giathanh
member
ID 45099
08/28/2008
|
LẠM PHÁT - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DN VIỆT
Trong quá tŕnh chuyển đổi kinh tế! Hệ quả của sự phát triển kinh tế thị trường luôn mang theo yếu tố lạm phát và các khủng khoảng kinh tế với nhiều cấp độ và h́nh thức khác nhau.
Kinh tế VN trước đây, phụ thuộc hoàn toàn vào bao cấp. Cái đói, cái nghèo, người dân chỉ biết đến việc thắt lưng buộc bụng để đối phó. Sau khi mở cửa và chuyển sang kinh tế thị trường. Từ việc tăng trưởng bộc phát, nảy sinh ra các phương thức làm ăn kiểu chụp giật để bù vào cái đói khát làm giàu bị ḱm hăm từ lâu, cùng với sự ảnh hưởng trùng lặp với các biến động chung của thị trường quốc tế khiến cơn băo lạm phát ở VN lại càng thêm dữ dội.. và nhanh đến mức không thể đưa ra một dự báo mang tính tương đối. Trước đây, vào giai đoạn 1990 -2005. Sự bùng nổ kinh tế đă cho ra đời hàng ngàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chỉ sau không đầy một năm của 2007 và 2008 này th́ lại đưa hàng nǵn Doanh nghiệp trong số này đứng trước cảnh trở về con số 0 khi chưa kịp lớn để đứng vững trên thương trường. Các Doanh nghiệp may mắn hơn là nhờ hoặc có sự hà hơi tiếp sức từ chính sách của nhà nước thông qua Cổ phần hóa hoặc vay vốn, hợp tác với nước ngoài tuy cơ hội trụ lại vẫn c̣n nhưng mối đe dọa cũng không phải là ít!
Sức cạnh tranh cùng với những "chiêu bài" được tung ra từ phía đối thủ là các Doanh nghiệp Quốc tế ẩn sau những "đ̣n" dù mới chỉ là dạo đầu đă khiến thị trường và các ngành kinh tế của VN vốn đang rối ren cũng chao đảo đến dữ dội! Một vài tin đồn thất thiệt - là chiêu rất sơ đẳng!. Nhưng bài học về giá gạo và giá xăng dầu vừa qua cho thấy một minh chứng về sức chống đỡ của Doanh nghiệp trong nước cũng như của Chính phủ thật quá yếu ớt.
Vậy bài toán và cách xác định hương đi sắp tới cho Doanh nghiệp cũng như bí quyết duy tŕ, ǵn giữ sức mạnh trong kinh doanh thời gian tới là ǵ và nằm ở đâu?
Do nơi đây thuần tính giao lưu và tự xét kiến thức cá nhân là hạn hẹp. Tôi chỉ đưa ra vài ư kiền và đánh giá mang tính cá nhân thế này:
Thứ nhất: Cuộc chiến lạm phát ở VN hiện tại, xét về một khía cạnh nào đó. Không hẳn là không có giá trị cho các Doang nghiệp với điều kiện và năng lực hiện tại! Nếu biết tranh thủ "nghỉ ngơi" để cũng cố và xem xét lại các kế hoạch đầu tư của ḿnh một cách bài bản hơn. Biết lợi dụng kẽ hở của thị trường tạo ra từ chính các "chiêu thức" của đối phương trong bối cảnh hiện tại mà "tương kế tựu kế" th́ cơ hội chiếm giữ khả năng thành công không phải là không có.
Thứ hai: Đa dạng hóa hướng đầu tư. Nhưng tránh cách đầu tư "lấn sân" sang ngành nghề không phải là nghề mà Doanh nghiệp có lợi thế nhất để phân tán rủi ro.
Thứ ba: Tích cực xây dựng và tạo mối liên kết hợp tác theo phương thức liên doanh hoặc hợp tác để củng cố tiềm lực, chia sẻ áp lực tài chính trong đầu tư.
Thứ tư: Tạm "lui" trở lại. quay lại các vấn đề trong nội bộ để củng cố, xây dựng quan hệ góp vốn đầu tư. Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp. Củng cố và kiện toàn năng lực của bộ máy quản lư.
Thứ năm: Chú trọng việc theo dơi và phân tích diễn biến t́nh h́nh theo các t́nh huống giả định đa chiều. T́m kiếm và lựa chọn cơ hội cũng như phương án đối phó chủ động hơn.
-------
Trên đây là một số ư kiến riêng. Rất mong được các bạn quan tâm chia sẻ và góp ư thêm!
Thân ái!
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat