Minhxotxa
member
ID 50473
03/20/2009
|
Bí mật của lăo Bob .
Bob là thằng bạn Mỹ duy nhất chơi được. Nó lớn hơn tôi hai tuổi. Đúng ra Bob là một lăo già. Tôi cũng là một lăo già. Nhưng v́ nó là người Mỹ, nên tôi gọi là nó, hoặc thằng. Người ḿnh là vậy. Hễ ngoại quốc là "nó" với "thằng" ráo trọi. Thực ra, cũng không hẳn là thế. Cũng có người được gọi bằng ông, bằng bà; chẳng hạn ông Tổng thống, ông Thượng nghị sĩ, hay ông chủ, bà chủ. C̣n ngoài ra, thường là thằng, là con hết trơn. Thằng manager, thằng sếp. Cái thói quen này có lẽ bắt nguồn từ hồi c̣n "thằng Pháp", hay xa xưa hơn nữa, "thằng Tàu". Bị những "thằng" đó đô hộ, đầy đọa, ức quá không làm ǵ được, bèn gọi chúng là thằng tuốt luốt cho hả giận. Đối với người đồng chủng th́ khác. Tùy người, có người được gọi là ông này ông kiạ Không trọng th́ gọi là cha này, cha nọ. Khi dễ mới thêm tiếng "thằng", tiếng "con", thành ra thằng cha đó, con mẹ kiạ Tuy vậy, tôi gọi Bob là nó lại không phải tôi khinh khi ǵ nó. Vả lại Bob là bạn tôi, bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng nó chơi được. Tôi với nó làm cùng chỗ, cùng ca.
Ngoài ra, chỉ có nó là đứa chịu khó ngồi nghe tôi nói chuyện bằng thứ tiếng Anh vỡ vụn (broken English). Tôi biết, có câu tôi c̣n nói ngược nữa cũng chưa biết chừng. Chẳng hạn cắt cỏ, có khi tôi gọi là cỏ cắt. Ở Mỹ cả chục năm rồi tôi đă bớt nói ngược, nhưng chắ'c chắn là tôi phát âm sai bét.
Hồi nhỏ tôi học tiếng Tây. Đang học ngon trớn Tây thua, bỏ của chạy lấy người. Chỉ ít lâu sau, ông Diệm lên, Mỹ sang. Tuy không phải học toàn tiếng Anh, nhưng Anh ngữ là sinh ngữ chính. Tây đi, mất thuộc địa, nhưng họ để lại một đám trẻ con Tây lai. Riêng tôi, thực dân để lại trong tôi mớ tiếng Pháp dở dang, chừng một dúm, chẳng xài vào việc ǵ được. Thế mà đến khi sang đây, tôi tẩy thế nào cũng không hết được cái giọng Pháp pha vào tiếng Anh, khiến nó trở thành lơ lớ khó nghẹ Lũ bạn đồng nghiệp của tôi, nói chuyện với tôi coi bộ chúng nó thấy vất vả quá. Cứ nh́n tôi đỏ mặt tía tai rặn ra từng chữ như người bị táo bón, chân tay tôi múa vung vít, chắc chúng nó cũng nản. Có thể c̣n thấy tôi có vẻ tội nghiệp. Nên đứa nào gặp tôi cũng chỉ buông ra vài câu xă giao rồi lỉnh.
Trước khi kể tiếp về thằng Bob này, tôi phải tiết lộ với quư vị độc giả nghề nghiệp tôi đă chứ. Chả là sang Mỹ lúc tôi đă ngoại ngũ tuần. Già quá rồi c̣n ǵ, phải không? Giá ngày xưa c̣n ở bên ḿnh, ra đường người ta đă gọi tôi là cụ rồi đấy. Nên suy đi tính lại, tôi không c̣n cách ǵ hơn là chui vào làm bơ trường. Người Mỹ họ gọi là custodian. Có anh bạn già đồng nghiệp người Việt của tôi cứ nhất định phát âm thành "cứt trâu điên". Nghe chẳng thanh tao chút nào. Nhưng anh ta cũng chịu không sao sửa được. Nghề custodian, tôi tạm dịch là bơ trường.
Trường học bên Mỹ này không phải như bên Việt nam ḿnh. Bên ḿnh, học sinh phải thay nhau quét lớp. Đứa nào tới phiên trực vệ sinh, đi học phải vác theo cái chổi lúa hay chổi chà. Học sinh Mỹ khỏi làm chuyện đó. Chúng nó là con nhà giàu mà. Người ta mướn custodian để làm vệ sinh lớp học, sau khi tan trường. Mà xin vào làm bơ trường cũng không phải dễ đâu nhạ Cũng vất vả trần ai lắm mới lọt vô được. Nghề chẳng vinh quang ǵ, nhưng đỡ cực hơn làm bồi pḥng khách sạn.
Thân danh là quan cách hồi xưa, nay phải đi làm bơ trường. Thoạt tiên tôi cũng tủi thân lắm. Nhưng sau thấy nhiều đứa Mỹ trắng, có bằng Tú tài (high school) cũng phải làm như tôi, nên dần dần tôi không tủi thân nữa. Hơn nữa sống ở Mỹ, có việc làm là mừng chết mồ rồi. Mặc cảm ǵ. Không làm lấy ǵ ăn? C̣n thuốc men nữa. Đâu phải như bên ḿnh. Cảm, ra chợ mua mấy viên Cétamol, vài viên Ampi, hay Tyfo thảy vào miệng là xong đâu. Bịnh là phải đi bác sĩ. Đi bác sĩ phải có bảo hiểm. Không là chết chắc. Xă hội văn minh nó bó con người ta chặt có khác ǵ bó gị.
Trở lại với thằng Bob. Nó kiên nhẫn nghe tôi nói chuyện. Mặc dù Bob là đứa vui tính, dễ chịu. Nhưng nói chuyện với một anh già như tôi cần phải có ḷng bao dung, và kiên nhẫn. Thỉnh thoảng nó c̣n sẵn sàng giảng giải cho tôi vài chữ tôi không hiểu. Vậy là tốt quá rồi chứ c̣n đ̣i hỏi ǵ hơn.
Thời gian đầu tôi làm trường trung học cấp ba, tức Senior high. Trường cấp ba thường lớn, có đến năm sáu trăm học sinh trở lên. Đông thế, nên cũng nhiều nhân viên. Trường tôi làm có đến gần cả ngàn học sinh. Bọn trẻ lớn đầu này nhiều đứa nghịch tinh lắm. Xả rác như ranh, xác kẹo cao su ăn xong chúng nó cứ vất bừa lên thảm. Thấy là phải cậy nhặt lên liền. Nếu không, ông đi qua, bà đi lại dẫm lên, miếng cao su dính bết xuống thảm, coi như vất vả. Học sinh chúng nó bầy bừa, nhưng ngược lại cũng ít có đứa nào than phiền.
Thày cô th́ mặc. Họ chẳng muốn đụng chạm đến ai. Thày cô cũng không phải như bên ḿnh, thứ bậc trên cha mẹ (Quân, sư, phụ). Tôi nhớ có đọc được ở đâu đó một câu tương tự như khẩu hiệu, người ta nhắc nhở phải kính trọng, hay tôn trọng ǵ đó con nít (Respect our children). Tôi cố gắng t́m xem có chỗ nào người ta dán câu "Respect our teachers" (Kính thày cô) không. Nhưng chưa thấy. Đông Tây không gặp nhau thật.
Làm trường cấp ba hai năm, tôi chuyển sang làm trường tiểu học. Ở đây tôi làm chung với Bob. Trường nhỏ, chỉ có ba nhân viên làm vệ sinh. Ngoài Bob và tôi, c̣n một con nhỏ Mỹ trắng. Nó mập như cái thùng tô nộ Bob dặn tôi, chớ bao giờ loạng quạng với nó, cũng đừng gây gỗ với nó làm ǵ. Giữa đêm khuya thanh vắng nó đổ vạ cho ḿnh sờ soạng bóp nắn nó, là vỡ mặt. Tôi nói với Bob: "Yên chí! Nó đáng tuổi con gái tao, tao coi nó như con tao". Bob bảo, con hay cháu, hay chắt ǵ không cần biết. Khi nó kiện là nó kiện. Mà nó đă kiện là ḿnh vỡ mặt.
Người ta sẽ bảo, không có lửa sao có khói. "Bỏ mạng sa trường nghe em." (Thực ra câu này tôi chỉ hiểu lơm bơm ư thằng Bob nó nói. Rồi diễn nôm ra như thế thôi. Chứ thực ra nó nói th́ nhiều. Nhưng tôi có hiểu được bao nhiêu. Đôi khi người ta có thể "cảm" được ư nghĩa của câu nói, mà không cần hiểu đích xác từng lời từng chữ. Trường hợp tôi với thằng Bob là vậy.
