hatlinh
member
ID 80995
11/13/2015
|
Dân Ta Hại Dân Ḿnh
Mời Cả Nhà cùng đọc bản tin mới ở phần góp ư, xin cám ơn.
--
Những Con Số Ung Thư
Vậy đó, rồi chúng ta rủ nhau chết... Chỉ v́ dân ta đầu độc dân ḿnh.
Thông tấn Infonet ghi lời Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Tôi thấy lạnh xương sống"...
Ông Phát nói:
“Đọc thông tin cơ sở ngâm chuối vào thuốc diệt cỏ 2,4D để bán mà tôi thấy lạnh xương sống. Đây là việc quá độc ác, tôi không thể tưởng tượng được”.
Đó là lời nhậnx ét của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại hội nghị quản lư chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản diễn ra ngày 5/11.
Bản tin Infonet ghi lời ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lư chất lượng nông lâm thủy sản, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP), 9 tháng đầu năm, có 10,3% mẫu rau có dư lượng hóa chất BVTV vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt có Salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng, 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng/vượt ngưỡng cho phép.
Bản tin nói rằng đợt thanh tra đột xuất phát hiện và xử lư 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Khi nghe xong báo cáo về những con số, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói: Ngâm chuối vào thuốc trừ cỏ bán cho người khác ăn, đó không phải là vi phạm hành chính mà là hành động tàn độc. Chúng ta phải đấu tranh với cái ác, phải quyết liệt, không thể chấp nhận một người đầu độc nhiều người khác, trong đó có những đứa trẻ.
“Chúng ta có 1000 mẫu dương tính với salbutamol, từ đó phải truy ra các đường dây. Họ nói mua từ những người bán dạo, điều đó là không chấp nhận được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong khi đó, có 23,6% mẫu thịt chứa chất cấm, dư lượng, kháng sinh vượt ngưỡng.
Cũng trong Hội nghị, bên công an C49 cũng đưa ra con số:
“...chỉ tính riêng năm 2014, số trường hợp mắc bệnh ung thư đă lên đến 150.000- 200.000 người, số người chết v́ ung thư 82.000 người. Trong đó 75- 95% số trường hợp mắc do yếu tố môi trường và ATTP”.
Con số như thế là kinh khủng: từ 75 tới 95% ung thư là v́ môi trường và an toàn thực phẩm?
Như thế, có nhịn đói cũng không thoát nổi, v́ vẫn phải uống nước.
Và vẫn phải hít thở không khí trong môi trường này. Sợ thiệt.
Cô Tư Sài G̣n
--
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
hatlinh
member
REF: 702059
11/13/2015
|
Thống Kê Về Nghiện...
Những con số thống kê cho dù không chính xác, ai cũng biết thế... v́ chính xác là chuyện rất mực gian nan, nhưng cũng đủ làm chúng ta quan tâm, lo ngại.
Như thống kê về măi dâm, về ma túy... Nghĩa là, thống kê về cơn nghiện sex, nghiện ma túy... Thứ nào cũng làm cho xă hội chúng ta thêm bệnh.
Bản tin trên VnEconomy ghi nhận về một thống kê, trong bản báo cáo của Chính phủ đưa vào Quốc hội.
Bản tin ghi rằng người kư báo cáo này là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xă hội Phạm Thị Hải Chuyền.
Bà Chuyên nhấn mạnh, tệ nạn mại dâm hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, tội phạm liên quan đến mại dâm có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát, gây tác động xấu trong xă hội.
Báo cáo viết rằng 11.240 là số người bán dâm có hồ sơ quản lư, nhưng theo Chính phủ th́ con số thực tế có thể c̣n cao hơn do đây là hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá h́nh.
Phân tích theo địa bàn, báo cáo cho biết đối tượng bán dâm tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng với 3.673 người, Đông Nam Bộ 3.200 người, đồng bằng sông Cửu Long 1.374 người, Đông Bắc 913 người, Bắc Trung Bộ 887 người và các khu vực khác là 1.189 người.
Bản tin VnEconomy viết:
“Chính phủ nh́n nhận, đă xuất hiện đối tượng và h́nh thức hoạt động mại dâm mới: gái gọi, du lịch t́nh dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng Internet, qua Facebook… và t́nh trạng người mại dâm có sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng.
Phân loại đối tượng mua dâm, Bộ trưởng Hải Chuyền nêu con số: đối tượng không có nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự do chiếm 75,7%, doanh nghiệp 20%, cán bộ công nhân viên chức là 3%.
Đáng chú ư, 80% đối tượng chủ chứa, môi giới có độ tuổi từ 18 đến 25 và trên 40% chủ chứa là phụ nữ...
...Chính phủ cho biết, hiện có 161.133 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như nhà nghỉ, khách sạn, karaoke, quán bar, vũ trường…, tăng 88.133 cơ sở so với giai đoạn 2006 - 2010.”
Trong khi đó, t́nh h́nh tội phạm ma túy và nghiện ma túy vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ ngày càng khó kiểm soát hơn, theo báo cáo.
Bản tin nói rằng với tốc độ b́nh quân mỗi năm tăng 7%, đến cuối năm 2014, theo thống kê của Bộ Công an cả nước có 204.377 người nghiện, ở mọi thành phần xă hội, mọi lứa tuổi.
76% trong số người nghiện có độ tuổi dưới 35, 60% số người sử dụng ma túy lần đầu ở tuổi dưới 25, trong đó 8% sử dụng lần đầu khi dưới 18 tuổi, báo cáo nêu chi tiết con số.
Từ 2011 - 2014 các trung tâm cai nghiện đă cai cho 90.474 lượt người.
Nhớ hồi nhỏ, cứ bị thây cô hát hoài ca khúc “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương, trong đó có những câu như:
“Học sinh là người Tổ quốc mong cho mai saụ
Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao
Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập
Học sinh nề chi tuổi xanh chung sức phấn đấu
Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên...”
Nhưng than ôi, bây giờ các em học sinh giỏi là phải lo xuất ngoại và vĩnh biệt quê nhà, các em giới nhà nghèo hay hoàn cảnh bất như ư rồi sẽ bị rơi vào cảnh khổ, cảnh gian nan... mà tiến thân bằng trí tuệ và bằng tài năng cũng không dễ.
Cám dỗ th́ nhiều, giai cấp thái tử đảng đầy khắp...
Bên cạnh những kẻ nghiện sex, nghiện ma túy... h́nh như nghiện quyền lực nguy hiểm nhất, v́ họ không cho dân tộc này ngóc đầu lên.
Cô Tư Sài G̣n
|
|
hatlinh
member
REF: 702196
11/18/2015
|
Lại 1 vụ ngộ độc thức ăn tập thể khiến hàng trăm người vào viện cùng lúc
Tính đến nay đă có nhiều vụ ngộ độc tập thể khiến hàng trăm người phải vào viện cùng 1 lúc. Nguyên nhân của các vụ ngộ độc này chủ yếu là do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Mới đây lại có thêm 1 vụ hàng trăm công nhân bị ngộ độc cùng lúc.
Theo một số người bị ngộ độc, khoảng 17 giờ 30 chiều 17.11, công nhân làm ca 2 của Công ty TNHH TM - DV - SX Chánh Ích vào nhà ăn để ăn cơm. Phát hiện cơm có mùi ôi, một số công nhân đă mang cơm lên lănh đạo công ty tŕnh báo. Trong khi đó, nhiều công nhân khác tiếp tục ăn.
Tuy nhiên, đến khoảng 18 giờ cùng ngày, khi vào ca làm việc được khoảng 15 phút th́ một số công nhân bị đau bụng, chóng mặt, nhức đầu và nôn, có người bị ngất. Tiếp đó, hàng trăm công nhân khác cũng xảy ra t́nh trạng trên.
Lănh đạo công ty thấy vậy liền đưa những người bị ngộ độc vào Trạm xá Long B́nh Tân cấp cứu. Sau đó, một số ca nhẹ đă được cho về, những công nhân bị ngộ độc nặng hơn được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Công nhân bị ngộ độc đang điều trị tại BV
Theo những công nhân này, thức ăn do công ty tự nấu gồm cơm và trứng hấp. Tại bữa cơm chiều nay, cơm có mùi ôi thiu, c̣n trứng th́ có mùi khó chịu...
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, có gần 70 công nhân của Công ty TNHH TM – DV – SX Chánh Ích nhập viện điều trị. Nhận định khả năng công nhân bị ngộ độc là do thức ăn.
Theo Sở y tế Đồng Nai, Chi cục An toàn thực phẩm Đồng Nai đă lấy mẫu thức ăn mà công nhân đă ăn đi phân tích và xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ngộ độc tập thể. Tin tức sẽ tiếp tục được cập nhật.
st.
|
|
hatlinh
member
REF: 702237
11/19/2015
|
Bó Tay: Ăn Là Chết
Bắt chước người xưa, có thể nói rằng: ăn là chết, nhịn ăn cũng chết...
Thời nay, nh́n đâu cũng thấy thực phẩm bẩn.
Báo Công An mới kể chuyện bắt giữ xe tải vận chuyển trên 6 tấn thực phẩm bẩn...
Bản tin nói rằng vào khoảng 9 giờ 20 phút ngày 11-11-2015, tại địa phận xă Quảng Phong, huyện Quảng Xương tổ công tác của trạm cảnh sát giao thông Quảng Xương thuộc pḥng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Công an Thanh Hóa) đă phát hiện xe ô tô tải BKS 51C – 317.72 do Nguyễn Quốc Huy, sinh năm 1981 ở Thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu điều khiển chở trên 6 tấn thực phẩm bẩn.
Qua kiểm tra, lực lượng Cảnh sát giao thông đă phát hiện số thực phẩm bẩn nói trên bao gồm nậm lợn và nội tạng động vật khác đang trong quá tŕnh phân hủy được ướp lạnh trong các thùng xốp và không có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ.
Tại cơ quan Công an, lái xe Nguyễn Quốc Huy khai nhận chở thuê số thực phẩm bẩn này cho một chủ hàng từ Hà Nội vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ. Đây số lượng thực phẩm bẩn lớn nhất từ trước đến nay mà lực lượng Cảnh sát giao thông đă phát hiện, bắt giữ.
Sợ quá, sợ thiệt.
Vậy th́ từ đâu mà ra?
Báo Đời Sống & Pháp Luật ghi nhận rằng bây giờ đang có hàng loạt chiêu thức "phù phép" thực phẩm bẩn bị lật tẩy... và rồi lại xuất hiện kiểu khác.
Vào đầu tháng 1/2015, Cục C49B và Chi Cục Quản lư thị trường TP. SG đă kiểm tra đột xuất cả 3 cơ sở kinh doanh tại phường Tân Thới Nhất (Q.12, TPSG).
Tại các cơ sở, đoàn kiểm tra phát hiện hàng hóa không có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ; sử dụng hóa chất không rơ nguồn gốc xuất xứ, thu giữ 43.720 kg măng ngâm hóa chất và 15kg hóa chất không nhăn mác, nguồn gốc xuất xứ. Trên nhăn phụ dán ngoài bao b́ thùng hóa chất có h́nh ảnh cảnh báo nguy hiểm, cùng khuyến cáo "yêu cầu hỗ trợ y tế khi nuốt phải".
Bản tin báo ĐS&PL ghi nhận:
“Loạt bài điều tra tháng 1/2015 của các phóng viên báo Lao Động cũng đă lật tẩy hành động dùng oxy già hoặc oxy già công nghiệp tẩy trắng mực bẩn. Mực đông lạnh được nhập về từ Đài Loan với giá chỉ 20.000 - 30.000 đồng/kg, sau đó sẽ được các tiểu thương ngâm cho tan đá, rồi ngâm với oxy già và muối và bán ra thị trường.”
Trong khi đó báo Người Lao Động kể rằng thực phẩm bẩn như thịt nhiễm độc, rau nhiễm thuốc trừ sâu, cá bị tồn dư kháng sinh... đang hiện diện trong bữa ăn hằng ngày của người dân, trong khi các cơ quan chức năng chưa có cách ngăn chặn hữu hiệu
Chưa khi nào các cụm từ “rau sạch”, “rau an toàn” “thực phẩm sạch”, “đặc sản quê”... lại được người dân quan tâm như hiện nay. Nhiều người dân sống ở thành thị phải tự trồng rau trước cửa nhà, tầng thượng hoặc tự chế biến thức ăn cho gia đ́nh do mất niềm tin với thực phẩm ở chợ, thậm chí ở cả siêu thị.
Và loại nào cũng nhiễm độc, theo báo NLĐ.
Bản tin nói rằng số liệu giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) nông thủy sản 9 tháng năm 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cho thấy tỉ lệ vi phạm đáng báo động. Cụ thể, 16% mẫu thịt phát hiện có vi khuẩn Salmonella; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng; 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt mức; 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng/vượt ngưỡng cho phép.
Cùng thời gian, Chi cục Thú y TP SG xét nghiệm ngẫu nhiên 159 mẫu thịt heo, phát hiện 37 mẫu tồn dư kháng sinh Tetracycline vượt mức; 26 mẫu tồn dư kháng sinh Sulfadimidin và 3 mẫu dương tính với chất tạo nạc bị cấm sử dụng trong chăn nuôi là Salbutamol. Ngoài ra, đơn vị này c̣n phát hiện gần 28% mẫu thịt gà tồn dư kháng sinh Enrofloxacin và Flofenicol là những chất cấm trong chăn nuôi.
Báo Người Lao Động cũng viết:
“Với thực phẩm chế biến, nhiều cơ sở không đầu tư điều kiện sản xuất để bảo đảm ATTP, mua nguyên liệu trôi nổi và lạm dụng phụ gia, hóa chất không rơ nguồn gốc để hạ giá thành. Cuối tháng 10 vừa qua, khi kiểm tra một cơ sở sản xuất chà bông không phép gần chợ Vĩnh Lộc A (xă Vĩnh Lộc A, huyện B́nh Chánh, TP HCM), cán bộ Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện B́nh Chánh không khỏi rùng ḿnh bởi cách chế biến kinh khủng ở đây. Toàn bộ chà bông thành phẩm và bán thành phẩm được đổ dưới nền nhà, ruồi nhặng bu đầy. Để có giá bán siêu rẻ, chỉ từ 45.000 đến 70.000 đồng/kg, chủ cơ sở cho thịt gà độn 2 lần bột ḿ và sử dụng đường hóa học...”
Kinh khủng vậy.
Cô Tư Sài G̣n
|
|
hatlinh
member
REF: 702564
12/01/2015
|
‘Vũ khí’ của dân Việt giết người nhanh hơn cả HIV
Cả thế giới phải choáng váng với ‘vũ khí’ kinh hoàng này!
Thật quá đáng sợ!
Sự ḱ th́ của con người c̣n kinh hăi hơn cả bệnh HIV!
Ngày 29/11, tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ Y tế đă phối hợp*với Trung ương Đoàn TNCS HCM và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức*lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về*pḥng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới pḥng, chống AIDS năm 2015.
Buổi lễ đă thu hút được sự quan tâm đặc biệt của quần chúng nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết*đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xă hội,*tương lai giống ṇi của các dân tộc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi lễ.
Theo GS Long, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng,*chỉ có khoảng 78% trong số người nhiễm HIV biết t́nh trạng nhiễm HIV của họ. Trong lĩnh vực điều trị, tính đến tháng 9/2015, toàn quốc có hơn 120.000 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV, tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV mới đạt 45% số người nhiễm được phát hiện.
“Hiện nay, t́nh h́nh lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng hơn 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện, HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam.
Sự quay quay trở lại của đại dịch HIV/AIDS vẫn đang* hiện hữu khi mà nguồn lực đầu tư cho hoạt động pḥng chống HIV/AIDS đang giảm xuống, đặc biệt là nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm mạnh; các biện pháp can thiệp giảm tác hại chưa được triển khai đủ mạnh trên diện rộng; t́nh trạng phân biệt đối xử vẫn c̣n; HIV/AIDS chưa được quan tâm đúng mức”, GS Long thông tin thêm.
Cũng tại buổi lễ này, đại diện cho những người nhiễu HIV tại tỉnh Bắc Ninh, chị Phạm Thị Hiền, Trưởng nhóm V́ ngày mai tươi sáng (Bắc Ninh) đă gửi lời cảm ơn đến các cơ quan đoàn thể Trung ương và địa phương đă dành sự quan tâm đến những người nhiễm HIV.
Tuy nhiên, là một người đang mang trong ḿnh căn “bệnh thế kỷ”, nói về sự kỳ thị của xă hội đối với những người nhiễm HIV, chị Hiền chia sẻ: “Nói giảm kỳ thị với người nhiễm HIV th́ có giảm nhưng giảm bằng 0 th́ chưa. Kỳ thị hiện nay tinh vi và khôn khéo lắm, vẫn ngày ngày gây tổn thương đến chúng tôi. Chúng tôi chết nhanh nhất không phải v́ bệnh tật mà chính là v́ sự kỳ thị”.
st.
|
|
hatlinh
member
REF: 703428
01/15/2016
|
Sốc với con số khổng lồ nhiễm HIV ở Việt Nam
Mới đây hội nghị tổng kết hoạt động pḥng chống HIV/AIDS năm 2015 đă được tổ chức tại Hà Nội. Theo ước tính, cả nước có khoảng 254.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng. Mỗi năm nước ta lại có khoảng 12.000 – 14.000 trường hợp nhiễm mới HIV.
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết hoạt động pḥng chống HIV/AIDS năm 2015 do Cục Pḥng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức ngày 14/1 tại Hà Nội.
Theo thống kê, trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV trong năm 2015, nữ chiếm 34,1%, nam chiếm 65,9%; lây truyền qua đường t́nh dục chiếm phần lớn với 50,8%, lây qua đường máu chiếm 36,1%, mẹ truyền sang con chiếm 2,8% và không rơ nguyên nhân chiếm 10,4%...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, công tác pḥng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đă đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực chủ yếu dựa vào viện trợ quốc tế đang bị cắt giảm nhanh, hoạt động này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của Cục Pḥng, chống HIV/AIDS, năm 2015, khoảng 10 triệu lượt người thuộc đối tượng đích của chương tŕnh được truyền thông pḥng chống HIV/AIDS (tăng gần 3 triệu lượt so với cùng kỳ năm trước). Chương tŕnh phân phát bơm kim tiêm được triển khai tại 53 tỉnh, thành phố, tiếp cận gần 100.000 người nghiện tiêm chích ma túy. Hoạt động phân phát bao cao su cũng được triển khai tại 50 tỉnh, thành phố cho các nhóm nguy cơ cao. Hiện nay, cả nước có 1.000 pḥng xét nghiệm sàng lọc HIV; 100 pḥng xét nghiệm khẳng định tại 61/63 tỉnh, thành phố; 86 pḥng xét nghiệm CD4 tại 51 tỉnh, thành phố và 6 cơ sở xét nghiệm tải lượng vi rút HIV.
Ảnh minh họa
Thuốc ARV - giải pháp tối ưu
Hiện nay, HIV/AIDS chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với sự tiến bộ của y học, các nhà khoa học đă t́m ra giải pháp điều trị HIV/AIDS tối ưu, đó là thuốc kháng virus (ARV). Với khả năng ức chế sự nhân lên của virus trong cơ thể và giảm thiểu tải lượng virus xuống dưới ngưỡng phát hiện, thuốc ARV mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe người nhiễm HIV cũng như cho toàn xă hội.
Theo báo cáo tháng 5/2015 của Chương tŕnh Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), thuốc ARV có thể làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở người nhiễm HIV. Cụ thể, điều trị bằng ARV sớm giúp giảm 53% nguy cơ chuyển sang AIDS và tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao, viêm phổi…
ARV làm giảm 96% nguy cơ lây truyền HIV qua đường t́nh dục, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ c̣n xuống dưới 2%, giúp giảm thiểu sự lây lan của dịch trong cộng đồng. Quan trọng hơn, người điều trị bằng ARV có thể phục hồi sức khỏe và khả năng lao động, từ đó có thể tự chăm sóc và trang trải cho bản thân, không c̣n là gánh nặng cho gia đ́nh và xă hội.
Tại Việt Nam hiện nay, chi phí mua thuốc ARV bậc 1 chỉ ở mức 10.000 đồng/ngày cho một bệnh nhân. Tuy nhiên, nguồn kinh phí mua thuốc chủ yếu đến từ nguồn tài trợ quốc tế, ngân sách nhà nước chỉ chiếm 5% tổng kinh phí cho thuốc ARV. Trong thời gian tới, các nguồn tài trợ sẽ dần cắt giảm và tiến tới kết thúc hoàn toàn vào cuối năm 2017, đặt ra thách thức lớn trong công tác pḥng, chống HIV/AIDS. Nếu không sớm có kế hoạch tài chính bền vững hỗ trợ mua thuốc để duy tŕ việc điều trị HIV bằng thuốc ARV được liên tục và ổn định, nguy cơ đại dịch bùng phát và đe dọa cộng đồng sẽ trở lại, thậm chí c̣n nguy hiểm hơn trước nhiều lần v́ virus có thể đột biến và kháng lại thuốc ARV khi điều trị bị gián đoạn.
Hiện, việc điều trị Methadone được triển khai mạnh mẽ với 57 tỉnh, 239 cơ sở điều trị Methadone và trên 43.000 người được điều trị Methadone; thuốc Methadone được cấp phát đến tận tuyến xă, phường. Điều trị ARV được triển khai ở tất cả 63 tỉnh, thành phố với 325 cơ sở điều trị, 562 trạm y tế triển khai cấp phát thuốc ARV…
st.
|
|
hatlinh
member
REF: 707396
03/26/2016
|
Dân Ta Hại Dân Ḿnh
Thức ăn bây giờ nh́n đâu cũng thấy hóa chất...
Trong khi báo Tuổi Trẻ kể chuyện một nhiếp ảnh gia ghi được h́nh ảnh ngư dân nhuộm hóa chất cho ruốc ở Phú Yên, báo Đời Sống & Pháp Luật phải hướng dẫn dân chúng cách phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ chín bằng hóa chất, bản tin VOV/VnExpress lại nói về cách rửa hóa chất c̣n dính trên 10 loại rau quả...
Báo Tuổi Trẻ hôm 23-3-2016 kể rằng những bức ảnh “bắt quả tang” ngư dân đang nhuộm hóa chất cho con ruốc ngay tại băi biển của một người chơi nhiếp ảnh trong ngày 23-3 được cư dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Người chụp được các ảnh này là chị Lê My: Lê My là một người chơi nhiếp ảnh quê ở Phú Yên. Chị cũng tổ chức nhiều chuyến đưa bạn bè nhiếp ảnh gia về quê ḿnh săn ảnh.
Ngày 23-3, Lê My đưa lên trang cá nhân loạt ảnh chuyến về quê mới nhất chị chụp cảnh ngư dân Gành Đỏ (Sông Cầu, Phú Yên) đang nhuộm hóa chất cho các giỏ ruốc ngay trên băi biển.
Báo Tuổi Trẻ ghi lời nhiếp ảnh gia Lê My:
“Tháng 3-2013 chúng tôi 10 tay máy đi thuyền từ Gành Đá Dĩa ra tới Vịnh Xuân Đài, địa phận Sông Cầu. Trên đường đi có ghé vào băi biển này chụp ảnh đời thường và nghỉ ngơi. Người dân ở đây vui vẻ mời vào nhà uống nước tṛ chuyện rất thân thiện vui vẻ.
Vào tháng 3-2016, sau 3 năm tôi quay lại Gành Đỏ, một việc làm của bà con ngư dân nơi đây khiến tôi vừa ṭ ṃ vừa rất ngạc nhiên: nhuộm đỏ con ruốc!
Khi tôi giơ máy lên chụp từ xa, th́ một vài người đàn ông ngồi trước hiên nhà hét lớn: "Không quay phim chụp ảnh!". Tiến tới gần, người phụ nữ đội nón trắng vừa cho hóa chất có màu đỏ vào chai nhựa, vừa pha vào thùng nước lớn, vừa chửi tôi xối xả, lại c̣n đ̣i đập máy ảnh của tôi.
Chúng tôi lảng đi ra xa và gặp thêm một tốp nữa vừa khuân vác những giỏ ruốc tươi rói trắng ngà từ thuyền thúng lên bờ. Họ lại tiếp tục quát mắng chúng tôi mặc dù chúng tôi ko cầm máy chụp nữa.
Quá quắt, chúng tôi gắt lại mấy câu thế là một chị nhanh miệng bảo: "Ruốc này chuyển ra bán Hà Nội chứ ko bán ở quê ḿnh đâu. Mấy bà bên kia chửi tụi tao chứ ko phải chửi mấy đứa đâu. Mà đừng quay lên tivi nha"...”(ngưng trích)
Bản tin TT cũng kể rằng: Lê My cho biết rằng những bức ảnh chị đă cắt hết phần mặt của những người dân để giữ bí mật đời tư cho họ...
Trong khi đó, báo Đời Sống & Pháp Luật hướng dẫn độc giả: Phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ chín hóa chất...
Bản tin này viết:
“...hiện nay, t́nh trạng trái cây ngâm hóa chất rất phổ biển, các bà nội trợ cần tinh ư và nằm bắt một số mẹo chọn đu đủ sạch và ngon để tránh rước họa vào thân. Ngoài chợ thường có đu đủ quanh năm, thông thường chị em rất khó biết được khi nào nên mua loại quả này.
Đu đủ chín bằng hóa chất thường có vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đă chuyển sáng màu vàng. C̣n quả chín không dùng hóa chất có một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lơm nhỏ, vỏ không vàng đều mà vẫn c̣n chấm xanh. Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không c̣n sự xuất hiện của nhựa.
Đặc biệt, quả đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt c̣n lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Khi thấy một quả chín đều từ cuống th́ chắn chắn nó đă được 'độ' qua hóa chất...”(ngưng trích)
Bản tin VOV/VnExpress cũng báo động quan bản tin “10 thực phẩm có nguy cơ ngậm hóa chất được sử dụng hằng ngày”...
Trong đó có: táo, đào, lê, cần tây, ớt chuông, khoai tây, nho và dâu tây, cải bó xôi, cà chua, rau cải, bắp cải...
Hiển nhiên là dân ta hại dân ḿnh. Có vẻ như chính quyền bó tay? Hay phải chăng, đành làm ngơ v́ cản không nổi?
Cô Tư Sài G̣n
|
|
taolao
member
REF: 707417
03/27/2016
|
Thực phẩm độc hại tràn lan ở Việt Nam
HÀ NỘI (NV) - Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, có trách nhiệm “giữ mâm cơm” cho người dân, nhưng các loại thực phẩm độc hại ngâm tẩm hóa chất gây ung vẫn thư tràn làn khắp nơi tại Việt Nam.
Thậm chí, những thứ thịt giả, trái cây giả, cá giả cũng phổ biến ở Việt Nam. Sức khỏe người dân tại Việt Nam không được nhà cầm quyền các cấp từ trung ương tới địa phương để mắt tới, như lời một bà đại biểu Quốc Hội CSVN than thở.
Gần đến Tết Quư Tỵ, báo Đất Việt ngày Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013 có một bản tin tường thuật mứt trái cây giả làm bằng nhựa bán ở chợ trong quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Đồng thời, một phóng sự bằng h́nh ảnh của báo này biểu diễn nhúng miếng thịt “lợn sề” vào một thứ “phụ gia” bằng một thứ hóa chất gọi là “hoa hiên” không ai biết là ǵ. Một lúc sau, thịt lợn sề rẻ tiền biến thành “thịt ḅ cao cấp” mà giá cả khác nhau một trời một vực.
Phóng sự h́nh ảnh này chứng minh cái thứ “phụ gia” độc hại kia từng bị tố cáo lường gạt người tiêu thụ thực phẩm ở Trung Quốc hồi giữa năm ngoái, nay đang có mặt ở Việt Nam. Những cửa hàng bán thịt hay các tiệm ăn có thể mua chúng dễ dàng ở cửa hàng bán phụ gia tại chợ Bắc Qua, phía sau chợ Đồng Xuân, Hà Nội.
Đầu năm ngoái, dư luận người tiêu thụ ở Việt Nam đă bàng hoàng khi tin tức trên một số báo cho biết thịt heo nạc “siêu trọng” trông vô cùng hấp dẫn mua ở chợ có nguồn gốc từ các cơ sở chăn nuôi gia súc đă nuôi chúng với những loại thuốc kích thích độc hại.
Theo báo Đất Việt, một ít bột phụ gia “hoa hiên” ḥa với nước rồi nhúng miếng thịt “lợn sề” một lúc th́ “ngay cả các thớ thịt cũng ngấm đều phẩm màu, khiến miếng thịt lợn đă biến hóa thành thịt ḅ. Nhiều khách hàng, nếu không để ư kỹ th́ cũng không thể nào phân biệt nổi.”
Nguồn tin này nói “những quán ăn (đặc biệt là quán cơm sinh viên) hay các nhà hàng, những người bán thịt lợi dụng công nghệ này để lừa bán cho người tiêu dùng và thu lợi nhuận. C̣n người tiêu dùng, nếu không tỉnh táo cũng rất dễ mắc phải cái bẫy này.”
Để chứng minh rất khó phân biệt thịt ḅ thật thịt ḅ giả phóng viên báo Dân Việt “đă đem miếng thịt được tẩm ướp đi hỏi 6 người. Điều bất ngờ là tất cả đều nói: đây là thịt ḅ, thậm chí thịt ḅ ngon, và... mua ở đâu mà có màu đẹp vậy?”
Giữa tháng trước, Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm thuộc Bộ Y Tế loan báo hướng dẫn người dân “cách lựa chọn thịt lợn an toàn” khi cơ quan này thấy nhiều tin tức về chuyện người bán thịt dùng nhiều loại hóa chất độc hại bị cấm sử dụng để tẩy rửa “biến thịt thối thành thịt thơm.”
Nhưng làm thế nào để phân biệt “thịt thối” và “thịt thơm” ở chỗ bán hàng để tránh bị lừa gạt th́ không ai có khả năng.
Theo báo Đất Việt ngày 27 tháng 1, 2013, “Phổ biến nhất là bột săm pết, loại hóa chất cực kỳ độc hại nằm trong danh mục cấm của Bộ Y Tế, nhưng nó bán không quá kín đáo trên phố Hàng Buồm (Hà Nội), giá chỉ 60,000 đồng/kg. Sau khi để miếng thịt 3 ngày cho bốc mùi hôi thối, phần mỡ chuyển sang màu vàng, chúng tôi pha 1 th́a bột săm pết vào nước và nhúng miếng thịt vào, chỉ 2 phút sau, miếng thịt đă thay đổi, trở nên mềm, màu sắc tươi mới. Ngay cả màu vàng trên mỡ cũng biến mất, mùi hôi của thịt cũng không c̣n.”
Để có các món bánh mứt bán Tết với giá rẻ nhưng kiếm lời cao nhờ sử dụng hóa chất độc hại, một số “làng nghề làm bánh, mứt phục vụ Tết đang chạy đua với thời gian để sản xuất hàng phục vụ nhu cầu thị trường. Nhưng chất lượng sản phẩm hầu như không ai kiểm soát,” với “3 không”: Không nhăn mác, không hạn sử dụng, không ngày sản xuất. Như làng nghề bánh, kẹo Dương Liễu, La Phù (Hoài Đức, Hà Nội); làng nghề làm mứt xă Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội)...” Bài báo của tờ Dân Việt ngày 27 tháng 1, 2013 viết, “Công nghệ chế biến xin được tóm lược ngắn gọn như sau: Sắn thu mua về, được rửa qua loa rồi nghiền thành bột, đóng thỏi như viên gạch, rồi chuyển qua ḷ nấu nha. Muốn cho bột sắn phân hủy thành đường, người ta cho vào bột sắn một loại hóa chất không rơ nguồn gốc. Ngoài ra c̣n có thêm hóa chất tẩy trắng, cứ mỗi 10kg sẽ được hắt vào một muôi thuốc tẩy trắng. Sau đó nha sẽ được cho vào ḷ để chế biến bánh kẹo. C̣n các dây chuyền, nồi đun nấu... cáu bẩn không ai cọ rửa là chuyện không lạ. Mặt hàng chủ lực của các ḷ nơi đây là kẹo cứng mang hương vị chanh, cam, nho, ổi, lạc... cũng có một số mặt hàng kẹo mềm, mè xửng Huế, thậm chí cả sô cô la loại hảo hạng. Sau đó được đóng thùng xuất ra thị trường.”
Bà Trần Thị Quốc Khánh, đại biểu Quốc Hội CSVN đơn vị Hà Nội nh́n nhận trong cuộc phỏng vấn của báo Đất Việt hôm Thứ Tư là “việc dùng thực phẩm bị ô nhiễm, dẫn đến bị ung thư, chết người là có thật. Đến các bệnh viện bây giờ mà xem, ngày càng nhiều bệnh nhân, nhất là bệnh ung thư, thật là quá tải.”
Bà này phàn nàn t́nh trạng nhiều bộ ngành của nhà cầm quyền Hà Nội được giao nhiệm vụ kiểm soát và ngăn chặn thực phẩm độc hại trên thị trường mà t́nh h́nh có vẻ ngày một tệ hại hơn.
Ngoài những người cố t́nh gian dối để kiếm lời nhiều, bà Khánh c̣n cho rằng, “Lại thêm việc các cơ quan chuyên môn vẫn dung túng trong việc hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới, xử lư các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.” (TN)
--st--
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|