nguoihaiduong
member
ID 63201
09/03/2010
|
Tỷ phú Việt ở Budapest (St)
Nh́n Lê Thanh B́nh giản dị bên chiếc xe hơi cũ và rất kín tiếng, ít ai biết anh là chủ một trong những thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm lớn nhất Hungary (DDA) với 100 siêu thị rải khắp nước. Anh cũng là một trong số ít ông chủ dám mua du thuyền và cả khu nghỉ dưỡng ở hồ Balaton lớn nhất Trung Âu.
Ngày cuối tuần, Lê Thanh B́nh bố trí đưa tôi đi thăm hồ Balaton, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Âu và cũng là nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Hungary. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, giới thượng lưu Budapest bắt đầu đua nhau mua khu nghỉ dưỡng, du thuyền ở đây nên Balaton cũng được xem là nơi của giới nhà giàu.
Anh B́nh cũng là một trong những ông chủ với nhiều tài sản giá trị tại đây với du thuyền, một khu nghỉ dưỡng cuối tuần rộng lớn trên đảo hồ Balaton.
Cả ngày hôm trước đi thăm các cơ sở của anh B́nh, nhưng tôi vẫn chưa có dịp được tṛ chuyện cùng anh. Trong cái giá lạnh se sắt bên hồ Balaton mênh mông, bảng lảng khói sương, dứt hẳn ra khỏi công việc điều hành hệ thống siêu thị bận rộn, lúc này Lê Thanh B́nh mới có thể tṛ chuyện với tôi về quăng đời thăng trầm và trở thành ông chủ lớn nơi xứ người.
Trước khi đáp tàu đến một loạt nước thuộc khối Xă hội chủ nghĩa trước đây để t́m hiểu đời sống bà con người Việt trong thời buổi “kinh tế chợ” hết thời, tôi được những người Việt thông thạo châu Âu gợi ư phải t́m hiểu thương hiệu của Lê Thanh B́nh. Lư do là anh đă thấy trước sự thoái trào của phương thức làm ăn nhỏ lẻ ở chợ để xác định kiểu kinh doanh bài bản ngay từ đầu.
Là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam ở Hungary, anh đứng ra vận động tổ chức nhiều cuộc hội thảo về thay đổi phương thức kinh doanh của bà con người Việt trong bối cảnh buôn bán ở chợ trời ngày càng xa lạ với nền kinh tế Đông Âu đang hội nhập mạnh mẽ. “Nhưng sự thay đổi đó đâu có dễ dàng và trong một sớm một chiều. Tôi đành lấy sự kiên tŕ trong kinh doanh của ḿnh để thuyết phục bà con”.
Dấn thân vào thương trường
Tốt nghiệp ngành tự động hoá Đại học Bách khoa Hungary năm 1985, Lê Thanh B́nh về nước và vào làm việc tại Viện Kỹ thuật Quân sự. Đến năm 1988, anh được cử trở lại Budapest làm nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm Khoa học Hungary.
Bảo vệ xong luận án tiến sỹ, anh được mời giảng dạy tại bộ môn anh từng theo học ở Đại học Bách khoa Hungary. Từ năm 1991, anh thành lập công ty. Nhưng phải đến 3 năm sau, anh mới xin thôi việc ở trường đại học, ra ngoài làm kinh doanh và củng cố công ty của ḿnh.
Hồi đó, khối các nước Xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu mới tan ră, anh chọn kinh doanh máy tính. Thấy thị trường khát mỹ phẩm, anh lại chuyển sang kinh doanh mặt hàng này. “Nhưng phải là mỹ phẩm của các hăng nổi tiếng. Các hăng nổi tiếng chỉ chọn đại lư lớn, có tiếng tăm, có mặt bằng, kho chứa hàng đảm bảo tiêu chuẩn. Mà hồi đó tôi đâu có ǵ. Cùng với một cộng sự người Hungary, chúng tôi xách cặp đến gặp lănh đạo những hăng mỹ phẩm lớn mới có mặt ở Hungary” – Anh B́nh kể.
Nhờ kiên tŕ, anh gặp được đại diện hăng P&G. Sau cuộc đàm phán, hăng này đồng ư nhận anh làm đối tác bán hàng với điều kiện: phải bán hết lô hàng lớn trong thời gian rất gấp v́ sắp hết hạn sử dụng. “Không chút lưỡng lự, tôi liều nhận ngay dù chưa biết phải bán như thế nào. Rồi cũng bán hết lô hàng theo thời gian hăng yêu cầu. Bị lỗ vốn nặng, nhưng đổi lại tôi trở thành đối tác bán hàng chính thức của P&G.”
Từ thành công ấy, anh tiếp tục đàm phán và trở thành đối tác của các hăng mỹ phẩm nổi tiếng thế giới như Henkel, L’Oréal, Unilever… Với số lượng hàng xuất nhập khổng lồ hàng ngày, anh mua lại một nhà máy cũ, vừa làm kho chứa vừa làm nơi bán hàng trực tiếp cho các đại lư cấp 2.
Giữa những năm 90, dân Đông Âu bắt đầu tiếp cận với hàng hoá từ các nước tư bản, trong đó mỹ phẩm rất được ưa chuộng. Chỉ một thời gian rất ngắn, mỹ phẩm trở thành mặt hàng bán chạy nhất thời đó.
Với lợi thế rẻ hơn so với các đối tác khác, kho hàng của anh B́nh cứ nhập vào đầy rồi lại vơi đi ngay trong ngày, trở thành địa chỉ quen thuộc của giới bán lẻ lớn từ các nước Đông Âu giáp giới với Hungary. Công việc kinh doanh của Lê Thanh B́nh cứ thế phất lên như diều gặp gió.
