phanduchoa
member
ID 36145
01/29/2008
|
Nỗi lòng của Maisha
Hôm nay ngày thứ 9, một vương quốc nhỏ bé ở Nam Phi-châu, đứng thứ 3 trên thế giới với dân số cao có HIV/AIDS. Tau (tiếng Sesotho nghĩa là con ‘lion’ là ‘sư tử’), Paul, Emily, Tuấn và tôi phải dùng ngựa đi trên con đường có khi sình bùn, có lúc dài quanh co sườn núi, có những đoạn đường lởm chởm đá nhọn nhỏ to nhìn thấy phát ớn. Nếu ai sơ ý té ngã hoặc ngựa bị trật móng trật chân thì cả người lẫn ngựa có thể toi mạng, nếu may mà sống sót cũng bị thương nặng, gãy chân, gãy tay. Lúc ấy chẳng có xe nào có khả năng đến cứu giúp được, chỉ hy vọng vào chiếc trực thăng hồng thập tự cứu cấp, nhưng nó và mấy phi công, bác sĩ, y tá làm việc không xuể. Họ đều tự nguyện đến đây.
Chúng tôi hôm nay đến thăm làng Moteng, được thông báo trước, nhiều người lớn và trẻ em có HIV virut. Họ ở trên xườn đồi xuôi dài xuống thung lũng, những dãy nhà hay đúng hơn là những túp lều (Basotho huts) lợp bằng cỏ khô, chung quanh tường là đá, dùng đất trộn với cỏ bịt kín khe hở che mưa che gió lùa. Nuôi cừu, nuôi dê, trồng bắp, trồng lúa mì bị mất mùa liên miên. Nhưng vẫn cứ trồng trọt. Họ rất nghèo, hiền lành chất phát.
Tôi thấy Tuấn hôm nay tâm thần khác lạ. Tuấn không muốn cho Emily đi cùng (cái cô bạn của chúng tôi có má lún đồng tiền dễ ghét), nhưng cô ta cứ nằng nặc đòi đi cho bằng được. Có lẽ tình yêu mãnh liệt ở chỗ đó và không ai biết trước được. Paul đến đây khám bệnh nhân, ghi danh, cho thuốc, thuốc trị nhiễm trùng, thuốc trị cảm, trị sốt rét, cho băng cứu thương, v.v. Nhìn những viên thuốc và có muốn nuốt vào không trôi, một bệnh nhân có HIV phải uống một lúc 2-3 thứ thuốc cầm chống virut này. Chúng tôi đã từng làm việc với nhau ở Zambia, Bangladesh, Thái-lan cho nên có thể nói như bóng với hình. Paul là bác sĩ và bạn thân của Tuấn. Đời sống sinh viên độc thân, tôi quen với những người bạn đồng hành cũng đã lâu. Lần này, Paul gọi điện thoại đến bất ngờ, chúng tôi đến Lesotho.
Một tay bồng bé gái đang gục đầu trên vai, một tay nắm bé trai, Tuấn hỏi Maisha, cô gái 16 tuổi, ba em đâu thì cô ta chỉ lắc đầu che dấu những dòng lệ buồn tủi. Tau (hướng đạo viên) tâm sự với tôi, ba của Maisha bỏ vợ con đi mất tích khi hay vợ mình có HIV. Mẹ của em là những nạn nhân trong làng bị HIV virut. Sau khi mẹ mất, một mình Maisha (nghĩa là ‘life’ là sinh mệnh là sự sống) gồng gánh nuôi ba đứa em dại khờ, nhưng thật xót xa, cả 3 em đều bị nhiễm virut này. Em nói xuốt cuộc đời này em sẽ không bao giờ quên ơn ai, nếu không có các ân nhân cứu giúp thì có lẽ các đứa em của em và em đã chết hoặc cuộc sống nỗi trôi vô bờ vô bến. Em muốn sống vì em đang có hy vọng, vì có người em luôn luôn trông mong. Bây giờ em đã gặp người ấy. Người làng Moteng xoi nước là sức sống và cũng là sự chết.
Bây giờ đã hiểu tại sao bạn tôi, hai thằng ở chung căn nhà mướn, thay vì nghỉ hè, thì nó lại đến đây. Người bạn tôi rất quan tâm đến và giúp đỡ mấy năm nay là chị em Maisha. Tôi còn biết người làm cho Tuấn nhức cái đầu là Emily, có lẽ yêu thành ghen với người mình chưa từng gặp bao giờ. Gặp nhau rồi, thấy Emily buồn trong đôi mắt, hiền ngoan, và tôi thấy Maisha rất dễ thương, có khuôn mặt thon thon, hai má gầy gầy, đôi mắt đen tròn lúc nào cũng u buồn càng hấp dẫn người nhìn, trên đầu cuốn chiếc khăn màu tím đã phai, màu bạn tôi ưa thích, nước da mịn ngăm ngăm nâu, thân hình gầy lưng thon, đôi chân cao, hai cánh tay ốm yếu với mười ngón tay dài đẹp, nghe nói em rất khéo đan dệt những chiếc áo len, những tấm thảm đẹp hiếm có. Có lẽ chiếc áo len Tuấn thường bận trong nhà, do bàn tay của Maisha đan tặng. Mồi lần Emily về thăm, đòi vất nó đi, nhưng bị bạn tôi hăm dọa, nàng không dám vất nó hay chưa có muốn mà thôi.
Thời giờ là ngựa chạy tên bay. Mới đây thôi, mặt trời xắp lặn sau đồi. Thấy Maisha cười kín đáo với Tuấn. Em trao cho Tuấn cái mền, trên môi muốn nói gì lại thôi, rồi bước đi, đi được vài bước lại dừng, quay đầu lại, nhìn Tuấn bằng ánh mắt sâu sắc, rồi mới đi vào lều. Cũng lúc ấy, Emily từ trong lều bên kia đi ra không hay biết.
Nhật ký - PDH 28/01/2008
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|