thanhgiangg99
member
ID 75813
07/11/2013
|
Can đảm như bệnh nhi ung thư máu..
Mắc bệnh ung thư máu, suy tủy xương... nhiều năm, ngày nào các em bé ở Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng bị tiêm, truyền khiến cảm giác đau đớn bị chai lỳ, ngủ dậy là xoa xoa vào chỗ tiêm v́ ngứa.
Khu điều trị dành cho bệnh nhi quá đông, hai bé phải nằm chung một giường. Bác sĩ Vũ Thị Hồng Phúc cho biết, hơn 80% trong số 120 em đang nằm viện bị ung thư máu, số c̣n lại mắc các bệnh suy tủy xương, tan máu bẩm sinh. Có bé mới sinh ra được 23 ngày tuổi đă phát hiện bị máu trắng.
Trừ các bệnh nặng phải nằm tại chỗ cả tháng, một số cháu phải nằm truyền hóa chất, truyền máu vài tuần mới được về nhà điều trị ngoại trú.
Việc điều trị bệnh ung thư hết sức tốn kém nhưng các cháu dưới 6 tuổi được miễn phí 100%. Ngoài ra, các học sinh, gia đ́nh khó khăn cũng chỉ phải trả 5 - 20%viện phí.
Bùi Thị Khánh Huyền (dân tộc Mường ở huyện Nho Quan, Ninh B́nh) mới 3 tuổi đă bị ung thư máu cấp từ tháng 10/2012. Đầu tháng 5, bé Huyền được chuyển lên Viện Huyết học điều trị, hai mẹ con trông nhau.
Cùng quê Ninh B́nh, hoàn cảnh của bé Nguyễn Trần Hiếu c̣n đáng thương hơn khi vừa bị tự kỷ vừa ung thư máu. Đă 8 tuổi nhưng Hiếu chưa biết nói. Mẹ Hiếu phải bỏ việc để lên chăm con trai, c̣n con gái 5 tuổi để ở nhà.
Các bệnh nhi được lấy máu hàng ngày để thử máu, truyền hóa chất.
Những ngày đầu, bé nào cũng khóc hết nước mắt nhưng sau vài tháng nhiều bé đă quen dần với cảm giác đau đớn này.
Không c̣n cảm giác đau nhưng các vết tiêm, vết truyền lại gây nhức và ngứa. Bé Ḥa B́nh (quê Hải Dương) hễ ngủ dậy là ngồi xoa tay suốt v́ ngứa chỗ châm kim.
Tất cả các bé khi được truyền hóa chất đều phải cắt tóc, cạo trọc đầu nên khó phân biệt giới tính. Sau hai tháng nằm viện, bé Hồ Linh Đan (5 tuổi) trông như con trai. Linh Đan từ bệnh viện Vinh (Nghệ An) chuyển lên bệnh viện Nhi Trung ương rồi đến Viện Huyết học, sau khi bị phát hiện bệnh bạch cầu cấp.
Nguyễn Thị Ngọc Lan mới 7 tuổi nhưng đă nằm viện được 4 năm. Dù bị bệnh nặng, một tháng phải lên Hà Nội nằm viện một lần nhưng năm học vừa qua bé vẫn học rất giỏi. Trên giường bệnh, cô bé quê Kim Động (Hưng Yên) vẫn không rời quyển vở, cái bút.
Bé Nguyễn Thị Thúy Hiền đang bị sốt phải đắp khăn. Cô bé cũng trông như con trai khi bị cắt trọc đầu.
Cô bé dân tộc Tày Nguyễn Thị Phương (4 tuổi) và em trai Nguyễn Duy Pḥng (2 tuổi, ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang) cùng bị tan máu bẩm sinh. Phương đang chơi đùa với mẹ, c̣n em trai được bố bế ngoài hành lang. Phương được phát hiện bệnh năm 2 tuổi, c̣n Pḥng nằm viện từ khi 5 tháng.
Hoàng Hà
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
thanhgiangg99
member
REF: 658993
07/11/2013
|
Nghề ... đổ máu
Ở xă Tân B́nh (Dĩ An, B́nh Dương) có một xóm cư dân nghèo từ các tỉnh tụ về mưu sinh bằng nghề gom nhặt kính vỡ. Cái nghề không phải ai cũng đủ gan làm, bởi nó khiến họ thường xuyên đổ máu.
Lúc hỏi thăm đường vào xóm kính, một người dân đă nửa đùa nửa thật đe khách lạ: "Vào đó coi chừng đổ máu nha”. Thực ra t́m vào xóm kính không khó bởi hai bên con đường đất nhỏ ngoài những bao kính xếp la liệt c̣n có rất nhiều mảnh kính vỡ vương văi khắp nơi.
Lời cảnh báo của người chỉ đường không hẳn là hù dọa. Bởi con đường vào xóm đă xuống cấp v́ những ổ trâu, ổ gà, lại thêm vô số mảnh kính vỡ vụn càng khiến cho phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn, chỉ cần tay lái không chắc là té ngă. Khi đó, mảnh kính vỡ đâm toạc da thịt là chuyện b́nh thường.
Đường vào xóm kính ở ấp Tân Hiệp, xă Tân B́nh (Dĩ An, B́nh Dương). Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Xóm kính là một băi đất trống, trên đó có hơn chục căn pḥng nhỏ tuềnh toàng, “hàng rào” làm ranh giới giữa các pḥng là những bao tải đựng kính vỡ dựng sát vách. Trong cái nắng gay gắt buổi trưa, những người thợ đầu đội nón lá, tay đeo găng bảo hộ, khuôn mặt đầm đ́a mồ hôi, vẫn đang miệt mài làm việc.
Một phụ nữ bịt khẩu trang kín mít, đôi tay đeo găng đang thoăn thoắt hốt từng bụm kiếng vụn bỏ vào bao. Thấy khách lạ, chị dừng tay: “Anh đi đâu vậy? Coi chừng mảnh kính, sắc lắm đấy”. Chị cho biết tên Trang, 34 tuổi, quê Nghệ An, làm nghề kính vỡ từ 4 năm nay. Gom xong đống kính vỡ vào bao tải, chị ngồi xuống, dùng búa tiếp tục đập những tấm kính khác cho nát vụn. Tiếng búa chan chát, tiếng kính vỡ loảng xoảng, âm thanh khô khốc, mảnh vụn văng tứ tung.
Chị Trang cho biết, xóm kính h́nh thành cách đây hơn chục năm. Ban đầu chỉ có mấy hộ ở miền Trung vào, đến giờ tăng lên gần ba chục hộ rồi. Thấy khách đưa mắt nh́n những căn pḥng lợp tôn, thấp tè, chị Trang giải thích: “Pḥng này trời nắng th́ nóng như lửa đốt, trời mưa th́ ồn không chịu được nhưng được cái gần băi kiếng nên cũng ráng ở. Trời nóng nực thế này, ở ngoài trời dễ chịu hơn chui vào pḥng đấy”.
Mỗi ngày, từ sáng sớm, đàn ông trong xóm đạp xe ba gác tỏa đi khắp nơi để gom kính vỡ đến chiều tối mới về. Hôm sau, những phụ nữ ở nhà sẽ phân loại kính rồi lau chùi, cắt, đập… Trước khi chở đi bán cho các nhà máy kính, để được trả giá cao, kính vụn phải được phân loại và làm sạch bằng nước, hóa chất, tùy theo độ bẩn.
“So với đàn ông, cánh nữ tụi tôi c̣n nhàn chán. Chứ hàng ngày chồng em và mấy người đàn ông trong xóm này đi mấy chục cây số, đến mọi nơi, từ băi rác đến công trường xây dựng để gom kính, vất vả lắm”, chị Trang nói. Làm vất vả là thế nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu. Ngày nào khá th́ hai vợ chồng chị được chừng 2 trăm ngh́n. Nhiều khi đi cả ngày mà chỉ được bốn, năm chục ngh́n, không đủ tiền xăng và ăn uống. Đấy là trời nắng đẹp, chứ mưa th́ đói luôn.
Rửa kính vỡ trước khi đập vụn. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Nói về nghề thu gom kính vỡ, ông Nguyễn Văn Bền (52 tuổi, quê An Giang), một trong những người đầu tiên làm nghề đập kính “đúc kết” bằng một câu cụt ngủn: "Cực khổ và nguy hiểm". Cực v́ đập kính chỉ có thể làm dưới trời nắng. Nguy hiểm v́ chỉ cần một sơ suất nhỏ, họ phải trả giá bằng máu và những vết sẹo trên cơ thể, thậm chí phải đánh đổi bằng một phần cơ thể.
Nói rồi ông ch́a bàn tay, những đầu ngón tay nát tươm v́ sẹo, vết cũ vừa lành, đă có vết mới đè lên. Cổ tay, cánh tay ông cũng chẳng ít sẹo hơn. Nghe khách thắc mắc sao không mua đôi găng tay dày cho an toàn, ông Bền cười chua chát: “Kiếm đủ tiền mua gạo, mắm muối ngày 2 bữa là may rồi, lấy đâu ra mà mua bảo hộ. Nghề này kiếm tiền th́ khó chứ kiếm vài nhát kiếng đâm trên da thịt th́ dễ”.
Anh Đặng Văn Đông (35 tuổi, quê Hà Tĩnh), theo nghề đập kính vài năm nay, kể nhiều hôm về, cởi áo ra giặt mới thấy rất nhiều vết máu đă khô, mới thấy sao cái nghề cực khổ, nguy hiểm quá, muốn bỏ nghề nhưng nghĩ nát óc mà chẳng nghĩ ra làm ǵ. Cuối cùng, lại tiếp tục cái nghề “đổ nhiều máu” này.
Ở xóm kiếng, ai cũng xót xa tiếc cho cô gái Cao Thị Hương khi mới 19 tuổi đă bị mảnh kính làm hư mắt trái. Cách đây chưa lâu, chiếc xe ba gác chở đầy kính của anh Nguyễn Huynh (33 tuổi, quê Nghệ An) bị nghiêng, anh dùng tay chống, do xe nặng nên anh bị ngă, găy tay, mảnh kiếng đâm tứ tung trên người. Bác sĩ nói anh phải nghỉ không làm nặng ít nhất một tháng, nhưng rồi mới nghỉ vài ngày anh đă lọ mọ đi làm.
“Ngồi ở nhà một tháng th́ chết đói. Vợ đi làm công nhân cũng đủ trả tiền nhà và gửi về quê chút đỉnh cho đứa con nhỏ. Thôi th́ ḿnh cứ nai lưng ra làm, được đồng nào đỡ đồng đó”, anh Huynh phân trần.
Những đầu ngón tay nát bươm v́ kính vỡ. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Nhắc đến “tai nạn nghề nghiệp”, ông Bền cho biết, giáp Tết năm ngoái, xóm kính lặng người khi chứng kiến một nữ đồng nghiệp mang bầu, v́ làm kiệt sức mà cả mẹ và con đều không sống nổi. “Mang bầu sắp đến ngày sinh mà vẫn phải ngồi làm quần quật từ sáng đến tối. Ăn uống lại không đủ chất. Có lẽ v́ thế mà đến khi sinh th́ mẹ kiệt sức, con cũng không cứu được”, ông Bền ngậm ngùi nói.
Buổi trưa, mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu, không khí càng thêm nóng bức. Ánh nắng rọi thẳng xuống những mái đầu được che chắn bằng chiếc nón lá cũ, rách. Họ “lỳ lợm” đối mặt với những mảnh kiếng vỡ đủ mọi h́nh thù, nhọn hoắt, sắc hơn dao, chĩa về mọi hướng, như đe dọa da thịt con người.
Do môi trường không an toàn nên ở xóm kiếng không có bóng dáng trẻ em. Những đứa trẻ đều được cha mẹ chúng gửi về quê, nhờ ông bà chăm sóc. “Nghĩ đến mấy đứa nhỏ là ḷng dạ bồn chồn. Muốn cho con vào đây ăn học để gần bố mẹ hơn, nhưng ở đây nguy hiểm quá, với lại, thu nhập thế này, hàng tháng có tiền để gửi về cho con đă là tốt lắm rồi”, nét mặt thẫn thờ, chị Trang nói.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
|
|
thanhgiangg99
member
REF: 659001
07/11/2013
|
Người mẹ trèo dừa
Người mẹ ấy tên là Vơ Thị Thơm...