“Nụ cười cho em”
Kinh doanh thuận lợi đă giúp anh mở được nhiều siêu thị mỹ phẩm. Trong khi đó, các siêu thị của anh bắt đầu phải cạnh tranh gay gắt với những thương hiệu lớn của Đức ở Budapest cũng như trên toàn nước Hung gồm DM và Rossmann. Một thương hiệu cho hệ thống cửa hàng của Lê Thanh B́nh càng trở nên cấp thiết.
Cơ hội đến khi CBA (tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hungary) với 600 siêu thị, doanh thu 2 tỷ USD mỗi năm mời anh mua cổ phần và cung cấp mỹ phẩm cho hệ thống siêu thị này. Mua được 2% cổ phần của CBA, Lê Thanh B́nh ra mắt thương hiệu DDA (nụ cười cho em) cho hệ thống bán lẻ của ḿnh.
" Mục tiêu của chúng tôi là quốc tế hoá thương hiệu DDA" - Doanh nhân Lê Thanh B́nh
Bây giờ DDA của anh đă có 102 siêu thị mỹ phẩm, trung tâm phân phối lớn ở Budapest và phía Tây Hungary với doanh số hàng trăm triệu USD mỗi năm. “Tôi đặt mục tiêu 3 năm nữa sẽ có 300 cửa hàng chuyên doanh mỹ phẩm và phải trở thành thương hiệu lớn thứ ba sau DM và Rossmann”.
Là dân nghiên cứu, nhưng Lê Thanh B́nh lại tỏ ra đặc biệt nhạy bén chốn thương trường, đưa ra những quyết định đúng thời điểm. Lúc khó khăn nhất là lúc anh nh́n thấy nhiều cơ hội nhất.
“Năm 2008, khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, các hăng mỹ phẩm lớn P&G, Henkel, L’Oréal… sa thải nhân viên hàng loạt. Vậy là tôi có thể lựa chọn đội ngũ nhân viên và người quản lư giỏi nhất của các hăng bị sa thải về làm việc cho ḿnh, vừa dễ tuyển người, vừa đỡ mất kinh phí, thời gian đào tạo.
Cũng tại thời điểm đó, anh sắm hàng loạt xe chuyên chở mới với giá rẻ tới một nửa so với giá trước đó, thậm chí trả chậm trong khi các hăng sản xuất ô tô đang gặp khó khăn do tiêu thụ chậm, sản xuất đ́nh đốn” - Anh B́nh tiếp chuyện.
Có đội ngũ nhân viên giỏi rồi, anh dồn sức tiếp thị sản phẩm và đưa ra bán những mặt hàng thương hiệu lớn với giá rẻ hơn thị trường. Kết quả là trong thời gian ngắn, lượng khách hàng mới của DDA tăng thêm 20% và doanh thu cũng tăng đáng kể trong khi nhiều hăng lớn lao đao.
Muốn mang thương hiệu về Việt Nam
Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary năm nay, hệ thống cửa hàng của CBA trên toàn nước Hung sẽ có tuần lễ hàng Việt Nam. “Đưa được hàng Việt vào hệ thống CBA đồng nghĩa với việc hàng Việt sẽ được tiêu thụ tốt ở thị trường Hungary” - Anh B́nh khẳng định.
Lường trước được sự cạnh tranh gay gắt với những thương hiệu toàn cầu, Lê Thanh B́nh vẫn quyết tâm đưa DDA vượt khỏi biên giới Hungary.
“Cái tên DDA đă quen thuộc với người Hung nên tôi sẽ mở rộng hệ thống cửa hàng sang những nước xung quanh có cộng đồng Hung sinh sống. Trước mắt, DDA sẽ xây dựng cửa hàng ở Czech, Slovakia và sau đó là Ucraina. Mục tiêu của chúng tôi là quốc tế hoá thương hiệu DDA”.
Anh cũng đang xúc tiến đưa thương hiệu của ḿnh đến các nước vùng Balkan, trong đó có Romania, Croatia.
“Điều tôi trăn trở không chỉ là đưa DDA mà thêm nhiều thương hiệu Hungary khác về Việt Nam. Trước mắt, chúng tôi muốn bố trí một cuộc gặp gỡ giữa lănh đạo tập đoàn CBA lớn nhất ở Hung trong lĩnh vực bán lẻ với lănh đạo Chính phủ”. Có lẽ v́ mong mỏi này mà cuối năm ngoái, anh đă bỏ tiền mời một đoàn gồm đại diện những doanh nghiệp lớn ở Hungary về Việt Nam t́m cơ hội hợp tác đầu tư.
Một kế hoạch thiết thực được anh rốt ráo phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary thực hiện. Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hungary năm nay, hệ thống cửa hàng của CBA - Tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở Hungary trên toàn nước Hung sẽ có tuần lễ hàng Việt Nam. “Đưa được hàng Việt vào hệ thống CBA đồng nghĩa với việc hàng Việt sẽ được tiêu thụ tốt ở thị trường Hungary” – Anh B́nh khẳng định.
* * *
Mùa đông châu Âu, chưa đến 5 giờ chiều, trời đă sập tối. Chúng tôi kết thúc câu chuyện lên xe về Budapest trên quăng đường ngót trăm cây số. Chiếc xe lao vun vút trên đường cao tốc giữa cái giá lạnh tê tái, nhưng tôi thấy thật ấm áp trong ḷng. Tôi tin sẽ đến lúc được thấy thương hiệu quốc tế DDA cạnh tranh với những hăng bán lẻ toàn cầu. Thương hiệu đó của một người Việt Nam.
Hải Hà
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat