sontunghn
member
ID 79920
04/06/2015
|
Thế giới ma - hiểu để không mê tín(ST)
Trong giấc mơ thường gặp ác mộng, ma quỷ…, và đây cũng là đề tài gây nhiều tranh căi, rất nhiều mâu thuẫn hiện hữu trong các quan niệm về ma. Đă có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho đề tài “huyền bí“ này, như: có ma hay không? Tại sao trong giấc mơ, con người hay liên tưởng tới ma? Tất cả mọi người khi mất đi th́ có thành ma hết không?... PV chúng tôi đă có cuộc trao đổi khá dài hơi với người mở lối trong lĩnh vực tâm linh – TS Vũ Thế Khanh, người được gọi là “chuyên gia ma” trong “ngôi nhà ma” mà rất nhiều báo chí đă đề cập đến – tại Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng có trụ sở tại Số 1 Đông Tác – Kim Liên- Đống Đa – Hà Nội.
PV: Thưa TS, trong giấc mơ thường gặp ác mộng, ma quỷ, vậy có ma hay không? Nếu có ma, có thể chia thành mấy loại? Tại sao trong giấc mơ, con người hay liên tưởng tới ma? Tất cả mọi người khi mất đi th́ có thành ma hết không?. Ma ở nghĩa địa là loại ma ǵ, có đáng sợ không?
TS Vũ Thế Khanh: Khi ta ngủ, trong trí năo hiện lên rất nhiều giấc mơ, liên tiếp, đan xen, không rơ ràng và khi tỉnh dậy, đa phần chúng ta quên, nếu có nhớ th́ chỉ mang máng mơ hồ. Tuy nhiên có những giấc mơ gây xúc động mạnh và làm chúng ta hoảng loạn hoặc bức xúc th́ có thể làm ta choàng dậy.
Vậy hiệu ứng nào tạo nên những giấc mơ đó? Nguyên nhân th́ có rất nhiều, chúng ta sẽ đề cập và giải mă sự kỳ dị của những giấc mơ ở chuyên đề tiếp theo, c̣n trong phạm vi cuộc phỏng vấn này chúng ta quan tâm đặc biệt đến những cơn ác mộng gặp ma quỷ.
TS Vũ Thế Khanh
Ngoại ma và nội ma
Ma không chỉ có một loại, mà có đến 10 loại Ma, và được chia thành 2 nhóm là Ngoại Ma (hay c̣n họi là Thiên Ma) và Nội Ma (Tâm Ma). Đa số dân chúng hiểu khái niệm “Ma” nghiêng nhiều về loại Ngoại Ma, c̣n Nội Ma th́ không mấy ai chú ư đến.
Vậy NGOẠI MA là ǵ ?
Ngoại Ma là phần vật chất vi tế thoát ra và cắt đứt được sự ràng buộc với cơ thể hữu h́nh khi cơ thể ấy không c̣n chức năng sinh học (tức bị Chết).
Phần vật chất hữu h́nh của cơ thể, gọi là xác thân, hoặc c̣n gọi là Thân tứ đại, bao gồm 4 đại lượng chính (Đất, Nước, Gió, Lửa).
Phần vật chất vô h́nh vi tế, tuy mắt thường không nh́n thấy, nhưng nó vẫn tồn tại, ngay cả trường hợp phần thể xác không c̣n nữa. Khi con người chết đi th́ lực lượng vật chất này thoát ra khỏi thân tứ đại, tiếp tục tồn tại dưới dạng thân Trung ấm, và chờ đủ duyên th́ đi tái sinh vào lục đạo luân hồi tương ứng với nghiệp lực đă gieo theo lư Nhân Duyên Quả.
Khi lực lượng tâm thức này thoát ra, sẽ được thể hiện dưới nhiều dạng phong phú, và được gọi bởi nhiều cái tên khác nhau (tùy theo mức độ tiến hóa Tâm linh của người đó), như có thể gọi: Người âm , Cô hồn, linh hồn, Vong, Vong linh, Hương linh, Anh linh, Chân linh, Giác linh,... Đạo Phật gọi phần vật chất vô h́nh này với cái tên chung là THẦN THỨC.
Đương nhiên, khi chưa đi tái sinh th́ các phần vật chất (dạng Thần Thức) này sẽ có tương tác rất mạnh với thể giới hữu h́nh theo lư nhân duyên Tương sinh và Tương khắc. Tương sinh là do có ân nghĩa, thân thuộc với nhau, Tương khắc là do có thù oán, nợ nần với nhau khi c̣n tại thế.
