Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Lời hay ư đẹp >> LUẬT NHÂN QUẢ

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 thichtambinh
 member

 ID 37680
 03/02/2008



LUẬT NHÂN QUẢ
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Nói đến đạo Phật là nói đến luật Nhân Quả Nghiệp báo, một nguyên lý mà con người phải chịu lấy trách nhiệm hành động của mình. Không phải thần linh nào khác đã qui định thưởng phạt kiếp sống của con người, chính con người thật sự là Thượng đế tối cao của họ, họ muốn làm chủ đời sống hay muốn mất quyền làm chủ, họ muốn khổ hay muốn vui, hoàn toàn bởi họ, không do một ai khác. Luật Nhân Quả là nền Đạo Đức nhân bản cao cả hơn mọi nền Đạo Đức nào khác, trong đó giá trị con người được nâng cao không còn giới hạn.
Tuy nhiên muốn thành tựu mục đích thì phải biết Nhân Quả, biết nhân nào sẽ thành tựu được mục đích này. Lý Nhân Quả là nền tảng của Đạo Phật, nếu chưa hiểu biết thâm sâu về lý Nhân Quả tức là chưa hiểu đạo Phật và chưa thực hành đúng đạo Phật.

Con người sinh ra đã không đồng nhau trên mọi phương diện như giàu nghèo, mạnh yếu, trí ngu, dòng tộc, gia đình… Những thăng trầm may rủi trên đường mưu sinh lại càng muôn trùng sai khác. Nguyên nhân của sự bất đồng đó quá sâu kín, vượt khỏi tầm hiểu biết của người thường và họ đã dựng lên Thượng đế, quy tất cả cho Thượng đế như là một đấng sáng tạo để che dấu sự mơ hồ của mình. Họ ngủ yên nơi niềm tin đó, thỏa mãn với sự tin tưởng đó, vẽ vời và truyền bá thêm quan niệm đó cho con cháu họ. Từ nay con người trở thành kẻ nơ lệ cho chính một thần linh mà họ dựng lên. Thật vậy, chính con người đã sáng tạo nên Thượng đế, nhưng lại bảo Thượng đế sáng tạo con người (Men created God but said that God had created men). Chỉ có chân lý mới cứu vớt con người khỏi sự sai lầm này, phục hồi lại quyền làm chủ cho con người để tự họ quyết định cuộc đời họ theo ý muốn. Chân lý đó chính là luật Nhân Quả Nghiệp báo giúp người thoát khỏi hai quan niệm sai lầm về nhân sinh và vũ trụ, một cho Thượng đế định liệu, hai cho mọi việc ngẫu nhiên. Những sự kiện gần gũi quanh cuộc sống đều có nguyên nhân xa gần của nó, chỉ vì không thấy được những nguyên nhân mà một số người kết luận vội vàng là ngẫu nhiên. Cũng như quan niệm thiên mệnh, quan niệm vạn vật ngẫu nhiên cũng là biểu lộ sự dễ dãi nơi tri thức của con người mà những người chín chắn kinh nghiệm không bao giờ vấp phải.

Tuy nhiên, vì luật Nhân Quả chi phối qua nhiều kiếp sống quá khứ đến đời sống hiện tại và kéo dài mãi đến đời sống vị lai nên cặp mắt của con người còn nhiều loạn động trong tâm thức không thể nào thấy được. Có những hiện tượng tái sinh được nhiều người biết đến, được báo chí đăng tải trên thế giới khi một người nhớ đến đời sống quá khứ của mình và những người có trách nhiệm đã kiểm chứng thấy là đúng khiến nhiều người mơ hồ chấp nhận có nhiều kiếp luân hồi. Những người chỉ tin vào khoa học thì yên lặng chờ đợi sự chứng minh của khoa học rồi mới tin có luân hồi từ đời sống này sang đời sống khác. Nhưng khoa học thì phải tiến bộ dần dần qua nhiều thế kỷ. Có những điều lúc trước chưa được khám phá, nhưng đã được khám phá thời gian sau đó và chắc hẳn là tương lai về sau khoa học còn khám phá thêm những điều mà bây giờ con người chưa biết đến.

Các nhà khoa học đã cố gắng giải thích về tâm lý và sinh lý của những đứa trẻ khi mà nó hoàn toàn không giống gì với môi trường chung quanh của nó. Trong gia đình những người con khác nhau đến kỳ lạ về tài năng và tính khí. Rồi những thần đồng học một biết một ngàn hay chưa học đã biết. Những hiện tượng đó vẫn còn là bí mật khi người ta chỉ cố gắng tìm hiểu bằng tâm suy nghĩ lăng xăng của mình.




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 thichtambinh
 member

 REF: 309313
 03/02/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thượng đế ư? Lỗi thời quá!

Ngẫu nhiên ư? Dễ dải quá!

Di truyền ư? Khập khiểng quá!

Phải chăng con người đã mang những khuynh hướng, những tình cảm, năng khiếu từ đời sống quá khứ theo đến đời sống hiện tại và tiếp tục gánh hành trang của đời sống này đi về đời sống ở vị lai? Tại sao người em say mê nghiên cứu khoa học trong khi người anh chỉ thả hồn theo tiếng nhạc du dương? Tại sao người cha kỹ lưỡng chi li trong khi người con thờ ơ hời hợt? Tại sao cả cha mẹ đều là giáo sư dạy sinh vật ở trường Đại học Tổng hợp trong khi người con duy nhất của họ không thể nào nhai nổi môn học chán ngấy này? Có đời sống trước đời sống này chăng, có sự luân hồi thay đổi từ kiếp sống này sang kiếp sống khác chăng, và nếu có thì làm sao biết được, hay phải chấp nhận điều này bằng niềm tin? Chúng ta đã chán ngán cái niềm tin không trí tuệ này quá rồi, bây giờ nếu có phải tin, xin cho chúng ta một niềm tin sau khi đã suy xét bằng trí tuệ.

Nếu chúng ta không chấp nhận có đời sống quá khứ tức là cũng không chấp nhận có đời sống vị lai. Đời sống hiện tại chỉ bắt đầu từ lúc gặp gỡ giữa cha mẹ và chấm dứt khi hơi thở hắt ra lần cuối. Ngoài ra không có gì trước và sau đó nữa.

Với quan niệm như vậy, chúng ta không thể giải thích được những sự khác biệt nhau về trí tuệ, khuynh hướng, sở thích tính khí và năng khiếu của con người dù họ cùng sống trong một hồn cảnh nhất định. Cũng đành ngạc nhiên trước những hiện tượng thần đồng phi thường mà cha mẹ và môi trường không thể đào tạo nổi. Nhưng tai hại này ít hơn tai hại kế đó. Khi con người không tin luân hồi, thấy kiếp người chỉ tồn tại vài mươi năm, họ sẽ sinh ra khuynh hướng hưởng thụ vội vàng cho bản thân, từ khuynh hướng đó, nền Đạo Đức tốt đẹp của con người sụp đổ không có cách nào kéo lại được nữa. Lúc này mỗi người là một kẻ phá hoại xã hội, là một kẻ cắp giật tranh giành, dù lộ liễu hay kín đáo. Nền an ninh xã hội sẽ khủng hoảng trầm trọng. Người ta sẽ tham nhũng, ăn cắp của tập thể, lơ là với việc chung và kỹ lưỡng với việc riêng, những tội ác hình sự sẽ đầy dẫy khắp nơi mà không một quyền lực nào dập tắt được. Tình trạng kinh tế của một quốc gia chỉ kéo lê thê như cơn hấp hối bởi vì mỗi con người trong guồng máy đó chỉ nghĩ đến hưởng thụ cá nhân, che mắt dư luận tranh giành xâu xé nhau, gạt bỏ người có tài ra ngồi để kết bè phái củng cố địa vị của mình, tuy là cán bộ của quốc gia nhưng lại chính là kẻ phá hoại quốc gia. Họ không sợ tội lỗi chỉ cần kín đáo che mắt xã hội, vì chết rồi không còn quả báo nữa, không đời sống nào nữa, chết là hết!

Chẳng phải Luật Nhân Quả Nghiệp báo là sự đối phó với tình trạng xã hội, mà sự thật luật Nhân Quả là một chân lý tồn tại khách quan. Luật Nhân Quả nằm trong sâu kín của con người thì gọi là lương tâm, trùm phủ chi phối tất cả sự việc của con người thì gọi là báo ứng. Tận trong thâm tâm chúng ta ai cũng đồng ý rằng người có công đáng được thưởng, kẻ có tội đáng bị phạt. Chính vì lương tâm con người đã là luật Nhân Quả thế nên ai phát triển lương tâm đến tột cùng minh bạch sẽ thoát lên câu:

” KHÔNG CÒN MƠ HỒ VỀ NHÂN QUẢ “

Đồng với Tổ Bá Trượng một cái nhìn khách quan sáng suốt. Thật vậy, người lắng dừng mọi tâm thức vọng động, trí tuệ sáng tỏ sẽ thấu hiểu lý Nhân Quả Nghiệp báo tinh vi hơn bao giờ hết. Luật Nhân Quả là nền Đạo Đức công bằng hơn mọi nền Đạo Đức nào khác và chính luật Nhân Quả cũng chính là lương tri của nhân loại.

Vì quá khứ đã đem lại an vui cho người nên hiện tại chúng ta được hạnh phúc. Vì quá khứ chịu ơn của người nên bây giờ phải nhận người sai khiến. Nếu đã lầm lỡ làm khổ người thì bây giờ đành chuốc lấy tai ương. Tuy nhiên luật Nhân Quả không cố định cứng ngắt, biến thiên vô cùng phức tạp, nếu chúng ta không trầm tĩnh sáng suốt dễ bị kết luận vội vàng thiếu sót.

II– CHỨNG KIẾN VÀ CHỨNG MINH:

Các nhà khoa học đã tinh tế chứng kiến những nguyên lý của thiên nhiên, suy diễn thành những định lý và áp dụng vào đời sống con người được hiệu quả gấp vạn lần hơn trước. Tôi không nói là hiệu quả lợi hay hại vì Đạo Đức chưa được kết hợp vào đấy. Khoa học luôn luôn bắt đầu bằng sự chứng kiến, chứng kiến những nguyên lý khách quan có sẵn và phát triển thành những định lý được chứng minh. Như vậy nguyên lý là do chứng kiến và định lý là do chứng minh.

Thôi để họ tiếp tục cãi nhau đi, còn chúng ta trở lại công việc của mình. Cây cối mọc đầy cả địa cầu và chúng ta không có gì thắc mắc. Đó là một nguyên lý tự nhiên rồi. Chỉ những người chưa chứng kiến thì đòi hỏi phải chứng minh, còn người đã chứng kiến rồi thì biết đó là SỰ THẬT.

Cũng vậy, cây Nhân Quả bám rễ vào lòng đất quá khứ, vươn ngọn tới bầu trời vị lai và rơi rụng hoa quả trên mặt đất của hiện tại. Người chưa chứng kiến thì đòi hỏi phải chứng minh, còn người có tâm an định lặng lẽ thì chứng kiến rõ ràng đó là một nguyên lý chân thật. Đường đi của Nhân Quả tuy vô hình đối với người tâm còn loạn động, nhưng bày hiện rõ ràng với người có nội tâm an tĩnh sâu xa, giác ngộ được tự tánh chân thật. Những đệ tử của Phật khi vào Thiền Định chứng được Thiên nhãn minh, có thể thấy rõ những nghiệp duyên, báo ứng của chúng sinh, biết rõ do hạnh nghiệp gì từ quá khứ mà chúng sinh kia phải chịu khổ hay được vui, thấy rõ chúng sinh chết từ nơi này và sang nơi khác theo duyên nghiệp thế nào. Các Ngài trông thấy rõ ràng như chúng ta cúi nhìn bầy kiến bò trên mặt đất.

Các nhà khoa học đã chế tạo được máy bay di chuyển rất nhanh trên không trung và bây giờ, hoặc là bạn tin tưởng mua vé ra phi trường lên máy bay đi đến nơi mong muốn, hoặc bạn đợi học đến khi nào tự chứng minh được những nguyên tắc hoạt động của máy bay rồi sẽ chịu du hành bằng máy bay. Bạn muốn chọn con đường nào?

Các bậc đạt đạo đã chứng kiến luật Nhân Quả Nghiệp báo, và bây giờ, hoặc là bạn tin tưởng áp dụng tạo những nhân lành để đi về nơi mong muốn, hoặc bạn đợi tu cho đến khi tự chứng kiến được những tính cách của luật Nhân Quả rời mới chịu sống Đạo Đức gây tạo nhân lành, sống vì mọi người, tận lực phụng sự quê hương đất nước. Bạn muốn chọn con đường nào?


 

 thienthanwetla
 member

 REF: 309316
 03/02/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Như thế Phật đã chỉ ra rằng sân hận là nguyên nhân của xấu xí và từ ái là nguyên nhân của đẹp đẽ. Khi người nổi cơn thịnh nộ, họ đã thể hiện sự tức giận đó bởi những nét mặt hung dữ, thô bạo, khó coi. Thường xuyên sân hận như vậy, nét mặt ấy trở thành tướng trạng cố định dành cho họ ở mai sau. Nếu người có gương mặt xấu xí đời này, họ cũng thường mang theo thói quen sân hận từ đời trước. Ngược lại, người có lối xử sự ôn hòa và tâm hồn từ ái thương người, thương vật, họ sẽ cảm thành gương mặt đẹp đẽ dịu dàng, ánh mắt bao dung xanh biếc. Người được nét đẹp này cũng vẫn còn mang theo đức tánh hiền lành từ quá khứ.

Tuy nhiên trong cuộc sống chúng ta vẫn thường gặp gỡ những người xấu xí, không sân hận thịnh nộ, nhưng ích kỷ nhỏ nhoi và thường phạm ác pháp. Nét xấu xí không được gây bởi nhân sân hận, nhưng được gây bởi nhân hẹp hòi và phá giới.

Rồi cũng có những người rất đẹp và cũng rất dữ, hoặc rất đẹp nhưng cũng rất hẹp lượng độc ác. Có một công đức tác thành sự đẹp đẽ là đã từng dâng hoa cúng Phật, tô vẽ hình tượng chư Thánh để cầu xin phước báo. Có thể họ sẽ trở thành đẹp đẽ như ý nguyện, nhưng trong nét đẹp bên ngoài đó vẫn để lộ ra vài nét không hoàn toàn mà một người có nhiều trực giác sẽ đọc thấy tính chất đen tối còn u uẩn ngủ ngầm. Hoặc, mặc dù rất đẹp nhưng thỉnh thoảng đôi mắt lóe lên tia hung quang, hoặc đôi mắt để lộ nét nham hiểm âm thầm… Những nghiệp thiện ác xen lẫn từ quá khứ nên chúng sinh khó được hoàn toàn mọi mặt. Tuy nhiên Phật nêu ra công đức từ ái hiền lành như là một nhân chơn chánh hơn những nghiệp giả tạm bên ngoài nào khác.

Mọi sự giàu sang đều bắt nguồn từ bố thí. Không bố thí, vĩnh viễn không có sự sung mãn tài vật. Tuy Phật khen ngợi hành vi cúng dường cho các bậc tu hành đức hạnh như là một phước điền tươi tốt khiến cho thí chủ thu hoạch được nhiều phước báo, nhưng nếu người có lòng nhân ái sẽ không bỏ qua một chúng sinh khốn khổ nào dù đó là kẻ tội lỗi. Bố thí là sự biểu hiện chân thật của tình thương. Không thể có tình thương ở đầu lưỡi mà phải có tình thương nơi đôi bàn tay dâng tặng. Bố thí không những đem lại phước báo cụ thể mà nó còn là một phương pháp để tu tập những đức hạnh khác. Bắt đầu bằng công hạnh bố thí, người này sẽ buông xả những chấp trước dễ hơn, tâm quảng đại thêm lớn, lòng tham mỏng nhạt dần. Hãy tập bố thí từng chút và bạn sẽ cảm nghe tâm hồn mình thay đổi. Đừng tiêu xài hết những gì mình có, hãy san sẻ với mọi người, dù đó chỉ là gói bánh ngọt, đĩa trái cây, hoặc to tát như lợi nhuận thu được bởi mồ hôi nước mắt. Người mới biết tu tức là biết trích ra 1/10 số tiền kiếm được để san sẻ với kẻ khác. Người đã thuần thục trong công hạnh bố thí sẽ san sẻ nhiều hơn nữa. Tài vật vô thường tạm bợ, không chắc ở lại lâu dài với mình. Một cuộc thay đổi thời thế, một cơn hỏa hoạn ngập lụt, một lần bị trộm cướp đều có thể lấy đi những gì đã được tích lũy từ lâu. Khi không còn tài sản mà muốn bố thí cúng dường cũng không có cơ hội để làm. Chi bằng trong từng giờ phút hiện tại vừa được lợi nhuận hãy chia sớt ngay cho người, đừng để cơ hội trôi qua. Người tin hiểu Nhân Quả sẽ khao khát bố thí như người mù khao khát mắt sáng. Bố thí là phước báo thế gian, là công đức xuất thế gian, mà cũng chính là mật hạnh của Bồ Tát đạo. Không có bố thí, những công hạnh khát chưa đáng tin tưởng. Bố thí như là sự bảo đảm giá trị cho những công hạnh khác. Chúng ta có thể tu hạnh nhẫn nhục, trì giới, tùy hỉ, tinh tấn, nhưng thiếu bố thí, những công hạnh kia còn phải xét lại. Bố thí là cánh cửa đầu tiên của sự tu tập, chưa vượt qua quan ải này, những quan ải khác chưa thể đề cập đến.

Quả báo của sự bố thí cũng đến theo hai cách, hoặc bạn phải bôn ba ra khỏi nhà để kiếm tài vật, hoặc bạn ở tại nhà mà công việc tài lộc đến tận nơi. Nếu bạn đã từng đến tận nơi để giúp đỡ mọi người, hiện đời bạn ở tại một chỗ mà vẫn có cơ hội làm ăn khá giả. Nếu bạn đợi người đến yêu cầu mới giúp thì đời này phải bôn ba ra khỏi nhà mới có cơ hội làm ăn. Thế nên để thể hiện tình thương trọn vẹn hơn nữa, chúng ta hãy đến tận nơi để giúp đỡ người.

Người sống vị tha thì luôn luôn nghĩ đến nhu cầu của người chung quanh để giải quyết. Không gì vui sướng bằng âm thầm mong ước cây viết tốt đã lâu, bỗng một hôm người thân đem đến tặng đúng như sở nguyện. Đôi khi người chung quanh ta có những nhu cầu mà không tiện nói ra, chúng ta giàu lòng thương người nhận xét thấy được nhu cầu sâu kín đó và giải quyết cho họ. Người như thế đời sau mơ ước điều gì đều được như ý.


 

 thienthanwetla
 member

 REF: 309318
 03/02/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bây giờ nói đến vấn đề sau khi chết đi về đâu? Khi chứng được Thiên nhãn minh, Ngài thấy rõ chúng sanh đều do nghiệp dẫn đi trong các đường. Nghiệp lành đi đường tốt, nghiệp dữ đi đường xấu, rõ ràng như chuyện trước mắt, không nghi ngờ gì hết. Như vậy con người chết không phải là hết, mà bị nghiệp dẫn đi trong sanh tử. Nghiệp đó mắt phàm không thấy nổi, chỉ khi tâm thanh tịnh rồi mới thấy được.

Ngày xưa đọc sách Trung Quốc, thấy mấy ông tiên nhìn ai thì biết người đó có hắc khí sắp bị tai nạn, hoặc có ánh sáng sẽ gặp việc lành, tương lai tốt đẹp. Đừng nói chi tiên, mấy con chó ở nhà quê khi thấy người làm heo, giết chó, chúng sủa rân. Bởi họ có cái gì thầm kín, mắt ta không thấy được. Bây giờ khoa học tiến nhiều, thấy trong bầu trời nhiều tinh thể mà mắt thường không thể thấy. Điều này chứng tỏ con mắt phàm tình rất giới hạn. Mắt Phật vượt qua các giới hạn đó nên Ngài thấy được nghiệp của chúng sanh. Tượng Phật Bồ-tát thường được trang trí vòng hào quang phía sau đỉnh đầu, để nói lên ánh sáng trí tuệ của các Ngài siêu xuất thế gian, soi tỏ khắp hết.

Thứ ba, khi chứng được Lậu tận minh rồi, đức Phật biết rõ chúng sanh đau khổ trôi lăn trong sanh tử từ vô số kiếp đến nay là do vô minh điên đảo tạo nghiệp mà ra. Với con mắt phàm phu thấy cuộc đời là hạnh phúc, là quan trọng, nhưng với con mắt của Phật thì thấy một lần sanh tử là một lần đau khổ. Cứ tiếp tục như vậy mãi thì đau khổ vô cùng, nên trong kinh A-hàm Phật nói: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển cả”. Nói vậy thế gian cho là bi quan, nhưng đó là lẽ thật. Con người sợ thấy sự thật, họ muốn tạm quên vô thường, cứ hăng hái xông xáo làm tất cả việc, chừng nào ngã đùng chết hãy hay. Như vậy vô tình loài người cứ thúc nhau đi trên con đường sanh tử tiếp nối, đời này sanh ra khổ, đời sau tiếp nối khổ, cứ khổ mãi cho tới vô cùng.

Do thấy được lẽ thật này, Phật dạy phải tìm cách thoát khổ, không phải thoát khổ một đời, mà thoát khổ vĩnh viễn. Muốn thế phải làm sao? Khoa học tạo ra vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống con người, đó là giảm bớt cái khổ hiện tại. Nhưng khi nhắm mắt không ai giúp ta được hết. Đức Phật thấy vòng sanh tử vô cùng vô tận, dù đời này có thỏa mãn sung sướng, chắc gì đời sau được yên vui. Nhưng thỏa mãn thế nào đi nữa, con người có trốn khỏi cái già, cái bệnh, cái chết không? Già bệnh chết là đau khổ, thiên hạ ai không sợ. Vậy cái khổ luôn ở bên mình, nói vui sao được? Một đời này ta đã thấy chán, huống là trăm ngàn đời, làm sao chịu nổi. Cho nên Phật tìm cách giải quyết, đừng cho nó tiếp tục nữa. Muốn thế, cách duy nhất là phải tu. Trước tiên là tạo nghiệp lành, tránh nghiệp dữ, cho vòng luân hồi tốt một chút. Nhưng cuối cùng còn sanh tử là còn đau khổ, phải tu làm sao để giải thoát sanh tử. Đến khi chứng được Lậu tận minh, Phật mới thấu rõ phương pháp nào để chấm dứt dòng sanh tử.

Như vậy nghiên cứu của Phật học khác với khoa học nhiều ít? Khoa học chỉ lo cho hiện tại, còn Phật học lo cho vô số đời sau. Phật dạy muốn thoát ly sanh tử, phải có đủ hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất, biết rõ bản chất con người là hư hay thực, khổ hay vui? Khi nhận thức đúng rồi, mầm tham muốn được sanh tự nhiên dừng lại. Như bây giờ nếu chúng ta không tham lam, không nóng giận, không si mê thì làm việc gì sẽ không có hối hận. Sở dĩ mình hối hận liên miên vì tham lam, nóng giận, si mê nên làm bậy. Vậy muốn không tạo nghiệp phải sáng suốt, thấy đúng như thật về con người.

Khi nghe ai nói “Anh này hôi quá”, chỉ một chút thôi, đó là sự thật mà người ta không chịu. Cuộc đời này toàn là tô điểm, giả càng thêm giả. Con người mãi chạy theo cái giả, làm sao tỉnh được. Tất cả chúng ta đa số đều sống trong cái mê cho nên khổ hoài. Phải tỉnh, thấy được lẽ thật để không còn tham đắm cuộc sống giả tạm. Không tham đắm cuộc sống giả tạm thì bớt nghiệp dẫn đi trong sáu đường. Đây là vấn đề hết sức quan trọng.

Trong kinh Kim Cang Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”, nghĩa là tất cả những gì có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng không phải tướng, đó mới là thật thấy Phật. Chúng ta thường sống trong ảo tưởng hư dối làm sao giải thoát được, cho nên cứ kéo dài, cứ đùa vui trên con đường sanh tử. Đức Phật thương nên dạy tất cả chúng ta hãy thức tỉnh, mới thấy cuộc sống này chỉ là một giấc mơ thôi. Mấy mươi năm tưởng như dài, nhìn lại trong chớp mắt chẳng là gì.

Người tu thiền trước phải học Bát-nhã để nhớ con người không thật, các cảnh duyên không thật nên không tham đắm vào đó. Khi ngồi thiền Phật dạy phải định, dừng tâm nghĩ tốt, nghĩ xấu, nghĩ phải, nghĩ quấy v.v… để nhận ra cái chân thật không sanh không diệt muôn đời của mình. Như vậy trước dùng trí tuệ Bát-nhã ruồng phá tất cả kiến chấp sai lầm mê muội của mình. Sau khi ruồng cái đó rồi, trở lại dẹp tận gốc tạo nghiệp. Cho nên đối với hành giả tu thiền, trí Bát-nhã phải đi đầu. Vấn đề này phải tu để thể nghiệm mới biết được chỗ sâu thẳm bên trong, chớ không thể nói suông được.

Khi ta ngồi Thiền có những phút tạm yên, vậy ai thấy yên? Đâu phải cái nghĩ thiện, nghĩ ác thấy, mà ta vẫn biết lúc này đang yên, như vậy ngầm có một cái bên trong thường thấy thường biết rõ ràng. Cái đó đâu phải từ chỗ nào đến, nó sẵn nơi mình, nhưng vì vọng tưởng lăng xăng nhào lộn hoài thành ra ta không thấy nó. Khi vọng tưởng dừng lại, tâm lặng lẽ tự nhiên ta nhận ra được thôi. Khi yên phăng phắc như vậy còn khen chê phải quấy nữa đâu, thì lấy gì tạo nghiệp. Không còn tạo nghiệp mà hiện tiền ta vẫn thấy biết, đó chính là bản tâm giải thoát sanh tử, không còn bị nghiệp kéo lôi nữa. Thế là nhờ công phu thiền định, trí tuệ phát sanh, chúng ta chặt đứt được cội gốc luân hồi sanh tử.



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network