Thấm thoát tôi và Bob đă cùng làm với nhau năm năm trời ở cái trường tiểu học này.
Bà hiệu trưởng là một phụ nữ mặt mày phúc hậu. Bà ta có bằng Tiến sĩ. Bên ḿnh kiếm được cái bằng Tiến sĩ cũng ói cơm. Nếu đi dạy phải dạy đại học. Lăn vào chính trường cũng phải làm cỡ Cục nọ, Cục kia trở lên. Mả ông bà táng gần hàm rồng có thể làm tới bộ trưởng, phó thủ tướng không chừng. Riêng Thủ tướng th́ khó hơn. Chức vụ này thường do những cha ít học nắm giữ. Xưa cũng như nay. Cho nên cái đất nước ḿnh nó cứ khốn khổ hoài là vậy. Bên này Tiến sĩ nhiều như lá trên rừng. Trong học khu tôi làm, tôi biết có ít nhất một bà Tiến sĩ dạy lớp năm trường tiểu học. Ngoài cửa lớp đề tấm bảng tên bà giáo có kèm theo chữ Dr. đằng trước đàng hoàng. Tôi nghe có người bảo, bên Mỹ này, trong nghề dạy học, lớp càng nhỏ càng cần có bằng tọ V́ đối với đám nhóc, dạy chúng như uốn tre thủa c̣n măng, c̣n khó hơn dạy người lớn. Vả lại, Tiến sĩ cũng dăm bảy hạng.
Bây giờ trở lại chuyện thằng Bob, bạn tôi. Bob là thằng dễ thương. Nó tử tế, hay giúp đỡ, và vui tính. Nó rất khoái nhạc đồng quệ Nó có cả một bộ sưu tập hàng mấy trăm băng nhạc của thập niên 60, 70. Những bản nhạc thật hay. Buổi tối khi chỉ c̣n mấy đứa làm với nhau. Ba đứa ba khu vực ở ba góc trường. Bob vừa làm vừa mở nhạc Country ầm ĩ ngoài hành lang. Làm đến đâu nó lôi cái cassette tới đó. Nó bảo mở lớn thế cho cả hai đứa chúng mày, (tức tôi và con Paula) cùng nghẹ Tao không muốn ích kỷ nghe một ḿnh. Tuy nhiên, nó cũng cẩn thận hỏi: "Tao không quấy rầy chúng mày chứ?"
Tôi bảo: "Không, tao cũng như mày, tụi ḿnh già rồi. Nghe nhạc country là nhất. Chỉ sợ con Paula nó không thích. Nó c̣n trẻ."
Bob bảo: "Mày nói đúng. Tụi nhóc bây giờ chúng nó chỉ thích nhạc gào, nhạc thét. Nghe chẳng có tư nghệ thuật nào. Nhạc mà không có "rít- thầm" (rhythm) nghe như lấy cây gơ vào thùng thiếc. Nhiều đứa ca sĩ hát như la nhà cháy. Chán bỏ mẹ. Tụi đen lại c̣n sáng chế ra ba cái thứ nhạc "Rap" nghe như căi lộn, chẳng ra làm sao cả."
Tôi định nói với Bob là Việt nam tao cũng có nhạc Rap. Nhưng tôi không biết giải nghĩa sao cho nó hiểu về cái thể nhạc "ca bài cḥi" của ḿnh. Nh́n điệu bộ mấy chàng ca sĩ nhạc "Rap", thân h́nh lắc lư, hai tay múa may, xỉa xói về phía trước, tôi cứ tưởng tượng ra h́nh ảnh mấy bà Bắc kỳ xứ tôi trong vũ điệu "chửi mất gà". Thấy khó mà diễn tả cho nó hiểu. Nên tôi lại thôi. Năy giờ tôi phải diễn tả dài ḍng văn tự về thằng Bob, về cái bối cảnh nơi tôi và nó làm việc. Tôi c̣n phải nói thêm về nó thêm chút đỉnh nữa, để quư vị thấy hết được cái sự người ta ngạc nhiên ra sao. Khi câu chuyện về thằng này nổ ra như một trái bom khủng bố.
Xin quư vị cứ b́nh tĩnh đọc tiếp. Thế nào rồi cũng có lúc câu chuyện tôi kể về thằng này phải dẫn đến cái cốt lơi của nó. Tôi xin kể tiếp. Như tôi diễn tả từ đầu, thằng Bob là đứa có nhiều đức tính. Nói về nhân dáng, nó không đẹp trai lắm. V́ già rồi. Lăo già nào trông cũng hom hem, chán mớ đời. May ra chỉ hơn được mấy bà già. Đàn bà vốn thuộc phái đẹp, nên khi không c̣n cách ǵ làm đẹp nổi nữa, nhiều bà trông xuống cấp thê thảm lắm. Thằng Bob bây giờ không đẹp, nhưng hồi c̣n thanh niên chắc nó trông cũng được. Vậy mà nó không cưới vợ. Có lần tôi hỏi nó:
"Vợ con mày thế nào?"
Nó bảo: "Tao không có vợ."
Tôi hỏi tiếp: "Bỏ nhau hả?" Tôi hỏi thế, v́ cho rằng Mỹ chẳng có mấy người trong đời chỉ lấy một vợ một chồng. Con cái họ hầu hết phải ở với cha kế mẹ kế.
Nó bảo:
" Không. Tao chưa bao giờ lập gia đ́nh cả."
Tôi đùa: " Vậy là mày đâu có biết đàn bà là cái ǵ, phải không?"
Nó bảo: "C̣n lâu. Muốn, chỉ đết (date) một cái là biết. Chứ ǵ."
"Không. Ư tao nói biết là biết chuyện khác ḱa. Chẳng hạn đàn bà họ dữ hay hiền. Cái cách họ âu yếm chiều chuộng, và ngay cả chuyện họ hành hạ đàn ông ra sao ḱa."
"Như vậy th́ chưa. But, I don't care"
Thằng Bob không vợ con. Nó có mỗi ông anh duy nhất ở tuốt tận tiểu bang Alabama. Vài ba năm nó mới xuống cái tiểu bang phía Nam ấy thăm gia đ́nh anh nó một lần. Nhân thể tham dự hội Golf mùa Thu vào tháng 11. Bob nói với tôi, hồi c̣n ít tuổi hàng năm, năm nào nó cũng về thăm anh chị nó một lần. Bây giờ già, nó chán cái gia đ́nh anh nó rồi. Bà chị dâu nó càng già càng khó chịu. Ông anh nó th́ hồi đi lính sang VN chiế'n đấu, không biế't có giết oan ai ở Mỹ Lai, hay Quảng Ngăi không, bây giờ già rồi cha ấy sống như tu sĩ. Bia không uống, rượu không uống. Coca Cola cũng không sờ tới. Mở miệng ra là kêu Thượng đế (God), rồi sau đó giảng "mo-ran", nghe phát nản. Lũ con ông ta, chúng nó càng lớn càng nh́n ông chú như người dưng. Nên nó chán, chẳng muốn về thăm nữa.
Những lời thằng Bob nói tôi thấy đúng. Mười năm tha phương cầu thực tôi biết được vài điều về người bản xứ. Chẳng hạn, c̣n trẻ, bọn thanh niên rất hung hăng, và hách dịch. Làm việc chung với chúng nó nhiều khi uất lên v́ bị chúng nó bắt nạt. Có tí chức vụ ǵ hơn ḿnh là nó luôn luôn t́m cơ hội để xài xể ḿnh, chẳng thèm nể nang ǵ tuổi tác của ḿnh. Ḿnh bằng tuổi bố chúng nó, nhưng nó vẫn coi ḿnh chẳng có kư lô nào. Có dịp đểå khẳng định cái tư cách làm sếp của chúng nó, là nó cứ việc la ḿnh thoải mái. Con gái th́ ngược lại, đa số đám c̣n trẻ tụi nó rất dễ thương, mềm mỏng, nhỏ nhẹ, lịch sự. Biết kính trọng người lớn tuổi.
Về già, lại trái ngược hẳn. Những ông già đa phần sống thầm lặng, dễ chịu, xuề x̣a. Họ có vẻ khiêm tốn, nhẫn nhịn, chịu đựng. Có lẽ mấy chục năm được đời dạy dỗ, nên họ đă hiểu ra mọi thứ. Ngược lại, đàn bà càng già càng khó chịu. Mấy bà giáo già là những chuyên viên khiếu nại đủ chuyện. Âu đó cũng là cái lẽ thường t́nh. C̣n trẻ c̣n sợ mất hạnh phúc nên phải giả làm nai tợ Già rồi, mọi thứ trên người mất hết trơn rồi, có quái ǵ để mất nữa, nên những con nai tơ biến thành cọp cái cả.
