rongchoi123
member
ID 78824
09/18/2014
|
Đọc ở Mail
Đây là bài viết rongchoi đọc được ở mail gửi cho ḿnh từ một người quen.
Xin chia sẻ để suy gẫm.
Binh nhất Mỹ và Đại tướng Việt
Năm ngoái, khi tướng Giáp từ trần, bạn ḿnh gửi cho ḿnh một đường dẫn, bảo ḿnh vào xem một video clip trong YouTube,…Ḿnh ngồi hơn một tiếng, xem xong video clip đó và tự thấy phải t́m thêm thông tin.
Năm rồi, hễ rảnh là ḿnh vào Google, lục lọi để kiếm những thông tin mà ḿnh chưa biết. Bây giờ, tuy chưa biết đủ nhưng có thể tạm xem là biết đôi chút, ḿnh muốn chia sẻ ít ḍng…
***
Video clip mà ḿnh vừa đề cập ghi lại lễ tang của Specialist Brittany Gordon, 24 tuổi, phục vụ trong Đại đôi 572 Quân báo, Lữ đoàn Cơ động số 2, Sư đoàn 2 Bộ binh Mỹ. Specialist Gordon bị thương khi xe của cô cán trúng ḿn ở Kandahar, Afghanistan và chết vào ngày 13 tháng 10 năm 2012.
So với quân đội Việt Nam, cấp bậc trong quân đội Mỹ có một số khác biệt.
Với quân đội Việt Nam, lính trơn chỉ có Binh nh́, Binh nhất, sau đó là tới ngạch hạ sĩ quan, bắt đầu bằng Hạ sĩ,… Trong quân đội Mỹ, lính trơn có tới 4 bậc, từ E1 đến E4. E4 lại chia làm hai loại, một loại gọi là Specialist, loại c̣n lại gọi là Corporal (Hạ sĩ). Tuy lănh lương và nhận các phúc lợi giống hệt nhau nhưng Specialist vẫn bị xem là lính, c̣n Corporal th́ ở ngạch Hạ sĩ quan (bắt đầu có quyền chỉ huy).
Thời gian trung b́nh để trở thành một Specialist trong quân đội Mỹ là hai năm. Nếu đă tốt nghiệp đại học, gia nhập quân đội nhưng không muốn làm sĩ quan th́ tân binh trở thành Specialist ngay từ ngày đầu tiên khi nhập ngũ.
Nói cách khác, Specialist Brittany Gordon chỉ là Binh nhất…
***
Quân đội Mỹ có một căn cứ không quân tên là Dove đặt tại tiểu bang Delaware. Dove có một trung tâm chuyên tẩn liệm những quân nhân Mỹ tử trận ở nước ngoài. Tẩn liệm xong, quan tài được chuyển về cho gia đ́nh.
Video clip mà ḿnh xem ghi lại những nét chính trong lễ tang Binh nhất Brittany Gordon, từ lúc tiếp nhận quan tài chứa thi thể của cô ở căn cứ không quân Macdill, tiểu bang Florida, đưa cô về nhà ở thành phố Saint Petersburg, quận Hillsborough, cách Macdill khoảng 33 cây số, cho đến khi chôn cất cô.
Binh nhất Brittany Gordon được đưa từ Dove về Macdill bằng một phi cơ chuyên dụng. Ngoài thân nhân, đứng đón cô ở cuối phi đạo c̣n có một nhóm quân nhân mặc lễ phục, cảnh sát, lính cứu hỏa của quận Hillsborough và của thành phố Saint Petersburg.
Tất cả các công đoạn, từ việc đưa quan tài ra khỏi phi cơ, mang quan tài đặt vào xe tang đều theo nghi thức có sẵn, vừa trang trọng vừa thành kính.
Hôm đó, cả căn cứ Macdill ngưng hoạt động, quân nhân từ sĩ quan, hạ sĩ quan tới lính của bộ binh, không quân, hải quân, nhân viên dân sự,… làm việc trong căn cứ, xếp hàng dọc hai bên đường, từ cuối phi đạo đến cổng, tiễn biệt Binh nhất Brittany Gordon.
Ra khỏi Macdill, xe tang chở quan tài Binh nhất Brittany Gordon có xe cảnh sát mở đường đi qua nhiều xa lộ và tuyến đường. Suốt quăng đường dài 33 cây số, tất cả xe cộ đều ngừng lưu thông, cả dân chúng lẫn cảnh sát, lính cứu hỏa các thành phố mà xe chở linh cữu đi ngang, chờ sẵn hai bên đường để chào cô Binh nhất này.
Ở Mỹ, tin người lính nào đó vừa mới tử trận luôn được báo chí và các đài truyền h́nh địa phương đặt làm tin chính. Cũng v́ vậy, tuy không có… loa phường, dân chúng vẫn biết, vẫn đổ ra đường đón người lính trở về trong quan tài phủ quốc kỳ Mỹ.
Lễ tang Binh nhất Brittany Gordon diễn ra cũng với các nghi thức vừa trang trọng, vừa thành kính như vậy.
Chỉ đạo lễ tang của một binh nhất là một ông thiếu tướng. Ông tướng hai sao đó chính là người lần lượt quỳ xuống trước mặt cha và chị Binh nhất Brittany Gordon, trao cho họ lá cờ Mỹ đă phủ quan tài của cô rồi cởi găng tay, bắt tay họ, đeo găng tay, đứng nghiêm chào họ, cung kính như chào thượng cấp…
Bấm vào đâyhttps://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ3NLSMVyJOVz8izMUROE-gz-4iXdz-VORZ229fyLCO3mp-j5Ti2w
***
Binh nhất Brittany Gordon không lập được “chiến công” nào để đời. Cô chỉ t́nh nguyện gia nhập quân đội rồi cùng đơn vị đến Afghanistan bảo vệ những lợi ích của Mỹ (tiêu diệt khủng bố, giúp tái thiết Afghanistan) và chẳng may thiệt mạng. Tuy nhiên với Mỹ, chừng đó đă đủ để trở thành anh hùng.
Binh nhất Brittany Gordon không phải là ngoại lệ. Từ trước tới giờ, Mỹ vẫn làm như thế với tất cả những người lính “vị quốc vong thân”.
Nếu rảnh và muốn biết tường tận cách Mỹ tiễn đưa một người lính “vị quốc vong thân”, bạn có thể vào YouTube xem video clip ḿnh vừa kể (1).
Muốn xem nhiều hơn, bạn có thể dùng những từ khóa kiểu như “fallen hero coming home”, “hero returns home”… YouTube có hàng ngàn video clip như vậy.
***
Tuy thanh niên tṛn 18 tuổi phải “đăng kư nghĩa vụ quân sự” nhưng Mỹ không có “nghĩa vụ quân sự”. Phục vụ quân đội là chuyện hoàn toàn tự nguyện. Để khuyến khích người ta tự nguyện, Mỹ đề ra nhiều chính sách ưu đăi.
Chẳng hạn nếu đă có gia đ́nh, muốn ở trong căn cứ, bạn sẽ được cấp nhà ở miễn phí, ngay cả tiền điện, nước, rác cũng không phải trả. Không muốn ở trong căn cứ, bạn sẽ được cấp tiền thuê nhà, số tiền nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào giá cho thuê nhà ở nơi gia đ́nh bạn sống.
Không chỉ bạn mà thân nhân của bạn cũng sẽ được khám, chữa bệnh miễn phí.
Đă hoặc đang phục vụ quân đội, muốn mua nhà, bạn không cần phải có khoản tiền tương đương 20% giá trị căn nhà để đặt cọc như mọi người Mỹ khác. Bộ Cựu chiến binh của chính phủ Mỹ sẽ bảo lănh để bạn được vay 100% và lăi suất luôn luôn ở mức ưu đăi.
Nếu bạn đă từng vay tiền để học ǵ đó trước khi phục vụ quân đội, quân đội sẽ thay bạn trả khoản nợ này. Trong thời gian phục vụ quân đội, bạn muốn học thêm ǵ đó, quân đội cũng đứng ra trả học phí thay bạn. Phục vụ đủ mười năm, người phối ngẫu và con cái của bạn sẽ được trả tiền học phí khi họ muốn học nghề hoặc học đại học.
Tại các căn cứ quân sự đều có chợ và siêu thị. V́ được bù lỗ nên giá bán thực phẩm và hàng hóa chỉ khoảng một phần ba hay một nửa giá ở bên ngoài. Chưa kể mua thực phẩm và hàng hóa trong các căn cứ quân sự không phải trả thuế.
Các căn cứ quân sự thường chỉ có trường từ mẫu giáo đến cấp hai. Cơ sở vật chất của các trường trong các căn cứ quân sự luôn khang trang, đầy đủ hơn những trường ở bên ngoài. Giáo viên cũng đông hơn, sĩ số mỗi lớp th́ thấp hơn các trường bên ngoài v́ Mỹ quan niệm, con lính cần được chăm sóc kỹ hơn, do thiệt tḥi hơn bởi cha hoặc mẹ có thể vắng nhà dài ngày.
Hồi đầu năm nay, một tờ báo của quân đội Mỹ cảnh báo, con lính Mỹ đang gặp nguy hiểm v́ thực phẩm dành cho chúng trong các trường ở những căn cứ quân sự “không an toàn”. Yếu tố “không an toàn” nằm ở chỗ… dư thừa dưỡng chất và con lính có khuynh hướng béo ph́.
Luật Mỹ yêu cầu chính quyền liên bang phải ưu tiên tuyển dụng các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân.
Theo luật, vị trí nào mà chính quyền liên bang cần tuyển dụng cũng phải mô tả “điều kiện tối thiểu”. Nếu các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân, hội đủ “điều kiện tối thiểu” th́ theo luật, vị trí đó phải dành cho họ.
Trong trường hợp cần “tinh giản biên chế”, luật Mỹ yêu cầu các cơ quan của chính quyền liên bang phải giữ lại các thương binh, thân nhân tử sĩ, cựu quân nhân. Các cơ quan của chính quyền liên bang chỉ có quyền loại bỏ những đối tượng này nếu như đă loại bỏ hết những nhân viên thuần túy dân sự khác.
Những chính sách vừa kể áp dụng cho tất cả mọi cá nhân đă hoặc đang phục vụ quân đội. Dẫu cho họ chỉ là… binh nh́.
Dân Mỹ vốn sính kiện nhưng chưa bao giờ có ai thắc mắc về những “đặc quyền, đặc lợi” dành cho những người phục vụ quân đội.
Nếu có thời gian, bạn nên đọc những b́nh luận bên dưới các video clip ghi lại h́nh ảnh liên quan tới lễ tang những người lính Mỹ tử trận, các bạn sẽ hiểu tại sao.
Công dân của xứ sở sính kiện có thể là nhất hành tinh này, xem những “đặc quyền, đặc lợi” dành cho những người phục vụ quân đội là điều đương nhiên.
Điều đương nhiên đó nhằm bù đắp thiệt tḥi cho những người chấp nhận từ bỏ “chăn ấm, nệm êm”, chấp nhận đủ thứ ràng buộc để bảo vệ xứ sở, bảo vệ tự do, bảo vệ những giá trị của người Mỹ.
Đa số các công ty, cơ sở dịch vụ ở Mỹ đều có chính sách “giảm giá cho lính Mỹ”. Đi máy bay, lính không phải trả phụ phí do quá nhiều hành lư hay hành lư quá kư. Gần như tất cả phi trường ở Mỹ đều có “USO”. “USO” giống như khu vực dành cho “VIP” ở các phi trường tại Việt Nam. Tại Việt Nam, khu vực “VIP” ở các phi trường chỉ dành cho giới nhà giàu, đủ tiền mua vé hạng “C”. Ở Mỹ “USO” tại các phi trường chỉ tiếp đón lính Mỹ và thân nhân. “USO” là chỗ họ có thể ngủ nghỉ, tắm rửa, xem phim, ăn uống,… tất cả đều miễn phí.
***
Lịch sử Mỹ là một chuỗi dài những lần dính líu vào đủ thứ chuyện trên thế giới. Cũng v́ vậy mà lính Mỹ khổ. Họ bị đưa đi khắp năm châu: Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc và chết khắp năm châu. Có thể v́ vậy mà Mỹ có một cam kết với lính khi đưa họ vào chỗ chết. Đó là bất kể thế nào cũng sẽ “đưa lính về nhà”.
Để làm chuyện này, quân đội Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy hỗn hợp về Tù binh và T́m kiếm quân nhân mất tích (Joint POW/MIA Accounting Command – JPAC).
JPAC có một trang web (2). Trang web đó tường tŕnh mọi hoạt động liên quan đến các hoạt động t́m lính Mỹ mất tích trên khắp thế giới từ Thế chiến thứ nhất cho đến giờ. JPAC tất nhiên là có văn pḥng ở Việt Nam. Đến giờ, Mỹ vẫn c̣n ́m kiếm lính Mỹ mất tích tại Việt Nam.
Nếu bạn rảnh, hăy thử tra cứu trên Internet để t́m hiểu về bang giao Việt – Mỹ, bạn sẽ thấy tù binh Mỹ và lính Mỹ mất tích đă tạo cho chính quyền Việt Nam ưu thế để đ̣i hỏi chính quyền Mỹ phải nhương bộ nhiều vấn đề, cả trong giai đoạn trước tháng 4 năm 1975 lẫn sau đó.
Suốt sáu thập niên, hết đảng viên Cộng ḥa đến đảng viên Dân chủ thay nhau làm Tổng thống Mỹ nhưng trong các cuộc đàm phán với Việt Nam, Tổng thống nào cũng phải thoái bộ để có điều kiện thuận lợi, thực thi lời hứa “đưa lính về nhà”.
Hôm 29 tháng 8, báo chí Mỹ loan tin, Mỹ vừa mang Binh nhất Cecil E. Harris về nhà. Binh nhất Cecil E. Harris, 19 tuổi, lính của Trung đoàn 179, Sư đoàn 45 Bộ binh Mỹ, mất tích vào ngày 2 tháng 1 năm 1945 trong một trận giao tranh với lính phát xít Đức ở gần Dambach, Pháp.
Hai ngày trước khi tử trận, Binh nhất Cecil E. Harris viết thư cho mẹ, nhờ bà chuyển lời thăm hỏi mọi người, nhắn với họ rằng ḿnh sắp về. Tuy chữ “sắp” này dài đến 69 năm nhưng thân nhân Binh nhất Cecil E. Harris vẫn hài ḷng, bởi dù sao, chính quyền cũng đă thực thi cam kết “đưa lính về nhà” (3).
***
Đó là những chuyện ở Mỹ. Những chuyện ở Mỹ làm ḿnh liên tưởng và băn khoăn về những chuyện ở xứ ḿnh…
Trước hết là những băn khoăn về tướng Giáp. Rơ ràng, tướng Giáp là một “khai quốc công thần” khi cùng đồng chí, đồng đội của ông kiến tạo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và sau đó là chính quyền Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hàng triệu người đă chết khi tham gia vào công cuộc kiến tạo đó song tại sao 69 năm đă trôi qua, c̣n rất nhiều người mất xác mà chính quyền không hề bận tâm t́m kiếm?
Dù chẳng có thống kê nào cả song vẫn có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, con số đó rất lớn.
“Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất” đă 39 năm nhưng các “nhà ngoại cảm” vẫn có đất dụng vơ, kiếm cả danh lẫn lợi!
Ngoài hàng triệu người đă chết, hàng triệu người khác từng xả thân để “giành độc lập dân tộc”, để “đánh Ngụy, đuổi Mỹ” nay vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Cha mẹ, anh em, con cháu vất vưởng, vật vờ, sống hôm nay nhưng không dám nghĩ tới ngày mai.
Lẽ nào tướng Giáp vô can?
Con đường công danh của tướng Giáp có thể lận đận, khiến nhiều người đủ thương cảm để bỏ qua yếu tố dù bị bạc đăi, song nhờ “nhẫn”, ông vẫn b́nh an trên nhung lụa, trong tháp ngà, rồi lên tiếng bày tỏ sự bất b́nh thay cho ông, song lẽ nào con đường dẫn tới cơm no, áo ấm của hàng chục triệu người, nay là của gần một trăm triệu người không đáng để phải bận tâm nhiều hơn?
Ḿnh cũng băn khoăn về cuộc tranh luận dường như bất tận quanh đề tài quân đội nên v́ dân hay nên v́ Đảng?
70 năm qua có lúc nào quân đội chiến đấu v́ dân? Những tài liệu đang được giải mật, bạch hóa càng ngày càng nhiều cho thấy là chưa bao giờ!
Quân đội chiến đấu v́ Đảng nên sự tồn vong của Đảng, bảo vệ tham vọng “Muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ” của Đảng là mục tiêu tối thượng.
Tham vọng ấy là lư do để “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và “tinh thần 4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) được chọn làm điểm tựa.
Chẳng phải hết lănh đạo Đảng, rồi tới lănh đạo quân đội từng nhiều lần khẳng định, bất kể thế nào cũng phải ǵn giữ quan hệ với Trung Quốc v́ Trung Quốc “có cùng ư thức hệ và thể chế chính trị” đó sao?
Đă thế th́ hàng trăm ngàn người đă chết trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, giai đoạn từ 1978 – 1989 và trong cuộc chiến vệ quốc ở biên giới phía Bắc, giai đoạn từ 1979 – 1988 tất nhiên phải trở thành thứ yếu. Không thể ghi công, không nên tưởng niệm, ngay cả bia cũng cần đục bỏ bởi tất nhiên là ảnh hưởng đến điểm tựa giúp duy tŕ sự tồn tại của Đảng.
Đúng 30 năm sau cuộc chiến đẫm máu ở Vị Xuyên – Hà Giang, 1.700 người lính Việt tử trận khi chặn quân xâm lược Trung Quốc tràn qua biên giới, mới được báo giới Việt Nam báo công, vinh danh. Đại diện chính quyền mới đề cập đến việc xây Đài Tưởng niệm.
Nếu không có sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thăm ḍ – khai thác dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 5 vừa qua, khiến người Việt sôi lên v́ giận th́ theo bạn, hồi tháng 7 vừa qua, 1.700 người lính Việt đó có được báo công, vinh danh và đại diện chính quyền có quảng cáo kế hoạch xây Đài Tưởng niệm họ không?
***
Để ghi nhận công lao của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dănh, Đảng đúc tượng của bà, đặt ở Đà Nẵng.
Hồi xảy ra thảm họa Chanchu (trận băo số 1 của năm 2006), báo chí xứ ḿnh kể rằng, tại phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có một bà lăo tên là Phạm Thị Thúy khóc ngất v́ mất chồng. Ông Nguyễn Văn Độ, chồng bà Thúy, lúc đó đă xấp xỉ 70, song v́ đói nghèo vẫn phải xuống một tàu đánh cá để nấu cơm, phơi mực. Con tàu này bị băo Chanchu nhấn ch́m hồi thượng tuần tháng 5 năm 2006.
Bà Thúy chính là con gái của Liệt sĩ – Nữ anh hùng các lực lượng vũ trang Lê Thị Dănh.
Khi quân đội chiến đấu v́ Đảng, quân đội chỉ là công cụ. Hăy nh́n quanh ḿnh, bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ minh họa cho thân phận của những công cụ như vậy.
Đồng Phụng Việt
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
phuongtimhoang
member
REF: 684997
09/25/2014
|
Thank You !
|
|
rongchoi123
member
REF: 685909
10/07/2014
|
Đám nghệ sĩ trở cờ lục tục kéo trở ra hải ngoại, không kèn không trống
Điều đáng ngạc nhiên là trong thời gian gần đây, chúng ta lại thấy bọn nghệ sĩ trở cờ ấy lại lục tục kéo trở ra hải ngoại, không kèn không trống, thỉnh thoảng xuất hiện lại trên các sân khấu hải ngoại. Sao có chuyện "ô rờ lui" như thế?
Tôi được biết rằng, bọn chúng vừa lănh một quả đểu rất nặng kư của phỉ quyền Việt gian Cộng sản mà bọn nghệ sĩ khúc ruột ngàn dặm đă tỏ t́nh và khen ngợi cách đây không lâu. Cái gọi là Làng Nghệ Sĩ với hơn một trăm căn nhà, tuy không đắt giá như nhà trong cái gọi là Làng Việt Kiều, nhưng cũng trên trăm ngàn cho mỗi căn, vừa bị phỉ quyền Việt gian Cộng sản yêu dấu của họ tịch thu. Bọn cộng sản cướp của nhưng lại đưa ra lư do là trước đây đất xây làng đă bị bọn viên chức cấp dưới cấp giấy phép cho xây cấp ẩu tả, không có lệnh của cấp trên, mà cũng không đúng luật pháp của xă hội chủ nghĩa ta.
Nghe chính một tên nghệ sĩ tŕnh diễn đă từng ở lâu trong nước và có nhà trong Làng Nghệ Sĩ kia kể lại, th́ vào một ngày không đẹp trời, không nhớ có phải là ngày lễ cô hồn hay không, bọn nghệ sĩ tŕnh diễn hải ngoại có nhà trong làng được thông báo cho biết lư do vừa kể, rồi th́ mỗi đứa được cho phép gom gấp đồ tế nhuyễn và phải rời làng ta lập tức.Cổng làng được khóa chặt, kể từ này thằng nào con nào dám lén lút trở vào sẽ bị khép vào tội... xâm nhập gia cư bất hợp pháp, hoặc nặng hơn sẽ là... xâm phạm tài sản của xă hội chủ nghĩa.
Một trăm phần trăm là bọn nghệ sĩ ấy chỉ kịp thu xếp quần áo, tư trang, cùng tất cả thứ ǵ có thể xách tay mang theo. Bàn ghế, ti vi, tủ lạnh, máy nhạc, computers v.v ... đều bỏ lại trong những ngôi nhà nay đă thuộc về tài sản của xă hội chủ nghĩa.
Điều đau khổ nhất là bè lũ bọn nghệ sĩ tŕnh diễn đó nay ra đây th́ cứ câm miệng hến im thin thít, chẳng dám than phiền nữa lời. V́ sợ há miệng mắc quai, bởi những lời tuyên bố lố lăng cho cộng sản trước đây, nhất là Hương Lan. V́ biết có lên tiếng th́ chẳng mấy ai thương hại. Và v́ lần tới trở vào sợ bị phỉ quyền Việt gian Cộng sản yêu quư cắt cái cần cổ, mất cái chỗ đội nón!Tại sao phỉ quyền yêu quư của bọn nghệ sĩ trở cờ lại hành xử ba trợn như thế ?Tội nghiệp! Từng hát câu "quê hương là chum khế ngọt" để ám chỉ đất VN tỵ nạn hải ngoại là... chùm khế chua . Bây giờ nếu hát ngược lại, bản mặt mốc đâu có giống con giáp nào !
Đỗ Sơn
LỜI B̀NH CỦA VAN MỘC CƯ SĨ:
Sao dạo này thê giới điên đảo hết trọi! Đa số nhà tu hành và văn nghệ sĩ về Việt Nam hí hững nhưng rồi phải cúp đuôi chạy ra hải ngoại trở lại.
" Sư" Nhất Hạnh, rồi đám nghệ sĩ kể trên đă bị Việt Côngcho một cú đá hậu đau điếng!
Trước tiên chúng dụ các người về để đem tiền bạc về cho nó.
Thứ hai là để đánh bóng chế độ. Những tên Việt kiều về thấy khách sạn và các cơ sở ăn chơi th́ kêu ầm lên chế độ ta, đất nước ta nay đổi mới, cởi mở, tự do.
Thứ ba là ve vản và đánh lừa quốc tế.
Thứ tư là để đưa gián điệp qua Mỹ dưới dạng văn công văn nghệ, du lịch hay kết hôn. Họ nhờ mấy sư cha và ca sĩ tiếp tay.
Cuối cùng là một vụ lừa đảo! Chúng dụ thầy chùa, linh mục, mục sư, dân chúng và ca nhạc sĩ về mua nhà cửa, đàt đai, xây chùa chiền rồi chúng tịch thu. Các ông các bà "kư cóp cho cọp nó tha", tay trắng lại hoàn trắng tay!
Trước đây, cảm động v́ lời nói ngọt ngào của cộng sản cũng có, mà cũng muốn chứng tỏ họ tích cực phục vụ cộng sản hết ḿnh, các ông bà nghĩ rằng "có qua có lại ". Họ về Việt Nam được th́ họ cũng mời VC sang Mỹ để đáp lễ, để làm vui ḷng cộng sản, để làm ăn dễ dàng, chẳng cần danh dự, khí tiết, công bằng, dân chủ, tự do, thiện ác, Phật, Chúa, Thánh Thần! Do đó mà họ đă rước rất nhiều văn công VC sang Úc, Hoa Kỳ như Bạch Tuyết. Một số ông bà bầu c̣n mời công an dưới dạng ni cô, và bà sơ qua hải ngoại thâu tiền !
Ôi, tiền tài bao giờ cũng có sức mạnh dù cho là thầy, cha, chú cũng cúi đầu làm tay sai cho quỷ Sa tăng. Đám trên là v́ lợi. Một số dại khờ. Một số cựu học sinh Trưng Vương, Gia Long đă nghe theo lời cộng sản gừi tiền về xây làng t́nh nghĩa cho giáo sư nghèo. Làng vừa xây xong th́ cộng sản bán mất tiêu!
Than ôi! Nhiều người dại dột chưa khôn!Trước đây bọn trí thức miền Nam theo cộng sản như Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đ́nh Thảo, Lưu Hữu Phước, Trương Như Tảng. Đoàn văn Toại, Nguyễn Văn Hảo, Trần Thúc Linh, . . theo cộng sản cuối cùng một số bỏ chạy ra ngoại quốc.
Bài học lịch sử vẫn được lập lại v́ người đời tham lợi, tham danh và ngu ngốc! Ôi đời là thế!Chuyện sư săi, giám mục, linh mục, và văn nghệ sĩ không ai nói ra nhưng sao cái hũ mắm thối lại x́ ra?
Bỉ nhân nhớ truyện Trạng Quỳnh như sau:
" Trạng Quỳnh làm một cái lều giữa hồ, cho bọn c̣ mồi tuyên truyền rằng "trong lều kín có chuyện hay lắm, xưa nay chưa từng thấy! "Thiên hạ đổ xô đi coi, mỗi người phải nộp tiền qua đ̣ là một quan tiền ( Thường chỉ một vài chữ c̣n gọi là một đồng tiền). Tốn công, tốn của ,vào trong lều họ chỉ thấy một bà già mù cởi truồng. Mọi người xấu hổ ra về. Ai hỏi " Có ǵ hay không"? Có ǵ lạ không" th́ ai cũng im lặng ra về không dám hé môi, v́ nói ra sợ người đời chê ḿnh dại!
|
|
rongchoi123
member
REF: 685911
10/07/2014
|
SƠN TRUNG *
CHÙM KHẾ NGỌT
Trương Thế Phát là một thương gia trẻ ở kinh đô Thăng Long. Ông có tàu bè chở hàng đi buôn bán ờ trong và ngoài nước. Khi quân Pháp tiến đánh thành Hà Nội, và chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, ông lên tàu đem gia đ́nh ra ngoại quốc. Sau bao ngày lênh đênh trên biển cả, gia đ́nh ông đến Xiêm La, rồi định cư tại đây. Nhờ có tàu bè, ông mang theo một mớ gia sản nên khi qua Xiêm ông đă có sẵn một gia tài. Với tài kinh doanh, ông đă gây dựng một sự nghiệp khá lớn, gồm các cửa tiệm kim hoàn, cửa tiệm vải vóc lụa là, và trà thất Mây Tần.
Là một nhà kinh doanh, công việc bận rộn, nhưng ̣ng luôn thương nhớ quê hương . Ông nhớ Hà Nội ba mươi sáu phố phường, với năm cửa Ô xưa. Ôi! Những cô gái hàng Đào, hàng Bạc . .. má đỏ, môi hồng, quần điều, áo lụa trắng, đeo xà tích ba.c. Ông nhớ cốm Ṿng, nhớ phở , nhớ xôi và bánh cuốn Hà Nô.i. Ông nhớ Hồ Gươm, hồ Tây, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cô.t. . . Xiêm La có nhiều chùa lớn và nhiều lễ hội nhưng không đâu bằng hội chùa Hương.. . Ông nhớ những bài hát ru, những điệu quan họ. Xiêm La có nhiều trái cây nhưng không bằng nhăn, vải, cam, quít. . . Hà Nô.i. Ở Xiêm La ông có nhiều bạn mới, nhưng ḷng ông vẫn nhớ nhung các bạn Hà Nội và những kỷ niệm thời ấu thơ. Nhất là buổi đầu, ngôn ngữ bất đồng, phong tục khác biệt làm cho ông chao đảo như con thuyền không lái.
Lúc bấy giờ nhiều người trong nước cũng bỏ nước ra đi. Họ ra đi mang theo một bầu nhiệt huyết , một lư tưởng cao siêu là khôi phục đất nước, giải phóng dân tô.c. Có nhiều nhóm hoạt đô.ng. Họ từ trong nước ra. Họ cũng từ Trung Quốc, Nhật Bản sang Xiêm hoạt đô.ng. Họ ở lại Xiêm mà cũng có người đi qua , đi la.i. Tuy là nhiều tổ chức khác nhau, tựu trong có hai nhóm. Một nhóm thuộc phe quốc gia, một phái thuộc phe quốc tế .
Trà thất Mây Tần do con trai của ông là Trương Thế Đạt trông coi, c̣n các tiệm khác th́ do phu nhân, con trai thứ và các con gái ông quản lư. It lâu sau, Trương Thế Phát mất, cơ nghiệp truyền lại cho phu nhân và các con. Trương Thế Đạt tiếp tục kinh doanh trà thất Mây Tần .
Trà thất Mây Tần ở thủ đô Bangkok là một nơi trai thanh gái lịch lui tới tấp nâ.p. Không những người Xiêm La mà người Cao Miên, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ đều thường xuyên tới uống trà, và thưởng thức ca vũ nha.c. Một hôm, có mấy người khách Á Đông tới trà thất Mây Tần uống trà, uống rưọu , Trương Thế Đạt nhận ra có một số khách là người Việt Nam. Ông bèn tới chào hỏi, mới biết họ quả là người Việt Nam. Nghe giọng nói của họ, ông nhận ra họ là người Bắc, người Trung, và người Nam. Ông hỏi thăm họ th́ họ cho biết họ qua đây lập nghiê.p. Trương Thế Đạt rất vui mừng khi gặp lại đồng bào Việt Nam. Tâm trạng hai bên thật vui vẻ như câu thơ “ Thiên lư tha hương ngộ cố tri ”. Họ hỏi ông tại sao đặt tên trà thất là Mây Tần. Ông nói ông rất yêu quê hương, ḷng luôn nhớ băm sáu phố phường Hà Nô.i. “Hồn quê theo ngọn Mây Tần xa xa” Dần dần, hai bên quen nhau, Trương Thế Đạt mời họ về nhà chơi. Kể từ đó hai bên liên lạc thân mâ.t.
Sau một thời gian, khách hiểu rơ gia đ́nh Trương là một gia đ́nh yêu nước, v́ không cam tâm làm tôi tớ bọn ngoại xâm mà bỏ nước ra đi. V́ quen thân, họ cũng cho biết họ thuộc đảng cách mạng tiến bộ Việt Nam, được thế lực quốc tế như Liên Xô, Trung Quốc yểm trợ, thế lực rất mạnh, bám rễ trong và ngoài nước, có mục đích bài phong đả thực, xây dựng một xă hội công bằng tự do, người không bóc lột người. Đảng có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hùynh Thúc Kháng tham gia, và có khoảng mười triệu đảng viên. Lực lượng đảng trong nước đă vùng lên như Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám đă chiếm được nhiều tỉnh trong nước, giết vô số thực dân Pháp. Trương Thế Đạt nghe họ nói vậy cũng tin tưởng, ủng hộ cho họ một số vàng để làm quỹ hoạt động cứu quốc. Trương Thế Đạt mất, con trai là Trương Thế Vinh nối nghiệp cha kinh doanh trong ngoài, và ông cũng giữ mối liên lạc với tổ chức quốc tế, và cũng đóng góp vàng bạc cho họ. Trà thất Mây Tần và nhà của Trương Thế Vinh trở thành nơi ẩn náu và hoạt động của đảng cách mê.nh. Ông được chi bộ đảng khen ngợi là “ nhân sĩ yêu nước”, và những Việt kiều ở Thái Lan theo cộng sản được gọi là “ Việt kiều yêu nước”. Gia đ́nh Trương Thế Vinh đă được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng ḥa gửi giấy ban khen là gia đ́nh yêu nước, đă có công với cách ma.ng.
Sau 1945, đệ nhị thế chiến chấm dứt, Việt Minh cướp chính quyền. Một số dân chúng v́ nạn đói, v́ sợ cộng sản và thực dân Pháp nên đă bỏ nước sang Lào, Miên, Xiêm La, hoặc Pháp. Những người Việt Nam sinh sống tại Xiêm La ngày càng đông, và những người theo phe cộng sản càng ma.nh. Năm 1954, hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam. Nước Việt Nam Dân chủ cộng ḥa giao thương với Xiêm La tức Thái Lan, và đặt ṭa đại sứ tại Bangkok. Những đảng viên cộng sản Việt Nam ra mặt công khai hoạt đô.ng. Họ ra sức vận động Việt kiều tại Thái Lan về xây dựng đất nước. Chính sách này cũng được phát triển nhiều nơi như Pháp, Lào, Miên. . .Ho. bảo đất nước ngày nay cần nhiều bàn tay đóng góp. Việt Nam nay đă tiến lên xă hội chủ nghĩa, nông dân có ruộng cày, thoát khỏi cảnh làm nô lệ cho bọn phú nông địa chủ; xă hội bây giờ không c̣n nạn người bóc lột người. Sinh viên học sinh được tự do học hành, không phài đóng học phí mà c̣n được chính phủ nuôi ăn học, cấp sách vở cho đến khi thành tài. Trong nước ai cũng có công ăn việc làm, không ai thất nghiê.p. Họ gửi tặng ông nhiều sách báo, có nhiều thơ ca, âm nhạc và tiểu thuyết ca ngợi sự lănh đạo tài ba của đảng và chính phủ. Trần Thế Vinh tuy sinh tại Thái Lan, nhưng được nghe cha ông ca tụng về con người và đất nước Việt Nam, nay lại được nghe thêm những lời tuyên truyền của cộng sản nên càng thêm yêu nước, và càng nhớ quê hương. Ông luôn luôn mở đài Hà Nội, và những bài thơ, bản nhạc đă gieo vào ḷng ông t́nh yêu quê hương, tổ quốc.
Quê hương là chùm khế ngo.t. ..
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học,
Con về rợp bướm vàng bay
. . . . . . . .
Quê hương là cầu tre nhỏ,
Mẹ về nón lá nghiêng che.
Là hương hoa đồng cỏ nội,
Bay trong giấc ngủ đêm hè. . .
Lúc bấy giờ công việc buôn bán ngày càng khó khăn khiến Trương Thế Vinh chán nản. Nay được cán bộ cộng sản kêu gọi và khuyến khích, v́ vậy ông quyết định trở về góp sức xây dựng quê hương. Ông nay được ban khen là gia đ́nh có công với cách ma.ng. Nếu về Việt Nam chắc ông sẽ được đảng và nhà nước quư tro.ng. Con đường tương lai rộng mở trước mắt ông.
Ta về ta tắm ao ta!
Ông muốn trở về tắm ao ta, về làm người hùng cứu nước, c̣n hơn là sống ở quê người, dù là triệu phú cũng có mặc cảm là kẻ tha phương cầu thực, kẻ lưu đày, là công dân bậc hai !
Ôi! Nước ta nay đă độc lập, không c̣n bọn thực dân Pháp xâm chiếm quê hương. V́ thực dân Pháp mà nhân dân ta khốn khổ điêu tàn . V́ thực dân Pháp mà tổ phụ ông phải bỏ quê hương mà đi. Nay là một dịp để ông trở về quê hương, về 36 phố phường Hà Nội và năm cửa Ô xưa! T́nh yêu quê hương không c̣n là một mớ t́nh cảm bâng khuâng mà đă biến thảnh sự thư.c. Ông lo bán nhà cửa, hàng hóa và các cơ sở kinh doanh thu được năm trăm lượng vàng và mười ngàn đô la Mỹ. Sau khi đă thanh toán mọi thứ, ông đă đăng kư mua máy bay trở về Hà Nội thân yêu. Nhưng toà đại sứ Việt Nam tại Thái Lan đă lo mọi sự. Tất cả Việt kiều tại Thái Lan sẽ cùng nhau về Việt Nam bằng đường hàng không sang Cambodge rồi từ đó sẽ đi xe ô tô hay máy bay về Việt Nam.
Sau khi đoàn Việt kiều Thái Lan về đến Cambodge, họ được chuyển ngay lên xe ô tô Liên Xô là loại xe bốn bề kín mít chở ngay về Quảng B́nh Việt Nam. Khi về đến biên giới Việt Nam, cả đám được cán bộ cộng sản đeo súng yêu cầu xuống xe để vào một trung tâm, bốn bề rào kín và có lính gác. Họ bảo các Việt kiều tạm ở lại đây một thời gian để học tập đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Họ ra lệnh các Việt kiều tập họp lại, gia đ́nh nào theo gia đ́nh đó.Ho. bảo mọi người không được ra khỏi trung tâm nếu không được trung tâm cho phép. Họ đưa mọi người vào hội trường. Viên thủ trưởng tỏ ra rất lịch sự. Ông nói:
Chào các đồng bào và các đ ồng chí,
Hôm nay tôi xin thay mặt mặt đảng và chính phủ chào mừng những người con yêu t rở về tổ quốc.
Ông vừa dứt lời, mọi người vui vẻ hoan hô, tiếng vỗ tay nghe vang như tiếng pháo.
Tiếp theo, ông nói:
Thưa các đồng chí và đồng bào,
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những người ngoại quốc đă ước mơ trong một đêm được trở thành người Việt Nam. Các đồng bào và đồng chí nay đă thành người nước Việt Nam Dân chủ cộng ḥa.Trước tiên, yêu cầu mọi người giao nộp thẻ căn cước, thẻ quốc tịch và khai sinh ngoại quốc để Nhà nước làm thủ tục hành chánh.
Ông nói xong th́ lui bước, để cho một đại biểu khác lên tiếng yêu cầu đồng bào làm bản tự khai hồ sơ, lư lịch, nhất là phải kê khai vàng bạc, kim cương, hạt xoàn và đô la. Trong khi mọi người tập trung ở hội trường, cán bộ cộng sản đă vào khám xét hành lư của Việt kiều. Những ai có ch́a khóa va ly hay khóa các hộp kín, họ đến bảo nhỏ giao nộp ch́a khóa cho họ làm thủ tục kiểm tra. Ngay hôm đó, họ bắt mọi người giao nộp vàng, kim cương, nữ trang và đô la.
Ông cán bộ nói:
Đảng sẽ giữ tài sản cho họ v́ sợ bọn biệt kích Mỹ ngụy cướp của giết người.. Cứ yên tâm đưa chính phủ giữ dùm, rồi chính phủ sẽ trả lại cho các gia đ́nh sau khi t́nh h́nh đă được ổn đi.nh.
Tiếp theo, mọi người làm thủ tục y tế. Mọi người phải vào pḥng kín, cởi hết áo quần để y sĩ khám xét. Không thử máu, không nghe tim mạch, mà chỉ khám tổng quát. Thủ tục này th́ cũng nhanh thôi, ngoại trừ những ai c̣n cất giấu tài sản trong người là bị tịch thu và bị phê b́nh, kiểm thảo. Các gia đ́nh Việt kiều được cán bộ rút sổ tay, xé giấy viết biên nhận bằng những tờ giấy vàng úa xấu xí với những gịng chữ nghệch ngoạc, không rơ chữ viết và con số, và cũng không ghi ngày tháng, chữ kư và tên người nhận:
Đă nhận 300 miếng kim loại bề ngoài màu vàng. . . Đă nhận một ngàn tiền nước ngoài. . . Đă nhận hai mươi viên đá nhỏ óng ánh. . .
Đến đây th́ các Việt kiều biết ḿnh đă lầm, đă mắc gian kế. Họ cũng như Thúy Kiều trong ngày đầu gặp Mă giám sinh đă kêu lên:
Xem gương trong bấy nhiêu ngày,
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già!.
Vài ngày sau, các Việt kiều được phân phối về các thôn xóm ở miền Bắc. Gia đ́nh Trương Thế Vinh được phân phối về một làng ở Quảng B́nh. Ông chất vấn cán bộ :
-Chúng tôi xin về Hà Nội là quê hương của tôi và đă được ṭa đại sứ Việt Nam ở Bangkok chấp thuâ.n. Nay sao các ông lại bắt tôi về Quảng B́nh?
Tên cán bộ trong ban Việt kiều yêu nước nói:
- Nay chúng ta đang xây dựng Hà Nội thành một thủ đô to lớn và văn minh hơn mười lần xưa. Hà Nội tương lai sẽ có những ṭa cao 40-50 tầng, vĩ đại hơn Mỹ. Vi là xây cất chưa xong, nên chưa có nhà cho đồng bào ở. Vậy ông tạm ở lại Quảng B́nh một thời gian, rồi sẽ đưa gia đ́nh về Hà N ội sau.
Biết rằng phản đối cũng vô ích cho nên gia đ́nh ông phải lên xe về Quảng B́nh. Gia đ́nh ông được đổ xuống quốc lộ I, rồi được công an dẫn bộ tới một làng nhỏ, cách quốc lộ vài cây số. Làng này cho ông một miếng đất ven sông để ở và canh tác. Nơi ông ở là băi sông vắng, cách xa xóm làng vài cây số. Ông là một kẻ ngụ cư. Hơn nữa, ông là một kẻ nguy hiểm. Dân làng không ai dám giao thiệp cùng gia đ́nh ông v́ họ coi gia đ́nh ông như một những kẻ gián điệp từ ngoại quốc về để phá hoại xă hội chủ nghĩa. Tiền của mất sạch, gia đ́nh ông trở thành kẻ bần cùng nhất nước, cô đơn nhất nước. Thư ông gửi đi không có hồi âm. Ông không nhận được lá thư nào từ Thái Lan hay Hà Nô.i. Ở Thái Lan, ông có tài sản, bạn bè, nhưng về đây, quê hương Việt Nam,Trương Thế Vinh và gia đ́nh bị lưu đày và cấm cố. Gia đ́nh ông v́ yêu nước mà trở về nay lại bị coi là kẻ thù của dân tô.c. Sống ở Thái Lan, ông tự coi là người xa lạ, nay về Việt Nam, ông lại trở thành người xa lạ trên chính quê hương ḿnh. Ông suy nghĩ xa gần mà ḷng đau như cắt. Ông trách ông ngu da.i. Nước Thái Lan đă cho ông nương tựa, giúp ông làm giàu, con cái ông học hành thành tựu, thế mà ông bỏ Thái Lan mà về Việt Nam, về quê mẹ, nhưng quê mẹ đă giết gia đ́nh ông, cướp đoạt tài sản và hy vọng của ông! Kẻ sát nhân cướp bóc chính là những kẻ mà ông đă nuôi nấng, kẻ đă rao giảng tự do, nhân đạo và b́nh đẳng! Ông đă bỏ mồi bắt bóng! Ông là người ngu xuẩn nghe theo những lời phỉnh nịnh để rồi làm hại ḿnh và con cháu!
Vài năm sau, chiến tranh Việt Mỹ bùng nổ, miền Bắc bắt thanh niên nam nữ “sinh bắc tử nam”. Trương Thế Vinh có một trai, một gái. Con trai ông phải vào bộ đội rồi tử thương tại chiến trường miền Nam. Con gái ông phải đi thanh niên xung phong, lâm bệnh rồi chết trên Trường Sơn. Hai vợ chồng cắng đắng nhau. Bà trách ông nhẹ dạ tin lời kẻ cướp. Bà không chịu nổi đời sống kham khổ và nỗi uất hận v́ bị lường gạt nên mắc bệnh, không thuốc men mà chết. C̣n ông, trong cơn đau khổ, uống rượu say rồi chửi cộng sản. Kết cuộc ông bị công an bắt bỏ tù rồi chết trong trại tù Thái Nguyên.
SON TRUNG
trích từ: http://www.sontrung.com
|
|
rongchoi123
member
REF: 686713
10/18/2014
|
Cuối tuần lại nhận được e-mail từ một người quen, xin chia sẻ:
CHUYỆN TỶ PHÚ NGUYỄN Đ̀NH QUÁT THỜI VNCH
Người tù đặc biệt của trại tù Suối Máu: Tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát.
Tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát là nhân vật nổi tiếng trong kinh doanh và chính trị tại miền Nam Việt Nam khoảng đầu thập niên 1960. Thời Đệ II VNCH không nghe thấy tên ông, nhưng sau 30-4-1975, ông vẫn bị VC bắt vào tù… cải tạo bởi quá khứ “bóc lột” nhân dân và… chống Cộng của ông.
Thật sự cựu Tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát ở tù Chí Ḥa, chứ không ở tù Suối Máu, nhưng vài tháng gần cuối năm 1980, không rơ lư do ǵ VC chuyển ông về nằm Trạm Xá trại Suối Máu cùng gần một chục người khác, trong đó có Nhạc sĩ Đại tá Nguyễn Văn Đông. Tôi hân hạnh gặp ông Nguyễn Đ́nh Quát tại đây một thời gian tạm đủ để nghe ông kể chuyện đời và thấy cách sống của ông trong hoàn cảnh của một kẻ sa cơ mà vẫn giữ tṛn tiết tháo!
Cựu Tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát sinh trưởng ở Quảng B́nh, có nhân dạng như cố TT/VNCH Ngô Đ́nh Diệm, nhưng xuất thân từ gia đ́nh nghèo khó. Năm 1935, ở độ tuổi thanh niên ông cùng với một người bạn đồng trang lứa rủ nhau mua vé xe lửa vào Saigon t́m đường mưu sinh. Nguyễn Tất Thành (tục danh của Hồ Chí Minh) cũng cùng hoàn cảnh nhưng dùng ngụy danh viết sách lếu láo tự đề cao (đồng nghĩa… tự sướng) rằng “Bác Hồ thời thanh niên vào Saigon t́m đường… cứu nước”, thật ra đến Saigon anh ta làm bồi trên chiếc tàu viễn dương của Tây!
Đặt chân chốn Saigon phồn hoa đô hội, hai chàng thanh niên người Quảng B́nh như lạc vào mê hồn trận, không biết cách nào để đùm bọc nhau nên đành chia tay để mà sống, thay v́… đoàn kết sẽ dễ chết! Anh bạn đi đường anh bạn, Nguyễn Đ́nh Quát quyết định phiêu lưu ra… Cap Saint Jacque (tức Vũng Tàu) không có chủ đích ǵ rơ ràng là ngoạn cảnh hay t́m việc làm. Nhưng lần đầu tiên ra biển Vũng Tàu lại là lần quyết định cuộc đời của ông một cách kỳ lạ.
Vừa đến Vũng Tàu, anh thanh niên Nguyễn Đ́nh Quát đi ngay ra băi trước, lang thang ngắm cảnh mà không để ư, suưt chạm phải một phụ nữ Pháp hăy c̣n trẻ đang dắt tay một đứa bé gái. Anh vội xin lỗi và buột miệng khen đứa bé gái “ Elle est très belle fille”.
Người phụ nữ Pháp rất vui và ngạc nhiên nghe giọng nói tiếng Pháp rất chuẩn của anh thanh niên Việt Nam, bèn hỏi và trả lời anh vài điều nữa. Qua cuộc đối đáp, anh Quát mới vỡ lẽ ḿnh vừa chạm mặt một phu nhân của viên Thiếu tá Quân Trấn Trưởng Vũng Tàu và rất sung sướng nhận lời bà, vào ngày hôm sau giă từ nhà trọ, đến nhà bà Thiếu tá phu nhân làm gia sư cho đứa bé gái chính là con của bà!
Nhưng không đầy một tháng sau, anh Quát được lịnh viên Thiếu tá Pháp phải rời khỏi Vũng Tàu trong ṿng… 24 giờ mà sau đó theo tiết lộ của bà Thiếu tá phu nhân v́… ghen bóng ghen gió và đồng thời không muốn chứa một thanh niên bản xứ lạ mặt ngay trong nhà, suốt ngày gần gũi vợ đẹp con ngoan của ḿnh! May cho anh, bà nầy động ḷng trắc ẩn viết một thư tay, giới thiệu anh Quát với một người bạn Pháp đang làm Trưởng Công Trường Xây Dựng bên núi Nhỏ Vũng Tàu.
Tại đây, anh Quát được thâu nhận làm công nhân, rồi nhờ tiếng Pháp khá giỏi của anh, cộng với bản chất thông minh, cần mẫn, anh vừa làm vừa học nghề xây dựng. Anh Quát leo dần lên nấc thang nghề nghiệp, mấy năm sau anh trở thành nhà thầu khoán, mở đầu sự nghiệp tại Saigon, rồi lan ra khắp Đông Dương lúc đó là thuộc địa của Pháp. Đến năm 1942, anh Quát giờ là ông Triệu phú Nguyễn Đ́nh Quát, dần dần là Tỷ phú vào những năm đầu của nền Đệ I VNCH. Ông tham gia chính trường: 1/ Vào Quốc Hội, ông Nguyễn Đ́nh Quát từng lănh đạo Phái Đoàn Quốc Hội VNCH công du Anh Quốc, được Nữ Hoàng Anh tiếp đón trọng thể. 2/ Ứng cử chức vụ Tổng Thống VNCH ngày 9-4-1961 gồm 3 liên danh: Ngô Đ́nh Diệm/Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Đ́nh Quát/Nguyễn Thành Phương, Hồ Nhựt Tân/ Nguyễn Thế Truyền.
Sau 30-4-1975, ông Quát bị VC bắt đi tù… “cải tạo” v́ quá khứ tỷ phú và… “ngụy quyền”. Ông từ chối sự bảo lănh có điều kiện của các thân nhân ruột thịt đang là cán bộ cao cấp trong guồng máy nhà nước CS Hà Nội. Họ ra điều kiện ông phải viết bản “nhận có tội với nhân dân để xin cách mạng khoan hồng”! Ông thà vào tù, bỏ lại sản nghiệp, trong đó có một ṭa nhà đồ sộ 27 pḥng ở đường Trương Minh Giảng. Việt Cộng giam ông tại Khám Chí Ḥa và v́ ông bịnh (!?), nên chúng đưa ông đến Trạm Xá của Trại Suối Máu.
Dù đang ở tù, nhưng vốn giầu có, ba bà vợ (trong đó có bà thứ ba ở bên Tây) chăm sóc ông đầy đủ bằng mấy gánh đồ thăm nuôi nặng ḱnh kịch được bạn tù phụ giúp mang vào cho ông. Các bạn tù tha hồ tiếp sức ông tiêu thụ những món ngon, bổ béo dành cho người tù gốc… tỷ phú. Một hôm, ông ra phía sau Trạm Xá chợt thấy một bầy vịt của cán bộ VC mập tṛn, lông trắng phau. Ông nhờ anh Cựu Thiếu tá Dương X. (hiện ở Seattle) mua giùm và làm thịt cho ông ăn bất kể ông vừa chứng kiến tận mắt bầy vịt đó đang rỉa những con… gịi trắng hếu mà anh tù chăn vịt vừa vớt lên từ thùng phân, rửa sạch và c̣n cựa quậy! Ông chỉ gắp vài miếng thịt vịt tượng trưng, c̣n lại đăi hết cho anh em.
Một hôm, anh em bỗng dưng nghe ông ngâm Truyện Kiều của Nguyễn Du từng đoạn này sang đoạn kia. Nghĩ rằng ông có trí nhớ rất tốt, anh em bày ra tṛ đọc thơ Kiều để thử tài. Một anh đọc một đoạn thơ Kiều tự chọn, ông liền đọc đoạn trước và đoạn sau, cứ như thế tới lượt anh em khác. Cuối cùng, anh em cũng vô cùng ngạc nhiên bái phục một nhà kinh doanh Tỷ phú như ông Nguyễn Đ́nh Quát lại thuộc vanh vách toàn bộ Truyện Kiều gồm trên ba ngàn câu đến như thế!
Độ hai năm sau khi tôi ra trại về nhà th́ nghe tin cựu Tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát đă từ trần tại Bịnh Viện Đồng Nai (Biên Ḥa) do mắc chứng bịnh nặng ǵ đó từ Trạm Xá Suối Máu chuyển sang. Bịnh viện Đồng Nai không nhận kịp thời thuốc men và phương tiện chữa trị tối tân của thân nhân ông từ bên Pháp gởi về, nên đành bó tay.
Một số ít anh em cựu tù Suối Máu biết đến cựu Tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát và với ḷng ngưỡng mộ một kẻ sĩ thà vào tù để chịu khổ và chết, cương quyết không kư tên cái gọi là “bản nhận tội” của VC áp đặt như là một điều kiện làm sỉ nhục ông nói riêng và các kẻ sĩ VNCH nói chung! Tự hào thay một cựu tù Suối Máu Nguyễn Đ́nh Quát giữ vững tiết tháo cho đến cuối đời ḿnh.
Người H.O. Già.
|
|
rongchoi123
member
REF: 687002
10/24/2014
|
Ai Muốn Đánh Cắp Nỗi Ḷng Người Đi Của Anh Bằng?
Vấn đề suy thoái đạo đức, ăn gian nói dối, mua bán bằng cấp và chạy chức chạy quyền trong xă hội thời Cộng sản không c̣n ngạc nhiên mà là thói quen của một bộ phận cán bộ, đảng viên, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
Lănh đạo đảng và nhà nước đă nhiều lần nh́n nhận như thế nhưng không sao cải thiện được.
Giáo sư Ḥang Tụy, Nhà tóan học nổi tiếng của Việt Nam từng nói: “ Giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đă có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xă hội ở các tầng nấc.” (trích Phỏng vấn của báo Dân Trí)
Ông Ḥang Tụy, người có Anh hùng Ḥang Diệu là Bác ruột c̣n nói với báo điện tử Việtnam Quality (VieQ.VN) ngày 03/03/2014:” Việc sử dụng bằng giả, bằng thật mà chất lượng dỏm có hại trực tiếp đến cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống của chúng ta. Muốn nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước, không có cách nào khác phải chống bằng giả, phải bảo đảm giá trị thật của bằng cấp. T́nh trạng bằng giả chỉ chui được vào cơ quan nhà nước theo cách nói của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không phải là khám phá ǵ mới mẻ, chẳng qua quan chức nói ra th́ nghe... lạ tai, chứ dân chúng th́ biết rơ điều này. “Nhất hậu duệ, nh́ quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ” là câu vè nghe chướng tai nhưng lại rất thực tế.”
Thực tế đă chứng minh số người có bằng gỉa đă hoặc đang làm việc trong các cơ quan nhà nước không hiếm ở Việt Nam. Người nổi tiếng trong vụ khai gian bằng Tiến sỹ là Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang nay đă bị sa thải. Ông Quang khai đă có bằng Tiến sỹ tại Đại học Uppsala, Thụy Điển, nhưng sự thật th́ trường này, theo báo chí Việt Nam, chỉ cấp chứng chỉ về nghiên cứu Khoa học Dược phẩm tự nhiên cho ông Cao Minh Quang, chứ không phải văn bằng.
Báo ViệtnamExpress viết ngày 16/9/2011: “ĐH Uppsala xác nhận: "Ông Cao Minh Quang, sinh ngày 6/6/1953, đạt chứng chỉ "Licentiatexamen" về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên vào ngày 26/10/1994. Đây là chứng chỉ chứ không phải văn bằng. Theo quy định của trường Uppsala chứng chỉ nói trên cần phải đạt được để tham dự khóa học tiến sĩ".
Bằng chứng này đă xác nhận một thực trạng ai cũng biết đang diễn ra trong xă hội Việt Nam: Ở bất kỳ địa vị nào trong xă hội, nhất là những kẻ có chức có quyền, cũng có thể gian dối để đạt lợi ích cá nhân mà không cần phải hổ thẹn với lương tâm.
TRƯỜNG HỢP CỦA “NỖI L̉NG NGƯỜI ĐI”
V́ vậy khi đem bi kịch gian dối lồng vào sự bất lực của nhà nước trong cuộc chiến pḥng, chống tham nhũng từ bao nhiêu năm mà nay vẫn c̣n “nghiêm trọng” cũng không phải là một ngọai lệ. Nếu sự dối gian này cũng đă lan sang lĩnh vực Văn nghệ trong thời gian 2 năm qua đối với Tác phẩm Âm Nhạc nổi tiếng “Nỗi ḷng người đi” của Nhạc sỹ Anh Bằng th́ cũng không ai ngạc nhiên.
Tuy chuyện “tranh quyền Tác gỉa” bài ca lịch sử này đă râm ran từ lâu nhưng không mấy người quan tâm cho đến khi Đài Truyền h́nh VTV1 loan báo có chương tŕnh Giai điệu tự hào mang chủ đề Người Hà Nội lúc 20h ngày 24/10 (2014), và Ca khúc Nỗi ḷng người đi - của nhạc sĩ hải ngoại Anh Bằng sẽ lên sóng VTV1.
V́ vậy ông Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đă làm to chuyện rằng chính ông ta mới là Tác gỉa của “Nỗi Ḷng Người Đi”, có tên gốc là “Tôi Xa Hà Nội” viết năm 1954 !
Câu chuyện bắt đầu như thế này:
Nhạc sỹ Anh Bằng, người có tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá cùng quê với Nhà thơ Hữu Loan, Tác gỉa của Bài Thơ bất tử “Mầu tím hoa sim”.
Khi bước sang tuổi 88 năm 2014, Nhạc sỹ Anh Bằng đă có một gia tài gần 700 ca khúc nhạc t́nh, nhạc dân tộc và nhạc trẻ nổi tiếng, trong đó có “Nỗi ḷng người đi” ra đời ngày 15/04/1967.
Khi Tác phẩm này in ra, ai cũng thấy chỉ có một ḿnh tên Tác gỉa Anh Bằng in trên Bản nhạc.
Và trong suốt 47 năm qua, qua tŕnh diễn của nhiều thế hệ ca sỹ từ trong nước ra hải ngoại, không có bất cứ một ai dám “cả gan” tranh chấp chủ quyền với ông.
Tại sao ? Bởi v́ ông đă viết ra “Nỗi Ḷng Người Đi” cho cả một thế hệ người Bắc di cư vào Nam năm 1954, trong đó có gia đ́nh ông, sau khi Việt Nam phải chia đôi đất nước tại Hội nghị Geneve tháng 07/1954.
Nội dung bài hát nói lên tâm trạng rời bỏ quê hương Hà Nội của một Thanh niên đă phải bỏ lại người yêu đi t́m tự do v́ không thể nào có thể ở lại miền Bắc sống chung với quân Việt Minh thời ấy.
Lư do dễ hiểu v́ Anh Bằng thuộc một gia đ́nh chống Cộng sản như Tiểu sử ông đă cho biết: “Năm 1935 ông xa gia đ́nh để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. V́ gia đ́nh anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ Kháng Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lư Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử h́nh nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đ́nh di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài G̣n cho đến năm 1975.”
Chuyến ra đi lịch sử của Anh Bằng năm 1954 và cuộc di cư vào Năm trong thời gian 300 ngày của trên 1 triệu người dân miền Bắc đă in đậm trong tâm khảm người Việt nam thời ấy. V́ vậy, mỗi khi nghe ai hát “Nỗi ḷng người đi” là người dân gốc Bắc, dù ở trong nước hay hải ngọai trong suốt 60 năm qua (20/7/1954 – 20/07/2014), cũng phải rưng rưng nước mắt !
Thế nhưng, tuy đă gần đến tuổi 50 kể từ ngày ra đời 1967, “Nỗi ḷng người đi” vẫn không thóat khỏi một tai nạn không ai có thể ngờ tới xẩy đến năm 2012 qua “một việc làm chung” của 2 người ở Hà Nội, Nhà báo phê b́nh ân nhạc Nguyễn Thụy Kha và Nhạc sỹ Khúc Ngọc Chân, người tự nhận chính ông mới là “tác gỉa thật” của “Nỗi Ḷng Người đi” đă được ông Anh Bằng đặt thay cho “tên nguyên thủy” là “Tôi Xa Hà Nội”.
NGUYỄN THỤY KHA-KHÚC NGỌC CHÂN
Lập luận của 2 ông Kha và Chân có một số điểm “rất nên thơ” nhưng họ lại không chứng minh được:
Thứ nhất, hăy nghe ông Nguyễn Thụy Kha kể:”Một buổi sáng cuối thu Hà Nội, có một người nhỏ thó đến văn pḥng tôi làm việc ở 59 Tràng Thi – Hà Nội. Ông tự giới thiệu là Khúc Ngọc Chân.
Tôi nh́n măi mới nhận ra ông đă từng là nghệ sĩ đàn cello ngồi ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từ những năm mới thành lập. Các anh em của ông là Khúc Phác và Khúc Ka Hoàng cũng đều là dân nhạc nổi tiếng từ lâu. Ông Chân họ Khúc, đích thị là con cháu Khúc Thừa Dụ ở Ninh Giang – Hải Dương rồi. Ông nói rằng ông có bài thơ về tổ tiên được khắc trên bia đá tại đền thờ họ Khúc ở quê. Dần dà, ông bắt đầu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh ra đời của ca khúc “Nỗi ḷng người đi” mà chính ông là tác giả với cái tên đầu tiên là “Tôi xa Hà Nội.”
Thế rồi chuyện t́nh của Tác gỉa “Tôi Xa Hà Nội” Khúc Ngọc Chân được ông Kha kể: “Vốn yêu âm nhạc, ông Chân t́m đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây. Lúc ấy, cả nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Tạ Tấn cũng đều đến học thầy Chấn nổi tiếng. Qua học thầy mà ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém ông hai tuổi. Rồi t́nh yêu nhen lửa. Họ đă có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ Hồ Gươm. Không thể quên những chiều ngồi bên bờ hồ té nước đùa vui với nhau.
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải kư hiệp định Genève. Ông Chân phải theo gia đ́nh về quê. Nỗi nhớ nhung người yêu khiến cho ông cảm xúc bâng khuâng.
Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đ́nh người yêu đă xuống Hải Pḥng, ở khách sạn Cầu Đất chờ di cư vào Nam. Ông t́m xuống Hải Pḥng để sống cùng người yêu, chờ tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên ḿnh, Khúc Ngọc Chân viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Pḥng, viết lại những ǵ đă bâng khuâng trong suốt những ngày tháng qua, những ngày tháng xa Hà Nội:
(1)”Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai bên hồ
Khua nước chơi như ngày xưa.”
Trong khi Anh Bằng viết:
“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa.”
Bài của Nguyễn Thụy Kha viết tiếp như ông viết Truyện t́nh thơ mộngcủa Khúc Ngọc Chân: “Chàng tṛn 18 tuổi. Nàng tṛn 16 tuổi. Khi ấy, tuổi ấy yêu đương là b́nh thường. Nếu nỗi nhớ thương người yêu ngày đó đă khiến cho Hoàng Dương viết ra Hướng về Hà Nội nổi tiếng, th́ Khúc Ngọc Chân cũng viết Tôi xa Hà Nội nổi tiếng không kém. Chàng lại tiếp tục dào dạt trở lại cái cảm xúc ấy, cái giai điệu ấy nhịp 3/8 hát chậm và t́nh cảm (Lento - Espressivo):
(2) “Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tṛn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian t́nh ái em đong thật đầy
Bạn ḷng ơi! Thuở ấy tôi mang cây đàn
Quen sống ca vui bên nàng
Nàng khóc tơ duyên ĺa xa…”
Nhạc Anh Bằng:
“Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tṛn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian, t́nh ái em đong thật đầy
Bạn ḷng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng.
Nay khóc tơ duyên ĺa tan.”
Nguyễn Thụy Kha c̣n bi thảm hóa cuộc gặp của đôi t́nh nhân Nguyễn Thu Hằng-Khúc Ngoc Chân với những ḍng:”Không biết trong những ngày ngắn ngủi bên nhau ở Hải Pḥng, nàng đă khóc bên chàng bao lần. Chỉ biết rằng họ vẫn an ủi nhau, nàng cứ vào trước, chàng hứa hẹn rằng sẽ vào sau, sẽ t́m nàng ở Sài G̣n. Nàng hăy gắng chờ đợi giữa đô hội phồn hoa:
(3) “Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết t́m về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa ḍng đời
Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ.”
Nhưng đọan này lại giống hệt như lời của Anh Bằng:
“Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết t́m về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa gịng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ.”
Nhưng đến đọan chót của Bài hát th́ ông Khúc Ngọc Chân thay đổi:
(4) “Hôm nay Sài G̣n bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu năo đi trong bùi ngùi
Sài G̣n ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi.”
Trong khi Anh Bằng đă viết:
“Hôm nay Sài G̣n bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi
trong bùi ngùi
Sài G̣n ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi.”
NHỮNG MẶT TRÁI BỊ LỘ
Đến đây th́ chân tướng không thật bắt đầu lộ ra với giọng văn tiểu thuyết của Nguyễn Thụy Kha:”Ca khúc được viết xong, Khúc Ngọc Chân đă tập cho nàng hát thuộc ḷng, hát đi hát lại đến chan chứa cảm xúc. Khi ấy đă là cuối tháng 11.1954.
Ngày đưa tiễn nàng và gia đ́nh xuống tàu há mồm di cư vào Nam, chàng và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính để đi ra nơi tàu đậu ngoài cửa biển. Thuyền cứ trôi, c̣n chàng th́ cứ bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe. Nàng th́ vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền. Một cảnh tượng chia tay thật lăng mạn như trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Và rồi con tàu đă rời xa đất liền, trôi măi vào biển cả mênh mang, mang theo nàng và mối t́nh đầu day dứt cùng giai điệu đượm buồn kia. C̣n chàng th́ quay về, rồi trở lại Hà Nội. Nhưng nỗi nhớ nàng th́ cứ thắp sáng trong những đêm trường cô đơn.”
Lối “tả chân” của Nhà văn Nguyễn Thụy Kha chất chứa đầy đủ những hoạt cảnh cần thiết cho một khúc phim t́nh cảm của thời b́nh trên chiếc du thuyền, nhưng chắc chắn không thể có “trong chuyến đ̣” di cư của người miền Bắc vào Nam của thời 1954. Tất nhiên vào khi ấy, không người di cư tất tưởi nào lại c̣n đủ bản lănh để thư thái mà “bập bùng guitar và hát Tôi xa Hà Nội cho nàng nghe”, và nàng cũng “ung dung”, chả quan tâm ǵ đến bố mẹ và gia đ́nh ngồi quanh để “vừa nghe vừa đập nhịp bằng tay lên mạn thuyền” !
Về trường hợp của cô Nguyễn Thu Hằng, qua ng̣i bút điêu luyện không cần có chứng minh, ông Nguyễn Thụy Kha viết: “ C̣n nàng, khi vào Sài G̣n, v́ mưu sinh, với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của ḿnh, nàng đă đến đầu quân cho một quán bar. Ở đó, nàng vừa làm việc, vừa nhớ người yêu. Ca khúc của chàng đă được nàng tự hát trong những đêm thương nhớ. Hát để nhớ chàng, hát để chia sẻ với bao người khác có tâm trạng nhớ nhung như nàng. Và đương nhiên, một ca khúc hay như thế đă lọt vào thẩm âm của nhiều nhạc sĩ lúc đó cũng đă ĺa xa Hà Nội. Chắc chắn trong đó có nhạc sĩ Anh Bằng. Ca khúc đă có một số phận khác khi được nhạc sĩ nhận thức và t́m cách xử lư. C̣n ở Hà Nội, Khúc Ngọc Chân đâu ngờ gia đ́nh ông bao đời không chịu làm cho Tây đă không theo ḍng người di cư mà ở lại Hà Nội vừa giải phóng. Vậy là lời hứa với nàng đành lỡ dở theo thời gian.”
Đến đây th́ “mùi sắc” chính trị “làm cho Tây” và “Hà Nội vừa giải phóng” đă được Nguyễn Thụy Kha lồng vào âm nhạc. Chả lẽ Nguyễn Thụy Kha không biết đâu phải hơn 1 triệu người bỏ miền Bắc di cư xuống Nam là v́ đă “làm cho Tây” nên đă đi theo Tây vào Nam ?
Cũng chẳng lẽ ông Kha không biết lực lượng Việt Minh đă “tiếp qủan” thành phố Hà Nội từ tay quân đội Pháp sáng ngày 10/10/1954 chứ đâu có đánh đấm ǵ mà bảo là “giải phóng” như Ban Tuyên giáo đảng CSVN đă viết tài liệu tuyên truyền trong dịp kỷ niệm 60 năm mới đây (10/10/1954 – 10/10/2014) ?
Không dừng ơ đây mà Tác gỉa Nguyễn Thụy Kha đă cùng với Khúc Ngọc Chân đong đưa tiếp với nhiều huyền thọai:
Nhà báo này viết: “Ở lại Hà Nội, năm 1956, ông Chân vào học đàn cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam. Khi tốt nghiệp th́ về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ngày thống nhất đất nước, khi Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài G̣n vừa giải phóng, ông Chân đi t́m người yêu qua họ hàng thân thiết th́ biết tin người yêu ṿ vơ đợi chờ ngày gặp lại đă mất v́ mắc bệnh hiểm nghèo năm 1969, khi mới vào tuổi “tam thập nhi lập”. Theo người thân của người yêu, ông đă t́m đến mộ nàng và thắp hương, thầm khóc cho cuộc t́nh chia phôi bất hạnh. Chính v́ người yêu đă mất, nên ông không sao hiểu nổi bằng cách ǵ mà ca khúc Tôi xa Hà Nội của ông lại lọt vào tay nhạc sĩ Anh Bằng, được ông sửa thành nhịp 4/4 theo điệu Slow và phổ biến “quá trời” tại Sài G̣n.”
Rồi ông Kha và ông Chân kể tiếp như người chết đuối vớ được phao giữa ḍng nước xoáy:”Ông Chân nói rằng đó là điều may mắn. Khi ấy, nếu ca khúc lan ra mà lại ghi tên ông là tác giả, chắc ông khó mà ngồi yên ở Dàn nhạc Giao hưởng cho đến khi về hưu. Nhưng v́ ca khúc ghi là của tác giả Anh Bằng, nên những ca từ rất thực của ông diễn tả nỗi phấp phỏng trong ḷng Hà Nội tạm bị chiếm lại trở thành một vệt đen mang đậm nỗi ấm ức của bao người di cư ở bên kia chiến tuyến. Lại nữa, v́ Anh Bằng đổi tên ca khúc thành Nỗi ḷng người đi nên vệt đen kia hóa thành có thực khi đất nước bị chia cắt. Cũng chính v́ thế mà cho đến nay Nỗi ḷng người đi (vốn là Tôi xa Hà Nội) vẫn chưa được cho phép hát lại.”
Nhưng làm sao mà ông Chân có thể “hát lại” được, bởi v́ Trung tâm bảo vệ quyền Tác gỉa Âm Nhạc Việt Nam ở Hà Nội (Vietnam Center for Protection of Music Copyright,VCPMC) đă bác lời xin bảo vệ quyền lợi cho ông v́ ông “đă không chứng minh được quyền Tác gỉa” của ḿnh.
Nguyên văn điện thư của Bà Đinh Thị Thu Phương, Phó Qủan lư, đặc trách ngọai vụ của Trung Tâm gửi Nhạc sỹ Anh Bằng về tác quyền như sau:
From: "Dinh Thu Phuong"
Date: September 24, 2014 at 1:08:06 AM PDT
To:
,
Subject: Fwd: NOI LONG NGUOI DI
Kính gửi Nhạc sĩ Anh Bằng,
Cháu nhận được email kèm theo bản nhạc của bác đă lâu, nhưng phải chờ thẩm định, rồi lại v́ bận nhiều việc quá nên hôm nay cháu mới hồi âm tới bác được, mong bác thứ lỗi.
Nhạc sĩ Khúc Ngọc Chân ủy quyền cho VCPMC ca khúc Tôi xa Hà Nội từ ngày 24.4.2014, tuy nhiên sau đó phát hiện có sự song trùng với ca khúc Nỗi ḷng người đi của bác. VCPMC đă yêu cầu 2 bên cung cấp chứng cứ bằng văn bản, nhưng ông Khúc Ngọc Chân không có, v́ vậy VCPMC đă quyết định ngừng bảo vệ, quản lư và khai thác ca khúc Tôi xa Hà Nội. Điều đó có nghĩa VCPMC chỉ công nhận tính hợp pháp của ca khúc Nỗi ḷng người đi của nhạc sĩ Anh Bằng. Cháu xin chúc mừng bác ạ.
Đây là việc thường xuyên phải giải quyết của VCPMC, mong bác giải thích với mọi người rằng chỉ thuần túy là việc tranh chấp dân sự b́nh thường, ai không đủ chứng cứ là thua, có thế thôi, không phải là âm mưu chính trị ǵ đâu (như có bài viết ở hải ngoại phỏng đoán) v́ sự việc nó quá tầm thường không đáng để suy diễn làm ảnh hưởng đến chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước Việt Nam.
Để thực hiện khoản 1, 2 Điều 3 của Hợp đồng ủy quyền (mà cô Trương Mỹ Dung – học tṛ của bác ở Việt Nam đă thay mặt bác kư với VCPMC) một lần nữa cháu đề nghị bác vui ḷng gửi qua email cho cháu toàn bộ ca khúc của bác mà bác đang có, nếu đă là xuất bản phẩm trước 1975 tại Sài G̣n th́ bác scan cho cả mặt ngoài và mặt trong của bản nhạc khổ giấy A3, ca khúc nào chưa xuất bản hoặc viết sau 1975 chưa in th́ bác gửi cho cháu bản chép tay cũng được. Cháu cảm ơn bác trước.
Cháu xin gửi kèm theo đây 1 quyết định của Giám đốc VCPMC và 1 mẫu Hợp đồng ủy quyền để bác tham khảo.
Trân trọng kính chào bác – người nhạc sĩ tài danh mà tác phẩm luôn hướng tới và dành cho t́nh yêu con người cùng quê hương đất nước Việt Nam. Chúc bác vui khỏe và dồi dào sức sáng tạo.
Kính thư,
--
Dinh Thi Thu Phuong (Ms)
Deputy Manager of External Relations Divison,
Cellphone: +84 91 660 5156
Vietnam Center for Protection of Music Copyright (VCPMC)
66 Nguyen Van Huyen Str, Cau Giay District., Hanoi, Vietnam
Phone: +844 3762 4718 (ext: 268) / Fax: +844 37624717
Office hour: 8am - 5pm GMT+7, Mon-Fri
www.vcpmc.org.
Ngoài ra, Giám đốc Trung Tâm, Nhạc sỹ Phó Đức Phương cũng ra Quyết định ngày 12 tháng 09 năm 2014 có 3 điểm, nguyên văn như sau:
Điều 1: Ngừng bảo vệ qủan lư và khai thác 1 ca khúc “Tôi xa Hà Nội” của Nhạc sĩ Khúc Ngọc Chân.
Điều 2: Những ca khúc khác của Nhạc sĩ Khúc Ngọc Chân vẫn được bảo vệ, qủan lư và khai thác b́nh thường.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày kư. Các phóng ban chức năng của Trung tâm chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
(Phó Đức Phương-Kư tên và đóng dấu).
TIẾP TỤC SAI LẦM
Bài viết của Nhà báo phê b́nh âm nhạc Nguyễn Thụy Kha xuất hiện trong Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 804 và được Website Giai Điệu Xanh đăng lại ngày 21/12/2012 c̣n tiếp tục sai lầm rằng: “T́m hiểu về nhạc sĩ Anh Bằng qua nhiều luồng thông tin, qua trang mạng Google th́ thấy rằng điều ông Chân thổ lộ rất có cơ sở. Nhạc sĩ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường. Ông sinh năm 1925 tại thị trấn Bỉm Sơn thuộc Ninh B́nh. Ông học trung học tại Hà Nội trước khi di cư vào Nam. Sau ngày 30.4.1975, Anh Bằng sang Mỹ, cư trú tại Houston, bang Texas. Ông vẫn hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt và hiện là cố vấn Trung tâm Asia Entertainment tại Houston.”
Ngay trong đọan này, ông Kha đă “khẳng định chuyện kể của ông Chấn “rất có cơ sở”, căn cứ theo những ǵ ông Kha t́m được trên mạng điện tử Google, nhưng ông lại nói sai “Sau ngày 30.4.1975, Anh Bằng sang Mỹ, cư trú tại Houston, bang Texas. Ông vẫn hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt và hiện là cố vấn Trung tâm Asia Entertainment tại Houston”, trong khi gia đ́nh Nhạc sỹ Anh Bằng và Trung tâm Asia chưa bao giờ sinh sống hay xây dựng sự nghiệp âm nhạc ở Houston, Texas.
Tuy vậy, tác gỉa Nguyễn Thụy Kha cứ “đong đưa” với chữ nghĩa để tiếp tục thêu dệt rằng: “ Ngày ấy, khi vào Sài G̣n, theo thiển nghĩ của tôi, Anh Bằng chưa được biết đến như Chung Quân, Cung Tiến. Nghe được ca khúc Tôi xa Hà Nội do một thiếu nữ làm ở quán bar hát những khi chia sẻ mà lại không biết xuất xứ. Với khả năng âm nhạc của ḿnh, Anh Bằng đă thuộc được giai điệu này. Ông thấy rất hợp tâm trạng của ít nhất là những thanh niên vừa phải xa Hà Nội di cư vào Sài G̣n. Vậy là cuộc sử dụng một giai điệu mang tâm trạng của thanh niên xa Hà Nội, nhưng để hợp thời thế, Anh Bằng đă chuyển nhịp 3/8 gốc của ca khúc Tôi xa Hà Nội thành nhịp 4/4 dùng tiết điệu Slow.”
Tệ hại hơn, Thụy Kha c̣n dựa vào lời nói của người duy nhất tự nhận là Tác giả “Tôi xa Hà Nội” Khúc Ngọc Chân để bịa ra rằng: “C̣n về ca từ, Anh Bằng đă khéo léo gắn vào đó tên của một nhà thơ t́nh nổi tiếng là Nguyễn Bính.
Nguyễn Bính là nhà thơ đă từng tham gia chiến tranh tại Nam bộ và có bài thơ Tiểu đoàn 307 được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc rất hoành tráng. Nhưng sau Hiệp định Genève, ông đă ra tập kết ở miền Bắc. Có lẽ thông tin này, Anh Bằng không biết, nên ông đă tự “vu” cho Nguyễn Bính chịu trách nhiệm ca từ này.”
Nhưng Nhạc sỹ Anh Bằng, đă trả lời câu hỏi của tôi (Phạm Trần) về chuyện Nguyễn Bính như sau:
“Cảm ơn Anh đă tỏ ra rất quan tâm đến ca khúc NỖI L̉NG NGƯỜI ĐI của tôi đang bị cướp đọat một cách trắng trợn.
Anh đă xem Bản nhạc được in và phát hành năm 1967 tại Sài G̣n chỉ có tên Tác gỉa là ANH BẰNG trong ca khúc NỖI L̉NG NGƯỜI ĐI. Tuyệt đối không có tên Thi sĩ Nguyễn Bính in bên cạnh như kẻ gian manh, xáo quyệt, vô lương tâm, vô liêm sỉ bịa đặt.
ANH BẰNG xin minh xác như vậy để Anh yên tâm.”
Nhạc sỹ Lê Dinh, người bạn tâm giao của Anh Bằng trong nhóm 3 Nhạc sỹ Lê Minh Bằng (Lê Dinh-Minh Kỳ-Anh Bằng) phản ứng về chuyện này:
“Bài viết này, của báo trong nước, tôi cũng đă đọc cách nay một tuần. Đây chỉ là một bài viết lập lại những lư luận mà họ đă lải nhải như trong nhiều bài trước, không có ǵ mới lạ.
Nhưng họ không đá động ǵ tới việc cô Đinh thị Thu Phương, Vietnam Center for Protection of Music Copyright (VCPMC / thuộc Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả) đă xác nhận với Anh Bằng, qua thư đề ngày 24-09-14, rằng: “Sau khi thẩm định, VCPMC đă quyết định ngừng bảo vệ, quản lư và khai thác ca khúc Tôi xa Hà Nội (của Khúc Ngọc Chân v́ không cung cấp chứng cứ bằng văn bản). Và VCPMC chỉ công nhận tính hợp pháp của ca khúc Nỗi ḷng người đi của nhạc sĩ Anh Bằng”.
Như vậy, chúng ta xem như việc này đă kết thúc qua lá thư của cô Đinh thi Thu Phương (CVPMC) gửi cho Anh Bằng ngày 24-09-14 (được trích trên đây)
“…Việc lên tiếng của VCPMC là một tiếng chuông cảnh cáo những kẻ giả mạo để ăn cướp công lao của những nhạc sĩ sáng tác, v́ không ǵ dễ bằng, cứ lấy một tác phẩm cũ nổi tiếng nào đó, của một nhạc sĩ nổi tiếng nào đó, chép bằng máy vi tính, sửa lại vài chữ và nói đây là bài nhạc của tôi sáng tác năm đó, năm đó… ông nhạc sĩ này lấy bài nhạc của tôi làm và nói là của ổng. Chủ nhà trở thành kẻ cướp và kẻ cướp trở thành chủ nhà, quá dễ.
May mà có sự quyết định sáng suốt của Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả, nếu không th́ sẽ có loạn trong làng âm nhạc Việt Nam, chứ chẳng không.”
TẠI SAO ĐẾN 2012 MỚI BIẾT ?
Về chủ quyền bài hát, ông Khúc Ngọc Chân tỏ ra lúng túng khi phóng viên báo Thể thao-Văn hoá Việt Nam (Thethaovanhoa.vn) hỏi ngày 15/10/2014 rằng: “Tại sao đến tận bận bây giờ ông mới nhận Nỗi ḷng người đi là của ḿnh. Ông có bằng chứng ǵ thuyết phục rằng đó chính thức là ca khúc của ḿnh không? Ông đă sáng tác ca khúc đó trong hoàn cảnh nào và liệu ông có c̣n nhạc bản ngày xưa hay không?”
Ông Chân đáp gọn: “Bản nhạc ngày xưa sao mà giữ được. Ca khúc của tôi sáng tác hồi đó chính ra chỉ có 2 người biết với nhau là tôi và cô người yêu thôi.”
Về chuyện bảo Anh Bằng ghi tên Nhà thơ Nguyễn Bính vào bản nhạc, ông Chân lại ú ớ khi được báo Thanh niên-Văn hoá (TTVH) hỏi: “Sau này rồi có ai biết có bài nào nhác nhác như thế của ông Nguyễn Bính không?
Khúc Ngọc Chân: “Không có. Gia đ́nh Nguyễn Bính ở Nam Định cũng không c̣n ai, con cháu đi hết rồi. Tất cả các tuyển tập thơ Nguyễn Bính không có bài nào như thế.
May cho tôi là khi kể chuyện này với nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và một số người bạn, có người lên mạng đă copy được bản nhạc Anh Bằng sáng tác đề rằng Nỗi ḷng người đi, nhạc Anh Bằng, thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, sau bài viết đầu tiên của Nguyễn Thụy Kha được đưa lên mạng th́ đến ngay cả Thụy Kha đi t́m bản đề thơ Nguyễn Bính cũng không có nữa mà chỉ đề là tác giả Anh Bằng thôi, bỏ phần thơ đi. Nếu mà sự thực phổ thơ Nguyễn Bính th́ vẫn để nguyên chứ. Giả dụ là thơ của Nguyễn Bính thật th́ không sao, không th́ tôi phải là Nguyễn Bính chứ không phải Anh Bằng, bởi Anh Bằng chỉ phổ nhạc thôi mà.”
Nhưng tại sao ông Khúc Ngọc Chân (KNC) không yêu cầu ông Nguyễn Thụy Kha và “một số người bạn” trưng ra bằng cớ về chuyện “đă copy được bản nhạc Anh Bằng sáng tác” có tên Nguyễn Bính trên đó ?
Báo TTVH: “Ông nói rằng Nỗi ḷng người đi không phải của Anh Bằng, vậy chỉ cần ông đưa ra bằng chứng xác đáng đó là của ông và nếu thực sự là của ông th́ dù cho nhiều người chưa biết th́ sẽ biết đến ca khúc này là của ông?
KNC: “Người yêu của tôi đă mất, do vậy tôi không tranh chấp quyền tác giả. Tôi chỉ muốn nói về một số phận khác khi ca khúc được một nhạc sĩ nhận thức và xử lư và đă thành một ca khúc hay, đó là điều may mắn. Khi xưa, lúc tôi biết Anh Bằng phổ nhạc, tôi cũng không dám nói ra, bởi Tôi xa Hà Nội với những ca từ rất thực diễn tả nỗi phấp phỏng trong ḷng Hà Nội tạm bị chiếm của tôi lại trở thành một vệt đen th́ sao?”
CHÂN TRÁI ĐÁ CHÂN PHẢI
Trong khi đó, Nguyễn Mạnh Hà (báo Tiến Phong, 11-10-2014) viết: “Khúc Ngọc Chân khẳng định, măi tới năm kia (2012) ông mới biết đến sự tồn tại của Nỗi ḷng người đi. Bởi ông không thích và rất ít nghe nhạc hải ngoại.
Qua lời kể của ông Chân th́ thậm chí Nguyễn Thụy Kha cũng biết đến “nghi án” Nỗi ḷng người đi. Ông Chân thuật lại lời ông Kha trong cuộc gặp lần đầu tiên của hai người: “Anh có cái bài Nỗi ḷng người đi bên kia người ta nói là bài của anh?!” Nhưng Nguyễn Thụy Kha lại khẳng định không hề biết đến nghi án này cho tới khi Khúc Ngọc Chân kể ra. Tuy nhiên, ông Kha vẫn cảm thông với cách tŕnh bày hơi khó hiểu của ông Chân: “Người ta không phải người ăn nói với công chúng. Nhưng ḿnh biết được cái lơi của vấn đề. Tôi bằng trực giác biết chắc chắn bài này của ông ấy rồi!”.
“Phổ thơ cũng được nhưng đấy là cái sai lầm nhất của Anh Bằng. Toàn bộ gia tài Nguyễn Bính không có bài thơ nào như lời bài “Nỗi ḷng người đi”. Mà lúc đấy Nguyễn Bính tập kết ra Bắc ra Hà Nội rồi, không dính dáng đến miền Nam nữa mà viết cái đó. Đấy là kẽ hở của câu chuyện.
Thế rồi Nguyễn Mạnh Hà nhận xét: “Sự vô danh của Khúc Ngọc Chân là một điều bất lợi khi đặt cạnh Anh Bằng- tác giả của hàng trăm bài hát trong đó có Khúc thụy du, Nếu vắng anh, Anh c̣n nợ em, T́nh là sợi tơ… Một điểm yếu nữa trong câu chuyện của Khúc Ngọc Chân mà những người đứng về phía Anh Bằng xoáy vào là có nhiều h́nh ảnh tư liệu cho thấy tàu há mồm đưa người vào Nam cập sát cảng Hải Pḥng. Trong khi ông Chân kể, ông vẫn c̣n hát Tôi xa Hà Nội cùng người yêu trên thuyền từ bến Bính ra “phao số không” để tiễn nàng lên tàu há mồm. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người gốc Hải Pḥng, cho hay Thu Hằng vào Nam là đợt đầu tiên, tháng 11/1954. Lúc đó tàu há mồm chưa cập vào cảng Hải Pḥng.”
Với những ǵ chúng ta đọc được quanh “vụ án Nỗi Ḷng Người Đi” của Nhạc sỹ Anh Bằng cho thấy đă có những thay đổi nguy hiểm trong tâm tư của cả giới làm văn nghệ ở Việt Nam trong thời đại “gian dối đă ngự trị trên, không những con người mà cả nền tảng văn hoá truyền thống lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của dân tộc làm kim chỉ nam cho đời sống hàng ngày.”
Một nền văn hoá loạn xạ như thế phải là mối lo nhức nhối của mọi người, v́ như Giáo sư Ḥang Tụy đă báo động: “Giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối.” -/-
Phạm Trần
(10/014)
|
|
hoami09
member
REF: 687047
10/24/2014
|
Vấn đề suy thoái đạo đức, ăn gian nói dối, mua bán bằng cấp và chạy chức chạy quyền trong xă hội thời Cộng sản không c̣n ngạc nhiên mà là thói quen của một bộ phận cán bộ, đảng viên, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
Lănh đạo đảng và nhà nước đă nhiều lần nh́n nhận như thế nhưng không sao cải thiện được
------------
Suy cho cùng , khi chính bác Hù đi ăn cắp thơ của người ta về khoe là thơ của ḿnh , rồi chính bác Hù lại dùng bao nhiêu cái nick giả để viết bài nâng bi ḿnh , sự thật đă được phơi bày , ấy vậy mà nhiều người vẫn c̣n tâng bốc , vẫn cho là bác Hù vĩ đại , là doanh nhân của thế giới , là phải sống và học tập theo gương bác Hù vĩ đại ...vậy đó , làm sao mà cải thiện được cơ chứ ...haizzzz
|
|
rongchoi123
member
REF: 691635
01/23/2015
|
Lại thêm một "Tiến sĩ" nữa, trong nước. Nhưng là một Tiến sĩ "yêu nước".
YT
Muôn đời tạc dạ ghi lời núi sông
Ts Đặng-Huy-Văn
Ngày 20/11/2014, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày vào trường đại học, anh chị em cùng lớp đại học của chúng tôi đă tổ chức một chuyến du ngoạn tới Làng Cổ Đường Lâm, thị xă Sơn Tây, Hà Nội để viếng Lăng Vua Ngô Quyền, thăm Đền Thờ Phùng Hưng, viếng Mộ nhà ngoại giao cương nghị Giang Văn Minh và “dăy duối ngàn năm tuổi” nơi ngày xưa quân sĩ của Ngô Quyền đă dùng để buộc ngựa.
Sáng cuối thu nắng đẹp và mát mẻ đă làm cho chúng tôi cảm thấy như được ḥa hồn ḿnh vào hồn non nước Đường Lâm linh thiêng. Đặc biệt, tôi đă trào nước mắt trước Ngôi Lăng nhỏ thó xưa cũ của vị Anh Hùng Dân Tộc Ngô Quyền, người con vĩ đại của núi sông với chiến thắng Bạch Đằng Giang đă kết thúc một ngàn năm Bắc Thuộc của các chế độ phong kiến Phương Bắc đối với Dân Tộc Việt Nam ta.
Ra về, tôi cứ băn khoăn không hiểu v́ sao tôi đă sống và làm việc ở Hà Nội tới hơn 50 năm rồi mà chưa một lần nào được trường đại học hay phường quận nơi tôi ở tổ chức cho thầy tṛ đi viếng Lăng Vua Ngô Quyền mà chỉ tổ chức vào viếng lăng Hồ chủ tịch? Tại sao Lăng của vị Anh Hùng Dân Tộc vĩ đại Ngô Quyền, người đă giải phóng dân tộc ta thoát khỏi ách đô hộ một ngàn năm Bắc Thuộc của các triều đại phong kiến Phương Bắc lại không được tu bổ tôn tạo cho tương xứng với công lao của Người để đồng bào cả nước vào viếng thăm, mà lăng của Hồ chủ tịch, người đă có công đuổi Phương Tây đi và rước Phương Bắc vào nước ta thêm một lần nữa lại được xây dựng đồ sộ và tốn kém hàng tỷ đô la như thế?
Đầu năm 2012, lần đầu tiên được mời lên thăm Đường Lâm, tôi đă viết bài “Đầu Xuân Văn Cảnh Đường Lâm” trong đó đă nói đến Lăng Ngô Vương và một số di tích lịch sử của Làng Cổ Đường Lâm.
Lần này, tôi xin được trân trọng gửi tới quư vị độc giả đôi điều trăn trở về hiện t́nh đất nước khi tôi quỳ khấn lạy trước Lăng Ngô Vương và những điều tôi cảm nhận được từ hồn thiêng của Đức Vua, như những lời nhắn nhủ cùng con cháu mai sau của Vua Ngô Quyền, một “Người Con vĩ-đại, của Dân-Tộc Việt-Nam”!!!
Muôn đời tạc-dạ ghi lời núi sông!
(Lời khan, và cảm nhận trước Lăng Ngô Vương vĩ-đại)
Ngàn năm Bệ Hạ nằm đây,
Thưa Ngô Vương, hỏi thời này lạ chưa?
Người đần th́ được làm vua,
Học hàm, học vị. Bán mua dễ dàng!
Cúi luồn, hơn hẳn tài năng,
Bạc vàng! Trên cả họ hàng người than!
Kẻ gian, rao giảng nghĩa nhân,
Những người chính trực, th́ gần nhà giam!
Lọc lừa, chễm chệ cửa quan,
Dân lành, khiếu kiện kêu oan nối đời!
Ngai vàng! Chót vót thích ngồi,
Giặc Tàu, giày xéo giống ṇi mặc ai!
Ngô Vương! Có nhớ những ngày,
Ngàn năm Bắc Thuộc, đọa đày cần lao.
Núi xương! sông máu đồng bào,
Ghi danh tên tuổi, biết bao anh hung.
Mà giờ, chúng đổ xuống song,
Để xây nên vị “anh hùng thân Mao”.
Thờ điện lớn, viếng lăng cao,
Ngày ngày, rước đón đồng bào ghé thăm.
Mà quên Lăng Mộ ngàn năm,
Thờ Ngô Vương, chốn Đường Lâm xứ Đoài!!
Tàu kéo vào giúp những ai?
Phải chăng để giúp giống loài sói lang?
Tham lam cố giữ ngai vàng,
Cho bầy bán nước Việt gian lụy Tàu.
Mà quên Bắc Thuộc, khổ đau!
Ngàn năm giày xéo, đồng bào trời Nam!
Khiến! Ngô Quyền uất hờn căm,
Làm nên trận Bạch Đằng Giang lẫy lung!
Trước Lăng, kính lạy anh hung,
Chỉ cho dân Việt, chặng đường tương lai!
Vua rằng, c̣n đất c̣n trời,
C̣n dân tộc Việt, c̣n người đồng tâm.
Chống Tàu, truyền kiếp ngoại xâm.
Đập tan bè lũ buôn dân hại người.
Trăm năm, chỉ một lần thôi,
Khi vận nước đến, nhất thời đứng lên.
Phá cùm gong, đập xích xiềng,
Quyểt giành quyền sống, thiêng liêng mỗi người.
Đuổi về rừng, lũ đười ươi,
Bao năm giày xéo, giống ṇi Việt ta!
Và thêm, hỡi giặc Hán Hoa!
Chúng bay hăy xéo về nhà làm ăn!
Để cho dân Việt kết đoàn,
Đứng lên xây lại giang sơn đẹp giàu.
Trường-Hoàng Sa! Trả ta mau,
Nếu không muốn bị, d́m vào Biển Đông!
Diên Hồng, khai hội non song,
Năm Châu, con Lạc cháu Hồng về đây.
Cùng nhau, đoàn tụ sum vầy,
Tự Do, Dân Chủ…tương lai rạng ngời!
Ngô Vương ơi! Cám ơn Người,
Muôn đời tạc dạ, ghi lời núi sông!!!
(Ts Đặng-Huy-Văn - Hà Nội, 29/11/2014)
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|