traloi
member
ID 76389
10/04/2013
|
Danh Ngôn/Tục Ngữ
Biết tay ăn mặn thì chừa, đừng trêu mẹ mướp mà sơ có ngày.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 663966
10/04/2013
|
Theo tôi hiểu, câu ca dao trên lẽ ra phải viết như thế này mới đúng:
"Biết tay ăn mặn thì chưà
Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày!"
Đây là lời đe doạ, lời cảnh cáo cuả một phụ nữ, ý nói tôi không phải là người hiền lành, dễ tha thứ cho anh đâu! Vậy xin đừng đụng đến tôi, đừng trêu tôi mà có ngày có thể bị tôi cho ăn đòn!
Đó là theo cách hiểu cuả tôi, với những cụm từ như "tay ăn mặn", "chưà", "mẹ mướp", "xơ", mỗi cụm, mỗi từ là những ẩn dụ, những lối nói bóng gió cuả người xưa, ở đây là những người dân quê ở miền Bắc nước ta!
Vậy bà con nào không đồng ý, thì xin giải thích theo cách khác! Còn vị nào thắc mắc về những từ và cụm từ nói trên, xin cứ đặt câu hỏi!
Thân ái,
|
|
aka47
member
REF: 663973
10/04/2013
|
Câu ca dao này tối nghĩa quá.
Ai là người nói câu biết tay ăn mặn thì chừa. Mình tự nói mình hay người khác nói mình? Câu này là một lời răn đe phải không? Như vậy nếu bảo thì chừa là ai chừa...
Mới câu đầu thôi mà thấy không xong...qua câu thứ hai thì sai bét không liên quan gì với câu trên , càng nghĩ càng nhức đầu.
hihii
|
|
ototot
member
REF: 663995
10/05/2013
|
Nếu aka (và các bạn trẻ khác, kể cả những ai không có gốc gác miền Bắc) thây câu ca dao tối nghiã, thì cũng dễ hiểu, vì nó vỏn vẹn có 14 con chữ:
Biết tay ăn mặn thì chưà
Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày!
Nhưng ý nghiã cuả nó thì dài dòng như thế này:
Nếu anh chưa biết, thì nên biết rằng, ta không phải là loại người hiền lành đâu (không "ăn chay" niệm Phật, không hỷ xả...), vậy thì hãy tránh (chưà) ta ra, đừng đụng chạm đến ta, đừng trêu chọc ta nghe!
Bởi ta là "mẹ", tức là đã trưởng thành, chứ không còn là con nít. Quả "mướp" còn non thì "mềm mại", dễ bị thương tổn, dễ ăn ngon miệng; nhưng khi đã già ("mẹ mướp") thì có nhiều "xơ" cứng, không ăn được đâu (không bắt nạt được đâu!). Và cũng phải coi chừng, trêu nó thì nó lấy "xơ" cứng cuả nó "phang" cho, chạy không kịp! Hoặc có bị ăn đòn, thân hình bị "xơ xác" thì ráng chịu!
Câu ca dao này làm tôi nhớ lại "tính đanh đá", "chanh chua" cuả nữ sỹ Hồ Xuân Hương khi cảnh cáo ông Đồ Chiêu Hổ (Phạm Đình Hổ), một lần đã có cử chỉ hay thái độ "sàm sỡ" với nữ sỹ (chữ nghiã thời nay gọi là "sexual assault" = tấn công tình dục, xâm phạm tình dục), bằng cách "sờ soạng", đụng chạm đến thân thể cuả nữ sỹ:
Này anh đồ tỉnh! Anh đồ say!
Sao anh ghẹo nguyệt giưã ban ngày?!
Này này chị bảo cho mà biết:
Chốn ấy hang hùm, chớ mó tay!
Ông Đồ "sờ" vào "chốn ấy", "nơi ấy", thì tôi không biết ngày xưa ông ấy sờ vào chỗ nào, ai đoán được, xin cho biết!
Thân ái,
|
|
huutrinon
member
REF: 663996
10/05/2013
|
---Dễ mà OT!...Ở đâu có hang hùm?...Thì...kiếm chỗ nào có hang động bí hiểm...Như cái này đây...
|
|
aka47
member
REF: 664002
10/05/2013
|
Dạ , con cảm ơn OT giãi thích rõ ràng , con cũng hiểu mang máng như vậy , nhưng con nghi ngờ cái chữ TAY trong câu đầu.
Nếu viết là chữ TA thì con không thắc mắc vì nó rõ ràng nhân vật nói câu này ở ngôi thứ thứ. Nhưng viết chữ TAY thì muốn nói nhân vật ngôi thứ hai , bởi vì ta cũng hay nói TAY KIA GHÊ GỚM THẬT , hay là TIỀN TỚI TAY THẰNG ĐÓ NÓ SẼ CHO GÁI ĂN HẾT...
Nhưng nội dung nguyên cả 2 câu thơ thì ám chỉ nhân vật ngôi thứ nhất bởi vì ĐỤNG TỚI MẸ MƯỚP NÀY LÀ COI CHỪNG...
Cũng chính vì vậy con cho câu thơ tối nghĩa , nhất là những từ ngữ trong đó thì con không hiểu nhiều.
Vậy có nên chỉnh lại cho đúng không?
Biết TA ăn mặn thì chừa, đừng trêu mẹ mướp mà XƠ có ngày.
OT góp ý thêm cho con hiểu thêm nha.
...................
Nhìn cái "hang hùm" của anh HTN thì chắc mí cô đang dụ đỗ mấy anh mê gái ...hả dạ và khen bà HXH vô đối luôn.
Đúng là hàng độc.
hihii
hihii
|
|
ototot
member
REF: 664009
10/05/2013
|
Ai cũng biết tục ngữ, ca dao là văn chương truyền khẩu từ nhiều đời, cũng như phản ánh ngôn từ cuả nhiều điạ phương khác nhau, nên càng về sau, càng lâu đời thì càng khó hiểu...
Trở lại hai câu
Biết tay ăn mặn thì chưà
Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày!
tôi đã phát biểu theo hiểu biết cuả riêng tôi, biết đâu chẳng có người khác dẫn giải đúng hơn!
Riêng chữ "tay" trong tiếng Việt thường được dùng để chỉ một mẫu người nào đó, đặc biệt nổi trội, cả về phần tích cực lẫn tiêu cực, như ta nói một "tay nấu ăn", một "tay bóng bàn" , một "tay lưà bịp", một "tay tán gái"…
Có một điều thú vị là gốc tiếng Hán cuả "tay" thì có chữ "thủ", cũng hay được dùng như "cầu thủ" = tay đá bóng; ""kỳ thủ" = tay đánh cờ; "xạ thủ" = tay bắn súng; trong "sát thủ", "hung thủ"…, hình như "thủ" lại có nghiã khác; cũng như "thủ tướng", "thủ trưởng", "thủ đô"... thì "thủ" lại có nghiã khác nưã!
Chữ "quả mướp" cũng được dùng trong thành ngữ như "Khăn gói quả mướp" để chỉ một hành động dời cư đến một nơi khác sinh sống, thường là ra đi với hai bàn tay trắng. Nhưng tại sao lại "quả mướp" nhỉ? Hay là tại quả mướp đã già thì có nhiều "xơ", và xơ cũng gợi ý "xác xơ"= nghèo nàn? (Tôi bỗng nhớ đến hàng triệu người miền Bắc khăn gói quả mướp vào miền Nam sau khi đất nước chia đôi năm 1954, cũng như hàng trăm ngàn người Việt khác khăn gói quả mướp sang các nước phương Tây năm 1975, sau khi miền Nam "giải phóng" ! Còn bây giờ thì ở Việt Nam, hàng vạn phụ nữ Việt cũng đang khăn gói quả mướp trong các đợt "xuất khẩu … cô dâu"???!!!)
Vài hàng tán dóc nhân dịp cuối tuần.
Thân ái,
|
|
tthanhthanh
member
REF: 664013
10/05/2013
|
Riêng chữ "tay" trong tiếng Việt thường được dùng để chỉ một mẫu người nào đó.
Vậy là đúng rồi , chỉ một người nào đó có nghĩa là mình nói về một người nào đó chứ không phải mình nói mình , như tay bóng đá , tay hảo hớn...
Vậy chữ TAY trong câu ca dao này không ăn khớp với câu thứ hai là Mẹ mướp muốn nói chính bản thân Mẹ (ngôi thứ nhất).
Khó hiểu thật .
Con cảm ơn OT lần nữa.
hihii
|
|
ongsapgia
member
REF: 664140
10/06/2013
|
Chào bác Ototot! Chào cả nhà!
Ak ơi,câu này không tối nghĩa đâu chỉ hơi khó hiểu chút thôi.Để tôi giải nghĩa theo sự hiểu biết (còn hạn chế)của tôi nhé.
Ở đây,cả "tay ăn mặn" và "mẹ mướp" đều dùng để chỉ 1 đối tượng,là thành phần bất hảo .Câu ca dao này sở dĩ đọc lên có cảm giác khó hiểu là vì cả "tay ăn mặn"và "mẹ mướp" đều dùng được ở cả 2 ngôi,ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.Ví dụ: Ak nhìn Osg có vẻ không thân thiện lắm,Osg mới vỗ ngực bảo với Ak : Biết tay ăn mặn (Osg)thì chừa(tránh xa ra); đừng trêu mẹ mướp(Osg) mà xơ có ngày.Dùng ở ngôi thứ nhất để cảnh cáo người đối diện.
Osg và Ak đang đứng nói chuyện thì có một người đi qua sát bên,Osg ghé tai Ak nói nhỏ : Biết tay ăn mặn thì chừa(tránh ra),đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày.Dùng ở ngôi thứ ba để cảnh báo cho bạn mình biết mà tránh đi.
Ngoài ra,câu này còn hay ở cách chơi chữ ,mẹ mướp thường để chỉ những người bần cùng khố dây(không còn gì để mất),nên thường gây phiền hà,thậm chí nguy hiểm cho người khác.Vì thế ai dây vào với mẹ mướp thì coi chừng xơ xác,mà mẹ mướp nghĩa đen là mướp già lại rất nhiều xơ.
Chúc cả nhà vui vẻ !
|
|
aka47
member
REF: 664147
10/06/2013
|
Giaix thích quá rõ ràng vậy mà dám nói kiến thức còn hạn chế.
Xin cảm ơn OSG nhiều nha.
AK đả thông chiện này rùi.
Công nhận tiếng Việt khó hiểu thật.
hihii
|
|
ongsapgia
member
REF: 664219
10/07/2013
|
@ AK !
Giải thích như thế,tạm gọi là dễ hiểu thôi chứ không chính xác lắm.Bây giờ nói rõ hơn về mẹ mướp để Ak thấy sự lắt léo trong tiếng Việt nhé.
Mẹ mướp đúng ra là từ chỉ những bà Mẹ đang nuôi con mọn,ngực chảy xệ như quả mướp.Nhưng không phải ai cũng bị gọi là mẹ mướp mà chỉ những mẹ đanh đá,chua ngoa,tính tình lại cẩu thả.Tỷ như không mặc áo lót vô tư ra đường,vạch vú cho con bú bất kể chỗ nào mà không cần giữ gìn ý tứ.Khi được góp ý thì xù lông nhím,phản ứng theo kiểu chua ngoa,chao chát đến mức "coi giời bằng vung".
Chính vì thế chẳng ai muốn dây vào mẹ mướp.
Cánh trẻ bây giờ ít biết về câu ca dao này,mà có đọc được đâu đó thì cũng cảm thấy khó hiểu.Vì "mẹ mướp" giờ hầu như không còn,có chăng chỉ ở những vùng sâu,vùng xa cuộc sống lạc hậu,dân trí thấp.
Chúc cả nhà một tuần mới,làm việc hiệu quả !
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|