thynguyen81
member
ID 70215
11/10/2011
|
LUẬT NHÀ VĂN
*Đọc bài của nhà thơ Trần Đăng Khoa thấy hay nên TN lại xin phép "khênh" về đây để mọi người cùng đoc. Chú Khoa viết thật khéo.
-----------------------------------
Mấy hôm rồi, trên báo viết, báo mạng ồn ă chuyện sắp ban bố Luật Nhà văn. Thoạt đầu, nghe nói có Luật Nhà văn này, tôi nghĩ ai đó đùa. Và đùa ác. Nhà văn cứ đ̣i tự do để viết. Bây giờ có chút thông thoáng lại muốn chế ra cái lồng nghiêm ngặt để tự chui vào. Thế th́ c̣n ra làm sao? Nhưng sau biết đó là chuyện thật, th́ tôi lại thấy vui vui. Vui v́ nước ḿnh dân chủ thật. Vui v́ Nhà văn được yêu mến và kính trọng. Tôi rất cám ơn một vị Đại biểu Quốc hội đă đề xuất Luật Nhà văn. Lại rất cám ơn một vị Luật sư đă thảo Luật Nhà văn. Tấm ḷng sùng kính Nhà văn của các bác ấy rất đáng được trân trọng, chứ không nên dè bỉu, diễu cợt, càng không nên diễu cợt Quốc hội, v́ đây chỉ là ư kiến đề xuất của một đại biểu, là nguyện vọng riêng của một cá nhân, chứ không phải hiện thực. Sẽ không bao giờ thành hiện thực.
V́ nếu đă có Luật nhà văn, th́ lại phải có Luật Phê b́nh, Luật Dịch giả, rồi Luật Bạn đọc nữa chứ. Bạn đọc cũng cần có Luật. V́ Bạn đọc cùng tham gia sáng tạo với nhà văn, sáng tạo trong tiếp nhận và tưởng tượng. Bạn đọc cũng có thể “giết” nhà văn bằng cách đọc suy diễn. Khối nhà văn khốn khổ v́ cách đọc suy diễn của bạn đọc, nhất là những bạn đọc lại có chức sắc, quyền bính. Rồi tương tự cũng lại phải có Luật Nhạc sĩ, Luật Biên Kịch, Luật làm phim, Luật Điêu Khắc, Luật Hội họa, Luật Múa…
Không thể phủ nhận vai tṛ quan trọng của văn nghệ sĩ. Mặc dù số phận họ rất mong manh. Mong manh như cái đẹp. Mong manh như kiếp người. Nhưng họ lại là Hàn thử biểu của cả xă hội. Đằng sau họ là Nhân dân. Đặc việt với những tài năng lớn, họ yêu ai, người đó sẽ bất tử, họ ghét ai, kẻ đó sẽ bị nguyền rủa đến hàng trăm năm, thậm chí là ngàn năm. Bằng sự mẫn cảm đặc biệt, nhiều nghệ sĩ đi trước cả thời đại, đi trước Chính trị. Người đầu tiên đặt tên Thành Phố Hồ Chí Minh là Tố Hữu. Ngay sau khi Giải phóng Điện Biên Phủ, năm 1954, Tố Hữu đă gọi Sài G̣n là “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”. 18 năm sau, mùa hè 1972, Chế Lan Viên nhắc lại: “Một Thế hệ Hồ Chí Minh- ấy là lực lượng/ Một Tư tưởng Hồ Chí Minh- Đó là phương hướng/ Một Thành phố Hồ Chí Minh là đích phía chân trời…”. Ba câu thơ Chế Lan Viên có thể xem như tư tưởng chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Măi năm 1976, Thành phố Hồ Chí Minh mới chính thức có tên. Bây giờ chúng ta mới học Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng Chế Lan Viên đă đề xuất từ những năm kháng chiến. Lúc ấy, chúng ta đâu đă nh́n ra. Chúng ta học là học “ Chủ nghĩa Mác Lênin. Tư tưởng Mao Trạch Đông và Đạo đức Hồ Chí Minh”. Vẻ đẹp của Bác, lúc bấy giờ chúng ta mới chỉ nh́n thấy ở phạm trù Đạo đức. Những nhà văn đích thực thường đi trước thời đại. Nhiều khi một bài thơ, hay một câu hát có sức mạnh bằng cả một binh đoàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đă nhận ra sức mạnh ấy. Người đă quy tụ được những tinh hoa dân tộc từ những bến bờ cô lẻ: “Ta là một. Là riêng. Là thứ nhất” để ḥa vào đời sống chung của toàn dân tộc: “Tôi cùng xương thịt với Nhân dân tôi”. Nhiều văn nghệ sĩ đă từ bỏ những tháp ngà nghệ thuật, đến với cuộc sống cần lao gian khổ, cùng với nhân dân. Không ít người đă chiến đấu rất dũng cảm và hy sinh như những anh hùng, như Nam Cao, Trần Mai Ninh, Nguyễn Thi…và nhiều lắm. Có người đến nay vẫn không t́m được hài cốt.
Văn nghệ sĩ rất cần được kính trọng. Và để chăm lo cho văn nghệ sĩ, chúng ta đă có 7 Hội chuyên ngành, trong đó có Hội Nhà văn. Nhưng Hội nhà văn không có chức năng làm Luật. Không có Luật, nhưng đă có Quy chế hoạt động. Quy chế Hội Viên. Quy chế Ban Chấp hành. Đấy có thể xem như những “Bộ Luật” mang tính đặc thù và được thực hiện trong nội bộ Hội Nhà văn. Mỗi khóa Đại hội lại bổ sung và sửa đổi để phù hợp với thực tiễn.
Hội Nhà văn là Hội nghề nghiệp mang tính đặc thù. V́ thế những quy định dành cho các nhà văn, là công việc của Hội Nhà văn. Quốc Hội là cơ quan Quyền lực cao nhất của đất nước, phải bàn những đường hướng quyết sách lớn của đất nước. Như việc xây dựng đất nước vững mạnh, bảo vệ chủ quyền Quốc gia, chủ quyền Biển đảo. Phát triển kinh tế, văn hóa và giáo dục, rồi an sinh xă hội, chống lạm phát, chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo. Những năm gần đây, đời sống nhân dân có phần nào khởi sắc, nhưng đạo đức xă hội lại xuống cấp trầm trọng. Có phải v́ chúng ta quá quan tâm đến kinh tế mà lại bỏ rơi văn hóa không? Rồi làm sao hạn chế được tai nạn giao thông. Ngày nào cũng có tai nạn tang thương và nghiêm trọng. Mới nhất là vụ xe khách đâm container vừa xảy ra thiêu cháy bao nhiêu người. Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa đưa ra những đề xuất rất được dân chú ư. Giá như Quốc Hội bỏ ra một ngày, hoặc 10 ngày để cùng Chính phủ t́m cách tháo gỡ, hạn chế đến tối đa tai nạn giao thông đă trở thành thảm họa của đất nước th́ hay biết bao. Rồi c̣n nhiều vấn đề lớn, cấp bách cần phải giải quyết. Chúng ta hy vọng Quốc hội ở những vấn đề lớn có tính sống c̣n của đất nước ấy, chứ không phải là những việc mang tính đặc thù, như làm thơ với viết văn mà các đại biểu lại không có chuyên sâu…
TRẦN ĐĂNG KHOA
Nguồn dẫn Blogs: Thanhthuy.vnwelogs.com
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|