Thinh lặng... là niềm vui lớn lao
lời ca hoàn hảo, lời nguyện cao vời.
Thinh lặng là người bạn sâu xa
mà ta nghe im tiếng
Lời đầu môi đă ngừng. Lời hùng biện tạm nghỉ.
Không c̣n lời nói. Nghỉ ngơi.
Thoải mái tuyệt vời.
Đầu óc chữa lành khỏi những đ̣n ḿnh đă chịu đựng
do tiếng ồn của những người ḿnh gặp
mà không ngừng nói ngược nói xuôi...
(Thi sĩ E. Rostand)
Càng ngày con người hiện nay t́m lại sự hữu lư của thi sĩ kia. Họ cảm thấy nhu cầu cấp bách phải t́m lại sự quân b́nh, ấy là thỉnh thoảng phải cắt đứt trận cuồng phong của nhịp sống hiện tại. Bởi lẽ cấp bậc đầu tiên của thinh lặng chỉ là một đ̣i hỏi tâm lư và sinh lư.
Một viên chức trẻ thổ lộ: “Tôi bị cuốn hút ngoài sức ḿnh vào trong guồng máy các nhiệm vụ xă hội nghiệp vụ, bị kẹt cứng giữa thu nhập và h́nh ảnh thất nghiệp. Tôi có cái cảm giác kỳ quặc là đang đi xuyên qua cuộc sống trên một chiếc xe lửa cao tốc không dừng bất cứ nơi nào, rồi sẽ tông mạnh vào bức tường của cái chết mà không có th́ giờ ngắm nh́n phong cảnh. Đôi khi, tôi về vài ngày với gia đ́nh để nghỉ nhưng vẫn đem theo các hồ sơ... Cần phải một trở ngại lớn về sức khoẻ th́ tôi mới dám kéo c̣i báo động trên chiếc xe ma quái này, để dừng lại giữa đồng quê mà dành th́ giờ đi hái hoa dại với con cái ḿnh.”
Chúng ta nhất định phải t́m ra con đường thinh lặng. Cấp bậc thứ nhất của thinh lặng ở vừa tầm mọi người và không đ̣i buộc phải đọc những văn kiện bác học về vấn đề này. Đừng chờ đợi đến khi ‘găy’ rồi mới t́m ra - tối thiểu là định kỳ - một cách sống khác, để cho thân thể và trí óc nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định. Đấy là h́nh thức thứ nhất để giải độc tiếng ồn.
T́m lại hương vị của các thú vui đơn giản. Đi bộ rất sớm trên bờ biển. Hít thở hương thơm của quê hương với hết cả con người ḿnh.
Lắng nghe tiếng gầm thét của sóng biển hay tiếng ŕ rào của ḍng nước nhấp nhô, phản ánh lịch sử ngàn đời của chúng ta. Lắng nghe cái im lặng của các ngọn núi tuyết phủ mà nét uy nghi nói lên sự nhỏ bé của con người, đồng thời sự cao cả của chúng ta v́ chúng ta biết nghĩ suy.
Đi bách bộ nơi đồng quê. Chọn những con đường vắng thay v́ ánh sáng các ṣng bạc. Bước chầm chậm đến bên bờ suối.
Ngắm nh́n nét tế nhị của gân một lá cây, cái khéo léo cần cù của một con kiến, sự hoàn hảo của một cánh hoa, hay một mạng nhện mà sương mai đă đặt vào đấy những hạt ngọc lấp lánh muôn màu.
T́m lại một vài điều hay trong tư thế lười biếng: thưởng thức một buổi sáng dậy trễ. Nằm trên thảm cỏ, dưới bóng một tàng cây. Ngửa mặt nh́n trời để cho làn gió mơn trớn, đưa ḿnh theo cành lá nhè nhẹ lắc lư. Không nghĩ ngợi ǵ cả. Trở thành một ‘cây thông đứng giữa trời mà reo’, chỉ thế thôi. Hút lấy năng lực của nhựa cây từ rễ vươn lên đến ngọn. Trở thành chốc lát nơi gặp gỡ của thế giới khoáng vật, thực vật và động vật.
T́m thú vui tṛ chuyện với một cụ già ngồi trên ngưỡng cửa. Chơi một ván ném ḥn với người dân địa phương. T́m lại những cử chỉ hạnh phúc đơn sơ, cảm nếm sự cô đọng và cái bất ngờ của đời thường. Thưởng thức nét duyên dáng cái tranh tối tranh sáng trong một nhà nguyện mà ḿnh phải đi t́m ch́a khóa nơi căn nhà bên cạnh.
Thinh lặng. Thinh lặng.
Ch́m sâu vào thinh lặng như vào một bể tắm hồi sức cho ḿnh.
Thoát ḿnh khỏi sự thống trị của truyền h́nh để đệt lên những liên hệ mới trong gia đ́nh, thường căng thẳng do những đ̣i hỏi và giờ giấc của công việc. Thoải mái cười đùa với nhau... Chơi ô chữ. Nắm lấy tay đứa con nhỏ nhất rồi chạy vẩn vơ trên vùng đất ngát hương hoặc ngồi bệch xuống đất mà đọc với cháu cuốn sách h́nh mới nhất.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng sự thoải mái thể lư này chỉ là giai đoạn đầu. Thinh lặng không chỉ là vắng đi tiếng ồn.
Thinh lặng tâm lư phải tiếp theo để mở ra những cấp bậc khác của thinh lặng, thinh lặng của lương tâm, của linh hồn, của con tim lắng nghe Thần Khí.
Những triết gia cổ đại giải thích rằng sở dĩ ‘gương mặt trẻ sơ sinh rạng rỡ’ là v́ chúng vẫn c̣n nghe âm vang tiếng nhạc thiêng thượng của không gian vũ trụ mà linh hồn nó vừa đi qua. Các Giáo phụ đă viết rằng: ‘con người, cấu trúc vi mô của vũ trụ được tạo dựng, có thể nghe được trong sự thinh lặng của tâm hồn ḿnh tiếng nhạc du dương của toàn thể công tŕnh sáng tạo’. Và trường phái hội họa tượng trưng truyền thống đă vẽ các phẩm thiên thần nhạc sĩ đang ḥa tấu, giữa đất trời, một bản nhạc khe khẽ và vĩnh cửu. Điều này cũng muốn nói rằng vũ trụ là một bản giao hưởng vĩ đại mà mọi tạo vật, sống động hoặc vô tri, đều tấu lên bè của ḿnh để tôn vinh Đấng Tạo Dựng.
Quả thực, sự im lặng tuyệt đối th́ hủy hoại con người. Muốn đáp ứng cho con người, sự im lặng phải được dệt bằng những tiếng động nhỏ nhẹ mà khi lần lượt hay đồng loạt trổi lên, chúng trở thành một bản nhạc êm dịu và du dương.Giai đoạn đầu tiên để học thinh lặng thường là học lại cách thuần phục một ngàn lẻ một nốt nhạc kia, những nốt làm lên bản nhạc của im lặng.
Thinh lặng là một trường dạy hay đúng hơn tái giáo dục khả năng chú ư của chúng ta để ḿnh biết lắng nghe tiếng nhạc của công tŕnh tạo dựng. Con người không c̣n có thể tự nhiên chú ư đến vật thể và hữu thể và cần học cách để cho chúng hiện hữu trước khi muốn giải thích hoặc sử dụng chúng. Ngắm nh́n và lắng nghe một cái cây, một đóa hoa, một viên đá. Để cho sự vật tỏ ḿnh trong thinh lặng. Để cho chúng ‘nói’. Đón nhận chứ không chiếm đoạt.
Dù không nhất thiết phải là triết gia hay thi sĩ, th́ có ai đă chẳng từng nghe được tiếng nhạc của thinh lặng? Im lặng của các ngọn núi tuyết phủ. Im lặng của hoàng hôn. Thậm chí im lặng của sóng biển đang gầm thét. Cần phải bắt đầu dành th́ giờ để dừng lại. Th́ giờ để tẩy rửa tai ḿnh như giải độc cho một con nghiện. Lắng nghe tiếng thở than của gió, tiếng tí tách của lửa, tiếng ca của ve hay chim, tiếng róc rách của suối, những tiếng quen thuộc trong làng hay trong nhà, những tiếng ấy không phá vỡ im lặng mà dệt thành thinh lặng. Chỉ có tiếng ồn hung hăn mới phá vỡ im lặng.
