Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Truyện ngắn >> Người Việt tại Anh Quốc

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 Minhxotxa
 member

 ID 57280
 11/23/2009



Người Việt tại Anh Quốc
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Người Việt tại Anh Quốc

Quốc Hưng, 21/02/2005



Theo thống kê sơ bộ những năm vừa qua th́ số lượng người nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh đang tăng lên kinh khủng. Nếu so sánh với số lượng năm sáu chục ngàn người nhập cư lậu mỗi năm vào hồi thập niên 90 th́ con số hơn 160000 người chính thức đệ đơn xin tỵ nạn và nhiều ngàn người khác đơn thuần chỉ trốn ở lại làm ăn bất hợp pháp trong năm vừa qua quả thật là một diễn tiến rất đáng lo cho nước Anh. Tính riêng lượng người Việt nhập cư trái phép vào nước Anh cũng đă lên đến khoảng một ngàn người trong năm vừa quạ Đại đa số người Việt tập trung tại London là thủ đô nhộn nhịp và giàu có của Anh. Một số ít t́m đường thoát lên các thành phố lớn phía Bắc như Birmingham và Manchester. Để đối phó với t́nh h́nh dân nhập lậu ngày càng nhiều như hiện nay, chính quyền Anh hầu như chưa t́m ra một phương pháp hiệu quả nào để ngăn chặn làn sóng đó.
So sánh với đại đa số các quốc gia khác, nước Anh đă cho người tỵ nạn VN nói riêng và các giống dân tỵ nạn khác nói chung rất nhiều phúc lợi xă hội. Có nhiều người ca ngợi nước Mỹ là vùng đất tạo nhiều cơ hội nhất cho người tỵ nạn và cho mọi người đời sống dễ dàng hơn hẳn các xứ sở khác. Tuy nhiên có những người đă từng sống ở Mỹ nhiều năm lại có nhận định khác hẳn. Theo họ cuộc sống tại Mỹ quá bon chen,

Mỹ quốc quả thật là một xứ sở tạo nhiều cơ hội cho những người khỏe mạnh lập chí vươn lên nhưng lại không cung cấp một hệ thống an sinh xă hội tốt cho những người già cả, ốm yếu và thất nghiệp. Anh Quốc quả thật đă có một hệ thống an sinh xă hội rất tốt. Những người thất nghiệp tại Anh được hưởng lương thất nghiệp đều đều cho tới khi anh/ chị ta kiếm được việc làm toàn thời gian. Cần phải nói rơ ràng là lương thất nghiệp tại Anh quốc không phải là mức lương chết đói mà là mức lương tương đối đầy đủ thoải mái cho người ta sống khá đàng hoàng sau khi đă chi trả mọi chi phí sống căn bản như gas, điện, nước.

Chính phủ lại trả giúp tiền nhà, cho trẻ em học miễn phí, y tế... Chính phủ rất ưu tiên chăm sóc cho người già, người tàn tật và trẻ em. Trước 1995, sinh viên đại học không phải đóng tiền học, tuy nhiên do ngân sách giáo dục thâm thủng nên kể từ năm 1995 sinh viên phải đóng £1000 mỗi năm và hiện nay nghe đâu đă tăng lên gấp đôi rồi.

Người Việt thực tế đă được hưởng ưu đăi lớn từ trước tới giữa thập niên 1990 do xă hội Anh c̣n hết sức bao cấp. Đáng lẽ trong điều kiện được trợ giúp hết sức tốt đẹp đó th́ người Việt phải nắm cơ hội để vươn lên như các giống dân di cư khác mà điển h́nh là Trung Quốc và Pakistan nhưng đáng tiếc là đại đa số người Việt không tận dụng được mảy may cơ hội nào.

Phần đông người Việt tại Anh ra đi từ miền Bắc VN suốt khoảng thời gian từ sau 1975 đến năm1989 là năm chính phủ Anh Quốc quyết định đóng cửa trại tỵ nạn VN tại Hongkong. Hầu hết những người này ra đi v́ lư do kinh tế là chính do họ vốn là ngư dân hay nông dân ven biển miền Bắc. Số ít hơn là người VN ra đi từ miền Nam, họ vượt biên qua Thái Lan hay Indonesia sau đó được Anh Quốc cưu mang. Ngoài ra c̣n phải kể đến một lượng khá lớn người Việt gốc Hoa ra đi trước khi có chiến tranh biên giới giữa VN và Trung Quốc thời kỳ 1979-1980.

Rất nhiều người Việt có một tính cực kỳ xấu xa đó là tính ỷ lại sống dựa. Nhận thấy việc xin lương thất nghiệp dễ dàng mà ngành công nghiệp may mặc của nước Anh lúc bấy giờ cũng như các công việc cấp thấp như phục vụ trong nhà hàng cần lao động trả lương thấp lại đang thiếu nhân công nên đại đa số người Việt khai báo thất nghiệp để được ăn lương trợ cấp trong khi đó th́ đi làm rất chăm chỉ để kiếm tiền mà không hề khai báo.

Rất nhiều người đă trở nên giàu có nhưng khi họ muốn tiến xa hơn để mua nhà, mua cửa tiệm th́ họ không trả lời được nguồn gốc vốn liếng có từ đâu ra. Pḥng thuế nước Anh hoạt động rất hiệu quả. Có những trường hợp như gia đ́nh VN nọ dư tiền rồi liền nhảy ra mua biệt thự đắt tiền, ngay sau đó pḥng thuế lập tức điều tra số tiền ấy từ đâu ra, rốt cuộc gia đ́nh nọ trả lời không được nên bị phạt một khoản tiền thuế rất lớn đến nỗi phải bán nhà đi trả nợ.

Do đó người Việt giàu có tại Anh đa phần ở nhà tập thể nghèo nàn (tại London đất chật người đông nên nhà tập thể c̣n khá phổ biến) mà chơi toàn xe thể thao mui trần mới toanh. Theo chủ quan của người viết th́ người Việt tại Anh sở dĩ không có những người tự lập rồi trở nên giàu có như người Việt tại Mỹ đó là v́ những lư do sau:

1. Hệ thống an sinh xă hội (welfare) của Anh quá bao cấp so với Mỹ. Do nước Anh thời đó dễ dàng trợ cấp lương thất nghiệp thay v́ chỉ trợ giúp 6 tháng như nước Mỹ nên người dân sống lười, ỷ lại. Nhiều người Việt không những khai man thất nghiệp để được hưởng trợ cấp xă hội mà c̣n có một số không ít người giả bệnh giả tật gạt tiền trợ cấp người tàn tật của chính quyền Anh.

Chính hệ thống bao cấp của Anh khiến thế hệ trẻ của Anh bị ỷ lại hư hỏng không ít, vô số thiếu nữ sớm có con rồi lại sinh con đều đều để được ở nhà hưởng trợ cấp nuôi con (nên nhớ trợ cấp nuôi trẻ khá lớn so với nhu cầu của đứa bé do đó không thiếu bậc cha mẹ vô trách nhiệm lại dựa vào đám con để có tiền hút xách, rượu bia trong khi con cái mặc cho nheo nhóc).

Người Việt vốn đă có xuất phát điểm từ một xă hội mà tính ỷ lại c̣n rất lớn, đặc biệt lại đă quen với cuộc sống bao cấp vô trách nhiệm của "thiên đường" xă hội chủ nghĩa VN nên tại đây đặc điểm này lại càng được họ phát huy đến đỉnh cao của thời đại. Đa số người Việt v́ thế sống dựa dẫm vào trợ giúp của xă hội Anh, phần tiền họ kiếm thêm được họ chủ yếu tiêu pha vào những việc riêng mà hầu như không hề lo lắng chút nào đến việc phát triển sự nghiệp để thực sự độc lập như mọi dân tộc có độc lập tính khác. V́ thế không có mấy người Việt trở thành nhà kinh doanh lớn tại Anh.

2. Người Việt ra đi từ miền Bắc đại đa số có họ hàng nghèo rất nhiều. Người viết đă sinh sống trên cả 2 miền đất nước nên nhận xét thấy một điều rằng người miền Bắc sống tằn tiện và sẵn ḷng gửi tiền về quê giúp đỡ anh chị em, họ hàng hơn người miền Nam.

Thêm vào đó người VN tại Mỹ đa số là người miền Nam ra đi theo dạng HO hay ODP nên mang được cả gia đ́nh con cái theo, thậm chí nhiều người cũng không c̣n mấy họ hàng ở lại VN để phải trợ giúp c̣n người Việt tại Anh th́ có họ hàng đông đúc, đa phần sống rất cực khổ tại các vùng nông thôn ven biển và làng chài nên người ra nước ngoài luôn nặng gánh với nhiệm vụ trợ giúp cho trong nước. Đó là một lư do tại sao người ta làm việc kiếm tiền rất chăm chỉ lại được ăn lương thất nghiệp hơn hẳn bên Mỹ mà cuối cùng lại không tích tụ được nhiều vốn để kinh doanh.

3. Người Việt thường sợ và ghét nhau một khi dính đến quyền lợi mà không nghĩ tới lợi ích chung khi kết hợp làm ăn với nhau. Đây là tính xấu chung của dân Việt khắp nơi chứ không phải chỉ riêng dân Việt đang sống tại Anh. Trước đây người viết đă từng cung cấp thực phẩm cho các siêu thị VN tại London. Khởi đầu là phải t́m người đại lư cho công tỵ Khổ nỗi bất cứ một siêu thị nào một khi đă nắm quyền đại lư trong tay th́ chỉ muốn chia hàng cho các siêu thị họ hàng của ḿnh và ở khu xa chứ không muốn chia hàng cho siêu thị trong vùng ḿnh làm ăn.

Trong khi ấy 90% siêu thị cung cấp thực phẩm phương Đông của người VN tại London tập trung tại một khu vực do dân Việt định cư đông nhất và trong các vùng lân cận quanh đó. Mang tiếng là siêu thị nhưng thực tế đại đa số diện tích và vốn nhỏ không thể sánh với các siêu thị Ấn độ và Trung Quốc, ấy thế mà các siêu thị VN lại cạnh tranh giá cả cực kỳ kịch liệt, ai cũng chốn thuế mà lại hay lén lút tố cáo đối thủ cạnh tranh.

Mùa hè năm trước người viết cũng sang Mỹ chơi và chứng kiến cảnh cạnh tranh kinh dị của các shop Nail (tiệm làm móng tay) VN bên ấy. Vốn dĩ nghề làm móng tay do dân Mỹ và Mehico làm nhiều nhưng từ khi người Việt nhảy vào cạnh tranh với cung cách cạnh tranh giảm giá, lấy công làm lời th́ dân Mỹ và Mehico lần lượt sập tiệm. Chưa đă khoái, người Việt thừa cơ chiến thắng lại xoay ra tiêu diệt lẫn nhau, thi đua giảm giá. Nghe nói từ giá thông thường là 35 - 40 USD làm trọn bộ móng tay th́ ngày nay giá cả thụt xuống thê thảm đến mức 16 USD một bộ. Hiện nay nghề làm móng tay đă lan sang Anh và đang phát triển tốt, tại những nơi mới như Manchester, giá làm trọn bộ là £26 tức là khoảng 50USD, trong khi đó tại London và Birmingham là 2 nơi người Việt ra làm đă nhiều th́ giá cả lại bắt đầu giật lùi.

Nếu đi vào các khu phố Tàu th́ ta sẽ thấy khác nhiều lắm, họ làm ăn tuy cũng cạnh tranh nhưng trong bang hội bàn thảo với nhau để giá cả không xuống quá thấp. Các khu China Town mà người viết đă liên hệ trước đây, các siêu thị bán giá cao mà vẫn có khách đều đều, họ có khách đến nhiều v́ yếu tố buôn bán đa dạng, nhiều loại kinh doanh dịch vụ cùng hội họp lại một khu nên khách tây lẫn ta thường khoái đến đó chơi rồi ghé vào mua sắm. Rơ ràng đoàn kết là yếu tố cực kỳ kém cỏi của người VN trong kinh doanh và cuộc sống thời b́nh.

Ngược hẳn với tính ganh ghét mất đoàn kết trong cuộc sống và làm ăn kinh doanh th́ trong các vụ ẩu đả, phe đảng, gây rối trật tự xă hội, trộm cướp, trồng tà mà (một loại thuốc phiện cấp độ nhẹ), cờ bạc, ... thậm chí giết người đều thấy có người Việt nổi danh.

Mấy năm trước đây China Town tại Manchester có một vụ phóng hỏa giết người dă man. Nạn nhân là chủ tiệm ăn WongChu nổi tiếng lâu năm của Chinatown, ông ta cùng vợ bé và 1 đứa con trai nhỏ bị chém chết. Sau đó bọn sát nhân phóng hỏa đốt nhà. Thằng con trai lớn khoảng 8 tuổi khôn ngoan trốn vào góc cuối nhà nên thoát chết nhờ ông hàng xóm dũng cảm đạp cửa xông vào cứu ra.

Vụ này gây chấn động rất lớn lên cộng đồng Trung Quốc ở Anh và xôn sao dư luận toàn quốc. Sau đó con gái lớn của nạn nhân đang sống với chồng là một chàng VN tên Bửu vốn là trùm băng đảng tại China Town lại gây xôn xao dư luận hơn thông qua việc rao giải thưởng lớn cho bất cứ ai bắt hay chỉ điểm dẫn tới bắt được hung phạm.

Nhiều băng nhóm VN tận London cũng được bí mật mời xuống góp sức săn lùng hung phạm. Ít lâu sau 2 tên hung phạm bị bắt, một tên người Tàu đại lục trốn sang ở lậu và một tên là người VN. Người viết tá hỏa tam tinh v́ tên người Việt kia vốn là thành viên nhóm thanh niên mà người viết đă cố tạo dựng và hoạt động được một thời gian ngắn hồi mới sang Anh trước đây, chỉ cách nhau vài năm ngắn ngủi mà một thanh niên vui tính thuộc loại ngoan hiền lại có thể biến chất đến mức kinh khủng như vậy.

Lúc đầu th́ tưởng xă hội Anh tạo nên như thế (điều này giống như bọn trẻ con vấp ghế ngă th́ cứ đổ tội ḿnh bị ngă là v́ cái ghế ngáng chân mà không đủ trưởng thành để ư thức được là ḿnh ngă là do ḿnh tồi dở) nhưng thực ra anh chàng sang đây lúc đă 17 tuổi. Tại VN đă chơi bời quen thói, khi mới sang Anh do chưa quen môi trường nên chịu tu ít lâu.

Đó chẳng qua là bất đắc dĩ anh chàng mới chịu ngồi yên và v́ hết người chơi nên mới chịu ngồi nghe mấy anh sinh viên nói chuyện, sau khi đă quen thuộc với môi trường sống mới th́ tính chơi bời ngang tàng khi trước lại nổi lên do đó dẫn đưa vào con đường băng đảng mà phạm tội. Trong số các băng đảng được mời xuống Manchester t́m hung phạm th́ vô t́nh người viết lại quen với một anh chàng sinh năm 1976 và sang Anh khoảng năm 1990. Anh ta cũng cởi mở kể chuyện, hóa ra giới băng đảng xă hội đen Tàu bây giờ ớn người Việt lắm. Dân chơi Việt đă không thù th́ thôi chứ một khi thù th́ dám giết người như không.

Tuy c̣n nhiều tệ nạn như vậy nhưng nhờ môi trường xă hội Anh có hấp lực lớn nên ngày nay thế hệ người Việt thứ 2 tại Anh tức là những người được sinh ra hoặc trưởng thành tại Anh cũng gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Số lượng người Việt tốt nghiệp đại học ngày càng nhiều, công việc ổn định.

Gần đây do chính phủ Đảng Lao Động Anh ngày càng khắt khe hơn trong các vấn đề trợ cấp xă hội nên phần đông người Việt phải ra ngoài làm việc chính thức. Có khá đông người Việt mà chủ yếu là dân Bắc và Trung di chuyển lên các thành phố c̣n nhiều cơ hội phát triển như Manchester, Liverpool, Birmingham để mở tiệm làm ăn và thực tế đă gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.

Xét cho cùng người Việt nói chung và tại Anh nói riêng có nhiều đức tính tốt như rất bao bọc gia đ́nh, ḍng họ, tự hào dân tộc, chịu khó làm ăn. Thông thường người Việt rất thích gần gũi đồng hương, thích làm sống lại không khí làng quê nước Việt đến nỗi rất nhiều người không làm sao hội nhập được vào xă hội Anh Quốc cho dù đă sống tại Anh 15-20 năm hoặc hơn nữa.

Đáng lẽ người Việt có thể tiến xa hơn rất nhiều nếu đa số đồng bào biết quí trọng tính độc lập và tự trọng dân tộc hơn thay v́ cứ muối mặt sống bám vào đồng lương trợ cấp của nước cho định cự Chính v́ quá nhiều người di cư sống bám một cách vô ư thức vào xă hội nước người nên chính quyền và nhân dân các nước này tăng thêm phần ghẻ lạnh đối với người di cư, chính điều này là nguyên nhân cho phong trào phát xít mới phát triển tại các nước Ấu Mỹ nói chung và Anh Quốc nói riêng. Người Việt dường như rất có khả năng đoàn kết nhưng đáng tiếc v́ nhận thức chưa trưởng thành nên thông thường tính đoàn kết quí báu này chỉ biểu hiện qua những khía cạnh cực đoan mang tính bạo lực, ví dụ cho mục tiêu lớn và tốt như đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ quê hương và ví dụ theo hướng tiêu cực th́ cho mục tiêu đánh lộn ngoài đường. Có nhiều tác giả cho rằng người Việt có truyền thống sùng bái bạo lực ... có lẽ họ đă đúng.

Người Việt đáng lư nên tự cảnh tỉnh ḿnh từ lâu rồi để ḥa nhập với cuộc sống xă hội văn minh tại nước ḿnh định cư và tận dụng mọi cơ hội mà quốc gia sở tại giúp cho ḿnh nhưng tiếc thay điều đó đă xảy ra trễ tràng và chỉ đến khi người Việt không c̣n phương pháp sống dựa trợ cấp nào nữa (đương nhiên có thiểu số người Việt biết vượt qua yếu điểm này nên đă thành công lớn, tuy nhiên con số là rất nhỏ so với toàn thể cộng đồng dân tộc Việt tại đây).

Người Việt nên biết sống và làm việc với nhau, đây là mức biểu hiện cao của t́nh đoàn kết dân tộc, chỉ với mức biểu hiện này th́ người Việt mới có cơ hội bảo tồn thành công văn hóa dân tộc tại xứ người và gặt hái những thành công to lớn trong kinh tế. Người Việt chưa hội nhập vào môi trường sống nước Anh nên rất ít người đi bầu, rất ít người quan tâm đến t́nh h́nh chính trị xă hội của nước Anh - đây là biểu hiện rất kém của nhận thức xă hội nơi người Việt. Người Việt tại Anh rơ ràng vẫn chưa nhận thức ra vai tṛ quan trọng của bầu cử dân chủ và ảnh hưởng của nó lên lợi ích của cộng đồng ḿnh.

Xin đưa ra một ví dụ thực tế: trong đợt bầu cử dân biểu cấp thành phố vừa qua tại Manchester có một dân biểu người Pakistan đă được trúng cử vào ghế ủy viên trong ủy ban thành phố. Điểm đáng nói là anh này không phải là công dân Anh mà là người mới được cho phép tạm trú vô thời hạn tại Anh do nguyên nhân tỵ nạn chính trị, tức là hoàn toàn không có passport Anh, đáng lư không thể có quyền tham gia lănh đạo trong ủy ban thành phố do đó vụ này khá rùm beng. Tuy nhiên v́ luật bầu cử của Anh cho phép các công dân thuộc khối Common Wealth (khối thịnh vượng chung) đang được tạm trú vô thời hạn tại Anh cũng được quyền ứng cử cho nên anh này nghiễm nhiên đắc cử hợp pháp mặc dù không phải công dân Anh lại cũng không nói được tiếng Anh lúc bấy giờ mà phải thông qua thông dịch viên.

