CHÀO CÁC BẠN M̀NH RẤT THÍCH NGHE BÀI HÁT ...VẾT THÙ TRÊN LƯNG NGỰA HOANG
NHƯNG M̀NH KHÔNG HIỂU Ư NGHĨA CỦA BÀI HÁT NÀY THẾ NÀO ,.CÓ BẠN NÀO BIẾT Ư NGHĨA CỦA BÀI HÁT NÀY NÓI CHO M̀NH BIẾT VỚI .CÁM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU
Làm sao t́m hiểu được ư nghiă cuả bài ca, nếu không biết xuất xứ...?
Xin mời các bạn đọc. Rất tiếc chưa upload được lời ca cuả Elvis Phương. http://www.badongo.com/file/1223747
Chân thành nhờ Admin upload lên cho mọi người nghe. Ai muốn cất giữ trong máy, cũng có thể download xuống, nghe bản nhạc bất cứ lúc nào, kể cả khi offline, hoặc khi tốc độ nối kết mạng (internet connection speed) cuả máy bạn chậm.
Thân ái,
guest
guest
REF: 93490
08/13/2006
Nhạc vàng lâu lâu nghe lại cũng hay.
ngoisaodienanh
member
REF: 93507
08/14/2006
Nói về nhạc vàng th́ Tôi biết nhiều lắm v́ nhạc vàng là sở thích của Tôi,bài vết thù trên lưng ngựa hoang này Tôi cung rất thích hát.Ư nghiă của bài hát này Tôi cũng biết qua.
Ư nghĩa của bài này như sau.
Hai tiếng Ngựa Hoang là muốn nói về thân phận của những con người sống trong giang hồ một thời lầm lỗi làm những điều trái đạo lư đâm thuê chém mướn cũng có hoặc là giết người cướp của cũng có,nhưng đến một lúc nào đó họ tỉnh ngộ ra họ muốn sống một cuộc đời lương thiện muốn quên đi quá khứ tội lỗi để làm lại cuộc đời.Nhưng xă hội lại không chấp muốn nhận họ không muốn cho họ cơ hội làm lại cuộc đời,luôn luôn xa lánh kỳ thị và phân biệt đối xử chỉ v́ quá khứ đầy tội lỗi của họ,quá khứ tội lỗi của họ giống như những vết thù trên lưng,ư nghĩa của bài hát này là muốn kêu gọi xă hội hăy mở rộng ṿng tay nhân ái với những con người một thời tội lỗi.
Ngựa Hoang nào dẫm nát tơi bời
Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời
Ngựa phi như điên cuồng
Giữa cánh đồng dưới cơn giông
V́ trên lưng cong oằn những vết roi vẫn in hằn
Đoạn văn trên nói đến những kẻ giang hồ c̣n đang trong thời gian lầm lỗi chưa tỉnh ngộ,(dẫm nát tơi bời đồng cỏ xanh ngát lưng trời)phá hoại cuộc sống b́nh yên của mọi người và của chính ḿnh.
Một hôm ngựa bỗng thấy thanh b́nh
Thảm cỏ t́nh yêu dưới chân ḿnh
Ân t́nh mở cửa ra với ḿnh
Ngựa hoang bỗng thấy mơ để quên những vết thù
Ngựa hoang muốn về tắm sông nhẫn nhục
Gịng sông mơ màng mát trong thơm ngọt
Ngựa hoang quên thù oán căm từ nơi tối tăm về miền tươi sáng.
Đây là lúc họ đă tỉnh ngộ muốn quên đi quá khứ tội lỗi để sống lương thiện.
Ngựa hoang về tới bến sông rồi cởi mở ḷng ra với cơi đời
về tới bến sông ư nói muốn rửa sạch mọi tội lỗi.
Nhưng đời làm ngựa hoang chết gục,ư nói là xă hội không muốn chấp nhận họ. Và trên lưng nó ôi c̣n nguyên những vết thù,họ sẽ phải sống măi với quá khứ tội lỗi như những vết thù trên lưng,và họ luôn thù hận cuộc đời.
OT
guest
REF: 93514
08/14/2006
Ngay từ khi có người hỏi về ư nghiă cuả bài ca "Vết Thù Trên Lưng Ngưạ Hoang", tôi đă vội vàng ghi lên lời ca cuả bản nhạc đó, để xin phép nhắc lại, đó là bản nhạc cuả hai nhạc sĩ Ngọc Chánh và Phạm Duy.
Tuy nhiên, nếu quí vị tinh ư thêm một chút, chắc không phải là không cố ư mà tôi chép thêm câu "Soạn theo ư Duyên Anh".
Vậy bàn về ư nghiă cuả "Vết thù", "vết hằn", "trên lưng", "ngưạ hoang" ... mà không nhắc đến nhà văn Duyên Anh, th́ quả thực là vô t́nh quá sức!!!
