saobangmuaha
member
ID 32965
11/23/2007
|
Trích từ điển xưa tích lạ!
Có những điển tích rất hay nhưng cũng rất lạ, đôi khi đọc một quyển sách saobang cứ thắc mắc tại sao lại có câu nói như thế. Vừa hay, saobang t́m được tư liệu nói về các điển tích, nên post lên đây cùng chia sẻ với mọi người!
Không vào hang hùm sao bắt được cọp con
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
Ban Siêu người đất B́nh Lăng. Cha là Ban Bưu, anh cả là Ban Cố, em gái là Ban Chiêu, đều là những người học vấn uyên thâm nổi tiếng một thời. Siêu cũng là người học rộng tài cao, hay thích biện luận.
Năm thứ năm, niên hiệu Vĩnh B́nh đời Hán Minh Đế (58-76), Siêu theo anh và mẹ lên Lạc Dương. Nhà nghèo, phải viết mướn trong dinh quan Tri Phủ để kiếm tiền nuôi mẹ. Cuộc đời chật vật và vô vị đă khiến Ban Siêu chán nản uất ức. Đă nhiều đêm nằm trên chiếc chiếu rách, quạt ph́ phạch chiếc quạt nan, Siêu nh́n lại dĩ văng mà đau ḷng, rồi trông vào hiện tại mà lo lắng cho tương lai của ḿnh và cả gia đ́nh. Là một thanh niên có học thức, huyết chí phương cương, Ban Siêu không thể để cuộc đời trôi theo ḍng đời một cách tầm thường, vô vị.
Một hôm, đang viết công văn cho quan phủ, Ban Siêu bỗng vứt mạnh bút xuống giường, hét lên một tiếng, khẳng khái nói: "Đại trượng phu sinh ra ở trên đời phải lập cho ḿnh một sự nghiệp hiển hách mới thỏa chí b́nh sinh, chớ sao lại chịu chết già chốn bút nghiên đói lạnh này!" Đoạn Siêu bỏ đi.
Mười sáu năm sau, Đậu Cố vâng lịnh vua Hán đem binh đánh Hung Nô, Siêu tùng quân, giúp nhiều kế hay, có công lớn, được phong chức Tư Mă.
Đậu Cố thấy Ban Siêu có tài bèn sai đi sứ cùng Quách Tuân sang Tây Vực.
Quách Tuân và Ban Siêu đến nước Thiên Thiện. Vua nước này tiếp đăi rất nồng hậu. Nhưng ít lâu sau, Siêu nhận thấy thái độ nhà vua bỗng lạnh nhạt với ḿnh nên sinh nghi. T́m cách hỏi ḍ lính hầu th́ mới biết nhà vua nghe lời gièm pha của bọn sứ thần Hung Nô vừa mới đến đây vài ngày nên nhà vua không ưa chuộng bọn Ban Siêu nữa. Là người thông minh quyết đoán, Siêu tiên đoán ngay tương lai nguy hiểm nên vội t́m cách đối phó.
Biết Quách Tuân là người nhu nhược nên Siêu không tính kế với hắn; chỉ triệu tập thủ hạ cả 36 người uống rượu bàn mưu. Rượu đă ngà ngà, Siêu lấy lời nói khích:
-Anh em cùng tôi xa xôi ngàn dặm đến đây, ai cũng muốn lập công lớn để mong cầu phú quư. Sự nghiệp chưa thành mà nguy cơ đă đến. Hiện nay sứ Hung Nô vừa tới đă cố ư gièm pha, khiến vua Thiên Thiện thay ḷng đổi ư lănh đạm với chúng ta. Nếu chẳng may chúng ta bị nhà vua bắt nạp cho Hung Nô, chết uổng mạng nơi đồng hoang, làm mồi cho hổ báo, th́ anh em liệu có cam tâm chịu chết nhục không?
Bọn thủ hạ nghe nói vừa sợ vừa tức, đồng thanh nói:
-Việc gấp rút như thế, sống chết xin theo lịnh ngài.
Siêu bảo:
-Không vào hang hùm sao bắt được cọp con. Chúng ta bây giờ thừa đêm tối trời, xông vào đốt phá dinh trại Hung Nô. Xuất kỳ bất ư hẳn phải toàn thắng.
Thế rồi, vào canh ba đêm đó, Siêu dẫn thủ hạ đến gần trại Hung Nô, chia làm hai đội. Một đội phục đằng sau có đủ khí giới trống chiêng; một đội phục đằng trước, tay sẵn sàng cung tên chờ lịnh.
Quân Hung Nô ngon giấc.
Ban Siêu tức tốc hạ lịnh nổi lửa đốt trại.
Lửa bốc cháy. Khói mù mịt. Lửa theo gió, gió thổi lửa. Gió lửa tung hoành trong bầu trời mù mịt bóng đêm. Quân Hung Nô choàng dậy, hoảng hốt, kêu khóc vang dầy, bỏ chạy tán loạn.
Phục binh của Siêu nhất tề đứng dậy, ḥ hét inh ỏi. Kẻ dùng tên bắn, người dùng giáo đâm, kẻ dùng đao chém. Chỉ trong chốc lát, quân Hung Nô bị mất ba bốn chục đầu. C̣n hơn trăm tên khác đều bị cháy trong đống lửa, không một kẻ thoát thân.
Thắng trận, Ban Siêu lên mặt, hạ lịnh đ̣i vua Thiên Thiện đến, cho xem mấy chục thủ cấp Hung Nô. Vua sợ hăi quá, phải xin hàng làm thuộc quốc Hán triều.
Hoàn thành nhiệm vụ, Ban Siêu trở về nước, được vua Minh Đế khen thưởng, phong chức quan Tư Mă, ban cho 200 tấm vải.
Sau Ban Siêu c̣n lập nhiều chiến công vĩ đại nữa là đánh bại nước Quy Tư, uy danh lẫy lừng. Suốt cơi Tây Vực, 50 nước rải rác khắp bắc đạo cũng như nam đạo đều phải dâng biểu triều cống nhà Hán, Siêu được vua Hán trọng đăi phong chức Đinh Viễn Hầu.
Sau 31 năm tung hoành Tây Vực, Ban Siêu đă 71 tuổi.
Trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm", bản dịch của Đoàn Thị Điểm, có câu:
Chàng trẻ tuổi vốn ḍng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Và:
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
"Hang beo" hay "hang cọp" (hổ huyệt) cùng đồng nghĩa để chỉ chỗ nguy hiểm. "Xếp bút nghiên", "Hang beo" đều do điển tích trên.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
saobangmuaha
member
REF: 259267
11/23/2007
|
Tục uống máu ăn thề
Núi Đồng Cổ ở xă Đan Mô, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Núi này c̣n gọi là núi Khả Phong. Sách "Việt điện U Linh" có chép:
Đời nhà Lư (1010-1225), vua Lư Thái Tông tên Phật Mă lúc c̣n làm thái tử (1020), Lư Thái Tổ là Lư Công Uẩn sai đem quân đánh Chiêm Thành. Quân đi đến Trường Châu, trời đổ tối, thái tử dừng quân nghỉ tại đó. Đêm khuya thái tử nằm mộng thấy một người lạ mặt vận nhung phục, cầm binh khí bước đến gần cúi đầu tâu rằng:
- Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin điện hạ đi b́nh Chiên nên xin ám trợ.
Khi thái tử đánh được Chiêm Thành, trở về đến núi Đồng Cổ làm lễ tạ, rồi khấn xin rước về Thăng Long để giúp nước yên dân. Về đến kinh đô, xem khắp trong thành không có chỗ nào vừa ư nên đặt lễ khấn thần. Vị thần Đồng Cổ liền báo mộng xin cho lập đền ở sau chùa Thánh Thọ tại phía hữu kinh thành, tức thôn Đông, xă Yên Thái bây giờ (bây giờ là làng Đông Xă). Vua y lời thần mộng, lập đền thờ ở đấy.
Năm 1028, Lư Thái Tổ mất, thái tử sắp lên kế vị th́ đêm ấy, thần Đồng Cổ báo mộng cho nhà vua biết có ba vị hoàng tử: Vũ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chinh vương sắp khởi loạn nên kíp đề pḥng.
Sáng hôm sau, quả nhiên ba vị hoàng tử đem quân vây hăm kinh thành để tranh ngôi vua. May có danh tướng Lê Phụng Hiểu giúp vua dẹp ngay được cuộc khởi loạn. Nhớ ơn thần nhân mách bảo, vua Lư Thái Tông phong cho thần làmThiên Hạ Minh Chủ, lại gia phong chức Đại Vương.
Trong số ba hoàng tử, một người là Vũ Đức vương bị Lê Phụng Hiểu chém chết tại trận, c̣n hai người trốn chạy; sau về xin chịu tội. Nhà vua nghĩ t́nh cốt nhục tha tội và cho hồi phục chức tước cũ.
Sau đó, vào ngày 23 tháng 3 năm 1028, nhà vua ban chiếu lập đàn treo cờ tại đền Đồng Cổ, bắt các hoàng thân quốc thích và tất cả triều thần tới đền, đứng trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; ai bất trung bất hiếu, th́ xin thần minh làm tội". Đoạn mỗi người từ cửa đông đi vào, qua thần vị, uống tiết sống ăn thề.
Từ đó hàng năm thành lệ. Ai trốn không thề sẽ bị phạt 50 trượng.
Sách "Hà Nội địa dư" c̣n chép thêm rằng: đời nhà Trần cũng bắt chước lối thề của nhà Lư. Ngày hôm đó, nhà vua ngự tại điện Đại Minh, các quan phải đem cả giai nhân tới đền mà thề rằng: "Làm tôi phải hết ḷng trung, làm quan phải thanh bạch; ai trái lời thề, thần minh giết chết". Đến triều Hậu Lê cũng vẫn theo lệ này, nhưng chọn ngày "mậu" tháng giêng mỗi năm làm lễ tuyên thệ ở bến sông. C̣n tại đền Đồng Cổ th́ vua sai quan đến tế lễ.
Nước ta có tục uống máu ăn thề là vậy.
|
|
saobangmuaha
member
REF: 259272
11/23/2007
|
Duyên nợ ba sinh
"Ba sinh" do chữ "Tam sinh" nghĩa là ba kiếp luân chuyển: kiếp này sang kiếp khác. Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp với nhau. Ư nói duyên nợ phải làm vợ chồng với nhau do số kiếp tiền định.
Trong bài thơ "Khóc ông phủ Vĩnh Tường" của Hồ Xuân Hương có câu:
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi,
Cái nợ ba sinh đă trả rồi!
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du cũng có câu:
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Th́ chi đem giống khuynh thành trêu ngươi.
Sách "Truyền đăng lục" và sách "Quần ngọc chú" có chép:
Xưa có chàng Tỉnh Lang, một hôm đến chùa Nam Huệ tự, nằm chơi, bỗng ngủ quên, chiêm bao thấy ḿnh đi chơi non Bồng. Tỉnh Lang nh́n thấy một nhà sư ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây nhang đương cháy. Tỉnh Lang thấy lạ, hỏi. Nhà sư đáp:
- Khi trước có một người đi cúng chùa, thắp cây nhang này, khấn nguyện. Nhang hăy c̣n cháy mà người ấy đă sinh ba kiếp rồi. Kiếp đầu nhà Đường, đời vua Huyền Tông, làm quan Phủ sứ ở đất Kiến Nam. Kiếp thứ hai cũng đời Đường, đời vua Hiến Tông, làm quan đất Tây Thục. Kiếp thứ ba, sinh ra tên Tỉnh Lang.
Tỉnh Lang nghe đến tên ḿnh bỗng giựt ḿnh tỉnh dậy, nhưng ḷng nửa tin nửa ngờ.
Lại có một điển tích khác.
Đời nhà Đường (618-907), có nhà sư tên Viên Trạch, một hôm cùng bạn là Lư Nguyên Thiện đi chơi. Gặp một mụ đàn bà gánh nước, Viên Trạch nói:
- Người đàn bàn này đă có mang ba năm đợi tôi vào làm con. Nay đă gặp đây, không thể nào trốn được. Hẹn ba ngày nữa, bạn đến, ta lấy nụ cười làm tin. Mười ba năm sau, ta lại sẽ gặp nhau tại chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu, vào đêm Trung Thu trăng sáng.
Chiều đó, sư Viên Trạch mất.
Người đàn bà nọ sinh con trai. Ba hôm sau, Lư đến thăm. Quả nhiên đứa bé thấy Lư th́ cười, đúng như lời hẹn. Mười ba năm sau, Lư đến chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu, thấy một cậu chăn trâu hát rằng:
Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn,
Thưởng nguyệt ngâm phong bất yếu luân,
Tàm qui t́nh nhân viễn tương phỏng
Thử thân tuy dị, tính thường đồng.
Nghĩa:
Là tinh hồn cũ đă ba sinh,
Trăng gió làm chi để bận ḿnh.
Thẹn với người quen xa viếng hỏi,
Thân này tuy khác, tính nguyên lành.
"Ba sinh" có nghĩa là số kiếp tiền định. "Nợ ba sinh" là nợ số kiếp tiền định, duyên số với nhau từ kiếp trước.
|
|
saobangmuaha
member
REF: 259277
11/23/2007
|
Tiếng đàn tri âm
Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát, ông bảo quân dừng thuyền lại để uống rượu thưởng trăng. Thừa hứng, Bá Nha đem đàn ra gảy.
Nhưng bản đàn chưa dứt, dây đàn bỗng đứt. Bá Nha lấy làm kinh ngạc, nghĩ thầm:
- Chỗ này núi cao, non thẳm, sông dài, lẽ đâu có người biết nghe đàn làm cho dây đàn vội đứt. Hẳn đây là quân trộm cướp chăng?
Đoạn truyền quân lên bờ t́m bắt. Bỗng có tiếng một chàng trẻ tuổi vọng xuống:
- Xin đại nhân chớ nghi, tôi là đứa trẻ đốn củi mộc mạc, thấy khúc đàn hay nên dừng chân nghe thử.
Bá Nha mỉm cười, bảo:
- Có lẽ đâu một tên tiều phu mà lại biết nghe đàn!
Chàng tiều phu đáp:
- Xin lỗi đại nhân! Đại nhân nói như vậy chẳng là lầm lắm. Thánh nhân xưa có nói: Hễ trong nhà có quân tử th́ ngoài cửa có quân tử đến. Nếu đại nhân khi chỗ núi non rừng bụi không có người biết nghe dàn th́ ở nơi sông vắng đêm khuya này chẳng lẽ có khách biết đàn.
Nghe có chiều hữu lư, nhưng Bá Nha lại hỏi:
- Ngươi bảo nghe được đàn, vậy ta đàn bài ǵ đây?
- Dạ, đại nhân đàn bài Đức Khổng Tử than tiếc thầy Nhan Hồi. Bài ấy như vầy:
Khả tích Nhan Hồi mạng tảo vương,
Giao nhân tư tưởng mấn như sương.
Chỉ nhơn lậu hạng đơn biều lạc,
Lưu đắc hiền danh vạn cổ dương.
Bá Nha cho là hay, mời khách xuống thuyền đàm đạo. Nhưng nh́n thấy khách là một chàng trai trẻ tuổi, quần bô áo vải th́ có vẻ xem thường. Bá Nha không nói ǵ, ôm đàn sửa dây gảy một bản hướng về ư cao siêu. Bản đàn vừa dứt, chàng tiều phu cười nói:
- Hay! Hay! Ư đại nhân vọi vọi ở non cao (Nga nga hề chỉ tại sơn).