Tụi này bắt đầu làm việc sau khi tan trường, phần lớn học sinh về nhà cả rồi. Nhưng vẫn c̣n một số c̣n ở lại trường, v́ cha mẹ chúng đi làm đến năm sáu giờ chiều mới về. Bob thường hay giỡn với tụi con nít. Trong lúc Bob đẩy cái xe rác dọc hành lang, bọn nhóc cứ sấn vào giỡn với nó. Chúng nhảy lên bá cổ Bob, đu trên vai, trên cánh tay nó. Đương nhiên Bob cũng giỡn lại. Hắn cắp bọn nhỏ ngang hông, quơ qua quơ lại cho chúng sợ. Thọc lét cho lũ nhóc cuời hinh hích lên. Đúng là cái cảnh ông ngoại chơi giỡn với cháu. Cái h́nh ảnh đó nếu xảy ra bên ḿnh, th́ đúng là một cảnh b́nh thường. Mặc dù, các ông già bên ḿnh thường lúc nào cũng giữ vẻ mặt nghiêm nghị. Một ông lăo chơi với con nít kiểu đó thường được giới phụ huynh nh́n với con mắt thiện cảm. Đó là một ông lăo có thể hơi mát mát, nhưng hiền. Một thứ "Lăo ngoan đồng". Và chẳng ai lo ngại một cái ǵ bất thường sẽ xảy ra.
Nhưng ở Mỹ lại khác. Tôi đă nghe người ta kể về một ông lăo người Việt thấy đứa nhỏ con Mỹ dễ thương quá, cụ bèn ôm nựng mà bị kiện ra ṭa. Cụ bảo cụ đâu có ư ǵ xấu. Cụ coi nó như lũ cháu nội ngoại ở nhà. Cụ thương cụ nựng thôi. Có ǵ đâu mà lỗi với phải. Cụ nói thế. Nhưng ông ṭa không chịu. Và cụ bị phạt. Chẳng biết câu chuyện có hay không. Nhưng cứ đọc báo chí th́ thấy câu chuyện cũng có "cơ sở", chứ không đế'n nỗi hoang đường.
Cho nên nh́n thằng Bob chơi với con nít kiểu đó tôi lo cho nó. Có lúc tôi muốn cảnh giác nó về điều này. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi lại thôi. Nó là Mỹ thứ thiệt. Nguyên chất, không có pha phách ǵ. Nó phải hiểu đời Mỹ hơn tôi chứ. Thứ Mỹ giấy như tôi mà đi dạy nó để nó biết sống sao cho Mỹ. Coi không được. Chắc nó sẽ cười rú lên khi nghe tôi khuyên nó điều đó. Trứng lại đ̣i khôn hơn vịt. Nghe làm sao vộ Vả lại thứ tiếng Anh của tôi nó cũng mờ mờ ảo ảo. Nói ra chắc ǵ nó đă hiểu. Lại hiểu lầm vô ích.
Một hôm Bob đang làm việc, nó quỵ xuống ôm ngực. Tôi hốt hoảng vội gọi số 911, xin cấp cứu. Già như nó và tôi. Đang làm mà gục xuống kiểu đó chắc lại tim mạch có vấn đề. Tôi đă thấy bữa ăn, nó ăn toàn thịt. Có nhiều lần tôi thấy nó ngồi đả một hơi hết hai miếng đùi gà bự tẩm bột chiên vàng với chút xíu bánh ḿ. Chẳng có rau rác ǵ hết. Mạch máu của nó bị nghẹt mỡ là cái chắc rồi. Tôi biết khá chắc về điều này. V́ mấy đứa khác c̣n trẻ hơn nó nhiều, có đứa mới ngoài bốn mươi đă mỗi ngày phải uống một viên thuốc hạ mỡ. Nó và tôi vừa qua tuổi sáu chục. Chuyện nó bị mạch máu đóng mỡ là chuyện thường.
Quả nhiên Bob vào bệnh viện. Và người ta đút một đoạn ống vào đâu đó trong tim nó để máu có đường mà chảy. Bob mổ. Nhà trường gửi thiệp chúc nó mau lành. Bà hiệu trưởng c̣n đích thân vào bệnh viện thăm nó. Phụ huynh học sinh có người gửi hoa, thiệp và quà vào cho nó. Rơ ràng là thằng này sống "đắc nhân tâm" đấy chứ. Khỏi bệnh, Bob đi làm lại. Ai cũng mừng cho nó. Riêng tôi là mừng nhất. Dù sao tôi cũng thấy thân nó nhất. Không có nó, tôi chẳng biết nói chuyện với ai. Thằng nhân viên tạm thế nó c̣n trẻ. Nhưng mặt khó đăm đăm. Miệng nó luôn luôn mím lại, cạy cũng chẳng ra.
Mọi chuyện trở lại như cũ. Bob vẫn vui tính. Nó vẫn đùa nghịch với bọn con nít. Tôi không c̣n để ư đến chuyện nó đùa với trẻ con nữa. Tôi nghĩ, nó cần vui vẻ như vậy để mau hồi phục. Và nếu mọi chuyện cứ thế th́ chắc chẳng bao giờ có câu chuyện này. Đúng là cuộc đời. Chẳng ai học được chữ ngờ. Cho nên luôn luôn lúc nào cũng có thể xảy ra những chuyện động trời, mà sau đó người ta chỉ c̣n biết giơ hai cánh tay lên trời rồi cho nó rơi phịch xuống và la lên: "Trời đất cha mẹ ơi! Ai mà dè chuyện đó lại có thể xảy ra chớ. Thật hết biết. Ḷng con người ta quả là sâu hơn biển cả. Không ai bẻ thước mà đo nổi."
Quư vị có thể ngờ được không? Vào một ngày thứ hai, một ngày thứ hai như bất cứ một ngày thứ hai nào khác. Nhưng thằng Bob già đă không đi làm. Tôi cứ tưởng nó lại bịnh hoạn ǵ đó. Nhưng đến tối th́ mọi tin tức nóng hổi đă đến tai mọi người. Thằng Bob bị bắt. Nó bị hai xe cảnh sát đến nhà c̣ng tay dẫn đị Vậy là thằng này phạm tội. Mà tội ǵ? Ai biết. Hàng chục nghi vấn được nêu lên. Mọi người nghe tin ngơ ngác nh́n nhau tự hỏi. Thằng Bob bị cảnh sát múm rồi. Điều đó là chắc chắn. Nhưng v́ sao? V́ lư do ǵ? Chẳng ai biết. Người ta đoán già đoán non. Rồi người ta cảm thấy tội nghiệp cho nó. Chắc nó bị hàm oan về chuyện ǵ đó. Mặc dù người ta chẳng biết là chuyện ǵ. Nhưng người ta vẫn cứ nghĩ trước là nó oan đă. Thằng hiền quá mà.
Phải, ở đời này người ta bị oan ức thiếu ǵ.
Nhưng thằng Bob này th́ sao? Chỉ một ngày sau câu hỏi đă được giải đáp.
Thằng Bob, cái thằng già vui tính hay chơi giỡn với trẻ con bị bắt v́ phạm tội lạm dụng t́nh dục con nít. Trời đất thiên địa ơi! Tin được không? Tin th́ tin được chớ. Đời nay, và ở cái xứ văn minh và tự do nhất thế giới này, một chuyện như thế đâu có ǵ là lạ nữa. Những ông linh mục ở Boston, ở Cali c̣n vướng hà rầm, th́ một lăo già như thằng Bob có phạm vào cái tội như thế th́ có ǵ là lạ.
Nói th́ nói thế. Nhưng câu chuyện thằng Bob già can tội sờ mó đám con nít mà nó vẫn chơi giỡn hàng ngày vẫn là một cú "sốc" ghê gớm đối với mọi người. Người ta thi nhau phát biểu sự ngạc nhiên. Người ta bảo nó là một lăo già tốt. Một lăo già vui vẻ. Hầu hết người ta có cảm t́nh với lăo. Một con người thân thiện, dễ mến. Vậy mà, vậy mà.
Không tin nhưng vẫn phải tin. V́ nhân viên điều tra hỏi nó, nó đă khai huỵch toẹt hết. Nó nhận hết mọi chuyện. Nó c̣n khai thêm ra cả chục vụ trước đây nó đă làm. Nó c̣n bảo, nh́n bọn trẻ con nó thấy "nổi hứng" lên. Nó không chối ǵ hết. Cứ theo những bài báo thuật lại th́ thằng Bob khai tỉnh bơ, với một thái độ cứ cho là thành khẩn đị Nhưng rất thoải mái. Như thể nó khoe khoang thành tích. Nó cũng chẳng có vẻ ǵ là hối hận. Nó khai như một người khai bệnh của ḿnh với bác sĩ. Cả cái thành phố hẻo lánh vốn trầm lặng xưa nay, người ta ồn lên. Cả học khu đều giật ḿnh. Người ta có cảm tưởng bị thằng Bob già lấy cây đập vào gáy. Họp hành liên miên, phân tích, mổ xẻ, và đề ra các biện pháp. Quan hệ giữa các giới tự dưng đứt rời rạ Cha mẹ học sinh nghĩ đến chuyện ôm con cái ḿnh chặt hơn. Đám bơ trường không c̣n tươi cười nữa. V́ một lăo già có vẻ mặt tươi cười đă phạm cái tội tày trời đó, th́ tốt hơn hết là đừng tươi cười nữa, người ta nh́n sẽ bớt thấy khả nghi hơn.
Đám custodian phải làm mặt nghiêm nghị, để trước hết xua bọn trẻ con ra xa đă. Không cho chúng nó đến gần, để tránh rủi ro, bị hiểu lầm. Không đùa giỡn ǵ nữa. Phụ huynh học sinh cũng vậy. Họ cảnh giác đề pḥng. Trong cái đám người dọn dẹp, từ trước đến nay vẫn được xem là vô hại, nay đang trà trộn vào những kẻ đáng ngờ. Trong cái đám già lăo kia, biết ai là thiên thần, ai là ác quỷ. Cái lăo già mặt mày cau có kia có thể là thiên thần. C̣n thằng cha mặt mày tươi rói cười hiền như ma sơ kia, biết đâu chẳng là ác quỷ.
Chịu, không ai biết được. Cũng giống như sau vụ 11 tháng 9, nhiều người bỗng mắc căn bệnh nh́n ông Ả Rập có râu nào cũng thấy giống lăo Bin Laden. Vậy tốt hơn hết là cứ phải đề pḥng. Phải đào hào, cắm chông chung quanh ḿnh để tự pḥng thủ thôi. Người ta trồng hoa xen giữa những băi chông để nguỵ trang và thả sen trên những hào nước. Con người càng ngày càng lịch sự, một nụ cười luôn luôn được gắn sẵn trên môi. Nhưng bên trong, càng ngày người ta càng co rút lại sau tuyến pḥng thủ. Người ta đào hào đắp lũy trong tâm hồn ḿnh. Giữa những cái hào nháng của thế giới vật chất người ta đang tạo dựng nên những tầng địa ngục. Cuộc sống bị phân cách ra làm hai. Phần vật chất đẹp như Thiên đàng. Nhưng bên trong tâm hồn con người ta, lửa địa ngục đang rừng rực cháy, mỗi ngày mỗi to hơn.
Trong đám phụ huynh học sinh đă gửi hoa cho thằng Bob lúc nó nằm bịnh có người c̣n phát biểu như thể họ tiếc những bông hoa đă gửi đi. Không ai hiểu chắc lư do nào đă khiến thằng Bob làm thế. Riêng tôi, kể từ sau khi thằng Bob bị bắt, tôi không c̣n gặp nó nữa, dĩ nhiên. Không c̣n thằng bạn nào đủ kiên nhẫn ngồi nghe tôi nói tiếng Anh bồi. Thằng thay thế Bob c̣n trẻ. Mà bọn trẻ này tôi rất sợ. Nếu chúng nó không phải sếp để đ́ được ḿnh, th́ chúng nó cũng bắt nạt ḿnh cách khác.
Cái bọn hung hăng ấy chúng chỉ muốn đá cổ ḿnh ra. Thời buổi công ăn việc làm khó kiếm. Cái công việc mạt rệp này bây giờ cũng trở thành béo bở. Khi trước người ta cần những thằng không biết nói nhưng chịu khó làm như trâu kiểu tôi để làm những công việc vớ vẩn này. Nhưng bây giờ có đứa bảo: "Cái đám hạ tiện đó chúng nó sang đây cướp hết việc của ḿnh."
Nhưng thôi, kệ chúng nó. Bá nhân bá tánh. Lẻ tẻ vẫn c̣n những kẻ nặng đầu óc kỳ thị. Nhưng ông nhà nước không kỳ thị, ổng bảo vệ ḿnh là được. Chúng nó nghĩ ǵ về ḿnh, cứ nghĩ. Nhưng đừng nói ra, đừng tỏ ra thành hành động là được. Sự b́nh đẳng thực sự sẽ đến sau vài thế hệ nữa.
Riêng trường hợp thằng Bob già. Bây giờ th́ nó xứng đáng bị gọi là thằng già Bob. Tôi suy nghĩ măi về trường hợp của nó. Tại sao? Tại sao?
