capheden
member
ID 65552
12/27/2010
|
Tôi làm khách trên chính quê hương ḿnh
Bao nhiêu năm nay cứ có dịp là tôi có mặt tại Việt Nam cho thỏa chí tang bồng. Ai đi Tây đi Tầu riêng tôi cho tiền đi cũng không thèm mất thời gian, chỉ có Việt Nam là tất cả thôi.
Xa quê hương khi là một thiếu niên 15-16 tuổi, nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ bạn bè, nhớ và nhớ da diết đủ điều nên tôi đă chịu khó và có một chút đam mê đọc sách, nên văn hóa và lịch sử nước Việt cũng tạm đủ khoe khoang với mấy người bạn Mỹ đồng nghiệp không biết ǵ về quê hương tuyệt vời của tôi. T́nh yêu đó thôi thúc tôi viết được gần 50 bài thơ (con cóc) nói về quê hương và mẹ, cộng thêm vài bản nhạc, có một bài đăng báo xin cứu trợ miền trung được gần 5.000 USD cho băo Linda năm ấy.
Để xuôi theo đề tài - Người Việt sống xa quê nên về hay nên ở - tôi cũng xin “xí xộn” vào đây một đoạn nói lên tâm tư của ḿnh, mong góp phần rộng đường riêng tư tự quyết, rất cảm ơn mọi người.
Tôi rời khỏi Việt Nam vừa tṛn 30 năm, sống tại rất nhiều tiểu bang trên nước Mỹ. Có những ruộng ngô ở Iowa hùng vĩ bạt ngàn mà sao nó chẳng bằng một thửa ruộng nhỏ có khói lam chiều bay bay, xa xa có bóng dáng thằng nhóc dắt trâu về chuồng. Ḍng sông Mississippi chảy dài từ bắc xuống nam của nước Mỹ nổi tiếng thế giới vậy đó mà trong tôi nó không bằng con sông Hàn nhỏ bé vô danh ở quê tôi, đất nó đă hóa linh hồn từ dạo ấy và cái mùi quê hương đă là hơi thở của tôi. Nếu kể dài nữa e rằng sẽ mỏi tay đọc cay con mắt thôi, tôi và quê hương Việt Nam là thế đó.
Bao nhiêu năm nay cứ có dịp là tôi có mặt tại Việt Nam cho thỏa chí tang bồng. Ai đi Tây đi Tầu riêng tôi cho tiền đi cũng không, chỉ có Việt Nam là tất cả thôi. Ngày kia tôi mang ba lô và bộ golf leo lên xe đ̣, tầu hỏa, tầu cánh ngầm, taxi, máy bay, xe ôm, bằng mọi phương tiện tùy hứng tôi đi từ Lạng Sơn về Hà Nội ra Vịnh Hạ Long vào Huế vô Đà Nẵng thẳng Nha Trang lên Đà Lạt ghé Thủ Đức xuống Cần Thơ ra Vũng Tầu về Sài G̣n. Ngủ một giấc hai ngày sau dậy đi ra chợ Bến Thành ăn dĩa bánh cuốn uống ly cà phê là vừa mất mới có một tháng nên ḷng c̣n tiếc hụi hụi cho vùng cao và vùng sâu.
Tôi đă về Việt Nam không c̣n đếm được bao nhiêu lần, nhiều khi c̣n ở cả năm trời. Tôi gặp rất nhiều người từ anh đại gia đi đánh golf chung, bà lăo gặt lúa dưới ruộng, ông lái đ̣, ngồi nhậu với nhóm xích lô xe ôm, nhận trẻ lang thang làm con em kết nghĩa, đi chơi với “giang hồ” tận thâu đêm. Tôi đă hết ḿnh hết tiền sống với Việt Nam và tôi không hối hận việc ḿnh đă làm, c̣n hănh diện và hạnh phúc với điều đó.
Nhưng thưa các bác các bạn, qua cái quá tŕnh sống, đi gặp và gần gũi với tất cả mọi người như tôi đă nêu trên, cộng luôn cả bạn bè người thân trong gia đ́nh, trong mắt họ TÔI CŨNG CHỈ LÀ NGƯỜI KHÁCH VÀ TÔI ĐANG LÀM KHÁCH TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG TÔI và tôi rất đau ḷng. Điều này thuộc về hệ tâm lư nên có lẽ khó thay đổi, được thôi chống lũ hằng năm không xong ta đành sống với lũ vậy. Họ nghĩ tôi đến rồi sẽ đi nên sẵn sàng dùng mọi bài bản chiêu thức, thậm chí thủ đoạn để ṿi vĩnh hù dọa lợi dụng đến bán luôn cả sĩ diện để được những ǵ họ muốn mà không ngần ngại đến cảm giác của tôi, và tôi rất buồn... Tuy nhiên không phải cả nước Việt Nam ai cũng vậy. V́ một ngày kia tôi dựng xe vào quán mua cơm quên mang theo tiền chủ quán tươi cười và nói: "Cậu không đi luôn đâu mang cơm về ăn đi". Ra đường gặp cháu gái bán vé số cho $50 ngh́n bé nh́n tôi và nói: "Cháu bán vé số chứ không đi xin". Chân chống xe bị găy vào tiệm anh thợ sửa xong cười nói: "Cho em điếu thuốc hút cho vui với anh chứ em không lấy tiền".
Tấm ḷng thật người Việt là vậy, tôi hiểu ở đâu cũng có người này người kia bằng ngược lại tôi cũng gặp những người “Vịt Kiều Mỹ áo gấm về làng nổ” quá. Mà thôi thật trớ trêu hụt hẫng đau ḷng khi tôi nhận ra những điều đó qua quá tŕnh thời gian, vô t́nh bắt gặp mục kích vấn đề xảy ra việc thật. Sở dĩ nói như thế là v́ tôi có thể chứng minh hàng trăm sự việc đă xảy đến với ḿnh như việc ăn vạ này chẳng hạn. Một hôm tôi đang đứng xe chờ đèn ai đó phóng tới đụng tôi cái rầm rồi c̣n thưa ra công an bắt đền 10 triệu. Rồi từ những kịch bản của bạn bè người thân nào là vợ đẻ, con đau, nhà hết gạo để xin tiền nhưng ngày nào cũng thấy cà phê tới 9-10 giờ trưa rồi chiều đi nhậu, má em mổ tim nên em bị viêm màng túi, vân vân và vân vân, xưa rồi Diễm.
Khổ thân tôi tính nóng nẩy đang ngồi nhậu thấy thằng bạn xách chiếc ghế đ̣i tay đôi, tôi liền sỏ nó một cái chảy máu mũi. Ngày mai nghĩ lại xin lỗi và đền tiền thuốc men nó không chịu, thưa tôi ra công an phường. Phường không xử, lên công an quận, quận cười (v́ chuyện nhỏ). Nó ghét thưa tôi tới công an thành phố (v́ có người quen) ra ṭa đền 17 triệu. Tôi cười và nói với nó: "Sao mầy không nói nhỏ với tau để khỏi ra đi tới đi lui chi cho mệt h́ h́...".
C̣n rất là nhiều phiền toái nhưng đó là xă hội nên tôi buồn chút rồi thôi. T́nh tôi đủ lớn để quên đi những việc ấy v́ trong tôi không đâu bằng quê hương ḿnh, không ngày nào tôi vơi nghĩ đến. Tôi nghĩ đến bờ biển đẹp dài chạy từ Bắc vào Nam, những ḍng sông thơ mộng, đồng ruộng xanh bát ngát, nụ cười của người Việt Nam hiếu khách chân t́nh, những tô bún cay xè, tô ḿ Quảng thơm ngon. Đương nhiên c̣n cả trăm ngàn thứ và lư do trên quê hương gọi tôi về ở vài ba năm, rồi tôi sẽ nhớ Mỹ và tôi sẽ đi vài ba tháng, vài ba tháng thôi, tôi lại về và về về đi đi... Đó là ư kiến của tôi thôi đấy nhé.
Chúc sức khỏe.
Cổ Gia Trường
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 582574
12/27/2010
|
Tôi đọc xong bài đăng, kư tên là cuả (ông, bà) Cổ Gia Trường, th́ không biết ông (bà) này là ai, mà người đăng là capheden lại không giới thiệu cho bà con biết!
Nhưng không sao, là ai cũng được, miễn là ông (bà) ta là người Việt và đang sinh sống tại Mỹ đă 30 năm, khi ra đi mới khoảng 15 tuổi, th́ suy ra năm nay đang ở tuổi khoảng 45; và rời Việt Nam từ năm 1980 ǵ đó!
Chuyện đương sự nhớ Việt Nam, với những kỷ niệm đẹp từ tuổi ấu thơ; v.v..., tôi thấy cũng là b́nh thường, rất b́nh thường thôi!
Nhưng chỉ có một điều tôi thấy rất lạ là ở cái tuổi trung niên chín chắn như thế, t́nh cảm với quê hương tha thiết như thế, th́ tội ǵ mà cứ ... ở đất Mỹ này nhỉ?
Tại sao không về Việt Nam mà sống nốt cuộc đời? Hay là nước Mỹ nó cấm cản, không cho về Việt Nam?
Hay là tại chính phủ Việt Nam không cho về? Hay không chịu chưá chấp?
Hay là v́ ... những lư do vớ vẩn nào khác, như không có tiền (vài tháng, vài năm một lần) mua vé máy bay, vợ (chồng) con nó không cho về; sợ ... không có phúc lợi xă hội, như mất trợ cấp thất nghiệp, mất trợ cấp nhà ở, mất bảo hiểm sức khoẻ, v.v...?
Rất mong được nghe những lời giải thích, ít nhất là cuả chủ nhà!
Xin đừng ai đang ở Mỹ trả lời giùm ông ta nhé!
Thân ái,
|
|
calinhoem
member
REF: 582581
12/27/2010
|
Anh Capheden chỉ việc copy rồi dán vào đây chứ anh ta đâu có viết bài này đâu mà bác chất vấn làm chi cho mất công. Ở VN bị bốc lột sức lao động, bị bịt tiếng nói, hở chút là quy vào tội phản động. Biết bao nhiêu nhà chính trị đấu tranh cho tự do dân chủ đều bị ngồi tù ráo trọi. Vậy ở Mỹ được ăn được, được nói, được b́nh đăng vậy ngu sao về?
|
|
lynhat
member
REF: 582590
12/27/2010
|
Tôi có một thắc mắc nhỏ : "chế độ ḿnh" tự do dân chủ, "rừng vàng biển bạc", sao ông/bà Cổ Gia Trường c̣n nấn ná làm ǵ ở xứ "bơ thừa sữa cặn", vậy cà?
Cũng bắt chước bác OTOTOT, hy vong chủ nhà trả lời!
|
|
saothenhi
member
REF: 582621
12/27/2010
|
CAPHEDEN mến !
Đọc bài viết của bạn làm ḿnh rất xúc động và cũng cảm thông những trăn trở của bạn về một số người thân trong gia đ́nh hoặc xă hội nữa.Cảm động hơn nữa là mặc dù đă biết ḿnh làm khách trên chính quê hương ḿnh mà bạn vẫn luôn nhớ về quê hương .vẫn mong muốn luôn đi về .
Chúc bạn vạn sự an khang .ngàn điều may mắn
|
|
bienkhats
member
REF: 582629
12/27/2010
|
Cảm xúc của tôi.
Bài viết của bạn gần như là tâm tư của tôi. VN là điểm đến số 1 của tôi. Từ ở bạn đă khiến tôi nói lên những cảm xúc của riêng ḿnh.
Định cư ở Mỹ năm 1983, tôi mong du hành khắp 50 tiểu bang nước Mỹ. Nhưng ước muốn chưa thành, v́ những năm đầu làm việc không ngừng nghỉ và v́ chủ quan:..." lúc nào đi cũng được, lo ǵ.?"....Vào trước năm 1990, về VN là giấc mơ ấp ủ của hằng triệu người Viêt xa xứ. Nhưng ngày về th́ quá xa xôi. Tôi cũng như bao người dần quên đi giấc mơ hồi hương. Trong ḷng chỉ c̣n lại bao cảm xúc, kỉ niệm tuổi nhỏ, làng quê tôi, rừng cao-su vây quanh...chẳng biết bao giờ nh́n lại.
Và rồi, tôi thực hiện được "giấc mơ hồi hương" năm 1996. Tôi chuẩn bị chuyến đi VN đầu tiên vào 3 tháng trước đó, bằng tâm trạng lo lắng, hồi hộp, sung sướng... Hành lí 140 lbs gồm đủ mọi thứ lỉnh kỉnh, từ hộp dầu gió xanh cho gia đ́nh và hàng xóm cho đến cây bút ch́ cho những đứa cháu chưa từng gặp mặt...Tất cả chỉ với yêu thương mọi người...
Từ thành phố San Francisco California tới Hàn-quốc, khoảng 13 giờ bay, tôi chẳng ngủ được tí nào, trong ḷng rối bời v́ không c̣n nghĩ ra điều ǵ nguyên vẹn, suy nghĩ của tôi như gảy vụn...Trong tôi, bồn chồn lo lắng...v́ đă 16 năm xa quê,trở về VN trong hoàn cảnh nhạy cảm, tôi không dự đoán được điều ǵ sẻ xảy ra...Nghĩ đến người thân, tôi phần nào quên đi âu lo...
Chờ gần 3 giờ đồng hồ ở sân bay Hàn-quốc, tôi đi chuyến bay chuyển tiếp về TP HCM. Trên chuyến bay, 80% là người Việt, tôi không rỏ họ trở về từ đâu, Anh, Pháp, Cananda, Đức..v.v...nhưng tôi nhận ra được trên khuôn mặt họ, có cùng nổi băn khoăn đầy xúc cảm...Những đôi mắt mệt mỏi nhiều ngóng trông...Và tôi, tim tôi đâp mạnh với mọi người khi nghe thông báo ..""máy bay đang tiến vào không phận VN..".
Tiếp viên phi hành đoàn đă phải khuyến cáo mọi người ngồi yên v́ 1 số người quá xôn xao, đứng vói nh́n ra khung cửa sổ của máy bay...Tôi cũng nh́n thấy nụ cười " thông cảm đồng t́nh" của người nước ngoài ngồi kế bên tôi...Có lẻ, đời tôi sẻ không bao giờ có được cái căm giác tuyêt vời, tinh thần tôi giao động mạnh một lần nữa,như lúc đó...Tiếng bánh máy bay chạm đường băng. Tôi tự nghĩ .." Finally, I'm comming back."...
Làm thủ tục nhập cảnh, nhận hành lí, hải quan xong, tôi ra cửa sân bay Tân Sơn Nhất khoăng 11g30 khuya, gia đ́nh tôi đă chờ ở đó từ 7g tối. Tôi chẳng nh́n rỏ măt mủi ai: anh,em, cháu...ai cũng muốn khóc..mẹ tôi già bệnh không đi đón tôi được.
Chiếc Toyota loại "cá mập" 15 chổ, nhưng nhét 22 người, vừa trẻ nhỏ và người lớn. Nhà tôi ở cách Sài-g̣n 80km, về dến nhà gần 2g sáng...Mẹ tôi đứng đợi trước nhà, khóc to ôm lấy tôi...tưởng không c̣n được nh́n thấy tôi...chung quanh tôi cả người thân và hàng xóm...ai cũng mủi ḷng..Cái xóm nghèo nơi tôi đă sống, bao năm xa vắng, giờ đây thân thương hơn bao giờ...Đó là hạnh phúc mà tôi được ban. không phải ai cũng được may mắn đó. Cho dù, Hạnh Phúc này được đánh đổi bằng cảm giác đau đớn vào hôm mẹ tôi ôm tôi khóc, khi tôi ra đi mà không biết sẻ đi về đâu, vào 16 năm trước.
Đến bây giờ, 14 năm trôi qua, mỗi năm mỗi khác....Tôi trở về VN, nhưng càng ngày càng tẻ nhạt. Xă hội phát triển, văn minh...đă mang đi quá nhiều h́nh tượng tuyệt vời trong tôi, của VN, của làng quê đầy t́nh người. Tôi hiểu thật rỏ ràng, đó là "MẤT"...để đổi lấy ..."ĐƯỢC" là phồn vinh của VN hiện tại...
Trên chuyến bay từ Đà-nẵng vào TP. HCM...1 người Nhật ngồi gần tôi, trong lúc tṛ chuyện có hỏi tôi: "" Anh đă đi nhiều nơi...anh thích nơi nào nhất, trên thế giới này?" ..Tôi trả lời "" VN, chỉ có VN là nơi tôi cần và muốn t́m về..." V́ thật không có vùng đất nào khác VN, có thể cho tôi cảm xúc để nói được căm nghĩ trong ḷng như hôm nay.
Chào tạm biệt.
|
|
vuontinh
member
REF: 582640
12/27/2010
|
Đọc những lời tâm sự của anh quả thật tôi rất cảm động (đă xa Việt Nam 30 năm mà những cái đơn sơ mộc mạc làng quê, t́nh yêu đất nước con người Việt Nam vẫn luôn trong anh. Anh th́ có lẽ may man hơn tôi nhiều v́ anh điều kiện để đi khắp trên đất nước VIệt Nam rôi. nhiều lúc tôi cũng muốn tự ḿnh thực hiện một chuyến đi như thế. Nhưng tới giờ vẫn chưa thực hiện được. Nghe anh nói câu "TÔI CŨNG CHỈ LÀ NGƯỜI KHÁCH VÀ TÔI ĐANG LÀM KHÁCH TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG TÔI " nhưng tôi không cảm nhận anh là một vị khách, có lẽ anh cảm nhận từ những lời nói của mọi người xung quanh, hay có cái nh́n xa lạ về anh, nhưng điều cốt lơi là chính bản thân anh có suy nghĩ anh là khách hay không thôi. V́ dù thế nào anh vẫn là một người Việt Nam, quê hương anh vẫn là Việt Nam và anh cũng yêu Việt Nam. Việt Nam vẫn luôn chào đón những người có tấm ḷng và t́nh cảm của anh.
Chúc anh sức khỏe và thành công.
|
|
vitbuocno
member
REF: 582645
12/27/2010
|
Cháu chào bác OT, bạn caphe dzà cả nhà, đọc những tâm sự của mọi người thật là cảm động quá, ai cũng có quê hương là nơi sinh ra ḿnh, nên dù là ai và ở cương vị nào th́ cuối cùng cũng sẽ hướng về nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn của ḿnh, dù sống ở đâu th́ cũng vậy thôi ạ, t́nh cảm hướng về quê hương của các pác thật là đẹp và đáng trân trọng biết bao.
|
|
giacphudu
member
REF: 582652
12/27/2010
|
Bạn viết văn không hay nhưng rất khó cho bất cứ ai là văn sĩ cũng không nói lên những chân t́nh "quê hương" như Bạn đă từng sống. Bạn thật sự vô cùng hạnh phúc. Hoàn cảnh đất nước ḿnh là vậy đó. So với hạnh phúc của Bạn, Tôi thật là bất hạnh; v́ Tôi chưa có được 1 lần về thăm lại quê hương xứ sở. Hương vị VN và h́nh ảnh đất nước VN ngày càng gào thét trong đường gân sớ thịt Tôi. Tôi đọc được tâm cảm của Bạn. Và xin luôn luôn trân quí tâm cảm nầy như là vật quí báu trong đời sống xa nơi chôn nhau cắt rốn của Tôi. Suốt mấy mươi năm trời xa cách VN nhưng tâm nguyện của Tôi không bao giờ nói xấu Người Việt, làm hại Người Việt kể cả một thoáng nghĩ không hay cho NGƯỜI VIỆT THÂN YÊU CỦA TÔI.
Cảm ơn Bạn nhiều v́ đă cho Tôi những giây phút gần gũi dân tộc và quê hương .
Gửi đến Bạn lời chúc lành, tốt đẹp nhứt.
|
|
tiendaoduy
member
REF: 582666
12/27/2010
|
Mên chào các ban Håi ngoaj, nhüñg ḍng tâm sü cuå các ban cho tui nh́u xúc cåm. Ö trong nüóc, chúng tui dang làm nhüñg ǵ hê thóng chính trj và hành lang pháp lí cho thoáng hön. Nêú thüc sü các ban múôn vê Vjêt nan sinh sóng và làm än th́ nên vè, ko ai làm khó các ban cå. Tuy nhiên có môt sô này khác khíên cho các ban lo ngaj th́ cuñg có, dó chi là môt phân trong xă hôj thui chü ko phåi là tât cå, v́ tui thây các ban là môt ngùôn lüc có tŕnh dô cao, nhât là ngoaj ngü. Rát mong các ban vè xây düng quê hüöng Chö các ban! tiêndaoduy
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|