Bá Nha lại gảy một bản đàn khác hướng về t́nh cảm mênh mang, khoáng đăng. Chàng tiều phu cười nói:
- Hay! Hay! Ư đại nhân cuồn cuộn nơi nước chảy (Dương dương hề chí tại lưu thủy).
Bá Nha lấy làm khâm phục, đứng dậy xốc áo xin lỗi và hỏi danh tánh. Chàng tiều phu xưng là họ Chung tên Tử Kỳ.
Cả hai tṛ chuyện, lấy làm tương đắc. Bá Nha lại mời Tử Kỳ cùng theo ḿnh về triều để hưởng cuộc sống giàu sang. Tử Kỳ thở dài, bảo: V́ c̣n cha mẹ già, phận làm con phải ở bên quạt nồng ấp lạnh, thần tỉnh mộ quang phụng dưỡng.
V́ việc quan cần cấp, Bá Nha phải sớm về triều. Lại ước hẹn với Tử Kỳ là sang năm ngày này, tháng này, Bá Nha sẽ đem thuyền đến đón cả gia quyến của Tử Kỳ về triều, vậy chàng hăy chờ đợi tại đây.
Đoạn hai người từ giă nhau.
Rồi đến mùa thu năm sau, Bá Nha đem thuyền đến đón tại vàm sông Hán Dương cạnh núi Mă An. Bá Nha chờ đợi măi nhưng không thấy Tử Kỳ đến. Buồn bă, Bá Nha lại ôm đàn gảy. Tiếng đàn hôm nay sao lại ai oán vô cùng. Ḷng Bá Nha nghi hoặc một điềm bất thường xảy đến.
Sáng lại, Bá Nha lên bờ, lần bước thăm hỏi nhà Tử Kỳ. Đến nơi mới hay Tử Kỳ vừa chết trong một cơn bạo bịnh. Chung ông lại cho biết rằng: Trước khi chết, Tử Kỳ lại trối phải chôn chàng bên mé sông Hán Dương, cạnh núi Mă An để chàng giữ lời hẹn với Bá Nha năm xưa là đến đó đón người.
Bá Nha t́m đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, rồi lấy đàn gảy một bài ai điếu và khóc lóc thảm thiết. Đàn xong Bá Nha bèn đập đàn vào đá tan nát, thề trọn đời không đàn nữa v́ đă hết bạn tri âm.
Trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của cụ Đồ Chiểu có câu:
Than rằng lưu thủy cao san,
Ngày nào nghe đặng tiếng đàn tri âm.
Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn Kim Trọng yêu cầu Kiều đánh đàn cho nghe, có câu:
Rằng: "Nghe nổi tiếng cầm đài,
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ".
Cổ thi cũng có câu: "Bất tích ca giả khổ, Đăn thương tri âm hy" nghĩa là: "Không tiếc người hát khó nhọc, chỉ đau đớn người tri âm ít mà thôi".
"Lưu thủy, cao san, tri âm, Chung Kỳ" đều căn cứ điển tích trên.
|
|
saobangmuaha
member
REF: 259282
11/23/2007
|
Nghiêng nước nghiêng thành
Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lư Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua, Lư Diên Niên được nghe vua thường than thở:
- Trẫm lập đền Minh Quang, kén hai ngàn mỹ nhân ở vùng Yên Triệu. Nhỏ nhất 15 tuổi, quá 30 tuổi sa thải cho lấy chồng. Thế mà, trong chốn dịch đ́nh có trên 10 ngàn mỹ nhân vẫn chưa thấy ai đẹp cho vừa ḷng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc.
Lư Diên Niên có một em gái sắc đẹp tuyệt trần, thường ra vào hầu hạ B́nh Dương công chúa. Một hôm, nhân dịp múa hát chầu Vũ Đế, Lư Diên Niên hát:
Phương bắc có giai nhân
Tuyệt vời đứng riêng bực,
Một liếc, người nghiêng thành.
Hai liếc, người nghiêng nước.
Lẽ nào không biết được
Người đẹp thành nước nghiêng,
Người đẹp khó t́m gặp.
Nguyên văn:
Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành;
Tái cố khuynh nhân quốc
Khởi bất tri
Khuynh thành dữ khuynh quốc
Giai nhân nan tái đắc.
Nghe hát, Hán Vũ Đế thở dài, than:
- Thế gian lại có người đẹp đến thế chăng?
B́nh Dương công chúa nhân đứng hầu bên cạnh nhà vua liền tâu:
- Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, c̣n hơn người trong bài hát ấy nữa.
Nhà vua truyền đ̣i người đẹp vào cung, xem mặt. Quả là một bực giai nhân tuyệt sắc, lại giỏi nghề múa hát, làm cho nhà vua càng mê mẩn tâm thần, liền phong làm phu nhân. Từ ấy, nhà vua chỉ say sưa đắm đuối bên ḿnh nàng, không c̣n tha thiết đến một ai nữa. Năm sau, nàng hạ sinh được một con trai.
Một hôm, nàng lâm bịnh nặng, Hán Đế đến tận giường bịnh thăm hỏi. Nàng kéo chăn che kín mặt, tâu:
- Thiếp đau từ lâu, h́nh dung tiều tụy, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp chỉ xin gởi lại nhà vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp.
Hán Đế ngậm ngùi bảo:
- Phu nhân bịnh nặng không thể qua khỏi được th́ hăy giở chăn cho ta nh́n mặt, há chẳng làm cho ta được thỏa ḷng sao?
Nàng vẫn che kín mặt, từ tạ:
- Theo lẽ quân thần, phu phụ, đàn bà mặt không sạch, không được ra mắt quân phụ. Vậy thiếp xin nhà vua tha thứ cho.
Nhà vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói năng ǵ, vẫn giữ chặt lấy chăn.
Vũ Đế tức quá, đứng phắt dậy ra về.
Nhiều người sợ nhà vua giận, nên có ư trách nàng. Nàng trả lời:
- Đàn bà là kẻ chỉ hay lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, t́nh duyên sẽ phai nhạt, và t́nh yêu sẽ kém. Nhà vua quyến luyến ta chỉ v́ nhan sắc xinh đẹp lúc mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ ta là kẻ xấu xa. Nh́n mặt ta, nhà vua sẽ chán th́ khi nào c̣n tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.
Sau đó nàng chết. Vua Vũ Đế chôn cất nàng rất hậu, lại truyền họa sĩ vẽ h́nh nàng treo ở cung Cam Tuyền, phong cho anh em nàng quan tước cao.
Ngày tháng qua nhưng h́nh bóng người đẹp vẫn lởn vởn trước mắt, và mối t́nh thương nhớ vẫn canh cánh bên ḷng... mà nhà vua không t́m thấy thú vui, người đẹp nào bằng người đă khuất.
Đời nhà Đường (618-907), vua Đường Minh Hoàng dắt Dương Quí Phi thưởng hoa mẫu đơn ở đ́nh Cẩm Hương, sai người vời Lư Bạch đến bắt dâng ngay ba bài "Thanh B́nh điệu". Lư c̣n say rượu nhưng cầm bút viết luôn ba bài. Bài thứ ba có câu:
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Thường đắc quân vương đới tiếu khan.
Nghĩa:
Danh hoa nghiêng nước sánh đôi vui,
Để xứng quân vương một nụ cười.
Chữ "khuynh quốc" để chỉ cái đẹp tuyệt với của Dương Quí Phi.
Trong "Đoạn trường tân thanh", thi hào Nguyễn Du tả sắc đẹp nàng Kiều cũng có câu:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đ̣i một, tài đành họa hai.
"Nghiêng nước, nghiêng thành" xuất sứ ở bài hát của Lư Diên Niên.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|