiến tŕnh xét đơn
Khác với các chương tŕnh di trú khác, thủ tục xin DDTN được chia ra làm hai giai đoạn.

a) Giai đoạn 1 - Xin Thẩm Định Tay Nghề:

Người đứng đơn hoặc luật sư đại diện sẽ nộp đơn tại các cơ quan thẩm định liên hệ để xin thẩm định tay nghề của người đứng đơn. Cũng xin thông báo đến quư vị rằng cơ quan Trades Recognition Australia (TRA) nay đă tạm ngưng việc xét hồ sơ thẩm định dưa trên căn bản kinh nghiệm làm viêc. Việc thay đổi này đă tạo nên nhiều khó khăn đáng kể cho các đương đơn đang làm việc trong những ngành nghề chỉ đ̣i hỏi kinh nghiệm mà không cần có bằng cấp chẳng hạn như thợ uốn tóc, thợ nấu ăn, thợ mộc v.v.

b) Giai đoạn 2 - Xin Visa Vào Úc:

Khi đơn xin thẩm định tay nghề đă được chấp nhận, người đứng đơn hoặc luật sư sẽ tiến hành thủ tục nộp đơn xin visa với Bộ Di Trú Úc.

4. Thân nhân bảo lănh
Người đứng đơn xin DDTN sẽ được cộng thêm điểm nếu được thân nhân sống tại Úc bảo trợ. Trong trường hợp này, thân nhân không nhất thiết phải là cha mẹ hay anh chị em ruột mà có thể là cô d́ chú bác hoặc anh chị em họ (first cousins).

5. Phải cần bao nhiêu điểm mới hội đủ điều kiện, và phương cách tính điểm thế nào?
Số điểm tối thiểu hiện nay là 120, nếu có thân nhân bảo lănh, thi chỉ cần 100 điểm.

Cách thức tính điểm được giải thích khá rơ rà ng trong trang web của Bộ Di Trú tại địa chỉ nêu trên.

Trên đây là những thông tin luật pháp có tính cách tổng quát, muốn biết thêm chi tiết quư vị nên liên lạc trực tiếp với văn pḥng chúng tôi qua email: admin@ducmai.com.au hoặc điện thoại: 618 8345 5888.

Ls Mai Thành Đức Barrister & Solicitor Migration Agent Notary Public Translator & Interpreter
Duc Mai LL.B.

Địa Chỉ Văn Pḥng
205 Hanson Road
Athol Park
South Australia 5012
Australia

Địa Chỉ Bưu Tín
PO Box 149
Kilkenny
South Australia 5009
Australia

Email
admin@ducmai.com.au

Tel.
+61 8 8345 5888

Fax.
+61 8 8347 0877

" COPY y chang "



 

 jackdiamond
 member

 REF: 393357
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

TIN NÓNG HỔI CŨA CÁI XỨ KANGURU nè Bác Lý

Luật visa mới cho học sinh du học Úc

[ Cập nhật ngày: 04-09-2008 ]


Ngày 1-9-2008, luật visa du học Úc thay đổi đối với các du học sinh, theo đó học sinh sẽ được cấp visa ngay từ bậc tiểu học thay vào v́ phải chờ đến lớp 6 như trước đây. Về chứng minh tài chính cũng sẽ đơn giản hơn, không bắt buộc phải gửi tiền tiết kiệm trước 3 tháng, và chỉ cần chứng minh đủ tài chính cho
1 năm du học tại Úc thay v́ 2 năm.

Thêm 1 điều hấp hẫn nữa là cha hoặc mẹ được phép đi theo để làm giám hộ cho du học sinh đến khi 18 tuổi.

Quy tŕnh xét visa mới sẽ đơn giản và thuận tiện hơn cho du học sinh Việt Nam muốn học tại Úc, nơi mà chất lượng giáo dục mang tầm quốc tế, và được quản lư chặt chẽ về mặt an sinh cho học sinh quốc tế bằng Luật Bảo vệ học sinh quốc tế (ESOS Act 2000).

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Công ty tư vấn tiếp thị Quốc Tế - CMI Vietnam

Địa chỉ liên lạc: 176 Bắc Hải, Phường 6, Quận Tân B́nh, TP. HCM

Điện thoại: (848) 970 7693 Fax: (848) 970 2817

E-Mail: jnguyen@cmivnedu.com

Website: http://cmivnedu.com

COPY y chang.




 

 jackdiamond
 member

 REF: 393360
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Post cái này luôn rồi chạy trốn,
đây là ở cái xứ Mũ Nồi Cao Bồi đây:

August 05, 2008
Darren Nguyen Ngoc Chuong, Esq.





Luật di trú Hoa Kỳ là loại luật phức tạp nhất, do đó, theo yêu cầu của đa số bạn đọc cần am tường và thấu hiểu về luật này, ṭa soạn nhật báo Người Việt mời được Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương phụ trách mục "T́m Hiểu Luật Di Trú." Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương là luật sư Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California đă được Luật Sư Đoàn Tiểu Bang California chính thức công nhận là luật sư chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 215,714 luật sư nhưng chỉ có 144 luật sư có bằng chuyên môn về luật di trú, trong số đó có Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương. Ngoài ra Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương đă từng phục vụ lâu năm tại Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS). Ông là một luật sư đầy kinh nghiệm và uy tín chuyên trách giải quyết và phục vụ đồng hương Việt Nam về lănh vực di trú nhiều năm tại California và khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.



Đề tài: Điều lệ mới về du học sinh - Phần 1



Sở Di Trú vừa ra điều lệ vào ngày 8 Tháng Tư năm 2008 về vấn đề Optional Pratical Training (tạm dịch là sự Huấn Luyện Thực Hành). Luật lệ trước khi chấp hành điều lệ mới, du học sinh sau khi học xong môn học của ḿnh được phép sinh 1 năm huấn luyện thực hành. Để được 1 năm huấn luyện thực hành, người du học sinh phải yêu cầu Designated School Official đề cử cho người du học sinh được huấn luyện thực hành. Designated School Official (tạm dịch là người được trường học chính thức chỉ định) và gọi tắt là DSO, là người được trường học chỉ định là người sẽ lo chương tŕnh cho du học sinh và sẽ có trách nhiệm làm việc với Sở Di Trú. Trường học nào mà nhận du học sinh phải có một DSO làm việc ở trường học đó. Khi người du học sinh được DSO đề cử cho huấn luyện thực hành, đương sự phải nộp mẫu đơn I-765 với Sở Di Trú để xin giấy phép đi làm. Đương sự chỉ được quyền huấn luyện thực hành nếu được Sở Di Trú cấp giấy phép đi làm.

Theo điều lệ mới, du học sinh được phép xin gia hạn thêm 17 tháng, sau khi xong 1 năm huấn luyện thực hành nếu hội đủ 4 điều kiện. 1) Điều kiện thứ nhất là người du học sinh phải được bằng cử nhân, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ về khoa học, kỹ thuật học, kỹ sư hoặc toán học. 2) Điều kiện thứ hai là công ty muốn mướn phải kết nạp vào chương tŕnh E-Verify tức là chương tŕnh xác minh quyền đi làm của người nhân viên do Sở Di Trú đảm trách. 3) Điều kiện thứ ba là người du học sinh đă được chấp thuận huấn luyện thực hành 1 năm. 4) Điều kiện thứ tư là đơn xin gia hạn phải được nộp đúng thời hạn.

Sở Di Trú ra điều lệ mới này nhằm giúp du học sinh chuyển sang diện chiếu khán H-1B để làm việc và không cần phải trở về quốc gia của họ để xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ. Diện visa H-1B là diện dùng để bảo lănh những người có nghề nghiệp chuyên môn vào Hoa Kỳ làm việc. Sở dĩ diện này được lập ra v́ rất nhiều công ty ở Hoa Kỳ thiếu chuyên viên, hoặc không đủ nhân viên chuyên nghiệp nên cần thêm những tài năng đă được đào tạo ở nước ngoài vào làm việc, v́ thế chính phủ Hoa Kỳ đă dành một số chiếu khán cho những người có khả năng đó. Số chiếu khán mỗi năm được dành cho diện H-1B là 65,000 chiếu khán. V́ trong những năm qua Hoa Kỳ cần thêm nhiều nhân viên chuyên môn nên số chiếu khán được tăng lên là 195,000 chiếu khán và sau năm 2003 đă trở lại số chiếu khán thường lệ là 65,000.

Mời quí bạn đọc theo dơi tiếp theo, cũng trong mục di trú do Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương phụ trách, trên số báo Người Việt Chủ Nhật tuần tới, với đề tài "Điều Lệ Mới Về Du Học Sinh - Phần 2."



Bản tin chiếu khán



Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho Tháng Năm năm 2007.

Ưu tiên 1 - priority date là ngày 8 Tháng Ba năm 2002, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đ́nh của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 2a - priority date là ngày 8 Tháng Sáu năm 2003, tức là ưu tiên được dành cho vợ, chồng, hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 2b - priority date là ngày 1 Tháng Sáu năm 1999, tức là ưu tiên được dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 3 - priority date là ngày 8 Tháng Sáu năm 2000, tức là ưu tiên được dành cho con đă có gia đ́nh của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 4 - priority date là ngày 8 Tháng Tám năm 1997, tức là ưu tiên được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.

Quí vị có thể tự theo dơi bản thông tin chiếu khán cho hàng tháng tại website của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại: http://www.nguyenluu.com/vn/vnbulletin/vnfamilybulletin.html

Ghi chú: Để am tường về việc nhập cảnh Hoa Kỳ đầy phức tạp, mời quư vị đón đọc mỗi tuần mục "T́m Hiểu Luật Di Trú" và mục "Giải Đáp Thắc Mắc" trên nhật báo Người Việt phát hành ngày Chủ Nhật ở trang Địa Phương, do Luật Sư Di Trú Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách.

Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren C. N. Nguyen hoặc Luật Sư Thuong T.C. Luu của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP địa chỉ số 120 S. Harbor Blvd., Suite F, Santa Ana, CA 92704. Website www.NguyenLuu.com. Điện thoại (714) 418


COPY y chang.


 

 jackdiamond
 member

 REF: 393361
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đề lệ mới về du học sinh - Phần 2
August 05, 2008

Darren Nguyen Ngoc Chuong, Esq.


Đề tài: Đề lệ mới về du học sinh - Phần 2



Điển h́nh là một du học sinh đang ở trong t́nh trạng huấn luyện thực hành. Huấn luyện thực hành thường được cấp vào Tháng Năm hoặc Tháng Sáu v́ đó là thời điểm sinh viên ra trường. Số chiếu khán mỗi năm được dành cho diện H-1B là 65,000 chiếu khán. Số chiếu khán cho fiscal year (tạm dịch là tài khóa) 2009 được bắt đầu cấp vào ngày 1 Tháng Mười năm 2008 đến ngày 30 Tháng Chín năm 2009. Nhưng chiếu theo tài khóa 2009 (tức là ngày 1 Tháng Mười năm 2008 đến ngày 30 Tháng Chín năm 2009) số 65,000 chiếu khán đă hết vào ngày 7 Tháng Tư năm 2008 vừa qua. Theo tài khóa 2008 (tức là từ ngày 1 Tháng Mười năm 2007 đến ngày 30 Tháng Chín năm 2008) số 65,000 chiếu khán đă hết vào ngày 3 Tháng Tư năm 2007. Theo tài khóa 2007 (tức là từ ngày 1 Tháng Mười năm 2006 đến ngày 30 Tháng Chín năm 2007) số 65,000 chiếu khán đă hết vào Tháng Bảy năm 2006. Tức là số chiếu khán đă hết trước khi sự bắt đầu của tài khóa 2009, tài khóa 2008 và tài khóa 2007. Theo kinh nghiệm của những năm trước cho thấy th́ để có được một trong 65,000 số chiếu khán của tài khóa 2010, chúng ta cần phải nộp đơn càng sớm càng tốt. Nhưng luật di trú đă định là hồ sơ không được nộp sớm quá sáu tháng của ngày đương đơn muốn xin chiếu khán. Tức là không thể nào nộp quá 6 tháng trước khi tài khóa bắt đầu. V́ lư do đó, ngày đầu tiên mà có thể nộp đơn xin chiếu khán H-1B là ngày 1 Tháng Tư nếu ngày bắt đầu đi làm là ngày 1 Tháng Mười. Nếu đơn xin chuyển diện từ F-1 du học sinh sang diện đi làm H-1B được chấp thuận th́ ngày sớm nhất du học sinh có thể bất đầu đi làm là ngày 1 Tháng Mười. Như tôi vừa tŕnh bày qua là du học sinh xin huấn luyện thực hành vào ngày 1 Tháng Năm năm 2008 th́ huấn luyện thực hành sẽ chấm dứt vào ngày 30 Tháng Tư năm 2009. Th́ khi đơn xin chuyển diện từ F-1 sang diện H-1B được nộp vào ngày 1 Tháng Tư năm 2009 cho ngày bắt đầu đi làm là ngày 1 Tháng Mười năm 2009 th́ người du học sinh đó bị ở quá hạn trong thời gian đợi đến ngày đi làm th́ đơn xin chuyển diện sẽ bị từ chối và du học sinh đó phải trở về quốc gia của họ để xin chiếu khán để được nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện H-1B. Nhưng điều lệ mới cho phép du học sinh hội đủ điều kiện được xin gia hạn thêm 17 tháng th́ sự gia hạn đó giúp cho du học sinh trách phải trở về quốc gia của họ để xin chiếu khán. Và sự gia hạn 17 tháng đó có thể cho người du học sinh cơ hội thứ hai để chuyển sang diện H-1B nếu người du học sinh đó không được chiếu khán H-1B kỳ đầu th́ họ có thể được chiếu khán H-1B kỳ hai.

Ngoài điều lệ mới này, Sở Di Trú vừa ban hành điều lệ tạm thời vào ngày 18 Tháng Tư năm 2008 và điều lệ tạm thời này tự động gia hạn chiếu khán của du học sinh nào đă hộp đơn xin chiếu khán H-1B để du học sinh nào có thời gian huấn luyện thực hành hết trước ngày 30 Tháng Tư được gia hạn đến ngày 1 Tháng Mười. V́ điều lệ tạm thời này được ban hành sau thời hạn nộp đơn xin chiếu khán H-1B chấm dứt, rất nhiều du học sinh không xin chuyển diện mà yêu cầu sẽ trở về quốc gia của họ để xin chiếu khán H-1B. Sở Di Trú quyết định rằng những người du học sinh đó có thể yêu cầu chuyển diện, thay v́ về quốc gia của họ để xin chiếu khán, nếu sự yêu cầu đó được Sở Di Trú nhận trong ṿng 30 ngày sau khi Sở Di Trú cấp giấy chứng nhận hồ sơ đă được nộp.



Bản tin chiếu khán



Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho Tháng Năm năm 2007.

Ưu tiên 1 - priority date là ngày 8 Tháng Ba năm 2002, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đ́nh của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 2a - priority date là ngày 8 Tháng Sáu năm 2003, tức là ưu tiên được dành cho vợ, chồng, hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 2b - priority date là ngày 1 Tháng Sáu năm 1999, tức là ưu tiên được dành cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.

Ưu tiên 3 - priority date là ngày 8 Tháng Sáu năm 2000, tức là ưu tiên được dành cho con đă có gia đ́nh của công dân Hoa Kỳ.

Ưu tiên 4 - priority date là ngày 8 Tháng Tám năm 1997, tức là ưu tiên được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.

Quí vị có thể tự theo dơi bản thông tin chiếu khán cho hàng tháng tại website của tổ hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại: http://www.nguyenluu.com/vn/vnbulletin/vnfamilybulletin.html

Ghi chú: Để am tường về việc nhập cảnh Hoa Kỳ đầy phức tạp, mời quư vị đón đọc mỗi tuần mục "T́m Hiểu Luật Di Trú" và mục "Giải Đáp Thắc Mắc" trên nhật báo Người Việt phát hành ngày Chủ Nhật ở trang Địa Phương, do Luật Sư Di Trú Darren Nguyen Ngoc Chuong phụ trách.

Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren C. N. Nguyen hoặc Luật Sư Thuong T.C. Luu của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP địa chỉ số 120 S. Harbor Blvd., Suite F, Santa Ana, CA 92704. Website www.NguyenLuu.com. Điện thoại (714) 418-2080.


COPY y chang.



Không có mục đích quảng cáo ,
chỉ tìm hiểu thêm và tiện ích cho những ai cần thiết.
jd.


 

 tamvooo
 member

 REF: 393378
 09/28/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Em chào các bác ạ, gớm đọc những con số mà các bác đưa ra, em cứ hoa cả mắt lên như là đói ăn dăm bữa vậy.

Thú thực em cũng ấp ủ mộng đi du học từ cái thuở biết lê la vỉa hè cơ. Nhưng mà cái số em chả được đi xa nên đành đứng nh́n các bác bàn tán mà thèm dỏ dăi.

Nhớ năm xưa, nước ḿnh có phong trào đi Liên xô, Tiệp Khắc, Đông đức. Toàn là những người có lư lịch tốt cả. Ấy vậy mà học xong, họ cũng chả buồn về giúp nước. Họ thà ở lại buôn bán quần áo, thuốc lá rồi lại mở quán ăn...v.v.

Bây giờ lại có phong trào đi Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Tiền học tính ra bằng mười đời nhà em lam lũ cũng chửa có. Ấy vậy mà họ kéo nhau đi ùn ùn như đi chợ. Hoá ra hôm bữa đến nay em tŕnh bày với các bác những kiếp nghèo lây lất bên hè là em nói náo à...??? gigigigigi....

Vậy th́ VN chúng ḿnh giàu nhỉ. Mà nhà nước ḿnh lại quá nhân nhượng hiền lành. Sao lại để cho những tài nhân ở lại một cái nước gọi là tư bản chuyên bóc lột sức lao động tới tận xương tận tuỷ. Tàn ác, tự do ngoài khuôn khổ, đa đảng v.v...Rồi họ c̣n sinh sôi nảy nở, đem cả ḷ đi qua bển. Vậy trong nước chỉ c̣n lại cái lũ chúng em đần độn ư.

Hèn ǵ có người hỏi thời đại này nhân tài ở đâu hết vậy. Em đă t́m ra được câu giả nhời rồi nhé...gigigig.

TB. Có bác nào biết mỗi năm VN ḿnh đưa đi bao nhiêu du học sinh ko ạ, và đi những đâu, cho em biết với để em c̣n tự hào ạ.

Chào vui vẻ. Tam vô


 

 ototot
 member

 REF: 393471
 09/29/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




  1. Sau khi đọc tiết mục cuả bác LN, tôi ngạc nhiên quá, v́ thấy luật lệ ở đâu cũng rơ ràng, minh bạch, mà tại sao lại có những tin đồn tức cười như vậy?!!!

    Thời buổi này, ai có tiền th́ đi đâu chẳng được! Đi du lịch, đi thăm viếng bạn bè, đi thăm ḍ buôn bán, đi kiếm mảnh bằng văn hoá xứ ḿnh không có, v.v...

  2. Sau khi đọc các góp ư cuả mọi người, tôi mới ... bật ngưả ra và "hoa mắt" thật (nói theo kiểu cuả cô Tam Vô!), v́ sở dĩ có những mánh khoé lưà đảo, là v́ có nhiều người ngây thơ, lơ mơ v́ "chữ" với "nghiă"!

Như tôi đă phân biệt th́

  • Chiếu khán = Visa = là phép đặt chân vào một nước nào đó, trong một thời gian nhất định nào đó = ghé đến tạm bợ thôi = xong mục đích th́ đi ra khỏi nước người ta, trở về nguyên quán cuả ḿnh.

    Vậy nếu khai là xin đi du lịch, nó cho 3 tháng, th́ hết 3 tháng phải về. Quá hạn nó phạt (tiền hay tù). Thọ án xong, nó tống xuất trở về nguyên quán!

  • Di trú = Immigration = rời bỏ quê hương cuả ḿnh, đến một nước khác sinh sống.

    Vậy xin di trú, dời cư, là lâu dài hay vĩnh viễn, nước chủ nhà (Mỹ) nó cấp cho cái thẻ, trước in màu xanh, nên nó gọi là Thẻ Xanh (Green Card).

    Đây cái "Green Card" cuả nó trông như thế này, xanh đỏ ǵ đâu?!!!

    Theo tôi, ta nên gọi nó là "Thẻ Thường Trú", tức là một loại "chứng minh thư" xác nhận ta là ngoại kiều được phép sống lâu dài và có quyền làm việc ở đất khách!
    Photobucket


C̣n lư do để xin được "Green Card" cuả Mỹ là


  • Lấy vợ lấy chồng là công dân Mỹ

  • Thân nhân bảo lănh sang sinh sống, đoàn tụ gia đ́nh

  • Có chủ doanh nghiệp xin, v́ nước Mỹ không có loại chuyên môn đó, hoặc kiếm hoài mà chưa được.

  • Có nhiều tiền (phải chứng minh) và muốn sang Mỹ đầu tư (có kế hoạch đàng hoàng, chứ không phải nói dóc, bốc phét)

  • Chẳng thuộc loại nào mà cứ xin! Mỗi năm chính phủ Mỹ nó ... quay Xổ Số, ai trúng th́ được cho sang (chính phủ Mỹ gọi đây là "Green Card Lottery")

  • Xin được con nuôi (adoption) sang sống với ḿnh

  • Hưởng qui chế tị nạn, như sau biến cố 30 tháng 4-1975 ở Việt Nam. Sau này, chắc cũng sẽ có hàng trăm ngàn, hàng triệu người Irac sẽ được hưởng qui chế tị nạn cho mà xem!


Vậy đây là hai chuyện khác nhau, riêng biệt nhau! Chỉ những người ... ngây thơ mới bị đưa vào "mê hồn trận" để "cúng" tiền cho bọn lưu manh.

C̣n luật sư có phép hành nghề, có văn pḥng, th́ chỉ khai thác những kẽ hở (loopholes) cuả luật pháp để giúp thân chủ cuả ḿnh thực hiện ư đồ (lương thiện hay bất lương)...

Một điều quan trọng cần nhớ là : Xin Visa hay xin Green Card cuả Mỹ là phải tiến hành trước khi vào Mỹ, chứ không phải cứ vào Mỹ với lư do này hay lư do khác, rồi mới xin!


Dù sao chăng nưă, đây cũng là dịp để mọi người hiểu thêm về một vấn đề mang nhiều "tính chất Việt Nam"...

Thân ái,


 

 jackdiamond
 member

 REF: 393482
 09/29/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Cảm ơn Ototot đả chỉ dạy,
jd hiểu được nhiều hơn.


 

 lynhat
 member

 REF: 393496
 09/29/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin cảm ơn Trtron, Jackdiamond, Bác OTOTOT, Rongchoi123, Tam vô, góp ư về đề tài đơn giản nhưng lại đa dạng này.

Có nhiều gia đ́nh tương đối khá giả ở VN, Ấn Độ, Sri Lanka, v..v chỉ đủ sức gởi 1 hoặc 2 đứa con đi du học ở nước ngoài thôi. Những đứa con này để giảm nhẹ gánh nặng của cha mẹ đi làm thêm với đồng lương rất thấp. Cuộc sống rất là khó khăn. Có nhiều người không đủ tiền đi xe buưt hoặc tiền để ăn bữa trưa. Nhiều khi họ về nước, họ nói họ trong khi du học đi làm bồi bàn, chùi cầu tiêu, quét rác, … kiếm tiền trang trải hằng ngày. Nhưng mà nói ra chẳng có ai tin, phần đông người ta nghĩ nước ngoài là thiên đàng.

Họ hy vọng một ngày nào đó có thể ở lại những nước của họ đang theo học như Mỹ, Pháp, v..v. hoặc trở về nước làm việc cho những công ty nước ngoài đầu tư lănh lương cao hơn so với những người có bằng cấp trong nước.


 

 tamvooo
 member

 REF: 393538
 09/30/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Em lại chào bác Lư ạ.

Úi giào bác cứ lo ḅ trắng răng. Em bảo này. Bác có nh́n thấy sinh viên VN ta ko. Họ cũng chật vật lắm chứ ạ. Cha Mẹ phải bán lúa gạo thậm chí ruộng vườn để lo cho con ḿnh được vào ĐH. Rồi th́ tiền trường tiền ăn. Ôi thôi trăm thứ. Các sinh viên cũng vừa đi học vừa đi làm để kiếm thêm tiền phụ trội đỡ gánh nặng cho Cha Mẹ. Vậy mà vẫn chả thấm vào đâu.

Em nói thật với bác. Cực thế chứ cực nữa em vẫn ham. Này nhé, em có quen cô Giang đi du học ở nước ngoài. Cổ bảo lúc đầu chưa quen đành ăn lẹm vào vốn Bố Mẹ chi ra là 20.000 Dollar nằm trong trương mục, hàng tháng cứ bẹo dần ra ăn. Tiết kiệm lắm cũng phải ṃn đi chứ.

Qua năm thứ hai, tiếng tăm đă cứng cáp và thông thạo đường đi nước bước, cổ đă lân la xin việc làm ở nhửng cửa tiệm của dân bản xứ, lau chùi rồi th́ là trông hàng. Mỗi ngày vài tiếng thôi. Sinh viên th́ ko phải đóng thuế nên mỗi tháng cô có thể kiếm cả 1000 Dollar. Đủ tiền ăn học. Mà có cực ǵ cho cam. Ba tháng hè th́ cô tranh thủ làm nhiều hơn như là chạy bàn, lau chùi..v.v.

Em nói thật với bác chứ em mà được tống cổ đi á. Em xin làm ngày không đủ, em xin tranh thủ làm đêm. Việc ǵ cũng làm, kể cả là lau tắm cho xác chết nhớ. Làm như vậy cũng chả thấm tẹo nào với ở nhà đâu bác ạ.

Em xin phép bác phải đi làm ko bà chủ rủa chết...ggigigigi

Chúc vui vẻ. Tam vô


 

 lynhat
 member

 REF: 393622
 09/30/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tam vô,

Em nói cũng đúng, làm cực cách mấy cũng đỡ hơn ở quê nhà. Nếu chịu khó đi làm thêm vào cuối tuần th́ cũng có tiền chi phí trong tuần.

Những người sinh viên du học này trải qua những điều kiện khó khăn, bầm dập, sau này tốt nghiệp họ rất là khiêm nhường, không kiêu căng, tự phụ, không nh́n đời bằng nửa con mắt, nếu so sánh với những người tốt nghiệp khác được cha mẹ chi tiền để nuôi ăn, nuôi học hoàn toàn.


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network