ototot
member
ID 49995
03/03/2009
|
Góc Cho Dân Thích Chụp Ảnh Kỹ Thuật Số
Đa số dân chụp hình mà hay lên internet thường sử dụng máy ảnh kỹ thuật số. Trong số này, rất nhiều người đã chuyển từ máy ảnh chụp phim sang loại chụp không phim.
Tuy nhiên, máy chụp phim chưa chết hẳn, nên trong các sách kỹ thuật, những trang quảng cáo máy ảnh kỹ thuật số, ta vẫn đọc được những thông tin về ống kính (lens) cuả máy ảnh kỹ thuật số, như
- 38mm đến 115mm
- tương đương với 35mm là 32-98mm
Lại có những chỗ ghi
- 8-24mm [tương đương với 35mm (135) là 38-115mm] hay
- 6.5 đến 13mm (tương đương với 35mm là 32-64mm)
Thậm chí lại có chỗ chỉ ghi đơn giản
- Độ dài tiêu cự 7mm, hay
- Zoom 9-20mm
Các bạn đang làm chủ những máy ảnh kỹ thuật số, những ai đang tính đi mua máy ảnh kỹ thuật số, những ai đang tìm hiểu về nhiếp ảnh kỹ thuật số, v.v…chắc hẳn có nhiều người bị bối rối, thấy khó hiểu!
Ví dụ, có người thắc mắc: “Tại sao một ống kính vưà là 8mm, vưà là 38mm? Tại sao có những con số nhỏ đến vài mm như vậy? Và sau cùng, tương đương với 35mm là sao vậy?"
Tôi lập ra tiết mục này là do có bạn viết thư riêng hỏi tôi. Tôi đưa nó lên diễn đàn để biết đâu chẳng có ích lợi cho nhiều người hơn?
Vậy tôi cũng xin ai tình cờ vào thăm nhà, đọc xong tiết mục, cũng cho biết có nên tiếp tục viết trên diễn đàn này không? Vì tôi thực tình chẳng muốn choán thêm chỗ cuả diễn đàn, hoặc làm rộn lòng những người không thích, không quan tâm!
Thân ái,
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
jackdaniel
member
REF: 428818
03/03/2009
|
Trời đất ơi,
Ototot nói chi mà lạ rứa Ototot. Những chủ đề Ototot đưa ra,
không học cũng nghiên cứu xem hoặc là ngắm nhìn cũng đã mắt chớ sao lại nói là choáng chổ vậy thưa Bố Già.
jd không có bỏ sót cái chủ đề nào của ototot hết à, nhưng nhiều khi không biết nói gì nên không dám nói, với lại jd hay Spam quá, nên thường thì chỉ xem lén thôi.
hehhehehhe
OK, vậy tiếp tục đi Ototot, bảo đảm vụ chụp hình thì có khối người thích lắm.
|
|
ototot
member
REF: 428829
03/03/2009
|
Độ dài tiêu cự (focal length) là gì?
Độ dài tiêu cự cuả một ống kính là khoảng cách từ trung tâm quang cuả ống kính đến nơi mà nó hội tụ hình ảnh.
Với máy chụp phim, nơi hình ảnh hứng được, gọi là mặt phẳng phim (film plane). Với máy ảnh kỹ thuật số, nó là bộ cảm (sensor) có thể là một CCD hay một CMOS.(Những máy ảnh gọn nhẹ, loại bỏ túi, rẻ tiền..., dùng CCD; những loại ống kính rời, đắt tiền, dùng CMOS).
Nói cho dễ hiểu hơn, ta hãy quan niệm những tia sáng đi qua trung tâm ống kính để đến mặt phẳng phim hay bộ cảm.
(Còn nưã)
|
|
ototot
member
REF: 428833
03/03/2009
|
Những ai đã từng chụp ảnh từ vài chục năm trước đây, đều chụp bằng phim nhưạ cả; và hầu hết đều quen thuộc với phim 35, đôi khi còn quen gọi là phim 135.
Trong nhiếp ảnh và máy ảnh, có nhiều độ lớn đo bằng milimét lắm, nên 35 ở đây là 35mm.
Vì thế khi nói 35mm thì dễ gây bối rối, không biết nó là độ dài tiêu cự (focal length) như vưà nói ở trên, hay là kích cỡ hoặc hình ảnh ghi lại trên phim!
Mời các bạn xem hình dưới đây cuả một đoạn phim 35mm, với những lỗ thủng mà máy ảnh thời xưa dùng bánh xe để kéo phim, mỗi khi ta chụp xong một kiểu (nôm na là một “pô”, để chuẩn bị một kiểu khác. Một cuộn phim 35mm sẽ cho ta chụp được 20 “pô” hay 36 “pô”).
(Còn nưã)
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 428840
03/03/2009
|
Chào Ototot!
csong có ý kiến giống i chang jackdaniel vậy đó, nên những bài của ototot trong máy csong tràn đìa (cóp-dán là nghề của csong mờ!), chỉ có điều có những cái mình thích nhưng chưa thể làm bây giờ được nên cứ để đó, khi nào cần mở có ngay. Mong ototot có thiệt nhiều bài cho mọi người học hỏi đó nhé.
Chúc ototot luôn vui.
|
|
ototot
member
REF: 428842
03/03/2009
|
Điều Gì Làm Cho Một Ống Kính Được Gọi Là
Ống Kính Rộng (Wide Angle) hay Ống Kính Tele (Telephoto)?
Có hai yếu tố tương quan với nhau, giưã độ dài tiêu cự ống kính và độ lớn cuả hình ảnh ghi được trong máy ảnh, nó xác định cái góc nhìn, hay góc thị trường cuả một máy ảnh, từ đó người ta bảo một ống kính
- Có góc rộng (Wide Angle) hay
- Thuộc loại Ống Kính Tele (Telephoto)
Ví dụ, nếu độ dài tiêu cự cuả một ống kính là 24mm mà ta chụp được ảnh có kích cỡ chiều ngang là 36mm, thì góc độ bao trùm cuả ống kính đó là 74°, và ống kính này gọi là rộng. (Hình chụp bằng ống kính rộng thì vẫn "lớn" như nhau, nhưng chủ thể trong hình thì nhỏ xíu!)
Bây giờ, nếu độ dài tiêu cự ấy là gấp 3 lần 24mm, tức là 72mm, thì góc độ ống kính đó bao trùm sẽ hẹp lại, chỉ còn 28° thôi, nhưng ảnh ghi nhận vẫn lớn như xưa; và người ta bảo đây là ống kính “têlê” (để chụp vật từ xa).(Hình chụp bằng ống kính này vẫn có kích thước như cũ, nhưng chủ thể trong hình "bự" lên nhiều lần!)
(Còn nưã)
|
|
ototot
member
REF: 428880
03/03/2009
|
(Tiếp theo và hết)
Còn Máy Ảnh Kỹ Thuật Số Thì Sao Đây?
Như tôi vưà nói khi nãy, đường chéo cuả một hình cỡ 24mm x 36mm như ở phim nhưạ 35mm đo được 43,27mm, cho nên những ống kính có độ dài trong khoảng này, đều được coi là “ống kính thường” (normal lens).
Đó là máy chụp phim ngày xưa, nhưng bộ cảm (sensor), tức là cái CCD hay CMOS cuả máy ảnh kỹ thuật số, ngày nay lại có kích thước nhỏ hơn nhiều! Mà hình chữ nhật nhỏ đi, thì đường chéo cũng nhỏ đi!
Điều đó có nghiã là ở máy ảnh kỹ thuật số, độ dài tiêu cự sẽ rất nhỏ, mới coi là ống kính “normal”, chứ không thể bằng khoảng 50mm như ở máy ảnh phim được.
