shiranai
member
ID 72185
05/10/2012
|
BUÔN ĐÔN - BẢN SẮC TÂY NGUYÊN ...
Buôn Mê Thuột , Buôn Đôn - vùng đất Tây nguyên đất đỏ hấp dẫn mà Sh đă muốn đi từ rất lâu. Và mơ ước được toại nguyện trong chuyến đi từ thiện tại Buôn Mê Thuột Vào một ngày cuối tháng 3 .. ^^
Lần này Đoàn đi khá đông, một nhóm xuất phát từ đêm thứ 6 với chiếc xe 26 chỗ chật ních vali và đồ từ thiện, nhóm c̣n lại đi máy bay với những chiếc phong thư nặng trĩu nghĩa t́nh..^^
Cách Sài g̣n chỉ 350 cây, sau 45 phút bay..núi đồi nhấp nhô Buôn Mê Thuột đă hiện ra sau ô cửa sổ
Những ngôi nhà lớn dần ..
* Phần in nghiêng là thông tin sưu tầm có được cắt gọn và chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp với nội dung bài viết.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
shiranai
member
REF: 631777
05/10/2012
|
Chiếc máy bay vừa hạ cánh sẽ là chiếc chuẩn bị cất cánh
Không khí rất tuyệt. Thật trong lành..
Sân bay rất mới
Tuy hơi nhỏ nhưng đẹp hơn khá nhiều các sân bay khác
Ngay cửa sân bay, hành khách có thể thưởng thức những ly cà phê nổi tiếng BMT
“Alo.. xe đi đến đâu rùi ? Ra đón ngay nhé .. “
RÙI. Cà phê bà con ơi …
15 phút sau là quân ta gặp quân ḿnh trong chiếc xe rất mới rực rỡ sắc màu ..^^
Xe lăn bánh tiến về Buôn Đôn - một vùng đất nổi tiếng với những chú voi rừng.
|
|
shiranai
member
REF: 631778
05/10/2012
|
Vùng đất Tây Nguyên chào đón mọi người với con đường rợp bóng cây
Nơi đây bạn có thể bắt gặp rất nhiều những chiếc xe công nông
|
|
shiranai
member
REF: 631779
05/10/2012
|
Ngồi ngất ngưởng cũng chẳng lo bị phạt..^^
Nghênh ngang giữa đường cũng chẳng sao..^^
Thong thả bên đường cũng chẳng lo bị … bắt cóc.. ^^
Nhưng …cẩn thận nha các bé!
Những h́nh ảnh tảo tần quen thuộc.
|
|
shiranai
member
REF: 631789
05/11/2012
|
Đến nơi
Đón đoàn là Mẹ (tượng dân gian Tây Nguyên)
Tại sao lại là tượng người phụ nữ !?
Trong gia đ́nh người Ê Đê, Phụ nữ là chủ nhà, có quyền hành chính. Là người duy nhất có quyền ngồi chiếc ghế lớn trong nhà. Con cái sinh ra sẽ mang họ của mẹ. Đến tuổi lấy chồng, con gái có quyền chọn chồng, bắt chồng. Đàn ông sẽ phải ở rể. Khi người vợ chẳng may qua đời, và bên nhà vợ không c̣n ai thay thế theo tục nối dây th́ người chồng phải về với chị em gái ḿnh. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đ́nh mẹ đẻ. Chỉ con gái mới được thừa kế tài sản. Người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.
|
|
shiranai
member
REF: 631790
05/11/2012
|
Truyền thuyết
Xe vừa dừng
Mọi người reo lên “ Cầu treo “
Các cây cầu treo thô sơ, làm từ tre, nứa .. treo ngang lưng chừng các bụi cây già . Ai ai cũng muốn thử cảm giác đung đưa, nghiêng ngả của cầu treo Buôn Đôn
Đầu kia của cầu treo có một chiếc cầu nhỏ cho mọi người xuống ḷng suối
Suối hiện giờ không có nước, chỉ là một băi đá
Gập ghềnh
Nghiêng ngả
“ Lên đi không người ta xả nước xuống bây giờ đó..”
Ai đó la to nhưng có vẻ như mọi người đều nghĩ đó là đùa .. đâu có biển nào thông báo đâu..
|
|
shiranai
member
REF: 631791
05/11/2012
|
Nào chúng ta cùng chụp
Tươi tắn
Không có lễ hội đâm trâu th́ buổi tối nơi đây sẽ có lửa trại, giao lưu cồng chiêng
Cưỡi voi th́ không thể thiếu được rồi. Đợi voi bế lên th́ chắc không dám nhưng trèo lên “bến” thế này th́ ok..^^
Các tượng gỗ nhà mồ - một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân bản địa được đặt rải rác khắp nơi.
Các biển hiệu hướng dẫn
|
|
shiranai
member
REF: 631796
05/11/2012
|
"Khách sạn"
Nhà sàn dân tộc nhưng đă được Việt hóa khá nhiều để phục vụ khách du lịch
Đây là một ngôi nhà sàn của người dân ở ngoài khu du lịch. Nh́n có vẻ chắc chắn hơn “ khách sạn” của ḿnh ..^^
|
|
shiranai
member
REF: 631797
05/11/2012
|
Có một khu vui chơi nho nhỏ với các tṛ dân gian, cùng các vị khách “ t́m lại thuở xưa “
Thang dây
“Cầu treo cạn “
“ Cố lên em ! “
“ Cần anh đỡ không nào …”
Ai sẽ chơi đàn nào !?
|
|
shiranai
member
REF: 631798
05/11/2012
|
Đây là một ngôi nhà dài của người dân tộc Ê Đê.
Đặc điểm chính của nhà dài Ê Đê là thựng rất dài v́ là nơi ở chung có khi của cả một ḍng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đ́nh xây dựng gia thất. V́ vậy có những huyền thoại nhà dài như tiếng chiêng ngân bởi v́ đứng ở đầu nhà đánh chiếng th́ cuối nhà chỉ c̣n nghe rất nhỏ, ra khỏi là mất luôn, không c̣n nghe thấy ǵ nữa.
Nhà dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh. Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dăi dầu cùng năm tháng. Các đà ngang, đ̣n dông luôn luôn bám nguyên tắc được đẽo hoàn toàn bằng tay, từ những cây gỗ nguyên vẹn dài có thể tới trên chục mét; đếm chúng, ta có thể biết nhà đă có thêm bao nhiêu lần được nối dài. Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất v́ người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành ǵ.
Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát; mái lợp cỏ tranh đánh rất dày, trên 20cm, thường chỉ làm một lần và sử dụng vĩnh viễn không phải lợp lại. Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4-5 m. Gầm sàn cao khoảng hơn 1m trước đây luôn được dùng làm nơi nuôi nhốt trâu, ḅ, lợn, gà nên rất mất vệ sinh, sau này đă bỏ dần tuy nhiên có một số nơi vẫn theo phong tục cũ này. Khi làm nhà mới, người Ê Đê rất kiêng không bao giờ dùng lại gỗ nhà cũ mà thường đốt bỏ, tuy nhiên ngày nay phong tục này chỉ c̣n tồn tại ở các vùng sâu gần rừng nơi c̣n dễ kiếm gỗ làm nhà.
Những đặc trưng của nhà Ê Đê là: h́nh thức của thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặt biệt là ở hai phần. Nửa đằngcửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài là nơi chứa các vật dụng như bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) có thể dài tới 20m được đẽo từ những thân cây rừng nguyên vẹn kể cả chân, trên vách có treo cồng chiêng ... nửa c̣n lại gọi là Ôklà bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp lửa... Nguyên bản trước đây bếp lửa của người Ê Đê thường được đặt trực tiếp trên sàn, họ đóng một khung vuông bằng gỗ cao khoảng 10 cm, đổ đất nện, sau đó đốt lửa trên đó cả ngày với mục đích giữ lửa và để chống muỗi và các loại côn trùng khác. Mái nhà bằng cỏ tranh, vách bằng tre nứa, và Kpan.
Người Ê Đê có tập quán là khi đi ngủ th́ đầu quay về hướng Đông và chân quay về hướng Tây. Do đó nhà dài theo hướng Bắc Nam. Chỗ ngủ được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chống những người con gái đă lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách.
Các cột, kèo thường đẽo gọt, trang trí bằng h́nh ảnh các con vật như voi, ba ba, ḱ đà... Cũng như cầu thang, các vật trang trí này luôn được đẽo bằng tay với cây ŕu truyền thống.
Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả th́ sân khách càng rộng, khang trang.
Cầu thang nhà của người Ê Đê luôn được đẽo bằng tay và thường được trang trí bằng h́nh hai nhũ hoa (trông thể hiện tín ngưỡng phồn thực rơ rệt của người Ê Đê) và h́nh trăng khuyết.
(St)
Các bậc cầu thang phải là số lẻ và thường là 5 bậc.
Nh́n vào một ngôi nhà, người ta biết gia đ́nh có bao nhiêu cô con gái thông qua số lượng cửa sổ của ngôi nhà. Cửa sổ nào mở là cô gái đó đă lập gia đ́nh. Các cô gái dân tộc Thái khi có chồng th́ phải búi tóc trên đỉnh đầu hay c̣n gọi là "tằng cẩu". Không biết các cô gái Ê Đê ngoài mở cửa sổ th́ có đặc điểm ǵ khác nữa hay không !?
|
|
nguoihaiphong1
member
REF: 631800
05/11/2012
|
Một chuyến du lịch thật thú vị, cám ơn SH
|
|
shiranai
member
REF: 631803
05/11/2012
|
Welcome back anh Nguoihaiphong,
Chuyến đi c̣n dài lắm, xắn quần lội cùng em nhé .. ^^
|
|
dulan
member
REF: 631815
05/11/2012
|
...
Xin chào cả nhà,
Chuyến đi thú vị qúa Shi ui ....
DL đang chờ post h́nh tiếp ha!
À, chế độ mẫu hệ c̣n ở đó hông dzị?
Thân mến,
DL.
|
|
nguoihaiphong1
member
REF: 631824
05/11/2012
|
Chào Chị DL va SH
Anh đă sẵn sàng rồi SH ơi hihi
|
|
thanhvan4177
member
REF: 631825
05/11/2012
|
Đọc bài của shiranai thấy vui vui, chúc mừng chuyến đi của em thành công nhé.
Shiranai ơi! Đó là em chỉ mới đi khám phá một góc nhỏ của đồng bào dân tộc Tây Nguyên thôi c̣n TV ở và sinh hoạt cùng đồng bào dân tộc 27 năm rồi nè, TV c̣n biết nói tiếng người dân tộc để giao tiếp cùng họ.
Chị Du Lan kính mến ! Nơi đây vẫn c̣n chế độ Mẫu hệ chị ạ, người phụ nữ là chủ gia đ́nh và quyết định hết tất cả các việc lớn nhỏ trong nhà, trong ḍng tộc. Để TV lúc nào rănh rỗi kể chuyện tập tục của đồng bào dân tộc cho mọi người cùng đọc nhé.
|
|
shiranai
member
REF: 631830
05/11/2012
|
Em chào chị Du Lan, Chị Thanh Vân và anh Tư,
"Mẫu hệ" em thấy "nặng" quá à. Em chỉ thích có người lo cho ḿnh thui.. ^^ Chị Du Lan thấy sao ạh !?
Chị Thanh Vân hay quá! nói được tiếng dân tộc luôn, em chỉ biết "Bố hụ" tiếng Thái nghĩa là " Không biết" thui.. ^^. Chị rảnh nhanh nhanh nhé! Em mong được nghe các câu chuyện của chị.
Em dặn anh Tư nè, anh mà đi thăm nhà nào người Ê Đê, anh nói " Tôi muốn lấy con gái về làm vợ " chứ đừng nói " Tôi muốn lấy vợ " nhé. Chủ nhà tưởng anh muốn lấy vợ của họ là gay go to .. ^^
Mến chúc các anh chị cuối tuần thật vui.
|
|
shiranai
member
REF: 631834
05/11/2012
|
Một cầu thang 11 bậc đưa mọi người lên ngôi nhà dài nghe hướng dẫn viên thuyết minh về văn hóa của người dân bản địa.
Chiếc ghế cũng dài thật dài, được đẽo gọt từ một thân cây
Cái bếp, chum rượu và chú voi con
“ Đây chính là chú vui trong bài Chú voi con ở Bản Đôn “ cô bé hướng dẫn viên nói
Sự ra đời của bài hát hết sức dễ thương. Trong lần hội nhạc sĩ tổ chức một chuyến đi thực tế ở Tây Nguyên, khi đoàn đến nơi th́ đàn voi của buôn Đôn đă được các gia đ́nh cho vào rừng hết, chỉ c̣n có mấy chú voi con ở nhà, nhạc sĩ Phạm Tuyên nói “Hết voi to th́ ta viết voi con vậy”, vậy là tối hôm đó bài hát "Chú voi con ở bản Đôn" được ra đời với âm hưởng của dân ca Ê- đê.
|
|
shiranai
member
REF: 631836
05/11/2012
|
Rời ngôi nhà sàn, mọi người lên xe đi thăm mộ vua voi ở Bản Đôn.
(st)
Đây là khu lăng mộ của gia đ́nh vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử đă trở thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Khunjunob tên thật là T"thu K"nul, mất năm 1938 (thọ 110 tuổi). Ông chính là người khai phá và sáng lập Buôn Đôn (Buôn Đôn hiện có đến 45 dân tộc sống cộng cư, trong đó có 3 dân tộc chính là Lào, Êđê và M"nông. Bản Đôn là cách gọi của người Lào c̣n người Êđê và M"nông th́ gọi là Buôn Đôn)
T"thu K"nul đă săn bắt được hơn 400 con voi rừng, trong đó có một con bạch tượng. Ông tặng con voi trắng này cho vua Xiêm (Thái Lan ngày nay) và được vua này phong là "Khunjunob" (vua săn voi). Từ đó dân Buôn Đôn gọi ông là "vua". Tuy "vua" thọ đến 110 tuổi nhưng khi "băng hà" lại chẳng có ai nối dơi. Một người cháu gọi ông bằng cậu tên là R"Leo, đă xây cho ông một ngôi mộ h́nh vuông rất bề thế. R"Leo cũng từng săn được một con bạch tượng và đem tặng vua Bảo Đại.
Mộ của R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ h́nh chóp nhọn của dân tộc Campuchia, do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. Do hai ngôi mộ liền kề nhau và kết hợp hài ḥa như một nên chính là lư do v́ sao người ta hay nhầm tưởng đây là một ngôi mộ duy nhất và mộ R' Leo mới là mộ vua voi Khun Yu Nốb.
Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên.
Một điều lạ, hai ngôi mộ này dáng vẻ bề thế, uy nghi nhưng lại để "mộc", không có những họa tiết trang trí rườm rà, sặc sỡ như những ngôi mộ chung quanh (đắp xi măng h́nh rồng trên nóc mộ, đắp tượng voi ở thân mộ, tạc tượng gỗ h́nh chim công phía trước mộ. Phía sau mộ là bia, nhiều mộ có cả ảnh, ghi tên tuổi chủ nhân ngôi mộ cộng với thành tích săn bắt được bao nhiêu voi rừng).
Cô bé HDV có kể về tập tục "đưa cơm" của người Ê Đê : Trong 2 năm đầu, mỗi ngày người thân trong gia đ́nh luôn phải đưa cơm cho người đă mất. Rượu th́ được rót ra các ly nhỏ để trên ngôi mộ nhưng cơm th́ cần phải bón tận miệng qua các ống được nối thẳng từ phía trên ngôi mộ xuống miệng người mất. Sau đó người đưa cơm ngồi tṛ chuyện cho người ở dưới nghe..
Tập tục này đă được bỏ nhưng không phải hoàn toàn. Mọi người ai cũng ṭ ṃ coi cái ống..
|
|
shiranai
member
REF: 631837
05/11/2012
|
NGÔI NHÀ SÀN CỔ
Nằm bên ḍng sông Sérépok, ngôi nhà nh́n cũng giống bao căn nhà khác của đồng bào dân tộc
.. nếu không được giới thiệu về lịch sử gần 130 năm tuổi của nó.
Hiện tại một con voi khoảng 300-400 triệu đồng.
Không biết chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là ai nhưng Khunjunob đă mua (bằng voi) lại nhà này từ một bà d́. Khunjunob mất, ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của Ama Kông (cháu ngoại của Khunjunob).
Ama Kong cũng từng được xưng tụng là "vua săn voi".
|
|
shiranai
member
REF: 631838
05/11/2012
|
Ở giữa nhà treo một mâm đồng lớn, chạm trổ tinh xảo:
"Kỷ vật c̣n lại duy nhất của ông tổ săn voi, người đă khai sinh ra nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn. Mâm được dùng để cúng voi nhà trước khi xuất quân đi bắt voi rừng và cúng những chú voi con mới bắt được về (thủ tục nhập Buôn). Mâm được đưa từ Lào qua Việt Nam năm 1959".
Bên cạnh mâm đồng là thanh kiếm do vua Bảo Đại tặng Ama Kông và một số dụng cụ để săn bắt voi
Ngôi nhà cổ hiện đă xuống cấp khá nhiều
Ngôi nhà c̣n 2 gian do Me Lĩnh (con gái của Ama Kông) trông coi và bán thuốc , bán rượu mang tên Ama Kong - một loại rượu chế xuất từ dược thảo.
Rượu Ama Công (Việt hóa chữ Kông) trị nhức mỏi, tăng lực cường dương được bày bán khắp Buôn Mê Thuột. Mọi người mua thuốc, uống rượu v́ nghe nói Ama Kong vẫn dư sức cuới vợ trẻ và có con ở độ tuổi sau 80 nhờ uống những thứ thần dược này.
Ai đó cũng mua một chai thật lớn. Tối nhậu .. ^^
|
|
nguoihaiphong1
member
REF: 631841
05/11/2012
|
Cám ơn SH đă dặn ḍ nha, nếu không được dặn trước chắc chắn có vỡ đầu oan v́ hỏi vợ hihi
|
|
shiranai
member
REF: 631854
05/11/2012
|
Sh sợ anh Tư không có cơ hội để hỏi đâu..
Mới lên đó anh đă "được" các cô tranh nhau "bắt" mất rùi .. ^^
|
|
shiranai
member
REF: 631855
05/12/2012
|
Tạm biệt ngôi nhà cổ, mọi người về Trung tâm Du lịch Buôn Đôn, khám phá hệ thống cầu treo “nghiêng ngả” nơi đây
Ai không thích cầu treo th́ cưỡi voi lội sông nhé
Các chú voi thật đắt khách, đi về liên tục
Vài chú voi và bác tài tranh thủ nghỉ ngơi trước khi có tour mới
Nh́n con thuyền mời chào hấp dẫn ghê luôn .. ^^
|
|
shiranai
member
REF: 631856
05/12/2012
|
Cũng như các điểm du lịch khác, có rất nhiều tiệm bán đồ lưu niệm dọc lối đi
Nguyên một đàn khỉ chắc chắn là để bán
C̣n chú gà này có lẽ không phải để bán
Xuống hết mộc con dốc nhỏ là bắt đầu gặp rất nhiều các cầu treo
Luồn chui dưới các rễ cây chằng chịt
|
shiranai
member
REF: 631857
05/12/2012
|
Các cây cầu được bắc ngang ḍng sông dữ
Nhiều nhánh, nhiều phân đoạn. Có nhánh dẫn qua khu “mặt bằng” tươm tất và mát mẻ dành cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống ngay trên mặt nước.
Có nhánh chạy qua một cái đảo nhỏ
Nơi có băi tắm tiên ( ḍm măi chưa thấy tiên nào ..)
Và những cḥi mát mẻ cho du khách nghỉ ngơi
Họp mặt
Một ư kiến đưa ra, B nên mua tù và để tập hợp đoàn cho nhanh ..^^
|
|
shiranai
member
REF: 631858
05/12/2012
|
Nhún nhảy trên cầu thật vui
Cười nhiều quá, khỏi đi luôn .. ^^
Chưa phải mùa mưa nên ḍng sông vẫn c̣n nhẹ nhàng
Sông có rất nhiều cá, hai chiếc thuyền đang thu hoạch ..
|
1
2
3
4
5
6
7
Xem tat ca
- Xem Tung trang
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|