Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Lời hay ư đẹp >> Khổ Đau Là Bài Khai Thị Quý Giá

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 ammayngu
 member

 ID 37688
 03/02/2008



Khổ Đau Là Bài Khai Thị Quý Giá
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Khổ Đau Là Bài Khai Thị Quý Giá
(23:05 28/03/2007)


Khổ đau là cơ hội quý giá

để một con người trở về với thực tại và tỉnh táo.



Ví dụ, khi một người bị một người tình âm thầm rẽ bước sang ngang

Người ấy đau khổ và nhớ nhung cùng tận

Người ấy thấy mình bị tổn thương quá đỗi

Vì không hiểu tại sao người mình thương bỗng nhiên cất cánh

Hoặc người mình thương không thể nhịp bước tiếp theo

Đôi khi người ấy không thiết sống nữa

Hay người ấy bơ vơ ngóng đợi trông chờ vô vọng

Người ấy già đi và trông dáng vẻ thật tồi tệ

Người ấy thể hiện một tâm hồn đang tan nát!

Bây giờ không có gì dễ thuyết phục người khổ đau này tỉnh lại.



Qua đó ta thấy rõ,

Đời sống quả thật không nằm nơi thân xác,

Đời sống đích thực nằm nơi tâm hồn.

Và đây là cơ hội vô cùng quý giá để ngộ ra rằng

Tâm hồn là đời sống vô hình, nhưng là đời sống có thật

Thân xác chắc chắn không biết gì

Thân xác giống như một chiếc xe

Còn tâm hồn như người tài xế

Chiếc xe chạy trên đường như nó có sự sống

Nhưng không như vậy,

Sự sống của chiếc xe là người lái xe.

Khổ đau giống như một ân huệ của tạo hóa

Một cách mà tạo hóa sáng tạo ra để nâng đỡ tâm hồn con người

Khổ đau là một bài khai thị giá trị hơn cả ngàn quyển kinh và ngàn vị thầy:

Khổ đau kêu tâm hồn thức dậy, tỉnh táo, rửa mặt, và cho thân thể ăn một chút gì

Khổ đau kêu tâm hồn hãy thấy rõ chính mình

Thấy cho thật tỏ tường bản chất của tâm hồn nguyên thủy và tâm hồn biến động

Thấy cho rõ phép tắc căn bản của tâm hồn nguyên thủy.

Khi thấy rõ phép tắc căn bản của tâm hồn nguyên thủy

Rồi dùng bộ óc và con tim của thân thể

Để vận hành đời sống của tâm hồn biến động và thân thể sao cho an toàn.

Đừng để cho các ý tưởng của các thứ kinh sách

Chi phối sự nhận biết của tâm hồn về chính nó

Đừng dùng tự điển để tìm hiểu tâm hồn

Đừng tìm hiểu tâm hồn qua các thứ gọi là kinh điển



Hãy hiểu nó như hiểu hơi nóng đang có trong cơ thể mà ta không thấy

Hãy hiểu tâm hồn như hiểu không khí đang vào ra cơ thể mà ta không trông thấy

Hơi nóng này có thật, không khí di chuyển trong cơ thể có thật

Tâm hồn căn bản và tâm hồn thường biến động là có thật.



Máu luân chuyển trong cơ thể có phép tắc của nó

Phép tắc ấy tạo hóa đã an bày

Nếu không hiểu về phép tắc của nó

Thì cơ thể không an toàn.

Tâm hồn căn bản có phép tắc của nó,

Nếu không hiểu thì cơ thể không an toàn,

Và tâm hồn biến động tạo ra cảm xúc khổ đau tận cùng

Cảm xúc khổ đau có thể kết thúc mạng sống

hoặc gây tổn thương cho cơ thể

Và sự ý thức về đời sống cũng biến mất.



Khi nhận ra và hiểu rõ về phép tắc của tâm hồn căn bản

Cuộc sống của bạn thay đổi tận gốc rễ.



Sự nhận biết này

Sẽ cho bạn các kiến thức cần thiết cho cuộc đời bạn

Nó cung cấp cho bạn cách thức nhìn mọi thứ đâu ra đó

Nó cung cấp cho bạn cách giải quyết các vấn đề

của cuộc sống theo cách an toàn

Nó cung cấp cho bạn trí tuệ về cuộc sống hạnh phúc thật sự

vì bạn luôn sống trong sự thỏa mãn.

Khổ đau cung cấp cho bạn ý chí và sự kiên nhẫn mãnh liệt trong niềm hân hoan

Khổ đau cũng là thực phẩm nuôi dưỡng tình yêu của bạn với cuộc đời.



Sau cơn khổ đau bạn tỉnh thức hoàn toàn,

Những ý nghĩ chưa kịp tràn vào đầu óc bạn,

Tâm bạn có thể trong trạng thái giống như hoàn toàn trống rỗng.

Hãy dùng thời khắc quý giá hiếm hoi này để hiểu về phép tắc căn bản của chân tâm.



Nếu bạn ý thức được điều này và chờ khổ đau đến

Để có cơ hội lớn khám phá kho tàng vô giá có sẵn nơi bạn.

Như lúc bạn tắm biển và chờ một ngọn sóng cao đang chạy vào

Để nương theo nó mà trôi dạt vào bờ không cần dụng sức.



Hãy nhiệt tình đón nhận khổ đau

Để thay đổi cuộc đời tận gốc rễ.



Tôi cầu nguyện thần lực thanh tịnh của Bồ Tát Quán Thế Âm

Và tinh thần bất động của Bồ Tát Kim Cang bên bạn

khi khổ đau tràn đến.



Duy Tuệ




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ammayngu
 member

 REF: 309368
 03/02/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cẩm Nang Tu Đạo

(Lược Thuật Hành Trạng)
Hòa thượng Quảng Khâm
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội. PL. 2549 – DL. 2005
Tập Cẩm Nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh tăng cận đại, Hòa thượng Quảng Khâm (1892 1986). Là người đã Giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta Giác ngộ như Ngài.

Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: "Chúng sanh như người bệnh, Thiện tri thức như bác sĩ, lời dạy của Thiện tri thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh."

Bởi vậy, trong tập Cẩm Nang này, bạn sẽ thấy mỗi lời dạy của Ngài đều vô cùng sâu sắc, trực tiếp song đơn giản; ngắn gọn, dễ hiểu mà hàm súc. Ðây là điểm then chốt dị biệt giữa lời nói của người đã ngộ Ðạo và kẻ chưa tỉnh giác.

http://www.tangthuphathoc.net/vn/khaithi.htm
http://www.dharmasite.net/khaithi.htm
http://www.chuavanphat.org/
kính tặng các bạn những link hay mà mình biết !
chúc các bạn thân tâm an lạc


 

 ammayngu
 member

 REF: 309369
 03/02/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Về Việc Phá Thai

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do lòng ưa thích lưu chuyển thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng. ”, một khi thụ thai, tức có sanh mạng !

 

HỎI: Nếu như người mẹ đang mang thai, sau khi soi siêu âm phát hiện thai nhi trong bụng có tật bẩm sinh, như bị chứng bệnh chậm phát triển Down (hội chứng Down) chẳng hạn, xin hỏi có thể vì thế mà phá thai hay không ?

ĐÁP : Phá thai nằm trong giới sát, thuộc về sát thai nên vẫn là phạm tội sát nhân. Trên căn bản, nếu như là sẩy thai tự nhiên, hoặc là thai chết trong bụng, thì đó là do sinh mạng của thai nhi tự nhiên kết thúc, cho nên không kể phạm giới sát. Tuy nhiên, nếu như cố ý làm việc phá thai, đây tức là phạm giới sát.

 

HỎI : Nhưng nếu cha mẹ nuôi nấng đứa con tàn tật bẩm sinh này thì chẳng phải là họ phải cực khổ suốt một đời hay sao ?

ĐÁP : Dĩ nhiên là cực khổ lắm, nhưng điều này là do có nhân duyên quả báo bên trong. Vì khi đứa con có khuyết tật đến đầu thai, là do có duyên với cha mẹ. Có câu “Vợ chồng là do tiền duyên, thiện duyên, ác duyên; không duyên thì chẳng gặp. Con cái vốn do nợ túc căn đời trước, thiếu nợ, trả nợ; không nợ thì chẳng đến.” Con đến đầu thai, phải có ba duyên thành thai là duyên cha, duyên mẹ, và duyên của chính đứa bé. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà hợp, mà tách rời, mà thành, mà chuyển hóa. Cái thấy phát sáng thì sinh hình sắc, thấy sáng thì ý tưởng thành hình. Nghịch ý thì ghét nhau, cùng ý thì thích nhau. Do lòng ưa thích lưu chuyển nên thành chủng tử; do thâu nạp niệm tưởng nên thành ra bào thai. Do có nhân duyên thai bào phát triển qua cac giai đoạn Yết La Lam, Át Bồ Đàm v.v ....” Gọi là “đồng nghiệp”, là nghiệp của đứa bé và nghiệp của cha me có cùng nhân duyên. Do đồng nghiệp nên sanh ra một thứ tình thương lẫn nhau, tức như keo và sơn quyện dính vào nhau. Do đó mà có những chúng sanh sinh ra từ thai, từ trứng, từ sự chuyển hóa, từ ẩm ướt.

Con người khi đến làm người, thì thức thứ tám đến trước tiên; lúc chết thì thức thứ tám rời đi sau chót. Thần thức vừa rời đi, trên thân liền lạnh; thức chưa đi, thân vẫn không thể lạnh. Cho nên nói “đi sau đến trước làm chủ nhân”. Con người từ sau khi chết cho đến lúc đầu thai thân mới thì trong khoảng thời gian thức thứ tám ở giữa này được gọi là “Thân Trung Ấm” hay còn gọi là “Thân Trung Hữu". Thân Trung Ấm nhìn mọi vật đều thấy một màn tối đen, cái gì cũng chẳng nhìn thấy. Nhưng thân này có duyên với người cha, người mẹ nào, hoặc quan hệ cha con, mẹ con, tức là có cùng một loại nghiệp báo tương đồng. Lúc đó dù cách xa ngàn muôn dặm nhưng khi cha mẹ chăn gối ăn nằm, Thân Trung Ấm sẽ thấy một tia ánh sáng nhỏ, sự vô minh của nó liền dấy động, lúc này liền có một luồng sức hút như nam châm hút sắt, không kể khoảng cách xa đến đâu, đều có thể hút nó sang đến để đến đầu thai ! Đây gọi là “Do lưu giữ lòng ưa thích nên thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng.”

Sau khi thụ thai thì tuần thứ nhứ được gọi là “Yết La Lam”, nghĩa là “khối đặc trơn đục như sữa". Tuần thứ hai gọi là “Át Bồ Đàm”, tức là do khối đặc trơn biến thành hình thai. Về sau thì phát triển dần thành thân hình vậy.

Trong pháp “Mười Hai Nhân Duyên” nói rõ Vô minh duyên hành, vô minh tức là ngườI nam, ngườI nữ sanh ra một thứ tình ý yêu thương, sau đó mớI có chuyện phòng the. “Hành duyên thức”, có hành vi của hai tính phái, theo đó thì có một thứ thức, đây tức là “Nạp tưởng vi thai” cái thức này. Trong lúc này, “Thân Trung Ấm” đầu thai, cũng tức là nói, lúc này đã có sinh mạng rồi. Cho nên giữa con cái và cha mẹ đều có một thứ nhân duyên đặc thù, dầu cho con cái có mang chứng bệnh dị tật gì, cũng đều có một nghiệp duyên đặc biệt cần phải nhận lấy.

Hồi xưa không có máy dò siêu âm nên thọ thai gì thì đều hạ sanh ra, bây giờ có máy dò siêu âm một khi soi rọi thấy là chứng ngu đần, liền đem phá bỏ, tưởng là đem dẹp bỏ đi cái phiền não về sau. Kỳ thật, thông thường những thứ duyên này chẳng phải là một thứ duyên lành, nhưng người làm cha mẹ phải nhận lấy bào thai đó. Nếu như cha mẹ chẳng cảm thông cho nó, lại đem nó giết đi, điều nầy sẽ càng làm tăng duyên ác với nhau trong quan hệ ác duyên này, không chừng trong đời sau nữa thì lại càng ghê gớm hơn, như “Kinh Lăng Nghiêm” đã nêu trong “Thập nhị loại sanh”, có một loại chúng sanh gọi là “Phi Vô Tưởng”, loài chúng sanh nầy chẳng phải là không có tư tưởng, mà là tư tưởng bất bình thường. Tỷ như một loài chim cú sau khi sanh ra thì sẽ ăn thịt chim mẹ, lấy máu thịt của mẹ để nuôi thân mình. Khoa học cũng phát hiện ra một loài bọ hung ăn thịt mẹ nó. Vì sao nó phải ăn thịt mẹ, bởi vì trong đời quá khứ, họ có mối oán thù rất sâu.

Chẳng hạn có trường hợp lấy thù báo ân như trong quá khứ con là ân nhân của mẹ, mà mẹ không biết đã dùng đủ mọi cách làm con chết, để con chết không nhắm mắt mà lại chẳng có cách tố oán. Cho nên trong đời này nó sanh làm con của người, mới ăn thịt mẹ nó. Đại loại là như thế, bên trong đó đều có một thứ nhân duyện quả báo. Tuy nhiên người thế gian chẳng hiểu rõ nhân quả. Cho nên khi nghĩ là bào thai có vấn đề thì cho rằng có thể phá bỏ; điều này có thể nói là trải sương lên tuyết. Trên căn bản một cái bào thai như thế không nên phá bỏ, mà là phải am hiểu để xóa trả nghiệp duyên.



HỎI: Nếu một cô gái bị cưỡng hiếp có thai, có thể được phá thai hay không?

ĐÁP : Tình trạng nầy khiến người ta rất là thương xót. Nhưng mà, nếu như vì thế mà đi phá thai thì đây là giết hại một sanh mạng. Cho nên ở trong tình huống bất hạnh như vậy, vẫn nên để đứa trẻ ra đời mà không phá thai. Tuy nhiên, suốt cuộc đời người con gái nầy có thể phải chịu nhiều đau khổ, nhưng từ góc độ nhân quả mà nói, đây là cách làm tương đối ổn thỏa hơn.

Phá thai, trong xã hội hiện nay là một sự lạm dụng bừa bãi, tôi kể một câu chuyện có thật, để quý vị lấy làm cảnh giác. Có một vị cư sĩ kể lại lúc bà mẹ của ông sắp vãng sanh trước đó một khoảng thời gian thì các hành vi của bà biến thành giống như là có ba con người, một chốc đổi thành như một bé trai, một lát lại biến thành một em bé gái, một hồi nữa thì trở lại hình dáng người thật của bà; lúc biến thành bé gái, bà còn biết theo ông cư sĩ ấy nhõng nhẽo. Nguyên là bà mẹ của ông ấy trong quá khứ đã từng phá thai hai lần, một lần thai nam, một lần thai nữ; bây giờ mấy thai này đến tìm “MẸ”, gá vào thân người “MẸ”. Cho nên trên đời nầy mọi người đều chỉ nhìn thấy được một bề mặt của cái “QUẢ”.

Chúng ta thử ngẫm nghĩ xem, con cái sau khi sanh ra đời đều là núm ruột được thương yêu nâng niu hết mức, được sự đùm bọc đầy đủ không thiếu sót mảy may. Thế khi hủy phá đứa trẻ trong thai, thì cho dù là con cái đến do duyên thiện, cũng biến thành duyên ác, trở thành thù hận, thành ra “quỷ tí hon khó hòa giải".

Trong “Kinh Lăng Nghiêm” có đề cập đến: “Nếu dùng tài vật, hoặc công sức lao lực bồi thường đủ thì nợ sẽ tự chấm dứt. Nếu như giữa lúc trả nợ đó lại giết hại thân mạng hoặc ăn thịt lẫn nhau thì như thế mãi cho đến trải qua vô số kiếp nhiều như hạt bụi nhỏ cứ sát hại ăn nuốt lẫn nhau, giống như bánh xe xoay chuyển lúc lên cao lúc xuống thấp, xoay chiều đổi thế liên tục chẳng ngưng nghỉ. Trừ khi tu XA-MA-THA hoặc đến khi Phật ra đời, nếu không chẳng thể ngơi nghỉ.” Đây là nói giữa chúng sanh với nhau có nợ về phương diện tiền bạc, thì dầu là sanh thân người hoặc thân súc sanh, hoặc ở đời này hoặc đời sau, hoặc là dùng tiền vật, hoặc dùng công sức lao lực, phải trả sòng phẳng cho nhau, nợ trả đủ rồi, nghiệp báo như vậy đối với nhau đều chấm dứt. Trong sự âm thầm này tuy là không có người chủ chốt nhất định, nhưng bởi do quan hệ nghiệp lực, không ai muốn bị thiệt thòi, cho nên tuyệt đối không nên lợi dụng lẫn nhau, chỉ sau khi trả nợ công bằng thì món nợ mới tự nhiên ngưng dứt được.

Thế nhưng nếu như là món nợ mạng sống thì sao? Lúc kết oán lẫn nhau thì hoặc đem đối phương giết hại hoặc ăn thịt đối phương. Anh ăn thịt của tôi, thì tôi sẽ giết thân mạng anh; tôi ăn thịt anh, thì anh lại sẽ giết thân tôi; giống như bánh xe lăn mãi chẳng có lúc ngừng. Ngoại trừ được sức chánh định Lăng Nghiêm hoặc có Phật ra đời để giải trừ tướng nghiệp tội nầy. Chỉ đến lúc đó đôi bên đều rõ biết lẫn nhau rồi, không tạo thêm nghiệp, như thế mới chấm dứt món nợ được. Nếu không thì biển máu thù sâu nầy, thì rất khó dập tắt.

Thảo nào Tuyên Công Thượng Nhân từng bảo: “Ta phải khuyên mọi người đừng có phá thai nữa, hãy suy nghĩ mà xem, một sanh mạng chưa kịp ra đời thì đã thành hồn oan, khắp nơi là những tiểu quỷ đòi mạng, quý vị bảo xã hội sẽ yên ổn hay sao? Những tiểu quỷ nầy cần thiết gặp người có đạo hạnh, không tham tài lợi, mới có thể siêu độ họ được. Nhựng tiểu quỷ này rất khó hòa giải! Rất khó giải quyế việc này, vì vậy nghiệp tội tràn ngập khắp nơi, làm sao an ổn cho được?”



HỎI: Người bạn thân của tôi là bác sĩ phụ khoa, nếu một thai phụ có khó khăn về kinh tế hoặc đã có con cái đông đúc v.v.. , thì bác sĩ đó có thể giúp bà ấy phá thai được không?

ĐÁP: Khoãng 30 năm về trước, hồi tôi chưa xuất gia, tôi xem trên báo có một bài viết của một cô y tá. Cô ấy kể lại rằng tại bệnh viện nơi cô làm việc, các y tá trẻ không dám trực ca đêm. Vì sao? Bởi vì trong phòng giải phẫu phá thai ở tầng lầu hai vào ban đêm thường hay vọng lại tiếng khóc của trẻ sơ sinh, cho nên các y tá trẻ bị hoảng sợ không dám trực đêm. Nhưng do gia cảnh nên cô y tá ấy tình nguyện làm ca đêm, vì như thế có thể chăm lo gia đình cô thuận tiện hơn; vả lại cô có can đảm hơn, nên cô nhận làm y tá trực đêm. Sự việc thế nào? Dù phòng giải phẫu ở lầu hai của bệnh viện lúc về đêm vắng người thường hay vang vọng rõ ràng tiếng trẻ con khóc, cô cũng chẳng lấy làm lạ cứ tiếp tục trực ca đêm của cô.

Có một hôm lúc cô sắp tan ca vào lúc sáng sớm thì có một thai phụ sắp sửa lâm bồn đến bệnh viện, người sản phụ trông vẻ rất lo âu. Khi cô trở lại trực đêm tối hôm đó thì nghe biết sản phụ kia đã hạ sanh được con, nhưng vì sanh khó nên đã mất mạng. Không may cha của đứa bé cũng chẳng đến bệnh viện nên đứa bé được đặt trong phòng dưỡng nhi. Cô chẳng biết do nhân duyên gì, tự nhiên đặc biệt ân cần chăm sóc đứa bé; có lẽ là do thương hại đứa bé bị mất mẹ! Cô chăm sóc đứa bé qua một thời gian thì đến một hôm, khi cô đến nhận ca trực, cô y tá ban ngày bảo cô là hôm nay cha của đứa bé đã đến nhận con mang về rồi.

Sau khi trẻ được bồng đi rồi thì ngay đêm đó khi cô y tá bất chợt ngủ gục, trong mơ màng cô thấy bà mẹ sanh khó kia đến, nói với cô: “Cám ơn cô đã giúp tôi săn sóc cho đứa bé nhiều ngày qua, tôi thật rất cám ơn cô. Tôi sẽ phụ giúp cô chăm sóc các em bé khác.” Kể từ đêm hôm đó, khi cô đến trực ca, phòng giải phẫu lầu hai không còn tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang vọng lại nữa !

Qua câu chuyện này, quý vị bảo là các thai nhi chưa sanh ra đời chẳng có tánh linh hay sao? Chúng chỉ là một khối thịt chăng? Khối thịt cắt ra là thịt chết; trên thân người chúng ta cũng đều có thịt, cái gì khiến thịt trên thân chúng ta hoạt động, trở thành một phần của sinh mạng chúng ta. Thai bào bám theo khối thịt này phát triển thành linh tánh của con người thì phải làm sao? Nếu đem thai bào cắt ra khỏi cơ thể người me, thì tánh linh của thai bào đi đâu? Thai nhi có thể trở thành cô hồn lang thang trong cõi giới u linh chăng? Nó phải đi tìm ai để đòi món nợ (tánh mạng) này đây?

Có một cô con gái, vì trẻ người non dạ, thời học sinh đã từng đến một nhà thương phá thai; bấy giờ thai thì phá rồi, vết thương thân tâm tuy vậy khó mà bình phục. Vài năm sau, tại trước cửa bệnh viện này đã xảy ra tại nạn ngay nơi ngã tư đường hồi cô ấy đi phá thai ngang qua. Cho nên, việc làm phá thai này đối với người mẹ và thai nhi đều bị thương tổn cả thân và tâm !

Có một hôm, có vị nữ cư sĩ đưa ông bác sĩ phụ sản khoa của bà đến đạo tràng. Tại sao? Vì ông bác sĩ nầy bị chứng bệnh ung thư, hy vọng nương vào Phật lực và Bồ-Tát cứu giúp ông. Ông ấy nói với tô rằng ông rất chú trọng sức khỏe, mỗi ngày đều vận động để gìn giữ sức khỏe, nhưng chẳng biết tại sao lại có thể bị chứng bệnh ung thư. Tthật ra, trong xã hội ngày nay với phong trào phá thai tấp nập, các bác sĩ hành nghề bác sĩ khoa phụ sản càng không thể không thận trọng! Chức trách người bác sĩ là “Tế thế cứu người”; phá thai cho người chính là phản ngược sự “cứu người”. Gieo nhân gì, hái quả nấy. “NGHIỆP” là do hành vi chúng ta mỗi ngày gây tạo ra; “NHÂN” là thỉnh thoảng chúng ta mới tạo ra, nhân nầy gieo trồng rồi, tương lai hái quả này. Như mùa xuân gieo hạt giống, hạt giống nầy gieo trồng xuống phải đợi đến mùa thu mới có thu hoạch. Từ lúc gieo trồng đến khi hát quả, đây gọi là “Gieo nhân hái quả”. “Nghiệp” này, tức là từ mùa xuân đến mùa thu, trong thời gian này quý vị làm nhiều chuyện, tức là quý vị thường hay làm việc gì thì đây là “nghiệp”. Lấy thí dụ trên mà nói thì cô gái trẻ đi phá thai một lần, đây tức là “nhân”; bác sĩ khoa phụ sản thường hay phá thai cho người thì đây tức là “nghiệp”. Cái nghiệp này quý vị thường hay làm, tthì có thể sẽ bị lảnh thọ quả báo bất cứ lúc nào, làm thiện tức là thiện nghiệp, làm ác tức là ác nghiệp.

“Bồ Tát Giới” trong “Kinh Phạm Võng” nói: “Đệ tử Phật không được tự mình giết, bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen ngợi việc giết, thấy giết lòng vui theo,. Không dùng bất kỳ phương pháp nào, ngay cả đọc chú, để giết hại. Không đươc tạo nhân giết hại, duyên giết hại, phương pháp giết hại, nghiệp giết hại. Cho đến hễ chúng sanh nào có mạng sống, thì không được cố ý giết hại.” "Tự mình giết" tức là tự chính mình hành động kết liễu mạng sống của kẻ khác; cũng bao gồm tự mình kết liễu mạng sống của chính mình. “Bảo người giết” là tự mình tuy là không giết hại nhưng bảo người hành động giết, hoặc sai người thay mình đến nơi khác để giết, như vậy cũng giống chính mình giết chết, tội đều nặng như nhau.

Tôi kể câu chuyện thật xảy ra về việc “Bảo người giết”. Vào thập niên 80, có một vị Giám Đốc từ Đông Nam Á xa xôi đến Vạn Phật Thánh Thành để cầu thỉnh Thượng Nhân cứu giúp vì thân ông mắc bệnh ung thư. Thượng Nhân đưa ông vào trong Vạn Phật Bảo Điện của Thánh Thành, trước Chư Phật Bồ Tát mười phương và tứ chúng phát lồ sám hối, để cứu vãn nghiệp tội của ông. Ông kể ông phạm nghiệp ác một cách thảm khốc vô nhân đạo về nhân “miệng” vì ăn thịt chúng sanh như ăn óc khỉ, chân ngỗng v.v... Tiếp theo, Thượng Nhân hỏi ông: “Ông có từng giết người không?” Ông nói: “Tuyệt đối không có! Ngoại trừ khi tôi uống rượu say lái xe, vô ý đụng chết người mà không biết.” Thượng Nhân lại hỏi: “Thế vợ của ông thì sao?” “Chao ôi! Tôi nhớ ra rồi, tôi có từng bảo bà nhà tôi phá thai!” Cho nên, những sinh mạng này đều đến để đòi nợ ông ! Do đó, nếu có người hỏi quý vị là có nên phá thai không thì cần phải khuyên họ chớ nên phá thai. Đừng bao giờ nói: “Nếu gặp khó khăn trở ngại thì đem đứa nhỏ phá bỏ đi.” Nếu quý vị bảo người phá thai thì bị xem là bảo người giết.

Quý vị trì giới thì có công đức của trì giới; phá giới thì có nghiệp tội của phá giới. Nói theo lý nhân quả, dù có hay không có thọ giới, nhân quả đều tồn tại. Việc giết thai là sai lầm, trên nhân quả trong âm thầm đều phải đối trả lẫn nhau. Tôi đã từng thấy giữa những bài vị siêu độ, có mười mấy bài vị thai nhi chưa ra đời cùng có chung một bà mẹ cầu siêu cho chúng, xem thấy khiến tâm tôi lo sợ cho bà mẹ đã mắc nợ quá nhiều sanh mạng ! Con người hiện tại vô tri chẳng biết nên tạo thành sự vô tri trong đời vị lai; tương lai chẳng biết lại càng khiến người thêm vô tri, giống y trái cầu tuyết càng lăn càng lớn thêm!.



HỎI : Xin phép hỏi Pháp Sư có cái nhìn thế nào về THÁNG CHÍN là tháng phá thai?

ĐÁP : Đây là chuyện hơn 10 năm về trước, một phóng viên truyền thông có hỏi tôi về vấn đề nầy. Bấy giờ tôi chẳng hiểu tại sao tháng chín là tháng phá thai? Người phóng viên truyền thông trả lời: “Bởi vì học sinh nghỉ hè, cho nên rất nhiều chuyện xảy ra giữa quan hệ trai gái. Sau khi có thai rồi, học sinh phải trở về tựu trường vào tháng chín, thì đi phá thai.” Vậy đó, mười mấy năm trước phong trào như thế, bây giờ càng khỏi phải nói nữa. Điều này kể ra, thật sự mọi người đều có trách nhiệm.

1. Từ cách ăn uống mà nói : Con người thì nên uống sữa người (mẹ), nhưng bây giờ trẻ con đại đa số uống sữa bò nuôi lớn; bò là thú, thú thì có tánh thú, người ta dùng sữa của thú để nuôi lớn con cái. Dứt sữa rồi sau đó lại là thịt cá ê hề, đồ ăn ngọt, thức ăn chiên xào. Dùng những thứ đồ ăn thức uống như vậy để nuôi trẻ con, bầy trẻ trông thấy bề ngoài hình như cao lớn nhanh chóng, sinh lý trưởng thành mau lẹ, nhưng chẳng có cơ sở sức khỏe thật sự, đồng thời dục niệm cũng nặng, mức độ tâm lý thành thục chính chắn không đủ theo kịp sự trưởng thành của sinh lý.

2. Lạm dụng bừa bãi mạng lưới thông tin (internet) : Khi chúng ta hưởng dùng phương tiện khoa học kỹ thuật, phong trào này đưa đẩy cả thế hệ trẻ vào trong sự lạm dụng tin học truyền thông làm mất đi sự che chở bảo vệ, cám dỗ quá lớn mạnh nên rất khó giữ thân không nhiễm hư xấu, cũng chẳng biết cách giữ thân tránh khỏi bị nhiễm hư xấu.

3. Về phương diện giáo dục mà nói : Giáo dục là phải dạy người “hiểu đạo lý”, chẳng phải “danh lợi”. Nhưng giáo dục hiện nay thì đi ngược lại với đạo lý. Cả thế hệ trẻ chẳng thọ nhận nền giáo dục thấm nhuần đạo đức, tức giống như không có gốc rễ, cứ theo dòng nước dần dần bị cuốn trôi, mất đi căn bản làm người.

Vì vậy, thức ăn làm tăng lòng dục vọng ham muốn, mạng truyền thông đưa đường dẫn lối sự ham muốn, đường lối giáo dục sai lầm lạc hướng…, học sinh tự nhiên rất dễ dàng phóng túng hành động theo sự đòi hỏi của lòng ham muốn tình dục, nên tháng phá thai ra đời ! Nếu có thể cải thiện giáo dục, ăn uống, tiết chế giảm thiểu tác dụng tiêu cực của khoa học kỷ thuật, nâng cao quan niệm đạo đức v.v... thì mới mong sau này hoàn toàn mất hẳn danh từ “Tháng phá thai”!



KẾT LUẬN
Có một lần, tôi tham dự một cuộc hội nghị, chủ đề là: “Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội.” Riêng cá nhân tôi cảm thấy: Lấy Phật pháp cải tạo lòng người, đây tức là sự ảnh hưởng lớn nhất ! Đem thân phận người xuất gia của tôi mà nói, tôi thấy không nhất định cần phải đi ra ngoài làm một số công việc, như thế mới có thể giúp ích xã hội; mà là, đem quan niệm đúng đắn đến với mọi người, ảnh hưởng đến người người để họ đều có quan niệm đúng đắn. Giống như hiện nay chúng ta bàn thảo đến chuyên đề phá thai, đây là một sự thật nghiêm trọng đã tồn tại trong xã hội rồi, nếu như người người có quan niệm đúng đắn thì sẽ giúp cho rất nhiều sinh mạng. Cho nên, đem lại cho mọi người tri kiến (biết và thấy) đúng đắn, đây tức là một phần của sự hành trì Phật pháp vậy !

 



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network