Các bạn cũng nên nhớ ở máy ảnh chụp phim, thì máy nào cũng dùng cùng một loại phim, ví dụ như phim 35mm. Nhưng ở máy ảnh kỹ thuật số thì bộ cảm (sensor), tức là CCD hay CMOS cuả mỗi hiệu máy một khác : cái thì to, cái thì nhỏ, nên mỗi nhà sản xuất tự ấn định cho mình, bao nhiêu mm là góc rộng, bao nhiêu mm là thường, và bao nhiêu mm là telephoto!
Chính bởi lẽ đó, mỗi hiệu máy ấn định ra những con số tương đương với máy 35mm. Mình là người tiêu dùng, phải theo sự hướng dẫn cuả nhà sản xuất.
Ta hãy lấy một ví dụ cụ thể cho dễ hiểu:
Máy ảnh kỹ thuật số cuả tôi có cái CCD bề ngang 8,10mm x bề rộng 6,08mm. Vậy tôi tính ra được đường chéo là 10,13mm (coi như đường huyền trong một tam giác vuông góc mà!). Vậy ống kính cuả máy ảnh này ghi độ dài tiêu cự là 11,7mm thì có nghiã nó giăng một góc là 47°. Do đó nhà sản xuất bảo ống kính 11,7mm này tương đương với 50mm ở máy 35mm, tức là ống kính thường..
Đến đây, tôi xin tạm ngưng tiết mục, hy vọng rằng các bạn đã có một ý niệm về việc đối chiếu máy ảnh chụp phim với máy ảnh kỹ thuật số.
Ý niệm này cũng giúp ích rất nhiều cho các bạn khi nghiên cứu để mua máy ảnh kỹ thuật số, nhất là những ai định mua loại áo kính rời, thường quen được gọi là loại SLR (viết tắt cuả Single Lens Reflex), hoặc D-SLR (viết tắt cuả Digital SLR.)
Sau cùng, cho tôi được … khoe với các bạn hai cái ống kính zoom tôi vưà mua cùng với máy SLR hiệu Alpha Sony cuả tôi.
Đây là chiêc Sony SLR, trang bị với zoom căn bản 18-70mm,
họ ghi là tương đương với 27-105mm cuả máy 35mm
Đây là ống kính zoom 55-200mm, tương đương với
82-300mm cuả máy 35mm
Thân ái chúc vui tất cả. Mời các bạn thoải mái đặt những câu hỏi, nếu có điều chi tôi trình bầy chưa được rõ.
|
|
hosiai
member
REF: 428885
03/03/2009
|
Hoan hô và xin cám ơn bác Ototot đã có những bài viết bổ ích,dễ hiểu.
Tiện đây bác cho cháu hỏi:
Cháu có một chiếc Olympus E500,trên ống kính ghi 17.5-45mm 1:3.5-5.6
cháu không hiểu 1:3.5-5.6 có nghĩa là gì?
Trên thân máy có một cái đèn,mỗi khi bật nguồn là nó chớp chớp,trên đó ghi chữ SSWF mà không hiểu nghĩa là gì?
(Cháu bị mất sách hướng dẫn sử dụng rồi,hơn nữa có đọc cũng không hiểu vì tiếng Anh kém quá)
Cháu cám ơn bác nhiều!
|
|
ototot
member
REF: 428903
03/03/2009
|
Thân gởi hosiai:
Máy ảnh Olympus E500 là loại DSLR khá tốt, và khá phổ quát trên thị trường máy ảnh kỹ thuật số. Độ phân giải cuả nó tuy chỉ là 8MP, nhưng ngược lại hệ quang học cuả nó khá tốt, nếu người chụp biết khai thác hết những tính năng cuả nó.
Khi hosiai bật máy lên mà thấy đền SSWF chớp, là nó báo hiệu bộ lọc đang làm việc để rũ sạch những bụi nhỏ li ti đã lọt vào bên trong máy, trong quá trình tháo ráp ống kính.
SSWF là viết tắt cuả Super Sonic Wave Filter, nghiã là bộ lọc phát ra sóng siêu âm, để ngăn ngưà không cho bụi bám vào các bộ phận tinh vi bên trong máy ảnh.
Một lời khuyên rất quan trọng cho những ai có máy DSLR là đừng tháo gỡ ống kính khi không cần thiết, vì tạo nguy cơ để bụi và vật lạ lọt vào bên trong. Cũng không được tháo ống kính để đụng chạm vào những bộ phận rất tế nhị và mỏng manh bên trong.
Sau cùng, khi cần tháo hay thay ống kính, hãy chọn nơi khuất gió, để tránh bụi và vật lạ lọt vào máy.
Ống kính ghi 17.5-45mm 1:3.5-5.6 có nghiã đây là loại ống kính zoom, rộng nhất là 17,5mm, và hẹp nhất (tele) là 45mm. Kế đó, 3.5 là khẩu độ rộng nhất ở tầm rộng, và 5.6 là khẩu độ rộng nhất khi xoay ống kính hết về phiá 45mm.
Thân ái,
|
|
hosiai
member
REF: 429014
03/04/2009
|
Cám ơn bác Ototot.Vậy là cháu đã hiểu rồi.
Cháu còn làm phiền bác dài dài đó nha,hi
Chúc bác ngủ ngon và có những giấc mơ đẹp!(không biết ở chỗ bác bây giờ là mấy giờ nữa.Ở VN bây giờ có thể đi ngủ và nằm mơ được rồi bác a,hi hi)
|
|
hatri
member
REF: 429049
03/04/2009
|
Chào Chú,
Nhìn dòng máy Sony của Chú, Sony Alpha mới ra,thấy thật hấp dẫn.Vậy là Chú đủ hết Focal Length rồi. Chắc từ từ Chú sẽ sắm thêm các ống Lens fixed nữa (50mm,75mm cho Chân Dung,rồi ..tốn kém.).Cháu chưa về hưu,mà đã sắm rồi,mê Nhiếp Ảnh lắm ,tuy ít rảnh (Nikon và Cannon). Sony Len đắt hơn so với dòng Nikon hay Cannon.
Đặc điểm của dòng Sony Alpha thì có IS built-in Body ,rất tốt,không phụ thuộc vào Len . Khác với dòng Cannon hay Nikon, thì chức năng đó lại nằm ở từng Len riêng (trả thêm tiền) . Chú nghĩ gì về điều ấy ? Và chức năng IS của Alpha ra sao,mong có dịp Chú góp ý và cảm tưởng.
Chúc Chú vui và tha hồ ...bắn .
Nay kính .
|
|
ototot
member
REF: 429080
03/04/2009
|
Thân gởi bạn hatri:
Bàn về những nổi bật kỹ thuật cuả một hiệu máy thì có rất nhiều điều phải nói, khi mà một sản phẩm như máy ảnh kỹ thuật số (KTS) ngày nay có không biết bao nhiêu hiệu cuả biết bao nhiêu nước…!
Tuy nhiên, nói về hiệu Sony, thì người ta hay để ý đến tính năng IS, viết tắt cuả “Image Stabilization” = Ổn định hình ảnh. Tính năng này cho phép người ta chụp được những hình ảnh rất sắc nét.
Những máy ảnh KTS loại đắt tiền, ví dụ như ống kính tháo rời được (gọi chung là SLR = Single Lens Reflex) ngày nay đều được trang bị hệ thống ổn định hình ảnh để nhắm hai mục đích chính là giúp
- Những người chụp hay bị rung tay, không giữ được máy ảnh đứng yên khi bấm nút chụp, và
- Khi chụp mà chủ thể không sáng suả, mà người chụp lại không bật được, hay không muốn bật đèn “flash”
Thực ra, cố gắng này không phải là mới mẻ, vì từ nhiều năm nay những ống kính cuả các hãng Canon và Nikon đã có hệ thống IS nằm ngay trong nó.
Tuy nhiên, gần đây đã có những hiệu máy khác, nhất là Sony, thì thiết kế ngay hệ thống IS vào thân máy (body), chứ không phải vào ống kính (lens).
Phương thức giải quyết này chứng tỏ hệ thống IS sẽ hữu hiệu hơn, và nhất là giải quyết được vấn đề một cách kinh tế hơn, khi người chụp hình dùng nhiều loại ống kính có nguồn gốc sản xuất khác nhau cho cùng một thân máy Sony. (Ví dụ có nhiều hãng chuyên sản xuất ống kính không thôi, và cung cấp cho nhiều hiệu máy ảnh khác nhau; nổi tiếng nhất là các hãng Sigma và Tamron).
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 429093
03/04/2009
|
Để giúp các bạn có một ý niệm rõ ràng hơn về hệ thống "ổn định hình ảnh", trong nhiếp ảnh kỹ thuật số gọi là "Image Stabilization", và thường viết tắt là IS, tôi xin đăng dưới đây, hình thứ nhất là không có hoặc không cho hệ thống IS làm việc, khi không có đèn flash, và ánh sáng không đầy đủ, phải chụp với tốc độ chậm:
Không có hệ thống IS trong khi ánh sáng không đủ,
tốc độ phải chậm, nên hình bị rung và mờ
Còn dưới đây, là vẫn trong điều kiện ánh sáng, nếu có hệ thống IS hay có mở IS cho chạy, thì hình ảnh chụp được sẽ rõ hơn hẳn:
Có hệ thống IS, vẫn chụp trong điều kiện trên
Cám ơn các bạn đã xem, và cũng cám ơn bạn hatri đã cho tôi cơ hội đề cập đến tính năng rất tân kỳ cuả những máy ảnh KTS hiện đại.
Thân ái,
|
|
mainuong1
member
REF: 429099
03/04/2009
|
CHÚC CHÚ OTOTOT LUÔN MẠNH KHOE VÀ VUI NHIỀU ......!!!
CHÁU CẢM ƠN CHÚ RẤT NHIỀU , CHÁU MONG ĐƯỢC HỌC HỎI Ở CHÚ RẤT NHIỀU VỀ KỸ THUẬT CHỤP HÌNH .
|
|
hatri
member
REF: 429112
03/04/2009
|
Cám ơn Chú đã dành thời gian để góp ý về tính năng IS này.
Chúc Chú vui khoẻ và chụp hình đẹp với chiếc Alpha 350.
|
|
ototot
member
REF: 429348
03/05/2009
|
Trong một số loảt bài trước đây viết về các chế độ chụp tự động (automatic), bán tự động (semi-automatic, trong đó phải kể các chế độ ưu tiên khẩu độ, ưu tiên tốc độ...), tôi cũng đã đề cập đến chế độ "bất tự động", trong đó người chụp tự mình xác định những trị số cho khẩu độ và tốc độ, mà giới chụp ảnh gọi là "chụp manual".
Hôm nay, nhân đi thử nghiệm máy Sony Alpha, tôi đã chụp thử vài hình mặt trời lặn trên mặt hồ, mời các bạn xem dưới đây:
Ở hình này, tôi đã cố ý cho tốc độ chụp tăng lên thật nhanh,trong khi khẩu độ đóng thật nhỏ. Kết quả là hình sẽ trở thành thiếu sáng (under-exposed), nhờ thế người xem chỉ còn để ý đến mặt trời, những đám mây giăng ở chân trời, và ánh nước .phản chiếu
Đây cũng là tác dụng tương tư như ở hình trên, khi hầu hết mọi chi tiết khác cuả hình đều làm chìm đi vào bóng tối!
Tôi đang bố cục hình ảnh thì có hai vợ chồng ngỗng trời ghé qua, nên tôi đã phải bù cho hồ nước sáng lên đôi chút để thấy được đôi ngỗng
Đây là cảnh mặt trời đã xuống hẳn bên dưới đường chân trời, và chỉ còn hắt lên đôi chút ánh sáng do mây phản chiếu. Lẽ dĩ nhiên, đây là cảnh màn đêm đã bắt đầu buông xuống
Cám ơn các bạn đã xem, và hẹn một dịp khác sẽ gặp lại.
Thân ái,
Cho tôi thử một macro shot
|
|
hatri
member
REF: 429749
03/07/2009
|
Chào Chú,
Cuối tuần rảnh 1 chút ,lại thăm Chú,tuy không biết mặt,nhưng nhìn văn phong,củng thấy mến. Cháu lại thích NA.
Ống kính của Chú ngon lành ghê.Màu trung thực,đơn giản .
Cháu mong trong mỗi hình,Chú cho thêm info (Aperture,Speed..),để cháu biết thêm. Len cháu có ,dùng 3 năm nay là Tamron 90mm Di for Nikon (dùng cho cả Full Frame Sensor ).
Mong xem hình Chú. Chúc Chú cuối tuần vui nhiều.
|
|
ototot
member
REF: 429775
03/07/2009
|
Cảm ơn hatri đã ghé thăm tiết mục và góp ý.
Bộ môn nhiếp ảnh ngày nay quả thực có rất nhiều bứt phá về phương diện kỹ thuật, và sự cạnh tranh giưã các nhà sản xuất máy ảnh kỹ thuật số đã trở nên cực kỳ gay gắt : kết quả là những người cầm máy như chúng ta được hưởng!
Những cạnh tranh gần đây còn đưa đến tình trạng một số công ty lớn mua đứt những công ty nhỏ hơn để sử dụng được những công nghệ mà họ tổng hợp được. Ví dụ điển hình gần đây nhất là Hãng Sony đã mua đứt các hãng Konica, Minolta và tổng hợp lại thành hệ thống Sony Alpha!
Ở Mỹ, Hãng Kodak ngày xưa chủ yếu là chuyên về dụng cụ phòng tối, hoá chất rưả in phim ảnh, nay mua đứt Hãng OPhoto chuyên về nhiếp ảnh kỹ thuật số!
Trở lại nội dung cuả tiết mục, vưà rồi tôi có đề cập đến chế độ chụp hoàn toàn "bất tự động" mà giới chụp hình gọi là chụp "manual".
Về cơ bản và trong phần lớn trường hợp, người ta tạo ra những hình ảnh thiếu sáng (under-exposed), như tôi đã làm ở hình dưới đây (đăng lại):
(Chiều theo ý cuả hatri, hình này chụp ở tốc độ 1/200, khẩu độ 22, ISO 100, mục đích là chụp thật rõ những lăn tăn cuả nước, chiều sâu thị trường (depth of field) tối đa, và nhiễu ảnh (noise) tối thiểu)
Tuy nhiên, chụp "manual" cũng là để có điều kiện thay đổi hẳn màu sắc, và tạo ra nhiều hiệu ứng (effects) diễn tả một tâm trạng (mood), như tạo một cảm giác "mát" (cooler) hơn thì người ta tăng cường màu chàm (cyan) để hình trên trở thành:
Nhưng nếu tạo cảm giác "ấm" (warm) thì tăng cường màu vàng (yellow):
Còn muốn nóng lên nưã, thì đã có màu đỏ (red):
Sau cùng, có thể tổng hợp thêm màu ấm để tạo cảm giác nóng bỏng, như dưới đây:
Cám ơn các bạn đã xem.
Thân ái,
|
|
hatri
member
REF: 429783
03/07/2009
|
Chào Chú,
Chú nghĩ sao về việc xử dụng các Photoshop,Corel... can thiệp vào quá trình sáng tác 1 tác phẩm Nghệ Thuật ? Có hay Không nên dùng ,nếu dùng thi ở mức độ nào.
Nhiếp Ảnh là 1 nghệ thuật, là ngôn ngữ của Ánh Sáng,nếu ta dùng kỹ thuật để xen vào, vậy còn là NA ?
Những bức ảnh đen trắng bất hủ của Ansel Adams ,lúc đó chưa có KTS, special efect .
Mong Chú cho biết cao kiến.
|
|
ototot
member
REF: 429803
03/07/2009
|
Thân gởi hatri và các khách đến thăm tiết mục:
Quả thực đã quá rõ ràng là khoa học kỹ thuật có tác động (affects) vào nghệ thuật!
Cụ thể, nó làm thay đổi cách sáng tác và thưởng thức nghệ thuật cuả mọi người, như từ ngày có máy hát (phonograph), có máy thu âm (tape, cassette recorder), thu hình (video camera), rồi DVD, rồi vệ tinh truyền thông..., v.v...
Tuy nhiên, nếu nghệ thuật là sáng tạo, thì công nghệ (technology) không thể làm hại gì cho nghệ thuật, mà ngược lại, nó chỉ làm cho nghệ thuật đa dạng hơn thôi!
Mấy trăm năm về trước, sau khi máy ảnh được phát minh, thì mới có nghệ thuật nhiếp ảnh. Hồi đó, chỉ chụp được hình đen trắng, nên không ai bàn hay khảo cứu gì về màu sắc cả. Vả lại, ngày xưa chỉ có nguồn sáng là từ mặt trời (available light), nên người ta chỉ làm ra quy luật này nọ giới hạn trong khuôn khổ đó thôi!
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 429835
03/07/2009
|
Một trong những bí quyết để làm chủ chiếc máy ảnh cuả mình, là sử dụng nó thường xuyên, khám phá những ưu khuyết điểm cuả nó, những tính năng đặc biệt cuả nó, ...
Thành phố tôi ở không có những cảnh quang vĩ đại, kiểu như thác nước Niagara hùng vĩ ở bên này và bên kia biên giới Mỹ-Canada, những công thự hoành tráng như ở thủ đô Washington DC, những kiến trúc chọc trời như ở New York, nên chụp cảnh thì hơi khó, nếu không tạo ra vài hiệu ứng làm cho ảnh dễ nhìn hơn ...
Ví dụ như dòng suối khiêm tốn dưới đây, tôi chụp với tốc độ thật chậm (5 giây) và khẩu độ thật nhỏ (f/22) để làm mờ đi dòng nước, tạo hiệu ứng yên bình, mơ màng:
Dưới đây không phải là thác nước hùng vĩ, nhưng cứ tạo ra dòng chảy thơ mộng bằng tốc độ cũng chậm (2,5 giây) và khẩu độ khá nhỏ (f/16). Dĩ nhiên trong cả hai trường hợp phải kê máy trên 3 chân (tripod):
Xin nói lại, thành phố tôi cũng nhỏ, ở độ cao nên tuyết vẫn dai dẳng, nhiệt độ vẫn đông đá, thảo mộc chỉ còn loài thiên thanh là vẫn xanh quanh năm..., thì hình dưới đây cũng mô tả bấy nhiêu đó. (Tốc độ 1/80, khẩu độ f/16 ISO = 100, độ dài tiêu cự 45mm)
Cám ơn các bạn đã xem những ảnh chẳng đáng là tác phẩm gì, nhưng chỉ là vài ví dụ về cách chụp hình có suy tư một chút.
Thân ái,
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 429856
03/07/2009
|
Chời ơi!!!
Mấy hình nghệ thuật đẹp dzậy mà biểu là "chẳng đáng"!
cái dzụ mà tăng tốc độ giảm khẩu độ chi chi đó csong khoái lắm đó, nhưng mà tiếc là csong chỉ có sở hữu cái máy đang dẫn đầu danh sách máy rẻ tiền nên đọc cho biết mà thôi chứ chẳng biết lúc nào mới xớ rớ tới.
