Minhxotxa
member
ID 50648
03/26/2009
|
Những mảnh đời .
Ái Khanh, 14/11/03
Bách tắt bớt ngọn đèn trên lối đi rồi bước vào, nh́n người khách cuối cùng đang gục đầu ngủ trên bàn, ngổn ngang chén dĩa và những vỏ bia, chàng quan sát gương mặt người khách độ chừng không quá hai mươi lăm tuổi. Bách lay tay cậu ta:
- Dậy đi chú em! Quán đóng cửa lâu rồi. Người khách trẻ cố nhướng mắt lè nhè:
- Xin lỗi ông chủ nhé! Tôi mệt quá...
Bách cười dễ dăi:
- Tôi không phải là chủ, chỉ là người làm công cho tiệm này thôi. Thấy chú ngủ say quá tôi để cho chú ngủ... Nè chú em đừng buồn nhé! Chú em c̣n nhỏ mà sao nhậu nhẹt quá chừng vậy?
Chàng thanh niên như tỉnh người khi có người chỉ trích ḿnh. Chàng ngồi thẳng người lại, móc túi lấy ví tiền ra, hỏi:
- Ông tính tiền giùm tôi. Xin lỗi đă làm phiền ông.
Bách thấy hối hận v́ biết câu nói của ḿnh có lẽ đă làm người khách trẻ phật ư, chàng đến quày lấy biên lai tính tiền đưa cho người khách. Chàng thanh niên đưa số tiền và bảo:
- Ông khỏi thối lại.
Bách nhẩm tính số tiền típ quá nhiều nên móc túi trao lại tờ $10 và bảo: - Tôi chỉ nhận tượng trưng chút ít cho cậu vui thôi. Giữ mười đồng lại để tiêu việc khác!
Chàng thanh niên nhướng mắt nh́n người đối diện, cười bảo:
- Cám ơn ông. Lần đầu tiên có người làm nhà hàng "chê" típ.
Bách cười cởi mở:
- Tại thấy chú em trẻ cỡ thằng con của tôi khiến tôi... chạnh ḷng!
- Con chú giờ ở đâu? Chàng thanh niên đổi cách xưng hộ
- Vượt biên, bị bắt nó lao đầu xuống nước để trốn, bị Việt Cộng đem lên bắn chết ở băi biển Cà Mau rồi!
Và như nhận thấy ḿnh đă đi quá xa, Bách cười bảo:
- Thôi khuya rồi, chú em về đi. Tôi phải đóng cửa tính sổ nữa. À chú em tên ǵ?
Người trẻ tuổi đăm đăm nh́n người đàn ông đối diện rồi hỏi:
- Chú thương con chú lắm hả? À c̣n vợ chú đâu?
Bách nghe buồn buồn và thân thiện thay đổi cách xưng hô:
- Vợ chú cũng bị bệnh rồi mất sau khi thằng con chú chết. Lúc đó chú c̣n ở trong trại cải tạo. Tội nghiệp bả, một đời chỉ biết hy sinh cho chồng con mà chẳng được ǵ cả... Tự dưng người khách trẻ giận dữ, nói với giọng gay gắt:
- Thôi, chú đóng cửa về đi! và cậu ta lững thững bước đi ra cửa với những bước chân chập choạng. Bách ái ngại:
- Liệu có lái xe được không đó?
Cậu ta ngoáy cổ lại:
- Dạ cháu ngủ năy giờ tỉnh rồi, không sao đâu. À hồi năy chú hỏi tên cháu quên nói cháu là Nguyên, Lê Hoàng Nguyên. Bách ngạc nhiên khi thấy thái độ lúc vô lễ, lúc rất nhă nhặn của người khách trẻ này nhưng chỉ biết lắc đầu nh́n theo rồi đóng cửa lại. Có tiếng người vọng ra:
- Khách về hết chưa? Sao lâu quá vậy chú Bách?
- Dạ, xong hết rồi! Tôi vào ngay "ông chủ"!
*
Bách qua Mỹ theo diện học tập cải tạo, được bảo trợ đem về ở miền Bắc tuyết lạnh cóng một thời gian. V́ tuổi già sức yếu chưa chịu lạnh nổi nên chàng xin đổi về đây. Bước đầu bơ vơ được hội thiện nguyện giới thiệu cho công việc rửa dọn tại quán ăn này, sống với người chủ già tốt bụng đă gần một năm nay. Bách bằng ḷng với công việc hiện tại. Thấy ông chủ thích đọc báo chí tiếng Việt nên Bách mua dài hạn vài tờ báo về đọc chung với ông. Sau đó thấy Bách có tŕnh độ nên dần dần ông trao sổ sách cho Bách trông coi.
Nhiều lần ông kể lể tâm sự: "Trước kia vợ tôi và tôi cùng đi làm công cho người ta, ao ước có tiền mở tiệm ǵ buôn bán sống qua ngày, chúng tôi dành dụm từng đồng từng cắc để sang tiệm này. Mới xong giấy tờ, bả đi nhà băng bị cướp đột nhập, có người trong đám khách hàng chống cự nên tụi cướp bắn xả vào trúng ngay vợ tôi... Bả chết rồi, tôi cũng chẳng muốn làm ăn ǵ nhưng tôi nằm mộng thấy bả về khuyên tôi nên làm tiếp tục v́ đó là ư nguyện của bả. Cho nên tôi mới ráng cầm cự tới nay đó chú ơi. Nói thiệt nhiều lúc vắng khách tôi thấy chẳng muốn duy tŕ cái tiệm; giờ có chú cũng đơn chiếc, thôi th́ có mắm ăn mắm, có muối ăn muối tụi ḿnh ráng đi vậy!"
Từ một người làm công, Bách hiển nhiên thành người phụ tá đắc lực cho ông chủ. Bách đáp lại tấm ḷng của người chủ già tốt bụng bằng cách chiều chuộng khách hàng, siêng năng cần mẫn trong công việc nên nhà hàng trở nên đông khách.
Có một dịp Bách đang buồn nên trang trải tâm sự của ḿnh qua một truyện ngắn. Ông chủ đọc được, một hai đ̣i đăng báo. Bài gửi đi chưa đầy ba tuần lễ, báo được lên khuôn kèm theo truyện ngắn của Bách. Ông hí hửng đi khoe với khách hàng. Rồi, vài chục tiền nhuận bút được gửi tới Bách cũng như ông chủ thấy vui vui... Và từ đó ông chủ với người làm công trở nên gắn bó trong những khi bàn luận về văn chương thi phú với nhau thật là tương đắc...
*
Chiều nay, quán chỉ lưa thưa vài khách th́ người khách trẻ đêm qua bước vào.
Bách vui vẻ:
- Ồ, cháu... cháu ǵ nhỉ? Ờ, cháu Nguyên hả?
Nguyên lầm ĺ, mặt mũi lại buồn hiu. Bách ṭ ṃ cố ư gợi chuyện:
- Hôm nay sao mặt mày buồn vậy cháu?
Nguyên không trả lời câu hỏi, chỉ bảo:
- Cho cháu trai Heineken đi chú!
Bách không hỏi nữa, chỉ đi lấy cho Nguyên chai bia nhưng ḷng không khỏi thắc mắc tại sao thằng bé này cứ say sưa và như có tâm sự ǵ. Để chai bia xuống bàn, Bách đi lo việc khác, chỉ chưa đầy mười phút Nguyên lại bảo:
- Chú ơi, cho cháu chai nữa đi.
Im lặng phục vụ khách, Bách chẳng hỏi thêm. Nhưng đến chai thứ sáu th́ Bách không c̣n dằn được ḷng ḿnh, chàng cầm chai bia đến bên Nguyên cố gắng trầm giọng:
- Cháu Nguyên! Chú xin lỗi v́ chú coi cháu ngang tuổi với thằng Bi, con trai của chú, nên chú mới nói, cháu có tâm sự ǵ phải không? Hôm qua cháu uống đă nhiều rồi, đêm nay cũng vậy. Cháu c̣n quá trẻ, quá nhỏ, cháu nghe chú đi nhé, đừng uống nhiều như vậy không tốt đâu!
Nguyên ngước mắt nh́n Bách, chưa kịp trả lời th́ một đám sáu người ồn ào bước vô Nguyên ngưng bặt. Bách dẫn khách vào bàn lấy nước, lấy "order" cho khách xong quây lui với Nguyên, nhỏ nhẹ:
- Thấy cháu c̣n trẻ, cứ uống bia hoài như vậy, chú chen vào cháu đừng giận nhé.
Nguyên thắc mắc:
- Bộ chú quan tâm tới cháu thiệt vậy sao?
Bách gật mạnh đầu nói như cam kết:
- Chú nói thiệt mà!
Nguyên như vẫn chưa tin ở ḿnh, vặn lại:
- Sao cháu uống tiệm nào họ cũng như muốn cháu uống cho nhiều để "móc" tiền cháu; c̣n chú kỳ vậy?
- Ấy! Chú khác người ta điểm này đó cháu à.
Bách ngưng ngang khi có khách gọi. Sau khi nhân viên đem thức ăn lên cho khách, Bách lại trở lại bên Nguyên, dỗ dành:
- Cháu Nguyên nè, cháu có thể cho chú biết sao cháu cứ say sưa hoài được không?
Bách thở dài rồi bảo:
- Kể ra chú cũng không hiểu tại sao chú lại quan tâm tới cháu, có lẽ chú quá thương nhớ con trai chú... Thật tội nghiệp!
Nguyên hỏi:
- Chú có rảnh để nghe cháu tâm sự không?
- Chú sẵn sàng, cháu cứ nói đi!
- Cháu không muốn kể trong khung cảnh ồn ào này!
Bách suy nghĩ giây lát rồi bảo:
- Thôi, chú tính thế này: Sáu giờ chiều mai tại hồ Eola cháu đợi chú ngay ở đó. Chú sẽ ngồi tại băng ghế ngay trước tiệm bán bắp rang và nước ngọt đợi cháu... Cháu biết chỗ đó chứ? Tại đó c̣n có cho thuê thuyền đi nữa
- Dạ! Cháu sẽ ra đó đúng giờ.
- OK! Bây giờ cháu đừng uống nữa nghe, ăn ǵ đi?
- Thôi, cháu không đói, chú cứ cản hoài cháu không uống nữa...
- Cháu về ngủ một giấc cho khỏe đi! Chẳng biết có đi làm ǵ không mà cứ có tiền ăn nhậu hoài...
- Chú đừng lo. Cháu sẽ kể hết cho chú nghe chiều mai...
*
Khi Bách đứng tựa người vào lan can nh́n xuống hồ th́ Nguyên đưa tay vỗ nhẹ vai chàng.
- Chào chú! Cháu tưởng cháu xuống sớm ai ngờ chú có mặt đây rồi! Chú có muốn chèo xuồng con ngỗng ra giữa hồ không? Cháu mời chú ra giữa hồ ḿnh nói chuyện cho vui...
Hồ Eola là một thắng cảnh đẹp của Florida, mỗi chiều khách thập phương tụ lại để ngắm cảnh, dạo chơi, chèo thuyền, đi bộ v.v... Khi Bách và Nguyên ra giữa hồ rồi, họ buông tay chèo để ngắm nh́n hoàng hôn.
Bách nghe ḷng dịu xuống, chàng nh́n sâu vào gương mặt của Nguyên:
- Chú muốn biết v́ sao cháu cứ say sưa? Chú thú thật, chú thấy cháu trạc tuổi thằng con chú, chú nhớ nó quá...
Nguyên nuốt nước miếng, cố lấy giọng tự nhiên:
- Chú là người đầu tiên nghe cháu tâm sự. Cháu khổ lắm chú Bách ạ... Có lẽ chú cũng nghe phong thanh về hoàn cảnh cháu rồi mà chú không biết cháu là ai đó thôi...
- Cháu cứ kể đi, làm chú hồi hộp quá!
Bách thúc giục. Nguyên trầm ngâm một lúc rồi như cố moi hết trí nhớ, sắp xếp câu chuyện để kể tất cả chi tiết cho "người bạn" mới quen... Giọng Nguyên đều đều:
- Cháu với ba, mẹ cháu qua Mỹ chỉ ba năm nay thôi. Mẹ cháu trước kia là người đàn bà rất tốt, sống lo cho gia đ́nh rất chu đáo... Bố cháu sau khi cải tạo về, một tay mẹ cháu lo toan từ cái ăn, cái mặc... Khi qua Mỹ theo diện học tập cải tạo, mẹ cháu và cháu được họ xin vào làm chung một chỗ..."
Im lặng một lúc, Nguyên hít một hơi dài như thu lấy sự can đảm để kể tiếp:
- Cháu thật sự không thể nào hiểu được tại sao, nguyên nhân nào đă thay đổi tâm tính mẹ cháu. Bà bắt đầu tập đua đ̣i ăn diện, về nhà mọi việc không hề đụng tới... cứ mướn hết bộ phim Tàu này sang bộ phim Tàu khác... cứ ngoài giờ đi làm về là xem phim, chẳng hề để ư ǵ đến bố cháu cả. Hôm trước, mẹ cháu mặc bộ quần áo mới mua vừa sặc sỡ vừa hở hang, bố cháu bảo:
- Anh thấy bộ đồ này không hợp với em.
Chỉ một câu nói của bố cháu mà mẹ cháu lồng lộn lên:
- Ừ, Tôi vậy đó, anh làm ǵ tôi?
- Và rồi chú ơi! Trong sở cháu họ bàn tán về mẹ cháu và một người đàn ông khác... Họ xầm x́, họ nói bóng nói gió cháu khổ quá... Cháu bắt đầu say sưa từ đó... và tuần rồi, trong giờ làm việc ca đêm, cháu mệt quá, trong giờ ăn, ra xe để t́m một giấc ngủ ngắn cho tỉnh người th́ thật... khốn nạn, mẹ cháu và người đàn ông kia đang ở trong xe cháu... Cháu vào pḥng vệ sinh mà khóc. Ai hỏi ǵ cháu cũng không nói được; khổ nhất là lúc về nhà, cháu nói với mẹ cháu điều cháu bắt gặp, bả bảo:
- Mầy có kể với bố mầy th́ tao và "họ" - ám chỉ người đàn ông chung sở - càng sớm được gần nhau thôi...
Điều đau đớn cho cháu nhất là mẹ cháu vẫn được sự nể nang, tin tưởng của bố cháu. Cháu không hiểu bố cháu cố bám vào ảo vọng hay là không biết thật? Cháu hỏi thực chú, chú nghe thiên hạ đồn đăi về chuyện gia đ́nh cháu hay chú chỉ v́ thương con chú mà quan tâm tới cháu vậy? Chú nghĩ cháu có nên cho bố cháu biết chuyện hay cứ để yên như vậy???
Nh́n trân trối vào gương mặt đầm đ́a nước mắt của Nguyên, nghe tâm sự của cậu ta, Bách tưởng chừng như máu ḿnh đông đặc lại. Chàng muốn bước sang phía Nguyên vỗ về, nói một câu ǵ thật thân thiết nhưng sợ thuyền mất thăng bằng nên thôi. Nguyên lập lại:
- Chú im lặng vậy là chú có nghe thiên hạ nói nhiều về gia đ́nh cháu rồi phải không? Họ đâu có hiểu, cứ chửi cháu sao say sưa hoài?
Bách thành thật:
- Quả thật, chú không hề biết. Nhưng khi nh́n cháu đau khổ, chú đoán được cháu có sự đau khổ... chẳng hạn như người yêu đi lấy chồng...
- Nếu cháu bị con gái "cho de" chắc cháu cũng không khổ bằng điều mẹ là người cháu yêu thương nhất giờ... như vậy, cháu chẳng biết làm sao; mà nhất là bố cháu, ổng không biết ǵ cả... chú có giúp giùm ư kiến cho cháu được trong vấn đề này không? Cũng v́ không nói được với ai nên cháu sinh ra say sưa đó chú ạ... Hoàng hôn đă dần buông trên mặt hồ..., gió nhè nhẹ xô đẩy chiếc thuyền của Bách và Nguyên đang ngồi... Bách hỏi Nguyên để xóa bớt im lặng:
- Bây giờ nếu có một bà tiên hiện ra hỏi cháu ước điều ǵ, cháu ước ǵ?
Nguyên đáp nhanh không suy nghĩ:
- Ước sao cho mẹ cháu hồi tâm v́ cháu tội nghiệp và thương bố cháu quá. Ở tù bên ấy qua đây chưa bao lâu giờ có thể sẽ lănh thêm những đau thương nữa! Bách lặng người, mím môi để đè dấu xúc cảm. Ai bảo tuổi trẻ quên mất cội nguồn khi đến xứ người? Chàng nói thật lớn như muốn vỡ không gian:
- Chú tin chắc một ngày nào đó mẹ cháu sẽ tỉnh mộng!
Sau khi trút được tâm sự cùng Bách, Nguyên vừa chèo thuyền vừa khóc sụt sùi... Bách thương cảm:
- Cháu cứ khóc một lần cho thỏa thích đi! Chú cũng cám ơn cháu đă tin tưởng mà kư thác tâm sự. Phần chú, chú tin tưởng những tâm hồn thánh thiện sẽ được đền bù xứng đáng... Chuyện này tạm thời đừng cho bố cháu biết, từ từ chúng ta sẽ tính lại.
Trong tranh tối tranh sáng, tiếng chèo của Nguyên và Bách khua động ḍng nước để vào bờ.
Trước cơn gió ngược, Bách tự hỏi đến lúc nào thuyền mới cập được bờ? Và Bách nhủ thầm: "Ḿnh phải làm một cái ǵ đó trước khi thảm kịch xảy ra!!!".
oOo
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat