Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Lời hay ư đẹp >> Sáu Đại Tông Chỉ

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 ammayngu
 member

 ID 44554
 08/12/2008



Sáu Đại Tông Chỉ
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Không tranh

Không tham

Không mong cầu

Không ích kỷ

Không tự lợi

Không nói dối

Sáu Đại Tông Chỉ của

Vạn Phật Thánh Thành

Các bạn ở xa lại, các vị Thiện-tri-thức ở gần đến! Hôm nay, chúng ta hăy cùng nhau nghiên cứu đạo làm người và để thành Phật. Đạo làm người th́ nhất định phải căn cứ trên tám đức hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ làm tiêu chuẩn. Nếu muốn thành Phật th́ phải nới rộng phạm vi của tám đức này, hiếu thảo với toàn thế giới, ḥa thuận với toàn thế giới, trung thành với toàn thế giới, thành tín với toàn thế giới; thậm chí nhân đức, nghĩa khí, lễ độ, trí dũng với toàn thế giới. Chúng ta phải dùng tinh thần cởi mở, bao dung, "đại nhi vô ngoại, tiểu nhi vô nội" để tu hành Phật Pháp; song, không dễ ǵ đạt tới chỗ tận thiện, tận mỹ của tinh thần này.

Hiện tại có nhiều người tu hành cảm thấy tu tŕ Phật Pháp giống như đánh mất cái ǵ vậy. Tại sao nói là "giống như đánh mất cái ǵ?" Bởi không có lợi ích ǵ cho họ nắm bắt hoặc thọ hưởng, nên họ cảm thấy như bị thua lỗ hay thiệt tḥi vậy; rồi v́ thế mà họ trở nên uể oải, chán nản, không c̣n hăng hái dụng công tu tŕ nữa. Các bạn Thiện-tri-thức hăy chú ư!

Xả bất liễu tử, hoán bất liễu sanh;

Xả bất liễu giả, thành bất liễu chân.

(Buông bỏ không được cái chết th́ chẳng đánh đổi được sự sống;

Buông bỏ không được cái giả th́ chẳng thành tựu được cái thật!)

Chúng ta nên mở rộng tầm mắt và có tư tưởng phóng khoáng; đừng chỉ biết có cá nhân ḿnh, gia đ́nh ḿnh, hay đất nước ḿnh mà thôi. Chúng ta cần phải làm cho tâm lượng của ḿnh rộng lớn như hư không, bao trùm cả Pháp Giới, và phải nghĩ đến lợi ích của toàn nhân loại, không nên chỉ tính toán hơn thiệt cho riêng bản thân ḿnh!

Đối với nhân loại chỉ có lợi ích chứ không tổn hại, đó là điều căn bản của việc tu Đạo. Làm thế nào để mang lợi ích nhân loại? Làm thế nào để không tổn hại đến nhân quần? Phải thực hành Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành:

1) Thứ nhất, Không Tranh. Chúng ta không tranh chấp với bất cứ người nào. Nếu bạn tranh với tôi, tôi không tranh với bạn; bạn mắng tôi, tôi không mắng bạn; bạn đánh tôi, tôi không đánh bạn; bạn ức hiếp tôi, tôi không ức hiếp bạn. Đó là tông chỉ từ trước đến nay của Vạn Phật Thánh Thành.

Thuở xưa, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang là một vị tiên tu hạnh nhẫn nhục, Ngài không tranh chấp với vua Ca Lợi mà chỉ lấy đức để cảm hóa vị vua ấy. Sau khi chém đứt tay chân của tiên nhân, Vua Ca Lợi hỏi: "Ngươi có nổi tâm sân hận chăng?"

Tiên Nhẫn Nhục đáp: "Không! Tôi không sân hận!"

Vua Ca Lợi không tin, nên lại hỏi: "Ngươi lấy ǵ để chứng minh là ngươi không có tâm sân hận?"

Tiên nhân nói: "Nếu tôi thật sự không có ḷng sân hận th́ tay chân tôi lập tức sẽ mọc lại!" Nói xong, quả nhiên tay chân Ngài mọc ra lại, b́nh thường như cũ.

Tiên nhân chẳng những không sanh tâm sân hận mà c̣n khởi ḷng đại từ bi, nói với vua Ca Lợi rằng: "Tương lai khi tôi thành Phật, tôi sẽ độ nhà vua xuất gia tu Đạo trước nhất." Về sau, tiên nhân thành Phật, tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Dựa vào nguyện lực xưa kia, Ngài tới vườn Lộc Uyển để độ Tôn-giả Kiều Trần Như (hậu thân của vua Ca Lợi) xuất gia và Tôn-giả trở thành một trong năm vị Tỳ Kheo đầu tiên.

2) Thứ nh́, Không Tham. Tâm tham lam mà nổi dậy th́ đúng là ḷng tham vô đáy, bất luận là tham tiền bạc hay vật chất, đều cứ thấy không đủ. Càng tham th́ càng thấy không đủ, càng thấy không đủ th́ lại càng tham, tham cho tới già mà vẫn chưa tỉnh ngộ! Con người bị chữ "tham" này hại cả đời, cho đến chết cũng c̣n cảm thấy rằng ḿnh chưa sở hữu được vật này vật nọ, nên hết sức nuối tiếc. Thật là đáng thương biết bao! Tông chỉ thứ hai của Vạn Phật Thánh Thành là không tham bất kỳ tiền bạc, lợi ích, hay danh tiếng tốt đẹp, nói tóm lại là không tham ǵ cả; mỗi người chỉ theo bổn phận mà hoằng dương Phật Pháp, nối tiếp huệ mạng của Phật mà thôi!

Khi Đức Phật c̣n tại thế, có một hôm Ngài và Tôn Giả A Nan đang đi th́ dọc đường gặp một đống vàng. Phật chẳng nh́n đống vàng ấy, cứ tiếp tục đi. Tôn Giả A Nan v́ định lực chưa tới "hỏa hầu" nên c̣n đưa mắt nh́n một lần nữa rồi mới đi. Phật nói với Ngài A Nan: "Đấy là con rắn độc!"

Bấy giờ có người nông dân đang làm ruộng gần đấy nghe nói tới rắn độc th́ liền đến xem, ngờ đâu lại là một đống vàng! Thế là anh ta sung sướng đem đống vàng ấy về nhà và lập tức trở thành người giàu có. Hàng xóm hoài nghi, không biết do đâu mà anh nông dân có được nhiều tiền như vậy, nên mới tŕnh báo Quốc vương. Quốc vương liền phái người tới bắt anh nông dân để tra hỏi nguyên do sự giàu có đột ngột của anh ta. Anh nông dân bèn thật t́nh kể rơ tự sự.

Quốc vương lại c̣n phái người tới khám xét nhà anh nông dân. Phát hiện ra trong nhà có rất nhiều vàng, họ liền tịch thu toàn bộ và tŕnh lên Quốc vương. Trông thấy số vàng, Quốc Vương liền nổi trận lôi đ́nh, bởi số vàng ấy chính là vàng của quốc khố bị mất trộm. V́ cho rằng anh nông dân đúng là kẻ cướp nên Quốc vương hạ lệnh giam anh ta vào ngục tối. Bấy giờ anh nông dân mới chợt hiểu v́ sao Đức Phật lại nói đống vàng ấy là rắn độc. Sự kiện này chứng tỏ rằng chúng ta không nên tham những thứ tài sản đưa đến một cách bất ngờ!

3) Thứ ba, Không Cầu. Chủ trương của Vạn Phật Thánh Thành là không phan duyên, không cầu duyên, và không hóa duyên. "Cầu" và "Tham" vốn không khác nhau mấy, tham là như có mà lại như không, chưa hiện thành ra hành động; c̣n cầu là sự mong muốn có tính cách thực tiễn, tới đâu cũng chèo kéo, lân la móc nối, dùng mọi thủ đoạn để đạt cho bằng được điều cầu xin. Cầu xin ǵ? Cầu xin tiền bạc, cầu xin vật chất, nói chung là cầu xin hết thảy lợi ích.

Vạn Phật Thánh Thành th́ hướng vào trong chứ không hướng ra ngoài mà cầu. "Nội cầu ư tâm" tức là hướng vào trong để trừ sạch mọi mê muội, vọng, tưởng, cuồng tâm dă tánh, đố kỵ, chướng ngại, tham, sân, si, nơi tâm ḿnh. Không hướng ra ngoài mà tô điểm vẽ vời, chỉ cần làm bên trong được thanh tịnh, trang nghiêm là đủ. Có người nói:

Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao.

(Con người khi đạt tới chỗ không mong cầu th́ phẩm cách tự nhiên thanh cao.)

Nếu chúng ta không quỵ lụy cầu xin ǵ ở người khác th́ phẩm cách của ḿnh tự nhiên sẽ trở nên thanh cao, không c̣n những ư tưởng ô trọc nữa.

Khi Đức Phật c̣n tại thế, có một cặp vợ chồng nghèo nọ chẳng những không có đất cắm dùi mà cơm ăn cũng bữa có bữa không. Họ trú ngụ trong một sơn động và cả hai người chỉ có một tấm vải che thânỦai đi ra ngoài xin ăn th́ khoác tấm vải đó. Họ nghèo tới mức độ nào, không nói nhưng chắc các bạn cũng hiểu. Một hôm, có vị Bích Chi Phật v́ muốn thử coi hai vợ chồng nọ có tâm tham cầu hay không, nên Ngài tới sơn động của họ để hóa duyên. Hai vợ chồng mới bàn tính với nhau làm sao để cúng dường vị xuất gia này. Họ thật sự là không có ǵ có thể cúng dường được cả, nên mới đem tấm vải duy nhất ấy ra cúng dường. Song le, họ không mong cầu bất kỳ điều ǵ, chỉ một ḷng chí thành cúng dường người xuất gia mà thôi.

Vị Bích Chi Phật này lập tức mang tấm vải ấy đến cúng dường Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biết rơ lai lịch của tấm vải, nên Ngài mới kể lại đầu đuôi câu chuyện cho đại chúng trong Pháp Hội nghe, đồng thời tán dương công đức của vị thí chủ đă cúng dường tấm vải ấỵ Lúc bấy giờ Quốc vương cũng có mặt tại Pháp Hội. Khi biết được chuyện, Quốc vương cảm thấy vô cùng hổ thẹn, không ngờ ngay trong đất nước ḿnh trị v́ lại có người nghèo khó đến như vậy; nên liền phái một vị Đại thần đem đồ lương thực và áo quần tới tặng cho hai vợ chồng nghèo nọ, đồng thời chu cấp chỗ ở và kiếm việc làm cho họ. Cặp vợ chồng ấy không có ḷng mong cầu mà lại được hưởng quả báo như thế, thật đúng là xả nhất đắc vạn báo (bỏ một mà được quả báo vô vàn vậy!)

4) Thứ tư, Không ích Kỷ. V́ sao thế giới suy đồi tới mức độ như ngày nay? Bởi v́ con người quá ích kỷ, đối với những việc có lợi cho ḿnh th́ tranh nhau mà làm, c̣n đối với việc ǵ không có lợi cho ḿnh th́ thờ ơ khoanh tay ngồi nh́n, hoặc thản nhiên nói chuyện bâng quơ với tâm trạng "đứng bên kia bờ xem lửa cháy!"

ích kỷ cũng có nhiều thứ: ích kỷ về địa vị, ích kỷ về danh dự, ích kỷ về quyền lợi, ích kỷ về tiền bạc... Nói một cách khái quát, tất cả mọi sự đều do ḷng ích kỷ tác quái mà ra. V́ ích kỷ nên mới không nghĩ đến kẻ khác, chỉ lo toan cho riêng ḿnh. Có câu rằng:

Ma ha tát bất quản tha,

Di Đà Phật các cố các.

(Bậc Ma Ha Tát không nghĩ đến người khác,

A Di Đà Phật, phần ai nấy lo.)

Đó là lời nói đùa mang tư tưởng Tiểu Thừa. Nhà Nho cũng từng nói:

Các nhân tự tảo môn tiền tuyết,

Mạc quản tha nhân ngơa thượng sương.

(Tuyết trước cửa nhà ḿnh tự quét,

Sương mái nhà người chớ bận tâm!)

Đó là tác phong không xen vào chuyện người khác. Làm người ở trần thế th́ phải giúp đỡ lẫn nhau, chỉ dẫn cho nhau. Do đó, mọi người nên đề xướng tư tưởng Đại Thừa, học tập tinh thần Bồ-tát, nghe khổ th́ tới cứu, không được có tâm trạng vui sướng trước tai họa của người khác! Người đời nếu không có ḷng ích kỷ th́ có thể sống chung ḥa thuận như trong một nhà vậy. Chính v́ có ḷng ích kỷ nên mới xảy ra nhiều vấn đề rắc rối. Do đó, Không ích Kỷ là tông chỉ thứ tư của Vạn Phật Thánh Thành.

5) Thứ năm, Không Tự Lợi. Tông chỉ này càng quan trọng hơn cả tông chỉ thứ tư nữa. Ai ai cũng muốn tự lợi; song le, chúng ta nhất định không tự lợi bởi v́ có như thế th́ thế giới mới trở nên tốt đẹp được. "Không tự lợi" tức là muốn lợi ích cho người khác, quên đi chính ḿnh. Tinh thần "xả kỷ vị nhân" (quên ḿnh v́ người) này c̣n vượt lên trên cả hành vi của Bồ-tát v́ Bồ-tát th́ tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, tự giác giác tha chớ không chỉ lợi tha, chỉ độ tha và chỉ giác tha mà thôi!

6) Thứ sáu, Không Vọng Ngữ. Không vọng ngữ (không nói dối) tức là không cố ư lừa dối người khác. V́ sao người ta nói dối? Chính v́ sợ bị mất lợi, sợ bị thua lỗ, nên người ta mới t́m cách dối trá! Nếu các bạn luôn luôn lấy ḷng thành thật mà đối đăi với mọi người th́ tự nhiên sẽ giữ tṛn được tông chỉ thứ sáu Không Vọng Ngữ này.

Có nhiều người nghe nói tới Sáu Đại Tông Chỉ này th́ cảm thấy rất khó chịu, không được vui. Nếu có người nào không vui hoặc không tiếp nhận th́ tôi cũng mặc, không chấp nhất. Tôi muốn nói rơ với mọi người rằng: Từ trước đến nay tôi không hề phản đối bất kỳ chuyện ǵ trên thế giới. V́ sao vậy? Bởi v́ tông chỉ của tôi là "Everything's OK" - tất cả mọi thứ đều OK. Song, nếu có người phản đối tôi th́ tôi hết sức hoan nghinh, tuyệt đối không bác bỏ!

Ngày hôm nay tôi chỉ tŕnh bày sơ lược với các bạn về Sáu Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành; nếu muốn nói cho đầy đủ th́ không bao giờ nói hết được. Nếu đem Sáu Tông Chỉ này áp dụng cho bản thân th́ sẽ vô cùng lợi ích cho các bạn!

(Ngày 14 tháng 8 năm 1983)

http://www.dharmasite.net/6DaiTongChi.htm



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network