Chúc ototot lúc nào cũng vui thiệt là vui.
|
|
ototot
member
REF: 430142
03/09/2009
|
Theo nghiên cứu cuả những nhà động vật học và thiên nhiên học, những thú vật có những con tìm đến với nhau trong những muà sinh sản, theo sự giao phó cuả Tạo Hoá để nối dõi nòi giống..., nhưng cũng có không ít loài lại sống với nhau thành đôi đến trọn đời!
Nơi thành phố tôi ở, và gần cơ quan tôi làm việc hơn cả chục năm, có một đôi vịt trời sống như vậy.
Tuỳ theo điều kiện thời tiết, chúng đến rồi đi... , và năm nào cũng vậy, chỉ có đôi vợ chồng này.
Đây là hình con trống, với bộ lông màu sắc rực rỡ
Và con mái, đúng như mẫu người phụ nữ Việt nâu sồng, lam lũ, nhưng chung thuỷ bên người chồng hào hoa bay bướm!
Những người yêu thiên nhiên thường học được những bài quý giá khi liên tưởng đến xã hội loài người.
Thân ái, chúc vui,
Chú thích: Ba hình này tôi chụp với máy Sony loạt Alpha, ống kính "tele" 200mm (tương đương với 300mm cuả máy 135), tốc độ 1/320 giây, khẩu độ f/5.6, độ nhạy phim ISO 200.
|
|
ototot
member
REF: 431187
03/13/2009
|
Ở một số máy ảnh kỹ thuật số loại trung cấp hay cao cấp, nhất là ở những máy loại ống kính tháo rời được (Single Lens Reflex hay SLR), người chụp có thể lập trình cho những ảnh chụp có độ tương phản (contrast), độ sắc nét (sharpness) hay độ bão hoà màu sắc (color saturation) ở những mức độ khác nhau theo ý muốn.
Do đó những ảnh chụp không cần phải được xử lý bằng những phần mềm như Photoshop, như những hình sau đây tôi chụp trong khuôn viên (campus) Trường Đại Học Colorado (nơi tôi công tác gần 20 năm ròng):
Đây là hình hai em sinh viên ngồi hai bên một tượng đồng đen trong sân trường.
Xin đùng thấy râu ria xồm xoàm mà tưởng ông già, vì cả hai còn ở tuổi 18!
Macky Auditorium, Thính Đường cuả nhà trường, nơi tổ chức những
buổi hoà nhạc, diễn thuyết, với sức chưá khoảng 2.000 người một lượt.
Chỉ còn mươi ngày nưã là bang tôi ở bước vào muà Xuân, nhưng nắng đã
bắt đầu ấm áp, và bầu trời đã bắt đầu xanh, nhưng cây cối vẫn còn trơ trụi
Trong khuôn khổ kích thích kinh tế phát triển liên bang đã đổ tiền
xuống các tiểu bang để xây dựng thêm những hạ tầng cơ sở mới.
Cám ơn các bạn đã xem, và hẹn gặp lại nưã.
Thân ái,
|
|
mainuong1
member
REF: 431202
03/13/2009
|
SÁNG HÔM NAY TỰ DƯNG HÀ NỘI NẮNG RẤT ĐẸP CHÚ Ạ ...........THÍCH .QUÁ........
CHIỀU NAY CHÁU SẼ VỀ THĂM QUÊ BA, MẸ CỦA CHÁU LÀ Ở HÀ NAM CHÚ Ạ .
Giờ đây cháu đang ngồi học cách chụp hình của chú để chụp được những tấm hình quê hương thật đẹp .
CHÚC CHÚ OTOTOT MỘT NGÀY MỚI TỐT LÀNH VÀ VUI VẺ ......!!!
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 431209
03/13/2009
|
Chào ototot và các bạn cuối tuần vui vẻ!
csong nhìn mấy hình ototot mới post và ngạc nhiên sao không hề xử lý photoshop mà sao màu sắc của bầu trời lại đồng nhất vậy? không hề có 1 gợn mây! như vậy có thật hình không?
Chúc vui.
|
1
2
3
4
5
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|