bagiacodon
member
ID 59537
03/21/2010
|
Mời các bạn vào ngắm ảnh bagiacodon nha
Ngày Hội thơ đường Việt Nam lần thứ V do UNESCO tổ chức tại Văn Miếu - Hà Nội ngày 21/3/2010.
Sáng nay, Bagiacodon cũng có mặt tại ngày Hội Thơ đường. Khán giả đa số là các ông già . Bagiacodon không ngồi dự nghe đọc và b́nh thơ, Bagiacodon chỉ lượn lờ đi chụp ảnh.
Dưới đây là một số h́nh ảnh bagiacodon chụp trong ngày Hội Thơ Đường Việt Nam
* Và xin mời cả nhà thưởng thức một số bài thơ trưng bày trong ngày hội thơ Đường mà bagiacodon sưu tầm được
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
saothenhi
member
REF: 527871
03/21/2010
|
ẢNH đẹp quá em ơi .Chị thích nhất tấm KMD chơi đàn tranh em đứng bên đó cả hai em đều rất đẹp.Trông BGCD trẻ quá nh́n rất dễ thương à.
Chúc hai em măi măi vui vẻ trẻ trung và xinh đẹp nha
Hihihi
|
|
haily19
member
REF: 527879
03/21/2010
|
Trời ui !!! đẹp đến pó luôn à 2 chị ui... thui nha lần nay 2 chị lên miền tây bắc nhập cư luôn cùng với em nha. hiii... v́ em đang nhập cư nơi đây nè 2 chị ui ...
hiii chúc 2 chị luôn có những tấm ảnh đẹp dân tộc nè nha ..hehehee
haily19.
|
|
hahong
member
REF: 527880
03/21/2010
|
Chào các anh chị,
Tôi xin phép các anh chị được nêu lên ư kiến thắc mắc của tôi nha ! Trong thời kỳ nước ḿnh bị lệ thuộc, các cụ nhà ta thường dùng cụm từ "Văn hóa lai căn" (tôi không nhớ chữ căn có g hay không g ) để chỉ trích những ai chạy theo văn hóa nước ng̣ai mà xao lăng tô bồi nền văn hóa dân tộc.Ngày nay đất nước đă ḥan ṭan độc lập, không phải bị lệ thuộc nữa th́ chuyện tung hứng văn hóa nước ng̣ai có lỗi thời hay không ?Cho nên mới nói : TA VỀ TA TẮM AO TA, DÙ TRONG DÙ ĐỤC AO NHÀ VẪN HƠN "
Xin được nghe chỉ giáo.
|
|
bagiacodon
member
REF: 527882
03/21/2010
|
* Gửi chị Sao. Bagiacodon chúc Chị Sao luôn tỏa sáng như sao nha
Chị Sao ơi. Bagiacodon và Kimmaudon trông trẻ là v́ đứng gần các cụ thơ đường đó.
Cả nhà ơi. Hôm nay, mà có các chị em diễn đàn Nhịp CẦu Duyên tham dự ngày hội thơ đường th́ sẽ làm náo loạn cả sân chơi thơ của các cụ đấy
|
|
chukiet
member
REF: 527884
03/21/2010
|
Haha...ảnh đẹp.C̣n cái ảnh tớ gẩy đàn bầu sao không đăng? :D
Chúc các bạn khỏe vui.
|
|
bagiacodon
member
REF: 527885
03/21/2010
|
* Gửi bạn Haily19 . Bagiacodon chúc bạn vui
Bạn Haily19 đang có mặt ở vùng Tây Bắc, chắc là có nhiều tấm ảnh chụp với hoa ban trắng, với cô gái Thái.
Bạn Haily post ảnh lên cho các bạn diễn đàn ngắm bạn và ngắm cô gái Thái trong bộ váy x̣e nha
|
|
bagiacodon
member
REF: 527891
03/21/2010
|
* Gửi bạn Hahong :
Bagiacodon chỉ vui với các vần thơ, không chú ư đến nhiều chuyện xă hội, nên giờ nghe những ư kiến thắc mắc của bạn, quả thật là bagiacodon chưa hiểu hết ư bạn.
Bagiacodon không am hiểu nhiều về thơ nhưng cũng trả lời bạn theo cảm nhận của riêng ḿnh :
Bạn cho rằng Thơ Đường là lai căng?
Thơ Đường là thơ Trung Quốc du nhập từ đời Đường (Bagiacodon hiểu là thế) nó đă tồn tại bao nhiêu năm nay và cũng góp phần phong phú cho nền thơ văn của Việt Nam.
Thơ truyền thống dân tộc Việt Nam là thể thơ Lục bát. Thể thơ này vẫn được lưu truyền và phát triển. Thơ lục bát nhẹ nhàng, mềm mại, dễ làm nên bất cứ ai cũng có thể làm được thể thơ này.
Hồi bagiacodon tập tọe viết thơ là bagiacodon tập viết bằng thể thơ Lục bát. Nên bagiacodon rất yêu thích thể thơ Lục Bát.
Khi đă biết làm thơ rồi, bagiacodon cũng muốn thử sức ḿnh trong các thể thơ khác. Dù là thơ Đường(thể thơ khó nhất) hay là thơ nước ngoài hay kiểu thơ mới nào đó, bagiacodon sẽ thử viết đấy.
Hiện nay, bagiacodon chưa dám tập tọe viết thơ Đường v́ biết khả năng của ḿnh chưa làm được ḍng thơ đó.
Bagiacodon không đồng ư với ư kiến của bạn Hahong. Bagiacodon yêu thơ dân tộc và cũng yêu một số thể thơ khác, nếu đó là thể thơ mà bagiacodon thích
|
|
bagiacodon
member
REF: 527892
03/21/2010
|
* Gửi anh Chukiet. Bagiacodon chúc anh Vui nhiều nha
Anh Chukiet à! Bagiacodon không biết là anh gẩy đàn bầu. Bagiacodon không chụp ảnh anh gẩy đàn bầu, và trong máy ảnh của bagiacodon cũng không có.
Chắc trong máy ảnh của anh Saomai58 chụp rồi. Anh Sao Mai là một nhà nhiếp ảnh gia, ảnh anh ấy chụp chắc đẹp lắm đấy anh Chu Kiệt ạ. Hôm nay, bagiacodon cũng được anh Sao Mai chụp mấy kiểu ảnh đấy.
Để khi nào anh Saomai chuyển ảnh sang bagiacodon nếu thấy ảnh anh Chu Kiệt bagiacodon sẽ gửi anh ngay nhé
|
|
congato41
member
REF: 527894
03/21/2010
|
Woa !! tiec qua , conga phai di lam khong theo may Anh Chi duoc ...
|
|
nuocmatcasau
member
REF: 527895
03/21/2010
|
Thơ Đường , tự nó không phải là lai căng , tôn vinh quá mức lúc này là lai Tàu .
Khi ngư dân đảo Lư Sơn tỉnh Quảng Ngăi đang kêu cứu v́ bị tàu Trung Cộng đâm ch́m , khi Hoàng Sa và một phần Trường Sa đang bị Trung Cộng cướp ,Khi nguy cơ bùn đỏ độc hại trên đầu nguồn sông Sài G̣n đang ngày càng tích đọng , khi hàng độc hại ,không tiêu thụ được ngay tại Trung Cộng ,lại đang được đưa vào VN qua các ngả biên giới .Th́ hội thơ Đường khác ǵ tiếp tay cho bành trướng bá quyền Bắc Kinh .
Tiếc thay , nguy cơ tàu hoá nước Việt đă quá cận kề .
|
|
chukiet
member
REF: 527899
03/21/2010
|
Văn hoá ngôn từ, phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh - dịch bài thơ "Chiều tối"
Viết bởi Administrator
Chủ nhật, 30 Tháng 12 2007 23:17
1. Trong nửa thế kỷ qua, ở Việt Nam và ở nước ngoài đă có rất nhiều công tŕnh nghiên cứu về tập thơ "Nhật kư trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( Xem thêm [5], [7], [8], [9], [10], [14]... . Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và nước ngoài đă cho thấy, "Nhật kư trong tù" là một tập thơ có giá trị cao cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Trong đó, nổi bật lên là phong cách của một nhà thơ phương Đông giàu tâm hồn yêu nước, yêu quê hương, thiết tha với lư tưởng cách mạng
VĂN HOÁ NGÔN TỪ, PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HỒ CHÍ MINH
VÀ VIỆC DỊCH BÀI THƠ "CHIỀU TỐI"
PGS.TS. Hữu Đạt
1. Trong nửa thế kỷ qua, ở Việt Nam và ở nước ngoài đă có rất nhiều công tŕnh nghiên cứu về tập thơ "Nhật kư trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( Xem thêm [5], [7], [8], [9], [10], [14]... . Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và nước ngoài đă cho thấy, "Nhật kư trong tù" là một tập thơ có giá trị cao cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Trong đó, nổi bật lên là phong cách của một nhà thơ phương Đông giàu tâm hồn yêu nước, yêu quê hương, thiết tha với lư tưởng cách mạng. Nền tảng chính làm nên phong cách ngôn ngữ của Hồ Chí Minh trong tập thơ này chính là tính uyên thâm, bác học của thể thơ Đường luật kết hợp với cách sử dụng những chất liệu của đời sống thường nhật để đưa vào thơ ca nhằm phản ánh những hiện tượng điển h́nh trong lao tù Tưởng Giới Thạch. Qua đó, tác giả đă miêu tả một cách sâu sắc bản chất thối nát của xă hội Trung Quốc thời bấy giờ và nỗi cực khổ của những chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong chốn nhà lao.
Một điều dễ nhận thấy là, ngay cả những bài thơ được viết theo lối hài hước châm biếm, ngôn ngữ thơ của Hồ Chí Minh vẫn luôn sắc cạnh, nghiêm túc. Những h́nh ảnh ta thường gặp ở tập thơ này như: "chiếc răng rụng"," cái nốt ghẻ"," chậu nước nhà pha", "hố xí"…tuy là chất liệu thô mộc của cuộc sống đời thường nhưng khi đi vào thơ Hồ Chí Minh nó không hề làm tầm thường hoá đi thơ Người mà trái lại c̣n tạo ra một phong cách mới, một sức sống riêng, một "sự phá cách" sáng tạo cái thể thơ vốn thuộc ḍng thơ bác học, rất chặt chẽ về cấu trúc, niêm luật và con đường tạo nghĩa văn bản ( Xem thêm [2], [3] ). Có thể nói, dù trong hoàn cảnh nào, thơ Người vẫn là sự vươn tới những giá trị của thẩm mỹ và văn hoá ngôn từ, thể hiện rơ một tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và tinh tế.
2. Bài thơ "Chiều tối" trong tập "Nhật kư trong tù" là một bài thơ hay, được tuyển vào chương tŕnh dạy văn ở phổ thông trung học. Nó cũng là bài thơ thường được chọn làm đề thi tuyển sinh đại học trong rất nhiều kỳ thi, đặc biệt từ những năm của thời kỳ Đổi mới. Điều này chứng tỏ bài "Chiều tối" chẳng những là một trong các bài tiêu biểu nhất của "Nhật kư trong tù"mà c̣n là bài thơ có vị trí quan trọng trong văn học nhà trường. Nó là một hành trang tri thức quan trọng đối với thanh niên của thời đại ngày nay. Mặt khác, chính bài thơ trên c̣n là đối tượng nghiên cứu của sinh viên ngữ văn thuộc ngành khoa học xă hội ở bậc đại học. Nó cũng được nhắc đến nhiều trong các khoá luận tốt nghiệp của sinh viên và cả trong một số luận văn sau đại học.
Bài thơ có dạng nguyên tác:
Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn đọ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc, ma hoàn lô dĩ hồng.
Dịch nghĩa:
Chim mỏi về rừng t́m cây ngủ,
Cḥm mây cô lẻ, lững lờ trôi giữa tầng không;
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay vừa xong ḷ than đă đỏ.
Bài này được dịch thành thơ như sau:
Chim mỏi về rừng t́m chốn ngủ,
Cḥm mây trôi nhẹ giữa từng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, ḷ than đă rực hồng.
(Nam Trân)
Trước hết, cần phải nói rằng, dịch thơ là một công việc phức tạp không giống như dịch văn xuôi và một số loại văn bản khác. Bởi v́, nói đến thơ ca là người ta nói đến một loại h́nh văn bản đặc biệt. Trong đó, ngoài vấn đề thông tin h́nh tượng, thơ ca c̣n có cách sử dụng riêng các phương tiện liên kết, các qui luật hoà phối âm thanh để tạo nên ngữ điệu, nhịp điệu của thơ ca cũng như đặc trưng về tính nhạc của nó. Như vậy, dịch thơ không thể dịch từng chữ, v́ rằng quá câu nệ vào chữ sẽ dẫn đến làm hỏng thơ do chỗ giữa các ngôn ngữ không bao giờ có sự tương ứng hoàn toàn giữa các từ. Chưa kể, giữa các ngôn ngữ c̣n có những qui tắc, cách thức khác nhau trong việc xây dựng h́nh tượng. Điều quan trọng là người dịch phải giả mă được h́nh tượng của văn bản nghệ thuật trong nguyên tác, sau đó mới t́m ra cách thể hiện nhằm truyền đạt được đầy đủ nội dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả. Sự giả mă này cho phép người dịch bộc lộ những khả năng sáng tạo cá nhân theo nguyên tắc của quan hệ " hằng thể và biến dạng". Nghĩa là, một bài thơ hay có thể dịch theo nhiều cách khác nhau. Muốn đạt được điều này, khi tiến hành dịch thơ người dịch phải quan tâm đến một loạt vấn đề như: ngôn ngữ, văn hoá, thói quen của tư duy, phong cách tác giả, đặc điểm thể loại…Nói cách khác, một trong những vấn đề mấu chốt của việc dịch thơ là không được làm mất đi hay biến đổi phong cách của tác giả, đặc biệt là cái nét văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ ( Xem thêm [4] ). Trong cách nh́n đó, chúng tôi thấy cách dịch bài thơ " Chiều tối" có một vấn đề rất cần khảo sát lại.
Trước hết, cần khẳng định, trong các bản dịch hiện có th́ bản dịch của Nam Trân vẫn là bản dịch được đánh giá cao hơn cả. Đây cũng là bản dịch được lựa chọn vào trong văn tuyển phổ thông trung học. Sự sáng tạo trong cách dịch của Nam Trân thể hiện rơ nhất ở sự khai thác mặt nghĩa h́nh tượng của bài thơ.Điều này bộc lộ ở việc ông mạnh dạn đưa từ "tối" vào câu thơ thứ ba, mặc dù trong nguyên tác không hề có từ này. Sở dĩ người đọc chấp nhận được v́ câu này liên quan đến câu thứ nhất: những đàn chim mỏi cánh đi t́m chốn nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn vất vả. Ai cũng biết, đó là lúc hoàng hôn. Trong không gian rộng mở giàu tính tượng trưng theo phong cách thơ Đường, h́nh ảnh cô gái xay ngô đă tạo nên một bức tranh sống động về đời sống hiện thực nơi xóm núi. Nó mở ra một thế đối lập mới về không gian, thời gian. Nhờ việc đưa từ "tối" một cách hợp lư vào văn bản mà h́nh ảnh ḷ than rực hồng vốn là kết quả của một câu tả cảnh đă chuyển sang thành một câu h́nh tượng. Qua sự đối lập tối- sáng, trong tư duy người đọc nảy sinh một khả năng liên tưởng, so sánh: một bên là sự tăm tối của thực tại, một bên là hy vọng tươi sáng về tương lai. Đó là cái nghĩa h́nh tượng được h́nh thành nhờ vào bối cảnh sáng tác của bài thơ và những đặc điểm chung về phong cách của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện qua toàn bộ tập thơ "Nhật kư trong tù". Nếu tách bài thơ riêng ra khỏi phong cách chung của toàn tập th́ người đọc khó mà h́nh dung ra mối liên tưởng ấy và việc gán cho nó ư nghĩa h́nh tượng như trên sẽ trở nên khiên cưỡng và áp đặt. Cho nên, sự thành công cơ bản của bản dịch này chính là khả năng sáng tạo trong cách giải mă nghệ thuật của dịch giả.
Tuy nhiên, vấn đề đáng trao đổi lại là ở câu thơ thứ ba. Trong nguyên tác, Hồ Chí Minh viết:"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc". Khi dịch "sơn thôn" thành"xóm núi", người dịch đă đạt được yêu cầu trong việc diễn đạt nội dung cơ bản của cụm từ này mà không làm ảnh hưởng đến phong cách của nhà thơ Hồ Chí Minh. Như ta đă biết, "Chiều tối" là một bài thơ được sáng tác theo thể Đường luật. Đặc trưng tiêu biểu của loại thơ này là có tính cân xứng, hài hoà về ngữ âm, có hàm ư sâu sa về chữ nghĩa và trang trọng về phong cách. Tính cân xứng, hài hoà về ngữ âm thể hiện ở việc h́nh thành các thế đối lập về bằng-trắc của các thanh điệu. Tính hàm ư về nội dung chữ nghĩa được thể hiện qua việc sử dụng các từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa …thuộc các lớp từ vựng khác nhau. Trong đó có tính đến sự phân bố của các từ Hán-Việt. Sự xuất hiện của lớp từ này tự nó đă mang tính trang trọng v́ từ Hán-Việt là lớp từ mang màu sắc phong cách rất rơ. Trong câu thứ ba, cụm từ "sơn thôn" nằm trong quan hệ liên kết với cụm từ "thiếu nữ". Về mặt ngữ âm, cả câu thơ thứ ba là một kết hợp gồm các thanh điệu: BB TT BBT. Cả bài thơ nằm trong thế phối hợp thanh điệu như sau:
TT BB B TT
BB TT TBB
BB TT BBT
BT BB BTB.
Khi dịch, bài thơ chuyển thành thế phối hợp như sau:
BT BB BTT
BB BT TBB
BB TT BBT
BT BB TTB.
Như vậy, trong bản dịch có 3 câu thơ là câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ tư đă có sự thay đổi về thế phối hợp thanh điệu ( Xem thêm [12]. C̣n câu thơ thứ ba sự phối hợp thanh điệu vẫn được giữ nguyên. Nh́n toàn cục, âm điệu của cả bài thơ vẫn không thay đổi, bởi xét về mối quan hệ phối âm giữa các ḍng vẫn có sự đối ứng khá đều đặn giữa các tiếng bằng và tiếng trắc trong cái thế liên kết của toàn bài. Nhưng xét về mặt ngữ nghĩa, câu thứ ba của bản dịch lại là câu có vấn đề cho dù, xét về mặt ngữ âm, cụm "sơn thôn thiếu nữ" được chuyển thành ""cô em xóm núi" là đạt đến độ hoàn hảo so với nguyên tác trong thế phối hợp thanh điệu ( BB TT---- BB TT ). Ở đây, việc dịch "sơn thôn" thành "xóm núi" không gây ra sự phản cảm về phong cách v́ hai cụm từ này là hai cụm từ đồng nghĩa hoàn toàn. Nhưng dịch" thiếu nữ " thành "cô em" lại nảy sinh ra một t́nh thế hoàn toàn khác. Theo lư thuyết nghiên cứu về từ vựng học … th́ "thiếu nữ" là từ Hán Việt, c̣n "cô em" là thuần Việt. Chúng có thể được coi là đồng nghĩa với nhau ở nét nghĩa cơ bản, nhưng theo góc độ phong cách học th́ đó lại là hai cụm từ có quan hệ ngược nghĩa với nhau. Nếu như "thiếu nữ" là một cụm từ Hán- Việt mang tính trang trọng th́ cụm từ "cô em" lại mang tính suồng să, bông lơn. Cụm từ này thông thường chỉ được sử dụng trong t́nh huống giao tiếp khi muốn biểu thị sự bông đùa hay tán tỉnh. Trong trường hợp người phát ngôn muốn biểu thị sự nghiêm túc th́ dứt khoát không thể sử dụng nó.
Xét trong hoàn cảnh của bài thơ "Chiều tối", chúng ta không thấy có một lư do nào khiến cho cụm từ "cô em" có thể xuất hiện. Nh́n về mối quan hệ giữa tác giả bài thơ và đối tượng miêu tả, không ai có thể nghi ngờ rằng đó là mối quan hệ khách quan trong phản ánh. C̣n xem xét đặc điểm về phong cách th́ không những bài thơ "Chiều tối" mà cả các bài thơ khác, tác giả Hồ Chí Minh chưa một lần nào biểu thị thái độ suồng să, bông lơn. Ngay cả những bài thơ tự giễu như các bài "Bốn tháng rồi", " Ghẻ lở ", " Rụng mất một chiếc răng "… thơ Hồ Chí Minh vẫn là tiêu biểu cho một phong cách nghiêm túc, tuy ngôn ngữ trong các bài này có mang tính hài hước, châm biếm. Bài "Chiều tối" về bản chất là bài thơ tả cảnh, qua đó nhà thơ bộc lộ tâm trạng nỗi buồn của một người mất tự do. Nhưng nỗi buồn ấy không sầu bi mà trái lại được sưởi ấm bằng một trái tim đầy lạc quan yêu đời. Chính nhờ có sự lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống mà con mắt của nhà thơ đă vượt qua được cái không gian ảm đạm của cảnh chiều hôm đến với cuộc sống của người lao động b́nh dân nơi xóm núi. V́ thế, bài thơ tuy chỉ có bốn câu nhưng nó là một bức tranh khái quát khá phong phú về cảnh, về người. Nếu như hai câu thơ đầu, tác giả bộc bạch nỗi niềm tâm sự về cảnh mất tự do và sự khát khao về một cuộc sống b́nh dị theo cái qui luật thông thường th́ hai câu thơ sau lại là ngọn lửa thắp lên niềm hy vọng của người tù khi vẫn cảm thấy cuộc sống của ḿnh luôn gắn liền với nhịp sống của đời thường xung quanh.
Rơ ràng, sự gần gũi trong cảm giác của nhà thơ với cảnh vật, với con người ở đây không hề chứa đựng một thái độ bỡn cợt, suỗng să nào. Bài thơ đi từ thủ pháp ước lệ tượng trưng ở hai câu thứ nhất và thứ hai đến hiện thực ở câu thứ ba và thứ tư. Trong đó câu thứ tư là câu kết đă đẩy tính hiện thực qua miêu tả trở thành sự vận động của h́nh tượng thơ. Việc dùng"cô em" để dịch "thiếu nữ" đă phá vỡ tính nghiêm túc, trang trọng của bài thơ và làm thay đổi hẳn cấu trúc h́nh tượng của bài thơ này. Để có thể thấy được sự thay đổi về ngữ nghĩa của một số từ và cụm từ trong quá tŕnh dịch bài thơ "Chiều tối", chúng ta hăy quan sát bảng so sánh sau:
Từ và cụm từ
Ư nghĩa và sắc thái phong cách
cô từ xưng gọi, sắc thái trung tính
em từ xưng gọi, sắc thái thân mật
cô em từ xưng gọi, sắc thái suồng să
thiếu nữ danh từ, sắc thái trang trọng
Qua quan sát trên bảng có thể thấy, "thiếu nữ' là một từ Hán-Việt có sắc thái trang trọng rất phù hợp với phong cách thơ Đường. Nó được nhà thơ Hồ Chí Minh chọn làm đối tượng miêu tả cho câu thứ ba chứ không phải với tư cách là một từ xưng gọi. Trong khi đó, cụm từ "cô em" lại là cụm từ được ghép lại bởi các từ xưng gọi trong tiếng Việt theo phong cách khẩu ngữ. Cụm từ này thường chỉ được dùng trong văn xuôi, trong khẩu ngữ đời thường , trong một số bài của thể thơ tự do và cũng chỉ được dùng khi tác giả có thái độ bỡn cợt, bông lơn. Sự khác nhau về ư nghĩa phong cách trong cách dùng hai từ này phản ánh một đặc trưng khu biệt về văn hoá ngôn từ trong giao tiếp.
Để có thể giúp cho người đọc hiểu đúng cái cốt lơi của văn hóa ngôn từ và phong cách hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh, chúng tôi đề nghị dịch bài thơ này như sau:
Chim mỏi về rừng t́m chốn ngủ
Cḥm mây lơ lửng giữa từng không
Có cô xóm núi xay ngô tối
Xay hết ḷ than đă rực hồng.
Với cách dịch này, ta thấy cụm từ " có cô xóm núi" thể hiện được đúng ư thơ và h́nh tượng mà Hồ Chí Minh muốn truyền đạt. Đồng thời nó cũng thể hiện được tính khách quan trong thái độ phản ánh thực tế của nhà thơ.
Quả như người xưa nói"sai một ly đi một dặm". Việc dùng sai một từ ở câu thơ thứ ba trong bản dịch như đă tŕnh bày đă làm biến đổi hẳn phong cách của nhà thơ và làm cho h́nh tượng thơ trong bài "Chiều tối" bị khúc xạ hẳn. Đó là nguyên nhân mà trong các kỳ thi đại học, nhiều học sinh đă hiểu sai và đi đến tán tụng dông dài về nội dung tư tưởng của câu thơ này.
Những điều vừa chỉ ra ở trên cho thấy, khi chọn lọc và đưa vào chương tŕnh giáo dục phổ thông trung học một số bài thơ của Hồ Chí Minh cần có sự phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ giữa nguyên tác và các bản dịch. Đặc biệt không nên tuỳ hứng gán cho văn bản những điều chưa có đủ căn cứ. Chẳng hạn, trong đáp án của kỳ thi đại học môn văn năm 2001, người soạn đáp án đă căn cứ vào sách giáo khoa cho rằng bài thơ "Chiều tối" là bài thơ được Hồ Chí Minh sáng tác trên đường chuyển lao. Khi thảo luận đáp án, nhiều giáo viên đă tranh luận sôi nổi và coi đó là sự áp đặt, khiên cưỡng. Trên thực tế, chẳng ai có thể đoán biết được bài thơ này nhà thơ Hồ Chí Minh viết vào lúc nào? Bởi lẽ, hoạt động sáng tạo nghệ thuật là một con đường phức tạp, không theo một qui luật cụ thể. Người viết trên đường giải lao hay khi đă ở trong nhà lao mới? Đó không phải là vấn đề quan trọng. Quan trọng hơn cả chính là cái thực tế mà Người đă trải qua, đă rung động để biến nó thành thơ. Nói cách khác, quan trọng nhất chính là hiện thực đă tạo ra cảm hứng cho việc sáng tác bài thơ này. Hiện thực trên đường chuyển lao là sự khơi mạch, là sự khởi phát, là nguồn cảm hứng chủ đạo tạo nên sự thành công của bài thơ. C̣n việc bài thơ được Bác viết trong lúc đang trên đường chuyển lao hay sau đó th́ chỉ có Bác mới biết. Nếu khi gợi ư phân tích, ta chỉ cần tuỳ hứng một tư, khiên cưỡng một tư th́ qua học sinh h́nh tượng thơ sẽ bị biến dạng đi rất nhiều.Trên thực tế có không ít học sinh đă bám vào sự gợi ư rằng, bài thơ được sáng tác trên đường chuyển lao nên đă tán tụng lung tung, mà không phân tích được nội dung tư tưởng chính và h́nh tượng cao đẹp của bài thơ.
3. Đôi điều kết luận.Khi t́m hiểu và phân tích thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh nói chung và "Nhật kư trong tù" nói riêng, việc xem xét ngôn ngữ của bản dịch và văn bản gốc có một ư nghĩa rất quan trọng. Có những bản dịch hay, đạt được đầy đủ những yêu cầu về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, việc phân tích sẽ không gặp những trở ngại và khó khăn. Ngược lại, có những bản dịch tuy đáp ứng được những yêu cầu về h́nh thức nghệ thuật nhưng nội dung tư tưởng lại chưa lột tả hết được đặc điểm về phong cách và văn hoá ngôn từ của tác giả th́ việc phân tích rơ cái hay của bản gốc và những hạn chế của bản dịch sẽ là vô cùng cần thiết. Nó chẳng những giúp cho người học hiểu được h́nh tượng đích thực của văn bản nguyên tác mà c̣n có tác dụng điều chỉnh những sự so lệnh giữa ngôn ngữ dịch thuật và ngôn ngữ của bản chính văn nhằm tiếp cận đúng đắn tầm cao tư tưởng của tác giả trong một bài thơ cũng như trong toàn bộ những bài thơ chữ Hán của Người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD, Hà Nội.
2. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội.
3. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
4. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, NxbVHTT, Hà Nội.
5. Hà Minh Đức (1979), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Nxb KHXH, Hà Nội.
6. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, NxbKHXH, Hà Nội.
7. Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh (1984), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Mấy vấn đề về phương pháp t́m hiểu, phân tích thơ Hồ Chủ tịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh (1979), NxbKHXH, Hà Nội.
10. Hoàng Xuân Nhị (1980), Chung quanh việc dịch thơ chữ Hán của Hồ Chủ tịch, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
11. Nhiều tác giả (1990), Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Phương Thùy (2004), Vần thanh điệu, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ, Tạp chí. Ngôn ngữ số 11.
13. Hoàng Tranh (Trung Quốc) (1992), Chú thích về tập thơ trong tù của Hồ Chí Minh, Nxb Quảng Tây.
14. Suy nghĩ mới về Nhật kư trong tù (1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
|
|
mai77
member
REF: 527900
03/21/2010
|
Mai chỉ vào xem h́nh thôi,
h́nh chị Kim và cho Ba đẹp tuyệt,nhất là những tấm h́nh mặc áo tứ thân đấy...thik ghê!
|
|
kimthanh1511
member
REF: 527909
03/21/2010
|
Tiếc là hôm nay ko đi tham gia được. Giá mà đi sẽ mặc bộ "mớ bảy mớ ba" và bím tóc đuôi gà chắc là đẹp lắm đây.
Nh́n hai em nhà ḿnh đẹp trong sắc phục nhưng mà thiếu cái bím tóc đuôi gà.
Bagia hỏi giúp xem Chu Kiệt đang giữ cái ǵ thế ???
|
|
nguoihaiphong1
member
REF: 527910
03/21/2010
|
Cám ơn Chị bagiacodon đă cho xem h́nh về ngày hội thơ.
|
|
nanghoanghon20
member
REF: 527912
03/21/2010
|
hehehe ! bây giờ mới được ngắm BGCD nè .tại máy NHH bị trục trặc cả ngày nay bùn wa'. nghe bà mời vào coi ảnh thấy hay hay
Bà già đâu có cô đơn
Chàng già, chằng trẻ sướng rơn bên ḿnh
trông bà lúc ấy xinh xinh
mắt đen lúng liếng đưa t́nh ngất ngây.
***********NHH*********
|
|
bagiacodon
member
REF: 527917
03/21/2010
|
Bagiacodon chào cả nhà. Chúc cả nhà vui
Các bạn ơi. Bagiacodon là dân thường mà. Nên không thích tham gia vào các việc đại sự. Các bạn mà bàn đến vấn đề lớn là bagiacodon không hiểu và cũng không muốn hiểu. Mong các bạn thông cảm nhé.
Cần bàn luận ǵ về t́nh h́nh đất nước th́ các bạn mở topic riêng. Bagiacodon mở topic chỉ mong được giao lưu và vui với các bạn
|
|
lynhat
member
REF: 527959
03/21/2010
|
"Bagiacodon là dân thường mà. Nên không thích tham gia vào các việc đại sự. Các bạn mà bàn đến vấn đề lớn là bagiacodon không hiểu và cũng không muốn hiểu."
Rất đồng ư với Bagiacodon. Chị th́ thích giao lưu c̣n tôi th́ thích kiếm tiền.
H́,h́,h́......
|
|
sontunghn
member
REF: 528039
03/22/2010
|
Bà Ba (BGCD) đi dự Hội thơ Đường
Khiến các ông già mộng vấn vương
Mái tóc đuôi gà trêu mấy lăo
Tứ thân vàng đỏ chọc bao nương
Nỗi ḷng gửi gắm dây đàn cổ
Duyên phận trao lời khách thập phương
Ư tứ trao nhau lời ước hẹn
Nhịp cầu thơ bắc bước chung đường
ST
|
|
hoaxoan
member
REF: 528050
03/22/2010
|
Hi Bagiahetcodơn !
Nh́n các Bà đi hội thơ đựng vui quá! Các bà mặc bộ quần áo đẹp thật! Có phải đó là bộ áo "Tứ thân" hay là "mớ bảy, mớ ba" như người ta thường nói không?
HX hôm đó cũng rất muốn đi nhưng bận quá không đến đựoc thật là tiếc. C̣n cái ông lăo xinh xinh đứng cạnh bà có phải là bác Đồ Nghệ không vậy?
Chúc bà và mọi người luôn vui!
Thân!
|
|
bagiacodon
member
REF: 528069
03/22/2010
|
Bagiacodon có mặt đây rồi. Chúc cả nhà vui nha
* Gửi em Congato41:
Em Con Gà Tồ à! Thỉnh thoảng chị em ḿnh đi dạo vào các sân chơi thơ cũng thú vị đấy. Lần này em bận đi làm th́ dịp sau chị em ḿnh cùng dạo chơi với các nhà thơ nhé.
* Gửi bạn Nuocmatcasau :
Bagiacodon chúc bạn thành công với lư tưởng của ḿnh. Bagiacodon chăm lo cuộc sống gia đ́nh ḿnh cũng mệt lắm rồi bạn ạ.
* Gửi anh Chukiet :
Bagiacodon rất cám ơn anh đă sưu tầm bài viết về phong cách thơ Hồ Chí Minh
"Chim mỏi về rừng t́m chốn ngủ
Cḥm mây lơ lửng giữa từng không
Có cô xóm núi xay ngô tối
Xay hết ḷ than đă rực hồng"
Mấy câu thơ này bagiacodon rất thích.
* Gửi em Mai77:
Em Mai à! Em thích tấm h́nh áo tứ thân th́ hôm nào lên Hà Nội, em mặc áo tứ thân và đánh đàn nha. Nhiều nhạc cụ dân tộc lắm. Tha hồ cho em thể hiện nhé
|
|
bagiacodon
member
REF: 528071
03/22/2010
|
* Gửi chị Kimthanh1511 :
Chị Kim Thành à! Hôm đó em và Kimmaudon thích mặc áo tứ thân là mặc. Cũng chưa chỉnh đốn trang phục kỹ càng. Em c̣n không mang cả son phấn đi nên chẳng trang điểm mắt xanh, môi đỏ cho đẹp hơn.
Em đi cùng anh Chu Kiệt mà cũng chẳng biết anh Chu Kiệt đang giữ ǵ ở chỗ đông người. Chắc là quư lắm nên anh mới phải giữ rịn như vậy phải không chị Kim Thành?
* Gửi bạn lynhat :
Bạn Lynhat à! Tiền th́ ai cũng thích hết. Có nhiều tiền để biếu mẹ, chi tiêu cho bản thân và giúp đỡ anh chị em, bạn bè...
Bagiacodon không kiếm được nhiều tiền như bạn lynhat, Bagiacodon chỉ có mỗi
đồng lương để trang trải cuộc sống
* Gửi bạn Hoaxoan :
Bạn Hoaxoan nói rất trúng. Ông lăo xinh xinh đó đúng là ông Đồ Nghệ đấy bạn ạ. Khi nào bagiacodon sẽ bố trí để bạn Hoaxoan gặp ông lăo Đồ Nghệ nha
* Gửi bạn Nguoihaiphong1:
Bagiacodon rất cám ơn bạn đă vào ngắm ảnh bagiacodon nha
Bagiacodon chúc các anh, các chị và các bạn vui nhiều nha
|
|
bagiacodon
member
REF: 528072
03/22/2010
|
* Gửi chàng Nanghoanghon20. Bagiacodon chúc chàng vui vui
Bà Già đi dự hội thơ
Trong ḷng ư định muốn vơ ông già
Th́ thầm ông lăo cười x̣a
Bảo nhau cứ để lăo bà cô đơn
VỀ NHÀ EM ĐĂ BỎ CƠM
CẢ ĐÊM NGỒI TRÁCH GIẬN HỜN CÁC ÔNG
|
|
bagiacodon
member
REF: 528077
03/22/2010
|
* Gửi chàng Sơntunghn. Bagiacodon chúc chàng vui nha
"Bà Ba (BGCD) đi dự Hội thơ Đường
Khiến các ông già mộng vấn vương
Mái tóc đuôi gà trêu mấy lăo
Tứ thân vàng đỏ chọc bao nương
Nỗi ḷng gửi gắm dây đàn cổ
Duyên phận trao lời khách thập phương
Ư tứ trao nhau lời ước hẹn
Nhịp cầu thơ bắc bước chung đường"_______Sontunghn
.......................................
Gặp mặt hội vui ở cạnh đường
Ra về mấy buổi ḷng c̣n vương
Đọc thơ vẫn nhớ giọng ông lăo
Đàn đánh chẳng quên tiếng mấy nương
Ḿnh thả bùa yêu tận các chốn
Ta giăng t́nh lưới khắp mười phương
Mong cầu sau hội gặp may mắn
Thơ họa bên nhau một góc Đường
Ối zời ơi. Các vần ương ương của chàng Sontung sao mà khó họa theo quá!
Cả nhà ḿnh ơi! Bagiacodon viết thử thơ Đường đấy. Chả hiểu được mấy phần trăm là Đường rồi
|
|
nakata
member
REF: 528079
03/22/2010
|
Không piết ban tổ chức nghĩ ǵ lại tổ chức hội thơ ở Văn Miếu nhỉ.
|
|
bagiacodon
member
REF: 528084
03/22/2010
|
Chào bạn Nakata. Chúc bạn vui nha
Văn Miếu vẫn thường tổ chức sân chơi văn thơ. Từ thơ trẻ, thơ mới đến các ḍng thơ cổ. Nhiều bài thơ bất hủ đă được b́nh đọc tại nơi này.
Có thể suy nghĩ của bagiacodon giản đơn nên khác với quan điểm một số bạn. Tham dự hội thơ Đường bagiacodon lại thấy vui.
Bagiacodon đă chứng kiến B52 rải thảm ở Hà Nội, và đă chứng kiến cuộc chiến tranh thời kỳ năm 1979 với Trung Quốc. Chiến tranh tàn khốc, gây bao đau thương mất mất như thế, Bagiacodon quên làm sao được chứ
|
1
2
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|