C̣n nhạc sĩ Phạm Duy nưă! Nếu ngày sáng tác bản nhạc đó mô phỏng theo tác phẩm cuả Duyên Anh, mà ông ta biết có ngày phải cùng gia đ́nh kéo nhau về Việt Nam như bây giờ,(cũng như ngày ông từ vùng kháng chiến, nơi tạo chỗ đứng cho ông, trở về vùng Pháp tạm chiếm, vùng tề; rồi khi Việt Nam thắng Pháp, ông lên "tầu há mơm" "di cư" vào miền Nam, rồi khi "miền Nam hoàn toàn giải phóng", ông và gia đ́nh lại bỏ nước ra đi, rồi bây giờ lại kéo về...! cả cuộc đời ông từ trẻ đến già, toàn là những phản bội và phản bội), nếu ông biết..., th́ đă không viết ra bài nhạc...
Tôi mong các bạn đă từng c̣n chút kinh nghiệm sống trong thời đại cuả Duyên Anh, hăy viết lại cho đúng ư nghiă lịch sử cuả tác phẩm...
Và tôi chờ...
Thân ái,
aka47
member
REF: 93515
08/14/2006
Quyển sách hay của Duyên Anh trước khi có bài hát VẾT THÙ TRÊN LƯNG NGỰA HOANG , đó là quyển NGỰA CHỨNG TRONG SÂN TRƯỜNG của nhà văn Duyên Anh.
Nên đọc để thấy cách giáo dục tuyệt vời của Thày Cô trước năm 1975 khi mà những học sinh c̣n trong tuổi "wậy"....
Những con ngựa chứng trong sân trường đă chịu ngồi yên để lắng nghe những lời vàng ngọc dạy dỗ bằng t́nh người , ḷng thương yêu bao la của thày cô , và nước mắt hối hận đă chạy dài trên những khuôn mặt của ngựa chứng.
T́nh thày tṛ không bị ảnh hưởng bởi những người có quyền thế lúc bấy giờ. Không ảnh hưởng bởi những sáo ngữ.
T́nh thày tṛ đến với nhau bằng THẬT SỰ t́nh cảm thày tṛ , như vậy mới cảm hoá được NHỮNG CON NGỰA CHỨNG trong lứa tuổi ... TEEN !!!
AK47
craghack
member
REF: 93641
08/15/2006
Duyên Anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại Thái B́nh Bắc việt mất ngày 6 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp (nhằm ngày 29 tết). Ông đă xuất bản năm mươi tác phẩm văn chương. Năm 1975, bị coi như "một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của Việt Nam", chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung. Ông được tự do nhờ Amnesty International và Pen Club International can thiệp. Vượt biển sang Pháp, ông viết lại và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó Un Russe à Saigon và La colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền h́nh Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà văn lừng danh coi Duyên Anh là "nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia". Chưa một người Việt Nam nào tạo nổi sự vinh dự cho dân tộc ở tư thế lưu vong như Duyên Anh. Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính ḿnh, ông đă bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên vũ trụ văn học quốc tế như một tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.
(theo vietmessenger.com )
quythu
member
REF: 94050
08/19/2006
nhạc vàng là thể loại nhạc bất hủ !!! phần lớn các bài hát trẻ bây giờ nghe hay nhưng ko dạt đc cảm xúc va độ xâu cần thiết lên nghe đc 1 thời gian là đi vào quên lăng ngay.
Nhưng bài hát ma ḿnh yêu thích va có thể khẳng định rằng nghe " măi măi" ko chán la bài "Hàn Mạc Tử" có bạn nào có chung sở thích với ḿnh ko
guest
guest
REF: 94051
08/19/2006
ban bam vao day de nghe ban nhac Han Mac Tu nhe.
http://www.vietnamsingle.com/nhacxuan.asp
ototot
member
REF: 94093
08/19/2006
Từ đây trở về trước, những bài đăng trong tiết mục này là tôi, sử dụng biệt danh OT. Từ nay, tôi sẽ chỉ đăng như thành viên với biệt danh mới mà thôi.
Thân ái,
aka47
member
REF: 94137
08/19/2006
AKA cũng cùng một quan điểm với Crag...
Duyên Anh rất đa tài , vừa là nhà thơ , vừa là nhạc sĩ , nổi nhất là văn chương viết châm biếm rất tuyệt.
Từ quyển trẻ thơ: Thằng Vũ , Quyên Tân Định...cho đến viết về du đăng: Điệu ru nước mắt , đến văn vui :Nhà Tôi , hay t́nh cảm nhẹ nhàng của tuổi Ô Mai: Phượng Vĩ..cho đến sách Giáo Dục : Ngựa chứng trong sân trường.
Sau này viết Một người Nga ở Sài G̣n , hay Trên đồi Fatima...càng đọc càng ấn tượng.
Có dịp xin mời các bạn t́m đọc những quyển sách rất giá trị này.
Nhất trí với Crag nhận xét: Ông là một Văn Học Quốc Tế , một Tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.
Trân trọng.
AKA47.
ototot
member
REF: 94181
08/20/2006
Sau khi có tiết mục về ư nghiă cuả bài "Vết Thù Trên Lưng Ngưạ Hoang", tôi đoán người hỏi hẳn là sống nội tâm nhiều mới thắc mắc. Thật vậy, tại sao lại "Vết Thù" hay "Vết Hằn"? Tại sao lại "Trên Lưng"? Tại sao lại "Ngưạ"? Và sau cùng , tại sao lại "Ngưạ Hoang"?
V́ thế, tôi đă nhắc tới nhạc sĩ Phạm Duy, trước khi dẫn tới Duyên Anh.
Cám ơn CragH và aka47 đă tóm lược đôi hàng về Duyên Anh, tuy chưa ai nói lên một nét độc đáo cuả nhà văn này, là chỉ viết lên những ǵ mà chính bản thân ông đă sống qua một giai đoạn kinh hoàng cuả lịch sử dân tộc, là thập niên 1960...!
Hôm nay, nhân chủ nhật tôi xin phép được triển khai về tiết mục này.
Ai cũng biết ngưạ là một loài gia súc vất vả hầu hạ cho loài người, mà c̣n bị đối xử tàn tệ khi sống, bạc bẽo khi về già. Ai cũng biết "ngưạ hoang" là loài không chịu sự khống chế cuả người. Ai cũng biết người ta sai bảo con ngưạ bằng cách quất roi lên lưng nó, quất nhiều, quất mạnh đến nỗi những vết hằn trở thành những vết thù, không bao giờ lành hay nguôi được. Ai xem kinh Phật cũng hiểu cái khổ mà chúng ta đang chịu đựng ngày nay chẳng qua chỉ là cái "nghiệp chướng" đă truyền lại cho chúng ta từ kiếp trước.
Nh́n lại lịch sử cận đại cuả nước ta, người dân ḿnh quả là đă chịu đựng biết bao nhiêu là vết thù trên lưng ḿnh, những vết thù từ ngọn roi cuả ngoại bang đă đành, nhưng đau đớn hơn cả, là những vết thù mà chính người Việt chúng ta đă "ban phát" cho nhau...
Không đâu xa, ngay trên diễn đàn này, thỉnh thoảng chúng ta lại thấy vẫn có những người khơi dậy lên những vết hằn đau đớn cuả dân tộc, qua những nhận định về người Việt trong nước và ngoài nước!
Vậy thưa các bạn, theo tôi, đó là ư nghiă cuả bản nhạc.
Thân ái,
minhtan_nam_dn
guest
REF: 100023
10/07/2006
hi:D
minh` cung~ la` 1 nguoi` ham thich' tho va` nhac cua~ Han` Mac Tu~ . Ban co' tho hay nhac gi` ko thi` cho minh` xem voi'.
thanks:)
lamchung
guest
REF: 100062
10/08/2006
Chú OT! Chuyện về nhạc sĩ Phạm Duy, đúng là chú có nhiều thông tin về ông. Nhưng đây là vấn đề nhạy cảm, ở đây bàn chuyện này - theo cháu là không nên.
Thật ra ai đúng - ai sai, ai trung thành - ai phản bội, phải nhờ lịch sử và thời gian mới chứng minh được.
Nhiều khi chuyện đúng-sai, hay-dở,... là do nhận định. Nó c̣n phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của người nhận xét.
Như chuyện chia tay trong t́nh yêu, người bị bỏ rơi th́ một mực:" Hắn là tên sở khanh, tên phản bội". Nhưng có biết đâu, người dứt áo ra đi ḷng c̣n đau hơn cắt, nhưng v́ 1 lư do nào đó mà phải đành mang tiếng phụ t́nh. Nếu người hiểu thấu sự t́nh sẽ thông cảm nhiều chứ không trách mắng.
...
Khoe với chú OT nha: Cháu cũng là 1 con nghiện nhạc vàng đó chú (cháu có cả một tủ nhỏ chỉ toàn " Thà như giọt mưa" với " Đưa em t́m động hoa vàng",...)
Chúc chú mạnh khoẻ và thật vui vẻ!
ototot
member
REF: 100065
10/08/2006
Thật là một trùng hợp lư thú, là tôi vưà nhận được một bài viết nóng hổi, xin trích đăng thành nhiều kỳ, để chúng ta cùng đọc. Bài viết có nhan đề: “Phạm Duy c̣n đó hay đă chết?”, kư sự cuả Nguyễn Văn Lục, viết ngày 1 tháng 10 2006 tại Na Uy gởi về. Nguyên văn bài viết cuả ông, tôi tŕnh bày bằng , màu xanh đậm…
PHẠM DUY C̉N ĐÓ HAY ĐĂ CHẾT
Phạm Duy đă chết. Tôi giật ḿnh. Nhưng chợt nhận ra ngay, đó chỉ là một lối viết. Lối viết đó cũng đă được Nguyễn Trọng Văn dùng trong bài nói truyện tại trường Đại Học Văn Khoa Sàig̣n vào ngày 6-6-1971, do phong trào Tự Trị Đại Học tổ chức. Đề tài với nhan đề: Phạm Duy đă chết như thế nào?
Bài nói truyện hẳn gây được tiếng vang trong giới văn học miền Nam lúc bấy giờ. Bởi v́ ít nhạc sĩ nào có thể so b́ được với Phạm Duy? Cùng lắm trừ một người. Chọn Phạm Duy mà không chọn ai khác là một chọn lựa có chủ đích của anh Nguyễn Trọng Văn. Đánh vào cái thành tŕ tiêu biểu là giới trí thức thành thị, miền Nam, người nghệ sĩ được quần chúng ưa chuộng. Đồng thời tước đi cái ảo tưởng của một ư thức hệ trong chiến tranh sắp đến hồi chung cuộc.
1.-Phạm Duy đă chết v́ phản bội lại kháng chiến? Phạm Duy chối bỏ kháng chiến.
Nguyễn Trọng Văn đă nghĩ như thế. Đă viết để chứng minh điều ấy. Nguyễn Trọng Văn cho rằng đă có rất nhiều thanh niên đă theo kháng chiến và sau đó đă dời bỏ kháng chiến. Anh viết:” Trí thức theo Cách Mạng và bỏ cách mạng không phải là điều khó hiểu, trách Phạm Duy như vậy có lẽ quá khắt khe. Điều mà Nguyễn Trọng Văn lên án Phạm Duy không phải ở chỗ từ bỏ kháng chiến mà chối bỏ và hơn thế xóa bỏ kháng chiến. Xóa bỏ bằng cách thay đổi lời ca trong các bài nhạc làm trong thời kỳ kháng chiến. Phạm Duy hầu như đă sửa ṭan bộ các lời ca có dính dáng đến kháng chiến? Bài hát v́ thế mất hết ư nghĩa lịch sử và chiến đấu tính, chỉ c̣n là những bản nhạc lại cái, đồng cô bóng cậu “
(C̣n nưă)
ototot
member
REF: 100067
10/08/2006
(tiếp theo)
Và Nguyễn Trọng Văn kết luận: Phạm Duy kháng chiến ca của dân tộc đă chết. Điều bi đát không phải bông hoa Phạm Duy chỉ nở một lần, điều bi đát là bông hoa đó đă tự chọn cái chết như vậy.
Về điểm này, có thể Nguyễn Trọng Văn nói không sai, Phạm Duy không những sửa một lần mà sửa hai ba lần những bài ca của ông. Và tùy thời, tùy lúc mà ông đă sửa. Điều đó nhiều lúc làm tôi không thể không liên tưởng đến một thái độ xu thời hay một thứ chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng với một nhạy bén chính trị. Sự nhạy bén chính trị đó đáp ứng bằng những sáng tác hợp thời cơ? Từ đó đặt ra vấn đề sáng tác là nguồn cảm hứng đích thực hay chỉ là một nhu cẫu đ̣i hỏi cấp thời của một t́nh thế? Tại sao ở thời điểm đó có kháng chiến ca, t́nh ca, đạo ca, tâm ca, tục ca? Đó cũng là những trăn trở của tôi khi t́m hiểu về Phạm Duy?
Và người ta đă chẳng ngại ngùng ǵ nói đến một thứ trí thức for rent?. Hơn ai hết Phạm Duy hiểu thâm ư của lời mỉa mai này.
Chẳng hạn Nguyễn Trọng Văn đưa trường hợp bản nhạc Quê Nghèo trước đây ca ngợi t́nh quân dân đ̣an kết chiến đấu nay trở thành câu chuyện t́nh bông lơn, tán tỉnh nhau.
Lời cũ : Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
Để em gánh nước cho người chiến binh
Nay đổi ra : Bao giờ em trỏ lại vườn dâu hỡi em
Để cho anh bắc gỗ xây nhịp cầu bước sang
Đến Vườn dâu mà cũng phải bắc gỗ xây nhịp cầu th́ kể cũng lạ. Có ép ư, ép lời không?
Trong Bài hát Tiếng sông Lô, cũng cùng một cách thay đổi như trên:
Lời cũ : Quân cướp tham ô ngày nao đă chết không ngờ
Nay đổi ra : Trăng nước mông mênh, thuyền trôi trên sóng đa t́nh ...
(C̣n nưă)
ototot
member
REF: 100069
10/08/2006
(tiếp theo)
Và sau này ở Hải ngọai, một lần nữa, Phạm Duy lại đổi ca từ như tôi t́m đọc thấy trong Ngàn Lời Ca của Phạm Duy như sau : Quân cướp đi xa, về đây ta sống chan ḥa.
Nguyễn Trọng Văn cũng đă hết lời ca ngợi tiếng Sông Lô nói lên tất cả cái khí thế hào hùng, mưu trí và óc sáng tạo tuyệt vời của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, nay trở thành lời tâm sự của nghệ sĩ đa t́nh t́m kiếm hạnh phúc trên ḍng sông sâu.
Nguyễn Trọng Văn thất vọng là phải.
Lời cũ: Hỡi anh vệ quốc cầm súng ngang tàng
Thuyền tôi đợi bến Tuyên Quang
Nửa đêm trông ánh trăng vàng (tôi) nhớ anh (...)
Lời mới: Hỡi ai đi kiếm hạnh phúc trên đời
Mà chưa t́m thấy an vui
Lặng nghe tôi gửi đôi lời gió trăng ...
Nhưng trong Ngàn Lời Ca, Phạm Duy lại thay đổi bằng cách giữ lại nguyên văn lời cũ như sau :
Hỡi anh vệ quốc cầm súng ngang tàng
Thuyền tôi đậu bến Tuyên Quang
Nửa đêm trông ánh trăng vàng (tôi) nhớ anh (Ngàn Lời Ca, trang 35).
Sự thay đổi như thế thật là tắc trách lắm. Nguyễn Trọng Văn cũng có lư phần nào.
(C̣n nưă)
ototot
member
REF: 100070
10/08/2006
(tiếp theo)
Nhưng cũng nên hiểu rằng vào năm 1971, khi Nguyễn Trọng Văn viết cuốn "Phạm Duy Đă Chết Như Thế Nào?"th́ lúc đó Phạm Duy chưa viết hồi kư. Nếu anh Văn có dịp đọc hồi kư rồi th́ cũng có thể có cái nh́n khác về Phạm Duy?
Và có thể v́ có cơ hội đọc lại Hồi kư Phạm Duy mà tôi thấy cần phải nh́n lại quan điểm phê phán của Nguyễn Trọng Văn, một người bạn học cùng lớp đă gần nửa thế kỷ mà tôi vẫn trân trọng và quư mến.
Trong hồi kư 1, ông Phạm Duy viết như thế này về hoàn cảnh sáng tác về chiến dịch sông Lô:
"Nhưng trong đám nhạc sĩ chúng tôi, lập tức có ngay những tuyệt phẩm như bài Lô Giang của Lương Ngọc Trác, rồi Trường Ca Sông Lô của Văn Cao, Du Kích Sông Lô của Đỗ Nhuận và Tiếng Hát sông Lô của Phạm Duy." Điều đó cho thấy việc sáng tác nằm sẵn trong chiến dịch tuyên truyền nên mới có trường hợp bốn nhạc sĩ cùng sáng tác về một đề tài!
Bốn nhạc sĩ cùng sáng tác về một đề tài như một thứ đơn đặt hàng th́ có phí phạm không ?
Phạm Duy viết tiếp:
”Nói về cả một chiến dịch th́ chẳng những thắng lợi sông Lô chỉ là những chiến công cục bộ, bởi v́ vào lúc khởi đầu của chiến dịch Léa, gọng ḱm lớn ở miền Đông là Bắc Kạn và Lạng Sơn vẫn c̣n rất manh… Những người phục vụ cho Cục chính trị như chúng tôi được khuyến khích để làm cho chiến thắng Sông Lô trở thành một chiến công vô cùng rực rỡ. Bây giờ nếu có ai ṭ ṃ – như tôi – đi t́m đọc những tài liệu của Pháp viết về chiến tranh Đông Dương, sẽ chẳng thấy một ḍng chữ nào cho cái được gọi là Lô Giang của Lương Ngọc tức Luơng Ngọc Trác!"
Bài này duyên dáng, mặn mà vô cùng.
Hóa ra đó chỉ là sản phẩm tuyên truyền, mà giá trị nghệ thuật chỉ là phụ, không đáng kể? Mặc dầu vậy đó là những bài hát quen thuộc và nổi tiếng của ông trong thời kỳ kháng chiến?
(C̣n nưă)
ototot
member
REF: 100072
10/08/2006
(tiếp theo)
Cho nên, không lạ ǵ khi cần, Phạm Duy đă không nề hà thay đổi tùy tiện tùy theo nhu cầu thực tiễn. Điều đó không khác ǵ Tố Hữu làm thơ ca ngợi chiến trận Điện Biên. Trong một bài trả lời phỏng vấn của Trần Đăng Khoa, Tố Hữu đă nói hụych tẹt ra là ông đă viết phịa, không hề ra mặt trận!
Phạm Duy có thể viết phịa, sáng tác phịa về trận đánh trên Sông Lô. Tố Hữu cũng làm thơ phịa. Đă gọi là sáng tác phịa th́ việc thay đổi lời ca c̣n có ǵ được gọi là phản bội nữa? Phải chăng anh Nguyễn Trọng Văn đă quá lư tưởng hóa những ư hướng sáng tác thuần túy nghệ thuật của Phạm Duy và cũng v́ thế lời kết án có thêm trọng lượng?
Thật ra theo tôi hiểu, Nguyễn Trọng Văn đă không biết được trong hoàn cảnh nào mà Phạm Duy đă sáng tác bản nhạc Tiếng Hát Sông Lô cho nên những suy đoán thuận lư của anh đă không chuẩn xác ? Phạm Duy không phản bội kháng chiến mà ngược lại.
Anh Nguyễn Trọng Văn đă tự chọn cho ḿnh một góc đứng nào đó để phê phán Phạm Duy.
Và đă có chỗ anh kết luận: "Hiện nay, Phạm Duy có thể là người nghệ sĩ có tài, nhưng không phải là đứa con yêu của dân tộc, ông là đứa con hoang"!
Cho nên, đối với anh, "Dinh tê" (*) có lẽ đă là một phản bội mà đáng nhẽ phải gọi đúng tên là bọn Việt gian. Nhưng hơn là một phản bội, v́ đă sửa lại lời ca trong các bài hát của chính ḿnh. Nhưng người ta vẫn có thể đặt ngược lại là: ai phản bội ai? Nếu hành vi bỏ không theo kháng chiến là một phản bội th́ thái độ ly khai với kháng chiến có thể được hiểu là thái độ tố cáo sự bội phản của kháng chiến không? Nghĩa là chính kháng chiến Việt Minh là một phản bội? Và v́ thế đă có một số không ít những thanh niên đă đi theo kháng chiến, đă thất vọng và đă dinh tê, dinh tê có thể gián tiếp tố cáo một sự bội phản đối với những người đă trót đi theo kháng chiến?
(C̣n nưă)
* Chú thích cuả ototot: "dinh tê"=phiên âm tiếng Pháp "rentrer"=trở về, tức là bỏ vùng kháng chiến để trở về vùng Tây tạm chiếm.
ototot
member
REF: 100077
10/08/2006
(Tiếp theo)
Trong giới văn nghệ sĩ ở Sàig̣n, đă có nhiều người cũng đă từng đi theo kháng chiến và đă bỏ kháng chiến. Vơ Phiến ở B́nh Định cũng bỏ kháng chiến về với phía Quốc Gia, B́nh Nguyên Lộc trong Nam cũng vậy ? Rồi cũng trong Nam có Lê Thương với bản nhạc "Bà Tư Bán Hàng Có Bốn Người Con". "Ḥa B́nh 48", "Đốt Hay Không Đốt", Trần Văn Trạch với "Cái Đồng Hồ", "Chuyến Xe Lửa Mùng Năm" và Nguyễn Đức Quỳnh với "Người Việt Đáng Yêu". Và Hoàng Trọng Miên với vở kịch "Dưới Bóng Thánh Giá"? Đ̣an Văn Cừu th́ sau nắm đài phát thanh Sàig̣n.
Và có ai nghĩ rằng, theo Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ từng làm việc ở ṭa báo Cứu Quốc và điều khiển một ban Văn nghệ lưu động? Cũng không ai nhắc tới Mai Thảo, Tạ Tỵ. Có ai nghĩ rằng Minh Đức Ḥai Trinh, thời con gái, mê theo tiếng gọi cụ Hồ vào Thanh Hóa, gặp tướng Nguyễn Sơn, rồi cũng ra Phát Diệm, bị cha mẹ bắt về để lấy Phan Văn Giáo?
Chưa kể những gương mặt chính trị trổi bật thời Đệ nhất Cộng Ḥa đă từng đi theo kháng chiến như quư ông luật sư Trần Chánh Thành (bộ trưởng thông tin thời Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm), Lê Khải Trạch, Đinh Sinh Pài, người đă từng họat động với tướng Nguyễn Sơn và Đặng Thái Mai trong khu 4. Hoàng Văn Chí cũng từ khu bốn ra, tác giả cuốn sách nổi tiếng "Trăm Hoa Đua Nở" trên đất Bắc. Cuốn sách cho thấy chính thể Hà nội đàn áp và trù dập giới văn nghệ sĩ như thế nào.
Với sự chưng dẫn một số những nhân vật tên tuổi đă từng tham gia và họat động cho kháng chiến, trở về cộng tác với chính quyền Quốc Gia, tôi nghĩ rằng, việc gán cho Phạm Duy phản bội kháng chiến của anh Nguyễn Trọng Văn khó có cơ đứng vững được.
(C̣n nưă)
ototot
member
REF: 100078
10/08/2006
(Tiếp theo)
Nhận xét một số thực tế sau đây càng cho thấy, sau khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, có đến hằng triệu người phải sơ tán theo chính sách "tiêu khổ kháng chiến" với cảnh vườn không nhà trống. Nhất là kể từ Thanh Hóa trở vào phía Nam, nhiều vùng chỉ c̣n là đổ nát và hoang tàn. Và cũng hàng triệu nhừng dân chúng các vùng ấy đă "hồi cư".
Chuyện đó được coi là b́nh thường trong chiến tranh.
Nhưng đặc biệt, có rất nhiều dân chúng, trí thức, thành phần đảng phải, chính trị gia đă sơ tán về vùng trái đệm Phát Diệm, c̣n gọi là an ṭan khu. Có rất nhiều người đă dời bỏ kháng chiến hoặc chạy trốn Pháp về đây. Có tất cả khỏang 60 ngàn người đủ thành phần đă tụ tập về Phát Diệm.
60 ngàn người tụ hội về đây đều là để chờ thời, để nghe ngóng t́nh h́nh và nhất là chờ cơ hội "dinh tê"... là để chỉ việc bỏ khu vực kháng chiến để về Hànội. Phạm Duy cùng lắm cũng nằm trong số những người này.
Họ từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ra, tức là bỏ khu tư, bỏ kháng chiến? Và cũng là trường hợp của Phạm Duy.
Nhưng phần đông họ từ Hà nội, từ Chợ Đại, Cống Thần ở Hà Đông vào (có thể là đi buôn), hoặc từ Hải Pḥng đến bằng đường biển qua cửa Cồn Thoi, cửa ngơ vào Phát Diệm. Hoặc từ Nam Định Bùi Chu, qua ngă đường sông như Yên Mô- Nho Quan hoặc Cầu Lim- Gia Viễn.
Đó là những người chạy trốn Pháp.
(C̣n nưă)
ototot
member
REF: 100079
10/08/2006
(tiếp theo)
Phát Diệm trở thành vùng an toàn phi chiến - ít ra người ta có cảm tưởng như thế - vùng trái đệm giữa vùng tề và kháng chiến, giáp ranh với liên khu 4 gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài xuống tận khu B́nh Trị Thiên Nam Ngăi.
Để chứng tỏ Phát Diệm là nơi tạm trú cho những người trốn chạy cả hai phía Tổng bộ (danh xưng gọi tổ chức của Đức Cha Lê Hữu Từ) một mật lệnh, ngày 9-7-1947 của Việt Minh có câu: "Dù có mất cả một đại đội cũng không được đụng đến Phát Diệm"
Đó là về phía Việt Minh đối với Phát Diệm.
Việt Minh có hai cái lợi để không đụng độ trực tiếp với Phát Diệm.
Thứ nhất, v́ Phát Diệm là hậu cần cung cấp tất cả thuốc tây, dụng cụ, máy móc, đá lửa, xăng dầu và đôi khi ngay cả súng ống từ bên Tầu. Đó là nguồn cung cấp sống c̣n cho khu 4 của kháng chiến. Đường buôn lậu đi từ Hải Pḥng, dùng thuyền buồm xuôi Phát Diệm, đến cửa Cồn Thoi, rồi từ đó xuôi Thanh Hóa, vào khu tư.
Thứ hai, về mặt quân sự, Phát Diệm như cái hàng rào che chắn để bảo vệ an toàn khu tư trở vào. Chừng nào Phát Diệm c̣n có hai cái lợi thế như thế th́ Việt Minh c̣n để yên
Năm 1951, Phạm Duy giă từ kháng chiến. Có những gịot nước mắt nhớ tiếc dĩ văng và cũng có giọt nước mắt vui mừng v́ nh́n thấy cái cái đồn bót phía Quốc Gia. Vui mừng v́ biết rằng nay ḿnh được giải thóat.
Nếu những người này sau đó dinh tê về Hà nội, ta sẽ gọi họ là ai? Họ có khác ǵ với Phạm Duy không? Thật không dễ để xếp lọai họ?
Không lẽ chỉ v́ đổi vài lời ca mà kẻ th́ trở thành bội phản và kẻ khác không?
(C̣n nưă)
ototot
member
REF: 100080
10/08/2006
(tiếp theo)
....................
Đọc hồi kư do chính Phạm Duy viết, không có chỗ nào là bằng cớ cho thấy ông gắn bó hay có ư gia nhập đảng Cộng sản? Và v́ thế, việc ông "dinh tê" là chuyện b́nh thường như hàng ngàn, hàng vạn người khác.
Thứ nhất có thể chỉ là lư do kinh tế. Đi theo cách mạng là đói. Đói cho ḿnh và đói cho cả nhà. Đó là trường hợp 3 anh em trai bên vợ Phạm Duy.
Tác giả viết:
"Chúng tôi có khoảng một tháng trời để nh́n thấy chung quanh ḿnh có khá nhiều gia đ́nh đă "dinh tê". Gặp được những gia đ́nh bạn như gia đ́nh Nguyễn Giao (bố vợ Hoàng Thi Thơ), gia đ́nh Đỗ Xuân Hợp, gia đ́nh Đoàn Châu Mậu.. là có ngay những vụ bàn bạc về việc rentrer vào thành hay rester ở lại ? Ở lại, rester th́ không c̣n tiền để mua gạo mà ăn. Chưa dám nói thịt cá đâu. Nhất là không có tiền mua thuốc men để chống đỡ với các bệnh tật... Trong ḷng day dứt v́ chuyện ”ai làm cho ai phụ t́nh ai”?
