rongchoi123
member
ID 47588
11/26/2008
|
THIÊN TAI KHÔNG BẰNG NHÂN TAI ?
GIAÓ SƯ VƠ QUƯ - ANH HÙNG MÔI TRƯỜNG 2008:
“Môi trường Việt Nam đang tiến đến mức không kiểm soát nổi”!
TT - Giáo sư Vơ Quư, người từng nhận giải thưởng “Hành tinh xanh” năm 2003, vừa được tạp chí Time b́nh chọn là “Anh hùng môi trường” năm 2008 cùng 34 nhân vật là các chính khách, nghệ sĩ, nhà khoa học khắp thế giới.
Trong ngôi nhà giản dị ở một hẻm nhỏ ven đô, thay v́ kể về những thành tích và giải thưởng đầy vinh quang, vị anh hùng môi trường ngồi điểm lại những… thất bại của ḿnh!
Trong suốt gần 60 năm đấu tranh không mệt mỏi cho cuộc sống trong lành hơn của con người, ông cho rằng những thất bại ấy ai cũng có thể rút ra từ đó những bài học để hành xử với thiên nhiên, con người và cộng đồng.
Ông nói: “Tôi nghiên cứu sinh vật. Công việc chính của tôi là phát hiện và bảo tồn những giống chim quư. Nhưng chim chóc phải gắn với thiên nhiên, và càng ngày tôi càng hiểu rằng muốn phát triển được công việc nghiên cứu khoa học chuyên ngành của ḿnh th́ càng cần có môi trường thiên nhiên tốt.
Lần đầu tiên tôi ư thức được sự khủng khiếp của việc tàn phá môi trường là vào năm 1971. Tôi vào Tây nguyên bằng cách vượt Trường Sơn, đi qua hàng chục cây số những cánh rừng chết khô, đen ng̣m, không một tiếng chim hót, không một dấu chân thú. Trước đó chỉ nghe nói Mỹ thả chất độc hóa học, nhưng đọc tài liệu Mỹ thấy khẳng định chỉ làm rụng lá, không làm chết cây. Đứng dưới những cánh rừng đó, từ hôm ấy tôi đă tự nhủ với ḿnh là sau này ḥa b́nh nhất định phải làm mọi cách để trả lại màu xanh cho những cánh rừng này.
Nhưng ḥa b́nh rồi, thống nhất rồi mà rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá. V́ mưu sinh người ta phải phá rừng. Và phá rừng th́ lũ lụt, hạn hán đổ xuống, mất mùa, đói kém, lại càng phá rừng, ăn vào rừng như ăn vào chính da thịt ḿnh, ăn vào tương lai của con cháu ḿnh.
Ngay sau đó, tôi cũng đă tổng kết những nghiên cứu, giải pháp về môi trường VN của ḿnh và viết thành cuốn sách VN - những vấn đề về môi trường - chiến lược phát triển của đất nước. Sách được đánh giá rất cao tại Hiệp hội Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), và tôi được bầu làm chủ tịch tiểu ban phát triển chiến lược cho các nước đang phát triển.
Nhưng đó là đánh giá của bên ngoài. C̣n trong nước, tôi thấy những cố gắng của ḿnh đôi lúc lạc lơng, thậm chí c̣n bị coi là “cản trở phát triển”. Những năm 1980-1990, tôi làm nhiều dự án môi trường ở miền núi, trung du, bị nhiều sự phản đối, nhất là ở Tây nguyên. Tôi và đồng sự thất bại cũng nhiều”.
* Thưa GS, thất bại lớn nhất mà GS gặp phải có phải từ sự không đồng thuận trong nhận thức của chính quyền địa phương?
<
GS vơ Quư
- Chính quyền không có cái nh́n đúng về môi trường là một thách thức. Nhưng thách thức lớn nhất là không nhận được sự ủng hộ của người dân.
Đă có những dự án tôi phải làm mất mười năm, qua ba lần thất bại, lần thứ tư mới thành công. Đó là một dự án khôi phục đất bị suy thoái ở Vĩnh Phú. Lần thứ nhất chúng tôi chọn một quả đồi làm mẫu cho dân đến xem. Trên đồi trồng rừng, dưới là những ruộng đồng mức, dưới nữa đắp đập thả cá, trông đẹp lắm.
Sau đó quay lại, tất cả cây trồng mất sạch, dân bê về nhà họ từ bao giờ. Lần thứ hai làm lại, thuê công an về trông, lại c̣n mất nhanh hơn. Trẻ con thả trâu ḅ lên đồi, công an đuổi, chúng đợi công an ngủ, lùa cả đàn trâu ḅ lên quần nát. Lần thứ ba chuyển địa điểm sang xă khác, không thuê công an mà nhờ các cụ phụ lăo trông nom. Được vài hôm đă thấy các cụ nhắn tin kêu trả lại. Th́ ra trẻ con tức tối vẽ bậy khắp các bức tường trong xóm: chúng vẽ những con chó giữ nhà. Các cụ giận dữ bảo: không làm chó giữ nhà cho các ông!
Lần thứ tư chúng tôi biết phải làm ǵ: mời người dân đến, thuyết tŕnh dự án, hỏi ư kiến họ xem ai muốn tham gia, dự định trồng cây ǵ, bao nhiêu lâu, kư hợp đồng cụ thể, ai chịu trách nhiệm và quyền lợi đến đâu. Cuối cùng th́ ổn. Và đó chính là mô h́nh vườn rừng đầu tiên thành công ở miền Bắc. Bây giờ nhiều người làm và làm tốt lắm rồi, nhưng để có mô h́nh đó chúng tôi mất đúng mười năm.
* Thưa GS, nhưng thực tế thiên tai lũ lụt đă và đang ngày càng nhiều, đó là hệ quả tất yếu của việc tàn phá môi trường. Có vẻ như các “sách lược môi trường” của GS chỉ được cộng đồng quốc tế nh́n nhận và đánh giá cao, c̣n trong nước th́…
- Xin được nói ngay là những thiên tai liên tiếp vừa qua như lũ quét, trận ngập lụt lịch sử ở Hà Nội... không thể gọi là thiên tai mà chính là nhân tai. Lấp hết hồ ao, lấn sông lấn ng̣i th́ nước thoát vào đâu mà không ngập úng. Chặt hết rừng th́ lấy ǵ giữ nước mà không lũ quét.
Theo tôi, t́nh h́nh môi trường ở VN đang tiến đến chỗ không kiểm soát nổi. Hơn 20 năm trước, chúng tôi đă cảnh báo về ô nhiễm môi trường ở Khu công nghiệp Vĩnh Phú, đêm ngủ ở nhà ông bí thư tỉnh ủy mà mùi hóa chất cay nồng từ nhà máy super phôtphat xộc vào mũi. Tôi bảo ông bí thư: “Chúng ta và con cháu sẽ ung thư hết v́ thứ này”. Nhưng ông bí thư bảo: “Đồng ruộng cần phân bón hơn, năng suất lúa thấp lắm, dân sợ đói hơn sợ ung thư”.
Hồi đó mới có khoảng vài chục nhà máy như super phôtphat, bây giờ đă hàng ngàn cái như Vedan. Luật th́ có nhưng lờ mờ, dân không biết ḿnh có quyền đ̣i hỏi pháp luật bảo vệ khi bị ô nhiễm môi trường, người thực thi pháp luật th́ không biết hay cố t́nh thực hiện sai, người làm đúng th́ bị uy hiếp. Thực trạng đó không đổ lỗi cho dân, cũng không đổ lỗi cho nhà khoa học được, rơ ràng là do bộ máy và do những người lănh đạo.
Nhưng tôi không nản đâu, sức ḿnh làm được đến đâu th́ cứ tiếp tục làm, rồi con cháu, học tṛ, người dân ở những nơi ḿnh đă đến... Mỗi người cùng góp một chút nhận thức, một chút kiến thức, một chút hành động th́ cả cộng đồng sẽ khác. V́ vấn đề môi trường, suy cho cùng, là của cộng đồng, của cả nhân loại cơ mà.
"Nhân đây tôi cũng chính thức đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng đính chính giùm là trong ngành môi trường không có khái niệm môi trường sinh thái, chỉ có môi trường thiên nhiên mà thôi. Lâu nay chúng ta vẫn lắp ghép nhầm và dùng măi thành quen"
THU HÀ
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
rongchoi123
member
REF: 406772
11/26/2008
|
Ngày xưa nói: nhiều như rươi với ư kể là rất nhiều, nhiều lắm. Bây giờ th́ phải nói "hiếm như rươi" !!!
