honbuommohoa
member
ID 38428
03/15/2008
|
Truyện học tṛ : Phượng vĩ ... Duyên Anh
Tuổi học sinh là tuổi mơ mộng nhất của đời người ...
CHƯƠNG 1 :
Tháng Chín
Bây giờ, loài ve sầu đă mồ yên mă đẹp. Nhiều cậu đang chờ hóa kiếp bướm để được sống một lần với mùa xuân và nếu chết sớm, sẽ được ép vào những trang sách đẹp nhất của các cô học tṛ mơ mộng. Bây giờ, loài tu hú đă bay về rừng, đang tương tư rặng vải mùa hạ miền xuôi. Và, bây giờ, cây đang làm đám ma cho lá. Lá rơi ban ngày. Lá rụng ban đêm. Lá ốm. Lá úa. Rồi lá chết. Thương nhất là những chiếc lá bàng. Thân xác to lớn thế mà cũng bị sốt rét vàng da, biến chứng đỏ thẫm, chẳng đợi kịp gió đến rửa tội đă vội rớt xuống tuyền đài. Tuyền đài là mặt đường phố, là vỉa hè tháng chín. Tháng chín vào học. Những bước chân tựu trường giẵm nát xác lá. Lá đau. Ḷng học tṛ hớn hở. Ḷng tôi th́ vướng mắc một chút sắt se. Tự nhiên tôi thấy thương xót.
Năm nay, tôi nghỉ hè ở quê ngoại. Quê ngoại nhà tôi có một vẻ ǵ đó thật mơ hồ, một ngăn cách nào đó thật diệu vợi. Người con gái đă về nhà chồng là giă từ luôn quê mẹ như giă từ thời son trẻ của ḿnh. Bổn phận làm vợ, làm mẹ bắt h́nh ảnh quê mẹ nhạt nḥa. Và h́nh ảnh ấy chỉ thiết tha sống dậy khi nỗi buồn nhuộm nắng hoàng hôn. Chiều chiều ra đứng cổng sau, Trông về quê mẹ ruột đau ch́u ch́u. Từ nỗi thiết tha của người mẹ, đứa con lớn lên, yêu quê ngoại hơn yêu quê nội. Quê nội gần gũi. Quê ngoại xa vời. Gần gũi quá, quen thuộc quá dễ gây chán nản. Xa vời quá, lạ lùng quá khiến ta mơ ước. Và ta ngỡ niềm mơ ước của ta sẽ no đầy nếu ta được sống ở quê ngoại rộn ràng trong kư ức, quê ngoại rực rỡ trong những câu chuyện kể của mẹ ta. Một lần.
Mấy tháng trước, tôi đă đọc cuốn Quê mẹ của Thanh Tịnh. Thấy tâm hồn xao xuyến chi lạ. Rồi đọc tiếp truyện ngắn Con so về nhà mẹ, cũng của Thanh Tịnh, đăng trên Giai Phẩm Tết Ngày Nay, tôi rơm rớm nước mắt. Câu chuyện thật giản dị: Hai vợ chồng trẻ cưới nhau được một năm th́ chị vợ mang thai. Nhà chị ở xóm làng bên kia sông. Gần ngày sinh đẻ, anh chồng đưa vợ về nhà mẹ sinh con so. Tiễn chân vợ tận bến đ̣ anh chồng mới trở lại nhà ḿnh. Con đ̣ dẫn chị vợ về nhà mẹ. Chị nghĩ ngợi mông lung... Tôi không hỏi mẹ tôi xem ngày mẹ tôi sinh tôi, mẹ tôi có về quê ngoại. Nhưng câu chuyện Con so về nhà mẹ bắt tôi tưởng tượng nhiều. Tôi thương mẹ tôi. Tôi thương quê ngoại vô vàn. V́ vậy, vụ hè năm nay, tôi xin bố mẹ tôi cho về nghỉ ngơi ở quê ngoại.
Ở quê nội, tôi có ông chú nghiêm khắc. Ông là sinh viên luật khoa. Hè nào ông cũng về quê với những cuốn sách dầy cộm. Chú tôi kèm tôi học nửa buổi. Ông bắt tôi làm những bài toán hóc búa và bắt phân tích văn phạm Pháp văn mờ người. Tôi sợi nhất chia động từ. Mà chú tôi cứ muốn tôi thuộc ḷng những động từ khuôn mẫu đủ "mốt", đủ "tăng". Những động từ bất quy tắt phải thuộc như cháo. Chú tôi đánh tôi thẳng tay. Ông thích đem "nhăn hiệu" sinh viên ra khuyên nhủ tôi. Mùa hạ, ở quê nội, không bao giờ là mùa xuân nữa. Ở quê ngoại th́ tuyệt vời. Mọi người coi tôi như hăy c̣n bé bỏng. Các cậu tôi, các d́ tôi thay phiên nhau chiều chuộng tôi, chỉ lo tôi buồn tôi đ̣i về tỉnh. Ông cậu út được phó thác trách nhiệm bày đặt các cuộc vui cho tôi chơi. Cậu tôi dẫn tôi đi câu.
Những giấc ngủ trưa của tôi thường kéo dài đến xế chiều. Hễ thức dậy là có thức ăn ngay. Hôm nay bún rêu cua. Mai bánh cuốn. Mốt xôi chè... Đêm trăng, bà ngoại tôi thả vó tôm. Tôi theo bà tôi đi cất vó. Những chú tôm giẫy đành đạch trong vó bằng vải màn cũ nhuộm nâu. Hắt các chú vào cái rổ có cành tre, các chú giẫy lạo xạo vui tai lắm. Trên đời, nếu những bữa cơm nào đáng nhớ nhất, tôi sẽ chẳng ngần ngại kể ngay những bữa cơm trưa ở quê ngoại nhà tôi. Một đĩa rau muống tía. Một bát tương nhỏ. Một đĩa tôm đầu đặc trứng kho mặn vắt chanh. Ly kỳ là bát nước rau muống. Đang xanh, vắt chanh vào nó đỏ tía. Quê ngoại chiều chuộng tôi quá khiến tôi tưởng tôi c̣n bé bỏng thật t́nh, dù bà ngoại tôi vẫn nói đùa "Cháu lấy vợ được rồi đấy". Nghe con cá quẫy mạnh dữ.
