da1uhate
member
ID 70247
11/12/2011
|
U23 VIỆT NAM & SEA GAMES 26
Chuột sa hũ nếp: lợi và hại
1. Chưa bao giờ trong lịch sử SEA Games, bóng đá Việt Nam lại nằm ở một bảng nhẹ tênh như vậy. Vào lúc 4 giờ chiều của ngày 19-10 định mệnh đó, vị thần may mắn có lẽ vừa nghe bản “Bonjour, Việt Nam” đă làm quà cho đội tuyển U23 Việt Nam những lá thăm có thể nói là không thể nào tuyệt vời hơn.
Tất cả những đội tuyển “tai to mặt lớn” như Thái Lan, Singapore, đương kim vô địch SEA Games Malaysia và đội chủ nhà Indonesia đều dồn tất tần tật vào bảng A, trong khi đội U23 Việt Nam rơi vào một bảng đấu gồm toàn những đội bóng nhẹ kư như Lào, Brunei, Myanmar, Đông Timor và Philippines, sung sướng chẳng khác ǵ chuột sa hũ nếp.
2. Trong một bảng đấu “thơ mộng” như vậy, dường như chúng ta chỉ phải lưu ư đến Myanmar - là đối thủ mà U23 Việt Nam vừa quật ngă đến 5-0 trên sân Mỹ Đ́nh cách đây vài ngày. HLV Hansson của đội bại trận bảo rằng đây chỉ là một giải giao hữu và tính chất của các trận giao hữu hiển nhiên không giống với những trận tranh giải chính thức. Ông nhún vai “Các bạn hăy tin đi, bước vào SEA Games, U23 Myanmar sẽ tŕnh bày một bộ mặt rất khác”. Cái kiểu nói “Hăy đợi đấy!” của ông Hansson có vẻ như để động viên học tṛ hơn là nhằm thuyết phục báo giới, bởi thật khó mà tin chỉ trong một thời gian ngắn ngủi không đến nửa tháng, một đội bóng non nớt như Myanmar có thể lột xác để trở thành ông khổng lồ trong bảng B.
Myanmar, một đội bóng từng làm mưa làm gió ở Đông Nam Á, cả ở châu Á, cách đây vài thập niên bây giờ chỉ c̣n lại... cái tên. Ngược lại, một đội bóng được xem là “chuyên gia lót đường” như Philippines hiện nay đang trở thành một ẩn số, nếu không muốn nói là một thế lực ở khu vực Đông Nam Á, thông qua chính sách nhập tịch ngoại binh vô giới hạn. Rất có thể, U23 Philippines mà chúng ta sẽ gặp vào ngày 3-11 tới đây là một đội bóng mà chỉ đọc tên cầu thủ thôi (Roland Muller, Jason De Jong, Simon Greatwich...) nhiều người sẽ ngỡ U23 Việt Nam đang đối đầu với Bayern Munich hay Manchester City. Các cầu thủ U23 Việt Nam chắc chưa quên đội tuyển đàn anh từng bị đội tuyển Philippines được “Tây hoá” hạ gục 2-0 ở AFF Cup mới đây như thế nào.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp Philippines nổi lên như một mối đe doạ th́ con đường vào bán kết SEA Games của U23 Việt Nam trong tháng 11 tới đây vẫn rộng thênh thang như.... xa lộ Đông Tây ở Sài G̣n. Nh́n Thái Lan hay Singapore ở bảng A vừa phải đối phó lẫn nhau vừa gồng ḿnh tử chiến với đội đương kim vô địch và đội chủ nhà mới thấy bảng B là nơi các cầu thủ của ông Goetz hoàn toàn có thể tung tăng đi dạo.
3. Nhưng đến với SEA Games, mục tiêu của thầy tṛ ông Goetz không chỉ là lọt vào bán kết. Với U23 Việt Nam, đích nhắm duy nhất là ngôi vô địch, là hương vị vinh quang đă hơn nửa thế kỷ nay chúng ta vẫn chưa được nếm trải, mặc dù rất nhiều lần chúng ta đă mon men đến rất gần nó. Huy chương bạc chắc chắn đồng nghĩa với thất bại. Kể từ chiếc huy chương bạc do thầy tṛ Weigang đem về từ Chiang Mai 1995, Việt Nam đă có thêm một đống chiếc huy chương bạc không mong muốn khác, đến nỗi “đổi màu huy chương” trở thành giấc mơ lớn nhất của người hâm mộ nước nhà.
V́ vậy, hai trận đấu quan trọng nhất của U23 Việt Nam trong chiến dịch chinh phục SEA Games lần này là trận bán kết và trận chung kết, nếu chúng ta vượt qua được trận thứ nhất.
Ở đây, chúng ta sẽ thấy có hai mặt của một vấn đề: Một ṿng đấu bảng nhàn hạ dĩ nhiên sẽ giúp các cầu thủ U23 vừa tiết kiệm được sức lực vừa không cần phải tung hết mảng miếng chiến thuật trước các t́nh báo viên của bảng A. Đó là một thuận lợi cực lớn nếu so với Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia: “Tứ hùng” bảng A vừa phải vắt kiệt sức để cạnh tranh hai suất vào bán kết vừa buộc phải giở hết bài trong những trận kịch chiến một mất một c̣n. Nhưng nếu thầy tṛ ông Goetz không đủ sáng suốt và bản lĩnh để khai thác lợi thế của ḿnh, t́nh h́nh có thể sẽ diễn ra theo chiều ngược lại: Trong một bảng đấu thiếu tính cạnh tranh, tâm lư của các cầu thủ U23 Việt Nam sẽ không đủ sẵn sàng để đối đầu với một “cuộc chiến thực sự” ở trận bán kết.
Dù sao, với một huấn luyện viên giàu kinh nghiệm như ông Goetz, lại đến từ một nền bóng đá đẳng cấp cao, người viết bài này tin rằng ông sẽ có những liệu pháp tinh thần thích hợp giúp các học tṛ tận dụng được ưu thế thong dong của bảng B để dồn mọi nỗ lực cho các trận đánh quyết định ở Indo trong những ngày sắp tới.
CHU Đ̀NH NGẠN
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
da1uhate
member
REF: 618032
11/12/2011
|
Nếu hàng tấn công chỉ toàn Đoàn Dự...
1. Trong trận Việt Nam ́ ạch thắng Philippines 3-1 tối thứ năm vừa rồi, tôi cho HLV Goetz điểm 9. Tại sao? V́ huấn luyện viên là người chịu trách nhiệm về việc xây dựng chiến thuật thi đấu. Chiến thuật của một đội bóng có hiệu quả hay không dựa trên số cơ hội ghi bàn mà hệ thống chiến thuật đó đem lại. Xét tới gần 20 cơ hội rơ rệt mà các học tṛ tạo ra trong 90 phút trên sân Bung Karno, ông thầy xứng đáng được điểm cao.
Ngược lại, tôi cho các học tṛ của ông Goetz điểm 2. Đem 3 bàn thắng (thực ra chỉ có 2 bàn, bàn thắng thứ 3 của U23 Việt Nam là do hậu vệ Matthew Hartmann của Philippines đội vào lưới nhà) so với vô số cơ hội bị bỏ lỡ một cách không thể tin được, các cầu thủ như Văn Quyết, Văn Thắng, kể cả Thành Lương đáng bị chỉ trích hơn là khen ngợi. Các phương án tấn công chỉ có thể sinh ra các cơ hội ghi bàn, c̣n chuyển hoá các cơ hội đó thành bàn thắng thuộc về trách nhiệm cá nhân. Ở đâu cũng vậy, huấn luyện viên đội tuyển dạy các cầu thủ cách chạy chỗ, cách di chuyển, cách chiếm lĩnh các khoảng trống chứ không thể dạy cầu thủ các kỹ thuật cơ bản như chặn bóng, chuyền bóng hay sút bóng. Những phẩm chất kỹ thuật của Nguyễn Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Minh Chiến, Văn Quyến, Công Vinh hoàn toàn do tu dưỡng cá nhân. Tiếc là thế hệ U23 đang chinh chiến ở SEA Games 26 không có chân sút nào so được với các bậc đàn anh.
2. Văn Quyết trong trận đấu với Philippines giống một cách kỳ lạ anh chàng Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ. Lục mạch thần kiếm là thứ vơ công bá đạo trong giang hồ. Uy lực của nó mạnh gấp sáu lần so với tuyệt học Nhất dương chỉ. Do cơ duyên, Đoàn Dự thủ đắc được môn vơ công kỳ tuyệt này. Chỉ có điều, họ Đoàn không thể thi triển Lục mạch thần kiếm theo ư muốn. Lúc cần trổ tuyệt kỹ, nội lực không chịu phát động. Lúc phẩy tay hời hợt, kiếm khí từ các đầu ngón tay lại th́nh ĺnh bắn ra như mưa. Môn vơ “trên bảo dưới không nghe” này, ngay cả họ Đoàn cũng ngơ ngác.
Văn Quyết không phải họ Đoàn nhưng cũng sở đắc đường lối vơ công tương tự. Trong trận gặp Philippines, trước hàng tá cơ hội ngon ăn, Văn Quyết mím môi mím lợi vận đủ mười hai thành công lực vào cú sút, bóng vẫn nhất quyết không chịu vô lưới. Rơ nhất là pha một ḿnh một bóng đối diện với thủ môn Muller ở phút 18, anh bỏ lỡ một cách không thể vụng về hơn. Vậy mà đến phút bù giờ, trong một tư thế khó hơn rất nhiều, anh lại ghi bàn. Lục mạch thần kiếm bất ngờ phát huy tác dụng khiến anh có được bàn thắng đẹp mắt đến Messi cũng phải ghen tị.
3. Đội trưởng Thành Lương có lẽ là cầu thủ xuất sắc nhất trong đội h́nh U23 lần này. Trận đấu nào, anh cũng được giới chuyên môn đánh giá là cầu thủ chơi hay nhất. Thậm chí HLV Stefan Hansson của đội U23 Myanmar cách đây chưa đến nửa tháng c̣n khen Thành Lương có thể... chơi cho Barcelona(!). Nhưng ở trận đụng độ Philippines vừa rồi, có không dưới 4 lần, “cầu thủ có thể chơi cho Barca” này không thể nào đưa bóng vào lưới thủ môn Muller khi anh một ḿnh lẻn vào vùng cấm địa. Các t́nh huống thuận lợi lặp đi lặp lại và Thành Lương hết lần này đến lần khác phung phí cơ hội ghi bàn. Khi anh vấp quá nhiều lần vào cùng một tảng đá th́ vấn đề không phải ở đôi chân mà ở cái đầu.
Về vấn đề này, HLV Goetz viện dẫn đến nguyên nhân tâm lư. Rằng trận đầu tiên bao giờ áp lực cũng rất lớn nên các học tṛ của ông không thể chơi đúng phong độ. Đó là lư do tôi không cho ông Goetz điểm 10. Tôi trừ của ông một điểm, v́ công tác tư tưởng, v́ giữ cho cái đầu của học tṛ tỉnh táo cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của huấn luyện viên. Tâm lư, đúng, có vấn đề tâm lư, nhưng sau 30 phút đầu chơi áp đảo để kịp nhận ra các cầu thủ Philippines chỉ đáng sợ ở cái tên đọc lên nghe giống Tây (c̣n thực chất họ chơi bóng quá non nớt, tấn công quá tự phát và pḥng thủ quá hớ hênh, tóm lại không giống Tây chút nào!) th́ không có lư ǵ các cầu thủ U23 Việt Nam không rũ bỏ được gánh nặng tâm lư. Thế mà các học tṛ của ông Goetz vẫn xử lư bóng không hề thanh thoát hơn, thậm chí gây cảm giác họ vẫn bị sức ́.
Cầu thủ U23 Philippines có thể h́nh lư tưởng nhưng không giỏi “không chiến”. Cú đánh đầu uy lực và hiểm hóc nhất của họ lại là cú đánh đầu vào lưới nhà. Họ không chơi áp sát, cũng không đá rắn. Thế mà các học tṛ của ông Goetz lănh tới 4 thẻ vàng trong một thế trận áp đảo với thời lượng kiểm soát bóng lên tới 72%. Thật vô duyên!
4. Dù sao những trận đấu quan trọng nhất của thầy tṛ ông Goetz vẫn c̣n ở phía trước và các đối thủ thực sự của U23 Việt Nam vẫn đang loay hoay ở bảng bên kia. Nhưng khi đă đặt một chân vào ṿng trong sau trận thắng Philippines, Thành Lương và đồng đội thế nào cũng phải chạm trán với một trong “tứ đại gia” Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan ở bán kết. Các đối thủ này không phải là kẻ mới chân ướt chân ráo vào giang hồ như Phiplippines, loại vơ công “lúc kêu lúc xịt” mà Văn Quyết, Văn Thắng, Thành Lương đang sử dụng lúc đó sẽ trở thành thứ vơ “tự sát”. Và những lơi lỏng ở hàng thủ nữa, chắc chắn sẽ bị các chân sút của đối phương khai thác triệt để. Nói chung, nếu các học tṛ ông Goetz tiếp tục chơi một cách bế tắc như chơi với Philippines, họ sẽ không thể đi xa.
Bài báo này được viết khi trận U23 Việt Nam - U23 Myanmar chưa diễn ra nên tôi không rơ các cầu thủ của chúng ta có khắc phục được những yếu kém hay chưa. Những mong rằng, như ông Goetz nói, tất cả những cú sút thiếu chính xác và thiếu quyết đoán ở trận mở màn chỉ là vấn đề tâm lư. Khi đă đặt chân vào tới bán kết rồi, các học tṛ của ông sẽ t́m lại được đẳng cấp và bản lĩnh đích thực. Ờ, biết đâu lúc đó họ sẽ lột xác để trở thành những Tiểu Lư Phi Đao “lệ bất hư phát”. Chứ tranh ngôi bá chủ SEA Games mà hàng tấn công chỉ toàn những Đoàn Dự “lúc chớp lúc tắt” th́ chức vô địch chỉ có trong mơ...
4-11-2011
CHU Đ̀NH NGẠN
|
|
da1uhate
member
REF: 618033
11/12/2011
|
Coi chừng “tẩu hoả nhập ma”!
1. Một lần nữa, sau trận đụng độ U23 Đông Timor tuyển U23 Việt Nam lại gây thất vọng cho người hâm mộ tại quê nhà, mặc dù sau chiến thắng 2-0 tối thứ tư vừa rồi, chiếc vé vào bán kết giải bóng đá SEA Games 26 gần như chắc chắn đă nằm trong túi thầy tṛ Goetz.
Điều bất ngờ là chúng ta rơi vào một bảng đấu rất dễ thở nhưng lại vượt qua quá đỗi nhọc nhằn. Điểm số đang ủng hộ chúng ta nhưng lối chơi đang nói điều ngược lại. Trước tiên phải thừa nhận tŕnh độ của các đội bóng Đông Nam Á ngày càng xích lại gần nhau: qua chính sách nhập tịch ngoại binh, Philippines hay Đông Timor không c̣n là những chú lùn trong khu vực. Nhưng cho dù như vậy, ở thời điểm hiện tại họ vẫn c̣n một khoảng cách nhất định so với các thế lực truyền thống như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore hay Việt Nam. Trong bóng đá không có những đôi hia bảy dặm. Đông Timor bên Á cũng như Manchester City bên Âu phải cần nhiều hơn một mùa bóng để đội h́nh có thể dung nạp và dung hoà các “tế bào lạ” vừa được cấy vào cơ thể. Thế nhưng chúng ta vẫn đương đầu với các đối thủ bảng B một cách trầy trật. Do đâu?
2. Điều dễ thấy nhất, v́ lịch sử vẫn chưa lùi quá xa: Việt Nam không có khả năng, v́ vậy không có thói quen áp đặt trận đấu lên đối phương. Những thành tích bóng đá Việt Nam gặt hái được trong ṿng 15 năm trở lại đây, tính từ chiếc huy chương bạc ở SEA Games 18 tại Chiang Mai, đều đến từ lối đá pḥng ngự phản công. Ở Chiang Mai năm nào, Việt Nam vượt qua Indonesia ở trận cuối ṿng bảng và Myanmar ở bán kết trong hoàn cảnh bị đối phương ép đến tức thở. Trận thắng lịch sử 3-0 trước Thái Lan ở Tiger Cup 1998 cũng là chiến tích của bóng đá phản công dù Việt Nam được chơi trên nhà. (Ngay sau đó, khi đá với Singapore với tư thế “kèo trên” trong trận chung kết, chúng ta đă thất bại đau đớn). Từ HLV Weigang đến HLV Riedl, tuyển Việt Nam chỉ quen đá phản công. Thành tích thắng UAE và hoà Qatar trên sân Mỹ Đ́nh ở Asian Cup 2007 để lọt vào 8 đội xuất sắc nhất giải cũng được Riedl xây dựng trên lối đá sở trường này. Tới triều đại Calisto, lối đá này càng được chắp cánh, v́ Calisto là bậc thầy về chiến thuật pḥng ngự phản công: đội Đồng Tâm Long An lởm khởm của ông chỉ dựa vào lối đá này mà lên ngôi vô địch V-League tới những hai lần.
Đội tuyển Việt Nam mặc chiếc áo “pḥng ngự phản công” do ông Calisto cắt may vừa vặn và thích hợp đến mức họ đoạt chức vô địch Đông Nam Á 2008 rồi mà người hâm mộ nước nhà chưa hết sửng sốt. Nhưng nếu trí nhớ không quá ngắn, chúng ta sẽ thấy rằng tuyển Việt Nam đoạt cúp năm đó nhờ hai trận thắng Singapore ở bán kết và Thái Lan ở chung kết trên sân đối phương bằng lối chơi pḥng ngự phản công sắc bén. Khi đá các trận lượt về trên sân Mỹ Đ́nh, buộc phải chơi tấn công với tư thế chủ nhà, chúng ta đă không thể chiến thắng cả Sing lẫn Thái, trong đó có trận hoà trối chết trước Thái nhờ bàn thắng có phần may mắn của Công Vinh ở phút cuối cùng.
3. Tiếc thay, quá ngây ngất v́ vinh quang, Calisto đă quên mất con đường nào dẫn ông đến thành công. Calisto thất bại liên tiếp tại SEA Games 25 và Cúp Đông Nam Á 2010 sau đó chỉ v́ ông ra lệnh cho học tṛ chơi tất cả mọi trận đấu với thế “kèo trên”. Với tư cách “đương kim vô địch AFF Cup”, ông không cho phép ḿnh tiếp cận trận đấu với chiến thuật pḥng ngự phản công của một đội bóng chiếu dưới. Con cá nước ngọt đă bị ông lùa ra nước mặn và... chết ngộp. Từ bỏ lối đá phản công sở trường, U23 Việt Nam thất trận trước U23 Malaysia trong trận chung kết SEA Games 2009, c̣n ở AFF Cup 2010 tuyển Việt Nam bị tuyển Philippines đánh bại 2-0 ngay tại Mỹ Đ́nh ở ṿng bảng và bị tuyển Malaysia hạ ở bán kết với tỉ số thua 0-2 tại Mă và hoà 0-0 tại Việt Nam. Trong tất cả các trận đó, Calisto đều muốn áp đặt thế trận lên đối phương, dĩ nhiên đều bế tắc và cuối cùng đều bị phản đ̣n.
Từ thực tế đó, suy ra các đội tuyển Việt Nam có vẻ phù hợp với môn Độc Cô cửu kiếm mà Lệnh Hồ Xung từng đắc thủ. Phá kiếm thức, Phá đao thức, Phá thương thức, Phá tiên thức, Phá chưởng thức, Phá khí thức, v.v... tất cả có chín thức, với công dụng hoá giải tất cả các đ̣n thế lẫn vũ khí của đối phương. Nhưng muốn “phá” bất cứ thứ ǵ cũng phải đợi người ta ra tay tấn công, ḿnh mới có cái để “phá”. Trong Tiếu ngạo giang hồ, Lệnh Hồ Xung từng đả bại nhiều cao thủ bằng tuyệt học Độc cô cửu kiếm nhưng chưa lần nào gă ra tay trước. Nh́n từ góc độ bóng đá, Độc Cô cửu kiếm hiển nhiên xây dựng trên chiến thuật... pḥng ngự phản công. Nguyên lư của nó là lấy tĩnh chế động: khi “động”, đối phương mới lộ ra sơ hở cho mũi kiếm của ḿnh khoét vào. Từ Asian Cup 2007 đến AFF Cup 2008, Quang Thanh, Quang Hải, Công Vinh đă được Riedl lẫn Calisto sử dụng như những mũi đột kích lợi hại để phát huy đến mức tối đa tuyệt học Độc Cô cửu kiếm. Và giành thắng lợi.
4. Ông Goetz thuộc trường phái khác. Các đội bóng dưới tay ông, từ đội tuyển quốc gia đến tuyển U23 đều có thiên hướng tấn công. Thứ vơ công ông muốn các học tṛ tu tập là Giáng long thập bát chưởng. Đây là loại vơ công chí cương, ra tay là đánh phủ đầu đối phương. Ngặt nỗi, để phát huy môn tuyệt học này, cao thủ phải có tŕnh độ vượt trội. Xưa nay trong thiên hạ đếm đi đếm lại chỉ có Tiêu Phong, Hồng Thất Công và Quách Tĩnh thành danh với chưởng pháp này: cả ba đều là những tay nội lực cực kỳ thâm hậu. Trong giới giang hồ túc cầu, cũng chỉ có Barcelona của Pep là đủ sức chơi môn vơ Giáng long.
Đội tuyển Việt Nam từ thế hệ Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Hoàng Bửu lẫy lừng đến thế hệ Minh Phương, Tài Em, Văn Quyến tài năng vẫn chưa đủ khả năng tấn công đối phương bằng Giáng long thập bát chưởng. U23 hiện nay tŕnh độ kém hơn tất phải loay hoay như gà mắc tóc dù chơi trước các đối thủ được đánh giá là dưới cơ như Philippines, Myanmar, Đông Timor. Từ đó, có thể thấy trước: nếu Thành Lương và đồng đội vẫn tiếp tục sử dụng vơ công dương cương để tranh tài trong khi nội lực chưa đủ, ắt sớm muộn ǵ cũng bị “tẩu hoả nhập ma”. Muốn chiến thắng ở bán kết và chung kết kỳ SEA Games này, U23 Việt Nam chỉ có cách quay về lối chơi sở trường pḥng ngự phản công. Phi Độc Cô cửu kiếm, không tuyệt học nào có thể giúp thầy tṛ Goetz đăng quang!
CHU Đ̀NH NGẠN
|
|
ototot
member
REF: 618092
11/13/2011
|
Trong các sinh hoạt thể thao như “Thế Vận Hội”, “Á Vận Hội”, … “Đông Nam Á Vận Hội”..., nơi nào người ta cũng đặt nặng vai tṛ cuả Điền Kinh nhiều hơn cả!
Nhưng h́nh như ở Việt Nam ḿnh lại chỉ chú ư đến Bóng Đá, mà tôi cũng không biết Việt Nam ḿnh đă bao giờ đứng đầu được Đông Nam Á ở môn thể thao này chưa vậy?
Cũng may là D đă là người đầu tiên nhắc đến "SEA Games", cho dù là ở bóng đá thôi!
Ai biết, xin tiết lộ đi! Cũng xin cho biết ḿnh đă tổ chức "SEA Games" lần nào chưa nhỉ? Nếu có, th́ hồi nào? Và đă tổ chức ra sao?
Dưới đây là một h́nh ảnh cuả Lễ Khai Mạc “Đông Nam Á Vận Hội Thứ 26” (26th South East Asian Games, thường viết tắt là SEA Games 26) tổ chức tại Indonesia lần thứ 4, vào ngày 11 tháng 11 năm 2011 vưà qua, qua tŕnh diễn cuả hàng ngàn vũ công, ca sĩ... và đốt cả pháo bông nưă...
(Tôi có vào xem tường thuật từ một số trang mạng ở Việt Nam, nhưng cũng không thấy được nhiều về toàn cảnh cuả “SEA Games” lần này. Đa số các trang đều viết nguyên tiếng Anh “SEA Games”, nhưng cũng có chỗ viết là “Xi Ghêm” thấy … chướng mắt vô cùng!)
Thân ái,
|
|
aka47
member
REF: 618095
11/13/2011
|
nhưng cũng có chỗ viết là “Xi Ghêm” thấy … chướng mắt vô cùng!
...........
Cái ǵ chứ cái này th́ CHƯỚNG MẮT KINH KHỦNG luôn.
Đọc thepo âm Việt rồi viết theo chữ Việt chỉ có Bác Hồ xúi dại mà toàn cả miền Bắc nghe theo , ngay cả những nhà học giả ở ngoài Bắc cũng PHẢI vỗ tay , hổng vỗ tay th́ bị đ́ như Văn Cao (sau bài Tiến Quân Ca thề phanh thây uống máu quân thù...man rợ dễ sợ !!!) về nhà trồng lang dẹp viết lách luôn.
Cũng v́ muốn Việt hóa chữ nghĩa mà có nhiều chữ nghe kệch cỡm tàn bạo luôn.
Ai cũng biết rùi , nói nữa CHƯỚNG MẮT , như hỏa lực của địch mạnh quá th́ nói là SỨC LỬA của địch mạnh quá. Nghe sao tức cười đầu óc Bắc Bộ Phủ như hạt tiêu.
hihiii...
|
|
dulan
member
REF: 618102
11/13/2011
|
...
Cháu chào bác Ototot ạ,chào nhỏ Da,
Hôm ni thấy 3 chấm của nhỏ Aka,chị DL cười lâu lâu hơn chút đó nha,hihi....
Bác Oto và Aka nói tiếng Tây tiếng U mà sửa thành tiếng khác đọc nghe kỳ ..., vậy DL thấy chuyện này trước kia là tiếng VN,sau đó người ta cũng đổi thành tiếng VN,ngắn gọn mà hay quá.Nhưng chỉ được một thời gian họ lại tháo bỏ cái bảng tiếng Việt này,tiếc ghê ..hichic...
"BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỪ DŨ"
Thành "XƯỞNG ĐẺ TỪ DŨ"
---------
Thôi đi ra , hông th́ nhỏ Da nói chị DL lạc đề, người ta đang nói chuyện si ghêm chứ bộ ...
hihi....
Thân ái,,
|
|
ototot
member
REF: 618103
11/13/2011
|
Hăy bấm vào đây! xem vài pha cuả trận đấu giưă Myanmar và Việt Nam.
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 618105
11/13/2011
|
Tôi có cảm tưởng rằng "SEA Games" (Đông Nam Á Vận Hội) chắc hẳn cũng là một sự kiện thể thao lớn lắm ở Việt Nam, nhưng hơi lạ là không thấy nhiều thành viên trong nước cuả diễn đàn này lập tiết mục với chủ đề này, và có bàn về nó th́ cũng chỉ xoay quanh các đội tuyển "U23" thôi, nhỉ?
Và cũng chưa thấy ai giải thích về các tên gọi như "U23 Việt Nam", "U23 Philippines", "U23 Myanmar", v.v..., v́ theo tôi hiểu th́ "U23" là viết tắt cuả tiếng Anh "Under 23" (dưới 23 tuổi); cũng như "U21" là "Under 21" (dưới 21 tuổi)?
Xin ai rành về "SEA Games" và về bóng đá, hăy cho biết về độ tuổi cuả các cầu thủ trong những trận đấu này đi!
Bản thân tôi thuộc loại ... "U80", nên dĩ nhiên không biết!
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 618114
11/13/2011
|
Thế là “SEA Games 26” đă bước sang ngày thứ 3 tại Indonesia, và Đoàn Việt Nam đă bắt đầu khởi sắc, chứ không đến nỗi quá khiêm nhường như 2 ngày đầu!
Nói chung, truyền thông quốc tế tiên đoán chắc Việt Nam chung cuộc sẽ có thể xếp hạng 3, sau chủ nhà Indonesia và Thái Lan.
Mời bà con bấm vào đây nghe tường tŕnh cuả Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Paris.
Thân ái,
|
|
cafekho
member
REF: 618119
11/13/2011
|
Ngôn ngữ và… mặc cảm
(Đoan hùng)
Câu chuyện đổi tên bệnh viện Từ Dũ thành “xưởng đẻ” chắc hẳn chỉ là một giai thoại tiếu lâm của dân Sài G̣n, nhưng nó cũng nói lên cái cảm nhận về một sự “nhà quê hóa” tiếng Việt. Khái niệm “Giữ ǵn sự trong sáng của tiếng Việt” trở thành một sự khôi hài!
Bản thân tôi cũng không thể chịu được những cái tên “thần tượng” của ḿnh bị biến dạng một cách… quê mùa như “chị Giên Phôn Đa” hay “anh Mai Cơn Giắc Sơn”. Những tên thành phố New York, Ba Lê… biến thành Niu Oóc Cơ, Pa Ri. Những từ ngữ “nhà quê” như “tên lửa”, “máy bay lên thẳng”, “lính thủy đánh bộ” v.v… Thế nhưng lắm lúc tôi muốn đặt ngược lại vấn đề là: Phải chăng ta không “ngửi nổi” những từ Việt hóa như thế chỉ v́ chính ta chưa dứt được “mặc cảm”?
Các cụ đồ khi xưa đă bảo “nôm na là cha mách qué”. Ta phê phán cụ đồ nhưng có thực là ta không nghĩ y trang như thế?
Ư nghĩ này đến với tôi nhân một dịp đi thăm Paris. Khi đi chợ Tàu, vợ tôi bỗng chỉ vào bảng tên đường (Quai de Choisy) mà hỏi:
“Anh! Có phải khu này gọi là quai đe soa si không?”
Tôi ngớ người dăm phút rồi cười phá lên:
“Không phải đâu thưa bà! Phải đọc là Ke đờ Xoa di! Ke! Ke chứ không phải là quai đâu cô ạ! Nhà quê ơi là nhà quê!”
Bà xă tôi có vẻ cáu:
“Vâng! Tôi nhà quê! Lúc nào sang Mát Cơ Va mà có không biết th́ đừng hỏi em nhé!”
Tôi đành cười h́ h́, xí xóa, bởi quả thật nếu sang đó th́ tôi sẽ… ngọng. Làm thế nào có thể biết là Mocba không là Mốc Ba mà là Mát Xơ Cơ Va?
Bà xă nhà tôi vốn không chưa từng tiếp xúc với ông bà Vincent, cậu Pierre và cô bé Marie trong “cua đờ lăng đờ la xi vi li da xi ông phờ răng xe” mà chỉ biết ông “mô lô tốp đi dép lốp nghe lốp cốp”. Nhà quê là phải rồi. Ai bảo sống với… VC!
Một thời gian sau, khi đang lái xe trên đựng phố Ca Li, tôi nghe cô xướng ngôn viên đài Little Saigon đọc bài tiểu sử của học giả Nguyễn Đăng Thục, ông vừa mới qua đời:
“Trong những năm 1… ông theo học trường…”
Và cô uốn giọng:
“Ao Bợt Xa Row”
Tôi bảo thầm:
“Cô ơi! Đọc là An Be Xa Rô mới đúng chứ!”
Thế nhưng trong khoảnh khắc ấy tôi chợt nhận ra sự khác biệt của phản ứng của ḿnh trong hai trường hợp hoàn toàn giống nhau. Tôi thấy cô xướng ngôn viên đọc sai, nhưng tôi không hề thấy đó là… “nhà quê”. Tóm lại , trong tâm lư của tôi có sự phân biệt. Đánh vần tiếng Tây theo kiểu Việt th́ là nhà quê, thất học. C̣n đánh vần sai theo kiểu Mỹ th́… không có sao. Thậm chí c̣n “sang”!
Phải chăng đó chính là biểu hiện của “mặc cảm nhược tiểu” nằm sâu trong mỗi người chúng ta? Trước khi đi du học, bố tôi dẫn tôi vào nhà hàng Continental để cho tôi một bài học về cầm dao, nĩa thế nào kẻo… “Tây nó cười cho”. Ấy! Tâm lư chúng ta là thế! Lọng cọng với dao và nĩa th́ Tây nó cười. C̣n “ông Tây” mà thử lèo khoèo với đôi đũa th́ là… một vinh hạnh cho ta!
“Cha trời! Ông Tây mà cầm đũa giỏi quá đi thôi!”
Chúng ta ngạc nhiên và thán phục và… “tự hào” đến rơi lệ khi thấy ông Tây ăn được le mam nem. C̣n ta mà ăn được fromage th́ chẳng có ǵ lạ cả. Phải chăng chính cái tâm lư khinh – trọng, sang – hèn làm ta cảm thấy sự Việt hóa là quê kệch, thô sơ và làm nghèo ngôn ngữ?
Thử lấy ví dụ về vấn đề là nên viết danh từ riêng theo nguyên dạng hay phiên âm.
Ngay ở Việt Nam khuynh hướng “để nguyên dạng” cũng đang thắng thế. Nhiều tác giả đă bàn về vấn đề này và nêu nhiều lư do cho lập trường “nguyên dạng”. Nhưng tôi chưa thấy tác giả nào nêu một lư do mà tôi cho rằng là lư do duy nhất hợp lư. Đó là đơn giản v́ để thế nó tiện lợi hơn mà thôi.
Với khối lượng thông tin càng ngày càng lớn như ngày nay, chẳng nên mất th́ giờ mà “chuẩn hóa” cách phiên âm từng thành phố, từng anh John, chị Marie! Không Việt hóa là v́ không cần thiết, thế thôi!
Nhiều người nêu lư do như:
Để nguyên dạng th́ “quốc tế” hơn và người đọc quen thuộc với tên đó khỏi bỡ ngỡ hay hiểu sai khi đọc sách ngoại quốc.
Để nguyên dạng th́ ta dễ “hội nhập” hơn. Dễ “tiếp thu” văn hóa hơn…
Các lư do đó hoàn toàn không vững. Bởi chẳng có cái tên riêng nào là “quốc tế” cả! Để nguyên hay phiên âm th́ ra ngoại quốc vẫn cứ bỡ ngỡ như thường. Để nguyên dạng th́ với các tên với mẫu tự tréo ngoe như Санкт-Петербурга (St. Petersburg) phải làm sao?
Khắp nơi người ta đều “mặc kệ” những cái tên xa lạ, nhưng một khi đă trở nên quen thuộc, gần gũi th́ người ta đều bản địa hóa tên riêng nước ngoài. Nói cách khác: Biến tên “xa lạ” thành một cách đọc “thuận miệng” với người xứ đó. Một cách khác, có thể nói đó là “nhà quê hóa” tên riêng nước ngoài. Nghĩa là làm sao cho một bà cụ nhà quê cũng có thể đọc được.
Trước khi sang Đức du học tôi rất mừng khi biết nơi ḿnh sẽ đến học tiếng Đức là thành phố Passau nằm trên ḍng sông Danuble thơ mộng. Sang đến nơi hỏi đường đi “Pát Xô” (đọc theo kiểu Pháp) th́ không ai biết. Suưt chết đói. Té ra phải đọc là “Pát Sau”!
Đến nơi ở dăm ngày vẫn chưa thấy sông nào là sông Danuble. Ḍng sông xanh xanh! Pḥng trọ tôi nh́n ra một con sông nước xám xịt, mấy chiếc thuyến chở hàng chạy x́nh xịch. Lấy làm lạ, tôi hỏi bà chủ nhà đường nào tới sông “Đa Nuưp” để đi chơi.
Bà ngớ ra:
“Wie bitte? Was ist denn Đa Nuưp?”
Tôi vận dụng hết tất cả vốn liếng từ ngôn ngữ đến hội họa, âm nhạc… để diễn tả có một ḍng sông xanh xanh mà ông nhạc sĩ X́ Trốt từng ca ngợi.
Và cuối cùng bà hiểu ra:
“Ach so! Die Donau (đọc là Đô Nau).”
Và bà chỉ ra ngoài cửa sổ:
“Da! Da! Da ist die Donau.”
Và lúc đó tôi mới biết là tôi ở ngay ven sông Danuble cả tuần mà không biết. Và cái ông Xi Trau (không phải X́ Trốt!) chỉ nói phét. Xanh… Xanh cái quái ǵ đâu! Mà cái tên th́… “nhà quê” hết mức. Đô Nau với lại Đô Niếc. Nghe cứ như xói vào tai! Quả t́nh là tôi thấy hết cả đẹp, hết mơ mộng nổi. Trong tận cùng tâm lư tôi vẫn thấy cái tên Danuble nó hay hơn, thanh nhă hơn, mặc dầu chẳng có nơi nào nó chảy qua mà người ta gọi nó là Danuble cả.
Tóm lại, người nước khác cứ tự tiện áp đặt một cái tên miễn sao cho thuận miệng. Thành phố Munich chính ra là Muyn Khần đọc theo lối Đức “Bắc kỳ” c̣n theo kiểu “Nam kỳ”, là chính nơi thành phố đó, th́ phải là… Min Kà!
Địa danh th́ thế, thế c̣n tên người? Có người bảo để nguyên nó… lịch sự hơn. Chẳng lẽ gọi ông Clinton là Tổng thống Cờ Lin Tơn? A! Nghe th́ có lư đấy. Gọi là Giôn Sơn, Ních Sơn, Các Tơ th́ là lúc… đánh nhau kia. Clinton là bạn, chẳng lẽ gọi thế nó bỉ báng quá!
Trong văn học cũng thế, đọc dịch phẩm văn học Nga tôi vẫn thích lối để nguyên dạng tiếng Nga theo kiểu… Tây như của Nguyễn Hiến Lê như Pierre, André…. trong Chiến tranh và Ḥa b́nh hơn là Pê Trốp, An Đrây. Thôi th́ cứ tạm chấp nhận là chẳng cần Việt hóa mấy “ông Tây” André, Pê Trốp, v́ dẫu sao họ cũng là người xa lạ. Mà không chừng muốn “hội nhập” th́ cứ “để nguyên”, người đọc sau đó đọc nguyên bản sẽ dễ hiểu hơn chăng? Cần ǵ phải đổi Le Comte De Mont Cristo thành Bá tước Kích Tôn Sơn. Nghe nó… tàu tàu thế nào ấy!
Nếu chấp nhận lập luận ấy th́ chẳng lẽ ta sẽ để nguyên tên người Tàu theo “nguyên dạng” bằng cách phát âm chính thức? Nghe th́ cũng có lư! Cứ như trường hợp Clinton th́ lẽ ra ta cũng phải viết là Jiang Zemin thay v́ Giang Trạch Dân. Người đọc khi đọc báo nước ngoài tất khỏi phân vân, khỏi hiểu lầm ông nào là ông nào. Nhưng ta nghĩ sao nếu như nhà hát tuồng đăng quảng cáo là tối nay sẽ diễn tuồng LuBu hư DaoXuan thay v́ Lữ Bố hư Điêu Thuyền?
Hay ác liệt hơn là ngâm Kiều theo “nguyên dạng”:
Có nhà viên ngoại họ Wang
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung
Một con trai thứ rốt ḷng
WangGuan là chữ nối ḍng thư gia
Đầu ḷng hai ả tố nga
SuiCiao là chị em là SuiYun
Nếu không tài nào đọc xuôi th́ đó chính là một minh chứng rằng ông cha ta đă Việt hóa chữ Hán một cách… bừa băi. Tức là cứ đọc sao cho nó vừa miệng. Bất cần ông Tàu ở Bắc Kinh đọc ra sao. SuiCiao nghe cứ như chọc vào tai. Đọc đại thành Thúy Kiều nghe chẳng êm tai hơn sao? Khác nào biến Clinton thành ông Cơ Lin Tơn?
Ông Tàu có thể chê là “dốt” nhưng ta.. mặc kệ! Thơ chữ Hán của Việt Nam không thèm theo âm vận chính thức của Trung Hoa. Các sách về vần để làm thơ của Tàu đối với ta là vô giá trị. Bởi các cụ đồ đọc… ngọng! Đọc trật lất! Chẳng thế mà, nếu như tôi nhớ không lầm th́ Lương Khải Siêu có chê văn cụ Phan Bội Châu là… thô lậu!
Thế chẳng phải là muốn làm giàu cho ngôn ngữ, ta phải dứt khoát tước đi cái mặc cảm tự ti, cứ nhập cảng tiếng ngoại quốc vào rồi Việt hóa cho vừa miệng sao? Tôi không hiểu nhiều về ngôn ngữ nên chỉ dám nghĩ liều rằng “nguyên tắc Việt hóa” là… cứ đọc đại theo kiểu “nhà quê”. Phải căn cứ trên cách đọc của người… dốt, người không biết ngoại ngữ. Như thế là thuận miệng hơn cả. Phải tước bớt những âm không có trong tiếng Việt. Đôi lúc không chừng phải thêm dấu vào cho nó có âm điệu. Tiếng Việt không dấu không là tiếng Việt.
Trên thực tế th́ người ta đă làm như thế một cách tự nhiên, như : cái “mỏ lết”, “long đền”, “bọc ba ga”, “cà nông” v.v… Chữ nào thuận miệng đều nghe rất “quê”. Có thể đoán rằng tác giả của sự Việt hóa một cách nhuần nhuyễn ấy không đến từ giới trí thức mà từ người… ít học!
Phải chăng chính v́ người có học hiểu ngoại ngữ trơn tru, đọc tiếng Tây như Tây, Anh như Mỹ, nên tự ḿnh không thấy có nhu cầu phải Việt hóa một cái ǵ hết?
ĐOAN HÙNG
---
Ḿnh tâm đắc với bài viết trên của anh Đoan Hùng.
|
|
vpkha11
member
REF: 618247
11/14/2011
|
Chu Đ́nh Ngạn đă ưu ái khi đánh giá đ̣n lắc người lừa bóng qua hậu vệ Philippines và dứt điểm đẳng cấp của VQ tương đương với tuyệt kỷ Lục mạch thần kiếm của họ Đoàn.
Lục mạch thần kiếm là loại vô h́nh kiếm khí, người luyện được nó phải có cơ duyên và phải vận đủ 6 mạch của bộ kiếm pháp từ thiếu trạch đến thiếu thương. Đoàn Dự khi đă xuất chiêu này là luôn thủ thắng.
VQ chưa đạt được cảnh giới thượng thừa "vô ảnh kiếm" nên chiêu thức này chỉ là sự phối hợp giữa Lăng ba vi bộ và Nhất dương chỉ mà thôi (nên nhớ VQ đă mau lẹ thoát xuống đón đường xỉa bóng thông minh của TL mới vận dụng được 10 thành công lực của Nhất dương chỉ hạ đo ván Philippines 3-1)
Nếu thật sự VQ có được LMTK th́ tỉ số phải là 8-1 mới đúng.
|
|
da1uhate
member
REF: 618286
11/15/2011
|
Chào tất cả mọi người, vấn đề ngôn ngữ thiết nghĩ chắc không c̣n ǵ để bàn sau khi đọc bài cafekho post. Mong mọi người tạm gác vấn đề ngôn ngữ dài hơi này lại dành qua dịp khác sẽ bàn luận cụ thể hơn.
Về các câu hỏi của bác Oto về Sea Games th́ D nghĩ anh chị em nào có kiến thức kha khá về thể thao xin trả lời dùm. Riêng D, nói ǵ chứ thể thao là giương cờ trắng đầu hàng. Hong biết chơi hầu hết các bộ môn và dĩ nhiên lịch sử và luật cũng không rành.
D post bài của Chu Đ́nh Ngạn v́ chú ấy phân tích bóng đá dựa theo các chiêu thức và môn phái của truyện vơ hiệp Kim Dung khá thú vị. Chú Chu Đ́nh Ngạn phân tích nhiều giải chứ không riêng ǵ Sea Games, chỉ v́ không khí Sea Games đang nóng, nên D mạn phép cóp dán để ACE nào có quan tâm th́ b́nh loạn cho vui. Chờ măi hôm nay đă thấy xuất hiện cao nhân. Nói theo ngôn ngữ Kim Dung th́ "tiểu nữ xin cung kính chào mừng vnkha11 huynh ghé thăm tệ xá. V́ việc công tư lẫn lộn lu xu bu nên nghênh tiếp có phần chậm trễ, mong lăo huynh bỏ quá cho".
Phần phân tích của lăo huynh chứng tỏ lăo huynh có kiến thức uyên thâm về lĩnh vực Kim Dung chưởng. Nếu phân tích như huynh cũng khó cho chú Chu Đ́nh Ngạn v́ đang ví von VQ, TL như Đoàn Dự th́ phải có lúc ok lúc not ok (tạm thời gọi là có lúc 'trên bảo dưới cũng nghe'). D đang thắc mắc ở phần vơ công, nếu gọi pḥng ngự phản công = Độc cô cửu kiếm, tấn công = Giáng long thập bát chưởng th́ không biết cái ǵ sẽ = Đả Cẩu Bổng Pháp. Lăo huynh có cao kiến ǵ hông?
|
|
vpkha11
member
REF: 618309
11/15/2011
|
Da cô nương quá đa lễ làm lăo đây ái ngại.
Nói về kiếm hiệp kỳ t́nh của Kim tiên sinh lăo chỉ là kẻ ngu muội, chỉ dám cóc ké cho vui. Múa gậy vườn hoang c̣n không dám huống hồ giữa chốn quần hùng.
Thiệt với cô nương, chỉ khi túy lúy càn khôn lăo mới mở miệng cóc..
Ầy... gă tiểu đệ đi mua rượu sao lâu quá vậy nè!
|
|
vpkha11
member
REF: 618320
11/15/2011
|
Giáng Long thập bát chưởng với uy lực thần sầu quỷ khốc là vơ công chí cương danh chấn giang hồ. So ra Lệnh Hồ Xung, Hồng Thất Công khi dụng tuyệt kỷ công phu này không gây cho tà phái khiếp đảm bằng Tiêu Phong được.
Có lẽ chỉ có lối chơi samba đồng đều các tuyến hay phong cách tổng lực mang tên "cơn lốc màu da cam" hoặc cách triển khai đa dạng của "bộ tứ huyền ảo" của thập niên 50, thập niên 80 thế kỷ trước mới hội đủ công lực vận thành Giáng Long thập bát chưởng.
Độc cô cửu kiếm là pho bí kíp tối thượng thiên hạ vô song. Nếu tin lời Phong Thanh Dương th́ người sở đắc nó - Độc Cô Cầu Bại là một nhân vật huyền thoại, suốt cuộc đời đau khổ v́ không có đối thủ. Khó có thể chấp nhận đây là bản sắc của "Pḥng thủ phản công"
Đả cẩu bổng pháp cùng với Giáng Long thập bát chưởng là tuyệt chiêu trấn phái của Cái Bang. Dùng nhu chế cương, đích thị nó mới là PH̉NG THỦ PHẢN CÔNG
@ Da1uhate
(Trên bảo dưới cũng nghe) là thứ vơ công ǵ vậy? sao nghe lạ hè, lăo chưa từng biết đến.
|
|
nhothuvang
member
REF: 618646
11/19/2011
|
Các bạn nói sea game Bóng đá với U 23 của Vệt Nam, NTV mạn phép xin đề cập đến vài môn mà Việt nam thi đấu th́ sẽ có khả năng đoạt HCV ngay... nếu nước chủ nhà chấp nhận th́ th́ NTV xin với thiệu : Môn thứ nhất : "Môn châm ḿn nổ", môn thứ hai " vơ mồn" , môn thứ ba "tham quyền" c̣n môn thứ tư chắc nước chủ nhà không chấp nhận "Nhũng nhiễu quyền " đó là những môn vơ mời có sau này thôi...
|
|
da1uhate
member
REF: 618717
11/20/2011
|
@vnkha11: Lăo huynh có nhớ nhầm hông khi cho rằng Lệnh Hồ Xung biết triển khai Giáng Long thập bát chưởng? Vừa hay hôm nay tiểu nữ đọc đến đoạn Phong Thanh Dương truyền Độc Cô Cửu Kiếm cho Lệnh Hồ Xung. Ban đầu, khi Lệnh Hồ Xung vừa được truyền thụ kiếm pháp này để đối đầu với tên thái hoa dâm tặc Điền Bá Quang, Lệnh Hồ Xung chỉ toàn công. Khi ấy hắn hỏi v́ sao chiêu số chỉ toàn công mà không thủ. Phong Thanh Dương lăo tiền bối trả lời rằng: "Độc Cô cửu kiếm chỉ có tiến mà không có thoái, chiêu nào cũng là chiêu tấn công, địch không thủ th́ không được, đương nhiên ḿnh không cần thủ rồi".
Về sau khi đào sâu vào luyện Độc Cô cửu kiếm, mới ḷi ra loại vơ công này là ra chiêu mà không cần biết ḿnh sẽ ra chiêu ǵ (vô chiêu), mặt khác lại đoán trước đối phương sắp ra chiêu nào mà đón lỏng trước (hữu chiêu). Cái vụ đoán trước chiêu thức đối phương sắp sử dụng cũng giống trong vài bộ môn thể thao đối kháng. Tiểu nữ cũng nghĩ nếu cho rằng kiếm pháp này là pḥng thủ phản công e rằng chưa chuẩn lắm và có phần mâu thuẫn.
Có phải khi Chu Đ́nh Ngạn tiên sinh nói cách sử Lục Mạch thần kiếm của Đoàn Dự là 'trên bảo dưới không nghe', tiểu nữ nói cách sử chiêu của hắn cũng là 'trên bảo dưới cũng nghe' v́ rơ ràng là lâu lâu hắn cũng phát tiết được cái thứ kiếm pháp thần sầu quỷ khốc đó. Bởi có Lục Mạch thần kiếm cho nên mới có 1 gă dở hơi như Đoàn Dự.
À, nhắn với tiểu đệ của lăo huynh mau mau vào đây tŕnh diện tiểu nữ, ngồi ở ngoài rung đùi quài coi chừng có ngày tiểu nữ hong thèm nói chuyện với hắn nữa đó. Tiểu nữ có hỏi hắn 1 câu mà hắn bát xê qua biểu đi hỏi lăo huynh. Dĩ nhiên là tiểu nữ sẽ hong hỏi v́ biết chắc lăo huynh sẽ trả lời trật lất. Mà hắn c̣n nói về lăo huynh với tiểu nữ nhiều lắm đó, cái ǵ mà 'lắm chiêu', cái ǵ mà 'công thành có địch' làm tiểu nữ cũng rất ṭ ṃ, muốn thử xem công phu của lăo huynh ghê gớm tới cỡ nào.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|