Thằng Bob đă làm công việc này bảy tám năm trời, không điều tiếng ǵ. Tại sao sau cơn bệnh tim nó lại đổ đốn ra như thế?
Khi bị bắt, bị điều tra, nó chẳng chống chế biện bạch ǵ hết. Nó nhận tội dễ dàng, thoải mái. Nó c̣n khai huỵch toẹt ra hàng chục trường hợp khác. Một thái độ cực kỳ thanh thản, tự giác và khó hiểu. Thằng này muốn ǵ? Chắc những người điều tra chẳng ai thắc mắc hỏi nó về những điều đó. Nó nhận tội là đủ. Người ta chỉ cần có đủ bằng chứng để tống nó vào tù. "Cách ly" nó với xă hội. V́ nó đă trở thành một thành phần nguy hiểm. Thế thôi.
Nhưng lời phỏng đoán của tôi lại khác. Tôi cho rằng chính những suy nghĩ của Bob trong những ngày nó nằm trên giường bệnh đă dẫn đến cái hành động của nó. Nó là một lăo già độc thân. Nếu một mai nó già hơn nữa, và bệnh hoạn, ai chăm sóc nó. Nó không có vợ con. Trông cậy ǵ ở anh chị nó, và lũ cháu. Người già ở đây là những kẻ cô đơn. Nó là kẻ cô đơn nhất trong đám những kẻ cô đơn. Cho nên nó chợt phát hiện ra một chân lư; nó thấy nhà tù chính là một nơi chốn yên ổn, tốt đẹp nhất. Ở đó, nó được nuôi ăn, được chăm sóc thuốc men. Có thể khỏi cần làm ǵ cả. Hoặc có làm cũng làm vớ vẩn. Nhà tù ở đây là nơi chốn lư tưởng cho hắn dưỡng già.
Hắn từng đọc báo, xem phim phóng sự, nên biết ở tù thời nay như thế nào. Tù nhân chỉ mất có mỗi một thứ; đó là tự dọ Cái món này, từ khi sinh ra nó đă có sẵn. Sáu mươi năm cuộc đời hắn xài nhăo ra rồi. Hắn đâu có thèm khát ǵ cái món chẳng c̣n ǵ là quư hiếm đối với hắn nữa. Bây giờ hắn chỉ muốn được thoải mái, khỏi phải lo ăn, lo mặc, lo thuốc men bệnh hoạn. Lo để dành tiền mua đất chôn, hay trả tiền cho nhà thiêu xác khi hắn chết. Thật khoẻ, khi thoát khỏi những mối bận tâm đó.
Hắn đă già, hắn lại bị bệnh tim, sống nay chết mai. Hắn c̣n ham ǵ cái món tự do ấy nữa. Chỉ có tôi, gần hết cuộc đời tôi thèm khát tự dọ Bây giờ tôi mới cần, mới quư tự do ghê gớm đến như thế. Chứ c̣n nó, thằng Bob già mất nết, biết đâu nó chẳng chợt ngộ ra cái chân lư: "Cuộc sống vốn vô thường". Hắn ta cần buông bỏ hết. Vào tù, thân xác bị bó buộc thật đấy. Nhưng bù lại, hắn cởi bỏ được những ràng buộc khác. Khỏi lo "biu" điện nước, tiền nhà, tiền bảo hiểm. Khỏi lo "lê-óp". Mọi thứ. Tất cả đă có nhà nước lọ Một năm nhà nước bỏ ra đến sáu chục ngàn đô để chi phí cho một người tù. Hơn lương của một kỹ sư mới ra trường. Tại sao hắn lại không chọn làm người thụ hưởng cái khoản đó, thay v́ phải móc túi ra đóng thuế cho đứa khác hưởng.
A, cái thằng vậy mà khôn. Nếu quả thật nó suy nghĩ như vậy th́ thằng này đúng là một lăo cáo già. Nhưng mà, tôi cũng chỉ đoán già đoán non vậy thôi. Ai biết cái động cơ thật sự đàng sau hành vi của Bob là ǵ. Nó sẽ ra ṭa, sẽ đi tù. Và khi nó ra tù, nếu nó c̣n sống để có ngày ấy. Đă chắc ǵ khi ấy tôi và nó c̣n có dịp gặp lại nhau. Mà có gặp, đă chắc ǵ nó nói khi nghe tôi hỏi. Thay vào đó biết đâu trên khuôn mặt nó chỉ là cái vẻ cười cười, như kiểu nụ cười đầy bí ẩn của nàng Mona Lisa.
ThànhVăn
oOo
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|