Người ta vẫn ngạc nhiên – hay thất vọng – thấy chưa có một tác phẩm lớn lột trần hết cái xă hội băng hoại ở Việt Nam ngày nay. Một trong những lư do là sự thực nó khủng khiếp hơn cả trí tưởng tượng.
Một nhà văn dù trí tưởng tượng lớn tới đâu, ghét Cộng Sản tới mức nào, cũng không thể tưởng tượng chuyện cô giáo quỳ, cô giáo bắt học tṛ uống nước giẻ lau bảng, cô giáo đ̣i học tṛ nộp tiền phạt v́ phạm nội quy của cô đă đề ra. “Đéo mẹ, đây là giang sơn của tao, không đưa tao 100 ngàn th́ cút, tao đéo cần cái tư cách giáo viên giẻ rách, không có trường nào dạy một con lợn như mày thành người được đâu, tiên sư mày, không nộp tiền th́ cút.” Và học tṛ trả lời: “Đéo đóng tiền, đéo học nữa.”
Nếu chứng kiến chuyện đó, cũng khó viết, khó kể. Người đọc sẽ khó chịu, cảm thấy tác giả đi quá lố, và chép miệng: những ǵ quá lố đều vô nghĩa. Tout ce qui excessif est insignifiant.
Bởi v́ sự thực trong tiểu thuyết nó khác với sự thực ngoài đời. Bởi v́ sức chịu đựng của người đọc có giới hạn.
Người ta xúc động trước những chuyện đau buồn, nhưng khi chuyện đau buồn theo nhau hết trang này tới trang khác, và vượt qua, không phải sự thực, nhưng vượt qua sự chấp nhận của độc giả, người ta gấp sách, không đọc nữa, hay đọc mà không xúc động nữa. Gần như một phản ứng tự vệ, một cách từ chối cái xấu, cái đau, cái khổ khi nó đi quá xa, nó vượt lằn đỏ.
Sức chấp nhận cái buồn, cái thảm kịch của độc giả có giới hạn hơn là khả năng chịu đựng vô hạn ở ngoài đời. V́ vậy, muốn diễn tả những bi kịch lớn phải có những thiên tài như Shakespeare. Ngay cả Shakespeare cũng phải dùng những tiểu xảo. Trong hầu hết các kịch bản của Sir Willliam đều có một anh hề, một clown blanc, white clown, không liên hệ ǵ tới câu chuyện, nhưng đóng vai quan trọng. Mỗi khi bi kịch lên tới cực độ, anh hề nhảy ra sân khấu, múa hát, giễu cợt. Để làm thư giăn tâm hồn khán giả. Để sửa soạn cho họ chấp nhận những bi kịch kế tiếp.
Cố Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela nói giáo dục là vơ khí mạnh nhất để thay đổi thế giới. Giáo dục là thực trạng của xă hội ngày nay, là khuôn mặt tương lai của một dân tộc. Những cô giáo nói trên đă thay những nhà văn, những tác phẩm lớn, mô tả chân thực xă hội Việt Nam ngày nay, hé mở cho thấy tương lai của dân tộc. Nếu dân tộc c̣n có một tương lai, c̣n tồn tại trong những tháng tới, những năm mới.
Sự băng hoại của xă hội Việt Nam đă vượt qua sức tưởng tượng. Người viết văn bất lực. Các clown blanc bó tay, thua xa các anh hề lănh tụ, các giáo sư, tiến sĩ thi nhau ăn nói ngớ ngẩn để mua vui một đám khán giả mệt mỏi, ră rời, không c̣n sức để cười.