Cần nói rơ hơn là cộng đồng Pakistan tại Anh rất thành công về kinh tế và có thế đứng rất vững về chính trị. Họ có nhiều dân biểu cấp địa phương và thành phố do đó họ giành được rất nhiều lợi ích, thu được ngân quỹ lớn để phát triển trung tâm văn hóa của họ ở hầu hết mọi thành phố của Anh (đặc biệt mạnh tại Birmingham). Họ sở dĩ làm được như vậy là v́ dân họ có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sinh hoạt chính trị tại Anh. Nếu người Việt chúng ta biết tận dụng những điều kiện có lợi như vậy để ổn định và phát triển cộng đồng dân tộc th́ thật tốt biết bao. Tóm lại người Việt cần trưởng thành hơn trong nhận thức dân chủ và trách nhiệm với xă hội nơi ḿnh đang sống.

oOo




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ladieubongg
 member

 REF: 500657
 11/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Bài viết tuy cũ nhưng vẫn đáng cho một số người Việt ở hải ngoại phải suy nghĩ.
LDB xin phép được mang bài thơ của ḿnh vào đây v́ thấy hợp với đề tài.
Nếu không hài ḷng xin chủ nhà cứ lên tiếng. LDB sẽ xóa ngay.


Lạc

Ta bước bơ vơ giữa cuộc đời
Đường dài lạc lơng một thân côi
Đông sầu gió lạnh đôi chân mỏi
Hiu quạnh riêng ta với đất trời

Ta ngước mắt trông cảnh khóc cười
Nhân t́nh thế thái, bể dâu ơi
Tham ô bóc lột… tiền như núi
Bên cạnh dân nghèo đói tả tơi!

Ta liếc nh́n xem cảnh hỡi ơi
Những phường giá áo, giống đười ươi!
Xứ người dốt đặc, chuyên ăn bám
Áo gấm về làng thật hổ ngươi!

Tân tiến văn minh chẳng học đ̣i
Học toàn cặn bă của người thôi
Gian manh bôi nhọ hồn dân tộc
Vinh nhục đâu cần, chỉ cái tôi!


Ta trách mây kia măi lửng lơ
Giăng giăng kín lối đến bao giờ
Âm u đâu biết đời bao kẻ
Mong mỏi ánh dương khỏi lạnh đời

Ta măi loanh quanh giữa ngậm ngùi
Đường khuya lạnh lẽo với mưa rơi
Người qua kẻ lại…lơ ngơ ngóng
Bóng tối vây quanh…lạc mất rồi!

Ladieubong


 

 Minhxotxa
 member

 REF: 501208
 11/25/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chào ladieubongg !
Bài thơ của ladieubongg rất hay và sâu sắc, đă nói lên sự đồng cảm, sự trăn trở của tác giả với bài viết...
Cảm ơn ladieubongg rất nhiều !


 

 ladieubongg
 member

 REF: 501219
 11/25/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Cám ơn minhxotxa,

Nói ra lại bảo là bi quan, chỉ nh́n nửa vơi của ly nước mà không chịu nh́n nửa đầy. Thật sự, con số thành công của người Việt bên Úc cũng nhiều mà con số làm hổ mặt cộng đồng cũng không nhỏ, nổi bật nữa là đằng khác!
Nổi bật về những chuyện này:

• Matúy (buôn bán matúy, trồng cần sa, nghiện ngập)
• Cờ bạc (lừa gạt, trộm cắp...)
• Gian lận tiền trợ cấp (giả vờ ly hôn, làm lậu...)
• Hôn nhân giả ( v́ tiền cũng có mà thậm chí anh rể về lấy em vợ, chú lấy cháu để được sang đây cũng có ...)
• Chuyển tiền lậu (rửa tiền, mang về VN tậu nhà, đất....)

Đó là chỉ liệt kê tổng quát, chứ nếu đem mổ sẻ, kể những chi tiết ra đây th́ ôi thôi!!!


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network