Dạng thần thức này thường được gọi chung là MA (hay Ngoại Ma, Thiên Ma), do vậy khi đi dự tang lễ, người ta thường gọi là đi viếng đám Ma, hay là đi đưa Ma, …
Ngoại Ma là yếu tố mang tính khách thể, tồn tại độc lập với xác chết, nhưng vẫn c̣n có ảnh hưởng tương tác với yếu tố chủ thể của cơ thể sống.
Ngoại Ma mang tính khách quan bởi v́ nó là sự kiện ngoại cảnh nằm ngoài cơ thể (nên gọi là Ngoại), nó tác động đến chủ thể chứ không phải do chủ thể phát sinh ra nó.
Ngoại Ma có tương duyên với yếu tố chủ quan của mỗi cơ thể sống là bởi tuân theo nguyên lư cộng tác dụng: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Điển h́nh cho trạng thái này là câu ví von trong dân gian: “đi với Bụt mặc áo Cà Sa, đi với Ma mặc áo giấy”.
Ngoại Ma cũng có loại Thiện, loại Ác tùy theo căn cơ của chúng sinh, và chúng cũng có đầy đủ các phép thần thông (như nhân vật Bạch Cốt Tinh trong chuyện Tây Du Kư vậy). Ngoại Ma có khả năng biến hóa thần thông nên Ngoại Ma thường dùng sở trường này làm phương tiện cứu cánh để chuyển thông điệp đến thế giới hữu h́nh. Để ám chỉ khả năng biến hóa của Ngoại Ma, người ta thường nói: “Bụt cao 1 trượng, Ma cao 10 trượng”.
Ngoại Ma cũng giống như đạo giang hồ - chỉ ưa dùng vơ công để phân định cao thấp chứ không ưa dùng luật pháp. Tuy nhiên, với những người tu hành chánh đạo th́ họ không đề cao Thần thông mà chỉ coi trọng luật Nhân Quả: “Thần thông không bằng Đạo thông”, cũng ví như nhà chức trách thi hành công vụ th́ dùng pháp luật là chính, không lạm dụng vũ lực hoặc vơ thuật.
Nội ma là ǵ?
Trước hết, về ư nghĩa tượng trưng th́ “Ma” là một phạm trù chỉ những điều xấu ác, tiêu cực, mờ ám trong ư thức và hành vi của đương sự. Phạm trù này được thể hiện trong cách nói như: âm mưu Ma quỷ, mưu Ma chước quỷ, liên minh Ma quỷ, thói ranh Ma, Ma mọi, Ma túy... Do vậy khái niệm “Ma” không nhất thiết dùng để chỉ thần thức của người đă khuất, mà c̣n dùng để ám chỉ cho hành vi của cái tâm bất lương, ngay cả khi người đó c̣n sống vẫn có thể gọi là Tâm Ma.
Trong kinh sách nhà Phật đă chỉ ra 9 loại Nội Ma, tức là 9 loại tiêu cực phát sinh trong tâm thức của hành giả như:
1-Ma oan nghiệt nhiều đời,
2- Ma phiền năo,
3- Ma sở tri,
4- Ma tà kiến,
5- Ma vọng tưởng,
6 - Ma khẩu nghiệp,
7- Ma bệnh khổ,
8- Ma thùy miên,
9- Ma mỵ (ma men, ma túy...).
Phạm trù Nội Ma thường được đề cập trong các giáo điển của Phật Giáo.
(C̣n tiếp)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 693714
04/06/2015
|
Thế giới ma - Hiểu để không mê tín (Kỳ 2)
- Ma và Tâm linh là 2 phạm trù có đẳng cấp hoàn toàn khác nhau. "Tâm linh" là từ Hán Việt, được ghép bởi 2 thành tố là “Tâm” và “Linh”. Tâm có 2 dạng thức: Chân tâm và Vọng tâm.
PV: Thưa TS, vậy thế giới Ma có phải là tâm linh không?
TS Vũ Thế Khanh: Ma và Tâm linh là 2 phạm trù có đẳng cấp hoàn toàn khác nhau. "Tâm linh" là từ Hán Việt, được ghép bởi 2 thành tố là “Tâm” và “Linh”. Tâm có 2 dạng thức: Chân tâm và Vọng tâm.
“Chân tâm” là cái Tâm hằng sáng suốt (bất sinh bất diệt) mà các bậc chân tu thường hướng tới. “Vọng tâm” là những t́nh thức (ái, ố, hỷ, nộ, lạc, ai, dục) trỗi dậy khi 6 căn thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) tiếp xúc với 6 trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
“Linh” là khái niệm dùng để chỉ cho những sự kiện có tính trong sáng, mầu nhiệm, thiêng liêng, kỳ diệu. “Linh” chỉ được dùng với những đối tượng mang tính tích cực chứ không dùng cho các sự kiện mang tính tiêu cực, mờ ám, (cũng giống như “hiền tài, nhân tài” chỉ được dùng cho các bậc vĩ nhân có tư cách cao quư chứ không dùng cho những người giỏi tham nhũng hoặc giỏi phi dao, bắn súng, giỏi trèo tường khoét vách để cướp bóc ). Nghịch nghĩa với “Linh” là “Ám muội”. Người ta chỉ dùng từ “Linh” cho các bậc thần thánh (Thần linh. Thánh linh, Thiên linh, Địa linh), chứ không dùng từ “Linh” cho Ma quỷ. Không ai gọi là Ma linh, Quỷ linh, mà chỉ gọi Ma ám, Quỷ ám.
Như vậy, Tâm linh là khái niệm để chỉ cái “Tâm trong sáng, màu nhiệm”, trái ngược với Tâm linh là Tâm ám muội.
Cần phân biệt rơ, Tâm linh và Ma quỷ là 2 phạm trù khác xa nhau về bản chất sự việc (cũng như bác sỹ th́ có thể nghiên cứu về sức khỏe, về vi trùng, nhưng bác sỹ không đồng nghĩa với vi trùng).
Hiện nay, người ta thường lạm dụng khái niệm “Tâm linh” để chỉ chung cho thế giới vô h́nh của người đă chết, hoặc các sự việc huyền bí, thậm chí cả ma quỷ cũng gọi là “chuyện tâm linh”... Điều này làm cho khái niệm Tâm linh mất đi tính tích cực.
Như vậy, cũng không nên băn khoăn là “có Ma hay không có Ma”, mà cần phân biệt dạng ma nào, và tính chất của nó ra sao.
PV: Ở nghĩa địa, mọi người thường cho rằng trong đó có nhiều ma, vậy ma đó là dạng nào? Ra nghĩa địa có bị ma theo về nhà không?
TS Vũ Thế Khanh: Ma tại nghĩa địa thường là Ngoại Ma (là nơi lưu giữ tần số thần thức của người đă chết). Nhiều người sau khi ra nghĩa địa về nhà thường bị ốm đau, ma chướng. Điều này cũng có thể bị Ngoại Ma báo ứng do nhân quả, nhưng đó chỉ là hăn hữu, v́ đă là nghiệp chướng th́ cho dù ta ở bất cứ đâu, Ngoại Ma vẫn có thể t́m đến để “đ̣i nợ”. Nhiều trường hợp đến nghĩa địa, trở về nhà th́ bị ốm đau, ma chướng, đa phần là do bị nhiễm độc của yếu tố môi trường. Cần hiểu rằng, ở nghĩa địa các xác người chết bị phân hủy, các thán khí độc hại thoát ra từ thịt và xương của động vật bị thối rữa, rất có hại cho cơ thể người c̣n sống. Nếu ta bị các luồng khí độc đó xâm nhập (gọi là bị ám khí, tà khí, âm khí) cộng với quang cảnh thê lương tác động khiến cho ta rất dễ bị ngộ độc về Tâm cũng như về Thể. Trường hợp này cần xông hơi, đánh cảm để đẩy khí độc ra khỏi cơ thể là được, không nên tin vào mấy vị thầy rởm cúng kiếng linh đ́nh mà tiền mất tật mang.
PV: Tại sao trong giấc mơ, con người hay liên tưởng tới ma?
TS Vũ Thế Khanh: Khi ngủ, người ta mơ rất nhiều thứ, mỗi giấc mơ thường tồn tại từ 3 đến 5 phút, sau đó lại bị chen bởi các giấc mơ khác, kế tiếp nhau. Trong các giấc mơ đó, gặp ma quỷ hoặc bị kẻ cướp đuổi th́ thường làm cho ta sợ nhất.
Ma trong giấc mơ có thể là Ngoại Ma đến giao tiếp, nhưng cũng có thể là Nội Ma phát sinh ra, tùy theo căn thức, tín ngưỡng và sức khỏe của mỗi người.
Ngoại Ma thường xuyên gửi các tín hiệu đến thế giới hữu h́nh, nếu ta có khả năng ngoại cảm th́ rất dễ bắt được các tín hiệu này và có thể giải mă được nó, ngay cả khi ta thức. Nhưng v́ đa phần chúng ta chưa có khả năng ngoại cảm, chỉ khi ngủ, các căn thức mới được đóng lại nên phần tâm thức dễ tiếp thu được các tần số do Ngoại Ma gửi tới.
Tuy nhiên, không phải giấc mơ nào cũng là do Ngoại Ma gửi thông tin, mà đa phần do Nội Ma, hoặc do tiềm thức Nhân Quả từ quá khứ chiêu cảm nên. Do vậy, khi giải mă những giấc mơ liên quan đến ma quỷ, ta chưa thể quy kết vội vàng là Ngoại Ma hay Nội Ma.
PV: Nếu có ma, xin TS có thể nêu cụ thể?
TS Vũ Thế Khanh: Trong Chương tŕnh nghiên cứu các khả năng đặc biệt của con người của Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng tại Số 1 Đông Tác - Kim Liên- Đống Đa - Hà Nội có một mảng khá thú vị. Đó là các cuộc giao lưu với người đă mất.
Tại đây, hàng năm đă diễn ra hàng vạn cuộc giao lưu với hương linh liệt sỹ hoặc gia tiên của các gia đ́nh, ḍng họ. Đó là cuộc giao lưu với Ngoại Ma (linh hồn người đă chết). Ví dụ th́ có quá nhiều nhưng bằng chứng thực tế là từ các cuộc giao lưu này, hàng vạn các ngôi mộ liệt sỹ và gia tiên đă được t́m thấy và được kiểm định theo ngôn ngữ của khoa học h́nh sự. Trong các ca khảo nghiệm, nhiều vật chứng cũng đă được t́m thấy, nhiều sự kiện xảy ra hoàn toàn trùng khớp với thông tin do lực lượng vô h́nh dự báo từ trước, điều đó chứng tỏ sự tồn tại của thế giới Ngoại Ma là mang tính khách quan.
Tuy nhiên, trong xă hội, có nhiều người lợi dụng h́nh thức này, nhập nhằng giữa Nội Ma và Ngoại Ma để lừa bịp, hành nghề mê tín dị đoan.
PV: Với quan niệm của nhiều người, ma thường làm điều xấu, gây cho con người sự sợ hăi. Vậy Ma có ác như người ta vẫn nghĩ không?
TS Vũ Thế Khanh: Ngoại Ma (hay c̣n gọi là Thiên Ma) là khái niệm chỉ Thần thức của người đă chết. Cách ứng xử của thế giới Ngoại Ma không xấu ác như người ta vẫn nghĩ, mà đa phần là tương tác theo nghiệp báo của Nhân quả (có ân th́ báo ân, có oán th́ trả oán).
Trong các ca khảo nghiệm về ngoại cảm, ta thấy linh hồn của người thân đă mất (như tổ tiên, ông bà, cha mẹ…) vẫn che chở và thương yêu con cháu như lúc họ c̣n tại thế. Ngược lại, với những trường hợp khi họ c̣n sống bị đánh đập, bị giết hại, bạc đăi… th́ linh hồn của họ cũng rất sân hận và luôn có ư định báo thù theo Nhân Quả.
Khi chết đi, th́ linh hồn (ngoại ma) hoàn toàn có thể thấy biết được các hành vi xấu của kẻ khác đối với ḿnh. V́ sợ bị Ngoại Ma trả thù, dọa nạt, cộng với việc khi đă làm điều khuất tất th́ Nội ma sẽ chiêu cảm, nên người ta mới hay “sợ ma”.
Hơn nữa, Ngoại ma là lực lượng vô h́nh vô ảnh, thoắt ẩn thoắt hiện rất khó đối phó, lại thường xuất hiện bất ngờ, kinh dị, nên những người có hành vi xấu ác không thể trốn chạy, đă sợ lại càng lại càng sợ hơn.
Tuy nhiên, với những người có đạo lực cao, có tâm từ bi sáng suốt th́ họ cũng không sợ Ngoại ma, ngay cả khi mơ thấy ma. Các nhà ngoại cảm hoặc các bậc tu hành “gặp ma” là chuyện b́nh thường. Họ không sợ v́ thấy rằng thế giới Ngoại ma cũng tôn trọng luật Nhân quả, thậm chí thế giới Ngoại Ma rất muốn nghe sự nhắc nhở, khai thị của các bậc minh sư tu hành đắc đạo. Ngoại ma rất thèm khát được cứu độ bằng năng lực Tâm linh, và mong cầu sự từ bi Ba la Mật.
Ngược lại, khi ai đó đă làm việc xấu ác th́ Nội Ma luôn thường trực trong tâm trí họ, do vậy chẳng cứ lúc ngủ mơ mà ngay cả khi thức họ cũng luôn bị ám ảnh bởi ma báo thù, khiến cho thần trí bất an, than tâm hoảng loạn, v́ vậy, nhân dân ta mới có câu tục ngữ: “có tật giật ḿnh”.
Trong đời sống hàng ngày, người ta thường sợ Ngoại Ma mà quên đi tác hại của Nội Ma. Thực ra, Nội Ma mới đáng sợ, v́ Nội Ma bắt nguồn từ Ác Tâm, nên tác hại của nội ma rất lớn. V́ Nội Ma nằm trong tâm khảm của hành giả nên nó là “giặc trong nhà”, ta rất dễ bao biện và bênh vực nó, khiến cho ta bị nó cảm hóa và biến ta thành kẻ ṭng phạm .
Những người tu hành họ không sợ Ngoại Ma mà thường cảnh giác với Nội Ma. Chiến thắng với những thói xấu ác, chiến thắng huyễn ngă, ma tính trong tâm hành giả mới là điều khó nhất. Do vậy, ở chùa người ta thường đề bức hoành phi ĐẠI HÙNG BẢO ĐIỆN, ư nói chiến thắng chính ḿnh mới là ĐẠI HÙNG.
(C̣n tiếp)
|
|
sontunghn
member
REF: 693715
04/06/2015
|
Thế giới ma - hiểu để không mê tín (Kỳ cuối)
- Truyền thuyết cho rằng, nơi “Cơi Âm Phủ” có một cây cầu rất mỏng manh, khó đi, gọi là cầu Nại Hà, bắc ngang một con sông lớn gọi là sông truyền kiếp. Có sáu loại cầu Nại Hà làm bằng 6 loại vật liệu khác nhau, tương ứng với Lục đạo luân hồi. Các linh hồn sau khi “thẩm định” phước phần, sẽ cho đi Đầu thai (tái sinh) vào các nơi tương ứng theo nghiệp báo.
PV: Một người đang b́nh thường, bỗng làm những việc không b́nh thường, biểu hiện tâm thần, nhiều người cho rằng bị ma nhập, ma hành. Nếu có, TS có thể nêu trường hợp cụ thể và phân tích nó.
TS Vũ Thế Khanh: Nếu một người có đời sống phạm hạnh và công đức tu hành cao th́ không thể bị ma hành. Nếu một người bị ma hành th́ đó là do chiêu cảm về nhân quả trong kiếp quá khứ.
C̣n chuyện bị “Ma nhập” theo cơ chế “hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” th́ lại là hiện tượng mượn xác để chuyển thông điệp khi người thân không có khả năng ngoại cảm. Cơ chế mượn xác là h́nh thức cho linh hồn của người đă khuất (đang c̣n ở thân Trung ấm, chưa đi tái sinh) có thể mượn xác của người c̣n sống để giao lưu, gửi thông điệp.
Cơ chế này có thể ví như chuyện “mượn xe” vậy, tuy nhiên mức độ huyền bí th́ vi diệu hơn nhiều. Ta hăy h́nh dung sự tương đồng: Khi chiếc xe c̣n lưu hành trên đường th́ tài xế và chiếc xe phải song hành cùng nhau và cùng vận tốc, cùng vị trí địa lư (cũng như người c̣n sống, linh hồn và thể xác luôn song hành với nhau).
Nhưng khi xe bị hỏng hóc, chết máy không lưu hành được th́ tài xế phải ra khỏi xe và trở thành kẻ lang thang, di chuyển tự do, hoàn toàn không hề phụ thuộc vào trạng thái cũng như vị trí của cái xe nữa, (cũng như khi người ta chết, linh hồn thoát ra khỏi xe – là cái xác và hoàn toàn không phụ thuộc vào xác chết). Nếu đủ tiền th́ tài xế có thể mua xe khác (ví như linh hồn đă tái sinh đầu thai). Nếu chưa mua được xe mới th́ tài xế tiếp tục lang thang, và có thể “mượn xe” của ai đó để dùng (cũng ví như hồn mượn xác của người c̣n sống để nhập vào).
Khi chủ xe đ̣i th́ tài xế phải trả xe, nhưng nếu không trả th́ gọi là “cướp xe” (ví như linh hồn mượn xác để nhập, nhưng không chịu xuất ra th́ gọi là cướp xác, người cho mượn xác sẽ gọi là bị điên, bị ma hành). Điều đó được minh chứng bằng nhiều hiện tượng của các “Trung tâm gọi hồn” ở các nơi, do không hiểu biết về Tâm linh, và do thiếu đạo lực, đặc biệt là do mục đích không lành mạnh nên dẫn tới hệ lụy về tâm linh, tâm thần bị điên loạn, gia đ́nh sẽ gặp sự chẳng lành.
Quá tŕnh mượn xe (cũng như mượn xác) phải trải qua quy tŕnh rất tế vi mới có thể đạt được hiệu quả theo quy luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” được.
Trong những trường hợp người chủ tŕ không đủ đạo lực và không lương thiện th́ không nên tổ chức cho “mượn xe” một cách tùy tiện, dễ gây hậu quả "tiền mất tật mang”.
Hàng năm Liên hiệp UIA tại Số 1 Đông Tác đă phải xử lư, cứu chữa cho hàng trăm vụ sự cố của các gia đ́nh do đă tin theo các “trung tâm áp vong gọi hồn” tại các địa phương” dẫn đến bị tâm thần phân liệt dạng hoang tưởng hoặc bị mất tự chủ.
PV: Thế giới họ có nghiên cứu về ma, về tái sinh không? Quan niệm của thế giới về ma có giống như người dân nước ta không, thưa TS?
TS Vũ Thế Khanh: Sợ Ma gần như là “bản năng tự nhiên” của người yếu bóng vía khi gặp phải những sự kiện dị thường, kỳ bí.
Từ xa xưa, hầu hết các nước trên thế giới đều có những nghiên cứu liên quan đến Ma, và tỷ lệ những người sợ Ma ở các quốc gia cũng phải chiếm quá nửa dân số.
Ở nước ta cũng như trên thế giới đă gặp khá nhiều các trường hợp chứng tỏ sự tái sinh. Trong gần 20 năm qua, 3 cơ quan (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA, Viện Khoa học H́nh sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ VHKTTT) đă cùng hợp tác trong chương tŕnh nghiên cứu về thế giới siêu h́nh, xác minh các bằng chứng về Tâm linh, ngoại cảm, ma, tái sinh…
Trong quy tŕnh nghiên cứu, không chỉ khảo nghiệm hàng trăm mà là hàng vạn các ca điển h́nh để tăng độ tin cậy trong thuật toán xác suất thống kê, nhằm phát hiện ra các quy luật của thế giới siêu h́nh.
Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, do sự tương tác của nghiệp quả mà có thể đi tái sinh ở các cảnh giới tương ứng. Trong khi nghiên cứu về các vụ án h́nh sự, cũng đă t́m được nhiều bằng chứng thể hiện sự liên quan Nhân quả giữa hành vi của kiếp hiện tại với các hành vi trong kiếp quá khứ của các đương sự gây án.
Theo thống kê, trên thế giới những cặp tương đồng (về sự kiện trong cuộc đời, về tính cách, về tài năng...) nhiều vô kể.
Đơn cử một cặp trùng lặp rất thú vị giữa Napoléon và Hitle. Chẳng hạn, Napoléon sinh năm 1760, Hitle sinh năm 1889 chênh nhau 129 năm. Đặc biệt, rất nhiều sự kiện trùng và chênh nhau đúng 129 năm như: Napoléon nắm quyền năm 1804, Hitle năm 1933 chênh 129 năm. Napoléon chiếm Viên (Áo) năm 1809, Hitle năm 1938 chênh 129 năm. Napoléon chiếm Nga năm 1912, Hitle chiếm Nga 1941; Napoléon thua Nga 1816, Hitle thua Liên Xô 1945. Napoléon và Hitle đều nắm quyền binh năm 44 tuổi, đánh chiếm Viên năm 49 tuổi, đánh chiếm Nga năm 52 tuổi và đều vỡ mộng bá chủ ở tuổi 56...
Phật giáo đă nói rơ về sự tương quan giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên một trục thời gian vô tận (vô thủy vô chung) theo quy luật Nhân quả - Luân hồi . Luân là quay, hồi là trở lại. Hiện tượng tái sinh cũng chỉ là một trong các sự kiện nằm trong quy luật của Luân hồi mà thôi.
Luật Nhân quả - Luân hồi được tượng trưng bằng quyền năng của vị thần (Diêm Vương), tùy theo nghiệp duyên mà cho tái sinh vào các cơi tương ứng (ví như học sinh thi đại học, tùy theo sở trường nguyện vọng và tŕnh độ học lực mà có thể được chọn vào các trường học cho phù hợp). Quy tŕnh tái sinh được “cụ thể hóa” như đă mô tả trong truyền thuyết về Cầu Nại Hà.
Truyền thuyết cho rằng, nơi “Cơi Âm Phủ” có một cây cầu rất mỏng manh, khó đi, gọi là cầu Nại Hà, bắc ngang một con sông lớn gọi là sông truyền kiếp.
Có sáu loại cầu Nại Hà làm bằng 6 loại vật liệu khác nhau, tương ứng với Lục đạo luân hồi. Các linh hồn sau khi “thẩm định” phước phần, sẽ cho đi Đầu thai (tái sinh) vào các nơi tương ứng theo nghiệp báo (thành nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu...). Việc đi tái sinh không chỉ ở cơi người mà c̣n có thể tái sinh trong lục đạo luân hồi. Với cơi giới hữu h́nh (cơi Ta Bà) th́ có 5 phương thức khi tái sinh: Noăn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, và bàng sinh. Về h́nh dạng th́ có: Loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài th́ tự chết, có loài th́ bị giết chết...
Có nhiều trường hợp “lộn kiếp” được biết đến từ khi trẻ mới bắt đầu biết nói. Chúng kể về cuộc sống kiếp trước của ḿnh, làm cho cha mẹ và người thân rất hoang mang, trừ ở Ấn Độ, nơi mà luật Luân hồi được nhiều người biết đến và người ta phản ứng rất b́nh tĩnh trong gia đ́nh khi có một đứa bé lộn kiếp.
Chẳng hạn, có một thiếu niên sinh ra ở Los Angeles (Mỹ) năm 1965. Tháng 8/1971, cha mẹ phát hiện ra cậu bé 6 tuổi có khả năng chơi đàn piano tuyệt vời, mặc dù cháu chưa bao giờ được học chơi piano. Các chuyên gia âm nhạc trong vùng xác định rằng những bản nhạc cậu chơi thường là các khúc nhạc Jazz độc đáo của nhà dương cầm nổi tiếng đă mất năm 1954. Đầu thế kỷ XX, một cô gái Anh tên là Romary bỗng nhiên biết tiếng Ai Cập cổ đă bị thất truyền lâu rồi. Romary tự xưng là người Xyri vào năm 1400 trước công nguyên bị bắt đến Ai Cập làm nô lệ và làm vũ nữ trong cung điện thờ thần Ai Cập. Nhưng ít ai tin lời Romary. May nhờ một nhà bác học Ai Cập biết tiếng Ai Cập cổ xác nhận th́ người ta mới tin câu chuyện của cô là có thật.
Tuy nhiên, càng lớn lên th́ đứa trẻ bắt đầu quên những kư ức về kiếp trước cho đến khi quên hẳn, (như khi chuyển cơ quan th́ lúc đầu có thể nhớ những lịch tŕnh công việc của cơ quan cũ, rồi sau thời gian dần dần sẽ quên hẳn cơ quan cũ).
Đa phần chúng ta không nhớ rơ kiếp trước ḿnh là ai, trừ các bậc tu hành đạt tới cảnh giới cao minh. Người xưa, giải thích hiện tượng "quên kiếp trước" như sau: Người ta khi chết đi phải qua cây cầu Nại Hà để tái sinh. Tại đầu cầu này có quán ăn, ai đi qua đó cũng được đăi ăn bát cháo. Cháo này gọi là “cháo lú”. Công dụng chính của cháo lú là để linh hồn người chết quên hết những ǵ về quá khứ của đời ḿnh để dễ dàng cho việc đầu thai sau này. V́ nếu không quên được th́ hành giả vẫn c̣n mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người xưa, t́nh ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái… khiến lúc tái sinh luân hồi, họ lại t́m đến những ǵ liên hệ với tiền kiếp. Điều đó làm khó khăn trở ngại cho kiếp sống sau khi tái sinh. Nói tóm lại, sự kiện “ăn cháo lú” giống như là họ bị "tẩy năo".
Theo cách giải thích của người xưa, cũng có những linh hồn tái sinh vẫn chưa "lú" hết, vẫn c̣n nhớ về kiếp trước, giống như khi "chuyển công tác" th́ vẫn nhớ về "cơ quan cũ" vậy. Điều này ví như “do ăn ít cháo Lú quá”, hoặc v́ lư do nào đó "chưa kịp ăn cháo Lú” nên người đó vẫn có thể nhớ về kiếp trước của ḿnh. Đấy là sự giải thích theo kiểu "tín ngưỡng dân gian". C̣n theo Phật giáo, "sự quên" này do vô minh che khuất (giống như nước bị vẩn đục hoặc bị sôi, hoặc bị sóng dao động, bị vật chướng che khuất...) trong chu tŕnh tái sinh, nên không nh́n thấy được nghiệp quả của quá khứ. Khi đủ duyên, đạt tới trạng thái tĩnh lặng và thanh tịnh th́ nước lại trong suốt và ta lại có thể nh́n thấy sự kiện xảy ra trong kiếp quá khứ.
Khi đă thấy suốt được quy luật của Luân hồi th́ mọi sự sinh ra đều do Duyên h́nh thành, không có điều ǵ nằm ngoài sự điều khiển của quy luật Nhân - Duyên - Quả. Tuy nhiên, cho dù "cháo lú" có tác dụng hay không, th́ "sự ảnh hưởng" của Nghiệp báo từ tiền kiếp vẫn c̣n tác động đến tương lai. Sự ảnh hưởng này thường được diễn tả bằng các hiện tượng thần đồng, siêu nhân, năng khiếu bẩm sinh, hoặc yếu tố di truyền...
Người Việt Nam từ xa xưa đă tin vào hiện tượng tái sinh (c̣n gọi là lộn kiếp). Khi gặp các trường hợp hữu sinh vô dưỡng nhiều lần, họ không muốn những đứa trẻ yểu tử ấy cứ "lộn kiếp" vào nhà ḿnh măi nên thường đổ chàm vào mặt để "đuổi đi" hoặc đánh dấu các vết son xem sau này sẽ tái sinh về đâu.
Người Trung Quốc từ xa xưa cũng tin vào sự tái sinh. Theo dă sử, chính Vơ Tắc Thiên sinh ra cũng có "vết son" tại đúng vị trí tương tự như trên thi thể của một cung nữ bị giết mà Đường Cao Tông (Lư Trị) đă đánh dấu, ngày mà Vơ Tắc thiên được sinh ra cũng trùng với ngày mà cung nữ bị giết, do vậy Vơ Tắc Thiên được thiên vị ngay từ khi mới được tuyển vào cung.
Nhưng cũng có trường hợp kư ức về kiếp trước c̣n tồn tại lâu dài. Trong kiếp hiện tại, họ chỉ mượn xác thân mới, thông qua tinh cha + huyết mẹ + thần thức của họ để thể hiện trên cuộc đời. V́ vậy, khi sinh ra đứa trẻ này vẫn c̣n tư duy cũ, thường có ư tưởng hành tŕnh đi t́m cha mẹ cũ mà mọi mật mă thông tin đều được lập tŕnh và lưu giữ trong tàng thức của họ.
Chẳng hạn như trong cuốn tự tuyện "Tây Tạng - Tổ quốc của tôi" Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 đă kể tường tận sự đầu thai chuyển kiếp của ḿnh.
Để giải thích hiện tượng tái sinh, trên thế giới đă có hàng trăm loại ấn phẩm nói về lĩnh vực này như: bí ẩn tiền kiếp hậu kiếp, luân hồi, nhân quả, sự sống sau khi chết, tử thư, người chết đi về đâu, Tây Tạng huyền bí, Ai cập huyền bí, Xứ Phật huyền bí, Phương Đông huyền bí, nghiệp báo, Địa ngục du kư, Thiên đàng du kư, Liêu Trai, Lạt Ma Tây Tạng, Cao Tăng dị truyện, Kinh Pháp Cú, Các hiện tượng tái sinh, soi kiếp của Kaysi...
Trên cơ sở hàng ngàn, hàng vạn những bằng chứng điển h́nh, các cơ quan khoa học (là Liên hiệp Khoa học UIA, Viện Khoa học h́nh sự Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ VHKTTT) đang biên tập, loại bỏ những yếu tố mang tính ngẫu nhiên, tuyển lựa những sự kiện mang tính quy luật để vẽ nên bức tranh về thế giới siêu h́nh, phục vụ cho công tác khảo nghiệm khoa học Tâm linh. Nhưng có chăng th́ đó cũng chỉ là “sẩm sờ voi” mà thôi, bởi sự thấy biết của con người là rất nhỏ bé so với sự mênh mang kỳ bí của tam thiên đại thiên thế giới.
PV: Cảm ơn sự chia sẻ của TS.
V.T.A (ghi)
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|