Điều làm tôi sung sướng hơn cả là, ở quê ngoại, không ai kèm tôi học hay giục tôi lo bài vở. Tôi tự do. Chiếc vơng mắc dưới giàn hoa lư vườn sau, tôi nằm đọc truyện Tô Hoài, Ngọc Giao rồi ngủ. Cuốn sách cuối cùng đem về quê ngoại của tôi, tức ḿnh ghê, không phải là cuốn truyện. Đó là tập thơ Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính. Tôi đọc bài đầu, cất đi. Buồn quá, lại lôi ra đọc. Và tôi thích. Tôi học thuộc ḷng. Tôi mê thơ từ đó, bắt đầu bằng thơ Nguyễn Bính. Tôi nhớ bài Cây bàng cuối thu:
Thu đi trên những cành bàng
Chỉ c̣n hai chiếc lá vàng mà thôi
Hôm qua đă rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn
Hôm nay bởi thấy tôi buồn
Ĺa cành theo gió lá luồn qua song
Hai tay ôm lá vào ḷng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây
Ba tháng hè ở quê ngoại, tôi biết yêu thơ, biết buồn. Quê ngoại nhà tôi phả vào tâm hồn tôi khói hương mơ mộng cùng lúc tuổi tôi vừa lớn. Cho nên, ngày khai trường năm nay, đi trên con đường cuối thu đầy lá chết, tôi thấy quanh tôi vướng mắc một nỗi buồn man mác. Phải chăng khi cậu trai biết buồn là cái nụ hoa đầu trong trái tim cậu muốn nở? Hay cánh bướm thoát khỏi hồn cậu đ̣i đậu trên một cánh hoa? Tôi đến trường hơi muộn. V́ đi chậm để thương những chiếc lá vàng. Vẫn cảnh náo nức cũ, cảnh náo nức của tựu trường. Tôi không t́m được một nỗi vuốt ve nào ở những mùi thơm của trường lớp, bàn ghế sau ba tháng hè xa vắng. Có lẽ, "mùa xuân trong mùa hạ" hăy c̣n quá ngon. Dường như, tựu trường không mang lại một xúc động cho niên thiếu. Kỷ niệm chỉ hiện h́nh và bao giăn nhịp điệu buồn tênh. Nhưng mùa xuân của học tṛ bước quá nhanh. Giờ cuối cùng một niên học chấm dứt, người học tṛ vui vẻ: Sung sướng quá, giờ cuối cùng đă hết. Giờ cuối cùng của ba tháng hè chấm dứt, chẳng nghe ai mừng rỡ.
Trống trường báo hiệu xếp hàng vào lớp. Tôi thẫn thờ vào lớp học cơ hồ con chim khuyên bị thả vào chiếc lồng tre. Cửa sổ mới sơn, cái cửa sổ thiếu mùi thơm của hoa cau, nhỏ bé nh́n rơ một khoảng trời không đủ các sắc mây. Tôi đâm ra khó tính và cảm giác quanh tôi hoàn toàn câm nín. Bàn ghế câm nín. Bảng đen câm nín. Ngay cả sự ồn ào sắp chỗ ngồi, tranh chỗ ngồi cũng câm nín. Thầy giáo xuất hiện. Những lời nói đầu: Năm nay là năm thi cử, các anh phải làm việc chuyên cần. Vượt đoạn đường này các anh mới hy vọng lên trung học đệ nhị cấp rồi lên đại học. Các anh chép thời khóa biểu... Bút viết ấn mạnh mực mới chịu ra. Tay run rẩy. Tôi chép thời khóa biểu khó khăn hơn làm bài tập đại số phương tŕnh bậc hai. Buổi học đầu của niên học mới sao mà uể oải ! Thân h́nh nón. Ba điểm tạo nên một mặt phẳng. Tam giác quay không chịu sinh ra một bài thơ Nguyễn Bính.
Sự uể oải kéo dài đúng một tuần lễ. Khi tôi nghĩ đến ông chú sinh viên luật khoa, nghĩ đến trường thi bên Nam Định, nghĩ đến tiếng thở dài năo nuột của bố mẹ hay tin con ḿnh thi trượt th́ lớp học của tôi có một học sinh mới. Một nữ học sinh. Chiếc lồng nhốt con chim khuyên bỗng được thả lên một cánh hoa phượng. V́ tên nàng là Phượng. Trần Thị Hồng Phượng.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
honbuommohoa
member
REF: 316421
03/15/2008
|
CHƯƠNG 2 :
Phượng là nữ sinh duy nhất của lớp đệ tứ. Lên trung học, tôi chuyên ngồi bàn đầu. Ông chú sinh viên của tôi khuyên tôi nên chiếm bàn đầu. "V́ thầy giảng bài dễ nghe. V́ thầy "chú ư" ḿnh nhất. V́ sợ thầy "chú ư" ḿnh hết dám lười biếng". Đó là những điểm lợi của những anh học tṛ... gạo cỡ ông chú sinh viên của tôi. C̣n những anh học tṛ "tài tử", yếu toán, kém lư hóa mà bị ngồi bàn đầu là một tai họa. Thầy yêu, cứ bắt lên bảng sửa toán th́ nguy hiểm vô cùng. Thành thử, bàn đầu thường dành cho những tay xuất sắc. Con gái ưu tiên ngồi bàn đầu. Phượng vào học, tôi phải xuống bàn thứ hai, ngồi sau nàng, suốt buổi học ngắm suối tóc nàng chảy dài trên bờ vai. Khung cửa sổ nhỏ nh́n thấy một khoảng trời thiếu nhiều sắc mây bỗng trở nên vô nghĩa.
Từ mái tóc Phượng tỏa ra một mùi thơm kỳ tuyệt. Mùi thơm của hương tóc hay mùi thơm con gái? Tôi ngột ngạt trong mùi thơm đó, tưởng chừng thấy một thế giới tiểu thuyết, một cơi trời thơ ở mái tóc nàng. Mùi thơm nàng bàng bạc khắp gian lớp. Không phân chất nổi nó giống mùi thơm nào của đất trời, hoa lá. Nhưng nó làm cả lớp học ngất ngây. Những anh học tṛ luộm thuộm nhất cũng đă chịu khó sửa lại cổ áo, mái tóc. Ngôn ngữ bạt mạng th́ để dành lúc vắng nàng mới phóng ra. Nàng đă làm những anh học tṛ ngổ ngáo hóa thành nai vàng ngơ ngác. Nàng không hiểu nàng là quyền uy của lớp học. Ngồi bất động. Mắt chỉ nh́n lên bàn thầy. Giờ ra chơi nàng không thèm ra. Chơi với ai nhỉ ? Tôi nghĩ thế và bắt thương nàng cô đơn. Nàng là chiếc lá bàng cuối thu. Nàng là con chim khuyên.
Hai hôm sau, tôi nhớ thật rơ, đúng rồi, hai hôm sau, nhằm giờ Việt văn, nàng quay xuống bàn tôi. Vừa học đoạn tài sắc của chị em cô Kiều và tôi thắc mắc tại sao Nguyễn Du quên tả mái tóc của Thúy Kiều. Cả Nguyễn Gia Thiều cũng quên tả mái tóc của người cung nữ. Người đời xưa không thích tả mái tóc giai nhân hay không biết tả mái tóc giai nhân? Có lẽ, ngày xưa, giai nhân đội khăn hoặc búi tóc nên thi sĩ không cảm nổi vẻ đẹp của mái tóc. Nàng quay xuống bất chợt khiến tôi hốt hoảng như một tên trộm bị bắt quả tang. Tên trộm đương say ngắm mái tóc nàng mà trách người tài tử ngày xưa. Đôi mắt tôi, chắc chắn, chứa nhiều ư gian. Nàng mỉm cười. Nụ cười làm quen. Tôi ngẩn ngơ một nỗi. Nàng khẽ hỏi :
- Anh có thể cho Phượng mượn những quyển vở của anh không ?
Tôi thấy nóng ran đôi tai. Tôi thấy nhịp tim của tôi dồn dập. Tôi thấy hồn tôi thoát khỏi xác tôi và chui ra khung của sổ bay bổng lên trời cao.
- Được chứ, anh?
Tôi gật đầu, đáp gọn :
- Được.
Và hỏi :
- Bây giờ à?
Nàng cười. Lại cười:
- Mai. Mai thứ bảy anh đem hết vở bài học, bài làm cho Phượng mượn. Chủ nhật Phượng ở nhà chép. Anh nhớ đấy nhé !
Tôi gật đầu nữa. Nàng quay lên. Và tôi nguyền của tôi đần độn, ngu ngốc, thô lỗ, man di mọi rợ. Đă đọc tiểu thuyết của Ngọc Giao, Tô Hoài, Thâm Tâm, Thạch Lam, thuộc hàng trăm câu đối thoại bay bướm, t́nh tứ mà có dịp đối thoại với con gái th́ chỉ biết gật đầu và đáp, hỏi quê mùa, đồng chua nước mặn. Phượng hỏi mượn vở của tôi để chép bài cũ. Thế thôi. Thế mà cũng gây một "dư luận" trong lớp. Giờ ra chơi, bạn bè xúm quanh tôi phỏng vấn t́nh h́nh. Quan trọng lắm. Đây là một biến cố của những chàng trai vừa lớn, những chàng trai hung hăng, bất chấp tất cả nhưng đứng trước mặt con gái th́ đôi tay bỗng dài ngoẵng chẳng biết nên cất chỗ nào cho tiện, đôi mắt đang ngời sáng bỗng mờ tối, cái miệng đang liến thoắng bỗng nín thít, đôi khi nói chẳng nên lời, dùng ong tiểu thuyết, trong thơ. Tự nhiên, tôi mua sự bối rối và bầy đặt sự xấu hổ. Tôi yêu dễ dàng. Ôi, t́nh yêu dễ dàng, t́nh yêu đủ mầu sắc cầu vồng, t́nh yêu bong bóng trời mưa.
Tan học về, tôi không thiết ăn cơm. Tháng chín tuyệt vời. Tựu trường tuyệt vời. Mùa thu năm nay mới là mùa xuân. Mùa hè vừa qua vất đi. Tiếng ve sầu, tiếng tu hú buồn nản. Không gian quê ngoại nằm gọn ở nụ cười của Phượng, người con gái hẳn đă yêu tôi, chỉ yêu tôi. Lục cuốn thơ Nguyễn Bính đọc vụ hè t́m một bài dặn ḍ xa xôi. Không có. Xin tiền mẹ bảo mua cuốn sách giáo khoa. Nhưng đến hiệu sách mua tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính. Cả buổi trưa mê man đọc và gửi ḷng ḿnh vào thơ. Tuổi trẻ, thơ và t́nh yêu. Ba thứ đó quyện lấy nhau, gắn bó keo sơn. Thiếu nó là không có tuổi trẻ, là tuổi trẻ què cụt, tuổi trẻ quáng gà, tuổi trẻ tàn bạo, tuổi trẻ thành đàn ông ưa lư sự, bất măn nhằng và đói kém kỷ niệm làm người. Hạnh phúc không bao giờ đến vớ vẫn.
Nguyễn Bính chưa giúp tôi được điều ǵ. Tôi cũng chưa hiểu ḿnh nên dở cái tṛ ǵ trong những cuốn tập bài học, bài làm sắp cho Phượng mượn. Thôi hăy gượm. Vội vàng chi? Tôi tự nhủ tôi và sắp xếp những cuốn vở thật tươm tất. Ít ra, nàng sẽ phục ta là người học tṛ gương mẫu, sách vở sạch sẽ, bài làm toàn mười tám điểm trên hai mươi. Tôi nh́n tôi trong gương. Khen thầm: Được đấy, mày có vẻ Lục Vân Tiên lắm, Chương ạ ! Mày thuê nặn bức tượng nhỏ sửa soạn tặng Kiều Nguyệt Nga đi. Buổi chiều xuống thong thả. Những mảng nắng hoàng hôn đến với tôi bằng ư nghĩ khác. Tôi vừa biết thế nào là từng giọt nắng và nỗi rét mướt của thời gian chờ đợi.
C̉N TIẾP ...
|
|
honbuommohoa
member
REF: 316812
03/16/2008
|
TIẾP THEO ... 3 , 4 , 5 , 6 ...
Sáng hôm sau, qua một đêm chiêm bao đẹp, giă từ chiêm bao đẹp, tôi đến trường thật sớm. Sân trường c̣n vắng hoe. Thế mà, ở gian lớp của tôi, Phượng đă có mặt. Qua song cửa sổ nh́n vào, Phượng giống hệt con chim khuyên cô độc. Tôi bước vào lớp. Nhẹ nhàng lắm nhưng vẫn làm lay động chiếc lồng. Con chim khuyên giật ḿnh. Rồi đôi mắt nó long lanh mừng rỡ. Phượng cười. Nụ cười buổi sáng rực rỡ như b́nh minh. Nàng đứng dậy:
- Anh tới sớm quá.
- Phượng tới sớm hơn tôi.
Nàng đỡ chồng vở trên tay tôi. Cử chỉ quen thân và hồn nhiên. Tôi bối rối. Tự nhiên, tôi cười vô duyên dáng, đoảng vị. Nàng ngó chăm chăm tên tôi viết nắn nót, viết bằng bút "lông" ở cái "ê ti két". Phượng thích thú :
- Biết tên anh rồi. Thiên Chương. Những một ngàn chương cơ à?
- Không phải đâu.
- Thế là ǵ ?
- Là những v́ sao, là tinh tú, là văn chương trên trời.
- Tên anh hay tuyệt.
Tôi đă ngồi xuống ghế của tôi. Phượng cũng ngồi. Nàng ngồi quay lưng về phía bảng đen. Như vậy, hai chúng tôi giáp mặt nhau. Tôi thấy khuôn mặt nàng đẹp cơ hồ những giấc chiêm bao chợt đến, chợt đi đêm qua. Tôi chưa hiểu Phượng đẹp đến độ nào, chỉ biết nàng đang làm tôi xao xuyến. Có lẽ, người con gái ta quen trước nhất ở đoạn đầu niên thiếu mà ta tưởng chừng đă yêu nàng là người con gái đẹp nhất. Nếu một mùi hương khó phân chất, theo thi sĩ, th́ Phượng càng không nên so sánh với bất cứ ai, bất cứ cái ǵ, trừ những chiêm bao đẹp. Nàng hỏi :
- Anh Chương là học tṛ mới?
- Tôi là ma cũ.
- Anh định bắt nạt ma mới chăng?
- Tôi không dám bắt nạt ai. Phượng chắc không phải người tỉnh này?
- Vâng.
- Mọi năm học đâu?
- Hà Nội.
- Ở đây buồn lắm, tỉnh lỵ nhỏ bé, dân đồng chua nước mặn.
- Nhưng đời sống êm đềm. Học tṛ hiền ghê ghê là. Họ tránh đường cho Phượng đi và chẳng ai trêu cợt. À, hè qua anh có đi đâu chơi không?
- Về quê ngoại.
- Sao anh không ra băi biển Đồng Châu. Tỉnh này có băi biển Đồng Châu đẹp nhất Việt Nam.
- Quê ngoại tôi đẹp hơn nhiều.
Tôi kể chuyện quê ngoại nhà tôi cho Phượng nghe. Nàng ước ao một dịp hè nào đó sẽ theo tôi về quê ngoại nhà tôi. Câu chuyện đang vui và tôi hết bối rối th́ bỗng dưng tôi nói một câu ngu ngốc :
- Mai Phượng sẽ chép bài mỏi tay.
Phượng mím môi rồi bẻ băo tay :
- Chắc phải mua một lọ dầu Nhị Thiên Đường.
Tôi hỏi :
- Để làm ǵ?
Phượng nheo mắt :
- Anh không hiểu để làm ǵ à?
Tôi gật đầu :
- Để làm ǵ vậy?
Phượng cười:
- Để bóp tay sau khi chép hết bài cũ.
Tôi suy nghĩ giây lát:
- Hay là...
- Hay là bóp tay bằng dầu Con Hổ?
- Hay là Phượng để tôi chép bài giúp.
- Rồi Phượng làm ǵ?
- Phượng...
Tôi không biết trả lời sao. Im lặng. Tôi đưa mắt nh́n qua khung cửa sổ. Một khoảng trời của tôi c̣n y nguyên. Vẫn thiếu đủ sắc mây song nó mới phủ lên một vẻ kỳ ảo. Tôi nghe rơ tiếng trái tim tôi đập. Tôi chớp mắt và tưởng một b́nh minh nạm vàng ngập lụt trong mắt tôi. Tháng chín quả là tuyệt vời. Tôi đứng lên :
- Họ sắp tới.
Và tôi bước nhanh khỏi lớp. Một lúc, sân trường đă đông đầy học tṛ. Những người bạn tinh nghịch vỗ vai tôi thân mật:
- Kiều Nguyệt Nga đến sớm nghê, Kim Liên đâu hả, Lục Vân Tiên? Phong Lai cướp mất nàng rồi ư?
Tôi làm bộ nghiêm nghị:
- Đừng đùa nhảm.
Th́ họ dọa:
- Bạn chê Lục Vân Tiên, tôi sẽ là Lục Vân Tiên đánh Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga.
Tôi bỗng dậy từ đáy ḷng chút ǵ hờn ghen, khó chịu. Hai giờ Đại số, tôi không nghe kịp thầy giảng. Hồn tôi thả trên ḍng suối tóc Phượng. Tôi nhớ một đoạn giảng văn óng ả học năm ngoái, đoạn giảng văn dịch của Chateaubriand. Suối tóc Phượng như thác Niagara. Và tôi, tôi là Chateaubriand đứng ngắm thác chảy "Mơ màng trên những bờ nước rộng, rút lại thấy một ḿnh đứng trước Thượng Đế". Mơ màng trên suối tóc ngạt ngào hương thơm và thấy ḿnh ngồi dưới bảng đen. Tiếng phấn viết ken két nhằng nhịt những con số dễ làm nản chí. Đừng tháng mười vội. Thong thả đă. Hăy là đầu tháng chín. Tháng chín kéo dài cho mộng mơ no nê rồi tháng mười không sao đâu. Tháng chín cho tôi đủ th́ giờ trách móc tôi khờ khạo, bí tắc một câu trả lời "Rồi Phượng làm ǵ".
- Anh Chương !
- Dạ.
- Anh đang mơ mộng ǵ đó?
- Dạ, con đang nghe bài.
- Hiểu chứ?
- Dạ hiểu.
- Lên bảng!
Tôi lên bảng, run run cầm cục phấn. Tay trái xóa bảng. Bụi phấn bay tung. Tôi quên tôi sắp bị mắng. Tưởng tượng bụi phấn như bụi tuyết trắng xóa đầu ḿnh. Tưởng tượng mái tóc ḿnh là cành lê điểm hoa phấn trắng. Tưởng tượng bụi phấn cơ hồ lớp sương buồn. Sương buồn ôm kín non sông. Ấy là cơn mơ mộng của cậu học tṛ. Tôi đang đóng trọn vẹn vai tṛ cậu ta. Và phải khó khăn lắm mới làm nổi bài ứng dụng tầm thường. Thầy đuổi về chổ :
- Năm nay xuống dốc đấy nhé, Chương. Tại sao thế?
Thưa thầy tại con bận t́m câu trả lời "Rồi Phượng làm ǵ". Câu trả lời khó gấp trăm lần bài toán khó nhất.
- Phải cố gắng.
- Dạ.
Tôi nghĩ thầm: Tháng chín chưa dứt. Tháng tuyệt vời của tôi chưa thể giă từ tôi. Ít nhất, trước khi giă từ, nó nên cho tôi một kỷ niệm. Phượng quay xuống :
- Anh có buồn không ?
Tôi nói :
- Tôi chỉ buồn v́ tháng chín qua mau.
- Tại sao?
V́ chưa kiếm ra câu trả lời Phượng "Rồi Phượng làm ǵ" nếu tôi chép bài giùm Phượng.
Phượng lại cười :
- Liệu cuối tháng chín anh kiếm nổi chưa?
Tôi gật đầu:
- May ra.
Hai giờ nối tiếp là hai giờ Vạn vật. Tôi không thèm nghe giảng bài. Thầy cứ giảng và tôi cứa vẽ mái tóc Phượng trong quyển vở nháp. Chợt nhớ bài thơ rất học tṛ của Tế Hanh :
Những vở: soạn bài hay toán, luận
Địa dư, cách trí... dáng lo âu
Chỉnh tề đầy đủ như ông giáo
Vở nháp lôi thôi giống học tṛ
B́a rách lung lay giấy chẳng lành
Mực th́ đủ thứ: Tím, đen, xanh...
Không cần giấy thấm, không cần thước
Bài chép chưa xong đă chép h́nh
Nháp luận chữ tây rồi quốc văn
Đôi lời thầy giảng chép lăng quăng
Tṛ chơi giải trí bên bài toán
Rất khó, bài thơ trải điệu vần...
Và các tên người trạm khắp trường
Làn môi, cặp mắt, vẽ từng đường
Ấy là những lúc chàng trai nhớ
Nghĩ đến ngày kia thoát khỏi trường.
Đó, đâu riêng ǵ tôi mơ mộng? Và đâu riêng ǵ tôi vẽ mái tóc một người bạn gái vào cuốn vở nháp? Chàng trai Tế Hanh vẽ làn môi, cặp mắt con gái và ghi nhằng nhịt tên các nàng để nghĩ "ngày kia thoát khỏi trường". Chứ tôi, tôi chỉ vẽ một mái tóc, chỉ viết một tên người có mái tóc và không bao giờ nghĩ ngày mai dời bỏ trường lớp. Tháng chín với tôi c̣n yêu dấu, nữa là trường lớp của tôi. Phượng không biết tôi đang vẽ mái tóc nàng. Mái tóc nàng là tấm bản đồ dẫn hồn tôi phiêu du đến bờ mơ băi mộng. "Rồi Phượng làm ǵ" Phượng đừng làm ǵ cả, Phượng hăy ngồi yên cho tôi trốn những giờ học khô khan trên nụ cười nàng. Câu trả lời đă có. Nhưng cuối tháng chín liệu tôi dám trả lời Phượng không?
Sáng thứ hai, Phượng đem trả tôi những cuốn vở bài học, bài làm. Hôm nay, tôi vào lớp sớm hơn Phượng. Nàng ngạc nhiên:
- Anh đi học từ năm giờ à?
Tôi ngượng ngùng:
- Vừa mới tới. Phượng chép xong bài chưa?
Phượng vui vẻ:
- Mất cả ngày chủa nhật. Được cái đỡ phải bóp tay bằng dầu Con Hổ.
Tôi thấy những cuốn vở của tôi được bọc giấy bóng mầu xanh. Ngỡ ngàng đôi chút. Và xao xuyến thật nhiều. Phượng đan hai tay vào nhau. Nàng không nh́n một khoảng trời quen thuộc của tôi qua khung cửa sổ.
- Anh thích mầu xanh chứ? Những cuốn vở của anh quư lắm, có thể bầy ở... Bảo Tàng Viện.
Phượng không cho tôi trả lời, nói tiếp:
- Bây giờ mà vẫn c̣n người học sinh trung học dùng vở đóng bằng giấy nguyên thiếp và viết bằng bút mực th́ những quyễn vở đáng giữ kỹ.
Tôi nói :
- Nó cũng tầm thường thôi.
Phượng đă quay lại. Nàng ngó tôi. Đôi mắt long lanh. Không thể là đôi mắt của một loài chim, dù loài chim hiền nhất, dễ thương nhất. Mắt Phượng, mắt của một cô tiên yêu đời. Chưa đúng. Mắt Phượng, mắt của ḍng sông cuối thu. Ồ, sao tôi cứ so sánh một cách ngu đần thế nhỉ? Mắt Phượng là mắt Phượng. Mắt Phượng rực rỡ một chân trời chiêm bao. Tôi bị thu hút vào đó. Hồn tôi mê mẩn. Trí tôi rối bời.
Phượng khẽ lắc đầu :
- Nó không tầm thường đâu. Chữ anh viết đẹp. Giá mà Phượng biết đoán nét viết.
Tôi hỏi :
- Th́ sao?
Phượng cười. Phượng có hàng triệu triệu nụ cười. Nhưng Phượng chưa cười với ai. Phượng chỉ mới cười với tôi. Tôi muốn Phượng đừng cười với ai, nhất là đừng cười với ai ở lớp học này, ở ngôi trường này, ở tỉnh lỵ này.
- Th́ sẽ đoán nổi tâm hồn anh.
- Để làm ǵ?
- Để xem mai sau anh có hạnh phúc không.
Hạnh phúc à? Tôi không cần hạnh phúc mai sau. Tôi đang có hạnh phúc nếu ư nghĩa của hạnh phúc là ḷng ḿnh xao xuyến, bâng khuâng. Tôi vội trả lời Phượng:
- Tôi thích mầu xanh lắm.
- Thế mà Phượng chỉ sợ anh ghét mầu xanh.
- Phượng bảo những quyển vở của tôi quư giá, cuối năm tôi tặng Phượng tất cả, Phượng lấy không?
- Không.
- Phượng chê à?
- Phượng chẳng thích làm kẻ thoán nghịch. Anh muốn nhường ngai vàng cho Phượng sao?
Phượng lật b́a một cuốn vở. Ở trang đầu, tôi đùa bỡn viết hai câu: "Ce cahier est à moi, Comme le royaume du roi". Phượng gấp b́a vở lại:
- Đó, anh quư vở của anh như ngai vàng của ông vua, đời nào anh cho ai.
- Nhưng tôi cho Phượng. Cho ngay bây giờ. Nếu Phượng đừng từ chối, tôi sẽ không bao giờ viết bài bằng bút mực nữa. Tôi sẽ dùng bút máy viết trên vở bán sẵn.
- Nếu Phượng từ chối?
- Tôi cũng sẽ viết bút máy từ ngày mai.
- Anh từ bỏ ngai vàng?
- Tôi bắt chước vua Bảo Đại, thoái vị về làm công dân một nước độc lập.
Phượng đưa tay vuốt tóc mai. Tôi ước ao được làm sợi tóc mai thật ngắn của nàng.
- Phượng phải suy nghĩ, anh ạ! Bắt tội ông vua làm thường dân mà không suy nghĩ th́ ḷng ḿnh áy náy đấy.
Tôi không nói ǵ thêm, lặng lẽ rời chỗ ngồi, bước khỏi lớp. Tôi muốn nghe bước chân tôi trên hè phố sớm mai. Và tôi ṃ ra đường, cúi đầu đi như một thi sĩ. Một thi sĩ, tôi tự hỏi ḿnh có thể làm một thi sĩ? Nếu thi sĩ phải biết làm thơ tuyệt diệu th́ không bao giờ tôi là thi sĩ. Nhưng nếu chỉ cần chất thơ phủ kín tâm hồn như sương mù phủ kín trời đất đă là thi sĩ và thi sĩ hơn thi sĩ th́ tôi đang là thi sĩ. Xuân Diệu định nghĩa: Thi sĩ nghĩa là run với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây. Tôi không run với gió, mơ theo trăng. Tôi thả hồn tôi trên mái tóc người bạn học gái ngồi bàn đầu và yêu nàng trong những giấc chiêm bao đẹp. Tôi cũng là thi sĩ. Tôi là người thơ. Cám ơn quê ngoại những buổi trưa ngủ say bằng văn Tô Hoài, thơ Nguyễn Bính. Cám ơn tháng chín năm nay.
Chẳng c̣n nghe chiếc lá nào rơi rụng. Những thân cây cô độc đă vơi nỗi buồn. Nước mắt cạn th́ nụ cười chớm nở. Con đường hết xác lá, con đường bắt đầu reo vui. Nắng cuối thu, nắng hanh vàng an ủi cây cành. Rồi lộc non sẽ đâm chồi và lá sẽ xanh tươi. Như đầu tháng chín chán nản cho cuối tháng chín mừng rỡ. Tôi nghĩ tôi phải làm thơ. Đêm qua, đọc Mưa thu của Ngọc Giao buồn ngon ngọt. Văn chương nó đưa ḿnh bay bổng, đưa ḿnh viễn du. Nó ru ngủ ḿnh đấy. Tại sao ḿnh không chọn giấc ngủ êm ái mà cứ chọn giấc ngủ đầy ác mộng? Tôi muốn trốn học sáng nay. Trốn học ra bờ sông ngồi nh́n những mảnh bèo lưu lạc và thả hồn ḿnh vào nó, đưa nó táp một bờ bến có lẽ thích hơn cuộc đời vô định của nó. Phải làm cho cánh bèo cũng biết nghĩ nó đang trôi trên ḍng.
Tôi có vẻ không tưởng. Tôi đấy. Tâm hồn tôi đấy, Phượng đă biết chưa? Tôi trở lại lớp học. Con đường reo vui hơn. Hai giờ học đầu không khô khan, uể oải nữa. Tôi chăm chú nghe thầy giảng bài. Thầy giáo là thi sĩ ngâm thơ trên bục gỗ. Bảng đen là giấy mầu hồng. Tôi tưởng tượng thế và tôi không sợ "xuống dốc" đâu. Tháng chín tuyệt vời của tôi ơi, mi có thể giă từ tôi rồi đó. Tháng mười hẳn c̣n tuyệt vời gấp bội. Lớp học lúc nào cũng thoang thoảng mùi hương. Ḷng tôi lúc nào cũng náo nức. Tôi chợt nhớ ngày mai là cuối tháng chín. Chúng tôi sẽ chia tay nhau. Tháng chín đă cho tôi nhiều kỷ niệm. Tôi gửi tháng chín một kỷ niệm: Những quyển vở chép bài học, bài làm bằng bút mực tím bọc giấy bóng mầu xanh. Tháng chín sợ mang theo mất th́ tôi gửi lại Phượng giữ.
Khi mới nhớn, tuổi mười lăm, mười bẩy,
Làm học tṛ, mắt sáng với môi tươi.
Ta bước lên, chân vẫn dạo bên người,
Ngoài cặp sách, trần ai xem cũng nhẹ.
Đồi thấp thoáng qua học đường nhỏ bé
Phố phường vui, cuộc sống mới lên hoa.
Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa,
Hồn lơ đăng mộng ra ngoài cửa lớp.
Nắng thủa đó khiến ḷng ta hồi hộp,
Ta nh́n cao mới rơ bị giam cầm.
Ôi tiếng nào vang bốn bức tường câm?
Không khí nặng, mơ hồ thầy với bạn.
Ta nhớn lên, bước đường không giới hạn,
Có lẽ đâu ḱm giữ bởi tay người?
Tuổi hoa hồng - kiêu hănh của ta ơi !
T́nh đă hẹn ở trên đường nắng mới.
Ta ném bút giẫm lên sầu một buổi.
Xa vở bài, mở rộng sách Ham Mê.
Đă từng phen trèo cổng bỏ trường về,
Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn,
Đời đổi mới từ ngày ta dấy loạn,
Sớm như chiều hư thực bóng hoa hương,
Ta ra đi, t́m lớp học thiên đường,
Và khi đó th́ mẹ yêu ngồi khóc...
Ôi khoái lạc của những giờ trốn học,
Những b́nh minh xuân đẹp, những chiều thu !
Bao cảnh nước mây đằm thắm hẹn ḥ,
Khi biếng gặp, nhớ nhung pha mầu áo,
Hỡi thành đô với linh hồn Bách Thảo !
C̣n nhớ ta, chàng tuổi trẻ tóc bay,
Làm học tṛ nhưng không sách cầm tay,
Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ.
Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ,
Đường hoàng lan nắng rộng : lối đi quen.
Ngh́n bóng cây chen bóng mộng hư huyền,
Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực...
Thấy phảng phất h́nh đôi vai, bộ ngực,
Làn môi tươi in một né son hồng.
Cặp má đào phơn phớt ánh phù dung,
Đâu lả lướt mái tóc dài sóng gợn?
Ta ngây ngất cả tấm thân vừa nhớn,
Bỗng rùng ḿnh thở vội áng hương qua,
Tưởng hương thơm một da thịt đàn bà.
Bài thơ của Đinh Hùng làm tôi ngây ngất như thi sĩ ngây ngất tấm thân vừa lớn của người. Tôi đọc nó trên một tuần báo mà ông chú sinh viên của tôi ở Hà Nội gửi về cho bố tôi. Tôi đă chép bài thơ này, học thuộc ḷng trước khi hôm giă từ tháng chín. Khi ta vừa lớn, vừa muốn thoát khỏi sự giam cầm của bổn phận (bổn phận làm học tṛ, chẳng hạn), vớ được những bài thơ tương tự bài thơ Đinh Hùng, ta phải nhận nó là kinh giải thoát tội lỗi, nếu trốn học ra bờ sông ngắm những cánh bèo phiêu dạt hay mải mơ mộng quên cả làm bài là những tội lỗi. Tôi tưởng bài thơ trên của tôi. Hoặc thi sĩ Đinh Hùng viết cho tôi, viết v́ tôi. Ở tâm trạng tôi, bao nhiêu chữ trong bài thơ Khi mới nhớn là bấy nhiêu giọt máu lưu chuyển khắp cơ thể tôi. Tôi sẽ kể Phượng nghe. Nhưng vào thời Kim Trọng. Tháng chín, tự nhủ chờ đợi tháng mười sẽ hạn chế mơ mộng. Tháng mười, muốn coi sách bài là giấy cũ để hồn lơ đăng mộng ra ngoài cửa lớp, hồn lơ đăng trên một mái tóc.
- Anh Chương.
Phượng quay xuống.
- Hết tháng chín rồi, anh t́m ra câu trả lời Phượng chưa?
Phượng mỉm cười. Đôi mắt tinh nghịch.
- Nếu có câu trả lời, Phượng sẽ tặng anh cái này.
Phượng đặt lên mặt bàn tôi một gói nhỏ, dặn ḍ :
- Đừng mở khi c̣n bí.
Phượng quay lên. Tôi say mê ngắm cái gói nhỏ bọc bằng giấy bóng mờ mầu xanh. Tóc Phượng nồng hương thơm. Hồn tôi đang ngủ mê trên tóc Phượng, hồn tôi đang lướt êm trên ḍng suối huyền ảo. Tôi không nghe thầy giảng bài nữa. Tôi bằng ḷng "xuống dốc". Xuống dốc mộng mơ, xuống địa ngục mơ mộng. Địa ngục không quỷ sứ, không cầu vồng, không bàn chông. Địa ngục hiền ḥa. Địa ngục rợp hoa, ngát hương. Quyển vở nháp thân mến của tôi dẫn tôi vượt bốn bức tường câm. Tôi ghi hàng chữ : Nếu chưa thể trả lời, cứ mở cái gói xinh đẹp của Phượng th́ sao? Tôi xé ra, gấp nhỏ vất trúng quyển vở của Phượng. Nàng dở ra đọc và trả lời : "Th́ Phượng sẽ giận anh lắm". Một lát, Phượng ban ân huệ : "Anh mở đi, Phượng không giận đâu, nhưng đừng cười".
- Anh mở quà tặng của Phượng chưa?
- Chưa.
- Mở đi chứ !
- Tôi đợi về nhà nằm trong pḥng kín mới mở.
- Anh phải mở ngay lập tức.
- Phượng ban lệnh à?
- Anh quên rằng đă cho Phượng những quyển vở và anh đă sửa lại ngôi vị.
- Chưa sửa đâu. Vẫn là roi.
Phượng lắc đầu duyên dáng :
- Nhưng Phượng tự sửa thành reine rồi. Anh trung thành với lời hứa quá. Anh đă viết bút máy. Thôi, Phượng rút lệnh lại vậy. Phượng mới mua cuốn truyện mới của Nguyễn Minh Lang, chưa kịp đọc, cho anh mượn đọc trước nhé !
Tôi hỏi :
- Cuốn ǵ đó?
Phượng nheo mắt :
- C̣n gói kỹ. Anh đọc sẽ biết. Đem về nhà, vào pḥng kín mở đấy.
Phượng lấy cuốn truyện từ cặp sách ra đưa cho tôi. Truyện của Nguyễn Minh Lang, nhà văn lăng mạn đang nổi tiếng. Cùng với Hoàng Công Khanh, Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang xuất hiện bắt trời Hà Nội lúc nào cũng như chớm vào thu. Ở quê ngoại nghỉ hè lên tỉnh, tôi trở thành cậu học tṛ ái mộ văn chương. Tiểu thuyết thứ bẩy là báo lư tưởng. Tôi đă đọc Trăng đồng nội của Nguyễn Minh Lang, Cuộc đời một thiếu nữ dầy cộm của Thanh Lam. Tôi thích Nguyễn Minh Lang lăng mạn hóa những mẩu đời hậu phương kháng chiến. Bừng sáng của Vĩnh Lộc đă khiến tôi say sưa. Tôi sắp được đọc truyện mới nhất của Nguyễn Minh Lang.
- Cho biết cảm tưởng nhé !
- Cảm tưởng ǵ?
- Về cuốn truyện.
- C̣n gói quà?
- Luôn.
- Những hai cảm tưởng cơ à?
Phượng không trả lời. Có nghĩa là nàng muốn hai cảm tưởng. Buổi trưa tuyệt diệu. Trời đă sang đông nhưng nắng vẫn đủ sưởi ấm da thịt. Nằm trong pḥng hơi lạnh một chút. Chiếc chăn đơn phủ kín thân thể, chừa cái đầu (v́ đầu có hai con mắt) và đôi tay là lư tưởng rồi. Tay cầm sách. Mắt đọc. Bóc miếng giấy bao kín cuốn truyện của Nguyễn Minh Lang ra. Mắt hoa lên. Tim ngừng đập. Tên cuốn truyện làm tôi ngộp thở và rụng rời trong nỗi đê mê vô tận. Hoàng tử của ḷng em. Nguyễn Minh Lang bất hủ. Nguyễn Minh Lang viết cho tôi, viết v́ tôi đấy. Tại sao Phượng bắt tôi đọc cuốn này? Có phải Phượng chưa biết tên truyện không? Phượng vào hiệu sách mua mà. Phượng muốn tôi làm hoàng tử của ḷng em. Em Phượng. Tôi đọc thật nhanh và tôi chẳng hiểu truyện viết ra sao.
Thầy Tán dông dài hai chữ tóc thề trong câu Tóc thề đă chấm ngang vai ở một đoạn văn trích giảng. Tóc thề ra sao? Những ông thầy Việt văn ưa rắc rối và thích chụp đủ thứ tư tưởng vào văn thơ của những người đă chết. Văn thơ trở nên khó khăn, cầu kỳ, bí hiểm do các ông thầy Việt văn. Thí dụ bài Thu Điếu của Nguyễn Khuyến. Cụ Nguyễn Khuyến ngồi trên chiếc thuyền câu nhỏ vào một ngày thu lạnh, cá rúc hết xuống bùn, không tung tăng bơi lội để đớp mồi của cụ, cụ buồn làm bài thơ giải sầu, kết luận "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" chứ không đớp mồi của cụ. Thế mà các ông thầy Việt văn quả quyết cá đây là Cần Vương, đớp động là đă dấy lên, chân bèo là ở vài nơi! Tóc thề ra sao? Một anh giơ tay xin giảng nghĩa:
- Thưa thầy, tóc thề đă chấm ngang vai là tóc của Thúy Kiều để chấm ngang vai như...
Phượng quay xuống nh́n anh bạn cùng lớp.
- Như... tóc chị Phượng !
Phượng đỏ mặt. Cả lớp cười. Phượng gục mặt trên đôi tay. Tôi cảm giác ê ẩm ḿnh mẩy. Tôi đứng dậy:
- Thưa thầy, anh Hạnh không hiểu ǵ về ư nghĩa của hai chữ tóc thề. Con đă đọc trong cuốn sách điển cổ, thấy nói rằng, trước giờ Kim Trọng và Thúy Kiều chia tay, Thúy Kiều cắt mái tóc của ḿnh tặng Kim Trọng để thề thốt suốt đời yêu nhau. Tóc Thúy Kiều nay đă mọc dài chấm ngang vai, lời thề nàng c̣n nhớ mà Kim Trọng th́ vẫn biệt vô âm tín. Vậy tóc thề là món tóc người con gái cắt trao gửi t́nh nhân như một kỷ vật chứ không phải tóc chấm ngang vai là tóc thề. Hiểu tóc thề như anh Hạnh, con nghĩ, không xứng đáng học Nguyễn Du.
Thầy khen:
- Nếu anh Chương vào vấn đáp, gặp đúng câu này, anh sẽ được mười tám điểm.
Tôi không chú ư lời thầy khen. Tôi thấy đôi vai Phượng rung động. Và tôi tưởng nàng đang thổn thức v́ tôi. Một lát, nàng ngẩng mặt lên, hí hoáy ghi chép. Rồi đưa tay ra đằng sau, đặt lên bàn tôi một mẩu giấy. Tôi dở vội ra đọc. Mẩu giấy ghi vỏn vẹn hai chữ cám ơn. Tôi lại bỏ vào miệng nhai và nuốt đi. Lúc này tôi muốn trốn học. Tôi muốn rủ Phượng ra ngoài bờ sông an ủi Phượng. Tôi muốn làm bất cứ một việc ǵ để Phượng đừng buồn, đừng chán ngôi trường trung học tỉnh lỵ. Phượng buồn, Phượng bỏ lên Hà Nội, tôi sẽ khổ sở lắm. Chắc chắn là tôi sẽ trốn học đều đều, tôi sẽ "Làm học tṛ nhưng không sách cầm tay. Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ" hết năm học, hết đời người. Tự nhiên, tôi ao ước, ở một nơi nào đó, chỉ có một ngôi trường, một lớp học. Và lớp học duy nhất trong không gian ao ước của tôi thật bé bỏng, chút ít gió cho đủ mát mùa nóng, chút ít nắng cho đủ ấm mùa lạnh, nhiều thân mật cho t́nh yêu vĩnh cửu. Học tṛ vỏn vẹn hai đứa. Tôi và Phượng. Thầy giáo dạy văn phạm yêu đương và bàn về cái thú tương tư của những người yêu nhau trên đời.
Phượng đă dựng đứng cuốn vở lên. Tôi đọc hàng chữ viết đậm và đóng khung bằng bút ch́ mầu: Giờ ra chơi anh Chương ở lại với Phượng nhé! Phượng gấp cuốn vở. Ngồi im. Suối tóc nàng cơ hồ ngừng trôi chẩy. Tôi ngắm suối tóc nàng rồi thả mắt qua khung cửa sổ. Lớp học nào cũng có khung cửa sổ để những người học tṛ mơ mộng gửi hồn ḿnh xa khơi quên đi tiếng phấn nghiến răng bất măn trên bảng đen. Bất hạnh cho những cậu học tṛ bị học ở những gian lớp thiếu một khung cửa sổ nhỏ. Các cậu sẽ không thấy một khoảng trời xanh mà từ khoảng trời xanh ấy, các cậu có thể bồng bềnh phiêu du tới những miền kỳ ảo, những miền đất niên thiếu tuyệt đối cấm những tâm hồn cằn cỗi bén mảng. Tôi ngồi nh́n khoảng trời xanh của tôi chờ đợi giờ ra chơi. Giúp tôi đỡ nóng ḷng là những áng mây trôi lướt, là những cánh chim vút qua. Trống trường đă điểm. Học tṛ kéo hết ra sân. Phượng xoay thế ngồi. Bao giờ tôi nắm tay Phượng th́ bấy giờ câu hát của Tô Vũ mới đúng. "Mặt nh́n mặt cầm tay bâng khuâng không nói một câu"... Phượng mỉm cười. Tôi nghĩ nụ cười của Phượng là đóa hoa hướng dương và tôi là mặt trời. Nụ cười chỉ nở khi hướng về tôi. Có lẽ, trưa nay, tôi phải chép bốn câu thơ của Nguyễn Bính vào nhật kư:
Cô nhân t́nh bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nh́n tôi trong lúc tôi xa xôi
Phượng hỏi:
- Hồi nay sao anh bơ phờ thế?