HIẾM NHƯ RƯƠI!
25/11/2008 0:03
Làm rươi trước khi bán sỉ
Nếu biết giá một kư rươi ở Hà Nội là 450 ngh́n đồng, tại Hải Pḥng là 600 ngh́n thời điểm đầu tháng 11 vừa qua, th́ người xưa hẳn sẽ không đặt ra câu tục ngữ “trộm cắp như rươi”, hay “đông như rươi” nữa!
Theo dân gian th́ cứ “tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm” âm lịch là có rươi. Nhưng năm nay, mực nước của các ḍng sông vùng đồng bằng Bắc Bộ lên cao khiến cho rươi ra muộn, tận rằm tháng mười âm lịch mới có, mà rất ít, khiến giá rươi cao ngất trời như nói ở trên.
Tại chợ Ga, Hải Pḥng những ngày này, giá rươi vẫn c̣n lên đến 200 ngh́n/kg. Ông Đỗ Đức Hà, một lái rươi bảo: “Rươi bây giờ hiếm nên đắt. Anh không tin th́ xuống đồng rươi ở xă Ḥa B́nh, huyện Vĩnh Bảo nhà tôi mà xem”.
Ở xă Ḥa B́nh, ông Hoàng Văn Mấm, thường trực Đảng ủy cho biết, xă có một dải đầm hồ ven sông Hàn, đă giao cho 17 hộ canh tác, đây cũng là một trong những vùng rươi có sản lượng cao và nổi tiếng nhất Hải Pḥng. Mỗi vụ, chủ đầm thu được đôi ba tạ rươi. Thu nhập bốn năm chục triệu trở lên là no cơm ấm cật cả năm đối với một hộ nông dân, nhất là khi mùa rươi chỉ diễn ra trong một vài tuần.
Sông Hàn là một nhánh của sông Thái B́nh. Khi xưa Trạng Tŕnh từ quan về Vĩnh Bảo dựng am Bạch Vân, xây quán Trung Tân c̣n đặt tên sông là Tuyết Giang. Gặp tôi bên đường, một người đàn ông tên là Viễn nhiệt t́nh mời vào nhà xem làm rươi. Đó là một tổng đại lư rươi người sở tại nhưng có mạng lưới phân phối tận Móng Cái để bán rươi cho thương lái Trung Quốc.
Xưởng nằm trong chái nhà của một bà lăo 80 tuổi tên Nhiễu, nghe nói từ bé đă sống bằng nghề đánh cá, vớt rươi trên sông. Hơn chục chị, tay làm rươi, miệng "tám" phe phé. Toàn những chuyện tranh mua, tranh bán v́ rươi bây giờ quá hiếm. Người buôn rươi thuộc từng con nước để biết khi nào có rươi th́ chực ở cửa đầm hoặc bám từng đại lư như ông Viễn. Hễ thấy điện thoại của chủ đầm hay đầu nậu báo có hàng th́ nửa đêm cũng phải thức dậy mà cất rươi không th́ người khác nẫng mất.
Những người ăn rươi đă rán thành chả, thậm chí thấy hẳn rươi đang bơi ngoe nguẩy trong chậu ở chợ sẽ vẫn bất ngờ nếu thấy cảnh làm rươi v́ công đoạn này tinh tế, nhiêu khê lạ lùng. Đổ vào một tấm lưới cho ráo nước, rồi trút vào khay xốp, sau đó bằng khăn bông, người ta thấm cho rươi thật khô và trở thành một đống giun xanh đỏ cuộn vào nhau lổm ngổm trông khá... kinh hăi. Sau khi cân với sự so kè đến từng gam v́ giá rươi tại đây đă 170 ngh́n/kg, thế là hạ được 100 ngh́n/kg rươi bán cất so với đầu mùa, khi Hà Nội, Hải Pḥng lên cơn sốt rươi.
Công đoạn cuối cùng là người ta dùng nước đá lạnh 5-7 độ tưới lên, rươi bỗng im phắc trong các khay xốp. “Gặp lạnh, rươi ngủ mới đem đi xa được, nếu để nó ḅ th́ ra nhớt, tắc mang, ngạt thở sẽ chết hết”, ông Viễn giải thích.
Bà Nhiễu chủ nhà nói bây giờ hiếm hoi nên người ta mới vẽ vời như thế, chứ ngày trước rươi nhiều, một ngày nhà bà có thể vớt được cả vài tấn rươi, bằng sản lượng của cả xă bây giờ. Khi đó cứ “tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm” rươi ra đặc nước, không có ǵ đựng phải đổ vào thuyền. Bán bằng thúng chứ không cân, cứ ba đồng một thúng chừng 30 cân. Vừa bán vừa cho, xin nhau cũng có thể đến dăm bảy kư chứ không đếm từng con như bây giờ. Chỉ cô con dâu tên là Bích, bà bảo chị này cũng có đầm nhưng năm nay thất bại về rươi, từ đầu vụ mới được vài triệu bạc.
Qua cầu phao Hàn, tôi sang xă Kiến Thiết, thuộc huyện Tiên Lăng. Nằm bên tả ngạn sông Tuyết Giang, đây cũng là một xă nổi tiếng về rươi. Một người địa phương bảo tôi nên vào nhà ông Nguyễn Đ́nh Sang, một hộ nông dân nổi tiếng làm ăn giỏi. Nhà ông Sang ngay đầu cầu phao, nghe tôi hỏi chuyện rươi, ông cười lớn: “Tôi đang thèm rươi đây, 5 hécta đầm băi nhận của xă, đóng sản lượng gần 30 triệu, trông cả vào rươi mà không có con nào. Năm nay chắc lỗ to”.
Năm ngoái, vợ chồng cùng ốm, ông cho người làng thuê băi cấy lúa. Chẳng biết người ta phun thuốc sâu loại ǵ mà đến mùa rươi không có con nào, năm nay đă qua con nước cũng chưa thấy rươi đâu. Chịu khó đào đất băi th́ may ra mới thấy một vài sợi rươi bé tí. “Đồng băi bây giờ chật chội, rồi thuốc sâu, hóa chất làm sao c̣n rươi, chứ trước đây mỗi năm nhà tôi thu một tấn rươi là thường”, ông Sang nói.
Dẫn tôi ra vườn xem chuồng... hươu sao nuôi lấy nhung, ông Sang tiện tay xách cuốc và đi ra vạt đất băi sát bờ sông. Bổ vài chục nhát, một sợi ǵ màu đỏ hồng như dây nịt gói hàng hiện ra. “Rươi đấy, nếu không mất mùa, mỗi nhát cuốc là vài sợi”. Con rươi không khác ǵ con giun màu đỏ hồng có nhiều chân nằm trong đất và dài vài chục phân. Đến nước rươi, tức là khi nước ngoài sông tràn vào đồng, lúc nước rút ra cũng là khi rươi theo nước mà lên. Từ một đoạn dài, rươi phân khúc, đứt đến đâu thành một con rươi mới đến đấy, đủ cả mắt miệng rất lạ kỳ.
Có thể nuôi được không, tôi ṭ ṃ hỏi. “Làm sao được, biết nó sinh sản thế nào, ăn cái ǵ mà nuôi. Chỉ biết là muốn có rươi th́ đầm băi phải cho nước ra nước vào. Nếu cấy được lúa th́ càng tốt v́ rươi thích ở gốc rạ. Khó như thế nên rươi bán ở chợ đảm bảo là tự nhiên, không nuôi nấng, thuốc men, tăng trọng ǵ cả đâu. Nếu nuôi được th́ tôi đă giàu to chứ đâu có khóc dở mếu dở v́ mất mùa rươi thế này”, ông Sang nói.
Rươi, tên khoa học: Nereidae, là một họ giun nhiều tơ, có thân mềm, dài từ 7-10 cm, màu xanh, nâu hoặc đỏ. Rươi có nhiều ở các vùng đất băi ven những cửa sông nước lợ khu vực Hải Pḥng, Thái B́nh, Nam Định và xuất hiện vào dịp cuối thu, đầu đông. Rươi có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến nhiều món ăn đặc biệt như chả rươi, mắm rươi, rươi xào củ niễng...
Lưu Quang Phổ
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|