Lắng nghe một khúc nhạc như trẻ sơ sinh nghe được lần đầu. Không suy nghĩ hay phân tích. Hăy để cho âm thanh, âm sắc thấm vào trong ta. Ai không c̣n biết nghe tiếng nhạc của tạo vật, người ấy không biết lắng nghe người khác và lại càng không biết lắng nghe tiếng Chúa. Sự thinh lặng cũng giống như một nốt lặng giúp nghe rơ hơn nốt trước và nốt sau đó. Nó chuẩn bị để giúp ta ân cần hơn với tha nhân và làm cho những cuộc gặp gỡ của ḿnh có chiều sâu hơn.
Thinh lặng là một trường dạy ḷng tôn trọng. Tôn trọng tạo vật. Tôn trọng con người...
Thinh lặng là vị thầy dạy ta biết lắng nghe. Lắng nghe tiếng nhạc của tạo vật, hầu nắm bắt được sự hài ḥa thầm kín. Lắng nghe ḷng ḿnh, lương tâm ḿnh để biết rơ ḿnh và định hướng cuộc đời. Lắng nghe con người để làm cho ḿnh phong phú nhờ sự khác biệt và để yêu thương họ hơn. Lắng nghe tiếng Chúa - Tiếng của Người trong nội tâm ta, Thần Khí của Người, đang nói trong ḷng ḿnh để trao ban Sự Sống.
Lắng nghe, nhưng cũng cảm nhận, đụng chạm, t́m lại sự tiếp xúc với vật chất thô. Ṿ một nắm đất. Vuốt một ḥn sỏi. Đi chân không trên cát. Bước trên lá cây hay lá thông trong một khu rừng. Tất cả đều có thể trở nên trường học chú ư, nhạy cảm với tạo vật, với người khác và với chính ḿnh. Giai đoạn một mở cửa cho những cấp bậc khác của thinh lặng.
Michel Hubaut - Maranatha dịch
rainiii
member
REF: 616589
10/29/2011
27 - ĐIỀU ĐÁNG PHẢN KHÁNG TRONG SỰ THINH LẶNG CỦA THIÊN CHÚA.
Nếu Thiên Chúa là Lời, th́ Người cũng là Thinh Lặng! Không phải cái thinh lặng mà ta đă nói trước đây, cái thinh lặng bao quanh và chuẩn bị cho Lời, nhưng cái thinh lặng có vẻ rất giống như một sự vắng mặt! Cái ‘điều đáng phản kháng’ (scandale) trong sự thinh lặng của Thiên Chúa đă là một trong những ray rứt của dân Giao Ước trong quá tŕnh lịch sử đầy sóng gió của ḿnh. Một sự thinh lặng không thể nào hiểu được, khiến cho tác giả thánh vịnh thường thốt lên một lời than thở lo lắng khi phải đối diện với sự vênh váo trịch thượng của kẻ dữ.
Ngay cả các ngôn sứ đôi khi cũng chua chát phản kháng, thấy kẻ nghèo bị bóc lột, người vô tội luôn bị khinh chê, c̣n Thiên Chúa th́ im lặng. Họ thét lên với Chúa: “Cho đến bao giờ, Lạy Chúa, con kêu cứu mà Người chẳng đoái nghe?... Sao Người lặng thinh khi kẻ dữ nuốt chửng người chính trực?” (Kb 1, 2.12)
C̣n thảm kịch của Giốp th́ đă trở thành biểu tượng nổi danh cho người công chính vô tội, khi họ kêu cầu trước sự thinh lặng của Thiên Chúa
Con kêu lên Người, nhưng Người không đáp,
Con tŕnh diện Nguời, nhưng Người chẳng lưu tâm. (G 30,20)
Ta hăy nhớ lại rằng dân Kinh Thánh, sau cuộc tàn phá Giêrusalem, vào thời Lưu Đày, đă từng thấy thế giới tôn giáo của ḿnh sụp đổ, Đất Hứa đă bị quân xâm lăng dẫm nát, hậu duệ của dân thiên sai lại bị lưu đày, Đền Thờ điêu tàn... Đấy là một cú sốc khủng khiếp đối với đức tin khiến họ phải đặt lên câu hỏi ray rứt: Thiên Chúa ở đâu? Lại một nhu cầu cấp bách phải tẩy rửa khái niệm của họ về Thiên Chúa, phải đào sâu nội dung của lời hứa và ư nghĩa của ơn gọi!
Những Thánh Vịnh mệnh danh là ‘của người nghèo của Thiên Chúa’, được viết sau cuộc lưu đày khủng khiếp ấy, nói lên sự thinh lặng đáng sợ của Thiên Chúa:
V́ sao Người không đáp lại con, ôi lạy Chúa! (Tv 12)
Cho đến bao giờ, lạy Chúa, Người sẽ ẩn dấu tôn nhan Người? (Tv 82)
Xin trỗi đậy, v́ sao Người vẫn ngủ, xin thức giấc! (Tv 87)
Làm sao có thể chấp nhận được điều đáng phản kháng là Thiên Chúa im lặng? Làm sao chúng ta có thể thoát khỏi chiều kích vượt qua của sự cô đơn mà chính Đức Giêsu đă đón nhận? Như thế, sự cô đơn của chúng ta đôi khi là thời gian huyền bí để cày gieo, thời gian mà Thần Khí kiên nhẫn xây dựng con người vĩnh cửu của chúng ta. Cái thinh lặng khi cưu mang. Cái thinh lặng của con người mới sẽ được sinh ra trong đất mới! Cái thinh lặng của ngày thứ bảy Tuần Thánh trong khi chờ đợi Phục Sinh! Cái thinh lặng để khước từ những của cải nghèo nàn, những kế hoạch phù phiếm của ḿnh hầu đón nhận những sự phong phú không hề hư nát của Thiên Chúa.
Sự thinh lặng của con người cũ chết đi và của đứa con của Thiên Chúa tái sinh. Sự thinh lặng hạt lúa ḿ chôn vùi dưới đất trước khi trở thành một bông lúa mới. Sự thinh lặng của cái kén chuẩn bị cho con bướm vổ cánh mà bay. Sự thinh lặng của lột xác, của vượt qua. V́ không bao giờ có sự sống nếu không có sự tăng trưởng, và không thể tăng trưởng nếu thiếu sự biến đổi, và không có biến đổi nếu không thông qua cái chết. Sự thinh lặng măi măi là một huyền nhiệm về cái chết cũng như về sự tái sinh.
Đấy là sự thinh lặng, không chỉ để chiến đấu chống lại sức mạnh sự dữ, nhưng c̣n là để thanh luyện, đào sâu mầu nhiệm về Thiên Chúa và về con người. Vâng, đôi khi Thiên Chúa có vẻ thinh lặng! Nhưng sự thinh lặng ấy chẳng phải là một cách tôn trọng tự do của con người sao? Một cách mời gọi họ đào sâu khát mong của ḿnh, mở rộng chân trời của ḿnh sao? Nếu đôi khi T́nh Yêu im tiếng, th́ im lặng chẳng phải là một lời mặc khải sao?
Dù Thiên Chúa thiết tha mong muốn yêu thương, gặp gỡ tôi, ban ơn cho tôi, th́ Người cũng không muốn có một sự ngộ nhận giữa bản chất sâu xa của tôi, giữa thực tại của tôi với điều mà Người dành cho tôi. Khi sự thinh lặng của chúng ta có vẻ trống rỗng, khi Thiên Chúa có vẻ trở nên một thực tại mơ hồ và ngôn ngữ mà chúng ta dùng để tiếp cận Người có vẻ như những lời ngây ngô trống rỗng, có lẽ đấy là lúc mà Đấng Tạo Dựng mời gọi chúng ta mở ḷng ra để đón nhận một giai đoạn mới trong quá tŕnh tăng trưởng thiêng liêng của ḿnh.
Một cuộc vượt qua khó khăn; qua đó ta phải học cách giữ thinh lặng v́ Thiên Chúa mà thôi! Lúc này, chước cám dỗ sẽ là xem các giai đoạn trước đó chỉ là ảo tưởng hoặc tự kỷ ám thị. Thế nhưng, qua sự cô đơn ‘sa mạc’ này, Thần Khí hướng dẫn chúng ta đến giai đoạn tiếp theo, đến một thái độ chân chính hơn đối với Thiên Chúa.
Đây là một sự thinh lặng đáng sợ, nhưng nó thanh tẩy chúng ta khỏi cái nhu cầu tha thiết của ḿnh đó là ‘chiếm hữu’, là thu thập ‘các kinh nghiệm tâm linh’.
Thế nhưng ta không thể nào tích trử ‘ân sủng’ cũng như không thể tích trử manna trong sa mạc. Chúng ta phải t́m ra t́nh chất ‘cho không’ của t́nh yêu Thiên Chúa, của Giao Ước và của những ân huệ không lường trước được. Thời gian sa mạc! Đêm đen khó thở! Đấy là thời gian khô cằn cần thiết để ta cắm rễ vào đức khiêm nhường và vào việc phó thác trong đức tin. Đêm đen của cơi ḷng và trí khôn, lúc mà con người bắt đầu nghi ngờ mọi sự: nghi ngờ chính ḿnh, nghi ngờ loài người và nghi ngờ cả Thiên Chúa. Sự thinh lặng đáng sợ. Đêm tối của đức tin.
Những giai đoạn bi tráng này của dân Chúa - như ta thấy trong các văn bản viết sau lưu đày - đều dẫn đến kết quả là đức tin được nội tâm hóa sâu xa hơn.
Nhưng đối với một vài người, cái cảm giác độc thoại cô đơn ấy đôi khi trở thành một cuộc chiến bi thảm đẫn đến việc đánh mất đức tin. André Gide, chẳng hạn, kể lại cuộc chiến nội tâm mà ông đă kinh qua trong thời gian niên thiếu và đă làm cho ông rơi hẳn vào thái độ vô thần:
“Ôi Đấng Hằng Hữu, ôi Thiên Chúa của con! Ôi con mong được biết Người! Con quỳ gối lâu giờ, và h́nh hài lo lắng trong khi tâm hồn t́m kiếm những lời cầu nguyện mới, và đôi khi tâm hồn đâm ra sợ hăi trước lời độc thoại trường kỳ của ḿnh. Ôi! Khi ta không nghe một lời nào đáp lại, mà vẫn tin, vẫn c̣n đức tin mà không có ǵ trấn an ḿnh; chờ đợi, nguyện cầu và biết rằng niềm hy vọng ấy đang đánh lừa ḿnh; và rồi tiếp tục cầu nguyện, bằng mọi giá, bởi v́ có lẽ...” (Les cahiers d’André Walter, trang 144-145),
François Mauriac chép lại trong một tiểu thuyết của ông, câu trả lời thống thiết mà cha xứ Baluzac, một người đă rơi vào đêm đen của vô tín, đă nói với Xavier, một chủng sinh trẻ, khi anh nhận xét rằng ngài hẳn không thể nào yêu thương trọn đời một tư tưởng hay một huyền thoại:
“Vâng, ta có thể yêu thương một người đă chết cách đây 2000 năm, đúng vậy. Cha là bằng chứng đây, cha và nhiều người khác. Người ấy đă đánh lừa cha biết bao! Người ấy đánh lừa chúng ta từ thế kỷ này đến thế kỷ khác! - Ngài tiếp tục bằng một giọng run rẩy - Cha đă cầu nguyện thật nhiều, van xin thật nhiều! Vào tuổi con, người ta thốt lên những câu hỏi và những câu trả lời, rồi nghĩ rằng chính Thiên Chúa nói. Người ta không biết rằng chẳng có ai cả!” (L’Agneau, tr 208)
Những tiếng thét phản kháng ấy, xưa kia cũng như ngày nay, đối với sự thinh lặng của Thiên Chúa chẳng phải là tiếng thét của chúng ta một ngày nào đó sao? Khi bất hạnh giáng xuống, khi thất bại sau bao cố gắng, khi thử thách dày xéo chúng ta, khi bệnh hoạn, khổ đau hay cái chết xuất hiện trong ta hay quanh ta... câu hỏi nhói tim bùng dậy trong ḷng ta: Thiên Chúa ở đâu trong bao nhiêu biến cố ấy?
Ta không thể lên án cái khát vọng con người là muốn được nh́n thấy Thiên Chúa ra tay can thiệp khi mọi sự đều chao đảo. Nhưng cũng phải nhận ra chước cám dỗ muôn đời của con người là tạc ra cho ḿnh một thiên chúa ‘hữu dụng’, vừa tầm với mơ ước, nỗi sợ của ḿnh, và thiên chúa đó ‘phục vụ’ cho những nhu cầu trước mắt của chúng ta. Đấy là các thần linh được đựng lên trong thời cổ đại. Và chẳng phải là lúc nào cũng có một tên ngoại đạo đang thiếp ngủ trong mỗi người chúng ta sao?
Nếu cái vỏ thinh lặng của Thiên Chúa làm chúng ta đau, th́ nó cũng có thể trở nên cơ hội để ta đặt lên một câu hỏi đúng đắn và lành mạnh: “Tôi tin vào vị Thiên Chúa nào?”. Đây là một câu hỏi mà không nên quá nhanh nhẩu giải đáp bằng một lối ṃn duy tri thức hay một câu trả lời duy đạo đức. Vả lại vị Thiên Chúa mà người ta tưởng tượng ra để phục vụ cho các điều ḿnh yêu thích, cho các thành công của ḿnh, trong bối cảnh văn hóa xă hội hiện nay, vị Thiên Chúa ấy khó ḷng chống trả nổi với những cuộc phản kháng. Và trước cái chết của vị thiên chúa ‘hữu dụng’, chỉ có thể có hai thái độ mà thôi: hoặc là thái độ dửng dưng của chủ nghĩa vô thần hoặc là thái độ khiêm nhường đón nhận một Thiên Chúa không khớp với mong muốn của chúng ta.
Sự nghi ngờ có thể trở nên con đường dẫn đến một đức tin thuần khiết, một đức tin luôn t́m kiếm Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Đấng nhập thể trong h́nh hài khiêm nhường của một trẻ thơ, rồi chết đi trên thập giá, dù không hề có một tội lỗi nào.
Vị Thiên Chúa ấy quả thật không phải, tuyệt đối không phải, đơn thuần là h́nh ảnh phóng chiếu của các nhu cầu con người hầu che đi những lo sợ hiện sinh của ḿnh. Chúng ta không thể nào bịa ra được một Thiên Chúa như thế! Người chẳng hề khớp với những nhu cầu tự nhiên của một con người đi t́m sự bù trừ trong tôn giáo. Thiên Chúa đă xóa hào quang thần thánh của mọi thiên chúa giả trong ‘tôn giáo tự nhiên’. Trước vị Thiên Chúa ấy, vị Thiên Chúa thinh lặng, chúng ta được mời gọi thực sự tiến hành một cuộc vượt qua phục sinh. Sống lễ Vượt Qua của ḿnh cũng có nghĩa là đóng đinh vào thập giá mọi khái niệm của chúng ta về Thiên Chúa, hầu đón nhận một Thiên Chúa măi măi cao cả hơn, một Giao Ước ‘cho không’.
Vị Thiên Chúa mà Đức Giêsu Kitô mặc khải th́ không ‘dùng’ để làm ǵ cả, theo ư nghĩa hẹp của từ ngữ này. Người không xóa bỏ các giới hạn hay các thử thách trong kiếp người, nhưng Người biến đổi đời thường chúng ta và phá vỡ chân trời hạn hẹp của chúng ta.
Thật khó khăn để ‘trở lại’ với Thiên Chúa của Phúc Âm, để đi từ một ‘thiên chúa’ ngoại đạo mà ta phải lấy ḷng, phải thuyết phục hầu đến với một Thiên Chúa từng đón nhận cái chết của chúng ta để làm vọt lên sự sống đời đời. Tôi không cần phải biện minh cho sự thinh lặng của Thiên Chúa! Nhưng những sự thinh lặng ấy chẳng phải là một lời ‘âm’ mà chúng ta cần phải học cách lắng nghe và giải thích sao? Sự thinh lặng của Thiên Chúa chẳng phải là một h́nh thức ngôn ngữ không lời khiến chúng ta phải đào sâu, tinh luyện nội dung của các khát mong của ḿnh sao?