calinhoem
member
ID 73769
10/22/2012
|
MẸO VẶT Y KHOA
*BỊ ONG ĐỐT*: hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích.
*CAO MÁU*: ăn nhiều rau cần (Celery).
*CHÁN ĐỜI*: uống B-complex và amino acid.
*CHOLESTEROL*: uống sinh tố E.
*HAY QUÊN*: hãy uống nhân sâm (gingsen) hay ginko biloba.
*HÔI NÁCH*: hãy ăn nhiều rau ngò (parsley).
*KHÓ CHỊU TRƯỚC KINH KỲ*: hãy uống sinh tố B6.
*KHÓ NGỦ*: uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
*LÊN CƠN SUYỂN*: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
*MUỐN HẾT NGÁY*: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái.
*MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH*: uống nhiều sinh tố B1.
*MỎI LƯNG*: hãy uống sinh tố B5 và B-complex.
*MỤN*: hãy ăn nhiều đậu.
*MỤT CÓC*: dùng sinh tố A sẽ hết.
*MẮT CƯỜM*: dùng sinh tố B2.
*NẤC CỤC*: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
*NHỨC RĂNG*: Để một cục nước đá trên huyệt Hợp cốc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
*NỔI MỤT TRONG MIỆNG*: lành trong 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc).
*NÔN MỬA*: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
*RÁCH KHOÉ MÔI*: lành trong 1-2 ngày với sinh tố B6.
*SẠN THẬN*: tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.
*SAY SÓNG*: bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.
*SÌNH BỤNG*: dùng bột nổi.
*SỔ MŨI*: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.
*VỌP BẺ*: Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết ngay.
st
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
anhhoanhat
member
REF: 657013
06/13/2013
|
10 QUY TẮC ĂN UỐNG: cho bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữ trị bệnh của bác sỹ.
1. Ăn ít các thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
2. Ăn ít các thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa 1 số chất gây ung thư nên càng không nên ăn.
3. Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích: Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
4. Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
5. Đúng giờ, định lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
6. Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
7. Chọn giờ uống nước: Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
8. Chú ý phòng lạnh: Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
9. Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.
10. Bổ sung vitamin C: C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Nguồn:
http://afamily.vn/suc-khoe/quy-tac-an-uong-cho-nguoi-bi-benh-da-day-20121009052730634.chn
|
|
anhhoanhat
member
REF: 657014
06/13/2013
|
TRIỆU CHỨNG: Ung thư dạ dày thường phát triển trong các mô lót dạ dày. Mặc dù các chuyên gia sức khỏe chưa chắc chắn về nguyên nhân chính xác gây ra ung thư dạ dày nhưng những yếu tố được cho là có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày bao gồm: viêm loét dạ dày tá tràng gây ra bởi vi khuẩn H. pylori, viêm dạ dày, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày, lười tập thể dục, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng và béo phì.
Ung thư dạ dày thường không gây ra triệu chứng gì. Chỉ tới khi bệnh phát triển thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ ràng ra ngoài.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Quốc gia Mỹ có một số triệu chứng mà có thể căn cứ vào đó để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu (triệu chứng đầu tiên). Các triệu chứng này bao gồm:
Đau hoặc khó chịu ở bụng: cảm giác đầy bụng, tức bụng có thể là 1 dấu hiệu đầu tiên của ung thư dạ dày. Áp lực hoặc thỉnh thoảng có cảm giác đau nhói ở bụng, kèm theo ợ nóng quá mức... cũng có thể xảy ra khi bạn bị ung thư dạ dày. Ngoài ra, tình trạng ợ nóng và khó tiêu là phổ biến, ngay cả việc ăn uống cũng làm tăng sự đau đớn, khó chịu này.
Khó nuốt: Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.
Giảm cân: Giảm cân đột ngột mà không cần cố gắng có thể là một dấu hiệu của ung thư dạ dày. Kéo theo đó là tình trạng mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó cho dù bạn đang rất đói. Các biểu hiện này cũng có thể là do ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây ra.
Buồn nôn và nôn: Buồn nôn và ói mửa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc viêm loét dạ dày, nghiêm trọng hơn thì là ung thư dạ dày. Vì vậy, chưa thể kết luận ngay bạn bị ung thư dạ dày khi buồn nôn hoặc nôn. Nếu buồn nôn và ói mửa không mất đi hoặc ngày càng nghiêm trọng, có máu trong chất nôn thì tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt.
Cảm giác chướng bụng: Khi ung thư dạ dày tiến triển, có thể bạn sẽ cảm thấy chướng bụng, có thể là do sự tích tụ chất lỏng hoặc khối u phát triển, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ. Bụng bạn trông lớn hơn, phình to ngay cả khi không tăng cân hoặc lúc đang đói.
Có máu trong chất nôn hoặc trong phân: Theo Viện Y tế QG Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn.
Sức khỏe giảm: Một người bị ung thư dạ dày có thể bị giảm nhiều năng lượng so với những người bình thường nên họ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc không thể hoàn thành tốt các hoạt động hàng ngày của chính mình.
Tuy nhiên, biểu hiện này không đủ căn cứ để kết luận bệnh ung thư dạ dày, nhưng nếu nó đi kèm các triệu chứng trên thì tốt nhất bạn nên đi khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời và có hướng điều trị hiệu quả.
Nguồn:
http://afamily.vn/suc-khoe/nhung-trieu-chung-dau-tien-cua-ung-thu-da-day-20120728114745505.chn
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|