Thứ hai,theo Phạm Duy, Trung ương muốn khai tử bài "Bên Cầu Biên Giới" của tác giả qua trung gian nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khóat nên ông nổi giận và: ”Tôi thấy cách mạng bắt đầu lẩm cẩm khi kết án bài Vọng cổ trong cái Đại Hội mà tôi vừa tham dự“. Và sau khi được gặp bác Hồ, Phạm Duy đă không có một ấn tượng tốt đẹp ǵ về con người ấy và sau đó đi gặp nhạc sĩ Khoát: ”Tôi tới gặp anh Khoát ngay và trả lời dứt khóat là tôi xin trở về Thanh Hóa... Tôi rất cảm ơn mọi người, xin được không nhận bất cứ một thứ ân huệ nào cả... Nhưng khi vợ chồng tôi tới chào người lănh đạo văn nghệ của cả nước th́ Tố Hữu tặng vợ chồng tôi một số tiền. Tôi nhận ngay v́ đó là tiền lương và văng phí."
Cuộc chia tay kháng chiến đơn giản chỉ có vậy.
Thứ ba, Phạm Duy đâu phải lọai người ngu ngơ khờ khạo. Trong buổi tham dự Đại Hội Văn Hóa tổ chức tại trường Cao Đẳng, có chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn, ông viết:
"Tôi cũng rất sung sướng được nh́n thấy những thần tượng văn nghệ của tôi. Nhưng tôi lấy làm lạ, tự hỏi thầm tại sao nhóm Tự Lực Văn Đoàn lại vắng mặt? Câu hỏi lớn đấy nhé. Sau đó c̣n thấy sự chống đối của Nguyễn Đức Quỳnh Khi Xuân Diệu bắt đầu bằng câu nói: Thưa các đồng chí. Nguyễn Đức Quỳnh đứng dậy nói: Tôi không phải là đồng chí của các anh. Xuân Diệu có vẻ hơi lúng túng rồi trả lời: Chúng tôi không cần những đồng chí như anh."
....................
(C̣n nưă)
ototot
member
REF: 100081
10/08/2006
(tiếp theo)
Thứ tư Xét đến số lượng các bản nhạc Phạm Duy làm trong thời kỳ kháng chiến, xét đủ lọai từ Nhạc hùng, Nhạc t́nh, quân ca, kháng chiến đến dân ca kháng chiến trên dưới gần 50 bài, tôi nhận ra những bài nào có danh từ dính dáng trực tiếp đến Việt Minh như cụ Hồ, đồn Tây, Vệ Quốc Quân th́ ông đă đổi lời.
Có bao nhiêu bản như thế ? Thực sự không có bao nhiêu? Chỉ có vài bài tất cả theo cách lư giải của tôi. Chắc là không hơn. Nguyễn Trọng Văn đă khám phá ra điều này cũng đă là hay lắm. Nhưng chưa đủ yếu tố thuyết phục độc giả nghĩ rằng Phạm Duy là kẻ phản bội.
Hơn nữa, giá trị một bản nhạc hay là chính ở cái hồn của bản nhạc ấy th́ vẫn được giữ nguyên. Có cụ Hồ hay không có cụ Hồ, tự nó bản nhạc vẫn hay. Nhạc kháng chiến của Phạm Duy là hay, là thấm thía, là chia sẻ th́ vẫn được người nghe tán thưởng.
Cũng đừng quên một điều, khi nghe một bản nhạc hay, người nghe để cái cảm quan nghệ thuật lấn lướt những tiểu tiết thay đổi từ mà Nguyễn Trọng Văn nêu ra. Theo tôi, trừ tên Hồ Chí Minh cần phải đổi. Những từ như giặc Pháp, đồn tây, anh vệ quốc quân, không đổi cũng không sao. Bằng chứng, ở miền Nam, chúng ta vẫn nghe nhạc Văn Cao, vẫn đọc văn Nguyễn Tuân thời tiền chiến có sao đâu? Nguyễn Văn Trung có lần viết rằng sau 1975, tại Vũng Tầu, loa phóng thanh oang oang bài Anh Quốc ơi, Anh Quốc ơi của Phạm Duy? Thật là buồn cười, nhưng hiểu được. Bài đó có thể hay và người ta chẳng cần biết anh Quốc là anh nào nữa ?
Kết luận cho thấy phải chê ngược Phạm Duy đáng nhẽ không nên đổi từ th́ ông đă đổi. Nguyễn Trọng Văn ngầm phê phán thái độ trở cờ, bỏ kháng chiến của Phạm Duy, th́ những người khác lại thấy sự trở cờ đó là b́nh thường.
Khác nhau là chúng ta đứng ở vị thế nào để nh́n vấn đề, để phê phán ?