Tôi đáp:
- Tại thức khuya.
- Để đọc sách điển cổ, hở?
- Không.
- Thế làm ǵ?
- Tôi cảm. Đêm qua không ngủ được.
- Tức là anh nợ Phượng hai câu cảm tưởng? À, and đă đọc cuốn truyện chưa?
- Chưa. Tên truyện ư nghĩa quá. Tôi tự hỏi người nào sẽ nhận người nào là hoàng tử của ḷng ḿnh. Tôi muốn viết thư cho ông Nguyễn Minh Lang, yêu cầu ông ta viết tiếp cuốn truyện bằng tên truyện do tôi đặt.
- Truyện ǵ?
- Công chúa của ḷng anh.
Phượng chớp mắt. Rồi nàng đưa một ngón tay đặt lên mắt bên phải đă nhắm chặt, khẽ day. Phượng nói:
- H́nh như có một hạt bụi nhỏ vừa bay vào mắt Phượng.
Tôi bảo:
- Phượng nhắm chặt mắt lại, một lát, bụi theo nước mắt trôi đi.
Phượng hơi lắc đầu:
- Khó trôi ra lắm. Hạt bụi không giống khói thuốc đâu. Khói thuốc vướng trong mắt ḿnh làm cay mắt ḿnh giây lát rồi tan đi. Chứ hạt bụi nó làm cộm mắt và lúc nào ḿnh cũng phải nghĩ tới nó. Anh thổi giùm Phượng, hạt bụi mới ra. Nhưng Phượng không nhờ anh đâu.
Có thể nào một hạt bụi đă lọt vào mắt Phượng. Trận gió nào đă mang hạt bụi tới. Tôi nghe đâu đây rất lặng lẽ. Một cụm mây trắng dừng yên trên khoảng trời xanh qua khung cửa sổ. Hạt bụi yêu dấu. Phượng đă yêu nó. Phượng đă muốn hạt bụi đồn trú ở cửa ngơ linh hồn nàng. Tôi ghen với hạt bụi. Phượng không nhờ tôi thổi giùm. Nếu nàng nhờ, tôi chẳng hiểu sẽ làm sao cho tay đỡ run, cho tim bớt đập và hơi thở nguyên vẹn đủ lùa vào một cánh cửa sổ linh hồn Phượng.
- Anh đă viết chưa?
- Cảm tưởng à?
- Không, bức thư cho văn sĩ Nguyễn Minh Lang.
- Chưa. Tôi sợ họ tưởng tôi điên.
- Th́ anh viết cuốn Công chúa của ḷng anh.
- Tôi viết?
- Anh sẽ viết hay là đằng khác v́ anh xứng đáng học Nguyễn Du.
Tôi thấy tai tôi nong nóng. Tôi không nh́n được mắt tôi. Chắc nó phải ánh lên một tia kiêu hănh.
- C̣n gói ô mai.
- Cũng chưa nghĩ ra. Tôi định thế này: Tôi sẽ viết đưa Phượng coi. Nếu Phượng bằng ḷng, tôi mới nói.
- Thế là anh đă có cảm tưởng rồi?
- Tôi... thức cả đêm qua.
- Để nghĩ cảm tưởng?
- Không, tôi bị cảm.
- Chiều nay anh ghé qua nhà Phượng cho Phượng xem cảm tưởng về cuốn sách và gói ô mai nhé ! Anh biết nhà Phượng chưa?
- Tôi vẫn qua đó mỗi chiều.
- Sao anh không vào nhà Phượng?
Tôi nuốt nước bọt ực một cái, nuốt theo câu trách móc của Phượng. Chợt nhớ một bài thơ của Hà Mạc Tử mở đầu bằng câu trách móc của cô gái thôn Vỹ Dạ.
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió mây đường mây
Gịng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nh́n không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết t́nh ai có mặn mà
Nhà Phượng hẳn phải đẹp như thôn Vỹ Dạ. Không có căn nhà nào đẹp bằng căn nhà người yêu ta đang cư ngụ. Thi sĩ dạy tôi điều đó.
- Chiều nay anh phải vào nhà Phượng đấy.
Tôi im lặng. Bởi v́ không có thể nói ǵ hay hơn, ngọt ngào hơn với lời mời nồng nhiệt ấy. Hai giờ học tiếp, tôi ngồi vẽ căn nhà Phượng. Và buổi trưa tôi ngồi ở bàn học sửa chữa hai câu cảm tưởng. Buổi trưa dài lê thê. Thuở chờ đợi thời gian ôi rét mướt ! Tôi mong chiều về. Mong như đứa trẻ con chờ mẹ về chợ. Buổi chiều mơn trớn của tôi, nó đến thật lâu. Nó định gây sự với tôi. Tôi định gặp nó, sẽ mắng nó vài câu. Nhưng nó đến, tôi bối rối. Tôi cằn nhằn tại sao nó đến sớm thế, thong thả chút nữa không được à. Nó cự nự, nó đá vào chân tôi, nó lôi tay tôi ra đường. Tôi ngập ngừng. Rồi tôi phải đi. Tới đầu phố nhà Phượng, tôi quay về. Tôi tưởng bao nhiêu con mắt đang theo dơi tôi, đang cười chế nhạo tôi. Tôi tại tưởng Phượng đang tựa cổng chờ từng giây phút. Và tôi trở lui. Tôi tiếng, tôi lui. Tôi đi, tôi về trên cùng một con phố chẳng biết mấy chục lần. Vẫn không dám rẽ vào phố nhà Phượng. Tôi hỏi tôi có nên tới nhà nàng không. Y hệt Nguyễn Bính:
Chân bước phân vân ḷng hỏi ḷng
Có nên qua đấy nữa hay không
Không nên qua đấy nên qua đấy
Qua đấy làm chi nữa mất công
Nếu chiều hôm nay trời nhiều gió lất phất mưa lạnh và gần nhà nàng có cái hồ rộng, có lẽ, tôi sẽ giống Nguyễn Bính hơn:
Có chàng đi hứng gió heo may
Bên hồ để mặc mưa rơi ướt
Đếm măi bâng quơ những dấu giầy
Cuối cùng, tôi đành ra về. Ghé qua hàng thuốc lá, mua những một gói. Điếu thuốc lá Cotab đầu tiên tôi hút vào buổi chiều hôm ấy, buổi chiều thơ mộng nhất, hân hoan nhất và buồn bă nhất của đầu đời niên thiếu. Tiếng hát Quách Đàm từ máy thu thanh một hiệu buôn vọng ra hè phố. Tôi dừng chân, dựa lưng vô cột điện, nghe nhạc và nh́n khói thuốc ḥa mầu với sương chiều. Bài hát ngợi ca buổi chiều. "Tôi là người lữ khách, mầu chiều khó làm khuây. Ngỡ ḷng ḿnh là rừng, Ngỡ hồn ḿnh là mây. Nhớ nhà châm điếu thuốc..." Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Tôi châm điếu thuốc mới. Và nuốt khói tương tư vào phổi.
C̉N TIẾP .....
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|