tranquocdu1983
member
ID 52420
05/25/2009
|
Xem lại một số bức ảnh đi cùng năm tháng của thế giới
1. Uganda - 1980
Một bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp v́ đói của một đứa bé đang hấp hối trong ḷng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đă nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
2. Omayra Sánchez - 1985
Đôi mắt đă ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13 tháng 11 năm 1985, đă giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đă kiệt sức v́ bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Cuối cùng, mọi người đă ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện đến khi em không c̣n cầm cự được sau 60 giờ. Bứa ảnh được chụp bởi Frank Fournier.
3. Bữa trưa trên đỉnh New York - 1932
Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng ṭa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ phát triển bùng phát của chủ nghĩa tư bản.
4. Nụ hôn kinh điển
Đây là bức h́nh Baiser de l’Hotel de Ville (Kiss at City Hall) của nhiếp ảnh gia người Pháp R.Doisneau (1912 - 1994) chụp đôi t́nh nhân hôn nhau thắm thiết giữa ḷng thành phố Paris.
Bức h́nh được chụp vào năm 1950 và sau đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Những ai xem bức h́nh đều cho rằng tác giả thật cao tay khi “chộp” được khoảnh khắc tuyệt vời đến thế. Nhưng thật ra, để có được bức h́nh “để đời” như vậy, nhiếp ảnh gia Doisneau đă phải dàn cảnh.
Hồi trước, trong một lần đi t́m chụp một bức ảnh về các cặp t́nh nhân ở Paris cho tạp chí Life, ông nảy ra ư tưởng chụp đôi t́nh nhân hôn nhau khi bắt gặp cô F.Bornet cùng người yêu J.Carteaud tại một trường học gần ṭa thị chính Paris và ông đă nhờ họ vào vai.
Thành công của bức h́nh đă làm dấy lên làn sóng tranh căi ai là nhân vật trong bức ảnh. Nhiều cặp tuyên bố đôi t́nh nhân trong h́nh chính là họ. Và làn sóng trên chỉ lắng xuống khi bà Bornet - chính là cô Bornet ngày nào - sau hơn 40 năm im lặng đă lên tiếng. Bà đến gặp nhiếp ảnh gia Doisneau và đưa ông xem bức ảnh gốc - có tên và chữ kư của ông hẳn hoi - được ông kư tặng vài ngày sau khi chụp bức ảnh trên.
Ngày 25/04/2005, một nhà sưu tập Thụy Sĩ mua bức ảnh với giá kỷ lục: 155.000 euro (200.000 USD) - gấp 10 lần giá mời chào ban đầu. Chỉ có điều khác biệt tại buổi đấu giá là Bà Bornet đi cùng chồng - không phải người bạn trai J.Carteaud cùng chụp bức ảnh ngày nào.
5. Tuyệt thực
Bức ảnh do Paul Vreeker - phóng viên ảnh người Hà Lan làm cho Reuters chụp :
Vào những tháng cuối năm 04 , chính phủ Hà Lan trong một bước nỗ lực thắt chặt thủ tục nhập cư , đă có dự luật trục xuất 26000 người tị nạn thất nghiệp
Và bức ảnh bạn đang xem nói về 1 người Iran tị nạn ,anh Mehdy kavousi đă tự … khâu mí mắt và miệng lại và tuyệt thực để phản đối việc bị trục xuất khỏi Hà Lan trong ṿng 44 ngày .
Những nhà chức trách th́ yêu cầu anh phải kí điền vào môt cái form …ở IRAN ( ! ) . Bộ phận kiểm soát việc nhập cảnh th́ kiên quyết từ chối yêu cầu được ở lại HàLan của anh chàng Iran ĺ lợm này .
Nhưng sau 1 tháng kể từ sau việc chống đối với quyết định của chính quyền , trường hợp của Kavousi đă được xem xét lại và đă được trở thành ngoại lệ !
6. Hành h́nh nô lệ
Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành h́nh trước 10,000 người da trắng. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành h́nh, nhưng cách tra tấn dă man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.
7. Trại tập trung Buchenwald- 1945
Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xă sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đă bị hành h́nh tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những ǵ mà quốc gia của họ đă gây ra cho thế giới.
(Sưu tầm và chọn lọc)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|