kieutulinh
member
ID 82843
07/21/2016
|
Bi kịch t́nh yêu của Nàng tiên cá
Gronbech cũng kêu gọi chúng ta hăy đọc Andersen không chỉ dưới ánh sáng Thiên Chúa giáo, mà dưới chủ âm triết lư chung cuộc về đời sống con người mà Andersen thể hiện. Gợi ư này giúp chúng tôi nghĩ đến một luận điểm nhỏ: phải chăng, có một lớp nghĩa mang nội dung bi kịch trong truyện cổ Andersen thông qua sự trộn lẫn nhân vật-con người và nhân vật-sự vật, và bi kịch ấy, trong dáng dấp truyện cổ tích, sẽ mang màu sắc hồn nhiên?
Chúng ta bắt đầu với truyện cổ tích Nàng tiên cá
Nàng tiên cá khi có được t́nh yêu với con người (là chàng hoàng tử) th́ bị rơi vào thế phải đánh đổi: đánh đổi tiếng hát, giọng nói, và cao hơn là đánh đổi số phận của chính ḿnh, đánh đổi sự tồn tại để có được một linh hồn bất diệt. Nàng có hai lần phải chọn lựa.
Lần thứ nhất, khi đến gặp mù phù thủy, nàng buộc phải chọn lựa giữa việc hy sinh tiếng hát, giọng nói để biến thành người và được gặp hoàng tử yêu dấu. Nàng đă chọn sự hy sinh.
Xem video truyện cổ tích nàng tiên cá.
Lần thứ hai, khi buộc phải giết chết hoàng tử trước lúc mặt trời mọc để sống ba trăm năm đời cá thay v́ sống trong tích tắc của kiếp người. Nàng đă chọn kiếp người. Cuộc đời nàng tiên cá đă phải chọn lựa những thứ như sau: được làm người, được yêu như người, và được chết như con người. Dấu hiệu duy nhất để nhận biết điều ấy là đôi chân trần đau nhói trong mỗi bước đi.
Những chọn lựa của nàng tiên cá suy cho cùng đều là những quyết định bi kịch. Cái nàng đạt được và cái nàng hy sinh đều hệ trọng như nhau.
Nàng phải chọn trong đau đớn giữa cái phù vân và cái vĩnh cửu, giữa thân phận bọt sóng vô tri và kiếp người đầy mất mát. Cái là phù vân lại mang h́nh bóng vĩnh cửu (bọt sóng), cái tưởng là vĩnh cửu lại quá đỗi phù vân (làm người).
Đọc truyện nàng tiên cá để thấu hiểu được chuyện t́nh yêu và nỗi đau của nàng tại đây.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat