thichnghenhac
member
ID 51625
05/01/2009
|
Xứ nước ngọt Hậu Giang bị nhiễm mặn nghiêm trọng
Bài và h́nh: Thiên Thư/Người Việt
‘Nước máy mặn đến nỗi không thể dùng để nấu ăn và làm nước uống. Nếu tắm th́ ngứa da, khó chịu!’
Hiện nay, các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang bước vào cao điểm của mùa khô năm 2009. Do nước đầu nguồn sông Cửu Long hiện nay đang ở mức thấp nên t́nh trạng xâm nhập mặn nằm ở mức cao nhất trong 20 năm qua.
Không riêng các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang bị nhiễm mặn nặng, t́nh trạng nước mặn xâm nhập và ngày càng lấn sâu vào nội đồng đang diễn ra gay gắt hơn tại nhiều địa phương khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự sản xuất và đời sống người dân.
Sáng ngày 21 Tháng Tư, 2009, người dân thị xă Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đă bất ngờ khám phá nguồn nước máy phục vụ sinh hoạt có vị lợ chát. Nguyên nhân khiến nguồn nước máy có vị mặn khác thường là do nguồn nước kênh xáng Xà No bị nước mặn xâm nhập, và độ nhiễm mặn mà cơ quan chức năng đo ở nơi đây là 0.8 phần trăm.
Nguồn nước sinh hoạt của người dân do công ty thoát nước và công tŕnh đô thị tỉnh Hậu Giang cung cấp (với công suất 11,000 m3/ngày đêm) trên địa bàn thị xă Vị Thanh, trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang.
Ngày 26 Tháng Tư, một cư dân ở phường 1, thị xă Vị Thanh đă bày tỏ ư kiến của nhiều người, “Cả tuần nay, nước sạch do công ty cấp thoát nước Hậu Giang cung cấp đă bị nhiễm mặn. Nước máy mặn đến nỗi không thể dùng để nấu ăn và làm nước uống. Nếu tắm th́ ngứa da, khó chịu!”
Những người ở lứa tuổi “U50-U60” (50-60 tuổi) th́ than thở, “Từ nhỏ đến giờ tui chưa bao giờ thấy nguồn nước ở Vị Thanh lại bị mặn dữ tợn như năm nay!”
Kênh xáng Xà No đi qua địa phận tỉnh Hậu Giang từ xă Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành A đến phường 7, thị xă Vị Thanh. Tuy có chiều dài gần 35 cây số, tuyến kênh phải gánh vác nhiều nhiệm vụ quan trọng, vừa là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản vừa là nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
Thời gian qua, chính quyền địa phương đă đầu tư xây dựng hệ thống bờ kè chống sạt lở với tổng chiều dài 18 cây số, đă thật sự mang lại cho ḍng kênh nói riêng và thị xă Vị Thanh một diện mạo mới. Tuy nhiên, kênh xáng Xà No ngày càng bị ô nhiễm theo tốc độ phát triển kinh tế-xă hội của một thị xă hơn 73,000 dân này.
Hằng ngày, hằng giờ con kênh này phải hứng chịu một lượng lớn chất thải từ các hăng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, bệnh viện, rồi nước thải sinh hoạt, nước thải từ sản xuất nông nghiệp... Tất cả chất thải đều không được ngăn chặn để đăi lọc, mà lại được cho tuồn thẳng vào Xà No khiến nước bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Trong khi vấn đề ô nhiễm chưa được giải quyết th́ nay nước mặn lại tràn về khiến cuộc sống của người dân nơi đây càng khốn đốn.
Khan hiếm nước ngọt
Cả tuần qua người dân Vị Thanh phải ăn mặn, uống mặn, tắm mặn v́ nhà máy nước không thể giải quyết t́nh trạng nước bị nhiễm mặn. Ngặt nghèo hơn nữa, nhà máy chỉ có nguồn nước lấy trực tiếp từ kênh xáng Xà No để thanh lọc thành nước sinh hoạt, không có nguồn nước giếng ngầm để bổ sung hoặc pha loăng...
Một b́nh nước lọc loại 20 lít ngày thường có giá chỉ 6,000-7,000 đồng ($0.34-$0.39 đô-la) th́ những ngày nước mặn này tăng lên 22,000 đồng/b́nh ($1.24), có thời điểm người dân phải mua với 50,000 đồng/b́nh ($2.81).
Người dân vừa “dựng tóc gáy” vừa phải “bấm bụng” mua nước về dùng, c̣n các điểm bán nước th́ luôn trong t́nh trạng “hết nước,” bà con đi mua phải xếp hàng chờ. Hầu hết các cơ sở sản xuất nước tinh khiết trên địa bàn thị xă không thể sản xuất được do nguồn nước máy quá mặn khiến giá nước đóng b́nh, nước đóng chai tại thị xă Vị Thanh mấy ngày nay tăng liên tục. Số lượng nước tiêu thụ cũng tăng lên đột ngột.
Dân bán nước lọc đă nhanh chóng đánh xe từ Cần Thơ mang nước b́nh về Vị Thanh để bán. Những ngày này bước ra chợ Vị Thanh đều nghe bà con than văn về giá cả leo thang, cùng nhiều loại thực phẩm trở nên khan hiếm do thiếu nước ngọt, chẳng hạn như tàu hủ. Bà con cho biết đi “đỏ” cả chợ mà không thấy người ta bán miếng tàu hủ nào. Nước mặn tràn về không chỉ làm giá nước tăng mà kéo theo nhiều loại thực phẩm khác cũng tăng theo.
Hiện nay nước mặn đă xâm nhập 11 xă thuộc hai huyện và các phường nội ô của thị xă Vị Thanh. Huyện Long Mỹ có sáu xă bị nhiễm mặn và huyện Vị Thủy có năm xă bị nhiễm mặn. Nước mặn đe dọa 37,000 hécta lúa, hoa màu, thủy sản và đời sống sinh hoạt của hơn 133,000 dân.
Đáng lo ngại hơn là trên 15,000 hécta lúa hè thu đă xuống giống đang nằm trong vùng nhiễm mặn, có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề trong vài ngày tới trên địa bàn chưa có mưa lớn. Với tâm lư chủ quan của nông dân, sự thiệt hại c̣n nghiêm trọng hơn.
Theo dự báo, t́nh h́nh nước mặn xâm nhập sẽ tiếp diễn phức tạp và gay gắt hơn trong những tháng mùa khô này, khi mà nhu cầu sử dụng nước ngọt của người dân đang là một vấn đề bức thiết.
Trong mấy ngày qua, phía nhà máy nước đành đợi nước ṛng (cho mặn lùi đi) để bơm ḍng nước ngọt từ Phong Điền đổ về lên hệ thống cấp nước nhằm giảm giảm bớt độ mặn. Đây được xem là giải pháp t́nh thế.
Đứng trước “dấu hiệu biến đổi khí hậu” đến bất ngờ này, chính quyền địa phương cùng các ban ngành đă đưa ra nhiều phương án nhằm khắc phục sự khó khăn, chẳng hạn như sẽ xây dựng nhà máy nước mới trị giá khoảng 20 tỉ đồng ($1.1 triệu) ở Một Ngàn- trung tâm huyện Châu Thành A.
Trước mắt, chiều ngày 28 Tháng Tư, 2009 vừa qua, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang đă khởi công xây dựng hệ thống đê ngăn chặn nước mặn Vị Thanh-Long Mỹ. Dự án có tổng chiều dài 111 km, đi qua địa phận của 11 xă của thị xă Vị Thanh, huyện Long Mỹ, Vị Thủy với tổng vốn đầu tư trên 350 tỉ đồng (gần $20 triệu) từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ do Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Thương Mại 299 thi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Liệu những dự án trên đây khi đưa vào hoạt động sẽ ngăn - giảm hậu quả t́nh trạng xâm nhập mặn ở mức độ nào? Người dân sẽ phải dài cổ, mặn môi chờ đợi.
T́nh trạng xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt và đáng báo động tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Người ta đưa ra nhiều nguyên nhân nhưng dường như ai cũng đổ lỗi chung chung cho hiện tượng “biến đổi khí hậu toàn cầu.”
Nguyên nhân có lẽ không đâu xa, mà ngay trên đầu của đất nước Việt Nam: Trung Quốc đang làm ǵ ở phía thượng nguồn sông Mekong?
Nguồn Người-Việt.com
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat