tavuong1910
member
ID 51125
04/10/2009
|
bác Ototot oi giúp em
bác hẹn lần sau mà đợi hoài không thấy bác hồi âm gì ráo nay em nhờ bác giúp em lần nũa nhe làm ơn đi bác em cần sự hướng dẫn sử dụng con Canon EOS 1000D tên khác của nó là Kiss F từ các bác trên diễn đàn này nếu bác Ototot có bận thì cho em xin lổi nhe tại em quá vui nen hơi gấp
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 439299
04/11/2009
|
@ em tavuong1910 và những người làm chủ máy ảnh Canon EOS 1000D:
Cách đây mấy hôm, em TV đăng tiết mục nhờ giúp đỡ khẩn cấp về chiếc máy ảnh Canon mới mua, thì tôi đã nhanh nhẩu đăng hình nó lên để em xác nhận. Như vậy là tôi đã hồi âm cho em, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi em đăng bài.
Tuy nhiên, đăng mấy ngày mà chẳng thấy xác nhận, tôi coi là không cần nưã. Nay lại đăng thành tiết mục mới, thì tôi phải bắt đầu lại từ đầu, cho có đầu đuôi.
Rút kinh nghiệm, từ nay đừng mở tiết mục mới, khi nói về cùng một đề tài nhé!
Đây là chiếc máy ảnh em đang hỏi, và em đã xác nhận đúng nó. Còn tên gọi, không quan trọng. Chỉ cần biết EOS là thương hiệu cuả Hãng Máy Ảnh Canon, viết tắt cuả chữ Electro-Optical System, và riêng cuả Hãng Canon; cũng như Coolpix là riêng cuả Hãng Nikon, Cybershot cuả Hãng Sony...
Bây giờ tôi lại yêu cầu em xác nhận xem các chữ và số ghi trên ống kính, có đúng như cuả em đã mua không? Tôi chắc không phải đâu, nên hỏi lại cho rõ, trước khi tôi hướng dẫn em những chi tiết về cách sử dụng chiếc máy ảnh này.
Em để ý, đây là chiếc máy ảnh EOS 1000D, với ống kính trong hình là loại 50mm, f/1.4 (độ dài tiêu cự cố định 50mm), còn ống kính cuả em là loại zoom, phải không?
Tôi chờ em xác nhận, thì mới tiếp tục.
Thân ái,
|
|
tavuong1910
member
REF: 439580
04/11/2009
|
chính là nó đó thưa bác máy của em là hàng sách tay bên Nhật nên tên nó là Kiss F ống kính của em là EF-S 18-55mm 1:3.5-5.6 IS là ống kính đi theo máy khi mua Lens kit
|
|
ototot
member
REF: 439762
04/12/2009
|
Thân gởi tavuong1910 và các bạn đã làm chủ máy ảnh kỹ thuật số:
Như mọi người biết, về mặt cấu trúc, các máy ảnh kỹ thuật số (digital cameras) nằm trong hai loại chính:
- Loại có ồng kính cố định (fixed lens), nghiã là ống kính cuả nó gắn liền vào máy ảnh. Trong loại này, lại chia ra những loại nhỏ như
- Loại thật nhỏ (compact), bỏ vưà túi áo hay túi xách các bà các cô, và
- Loại cỡ trung bình (middle sized) có dây để treo tòong teng ở cổ.
- Loại có ống kính tháo rời ra được (removable lens), gần đây được gọi là DSLR (viết tắt cuả "Digital Single Lens Reflex") để đối chiếu với loại SLR chụp phim đã thống lĩnh giới nhiếp ảnh trong suốt nưả thế kỷ qua, và đang bị máy ảnh kỹ thuật số hạ gục!
Trở lại đề tài là máy ảnh Canon EOS 1000D do tavuong đặt ra, tôi xin lòng vòng một chút, trước khi đi vào cụ thể.
Cuộc chiến tranh trên thị trường máy ảnh đang bước vào giai đoạn khốc liệt, nhất là ở thời điểm suy thoái kinh tế toàn cầu! Hãng Canon đang dẫn đầu thế giới, thì vị trí bỗng bị lung lay, do các hãng Nikon, Sony, ... , vì họ nắm bắt được khuynh hướng "phó nháy" bây giờ đang quay sang dùng máy DSLR, mà giá thành cuả DSLR thì đắt hơn nhiều, so với loại compact.
Vậy thì Canon phải mau mau tung ra loại DSLR với giá bán thật mềm, để khỏi mất thị trường về tay các đối thủ!!!
Đó cũng là lý do ra đời cuả chiếc Canon EOS 1000D, nhờ tavuong hỏi mà tôi có dịp giới thiệu nó cùng bạn đọc bốn phương, giới thiệu thôi, chứ không làm "quảng cáo không công" cho hãng Canon!
Và đây là ảnh chiếc máy do tavuong1910 đề cập, cho thấy nó được trang bị với ống kính zoom tầm độ 18-55mm
Còn đây là hình ống kính đã tháo rời ra khỏi thân (body) máy:
Cho tôi hẹn kỳ sau sẽ đi vào chi tiết để hướng dẫn cách sử dụng.
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 439840
04/12/2009
|
Trong khi chờ đợi bước vào những hướng dẫn để sử dụng máy ảnh Canon EOS 1000D, tôi xin nhắc nhở em tavuong1910 và những ai lần đầu tiên làm quen với máy ảnh loại DSLR, là phải hết sức cẩn thận, tránh làm hỏng máy.
Xin đề nghị cụ thể như sau:
- Đừng tháo gỡ ống kính ra khỏi thân máy khi không cần thiết.
- Khi tháo ống kính ra, tuyệt đối đừng tò mò, táy máy, đụng chạm vào những bộ phận vô cùng tinh vi bên trong máy ảnh.
- Khi cất giữ máy ảnh đã tháo gỡ ống kính, phải lấy nắp đậy thân máy đã được cung cấp khi ta mua máy ảnh.
- Tuyệt đối không tháo gỡ ống kính trong khi đang ở trong một môi trường bụi bặm, hoặc khi gió đang thổi mạnh, cuốn trôi bụi vào máy. Nếu chẳng may phát hiện bụi hay vật lạ lọt vào máy, hãy dùng tính năng làm sạch (cleaning) đã thiết kế trong máy ảnh. Trường hợp vật lạ không thể dùng siêu âm cuả máy để rũ sạch, tuyệt đối không lấy miệng thổi, hay dùng bình không khí nén, mà cùng lắm, chỉ có thể dùng trái thổi cao su và bàn chải làm đặc biệt cho việc này
Xin lưu ý: Phí tổn sưả chưã một máy ảnh kỹ thuật số thường ngang với giá tiền mua một máy mới!
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 439867
04/12/2009
|
Vẫn là trong khi chờ đợi, xin được nói một chút về ống kính zoom 11-55mm bán kèm theo máy ảnh Canon 1000D, qua sưu tầm trên mạng.
Để giữ cho giá thành máy ảnh bán ra cho hạ, hãng Canon bán kèm chiếc ống kính zoom giá thật thấp, nên dĩ nhiên phẩm chất hình ảnh là không tốt mấy.
Ở góc rộng (phiá 11mm), hình chụp hơi bị biến dạng; còn ở góc hẹp (phiá 55mm) thì lại không đủ để chụp chân dung. Độ dài tiêu cự 11mm là tương đương với 28mm cuả máy chụp phim, tạm được để chụp ở những nơi chật chội, không có chỗ lùi..., còn 55mm là tương đương với 90mm cuả máy chụp phim.
Nói chung, dân chụp hình nghiệp dư, ống kính này tạm được; còn dân chuyên nghiệp thì ... chê, không xài đâu!
Sở dĩ Hãng Canon bán kèm theo chiếc ống kính "tầm thường" như vậy, là hy vọng sau khi mua máy 1000D, chủ nhân sẽ mua những ống kính đắt tiền hơn cuả Canon.
Tưởng cũng nên biết, vỏ ống kính làm bằng nhưạ dẻo (plastic), vậy là kỵ nóng; các thành phần thuỷ tinh đều sản xuất tại Nhật, còn lại bao nhiêu là ở Đài Loan.
Thân ái,
|
|
tavuong1910
member
REF: 440114
04/13/2009
|
do la cach bao quan con cach su dug sao chho hieu qua thi sao thua bac
|
|
ototot
member
REF: 440263
04/13/2009
|
Thân gởi:
- tavuong1919
- Những người đã có máy Canon EOS 1000d, và
- Những ai định mua sắm Máy Ảnh DSLR
Tâm lý chung cuả những người mới mua đồ, là nôn nóng muốn sử dụng ngay, trước khi tìm hiểu xem cần bảo quản nó, giữ gìn, săn sóc nó... như thế nào!
Chính vì thế, mà tôi đã nhắc nhở những nguyên tắc chung phải thận trọng với những dụng cụ tinh vi, như chiếc máy ảnh, và lại là máy ảnh thào rời được ống kính, để lộ ra những bộ phận quá mong manh bên trong!
Trở lại câu hỏi cuả tavuong1910 đang nôn nóng về cách sử dụng máy ảnh, trước hết, tôi xin em và các bạn hãy bỏ ra chút thì giờ để làm quen với những núm, nút, điều khiển nằm ở phiá trên và phiá sau chiếc máy ảnh.
Trước hết là những núm nút điều khiển phiá trên máy như ở hình dưới đây:
Và kế tiếp là những điều khiển ở phiá sau máy:
Muốn sử dụng máy ảnh, tất nhiên phải biết những công dụng cuả những nút hay bộ phận điều khiển, mà lần lượt tôi sẽ đi vào từng chi tiết.
Qua 2 hình ở trên, tôi chắc có bạn thấy hơi ... ớn, vì sao máy ảnh này nhiều thứ phức tạp như vậy? Xin thưa : máy này như vậy là đơn giản đấy, vì còn có nhiều máy chuyên nghiệp còn phức tạp hơn nhiều!
Thân ái,
|
|
tavuong1910
member
REF: 440421
04/14/2009
|
vậy xin bác Ototot gioi thiệu về tính năng của các nút cho em và những người có máy nhưng không rành về cách sử dụng như em được rõ
|
|
ototot
member
REF: 440505
04/14/2009
|
Máy ảnh càng tinh vi, thì càng phải có nhiều nút điều khiển. Mà càng rắc rối thì càng làm cho người tiêu dùng ... sơ! Mà sợ thì không dám mua!
Vì thế, tất cả những hãng chế tạo máy ảnh đều làm cho sản phẩm cuả họ dễ sử dụng nhất; và trên những nút điều khiển dầy đặc, có một hình màu xanh, biểu tượng cho cách sử dụng dễ nhất đó.
Bây giờ em tavuong chỉ cần
- Bật máy lên (từ OFF sang On)
- Xoay núm điều khiển cho hình màu xanh trùng với vạch trắng
- Nhắm máy rồi chụp. Cam đoan khỏi cần làm gì hơn, chụp được hình đẹp ngay!
Vậy em tavuong và các bạn ai chưa biết chụp, hãy làm thử. Nếu dễ như vậy mà làm không được, thì ... hãy kiếm thùng rác vứt máy đi!
Nếu thấy chụp đẹp, dễ quá, hãy chụp thử vài chục kiểu, cái gần, cái xa, chỗ tối, chỗ sáng, chỗ chụp người, chỗ chụp cảnh, chỗ chụp mây trời, chỗ chụp sông nước, chỗ chụp xe cộ đang chạy, chỗ chụp cảnh bất động, chỗ chụp bông hoa, chỗ chụp cái lá cây...! Sau khi chụp, xin cho biết có thành công hay không, kết quả thế nào, ... để tôi viết tiếp!
Và tôi sẽ chỉ viết tiếp sau khi các bạn đã chụp thử vài chục kiểu, và phản hồi cho tôi biết kết quả!
Thân ái,
|
|
tavuong1910
member
REF: 440715
04/15/2009
|
em đã chụp được rồi thưa bác Ototot em đa lam theo hương dẫn của bác chụp cũng tạm được theo ý em thôi nhưng so với bác thì cách xa lắm em mới vừa chơi máy ảnh thôi còn tệ lắm có cần đưa lên không thưa bác
|
|
ototot
member
REF: 440826
04/15/2009
|
@ em tavuong1910 và các bạn ghé thăm tiết mục:
Như tôi đã nói, và xin nói lại một lần nưã, hãy chụp thử vài chục kiểu, để xem kết quả và tự mình khám phá ra những tính năng mà máy ảnh cống hiến!
Cũng như tất cả mọi bộ môn nghệ thuật, muốn cải tiến tay nghề là phải thực tập, chứ cứ lý thuyết thôi thì khó tiến bộ.
Vả lại, máy ảnh kỹ thuật số chỉ tốn tiền khi mua máy, còn khi chụp, coi như chẳng tốn kém gì. Khác với máy chụp phim khi xưa, tốn tiền mua phim, tiền tráng phim, tiền rưả ảnh, nên phải hà tiện.
Dưới đây, tôi xin đăng một ví dụ, để tavuong và các bạn đang tập chụp ảnh, hãy quan sát.
Tôi thấy cây đào trong vườn nhà bắt đầu đâm trồi và trổ hoa, vì nơi tôi ở mới là bắt đầu sang Xuân. Tôi đóng vai người tập chụp ảnh, xách máy ra chụp 3 kiểu, xin đăng lên (Cũng như khuyến khích tavuong cứ đăng hình chụp thử nghiệm cuả em lên) để các bạn thấy cùng một cảnh, cùng một máy ảnh, mà chụp thì khác đi, và kết quả khác nhau hẳn.
Vậy phải thực tập thật nhiều, thì tay nghề mới ngày một khá hơn; và khi chụp khỏi cần suy nghĩ, tính toán, vì nó đã trở thành trực giác.
Dưới đây, tôi đăng 3 hình, đánh số Hình 1, Hình 2 và Hình 3, để em phán xét nhé:
Hình 1: Xin phê bình đí!
Hình 2: Bạn thấy thế nào, so với Hình 1?
Hình 3: Xin đối chiếu với các Hình 1 và 2 và cho biết ý kiến!
Tôi sẽ trở về máy ảnh Canon EOS 1000D sau khi được xem phản hồi.
Thân ái,
|
|
tavuong1910
member
REF: 441010
04/15/2009
|
cây gì mà đẹp vậy thưa bác 3 tấm cháu chỉ thích tấm cuối 2 tấm đầu hình như không theo qui tắc 1/3 thì phải tấm hậu cành không bị blur có quá nhiều chủ thể khiến người xem không biết nên chú ý đến đến cái gì tấm 2 hậu cảnh bị blur nó làm cho chủ thể nổi lên nhưng cháu xem có vẻ rố mắt chắc tại trình độ cháu kém quá tấm thứ 3 cháu rất thích rất dẹp nếu cháu nhận xét sai xin bác bỏ qua cho tuồi nhỏ làm việc không biết câ nhắc àh cháu có chụp vài tấm không biết cách đua lên xin bác chỉ giúp mai cháu phải về quê ở Bến Tre lận chắc không thể lên diễn đàn được àh cháu sẽ chụp một vài tấm đưa lên bác xem quê hương của cháu
|
|
cauxanh1
member
REF: 441028
04/16/2009
|
Hai Bác - Em vẫn khoẻ ạ?
Tới đây, cau tham gia được rồi - máy móc thì chịu.
Hình 1: Xin phê bình đi!
Ok, phê bình nhá. Nhìn "rich"! nhưng không hiểu đây là rừng? hoa? hay là đống cây mới - vì lá còn tươi - chặt về vức ngổn ngang, hihi..
Hình 2: bạn thấy thế nào, so với hình 1?
À, hiểu rồi, hoá ra đây muốn nói là nhánh đào đang nẩy lộc...nhưng sao trông nó ỉu xìu, chả có sức sống gì cả. Chuyện gì xảy ra đằng sau nó vậy? có phải dông ba bão táp, tội thân nó ghê!
Hình 3: Xin đối chiếu với các Hình 1 và 2 và cho biết ý kiến!
Thích nhất! cành hoa rõ ràng và đẹp quá. Nhưng sao lại đặt nó vào góc nhà thế kia, mờ mịt, tối hù à. Nếu là cau, nhất định phải để gần cửa sổ, nơi có ánh sáng á, thế nó mới sống lâu được.
Đó là những ý kiến của cau. Tạm biệt ạ!
Chúc mọi người vui.
* qui tắc 1/3 là như thế nào vậy Tavuong?
|
|
tavuong1910
member
REF: 441036
04/16/2009
|
qui tắc 1/3 là nguyên tắc vàng Quy tắc một phần ba
Chủ thể nằm chính giữa khung hình thường lôi cuốn sự chú ý nhưng làm cho bức hình thiếu chiều sâu. Do đó, muốn bức ảnh có sức cuốn hút bạn phải dịch chuyển chủ thể sang bên một cách tinh tế.
Thi thoảng ta cần đặt chủ đề vào chính giữa khung hình, tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, để cho tấm hình cân đối hơn, thú vị hơn và có bố cục vững hơn thì chủ thể cần phải tránh điểm chính tâm.
Một trong những cách thường được áp dụng nhất để dẫn ánh mắt của người xem vào chủ đề đó là áp dụng quy luật 1/3.
Đặt đỉnh núi nhuộm nắng vào “điểm mạnh” giúp bức ảnh trở nên thanh thoát hơn, người xem biết phải nhìn vào đâu, bởi tất cả các thành phần trong bức ảnh đều hướng người xem vào chủ đề. Ảnh: Dcmag.
Chắc hẳn bạn đã từng đọc các tạp chí máy ảnh số hoặc nghe các nhiếp ảnh gia nói về công cụ xác định bố cục mà các họa sĩ đã phát triển hàng thế kỷ trước. Đại ý là khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc. Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần nhấn vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn.
Cũng có một quy luật khác đó là “tỷ lệ vàng” (golden mean) tuy cách chia tỷ lệ có khác quy luật 1/3 một chút nhưng về ý tưởng là tương tự.
Mặc dù chủ đề của hình ảnh này có vẻ là chính tâm, nhưng nó đã được hướng tầm nhìn từ một góc của khung ảnh; hình thù và đường nét khá thú vị của bộ trang phục hướng người xem về phía trên của khung. Ảnh: Dcmag.
Tuy nhiên, không phải bức ảnh nào cũng được chụp theo quy luật 1/3, nếu vậy thì ta sẽ có hàng loạt hình với một kiểu tương tự nhau mất.
Đôi khi chỉ cần hích nhẹ chủ điểm lệch tâm một chút để tạo nên một bức ảnh cân đối, cũng có lúc phải đẩy nó ra gần mép khung hình. Thi thoảng ta cũng chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc xếp chủ thể đúng giữa, miễn sao đúng là chủ định của ta muốn hướng ánh mắt của người xem vào đó.
Tưởng tượng đang ở trên thảo nguyên châu Phi, một chú sư tử lao thẳng về phía bạn. Lúc đó chắc bạn muốn chú sư tử này nằm giữa khung hình. Một lý do nữa là khi con vật này nằm đúng giữa thì bạn sẽ có thể sử dụng được phần tử lấy nét nhạy bén nhất ở trung tâm để bám theo chuyển động. Ngoài ra, nếu ánh mắt của con vật nhìn thẳng vào bạn thì việc cho nó vào trung tâm là việc đương nhiên.
Bằng cách đặt biển báo tàu điện ngầm lệch khỏi tâm, và sử dụng đường chéo của thang cuốn dẫn tầm mắt xuyên qua chủ đề, tác giả đã thành công trong việc nhấn mạnh đầu phía kia của đường hầm. Ảnh: Dcmag.
Ngoài ra, phải tuân theo nguyên tắc cận cảnh và sử dụng các đường thẳng.
Trên thực tế, nguyên tắc cận cảnh này có thể áp dụng cho bất cứ chủ thể nào, không chỉ cho phong cảnh hay chụp góc rộng.
Các đường chéo cũng góp vai trò quan trọng, nhất là khi có một đường chéo ngắn ở một bên chủ đề và một đường chéo dài hơn nằm ở bên kia. Các đường thẳng dẫn đến chủ đề nằm ở trung tâm cũng giúp tấm ảnh bớt trơ.
Ảnh chụp bằng chế độ panorama. Ảnh: Dcmag.
Quy luật 1/3 có thể áp dụng cho nhiều loại định dạng khung hình: vuông, chữ nhật hoặc toàn cảnh.
Chỉ cần chia đều chiều ngang và chiều dọc ra làm ba là ta đã có đường mạnh và điểm mạnh. Bức ảnh trên có chủ đề là những tia sáng. Bằng cách bố cục lệch tâm, ánh mắt người xem tha hồ "dạo chơi" trên toàn khung hình nhưng rồi cũng lại quay về một điểm. Điểm góc trên phải là điểm mạnh nhất và cũng là điểm mà người xem bất giác nhìn vào đó đầu tiên. Tiền cảnh cũng cần phong phú để bức ảnh thú vị nhưng không được có những yếu tố gây nhiễu, lái ánh mắt người xem lệch khỏi chủ đề chính – mà trong hình này là khu vực sáng nhất.
đó là qui tắc 1/3 đó bạn rất vui được chào đón bạn ở chủ đề này
|
|
tavuong1910
member
REF: 441037
04/16/2009
|
bạn có thể vào đây xem cho tiên mình không đưa hình lên được
http://www.arena-multimedia.vn/newsdetail.aspx?postType=knowledge&postId=90
|
|
cauxanh1
member
REF: 441454
04/17/2009
|
Đã lên trang web và nhìn thấy hình, tuy chưa hiểu lắm nhưng thấy đó là điều cần phải biết khi chụp hình thật. Cảm ơn Tavuong! cau cũng định post hình lên giùm bạn nhưng quên mất password vào photobucket account.
Thế bạn đã biết sử dụng máy mới chưa?
|
|
ototot
member
REF: 441461
04/17/2009
|
Thân gởi các bạn tavuong1910 và cauxanh1...
Không phải tôi ... khó tính hay trách các bạn, nhưng tôi hơi thất vọng!
Tôi viết loạt bài này, bỏ ra thật nhiều thời gian, chỉ vì muốn đáp ứng câu hỏi cuả tavuong, đang lúng túng với chiếc máy ảnh hơi tinh vi, phức tạp, mà lại không có sách hướng dẫn để sử dụng!
Vì thế, tôi đã viết những bài theo một trình tự để hướng dẫn. Tôi đang nói đến một chế độ chụp dễ nhất mà mọi người đều làm được, dù cho trình độ chụp ảnh có thấp kém đến đâu!
Tôi đã khuyến khích các bạn hãy chụp thật nhiều ảnh ở chế độ này — chụp vài chục tấm, cái xa, cái gần, v.v...— vì theo kinh nghiệm cuả tôi, cuả những lớp dạy nhiếp ảnh, chụp ảnh đòi hỏi phải thực tập, và thực tập thật nhiều, chứ không phải cứ xem lý thuyết, là sẽ chụp được ảnh đẹp!
Vậy đến đây, tôi xin phép được lập lại một lần nưã: Hãy thử lấy máy ảnh ra, để máy ở chế độ chụp tự động, ở máy ảnh Canon EOS 1000D là ở vị trí hình chữ nhật màu xanh, rồi chụp khoảng 10 tấm, upload lên Photobucket hay một website nào đó, rồi đăng lên diễn đàn, vào tiết mục này, để chúng ta cùng nhau góp ý về phương diện kỹ thuật.
Học làm nghệ thuật thì phải mạnh dạn, tự tin, cũng như người ta nói "Hát hay không bằng hay hát!"
Thân ái chúc vui cuối tuần,
|
|
tavuong1910
member
REF: 441760
04/19/2009
|
vang cam on ban cauxanh1 rat mong duoc tro chuyen them voi ba thua bac Ototot chau da chup rat nhieu anh roi a nhung chau khong biet cach dua len dien dan nho bac giup cho chi cach de up len
|
|
cauxanh1
member
REF: 442016
04/20/2009
|
Tavuong, vào trong những topic của bác Ototot đã đăng, sẽ có bài chỉ cách post hình lên Diễn Đàng. cau có vào hôm nọ, và thấy...vào những trang cuối thì phải, nhưng hôm nay thì đâu mất.
cau cũng đang muốn tìm lại bài Bác đã chỉ cách làm hình chạy tới chạy lui, mà hỏng thấy.
Có dịp, Tavuong ráng tìm thử xem. Nói trước là tới những 11 trang..
Chúc tìm mệt nghỉ nhá ;)
|
|
tavuong1910
member
REF: 442059
04/21/2009
|
cam on ban nhe cauxanh1 de tim thu dao nay ban qua
|
|
ototot
member
REF: 442141
04/21/2009
|
Thân gởi tavuong:
Vậy là tôi sẽ ... chờ cho đến khi em bớt bận, hoặc bắt đầu đăng những hình em tập chụp, thì tôi sẽ tiếp tục đăng những hướng dẫn về chiếc máy ảnh Canon EOS 1000D, mà những bà con cuả nó cũng là những máy EOS 300D, 350D, 400D, 10D, 20D, 30D, 40D, D30 và D60...
Thân ái,
|
|
tavuong1910
member
REF: 442682
04/23/2009
|
|
|
tavuong1910
member
REF: 442683
04/23/2009
|
|
|
tavuong1910
member
REF: 442685
04/23/2009
|
|
|
tavuong1910
member
REF: 442686
04/23/2009
|
thưa bác Ototot cháu đã post như4ng tâ1m ma cháu thích nhât lên rôì đó ạ còn nhìu lám mà không dám dưa len so chạt chõ
|
|
ototot
member
REF: 442765
04/24/2009
|
Những người làm ra máy ảnh chỉ có thể giúp cho người chụp đạt những tiêu chí kỹ thuật chính yếu, như:
- Hình ảnh sắc nét (sharpness)
- Màu sắc trung thực (color rendition)...
Phần còn lại quan trọng nhất, tiêu chí mỹ thuật, là tuỳ ở người chụp. và do người chụp tự đạt lấy!
Theo kinh nghiệm cuả tôi, bố cục (composition) cho bức ảnh, để người xem cảm thấy ngay được vẻ đẹp mỹ thuật cuả ảnh, là điều cơ bản nhất. Cho dù cảnh có đẹp, kỹ thuật có tốt, nhưng bố cục dở, thì coi như tấm ảnh không còn giá trị nưã!
Và trong bố cục, có phần quan trọng là "cắt xén" (cropping) ảnh; cắt xén trước khi bấm chụp, và cắt xén sau khi xử lý hình ảnh, ví dụ bằng Photoshop.
Mục đích cuả cắt xén là bố trí các chi tiết sao cho nó gởi được thông điệp cho người xem, tạo được hài hoà cân đối cho màu sắc (color), hình thể (form and shape), đường nét (lines), khối lượng (weight), ... Xét như vậy, thì không thể để cho tấm ảnh chưá những chi tiết thưà thãi, làm loãng chủ thể, chưa nói đến làm hại chủ thể!
Đối với tôi, đánh giá một bức ảnh đẹp, thì không khác gì ... xem tướng một mỹ nhân. Cô hoa hậu dĩ nhiên phải có thân hình đẹp, nét mặt đẹp, đôi mắt đẹp, mái tóc đẹp, ..., nhưng không thể để cho cô ta lộ ra một "phá tướng", cho dù chỉ một phá tướng, thì không thể còn là người đẹp nưã!
Rất mong được các bạn chụp ảnh nghệ thuật góp ý.
Thân ái,
|
|
cauxanh1
member
REF: 442794
04/24/2009
|
Thấy thích làm sao, ước gì được cắn một miếng nhỉ.
Đồng ý với bác Ototot, composition là quan trọng!
cau thích tấm này, nhưng - gọi là "bố cục" á? - chưa chuẩn thì phải. Nếu biết sử dụng photoshop thì cau sẽ crop nó lại...có thể cắt bỏ cái mận cuối cùng đi.
Gợi ý với Tavuong: chụp trái nào bị sâu ăn á, có con sâu trong đó luôn...nhìn hãi, thế mới đáng nhớ...eo ơi, nhưng chắc cau không dám xem đâu..
|
|
cauxanh1
member
REF: 442796
04/24/2009
|
À, chúc mừng nhé! thế là đã biết cách post hình rồi đấy.
Nhưng còn một chuyện - nhỏ thôi - ở đây BQL cấm post hình lớn quá, cỡ như hình cau post ở trên mới đúng tiêu chuẩn :) Bỏ chữ ni: width= "600" vô chính giữa 2 chữ img và src thì sẽ được.
Nhớ chừa 1 space trước chữ img và sau chữ src.
/a href="http://s600.photobucket.com/albums/tt82/taido1910/?action=view¤t=_MG_1065.jpg" target="_blank">/img width= "600" src="http://i600.photobucket.com/albums/tt82/taido1910/_MG_1065.jpg" border="0" alt="trai man">
sao số mình cứ đi chỉ thiên hạ làm cái này hoài hỏng hiểu? đây là lần thứ 3 rồi á, hic..
Mà...mời rồi có gì đãi khách không?
|
|
tavuong1910
member
REF: 442842
04/24/2009
|
bạn cau muốn có quà àh để về quê một phát lên có quà liền chú giờ đang ở tp nên không có quà đâu àh tại tìm ra cách post hình lên mừng quá nên quên cắt lại cho đẹp í mà lâ2n sau đảm bảo tôt hơn nhân tiên nhơ2 bác Ototot chỉ bảo thêm vê2 máy ảnh của cháu
|
|
ototot
member
REF: 442908
04/25/2009
|
Thân gởi CauXanh
Cảm ơn CX đã nhắc nhở và hướng dẫn cách ấn định kích cỡ (size) cuả hình ảnh khi "post" lên diễn đàn.
Ai chơi computer một thời gian, cũng biết kích thước cuả hình ảnh thì tính bằng đơn vị là "pixel", cũng như khoảng cách thì tính bằng mét, kilômét; trọng lượng tính bằng kilogram, v.v...
Có khác chăng là những đơn vị như mét, centimét, kilogram, ... thì dễ hình dung, dễ hiểu; còn pixel thì không thể xác định nó lớn bằng chừng nào!
Sở dĩ chuyện này rắc rối là vì màn hình (monitor) cuả mỗi máy vi tính một khác (cái thì 15 inch đường chéo, cái thì 17 inch, cái thì 19 inch, ..., cái thì hơi vuông vuông kiểu cũ, cái thì dài thoòng kiểu mới!).
Ngoài ra, mỗi màn hình lại có độ phân giải khác nhau mà chủ máy vi tính tuỳ ý đặt để. Ví dụ như có người để 800 x 600 pixels, người kia để 1280 x 720 pixels, anh nọ để 1280 x 768 pixels, chị kia để 1680 x 1050 pixels...
Vậy thời cô CauXanh bảo để Width (bề rộng) = 600 pixels, thì cũng là do ý thích cuả cổ; còn tôi thì để width=800 theo ý thích cuả tôi; vì tôi nhớ có lần tôi hỏi admin thì được biết máy chủ cuả Nhịp Cầu Duyên để 800 pixels là trung bình, là vưà phải.
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 442936
04/25/2009
|
Thân gởi em tavuong
Như tôi đã khuyến khích, em hãy chụp thật nhiều ảnh, ở những chế độ chụp khác nhau, rồi upload lên và đăng lên diễn đàn! Đây là cách làm quen với máy ảnh cuả mình một cách hữu hiệu nhất.
Chụp hình là việc làm đòi hỏi thực hành cũng nhiều như lý thuyết; hai khiá cạnh phải cân bằng nhau. Thực hành mà không có lý thuyết thì không thể tiến xa, tiến nhanh được. Tuy nhiên, chỉ lý thuyết mà không thực hành, thì còn tệ hơn.
Vậy hãy nghe tôi, chịu khó chụp nhiều hơn, đăng ảnh lên nhiều hơn nhé.
Trở lại chiếc máy ảnh EOS 1000d cuả em. Nếu không lầm, máy này bán kèm với ống kính zoom 18-55mm EFS, như hình dưới đây, phải không?
Vì bán kèm với máy ảnh, nên đây chỉ là ống kính căn bản, với phẩm chất trung bình, coi như tối thiểu để chụp.
Nếu em dùng ống kính này để chụp "macro", như trường hợp em chụp mấy trái mận (người Bắc gọi là quả roi, tiếng Anh gọi là "waterapple") thì khoảng cách gần nhất để em đặt máy chụp là 28cm (tức là 0,96 foot), và ở cự ly này, chỉ có phần giưã cuả ảnh là rõ, xung quanh rià, càng xa càng mờ.
Do đặcc tính cuả ống kính như vậy, em nên đặt máy ở xa hơn mà chụp, có 2 điều lợi là - Rià cuả ảnh ít bị mờ hơn, và
- Trái mận ở gần nhất không bị cắt mắt phần dưới, làm hỏng bố cục ảnh!
Sau khi chụp xong, em cũng nên cắt xén bớt (crop) những phần bị mờ như một phần cuả trái thứ tư bị lợt màu và phần lá xanh cũng mờ và lợt ở góc phải, phiá dưới!
Ngoài ra, xin nhắc lại, hãy chụp thật nhiều và cắt xén để hoàn chỉnh bố cục ảnh cho tốt hơn.
Ví dụ, tôi chụp bưà bãi vài kiểu từ cự ly xa hơn, và cắt xén để phù hợp hơn với luật 1/3 mà em nói (nhưng chưa làm!)
Mời em và các bạn quan sát mấy hình tôi chụp làm ví dụ dưới đây:
Hãy quan sát ở 3 ví dụ trên, tôi đều cắt xén hinh cho hợp với luật 1/3 đấy.
Thân ái chúc vui cuối tuần,
|
|
ototot
member
REF: 442958
04/25/2009
|
Mời em tavuong và các bạn đang theo dõi tiết mục, hãy quan sát cách bố cục mỗi hình theo luật 1/3.
Những chấm đỏ là những chỗ mắt người xem hình có sự chú ý bị lôi cuốn vào.
Thân ái,
|
|
cauxanh1
member
REF: 443213
04/26/2009
|
Đẹp thật ấy Bác Ototot ạ. Ánh sáng tuyệt vời nhé!
Trông vào những tấm post nhỏ hơn thì mới thấy được hết cái gọi là "bố cục" của nó ấy. Chứ như ở trên, khi post lớn, cau thấy mình chỉ chăm chú vào những chi tiết, như ráng tìm xem có con sâu núp trong đó không vậy...à, trừ khi cau kéo ghế ra xa một chút hỉ. Nhưng đây mình vừa đọc chữ, vừa xem hình một lúc cơ, khó thật..
Thú thật là hôm bữa chỉ lướt qua bài luật 1/3 của Tavuong post, chưa hiểu lắm.
Nay Bác chỉ ra, sẵng cho cau hỏi: những chấm đỏ là "chỗ" người xem chú ý, hay khung chữ nhật chính giữa tấm hình là trung tâm chú ý của họ?
|
|
tavuong1910
member
REF: 443220
04/26/2009
|
dung vay thua bac Ototot ong kih cua cahu y nhu vay do chuyen nay ve nghi le chac em co chup nhieu vo de dua len nho bac chi dum
|
|
ototot
member
REF: 443281
04/27/2009
|
Thân gởi bạn CauXanh, tavuong, và các khách đến thăm tiết mục:
Xét rằng câu hỏi cuả cô CauXanh cần có câu trả lời rõ ràng hơn về những giao điểm (có 4 giao điểm tôi khoanh đỏ), hay là khoảng không gian giới hạn bởi 4 giao điểm này.
Tôi xin trả lời ngay: không phải là phần nằm ở trung tâm hình như cô CX hỏi, mà là những vùng khoanh đỏ, nơi các bạn đặt phần nào đó cuả ảnh, để lôi cuốn mắt người xem ảnh vào điểm đó!
Để làm rõ vấn đề hơn nưã, tôi xin chuyển ngữ đoạn sau đây trên Wikipedia, với ảnh thuyết minh cuả nó:
”Quy luật 1/3”, tiếng Anh là “Rule of thirds” là một quy luật chi phối các bộ môn ngắm nhìn như hội hoạ, nhiếp ảnh, và đồ hoạ.
Theo quy luật này, một hình ảnh nên tưởng tượng ra là được chia thành 9 phần bằng nhau nhờ có 2 đường ngang và 2 đường dọc cách đều nhau, và những cấu tố quan trọng cuả hình ảnh được đặt theo những đường này, hay tại giao điểm cuả những đường đó.
Những người chủ trương quy luật này cho rằng một bố cục như vậy sẽ tạo ra sức căng, sức động, và sự chú ý, hơn là đưa tất cả vào trung tâm cuả hình ảnh” (như đa số những người chụp hình có thói quen: tất cả nhắm vào giưã khung ảnh!) ,(Tuy nhiên, những điểm mạnh không nhất thiết phải là giao điểm mà ở sát giao điểm cũng được)
Mời các bạn xem hình dưới đây minh hoạ rất rõ cho quy luật 1/3.
- Đường chân trời là theo đường ngang, chia ảnh ra làm 1 phần nước và 2 phần trời.
- Cây trong hình nằm gọn ở giao điểm 2 đường ngang dọc. Giao điểm này còn được gọi là “điểm mạnh” (power point). Còn chỉ nằm cạnh giao điểm thôi, là ví dụ phần sáng nhất cuả bầu trời, gần chân trời, là nơi mặt trời vưà lặn, thì đâu có nằm ngay vào đường ngang, mà chỉ cần sát đường này là được.
Hiện nay, có một số hiệu máy ảnh kỹ thuật số cho phép ta chạy 9 phần chia đều trên ổ nhắm (viewfinder) hay trên màn nhắm LCD, để mọi người có thể bố cục ảnh trước khi bấm chụp, chứ không phải sau này mới xử lý bằng Photoshop!
Thân ái chúc vui,
|
|
cauxanh1
member
REF: 444049
04/30/2009
|
Rất cảm ơn bác Ototot đã giải thích, giờ thì cau hiểu rồi.
cau nhìn thấy những tấm hình này trên photobucket, đăng lên Bác xem chơi. Rất nghệ thuật và lạ mắt, nửa thiên nhiên, nửa do người tạo nên...đọc ở trang giới thiệu thì chúng thuộc về một hoạ sĩ người Anh sinh năm 1956, tên Andy Goldsworthy.
Ra mình cũng có thể "nặn nhồi" thiên nhiên một chút trước khi chụp nhỉ, trước hay sau - photoshop - gì cũng được, miễn thành phẩm cuối cùng có nghệ thuật hay không.
Và điều này, xem ra ông ta không có theo luật 1/3 lắm bác Ototot nhỉ?
|
|
tavuong1910
member
REF: 445056
05/05/2009
|
Thưa bác Ôtotốt chúc bác một ngày tốt lành hôm rồi về quê cháu chụp hơi bị nhiều ành thấy lên tay hản thưa bác nhưng khoảng cách với bác thì còn lâu lắm cháu mới theo kịp quá thu 6 tới nay cháu di chụp ảnh ngoại cảnh thế nào cháu cũng nhờ bác nhan xet dó ah máy cháu vi virus roi nen cai Photoshop bị hư rồi không cài cái gì vô được nên hẹn bác vài bủa bủa cháu cho bác xem mấy tâm ảnh cháu chụp
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|