ototot
member
ID 62690
08/15/2010
|
Thế Giới Này Vẫn Đẹp Lắm Chứ!
Thế Giới Này Vẫn Đẹp Lắm Chứ!
Dưới con mắt những người bi quan, tiêu cực, thế giới này toàn là những chuyện bất ưng, nhưng thỉnh thoảng mới lại loé lên những tia sáng hy vọng…!
Mời bà con đọc câu chuyện dưới đây qua những h́nh ảnh, được cư dân mạng trên thế giới xem nhiều nhất trong tuần lễ vưà qua.
Cháu Mohammad Karimi, sinh tại Iran, năm nay 11 tuổi.
Cháu sinh ra với một dị tật hiếm thấy, là chỉ có phân nưả khuôn mặt, thiếu một mắt bên phải, một phần năo bộ thụt vào phiá sau sọ, đă thế lại … không có lỗ mũi để thở, nên vưà lọt ḷng mẹ ra, tưởng như đă chết ngạt!
Thế rồi một hội thiện quốc tế đă mang bé sang Mỹ để người ta thực hiện 18 phẫu thuật hoàn toàn miễn phí, trong đó có việc làm mắt giả, "đục" một … lỗ mũi để ăn thông với không khí bên ngoài, và … "đắp" lên một cái sống mũi để bé đeo kính! Các bác sĩ đă dùng chính các mô (tissue) cuả tai cháu để … đắp vá (transplant) những chỗ làm phẫu thuật.
Đây là h́nh ảnh hai mẹ con cháu xuất hiện trong cuộc họp báo ra mắt công chúng tại Trung Tâm Y Tế Ellis ở New York vào ngày 5-7-2010 vưà qua.
Xem ảnh, chắc bà con thấy ngay, nét hân hoan tột cùng cuả hai mẹ con, nhờ có những tấm ḷng nhân ái cuả những người hoàn toàn không quen biết, để chỉ được hưởng một cái quyền đơn giản là sống một cuộc sống b́nh thường thôi! (Trong khi chúng ta thấy có bao nhiêu là người sinh ra ... thân thể đầy đủ tất cả, mà cứ than van, thiếu thứ này thứ kia, bất măn với đời!...)
Ảnh hai mẹ con với hai bác sĩ ngồi hai bên. Bên trái là bác sĩ Mohammad Rad, người đă nuôi bé Karimi tại nhà ḿnh, trong suốt thời gian bé điều trị tại Mỹ. Ông là bác sĩ chuyên về phẫu thuật hàm, mặt (maxillofacial surgeon). Bên phải là bác sĩ Lucia Capek, là người đă thực hiện 4 phẫu thuật cuối cùng cho bé Karimi.
Tưởng cũng nên biết thêm, bé Karimi là một tấm gương sáng về ḷng can đảm chịu đựng những đau đớn mà không hề bao giờ than, khóc cả! Bé đă trả lời những câu hỏi cuả báo chí bằng tiếng Anh, nhờ suốt thời gian điều trị, toàn sống gần gũi các bác sĩ Mỹ! Trong khi mẹ cháu phải nhờ các thông dịch viên để đàm thoại với báo chí!
Kết luận cuả tôi: Thế giới này … ta bà thật, nhiều chuyện bất ưng thật, nhưng quả là nó cứ vẫn đẹp quá, nếu ta chọn được góc nh́n thích hợp, phải không, thưa bà con?
Thân ái chúc vui một tuần lễ mới,
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
lynhat
member
REF: 558160
08/15/2010
|
"(Trong khi chúng ta thấy có bao nhiêu là người sinh ra ... thân thể đầy đủ tất cả, mà cứ than van, thiếu thứ này thứ kia, bất măn với đời!...)"
Những người này nếu thiếu một ngày sống, họ nghĩ như thế nào nhỉ?
"Thế giới này … ta bà thật, nhiều chuyện bất ưng thật, nhưng quả là nó cứ vẫn đẹp quá, nếu ta chọn được góc nh́n thích hợp, phải không, thưa bà con?"
Đây là thời đại tư do đi lại, thời đại có nhiều đau khổ, nếu ai không thích thế giới này, có thể dọn sang thế giới khác sống, không ai có thể cản, phải không, thưa bà con?
Cheers,
|
|
thichnghenhac
member
REF: 558175
08/15/2010
|
Thật đẹp qúa đi chứ bác Ototot hả.
Qua câu truyện của bác cháu xin kể lại câu chuyện hôm qua bọn cháu tán dốc về "Người Mỹ làm từ thiện thầm lặng". Như bác biết mổi công dân khi đi làm phải đống thuế, số tiền đống thuế ấy chính phủ trích ra giúp những nước nghèo, giúp thiên tai, v.v. Đó, chính mổi người chúng ta đống góp làm từ thiện mà không hề biết. H́nh như Chúa có dạy nuế cánh tay phải làm việc tốt th́ đừng cho tay trái biết, cháu thấy nó cũng tương tự vậy đó.
|
|
aka47
member
REF: 558197
08/15/2010
|
H́nh như Chúa có dạy nuế cánh tay phải làm việc tốt th́ đừng cho tay trái biết, cháu thấy nó cũng tương tự vậy đó.
......................
Anh ăn gian , Chúa nói làm việc thiện lấy tai phải đưa tiền , tay trái lấy thêm nếu tay phải đưa chưa đủ.
Đừng cho chồng biết.
hihii
|
|
ocsen2010
member
REF: 558230
08/15/2010
|
Đây là thời đại tư do đi lại, thời đại có nhiều đau khổ, nếu ai không thích thế giới này, có thể dọn sang thế giới khác sống, không ai có thể cản, phải không, thưa bà con?
Cheers,
Bác Lư ui, em muốn dọn nhà sang thế giới bên kia quá, nhưng phải bức tử ḿnh sao? Chắc em chưa tới số đâu...
Thế giới chỉ có một thôi mà Bác...
Sáng nay nghe bọn trẻ hàng xóm ngân nga:
"Trái đất này là của chúng ḿnh
Vàng trắng đen, tuy khác màu da
Bạn yêu ơi chúng ta là hoa quư..."
Em thiển nghĩ... "Trái đất này <=> Thế giới này", hổng biết có đúng hem nữa...
Ai kíu em với...! (S.O.S please!)
Cám ơn Bác OT & chủ đề rất hay!
|
|
lynhat
member
REF: 558237
08/15/2010
|
“Bác Lư ui, em muốn dọn nhà sang thế giới bên kia quá, nhưng phải bức tử ḿnh sao? Chắc em chưa tới số đâu...
Ocsen2010”
“ Trời kêu ai người ấy dạ”. Có nhiều người ngoan ngoăn lên tiếng "Dạ", đúng lúc ông Trời kêu.
Chúng ta phải khôn ngoan, đừng có dại khờ quá! Khi Trời kêu đến ḿnh, chớ có "Dạ" vội, mà thưa với ngài rằng :
Sorry, my Lord, I’m busy, could you call somebody else, please? Thanks, my Lord.
Xin lỗi, ông Trời, con bận lắm, xin Ngài làm ơn gọi người khác đi? Con cám ơn Ngài.
|
|
lynhat
member
REF: 558277
08/16/2010
|
“H́nh như Chúa có dạy nuế cánh tay phải làm việc tốt th́ đừng cho tay trái biết, cháu thấy nó cũng tương tự vậy đó.”
- Thichnghenhac
Lời Thiên Chúa đă dạy rằng :
Làm lành cùng với công bằng sánh đôi.
Ắt b́nh an được nhận thôi,
B́nh an trong Chúa bởi Trời ban cho.
Tất cả trút bỏ mối lo,
Phiền muộn gạt hết, ấm no thỏa ḷng.
Cuộc đời nhẹ gánh long đong,
Phước ơn dư dật, c̣n mong những ǵ.
Từ bàn chân nhỏ bước đi,
Cũng được nâng đỡ, chẳng chi ngại ngần.
Kết chặt thân ái t́nh thân
Chung quanh đây đó Thiên Thần bảo an.
- Phỏng theo ư chính trong Rô-ma 2 : 10
|
|
vitbuocno
member
REF: 558293
08/16/2010
|
Topic của bác OT hay quá, bác toàn ư tưởng tuyệt cả, cháu thấy bác nói rất đúng, cuộc sống này vẫn đẹp biết bao và c̣n bao nhiêu điều tuyệt vời để khám phá, cho nên con người phải biết bằng ḷng với những ǵ ḿnh có và chia sẻ nó với những người ít may mắn hơn ḿnh chứ không nên so b́ với những người có nhiều may mắn hơn ḿnh. Cháu cảm ơn bác.
@anh LN: Hâm mộ thơ anh LN quá đi, bài thơ rất hay ạ.
|
|
ototot
member
REF: 558337
08/16/2010
|
Cảm ơn bà con đă ghé thăm tiết mục, dù có hay không để lại cảm nhận...
B́nh sinh, tôi ít khi chỉ làm công việc "cóp dán" (copy and paste) khi đăng tiết mục, trừ khi đó là những bài viết hay h́nh ảnh mang tính phổ quát, mà c̣n ǵ phổ quát hơn chuyện t́nh yêu, t́nh người!
Do đó, hôm nay, xin gởi đến bà con câu chuyện dưới đây, đọc trên mạng, thấy hay, th́ đem chia sẻ, sau khi hoàn chỉnh lại đôi chút so với nguyên bản:
Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe điện ngầm của thành phố New York để trở về nhà.
Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ theo truyền thống của gia đ́nh họ.
Bỗng Wendy để ư đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Wendy hiểu được thuật ngữ ra dấu bằng tay (sign language) v́ trong những năm đầu đại học cô đă t́nh nguyện làm việc trong trường dành cho người khuyết tật nên cô đă học được cách ra dấu tay để tṛ truyện với những người câm điếc.
Vốn chịu khó học hỏi,Wendy khá thông thạo thuật ngữ này. Nh́n vào cách ra dấu của hai người khuyết tật ở trạm xe điện, Wendy đă "nghe lóm" được câu chuyện của hai người. Th́ ra, cô gái câm hỏi thăm đường đến một nơi nào đó, nhưng chàng thanh niên câm th́ "trả lời" là anh không biết nơi chốn đó.
Wendy rất thông thạo đường xá trong khu vực nầy nên có mạnh dạn đứng ra chỉ dẫn cho cô gái. Dĩ nhiên cả ba đều dùng cách ra dấu bằng tay để "nói" trong câu chuyện của họ.
Khi xe điện đến trạm th́ Wendy và hai người bạn mới quen đă kịp thời trao đổi điạ chỉ email cho nhau
Jack cho biết anh đang làm việc cho một hăng xuất nhập khẩu và ở cách nhà Wendy không xa mấy. Từ những thăm hỏi xă giao lúc đầu, cả hai dần dần tiến đến chổ trở thành bạn thân lúc nào không hay.
Đôi khi Jack đến trường đón và mời cô đi ăn. Cả hai thích khung cảnh êm đềm trong công viên Central Park nên thường yên lặng đi bên nhau trong những giờ phút thoải mái...
Tuy phải ra dấu để tṛ chuyện nhưng Wendy không cảm thấy bất tiện mà cô lại có dịp trau dồi "thủ thuật" để nghệ thuật ra dấu của cô càng lúc càng tinh xảo hơn.
Đến mùa thu năm đó th́ hai người đă thân thiết như một cặp t́nh nhân. Wendy đă quên hẳn Jack là một người khuyết tật, cho nên lần đầu tiên khi Jack ra dấu "I Love You" th́ Wendy ... đă nhẹ nhàng ngả đầu vào vai anh.
.....
Vào dịp lễ Tạ Ơn năm đó, Jack tặng cho Wendy một bó hoa hồng kèm theo câu ra dấu:
"Wendy có chịu làm người yêu của anh không?"
Wendy vừa vui mừng vừa kinh ngạc nhưng sau đó là những mâu thuẫn khổ sở trong nội tâm. Wendy biết rơ là cô sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người thân. Quả nhiên cha mẹ cô khi biết rơ sự việc đă dùng đủ mọi phương thức để mong lôi kéo đứa con gái "lầm đường lạc lối" trở về.
Thôi th́ hết chú bác, cô d́, lại đến các anh chị em, bạn học, được cha mẹ cô vận động tới để thuyết phục cô…
Đứng trước áp lực này, Wendy chỉ có thể phân trần với gia đ́nh về nhân cách cao cả của Jack, cô c̣n cho mọi người biết là thái độ lạc quan, đầu óc thực tế, tích cực của anh đă khiến cô cảm thấy gần gũi hơn những bạn trai mà cô đă từng quen biết trước đây.
Gia đ́nh sau khi nghe có giăi bày đă không c̣n quá khắt khe, mọi người dự định là sẽ gặp mặt Jack trước rồi mới có thể đánh giá cuộc t́nh của hai người. Cả nhà đồng ư là sẽ gặp mặt Jack vào trưa ngày 25 tháng 12 sau khi mọi người đă hưởng được một đêm b́nh yên cho tâm tư lắng đọng.
Wendy đă có quyết định trong đầu, nếu như cha mẹ, anh chị của cô có những cử chỉ, hành động khinh miệt Jack th́ cô và Jack sẽ đi đến nhà thờ để nhờ sự gia ơn và chúc lành của Thiên Chuá.
Trên đường dẫn Jack đến nhà, tâm trạng hồi hộp của của Wendy đă không thoát khỏi cặp mắt quan sát của Jack, anh mỉm cười ra dấu cho cô:
- Wendy yên tâm, bảo đảm với em là cha mẹ em sẽ hài ḷng. Anh cho họ biết là anh sẽ thương yêu em, chăm sóc em suốt đời.
Đó là lần đầu tiên trong đời cô sinh viên trường thuốc rơi những giọt lệ cảm động.
Vừa vào đến nhà, Wendy nắm tay Jack đi đến trước mặt cha mẹ, cô nói:
- Thưa ba má, đây là Jack, bạn trai mà c̣n thường nhắc đến.
Câu nói của cô vừa thốt ra th́ tất cả những hộp kẹo bánh, hoa tươi trên tay Jack tức thời lộp độp rơi xuống đất, anh nhào tới ôm lấy cô vào ṿng tay khỏe mạnh của anh.
Một điều mà Wendy không thể ngờ được là cô bổng nghe một giọng nói phát ra từ chính cửa miệng của Jack:
- Trời đất, em biết nói à?
Đó cũng chính là câu mà Wendy muốn hỏi Jack.
Mọi người ngoại cuộc đều ngẩn ngơ ngạc nhiên trong khi hai người trong cuộc th́ ôm nhau cười, nói, la, hét, nhảy nhót như điên dại.
Th́ ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh ḷng quyến luyến mà c̣n muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt v́ đă chọn được người t́nh trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
Thượng Đế của chúng ta đang ngự ở trên cao, h́nh như ngài cũng đang che miệng cười cho tṛ đùa mà ngài đă đạo diễn suốt một năm qua.
Tôi soạn bài này cũng là để tặng cho những ai trong diễn đàn, có quan tâm đến những người khuyết tật, cũng như chính bản thân những người khuyết tật, hoặc những bạn đang yêu mà khắc khoải về t́nh yêu...
Thân ái,
|
|
vitbuocno
member
REF: 558339
08/16/2010
|
hihi.......bác OT cũng lăng mạn quá, bác tặng cả những bạn đang yêu mà khắc khoải với t́nh yêu nữa.....h́ h́....cháu cảm ơn bác, đă tặng chúng cháu bài viết rất hay và ư nghĩa thật nhiều.
|
|
thichnghenhac
member
REF: 558347
08/16/2010
|
Cháu cũng xin gởi đường link mời bác đọc
Sống như ngày mai sẽ chết
|
|
zatoichi
member
REF: 558354
08/16/2010
|
chuyện này ḿnh coi hôm qua, quả thật là 1 tấm gương sống, có thật,rất thật, đầy ư nghĩa nhất.
Cám ơn bạn TNN đă post.
|
|
hoami09
member
REF: 558363
08/16/2010
|
Cảm ơn Bác Otto và Anh Thichnghenhac cho mén đọc bài viết thật hay và cảm động.
Mén ưng nhất câu này :
“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, tôi có thêm ngày nữa để yêu thương.”
Chúc moị người vui ạ
|
|
vitbuocno
member
REF: 558464
08/17/2010
|
Anh TNN ui, em muốn vào đọc bài của anh nhưng từ chỗ em trang web đó không vào được, anh cho em xin đường link với nha, để em t́m cách vào đọc ạ, cảm ơn anh nhiều nhiều.
|
|
zatoichi
member
REF: 558499
08/17/2010
|
gởi VBN :
WESTMINSTER (NV) - “Chị bị gù. Chị làm nghề massage. Chị làm cho tất cả khách mà những người thợ khác từ chối. Có khách bị tiểu đường, có khách đến massage c̣n mang theo túi phân bên người, có khách chỉ cho vài ba đồng tiền tip, có khách cằn nhằn khó chịu. Chị không màng. Chị làm hết. Bằng trái tim.
Bởi chị biết ḿnh không c̣n sống được lâu.
Và,
Chị phải hoàn thành một giấc mơ.”
Đó là những điều tôi được nghe người ta kể về chị, một người thợ “massage therapy” có tên Phạm Ngọc Diệp.
Căn bệnh “sính ngoại!”
Sau cuộc nói chuyện ngắn qua điện thoại, cùng vài lần xê dịch, điều chỉnh giờ hẹn, cuối cùng tôi cũng có thể gặp mặt người thợ massage “đặc biệt” đó tại một trong những nơi làm việc của chị trên đường Beach, thuộc thành phố Huntington Beach.
“Tôi mắc bệnh lupus. Bác sĩ nói người bệnh lupus có thể sống từ 3 đến 5 năm, mà ở Việt Nam th́ chưa ai sống quá 6 năm. Người bệnh này có thể tử vong trong 24 tiếng nếu bệnh tấn công vào tim.”
Chị Diệp bắt đầu câu chuyện bằng cách tâm sự về “án tử” mà chị đang mang.
Chị kể, chị mắc căn bệnh đó ở Việt Nam khoảng 2 năm, nhưng “bác sĩ không chẩn đoán ra.” Chị gửi xét nghiệm qua Singapore, và được cho biết chị mắc bệnh “lupus,” gọi nôm na là bệnh ban đỏ hệ thống.
“Khi đó t́nh trạng sức khỏe tôi tệ lắm. Với bệnh này, một khi nó bộc phát th́ nó phá toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tôi hên là chưa bị bệnh tấn công vào nội tạng, chỉ mới bị ở da, và xương thôi. Các khớp xương đều viêm, đau nhức, không cử động được.” Chị Diệp mô tả căn bệnh của ḿnh.
“Khi bệnh bộc phát, ḿnh cảm thấy ḿnh không c̣n là người nữa, miệng lở hết, rồi tiêu chảy. Thức ăn phải xay hết ra rồi đưa ống hút vào hút, mà cổ cũng không nhúc nhích được do đau. Người cứ cứng ngắc, không nhúc nhích được, cử động như robot vậy đó.”
Khi bệnh vừa phát, khoảng năm 2003, th́ chị cho đứa con trai lớn đi du học ở Canada. Con đi học được 2 tháng, gọi điện về nhà bảo “con bệnh, viêm phổi, sốt v́ bị đi lạc trong băo tuyết.”
H́nh dung cảnh con trai 16, 17 tuổi, sống một ḿnh nơi xa lạ, không người thân thích, không đủ tiền vào bệnh viện, chị nóng ruột, bay qua thăm con, mang theo một số thuốc “đủ cho con uống trong vài năm.”
“Lúc đó cứ nghĩ ḿnh chết không à, nên thôi cứ đi thăm con, chứ đâu biết ngày sau ra sao.” Trái tim người mẹ thôi thúc chị ra đi, dù rằng “trên máy bay tôi cứ nằm dài, không nhúc nhích được.” Người phụ nữ có gương mặt hiền lành nhớ lại.
Ở với con trai một tháng, con hết bệnh, chị định quay về nhưng “thấy con sống một ḿnh buồn quá, trong ṿng có một vài tháng nó xuống 9 kư.” Thế là chị tiếp tục lấy tiền dành dụm ra mướn một căn “apartment” ở với con, chăm sóc con.
Trong thời gian đó, chị Diệp nhớ lại: “Như có một phép màu, tuy trời lạnh, suốt ngày chỉ ở trong nhà nhưng tôi cảm thấy ḿnh khỏe dần. Cứ mỗi sáng thức dậy, lại thấy ḿnh khỏe hơn một chút.”
Được một năm, khi con vào đại học, cũng là lúc visa hết hạn, chị Diệp trở về Sài G̣n.
“Bệnh t́nh tôi trong thời gian ở Toronto đỡ bao nhiêu th́ khi về đến Sài G̣n đâu chừng một tháng nó lại tái phát nhanh.” Bác sĩ cho chị hay bệnh chị sẽ khá hơn, cuộc sống chị sẽ kéo dài hơn nếu chị ở một nơi “không nóng không nắng.”
Chị cười nói: “Bệnh ǵ nghe có đáng ghét không? Bệnh ‘sính ngoại’ mà, phải ở xứ sở này th́ nó mới đỡ, mới có thể kéo dài cuộc sống.”
Ly dị để chồng có một cơ hội
Cùng thời điểm đó, giấy tờ bảo lănh gia đ́nh chị đi định cư sang Mỹ mà người chị ruột chị làm từ mười mấy năm về trước cũng tới hạn. Có điều, “phần nghe tôi bệnh, phần thấy tôi c̣n có một đứa con gái nhỏ nên họ đổi ư, không muốn lănh nữa.”
Cuối cùng, v́ muốn kéo dài hơn cuộc sống của ḿnh, chị Diệp “năn nỉ” và gia đ́nh người chị gái đồng ư bảo lănh chị Diệp sang Mỹ với điều kiện “chỉ đi một ḿnh, và khi sang đến Mỹ th́ đừng làm phiền ǵ đến họ.”
Chị suy tính: “Tôi nghĩ ḿnh sang đây như một cách đi dưỡng bệnh, có điều đi bảo lănh th́ tiền đỡ hơn là đi du lịch.”
Chuyện tính nghe ra rất dễ, nhưng để chu toàn mọi điều trước chuyến đi xa mà không biết là ḿnh có c̣n cơ hội quay trở về được nữa hay không, chị Diệp đă phải đi đến một quyết định nghiệt ngă: ly dị chồng.
“Lúc đó hai vợ chồng c̣n đang dễ thương lắm. Ảnh là người bạn trai đầu tiên và cũng là chồng tôi. Biết nhau thời đại học, những lúc 2 đứa cùng đón xe bus đến trường, rồi ra trường th́ cưới nhau, sống rất êm đềm...”
Chị tâm sự bằng giọng nói nhỏ và ánh mắt dường như đang ở nơi nào.
Với căn bệnh “lupus,” chị Diệp phải dùng thuốc suốt đời. “Mà thuốc th́ có nhiều tác dụng phụ, có thể gây tiểu đường, phá gan, cao cholesterol, tim đập nhanh, da khô, mắt khô và các tuyến trong người đều bị khô. Đặc biệt người bệnh không c̣n ham thích chuyện sinh hoạt vợ chồng nữa. Lúc đó, tôi cũng đă uống thuốc được vài năm rồi.”
Chị dừng lại một thoáng trước khi nói tiếp: “Nhưng tất cả không quan trọng bằng, sẵn một dịp tôi đi xa, sẵn một dịp tôi bị bệnh như vậy, tôi muốn cho chồng tôi một cơ hội.”
Chị nh́n vào mắt tôi. Tôi lại cảm giác như chị đang thấy người ngồi trước mặt chị là cha của các con chị.
“Em đi không biết có trị được bệnh hay không, sống chết thế nào, bên Mỹ ra sao, chỉ hy vọng là thời tiết sẽ làm em đỡ. Anh lập gia đ́nh đi, nếu như gặp được người vừa ư, bởi anh c̣n quá trẻ. Nếu anh có gia đ́nh, em sẽ lo con. Anh phải có một cuộc sống mới, phải có người vợ khỏe mạnh chăm sóc anh, chứ như bây giờ, anh phải nuôi bệnh suốt đời. Em cứ mỗi ngày mỗi yếu đi chứ không mạnh lên được. Em không muốn kéo anh đi chung.”
Giọng chị đều đều.
Chị không rơi nước mắt khi kể lại.
Nhưng một điều ǵ đó cứ như buốt chặt không gian.
“Con đường đó là con đường nghiệt ngă, nhưng mỗi người có cái nghiệp. Tôi không muốn ai đi cùng ḿnh hết.” Chị tiếp.
Dĩ nhiên là người chồng đă không đồng ư, nhưng “tôi kiên quyết ly dị.”
Chị nhất quyết như vậy bởi chị biết “cả hai gia đ́nh đều rất thương yêu tôi. Tôi đi, không biết sẽ có ngày trở về hay chết bất đắc kỳ tử. Tôi không muốn ai trách móc khi anh có cơ hội quen và muốn lập gia đ́nh với một cô gái khác.”
“Hăy làm điều ǵ mà anh cảm thấy vui, đừng sợ là phải giấu em. Nếu anh muốn có người chia sẻ buồn vui, anh cứ chia sẻ. Hăy xem em như người bạn, khó kiếm được người bạn như vậy, đừng ngại. Có điều giờ này em bệnh, anh chăm sóc con giùm em, khi nào em khỏe, em c̣n sống, anh có gia đ́nh mới, em sẽ mang con theo em.” Chị đă nói với chồng như thế.
Và, “Ảnh khóc trong ngày kư đơn li dị.”
Nói vậy rồi chị đi, để lại đứa con gái nhỏ nhờ anh chăm sóc.
“Lúc bước chân ra sân bay tôi cảm thấy tức đến khóc ̣a. Nh́n qua pḥng cách ly, thấy gia đ́nh ḿnh đó, ba má ḿnh đó, con ḿnh đó, bạn bè ḿnh đó, mà ḿnh không ở được.” Chị vừa nói vừa cười, cố ngăn những giọt nước mắt chực trào ra.
Đó là một ngày gần cuối năm 2007.
Làm nghề massage bằng niềm đam mê
Từ Sài G̣n, chị Diệp bay thẳng sang California, tới ở nhờ nhà một người bạn.
Qua được mấy ngày, đọc báo thấy “tiệm Như Ư cần người nấu chè,” chị Diệp t́m đến xin việc.
“Mắc bệnh này như trúng số độc đắc,” chị cười kể tiếp. “Bao nhiêu tiền bạc đều đội nón ra đi, nên bằng mọi cách sang Mỹ vừa để dưỡng bệnh, vừa kiềm tiền trả nợ chi phí du học cho con.”
Chị thừa nhận, lúc mới qua cũng bị “shocked” khi từ một bác sĩ thú y, chủ một văn pḥng chữa bệnh chó mèo ở Sài G̣n, có văn pḥng bán thuốc thú y cho toàn miền Nam, “nay trở thành một người làm công rẻ mạt. Cũng có lúc buồn, do quá mệt, nhưng không thể nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, bởi phải đi làm để có tiền cho con tôi chứ.”
Chị tính, “mỗi tháng phải gửi cho con phụ tiền học $1,000, rồi phải làm để trả nợ đă mượn cho con. Nên sống chết ǵ cũng phải làm. Có việc làm là mừng rồi.”
Trong thời gian làm việc ở Như Ư, thấy cạnh trường có dạy massage therapy, lại thêm gặp được người quen đang dạy tại đó, thế là chị Diệp ghi danh đi học, “cho vui thôi.” Chị nghĩ vậy. Tuy nhiên, “càng học càng mê.”
Sau gần cả năm vừa đi làm vừa đi học, chị Diệp cũng lấy được chứng chỉ “massage therapist” và bắt đầu đi làm cho một văn pḥng bác sĩ.
Người thợ massage nhớ lại: “Lúc đầu đi làm, phần thực hành c̣n yếu lắm, nhưng rồi cứ xem thêm các băng đĩa, nên chỉ sau 6 tháng, tôi thấy ḿnh đă trở nên vững vàng hơn với nghề.”
Tôi nh́n bàn tay người thợ massage. Người dùng đôi tay ḿnh để làm dịu nỗi đau của người khác lại là người đang mang căn bệnh viêm khớp, sưng khớp.
“Làm massage như vậy tay chị có đau thêm?” Tôi ái ngại hỏi khi nh́n thấy những khớp ngón tay chị Diệp hoặc như sưng vù, hoặc như biến dạng.
“Đau lắm chứ,” chị trả lời ngay, trong lúc tự xoa các khớp tay cho ḿnh, “nhưng 'no choice,' tôi không c̣n sự lựa chọn.”
Dù rằng nói đó là sự lựa chọn chẳng đặng đừng nhưng chị Diệp lại “làm nghề massage bằng niềm đam mê.”
Chị có vẻ rất hào hứng mỗi khi nhắc đến công việc mà chị đang theo đuổi. “Massage là ngành có liên quan đến 'health care,' nên ḿnh cần phải có tấm ḷng. Có điều ḿnh có tấm ḷng mà ḿnh không có kiến thức cũng trở thành tai hại, nên phải có cả hai. Cho nên ngay cả bây giờ, mỗi tối về nhà, sau khi làm bài tập tiếng Anh xong, tôi vẫn cứ hay xem băng đĩa hay đọc thêm sách về massage therapy.” Chị khoe.
Là người làm nghề phục vụ khách hàng trực tiếp, nhưng chị Diệp không có được một ngoại h́nh “dễ nh́n” như người ta vẫn nghĩ.
Ngoài chứng bệnh “lupus” mà hậu quả nhận ra ngay từ những vết như nám quần thâm trên mặt, các khớp xương tay trông có vẻ như gồ ghề bởi chứng viêm khớp, chị Diệp c̣n bị di chứng c̣ng lưng, trông như người bị gù.
Đó là hậu quả của một tai nạn giao thông năm chị Diệp 14 tuổi. “Nứt 4 đốt xương sống. May là không bị liệt,” chị lại cười lạc quan.
Dẫu thế, ai đă một lần được chị massage qua rồi lại th́ không bao giờ nh́n chị ở vẻ bề ngoài nữa, mà “họ nh́n ḿnh bằng trái tim.”
“Bằng cách nào chị để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng, với chủ, với đồng nghiệp?” Tôi thắc mắc.
Chị Diệp chia sẻ: “Làm việc ǵ, làm ở đâu ḿnh cũng hăy làm hết ḷng, và phải làm như ḿnh làm chủ.”
“Với nghề massage, thứ nhất là do tôi thích. Thứ hai, tôi đă từng đau, nên cảm nhận được nỗi đau nhức là như thế nào. Là một người khách, không ai là không cảm nhận được sự khác biệt giữa một người thợ tận tâm và một người thợ hời hợt.”
Chị kể, có người khách bị ung thư, lúc nào tới làm massage cũng đưa trước $30 đồng, tiền công một giờ là $27, c̣n lại 3 đồng “tip” cho người thợ. Không ai muốn làm cho người khách đó, phần th́ tiền tip không nhiều, phần v́ “lúc nào bà cũng mang một túi phân bên cạnh, hôi hám lắm, mỗi lần làm xong là phải clean hết cả pḥng, cả bàn ghế.” Nhưng chị vẫn làm: “Người ta bệnh, người ta t́m đến ḿnh, lư do ǵ ḿnh từ chối?” Chị giải thích.
Có điều đặc biệt, khi massage, chị Diệp không dùng găng tay thông thường “nếu mang bao tay, người khách sẽ không cảm giác được, không ‘feels’ được sự xoa bóp trị liệu.” Khi cần thiết, chị dùng loại bao tay “vô h́nh” tức dùng một loại thuốc xịt để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Chị Diệp tâm niệm: “Khi làm chuyện ǵ ḿnh nghĩ đó là bổn phận và trách nhiệm th́ ḿnh sẽ thấy công việc nhẹ nhàng. Khi ḿnh muốn thoái thác, từ chối th́ ḿnh sẽ cảm thấy mệt mỏi.”
Cố hoàn thành một giấc mơ đoàn tụ
Có nhiều khách hẹn, thu nhập ổn định, công việc đều đặn, chị Diệp cảm thấy hài ḷng khi nhẩm tính nhiều khoảng nợ nần có thể trả hết vào cuối năm nay.
“Trả nợ xong là sẽ đi chơi đó. Tôi đă có kế hoạch đi chơi trong đầu rồi,” vẫn bằng nụ cười không chút vướng ưu phiền, chị Diệp khoe tiếp.
Dẫu đă sang Mỹ, chọn California là vùng khí hậu thích hợp cho việc dưỡng bệnh, nhưng chị Diệp cũng cảm nhận rằng sức khỏe chị bắt đầu xuống dốc, các khớp biến hóa nhiều. Có điều, “bây giờ tôi khỏe ngày nào mừng ngày đó. Tôi cảm thấy 'enjoy' với cuộc sống, không ôm nỗi buồn vào ḷng, để làm ǵ kia chứ!” Chị lại cười.
Ước mơ hiện giờ của người phụ nữ không gục ngă trước số phận đó “chỉ là muốn đoàn tụ với hai đứa nhỏ.”
Mắt chị long lanh: “Giờ này tôi c̣n chờ cái ǵ, mong muốn cái ǵ nữa chứ? C̣n ngày nào th́ mong sum họp với con ngày đó, chăm sóc con ngày nào hay ngày đó.”
Khi bài viết đă xong, tôi nhận được email của chị. Trong đó, chị viết:
“Hăy cho tôi có một cơ hội để nói lên ḷng tri ân chân thành đến những người bạn thân thương luôn bên cạnh lúc tôi gặp khó khăn, bệnh hoạn và đơn độc; đến những người chủ mà tôi đă làm việc qua, đă không v́ tuổi tác và vóc dáng, mà cho tôi cơ hội làm việc và học hỏi.
Tất cả đă giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống và cảm nhận được vị ngọt của t́nh người.
Tôi biết, rồi đến ngày nào đó, tôi cũng phải đi xa. Tôi ra đi với tất cả lưu luyến v́ cuộc đời quá dễ thương.”
“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, tôi có thêm ngày nữa để yêu thương.”
(chị này không biết t́nh trạng cư trú ,di dân ra sao,chứ nếu hợp lệ,
th́ chị thuộc diện bệnh,tàn tật, th́ sẽ đuợc trợ cấp suốt đời (tiền và chi phí sức khoẻ medicare, có thể chị làm thêm nghề này để có thu nhập, ở bang Cali th́ tiền cho người tàn tật cao)
|
|
rabbitnguyen
member
REF: 558574
08/17/2010
|
Mr An and Mr Thichnghenhac muôn năm! (muốn nằm á)
Hai mít tờ "lụm" được bài viết hay ghê!
Hay nhứt là câu này nè:
"...Khi làm chuyện ǵ v́ bổn phận và trách nhiệm th́ ḿnh sẽ thấy công việc nhẹ nhàng. Khi ḿnh muốn thoái thác, từ chối th́ ḿnh sẽ cảm thấy mệt mỏi.”
Cám ơn Bác OT với chủ đề thật ư nghĩa...!
|
|
vitbuocno
member
REF: 558651
08/17/2010
|
Thật là cảm ơn anh zatoichi quá à, nhờ anh post lên mà em đă được đọc bài viết rồi, hay thật đấy, trên đời có thật nhiều tấm gương để ḿnh học tập quá, họ quá nghị lực và tự tin vào cuộc sống, dù số phận không mang đến cho họ sự may mắn như một người b́nh thường, em cảm ơn anh zatoichi nhiều nha, chúc anh bác OT và mọi người giữa tuần sức khỏe và vui ạ.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|