Mỗi ngày chị Thơm trèo khoảng 20 cây dừa để kiếm tiền nuôi hai con học đại học
Tôi đến thôn Song Khánh, xă Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn, B́nh Định) t́m chị Vơ Thị Thơm. Hỏi hàng xóm “có thấy chị Thơm ở đâu không?”, th́ họ trả lời: “Bà ấy sống trên đọt cây chứ ở dưới đất đâu mà hỏi”!
Có những ngày chị Thơm sống trên đọt dừa nhiều hơn dưới đất!
Là hộ nghèo phải nuôi hai con ăn học, chị Vơ Thị Thơm (47 tuổi) hằng ngày trèo hái dừa để kiếm sống. Những buồng dừa nằm chót vót trên cao có khi đến trên 20m, vậy mà mỗi ngày chị phải trèo từ 15-20 cây, hái hàng chục buồng dừa. Chị hái thuê hoặc mua dừa trên cây rồi hái xuống bán để kiếm lời.
Chị Thơm cheo leo trên cây dừa. Để chụp được bức ảnh này, tôi phải trèo lên một cây dừa cạnh đó một cách rất vất vả, trong khi mỗi ngày chị trèo khoảng 20 cây.
Đồ nghề để chinh phục độ cao chỉ vỏn vẹn sợi dây nài
Hằng ngày chị rong ruổi trong thôn xóm để hỏi mua dừa, rồi sau đó tự trèo hái
Có khi không có dừa để hái, chị chuyển sang làm phụ hồ, rồi gần đây lo luôn cả 5 sào ruộng. Ruộng của gia đ́nh chị vốn bị cầm lấy 7 chỉ vàng khi hai con lần lượt vào đại học (con trai đầu Nguyễn Văn Thuận đă tốt nghiệp ĐH Nông lâm, c̣n con gái Nguyễn Thị Tiện đang là sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM). Sau mấy năm làm lụng như điên, chị đă chuộc lại được mảnh ruộng hương hỏa ấy.
Sau khi hái xong chị cùng một vài người khác chở đi bán dạo ở phố
Không chỉ vừa làm trụ cột lo chuyện mưu sinh, chuyện học hành cho con, chị c̣n phải chăm bà mẹ chồng 80 tuổi và cả người chồng bị mất sức lao động.
Ông Phạm Đ́nh Minh, trưởng thôn Song Khánh, cho biết: “Hoàn cảnh khó khăn như gia đ́nh chị Thơm mà nuôi được hai con ăn học đến nơi đến chốn th́ quả thôn này có một không hai. Tôi thật sự thán phục nghị lực tuyệt vời của chị ấy”.
Những lúc không hái dừa, chị Thơm đi làm phụ hồ
Dù nắng hay mưa chị Thơm vẫn leo dừa, bóng chị đổ dài theo bóng cây
Chiếc xe đạp cũ kỹ trở chứng, chị ra tay sửa luôn!
Bữa cơm tuy đạm bạc nhưng luôn ấm cúng trong gia đ́nh nghèo
T́nh cảm mẹ chồng với con dâu
Mới đây chị Thơm đă gom được số tiền từ hái dừa để chuộc lại thửa ruộng mà chị cầm cố cách đây 10 năm để có tiền cho con học đại học ở TP.HCM
Hai anh em Nguyễn Văn Thuận và Nguyễn Thị Tiện hiện đang làm việc và học tập tại TP.HCM. Trong căn pḥng trọ, một bức thư pháp về chữ Hiếu được hai anh em treo trang trọng để nhớ đến công ơn mẹ cha.
________________________________
Như chuyện cổ xưa
Điều làm tôi suy nghĩ sau khi xem phóng sự ảnh này không phải là những h́nh ảnh cụ thể của nó, mà là cái bên ngoài những ǵ có thể nh́n thấy được. Cái bên ngoài h́nh ảnh ấy là một điều khó hiểu về thân phận con người.
Nó giống như những câu chuyện cổ xưa có môtip là những trắc trở đến khó tin luôn được đặt ra để thử thách ḷng kiên nhẫn sống của từng nhân vật. Ở đây, chị Thơm chính là nhân vật đang được thử thách ấy. Và cũng hi vọng đoạn kết của chuyện cổ xưa luôn có hậu, nên chị Thơm cũng thế...
Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần
Theo Trường Đăng (Tuổi Trẻ)
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|