tthanhthanh
member
ID 74461
12/30/2012
|
Chuyện VỢ ÔNG THI SĨ...(hay mà vui) ..
Chuyện Vợ Ông Thi Sĩ là một câu chuyện ở Hải Ngoại , tác giả PTC , nội dung rất vui và hay dành cho những Thi Sĩ sồn sồn tập làm thơ nhưng nổi tiếng bất ngờ nhờ bàn tay tuyệt vời của..vợ. hihii
Xin mời đọc để vui cuối năm.
Ở hải ngoại, mười ông Việt Nam sồn sồn, cỡ trên dưới sáu mươi tuổi th́ có đến chín ông là nhà thơ. (Xin bạn đồng ư với tôi, v́ chính bạn cũng từng làm thơ, từ thời c̣n đi học ở quê nhà, nhưng không gửi đăng báo v́ khiêm tốn đấy thôi). Ở hải ngoại, cuộc mưu sinh tuy bận rộn nhưng một lúc nào đó, những "rung động bất chợt của những nỗi nhớ, những kỷ niệm…", khiến tâm hồn lăng mạn cảm hứng thành những vần thơ, phải ghi xuống để khi rănh rỗi, đem ra ngâm nga, tự thưởng thức. Và "chủ đề" của các ông, bà hiện nay là "quê cũ và người xưa".
Sự thực, với các ông, trong chín nhà thơ đó, hết tám ông, thời c̣n đi học không hề có người yêu, yêu thầm th́ họa may. Lư do đơn giản là thuở học tṛ, cứ vác quả tim cô đơn đi cà lơ thất thểu ngoài đường chứ chẳng cậu nào dám tán tỉnh hay tỏ t́nh với người đẹp. Nhưng trong "thơ văn hoài niệm" ông nào cũng sắm cho ḿnh một lô các cô nữ sinh, xinh đẹp, ngây thơ... và nhất là cũng yêu "chàng" (nhà thơ) say đắm. Nhưng đau khổ thay! Người yêu lên xe hoa với người khác khiến chàng thành "thi sĩ".
Người làm thơ, trước hết là để cho ḿnh ngâm nga, sau đó (tự thấy hay) mới quyết định mời thiên hạ cùng thưởng thức. Thời đại khoa học tân tiến, chỉ cần mở computer tung thơ ḿnh lên "net" là có hàng trăm, hàng ngh́n người đọc. Rồi th́ những hồn thơ đồng cảm t́m đến nhau. Trước c̣n sơ giao, sau thành thân thiết.
Khoảng năm 1994, ở hải ngoại, có Hội Thơ Tài Tử, qui tụ hàng ngh́n nhà thơ trên khắp thế giới. Họ góp thơ để phát hành những tập thơ "Cụm Hoa T́nh Yêu" dày năm, bảy trăm trang của mấy trăm nhà thơ, lại c̣n hẹn nhau cứ mỗi hai năm, cùng họp mặt để đem thơ ḿnh ra ngâm nga, cùng thưởng thức, sau đó rủ nhau đi thăm thắng cảnh, đi ăn uống, vui chơi… Nơi họp mặt thường là các thành phố đẹp ở Mỹ, Châu Âu… Mới đây nhất là cuộc họp mặt của Hội Thơ Tài Tử ngày 14 tháng 9 năm 2012 tại Dalas, Texas kỷ niệm 18 năm thành lập, qui tụ nhiều nhà thơ khắp thế giới, có cả những nhà thơ từ Việt Nam sang. Trên thế giới, xưa nay, chưa có hội thơ nào qui tụ nhiều nhà thơ đến như vậy. Tuy vậy c̣n có hàng trăm thi sĩ người Việt hải ngoại không vô hội, họ làm thơ chỉ phổ biến trong bạn bè, thậm chí để riêng ḿnh ngâm nga.
Tôi biết có một ông nhà thơ thuộc loại đó. Nhà thơ Xuân T́nh với tập "Thơ Xuân T́nh". T́nh yêu trong thơ ông ta mênh mông, lai láng như muốn tràn ra ngoài những gịng chữ.
Chuyện đó có ǵ lạ đâu?
Điều lạ mà tôi sắp kể ra đây lại là bà vợ ông nhà thơ đó.
Bà vợ ông nhà thơ làm chủ hai tiệm nail (làm móng tay), khá lắm, nên ông chồng ở nhà, đi vô đi ra và làm thơ chơi để giết th́ giờ. Vợ ông ta rất yêu chồng, yêu luôn thơ của chồng. Làm chủ tiệm nail lại phải lo chuyện gia đ́nh, chợ búa, nấu nướng, giặt giũ áo quần, rửa chén bát... bận túi bụi, vậy mà về đến nhà là ôm chồng hôn và âu yếm hỏi "Bữa nay ông xă em làm được mấy bài thơ? Đọc cho em nghe với!" Trong khi ông chồng đi lấy mấy bài thơ vừa sáng tác th́ bà vợ nấu nước pha trà.
Hai người ngồi ở pḥng khách, vợ tựa đầu trên vai chồng, lắng nghe chồng ngâm thơ. Và dù là những câu thơ bí hiểm cách mấy, bà vợ cũng suưt soa khen hay. Chuyện ngắn là chuyện dài "cô đọng", bài thơ là chuyên ngắn "cô đọng" Bà ta không cần biết điều đó. Bà chỉ cảm nhận được chồng ḿnh có ǵ đó cao quí hơn người khác. Chồng bà là "nhà thơ". Bà yêu chồng, yêu hồn thơ của chồng. Sau khi cùng chồng uống chén trà thơm, bà ta hôn chồng lần nữa rồi mới đứng lên lo chuyện cơm nước. Bà ta nấu vài món thôi, nhưng nấu nhiều. Lũ con, nhà gần đấy, đă nên vợ nên chồng, nhưng vẫn giữ thói ăn bám mẹ. Buổi chiều chúng chỉ chờ mẹ gọi là cả gia đ́nh kéo đến ăn, đă khỏi nấu nướng mà được mẹ cho ăn ngon c̣n bới đem về để sáng mai đem đi làm.
Chuyện hai ông bà yêu thơ hơi quá đáng, có thể làm bạn nghi ngờ tôi "sáng tác". Làm ǵ có bà vợ yêu chồng kiểu đóng kịch như vậy? Xin bạn kiên nhẫn đọc những chuyện vô lư tiếp theo. Vợ chồng tôi có quen với vợ chồng nhà thơ nên mới biết mà kể cho bạn nghe.
Ông nhà thơ nầy là một ông cù lần. Suốt ngày ở trong nhà, cứ lừ nhừ, khật khừ như con gà rù, chẳng bạn bè, chẳng hội đoàn, ngay cả hội "Thơ Tài Tử" ông ta cũng không tham gia. Một lần gặp vợ tôi, bà chủ tiệm nail khoe thơ chồng ḿnh hay lắm, tôi hỏi sao không gửi đăng báo để thiên hạ cùng thưởng thức? Bà ta nói rằng, có gửi nhưng không thấy báo nào đăng! Tôi mới tiết lộ cho bà ta cái "mánh" giống như của tôi (mỗi khi gửi truyện đến các báo) "Chị gửi khoảng chục bài thơ của ông xă chị, kèm theo một chi phiếu mua một năm báo, họ sẽ coi như "bài cậy đăng". Nhất định thơ của ông xă chị sẽ xuất hiện trên báo đó". Bà ta bảo rằng không biết làm cách nào? Tôi bảo cứ kư cho tôi năm ba cái chi phiếu, tôi sẽ lo giùm cho.
Vậy là cả năm tờ báo, thuộc loại "văn học nghệ thuật" ở Cali., Texas đều đăng thơ của ông chồng bà chủ tiệm nail. Bà ta đem mấy tờ báo ra tiệm khoe với khách hàng người Việt rồi cám ơn tôi rối rít "Ông xă em vui lắm. Không ngờ thơ ḿnh được các báo giá trị đăng. Cám ơn anh nhiều lắm" Như vậy là bà ta không cho chồng biết đó là "những bài thơ cậy đăng".
Tôi bảo "Có một cách làm cho ông xă chị khoái hơn nữa là ra mắt thơ" Chuyện móng tay, móng chân th́ bà ra rành, nhưng về văn học nghệ thuật th́ bà ta lại phải nhờ tôi "Em có nghe chuyện ra mắt thơ, nhưng không biết làm cách nào? Anh có thể giúp em được không? Miễn ông xă em vui th́ tốn kém bao nhiêu em cũng không ngại" "Ra mắt thơ nhiêu khê hơn đăng thơ trên báo, nhất là ông xă chị không quen biết nhiều với báo chí, ít giao thiệp với đồng hương địa phương ở đây. Tôi lên chương tŕnh như thế nầy để chị về bàn với ông xă chị trước khi quyết định v́ tốn tiền lắm. Trước hết là in những bài thơ của ông xă chị thành tập, gọi là "thi phẩm". Muốn chơi sang th́ nhờ một ông nhạc sĩ phổ nhạc khoảng mươi bài thơ, thuê ca sĩ hát và thu vào CD, sau đó tổ chức một buổi ra mắt thơ, có ca sĩ hát "thơ phổ nhạc".
Hôm ra mắt thơ, ông xă chị ngồi sẵn chỗ ra vào, kư tặng thơ và CD. Nhớ đừng ép mua, kiểu bắt chẹt đó khiến người ta bực ḿnh. Người ta đến là may lắm rồi. Muốn buổi ra mắt thơ được đông vui, chị phải quảng cáo trên đài phát thanh, trên TV, trên báo chí thật rầm rộ. Nhưng tôi báo trước là chục ngh́n không đủ đâu" Bà ta sáng mắt lên "Bao nhiêu cũng được miễn sao chồng em được mọi người biết tên, báo chí, truyền h́nh, phát thanh đưa tin, gọi chồng em là "thi sĩ" là chồng em vui rồi. Anh cố giúp giùm em. Anh đừng ngại chuyện tiền bạc" "Tôi chỉ giới thiệu những người lo chuyện ra mắt thơ với chị, họ sẽ sắp xếp mọi việc. Chị yên tâm".
Vài tháng sau, việc in ấn, phổ nhạc, thu CD đă xong, tôi gọi cho một ông trưởng ban nhạc kiêm MC (người điều khiển chương tŕnh), chuyên phục vụ đám ma, đám cưới, hội xuân, ra mắt sách... nhờ ông ta lo giùm, rồi gọi một ông bạn, nhà "phê b́nh văn học nghệ thuật" ở Cali. nhờ giới thiệu tập thơ. Ông ta bảo, đây là dịp qua Virginia thăm bạn bè mà không tốn tiền nhưng phải gửi cho ông ta tập thơ rồi lo cho ông ta vé máy bay, khách sạn và vài chai rượu là đủ, và muốn ông ta nói trong bao lâu (nửa giờ, một giờ?), ông ta cam đoan sẽ làm phổng mũi tác giả và khán giả sẽ vỗ tay liên tục. Ông bạn "nhà phê b́nh" nầy tính hơi khùng khùng, nhưng cũng rất khôn.
Ông ta góp nhặt những đoạn văn từ những bài phê b́nh, nhận định văn học trên các báo, xào nấu lại thành những bài thuyết tŕnh hoa mỹ, thánh thót của riêng ḿnh. Ông ta có khoảng năm, bảy bài thuyết tŕnh tiền chế như thế, thủ sẵn, khi có người nhờ, giới thiệu một tác phẩm, th́ chỉ việc lựa bài nào thích hợp với tác phẩm, nhét vào đó tên tác giả là thành một bài giới thiệu nghe rất mê ly. Một tập thơ, tập truyện, dở cách mấy mà qua tay ông ta với bài thuyết tŕnh cũng trở thành "kiệt tác". Đương nhiên, tác giả sướng mê, khán giả cũng khoái lỗ tai.
Thật ra, tôi vốn tính lười. Vợ sai c̣n không chịu làm, hơi sức đâu làm chuyện tào lao! Nhưng v́ tôi không ưa ông nhà thơ nầy nên muốn phá chơi, v́ trước đây vài năm, ông ta gặp ai cũng chào hỏi vui vẻ, c̣n rủ đi uống cà phê để tán phét, về sau, bỗng nhiên, ông ta rút vô nhà, gặp bạn bè, chào hỏi, ông ta chỉ gật đầu mà không thèm mở miệng, có lẽ ông ta thành nhà thơ, thuộc "cơi trên", không thèm giao tiếp với bọn tầm thường.
Bây giờ, tôi xúi ra mắt thơ mà không ai đến để ông ta "quê", cho bỏ ghét. Hơn nữa, tôi ṭ ṃ muốn biết về bà chủ tiệm nail nầy. Yêu thương chồng, chiều chồng theo kiểu kỳ quái đó th́ xưa nay hiếm thấy. Bà nào nghe chồng in thơ, ra mắt thơ là nhăn mặt rồi. Đă tốn kém c̣n phải mang về cả ngh́n tập thơ, để chật nhà. Muốn gửi tặng bạn bè, phải moi óc, có được vài chục địa chỉ là quá nhiều, lại phải kư tên, ra bưu điện gửi, tốn kém, phiền phức vô cùng!
Nhiều ông c̣n đi các tiểu bang khác, ra mắt thơ, các bà vợ rầu lắm mà không dám nói. Riêng bà vợ ông nhà thơ nầy th́ lại hối hả, chạy ngược, chạy xuôi, gọi người nầy, người kia nhờ vả, năn nỉ, đốc thúc... Tôi được bà ta coi như quân sư, ǵ cũng hỏi ư kiến, tôi thấy tội nghiệp nên cố giúp. V́ biết kết quả sẽ không ra ǵ nên tôi giao hẹn trước "Tôi giúp ông bà hết ḿnh rồi nhưng người ta có đến hay không, tôi không chịu trách nhiệm".
Hôm ra mắt thơ, vợ chồng tôi có đến phụ giúp việc chào đón quan khách, sắp xếp chỗ ngồi. Thật không ngờ, khách đến chật nhà hàng! Không biết ai xúi mà bà ta mời một cô ca sĩ nổi tiếng từ Cali. qua. Thế là cứ nghe báo chí, đài phát thanh quảng cáo có cô ca sĩ Ngọc Hạ hát là người ta ùn ùn kéo đến. Hơn nữa đă nghe hát "chùa" (miễn phí) lại được tác giả tặng không tập thơ với CD ca nhạc, lại có nước ngọt, bánh kẹo để nhâm nhi, được gặp bạn bè tṛ chuyện rôm rả (chả cần biết diễn giả đang nói ǵ!)
Vợ chồng nhà thơ mặt mũi sáng rỡ, nhất là ông chồng, không c̣n là con gà rù nữa, lúc nào cũng tươi cười, kư tên tặng thơ không ngơi tay. Có điều lạ là, không biết từ đâu kéo đến một lô người đẹp. Tôi thật sự kinh ngạc, không ngờ thơ ông ta làm rung động quả tim của những cô trẻ đẹp đến như vậy! Các cô rất hấp dẫn, thơm tho, ngon lành. "Nói chung" là cô nào cũng nơn nà. Cô có cánh tay trắng nuốt th́ mặc áo hở cả nách, cô có đùi thon dài th́ mặc quần trên đầu gối hai gang tay, cô có ngực tṛn, trắng, mịn như trứng gà bóc th́ chỉ che ngực một phần tư thôi. Có cô, diện giống như nữ tài tử xi nê đến dự đại hội điện ảnh Oscar, phía sau, từ cổ đến dưới eo (lưng) để trống trải, thoáng mát, nên cô đi đâu th́ đầu các ông quẹo theo hướng đó. Đă vậy các cô lại đi lung tung, gặp ông nào cũng chào, chào theo kiểu Nhật, nghĩa là cúi gập người xuống. Các ông thấy hết, mặt thộn ra, như bị bắt mất vía. Có lẽ xong buổi ra mắt thơ mà các cô chưa về, các ông cũng không chịu về. Tôi đâm ra ước được như ông nhà thơ, để trong mấy chục cô "hâm mộ thơ" đó làm ǵ cũng có vài cô sa vào ṿng tay của tôi.
Có điều lạ là bà vợ ông ta không tỏ ư khó chịu trước những lời ca tụng, tán tỉnh gần như tỏ t́nh của các cô (nơn nà) nầy với ông chồng (nhà thơ), mà c̣n về hùa theo rồi cười đùa vui vẻ nữa. V́ sao bà ta lại quá tử tế với chồng đến như vậy?
Buổi ra mắt thơ thành công ngoài mơ ước. Người điều khiển chương tŕnh quả là chuyên nghiệp. Anh ta mở miệng là khán giả cười vui như xem hài kịch. Nhà phê b́nh văn học nghệ thuật th́ đúng là danh bất hư truyền. V́ tôi măi chiêm ngưỡng vẻ đẹp giai nhân nên đôi mắt và hồn vía tôi cứ bám sát theo các cô đang ỏng ẹo đi ḷng ṿng khắp nơi, nên không biết ông ta nói ǵ nhưng thỉnh thoảng nghe tiếng vỗ tay rào rào.
ĐỌC ĐẾN ĐÂY NẾU CÓ MỎI MẮT XIN VUI L̉NG STOP...RỒI SAU ĐÓ TRỞ LẠI ĐỌC TIẾP...>
Sau hôm ra mắt thơ đó, ṭ ṃ, tôi đem thi phẩm "Thơ Xuân T́nh" ra đọc. Không hiểu ông bà nào đánh máy, tŕnh bày tập thơ cho ông ta, đă ghi một câu đáng kinh ngạc, ngay b́a trước tập thơ, dưới tấm h́nh tác giả rằng "Thi sĩ lăng mạn được mến mộ nhất hiện nay tại hải ngoại, người đă hi sinh cả đời ḿnh để viết nên những trang sử thi đau thương…"
Tôi cũng mượn bài diễn văn của nhà phê b́nh văn học để nghiên cứu, hi vọng sẽ biết được giá trị của thi phẩm. Đọc suốt tập thơ và bài "phê b́nh văn học" tôi chỉ rút ra được một kết luận là nhà phê b́nh quả là đại tài. Tôi xin trích vài đoạn văn tiêu biểu sau đây: "Lăng mạn và đầy cá tính là yếu tố hấp dẫn trong thơ Xuân T́nh. Đó là một thông điệp, chuyên chở bằng chữ nghĩa, gần như lạnh lùng, không cảm xúc về những vấn nạn của hiện thực đầy cảm tính, nhưng lóng lánh trong đó là những mảnh suy tưởng sắc sảo, những rung động ẩn mật của t́nh yêu.
Tuyệt vời hơn nữa là với sự thông minh, dí dỏm, nhà thơ Xuân T́nh đă lôi cuốn người thưởng ngoạn vào những t́nh huống bất ngờ, đầy h́nh ảnh và âm thanh của đam mê, buông thả và cộng hưởng" (?!). Trong một đoạn khác, ông ta viết "Từ vị trí một người thưởng ngoạn b́nh thường, tôi nghĩ, nhà thơ Xuân T́nh có trong tay một cách thế thi ca để thể hiện sự hiện hữu của ḿnh. Một nhà thơ phá cách, nhiều t́m ṭi thử nghiệm, cách tân ở kỹ thuật, đậm tính thời cuộc ở nội dung. Thơ ông được giải thoát, được tự do, vượt trên mọi câu thúc xă hội, vượt qua cả hàng rào tín ngưỡng, đạo lư, vượt khỏi tâm lư rụt rè, khép kín để bay bổng về một thế giới mới, một linh hồn mới, một hơi thở mới. Từ đó, người ta thấy được cái phong phú của cuộc sống, cái sâu thẵm của tâm hồn và cái trớ trêu của định mệnh"
Tôi chịu thua, không hiểu ǵ về bài nhận định thơ theo lối tiền chế đó! Chỉ duy nhất một câu (không biết ông ta thuổng của ai) lộ rơ ư mỉa mai mà ít người để ư "Thơ rất lạ, một ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm v́ sẽ kén người thưởng thức" Tôi hỏi "nhà phê b́nh văn học" nghĩ thế nào mà viết toàn những câu ca tụng nghe rổn rảng như chuông mà chẳng thực tế, rơ ràng ǵ cả? Ông ta hỏi tôi "Ông có đi dự đám ma lần nào chưa? Có nghe người ta đọc điếu văn chưa?
Tôi nhận định văn học trong những buổi ra mắt sách, ra mắt thơ cũng giống như người ta đọc điếu văn trong các đám ma vậy thôi. Chỉ ca tụng, suy tôn tác giả, tác phẩm chứ không phê b́nh, góp ư. Tác giả khoái chí, người nghe vui tai. Có hại cho ai đâu? Anh chê văn, thơ người ta v́ văn, thơ của anh dở hơn của người ta. Nhà văn, nhà thơ thất bại thành nhà phê b́nh là vậy"
C̣n về thi sĩ Xuân T́nh, cá nhân tôi nhận xét th́, quả thực ông nhà thơ của chúng ta đă "bước lùi về quá khứ một bước và tiến tới hậu hiện đại ba bước". Nhiều bài thơ, tôi đoán, ông ta nhắm mắt viết bừa những câu bí hiểm điên khùng rồi ngắt ra từng đoạn, xuống gịng, thế là thành một bài thơ tự do, trừu tượng, siêu h́nh ǵ đó? Có những câu rất công thức như "Từ em về với người ta. Anh rời phố thị khóc tà huy xưa..." hoặc rất khó hiểu như "Em cổ tích ta vong thân mục tử, ôm mặt trời độc tấu khúc cuồng phong"...
Tôi biết, bạn nghĩ rằng tôi (nhà văn thất bại thành nhà phê b́nh) đang phịa ra một chuyện vừa dở vừa vô lư. Tôi c̣n điên đầu hơn nữa.
Thế nên, nhân một hôm bà ta đến nhà để cám ơn sự giúp đỡ của vợ chồng tôi về buổi ra mắt thơ, tôi hỏi bà ta "Tôi có vài thắc mắc, nếu không tiện th́ chị đừng trả lời. Như thế nầy. Tôi chưa thấy bà vợ nào hăng hái ủng hộ chồng in thơ, ra mắt thơ một cách tốn kém như chị. Ông xă chị ham vui th́ chấp nhận được, nhưng chị lại sốt sắng hơn chồng nữa. Vậy là sao?"
Bà ta ngồi yên một lúc rồi bỗng khóc ̣a. Vợ tôi hoảng kinh, ôm lấy bà ta, vỗ về "Có chuyện ǵ vậy? Chị không muốn nói th́ thôi, đừng kể ra đây" Rồi làm bộ trách tôi "Anh sao ṭ ṃ chuyện người ta? Xin lỗi chị. Ông xă em vô ư quá!". Bà ta vừa khóc vừa lắc đầu, một lúc sau mới mếu máo nói "Chồng em bị ung thư sắp chết. Mổ rồi, chữa đủ cách rồi, nhưng bác sĩ bảo riêng với em là ảnh chịu đựng giỏi lắm là hai năm. Bởi vậy em phải làm sao cho ảnh vui trong những ngày cuối cùng khi vợ chồng c̣n bên nhau. Bán nhà em cũng làm. Cứ nghĩ đến mỗi ngày vợ chồng mỗi cách biệt, đêm nào em cũng khóc" Vợ chồng tôi vội xin lỗi "Ảnh bị bịnh mà tụi tôi không hề biết. Thật có lỗi quá!" Bà ta lại lắc đầu "Chồng em dặn trong nhà là không được nói cho người ngoài biết chuyện bịnh hoạn của ảnh. Ảnh không muốn ai hỏi han, thăm viếng, an ủi, thương hại"
Trước đó, tôi nghĩ rằng bà ta là người điên, giờ đây, tôi lại thấy thật đáng kính phục, thương chồng quá sức! Bà ta nói tiếp "Em phải làm gấp, trước ngày đưa chồng em tái khám, v́ sợ, bác sĩ mà t́m thấy di căn th́ chẳng khác ǵ bị kêu án tử h́nh. Lúc đó vui thú ǵ mà ra mắt, ra mũi. Em sợ mất ăn mất ngủ mà ảnh th́ vẫn b́nh thản làm thơ c̣n đồng ư cho em tổ chức ra mắt thơ nữa"
Vừa thán phục bà vợ, bây giờ tôi lại kính nể ông chồng. Hiếm người thấy thần chết vác lưỡi hái đứng trước cửa mà vẫn làm thơ tỉnh bơ.
Sau ngày ông thi sĩ Xuân T́nh tái khám, vợ chồng tôi không dám hỏi thăm sợ ông chồng giận vợ, đă dặn là không cho ai biết, sao có người gọi hỏi? Vậy mà một hôm, bà vợ điện thoại, mời chúng tôi đi nhà hàng, ăn mừng buổi ra mắt thơ thành công mỹ măn.
Chiều thứ bảy, những người đă góp công, phụ giúp trong buổi ra mắt thơ, có cả mấy cô hấp dẫn đi nhởn nhơ bữa trước nữa, tổng cộng trên vài chục người, đến nhà hàng đông đủ. Bà vợ ông nhà thơ đứng lên nói mấy lời cám ơn, chờ mọi người vỗ tay xong, bà ta mới long trọng báo một tin vui "Hôm thứ hai, ông xă tôi đi tái khám, mấy ngày sau có kết quả từ bịnh viện cho biết, t́nh trạng rất khả quan, nghĩa là không thấy di căn hay bịnh lan qua các bộ phận khác" Mọi người nâng ly chúc mừng nhà thơ khỏi bịnh. Ông ta đứng lên tươi cười nói "Tôi bị ung thư bao tử đă lâu nhưng không cho ai biết. Bữa nay th́ coi như khá hơn trước. Bác sĩ nói vậy th́ biết vậy, dù sao đi nữa, tôi vui sống được đến ngày nay là nhờ vợ tôi".
Đang ăn uống chuyện tṛ th́ bà vợ ông nhà thơ có điện thoại. Bà ta nói lớn như muốn mọi người chú ư "Alô! Dạ đúng rồi ạ! Dạ, em có biết nhà sách Văn Chương của anh. Anh cần mang đến ngay hai mươi tập Thơ Xuân T́nh? Thế hả? Một bà bên Pháp qua Mỹ thăm bà con, người ta nhờ mua đem về Pháp? Ôi. Thật hân hạnh cho vợ chồng em quá! Cám ơn anh nhiều lắm. Dạ, chủ nhật nầy em đem thơ đến, được không ạ? Dạ, cám ơn anh" Bà ta bỏ điện thoại vào xách tay, giọng b́nh thản "Sáng hôm qua, nhà sách B́nh Minh cũng gọi bảo đem đến hai chục tập Thơ Xuân T́nh. Một bà từ bên Úc qua Mỹ chơi mua một mớ. Thằng con chúng tôi đưa tập Thơ Xuân T́nh của ba nó lên "nét" (internet), báo chí đem xuống in ra nên người ta biết và hỏi mua" Mọi người ngớ ra rồi lại vỗ tay chúc mừng. Ông chồng ngồi cười cười, nói mấy lời khiêm tốn, nhưng mặt cứ vếch lên trời, coi bộ thú vị lắm.
Thật đáng kinh ngạc. Một nhà thơ vô danh, chỉ sau mấy bài thơ đưa lên "net", đăng báo và một buổi ra mắt thơ bỗng trở thành nhà thơ "kiệt xuất"! Hay là bà ta làm bộ như có người mua thơ để chúng tôi lác mắt chơi, và cũng để cho chồng vui chứ chẳng ai khùng điên đi mua loại thơ đó về Úc, về Pháp tặng bạn bè!
Mấy hôm sau, tôi đến nhà sách Văn Chương. Ông bà chủ nhà sách là chỗ quen biết. Tôi mua vài cuốn sách rồi làm như vô t́nh, hỏi chuyện về thơ, về phát hành, mua bán thơ. Ông chủ nhà sách dẫn tôi đến một góc kẹt, chỉ một dăy các tập thơ "Những nhà thơ nổi tiếng th́ bán chạy lắm, c̣n những người khác gửi bán, tôi nể t́nh nhận, nhưng chẳng bao giờ bán được thơ. Thế nên, tôi dồn hết những "thi phẩm" của họ vào góc đó, gọi là Nghĩa Địa Thơ".
Rồi ông ta tiếp "Có một chuyện lạ. Anh có biết nhà thơ Xuân T́nh là ai không?" Tôi lắc đầu, vờ không biết "Tôi chỉ đọc báo và biết ông ta vừa ra mắt thơ tuần trước ở thành phố ḿnh" "Tôi có đọc thử, thơ ông ta cũng nh́ nhằng, tàm tạm, vậy mà có người mua cả chục tập, đem về Pháp, Úc tặng bạn bè. Sáng nay tôi vừa giao hai chục tập thơ cho một bà, bà ta c̣n đ̣i mua thêm mấy chục tập nữa" "Có thể ḿnh không đủ tŕnh độ thưởng thức thơ ông ta. Kiểu nầy ông ta dám lănh một giải thưởng thơ quốc tế nào đó th́ cũng không nên ngạc nhiên" "Đúng vậy. Ở đời có những bất ngờ mà chẳng ai lường trước được!"
Đọc đến đây, quí vị sẽ nghĩ "Đúng là một chuyện phịa có hậu nhưng vụng về và vô lư. Nhà thơ ra mắt thơ thành công, bịnh ung thư lành hẳn, vợ chồng hạnh phúc!"
Nhưng xin thưa quí vị, chuyện đời đâu có đơn giản quá như vậy? Phần sau đây mới làm người đọc bàng hoàng.
Nguyên nhân thế nầy. Bà vợ ông nhà thơ đang khỏe mạnh bỗng thấy đau đầu khủng khiếp. Đi bác sĩ rồi khẩn cấp đưa vô bịnh viện mổ ngay. Bà ta có khối u trong đầu. Bịnh viện thử máu, chụp h́nh rồi chụp thuốc mê để mổ. Mổ xong, bà ta đi luôn, không tỉnh dậy nữa. Mới tuần trước c̣n thấy bà ta chào hỏi, cười nói với mọi người, tuần sau, bà ta biến mất trên thế gian!
Sau khi chôn cất vợ, ông nhà thơ đem những tấm h́nh vợ rọi lớn lên, treo kín các vách tường trong nhà. Trong pḥng ngủ th́ một bức chân dung vợ lớn hơn nữa, che lấp cái màn h́nh TV, để khi vào giường, thay v́ xem TV, ông ta nằm ngắm vợ. Suốt ngày ông nhà thơ chỉ quanh quẩn giữa bốn bức tường, để nh́n đâu cũng thấy vợ. Có thể nói ông ta điên v́ thương nhớ vợ chứ không phải thất t́nh.
Một năm sau, nhân giỗ đầu của bà chủ tiệm nails, chúng tôi được mời đến dự. Ông chồng có vẻ tỉnh táo, bớt nhớ vợ. Khi về, tôi nói với vợ tôi những thắc mắc về buổi ra mắt thơ, về những tập thơ bán qua Châu Âu, châu Úc. Vợ tôi giải thích "Chị ấy bắt mấy cô thợ nail (thợ móng tay) trong tiệm diện vô, sao cho sexy, đi nhởn nhơ cho mấy ông vui, để khỏi chán, bỏ về sớm" Tôi kinh ngạc "Không ngờ bà ta khôn lanh quá cỡ. Bả làm cách nào mà bên Pháp, Úc cũng nghe danh ông ta mà t́m mua thơ?" Vợ tôi lại cười, chấp hai tay vái vái vào khoảng không như vái vong linh bà vợ ông nhà thơ rồi th́ thầm, như sợ bà ta nghe được "Chị ấy dặn tụi em phải giữ thật bí mật. Chỉ nhờ tụi em, giả bộ như người từ Pháp, Úc, qua Mỹ t́m mua Thơ Xuân T́nh. Cứ hỏi mua tối đa, mấy chục tập cũng được, chỉ trả lại tiền"
Bạn thấy, chuyện tôi kể chẳng hay ho ǵ, phải không? Không hay nhưng rất đẹp. Đó là t́nh yêu thương chồng của bà chủ tiệm Nails. Hiếm ông nào có được người vợ như thế.
Tác giả Phạm Thành Châu.
hihii
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tthanhthanh
member
REF: 647142
12/30/2012
|
Ở đây chắc không có anh Thi Sĩ nào nổi tiếng nhờ vợ nhỉ.
Thương chồng quá nên phải làm một cái ǵ cho chồng vui cũng là một điều nên làm khi cuộc sống ngắn ngủi như người chồng trong câu chuyện.
Chỉ có vợ VN mới được vậy thui à nha nghe mấy anh ...
hihii
|
|
tuatethy
member
REF: 647146
12/30/2012
|
Nền màu hồng chữ màu xanh, dù chữ viết to, nhưng đọc đến đoạn ("Thi sĩ lăng mạn được mến mộ nhất hiện nay tại hải ngoại, người đă hi sinh cả đời ḿnh để viết nên những trang sử thi đau thương…"), th́ đă bị mỏi mắt rồi,dù ta có thêm cặp kiếng bảo hộ cho mắt, khi làm việc nhiều trên màn h́nh, nhưng cũng bị mỏi mắt quả trời thân luôn,
Sorry nha bạn đọc tới đây hết nổi đọc tiếp rồi
Bhưng cũng cảm ơn bạn, một câu chuyện đọc nữa chừng nhưng cũng cảm thấy hảy nên xem tiếp,
|
|
aka47
member
REF: 647150
12/30/2012
|
Chuyện này AK cho là vui ...nhưng nội dung AK thấy có t́nh vợ chồng.
Dĩ nhiên là hư cấu rồi.
Phải hôn chị 3T.
hihii
|
|
thanhgiangg99
member
REF: 647162
12/30/2012
|
AK ui, chắc là phải cho font chữ nhỏ lại hoặc là AK xuống ḍng thành nhiều đoạn cho dễ đọc.
TG ráng đọc lắm nhưng chằng chịt quá . Hoa cả mắt luôn đây nè....hihhi
|
|
aka47
member
REF: 647168
12/30/2012
|
Cảm ơn chị TG.
Từ khi gia nhập NCD đến giờ em chưa bao giờ đăng truyện ngắn mà dài thế này của ai... chỉ có bài nào ngắn thật sự ngắn thôi.
Nhưng bài này vui vui nên đưa vô , hổng ngờ bị hơi dài.
Em hạ quyết tâm rút kinh nghiệm trong tương lai và sẽ đổi lại h́nh thức bài này như chị đề nghị nha.
Thương chị quá hà , cuối năm cho mi một miếng nha. Chụt...
hihii
|
|
thanhgiangg99
member
REF: 647169
12/30/2012
|
Hun thoải mái đi AK. TG chưa chính chủ ai hết...hihihi
|
|
tthanhthanh
member
REF: 647171
12/30/2012
|
Anh kia pm đ̣i xử em đó.
Hun 1 cái thui hà.
hihii
|
|
ototot
member
REF: 647216
12/30/2012
|
Thời buổi này, "người làm thơ th́ quá nhiều, mà thi sĩ th́ quá ít"! Chưa bao giờ câu này đúng quá, và đúng cho hải ngoại nhiều hơn là cho quốc nội!
Tôi tự hỏi tại sao lại có chuyện nghịch lư như vậy? Nhiều người làm thơ, th́ lẽ ra phải tạo ra nhiều thi sĩ mới phải!
Mà ở hải ngoại chỉ có vỏn vẹn vài ba triệu người, kể cả những người xa quê hương đă lâu, có những người thế hệ trẻ lại c̣n ... bập bẹ tiếng Việt, nói tiếng mẹ đẻ chưa sơi, th́ tại sao lại có nhiều người làm thơ?
Cũng như trong phóng sự đăng trên, tại sao lại có cái nghề gọi là "Nail" khi tiếng Anh "nail" có nghiă là cái "móng" tay, "móng" chân. Vậy th́ tại sao vẫn gọi là "thợ hàn", thợ điện", "thợ mộc"..., mà lại không gọi "thợ móng" cho hợp lư hơn?!!! Hay là sợ hiểu lầm là ... thợ làm móng lợn, móng cọp, ... ???!!!
Thực t́nh tôi chẳng dám giễu cợt "nghề nail", v́ nghề này cũng phải học cả lư thuyết lẫn thực hành, học cả năm, rồi cuối khoá phải thi, đậu mới được cấp chứng chỉ hành nghề (license).
Nghề tóc cũng vậy, nhưng ở nhiều nơi, bây giờ người ta không c̣n gọi là "thợ cạo", "thợ hớt tóc", hay "thợ uốn tóc", "thợ làm đầu", mà dùng cụm từ sang trọng hơn : "thợ tạo mẫu tóc" (hair stylist)...
Trở lại phong trào làm thơ, in thành sách, những buổi "ra mắt sách", những "MC" (viết tắt cuả "Master of Ceremony") hướng dẫn chương tŕnh giới thiệu, những người b́nh luận về "tác phẩm", tôi đă được mời đi dự một số lần, và thấy ... tội nghiệp hơn là đáng chê cười cho các tác giả.
Theo tôi, không phải họ cố ư muốn khoe khoang, mà chủ yếu là v́ họ thuộc thế hệ di dân thứ nhất, đa số đến lập nghiệp quá cực khổ để sống c̣n và lam lũ để gây dựng cho thế hệ đi sau họ. Sau gần 40 năm định cư, họ vẫn mang một mặc cảm với dân bản xứ, nên nay đă đến lúc họ phải làm một cái ǵ đó để xoá đi phần nào những ám ảnh từ mấy chục năm qua!
Tôi tin rằng sau khi đám tre già này khô héo đi, những măng non sẽ trỗi dậy và vươn lên trưởng thành, có khi c̣n vượt xa hơn cả dân bản xứ, th́ những hiện tượng văn hoá giả tạo kia sẽ không c̣n xuất hiện được nưă!
Bà con nào, nhất là ở quốc nội, ai muốn hiểu rơ hơn về những tâm trạng sâu kín cuả những di dân Việt Nam thế hệ 1, th́ phải đọc những tác phẩm, những khảo luận cuả những thế hệ di dân kế tiếp, viết về những cơ cực cả về thể xác lẫn tâm hồn cuả những người đă v́ thời cuộc mà phải xa lánh quê hương cuả ḿnh, bỏ lại mồ mả tổ tiên, nhà cưả, ruộng vườn, thậm chí cả nhiều người thân, có khi phải liều mạng sống trên biển cả trong những chuyến vượt biên "thưà chết thiếu sống"!...
Tôi biết ở nhiều Trường Đại Học Mỹ, chương tŕnh học Cử Nhân (Bachelor) cho các sinh viên Việt hay sinh viên không sinh đẻ tại Mỹ, đều bắt buộc phải đọc và viết khảo luận về cuốn "Strangers from a Different Shore" ("Những Người Xa Lạ Đến Từ Một Bến Bờ Khác") cuả tác giả người Mỹ gốc Nhật, anh Ronald Takaki, viết về những bất hạnh không thể tưởng tượng nổi cuả những người di dân đến Mỹ ở thế hệ thứ nhất, đa số là từ các nước châu Á, như người Tàu, người Nhật, người Phi..., và lẽ dĩ nhiên người Việt đến Mỹ sau năm 1975.
Đọc sách trên, tôi thấy người di dân Việt ở thế hệ thứ nhất, c̣n sướng hơn người Tàu rất nhiều khi họ sang Mỹ vào lúc lục điạ này mới bắt đầu được khai phá ở Thế kỷ 19, có nhiều chuyện nói về kiếp sống không khác ǵ trâu ngưạ cuả họ...
Gần đây, tôi nghe nói đă không thiếu ǵ người Việt ở thế hệ di dân 1 rưỡi, và 2, đă bắt đầu viết chuyện kể về người Việt ḿnh, h́nh như có vài tác giả c̣n đạt được những giải thưởng văn chương cao quư cuả nước Mỹ!
Thân ái chờ mong các bạn góp ư thêm,
|
|
tennhaque
member
REF: 647225
12/30/2012
|
Tặng Ak ń và chúc cả nhà 1 năm mới an b́nh
|
|
aka47
member
REF: 647227
12/30/2012
|
Năm nay năm con Rắn hỉ , hèn chi thấy em gái le lưỡi rắn tự nhiên nổi da gà.
Anh TNQ "thâm" thiệt.
CỐNG HỈ PHÁT XỒI anh nha.
hihii
|
|
aka47
member
REF: 647228
12/30/2012
|
Xin mời Quí Vị đọc bài viết của OT một cách trân trọng để thấy rằng người Việt qua Mỹ vào khoảng năm 75 (thế hệ 1) thuộc cha ông chúng ta lúc đó cũng trầy vi tróc bảy với cuộc sống ở Mỹ , hưởng trợ cấp nhiều của chính phủ nhưng nghe nói lúc đó ai ai cũng gởi quà về VN để cứu đói gia đ́nh VN.
Bây giờ th́ rủng rỉnh con cháu có nghề nghiệp vững chắc và ở VN ai cũng giàu có...tiêu tiền nghe bắt khiếp , vậy mà cũng vẫn gởi tiền về VN như thường nghe đâu mỗi năm cả 10 tỷ đô la tiền của người nước ngoài.
Ôi...người Việt Hải Ngoại sao mà t́nh nghĩa quá.
Nhưng chỉ thế hệ 1 thôi...thế hệ 2 h́nh như không san sẻ như vậy.
Và OT chắc cũng không bỏ qua t́nh huống này.
hihiii
|
|
langdong008
member
REF: 647232
12/30/2012
|
BÀI VIẾT ĐỌC CẢM THẤY RẤT THÚ VỊ !
Cảm ơn Tác giả và người post lên diễn đàn.
langdong.
|
|
ototot
member
REF: 647235
12/30/2012
|
Phải rồi, tôi nhớ ra một nhà văn Mỹ gốc Việt rồi, nên t́m ra được trên internet thông tin viết bằng tiếng Anh, xin trích dịch sang tiếng Việt như sau:
Andrew Lam (sinh năm 1964) là một nhà văn Mỹ gốc Việt.
Anh ra đời tại miền nam Việt Nam, là nơi anh có cuộc sống thoải mái v́ là con cuả Trung Tướng Lâm Quang Thi cuả VNCH mà khi nói đến "Chiến Tranh Việt Nam" mọi người đều biết...
Anh rời Việt Nam sau khi Sài g̣n thất thủ vào năm 1975. Sau đó anh theo học University of California, Berkeley, ngành sinh-hoá (biochemistry).
Không lâu sau, anh từ bỏ ư định học y khoa và chuyển sang học viết văn sáng tạo tại Đại Học San Francisco State University. Ngay trong thời gian chưa tốt nghiệp, anh đă từng viết bài cho tổ chức truyền thông danh tiếng Pacific News Service và năm 1993 th́ đoạt giải "Nhà Báo Trẻ Lỗi Lạc" (Outstanding Young Journalist Award) cuả Hiệp Hội Nhà Báo Chuyên Nghiệp Mỹ (Society of Professional Journalists).
Năm 2005, anh xuất bản tuyển tập khảo luận nhan đề "Perfume Dreams" (tạm dịch là "Những Giấc Mơ Hương"), nói về thân phận cuả một người Việt sống trên đất Mỹ. Tác phẩm này đă mang lại cho anh giải thưởng cao quư toàn quốc Mỹ có tên PEN Open Book Award.
Tác phẩm nổi tiếng thứ hai cuả anh là "East Eats West: Writing in Two Hemispheres",(tạm dịch là "Đông Phương Hoá Phương Tây: Viết ở Hai Bán Cầu").
Tác phẩm kế tiếp cuả anh, dự kiến ra mắt công chúng sang năm 2013 là cuốn "Birds of Paradise Lost" (tạm dịch là "Những Cánh Chim Cuả Thiên Đàng Đă Mất"), là một tuyển tập những chuyện ngắn.
Anh cũng là chủ biên mạng (web editor) cho Hăng Truyền Thông "New America Media" trong suốt 8 năm liền, và là cộng tác viên thường xuyên cuả "Đài Truyền Thanh Công Cộng Toàn Quốc Mỹ" (National Public Radio).
Trên đây chỉ là những thông tin rất tổng quát về nhà văn trẻ này, và có điều kiện, tôi sẽ tường thuật tiếp về những nội dung cuả những tác phẩm cuả anh, cùng với phản ứng cuả công luận Mỹ.
Theo tôi, có lẽ Andrew Lam nên được xếp vào loại di dân thế hệ 1 rưỡi, v́ anh đặt chân lên Mỹ khi mới 11 tuổi.
Thân ái
|
|
aka47
member
REF: 647440
01/02/2013
|
"Từ em về với người ta. Anh rời phố thị khóc tà huy xưa..."
..............
AK thật sự không hiểu 2 từ: TÀ HUY trong câu thơ trên.
Anh chị nào biết xin nói giúp , rất cảm ơn,
"khóc tà huy xưa?????" là khóc như thế nào ạ?
Rồi có câu: Anh đă đi qua nửa đoạn đường.
Tà huy anh nhớ một người thương.
Nghĩa là sao?
Hoặc:
Tóc xanh bạc nửa mái đầu,
Nương nhờ đất khách khóc màu tà huy...
Pó tay luôn... Ai hiểu nhờ giăi dùm , nhất là anh Lang đó.
hihii
|
|
aka47
member
REF: 647467
01/02/2013
|
Anh chị ăn gian quá đi , sao hổng chịu giăi thích 2 chữ TÀ HUY cho AK hiểu nè.
Ghét quá đi... vậy bi giờ AK xin nhờ anh Trái Thơm , anh TNQ và anh SỞ giăi nghĩa dùm cho AK nha.
Nêu tên rùi đó mà im re là hổng được đâu.
Nhận trước lời cảm ơn của AK nha.
hihii
|
|
aka47
member
REF: 647541
01/03/2013
|
Thi sĩ ơi thi sĩ ơi.
TÀ HUY khó nuốt với người văn chương.
Thôi em trăi chiếu ra giường.
Lạy 4 lạy để ôm vương vấn sầu.
hihii
|
|
van12917
member
REF: 647542
01/03/2013
|
tà huy h́nh như là ám chỉ ánh sáng mặt trời lúc chiều tà đó em. Ư nói lúc về già.
|
|
aka47
member
REF: 647545
01/03/2013
|
ánh sáng mặt trời lúc chiều tà
.........
Em cũng nghi nghi , nhưng như vậy gọi là tà dương chứ chị.
Tà là chiều tà lăng băng bóng hoàng hôn.
C̣n HUY là sao nè?
Cảm ơn chị nhiều.
hihii
|
|
vivan11
member
REF: 647560
01/03/2013
|
.
Theo AK nói
Tà là chiều tà lăng băng bóng hoàng hôn !
C̣n HUY là ǵ nè ?
Huy là Huy Hoàng
Vậy TÀ HUY chắc có nghĩa là
Thời HUY HOÀNG đă qua !
hè hè chắc vậy quá AK ui !
|
|
aka47
member
REF: 647569
01/03/2013
|
Anh Vân nói là chiều tà. Tức là một buổi chiều tàn. Tà đây có nghĩa là sắp tàn .
C̣n chị Vân nói là thời Huy Hoàng của tuổi về h́a.
Hai anh chị cùng tên VÂN mà sao ...hổng ăn rơ vậy ta.
hihiii
|
|
thanhgiangg99
member
REF: 647574
01/03/2013
|
Chắc anh Van12917 kiện AK quá,AK nói là Cảm ơn chị... hihihi...
Mà đúng là mới đầu TG cũng tưởng là chị Tuatethy,hihihi,chắc quư bà này quá nên TG cũng bị lầm...hihihi
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|