tiendaoduy
member
ID 72812
07/19/2012
|
Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ...
Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ
Gần một tuần lễ sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh không ra được bản Thông cáo chung, hăng tin Anh Reuters ngày 17/07/2012 đă thu thập lời chứng của nhiều nhà ngoại giao hiện diện tại các cuộc họp, để mô tả các cuộc tranh căi chung quanh vấn đề Biển Đông.
Cảm nhận của các phóng viên Reuters là nhiều người không che giấu thái độ bất b́nh với cách hành xử của nước chủ nhà Cam Bốt, chủ tịch luân phiên của ASEAN, bị t́nh nghi là đă dùng mọi cách để áp đặt quan điểm của đồng minh Trung Quốc.
Micro của Ngoại trưởng Philippines bị tắt
Sự cố đầu tiên được Reuters ghi nhận liên quan đến Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Sáng thứ Năm 12/07, khi ông bắt đầu nói đến vấn đề nhạy cảm là hồ sơ Biển Đông trong một cuộc họp, bất chấp sự phản đối của Cam Bốt, đột nhiên micro của ông bị tắt.
Phía chủ nhà Cam Bốt khẳng định đó chỉ là một sự cố kỹ thuật, tuy nhiên một số nhà ngoại giao đă ám chỉ rằng sự cố đó phản ánh một thực tế thâm hiểm hơn, nằm trong một loạt các nỗ lực của Cam Bốt, đồng minh của Trung Quốc, nhằm loại bỏ đề tài Biển Đông ra khỏi chương tŕnh nghị sự.
Sự kiện đó cũng như nhiều sự kiện khác, được các nhà ngoại giao trực tiếp tham gia các cuộc họp và xin giấu tên kể lại cho Reuters, đă nêu bật t́nh trạng phân cực sâu đậm trong nội bộ khối Đông Nam Á dưới tác động của ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tổng thư kư ASEAN bị ngắt lời
Theo các nhà ngoại giao, Cam Bốt luôn luôn t́m cách đánh bật mọi nỗ lực đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển, cả trong các cuộc họp của ASEAN lẫn tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
Một ví dụ cụ thể được nhiều nhà ngoại giao Đông Nam Á xác nhận là Tổng thư kư ASEAN, Surin Pitsuwan chẳng hạn, đă bị Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong ngắt lời khi ông t́m cách đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Ngoài việc ngăn chặn không cho ai đề cập đến Biển Đông, Cam Bốt c̣n bị cho là đă lạm dụng quyền chủ tịch để bác bỏ việc công bố bản Thông cáo chung có nhắc đến tranh chấp Biển Đông.
Reuters kể lại : Hôm thứ Sáu 13/07 là ngày cuối cùng của Hội nghị, vào hôm ấy các nhà ngoại giao đă phải rốt ráo làm việc để tránh cho cả khối bị bẽ mặt và thống nhất được trên một bản Tuyên bố chung vào giờ chót.
Có đến 18 dự thảo nhưng tất cả đều bị bác
Indonesia là nước có dấu hiệu hăng hái nhất. Theo một nhà ngoại giao ASEAN, thậm chí Ngoại trưởng Indonesia là ông Marty Natalegawa c̣n gọi đồng nhiệm Singapore, khi ấy đang ở sân bay, là phải quay trở lại để góp phần thảo ra bản Thông cáo chung.
Theo nhà ngoại giao kể trên, ông Natalegawa đă phải thảo ra đến 18 bản khác nhau để điều ḥa quan điểm giữa Cam Bốt, và hai nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.
Thế nhưng các cố gắng đó rốt cuộc đă trở thành vô ích do thái độ khăng khăng của Cam Bốt, nhất quyết không chấp nhận bất kỳ ghi chú nào liên quan đến băi cạn Scarborough – nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines – ngay cả khi Manila đă nhượng bộ và chấp thuận đề nghị của Indonesia chọn từ ngữ chung chung là “băi cạn bị ảnh hưởng (affected shoal)”.
Đối với nhà ngoại giao đă kể lại sự cố trên, Cam Bốt là nước phải chịu trách nhiệm về việc Hội nghi ASEAN không có được thông cáo chung : “Lẽ ra chủ nhà phải đóng một vai tṛ tốt hơn, nhưng họ đă không làm như thế”.
Một nhà ngoại giao : Trung Quốc đă mua được ḷng trung thành của Cam Bốt
Một nhà ngoại giao đă mô tả Cam Bốt, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay, là “chủ tịch tồi tệ nhất”, và cho biết là Trung Quốc đă thành công trong việc mua ḷng trung thành của Cam Bốt và một số nước khác bằng sự hào phóng về mặt kinh tế.
Theo Reuters, diễn biến tại hội nghị ASEAN đă phá vỡ những nỗ lực nhằm xây dựng các “quy tắc ứng xử” trên biển trong năm nay giữa ASEAN và Trung Quốc, làm tăng nguy cơ là các sự cố ngày càng nhiều giữa hải quân các nước trên vùng biển dồi dào dầu khí bùng lên thành xung đột.
Sự cố đó cũng nêu bật những thách thức lớn đang chờ đợi Hoa Kỳ vào lúc nước này chuyển trọng tâm chú ư về quân sự và kinh tế qua châu Á nhằm đối phó với đà vươn lên của Trung Quốc. Biển Đông đă trở thành ng̣i nổ quân sự tiềm tàng mạnh nhất châu Á do việc các đ̣i hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đang đẩy Trung Quốc vào thế chống lại Việt Nam và Philippines trong cuộc đua nhằm khai thác lượng dầu khí có thể rất lớn dưới đáy biển.
Trọng Nghĩa (RFI)
THEO D̉NG SỰ KIỆN:
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tiendaoduy
member
REF: 636063
07/20/2012
|
Chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn
Thất bại của hội nghị các bộ trưởng Asean tại Diễn đàn khu vực tại Campuchia tuần vừa qua được coi là cái tát của PhnomPenh đối với các nước Asean nói chung và các lănh tụ Việt nam, vốn từng là người đồng chí thân thiết của Thủ tướng Hunsen nói riêng. Điều này được thể hiện qua việc Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm B́nh Minh công khai bày tỏ sự thất vọng về kết quả hội nghị này, cho dù cũng dự đoán t́nh h́nh như vậy, và cũng không bất ngờ lắm khi nói rằng “Chúng tôi đă nỗ lực hết ḿnh để có một tuyên bố chung, v́ thế rất là thất vọng.”, khi hội nghị không ra được một bản Tuyên bố chung cuộc để đúc kết tiến tŕnh đàm phán, thảo luận.
Nguyên nhân chính việc các bộ trưởng ngoại giao Asean không ra được tuyên bố chung là v́ Campuchia, nước chủ tịch luân phiên năm nay của Asean, không đồng ư đưa vào phần nói tới tranh chấp biển Đông với Trung Quốc của một vài nước Asean. Trong lúc chính quyền Philippines muốn ghi tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc tại băi đá Scarborough, c̣n Việt Nam cũng yêu cầu ghi vào cáo buộc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế vào trong bản Tuyên bố chung. Đáng tiếc những đề nghị của các bên nói trên đă bị Campuchia, trong tư cách là chủ tịch luân phiên ASEAN bác bỏ. Bất chấp các đề nghị thỏa hiệp, khi Philippines và Việt Nam không thể thuyết phục Campuchia, đến lượt Indonesia và Singapore kêu gọi có thỏa hiệp, song các hai bên đều không thay đổi ư kiến, và cuối cùng Campuchia quyết định là Hội nghị sẽ không có được tuyên bố chung. Sự việc này được đánh giá không chỉ là một đ̣n nghiêm trọng đánh vào vị thế và uy tín quốc tế của ASEAN, mà nó đă lộ mặt Campuchia như là một “con ngựa ḱm bước” giúp Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Điều này sẽ làm cho đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc sẽ càng khó khăn hơn. Và đây cũng là dấu hiệu bó lúa (biểu tượng của) Asean không c̣n chặt chẽ nữa, nhưng nếu xem xét kỹ th́ mới hiểu đó là bản chất thực của bó lúa ASEAN, và do vậy chúng ta nên coi chuyện này là b́nh thường.
Không chỉ ở Việt nam, dư luận tại Campuchia hiện nay về hội nghị Asean vừa qua, trừ các báo chí do Nhà nước kiểm soát, hầu hết đồng ư với quan điểm của các nước Asean khác rằng Campuchia đă làm hỏng việc của Asean. Hành động đứng hoàn toàn về phía Bắc Kinh của Phnom Penh trong hội nghị Asean vừa qua ‘là một phản ứng rất mạnh của Campuchia đă khiến Việt Nam sửng sốt. Người Campuchia nhận xét “Chính quyền đă quay một ṿng 360 độ đối với Việt Nam” và họ cho rằng “Đây là thất bại ngoại giao của Việt Nam đối với Campuchia.” với lư do Campuchia đă bị Trung quốc nắm đầu. Lo ngại về gánh nợ cho thế hệ tương lai, nghị sĩ đảng đối lập Campuchia Sam Rainsy nhận định Phnom Penh đang phải trả giá cho gánh nặng nợ nần ngày càng cao này khi Phnom Penh thường phải phát ngôn như một người phát ngôn của Bắc Kinh.
Báo chí nước ngoài cũng cho rằng Trung quốc cậy có tiền để gây sức ép lên nước chủ nhà Campuchia, đồng thời họ phê phán chủ tịch hội nghị đă bán danh dự của ḿnh như thế là không chấp nhận được. Nhưng những người tham gia đàm phán th́ cho rằng, họ cũng dự đoán t́nh h́nh như vậy, và họ cũng không bất ngờ lắm. Đáng chú ư là trong quá tŕnh đàm phán, lần đầu tiên vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các thành viên Asean và một nước thứ ba gặp sự cố như vây. Tuy nhiên tại hội nghị, Campuchia đă không cản được các nước nói về Biển Đông và Trung quốc cũng không cản được việc sẽ phải nói chuyện với tất cả các bên về vấn đề này. Nhưng chủ tịch của hội nghị th́ đă có thể làm được một việc ǵ đó, đó là sự chọn lựa giữa hai cái xấu, một là ngăn cản việc các nước khác nói về tranh chấp hoặc bẻ cong cuộc họp (theo ư TQ), hai là không đề cập đến tranh chấp trong thông cáo chung (ư của chủ nhà), th́ nước chủ nhà Campuchia đă chọn cái xấu ít hơn là cái xấu thứ hai.
Trên thực tế, mặc dù trước hội nghị Asean th́ cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những cuộc tiếp xúc với Campuchia ở cấp cao, nhưng phía Trung Quốc ngoài việc đă gửi các phái đoàn quân sự cấp cao sang nói chuyện trực tiếp ở Phnom Penh mà c̣n đi kèm đó là viện trợ vài chục triệu USD, không kể tới khoản viện trợ không điều kiện khoảng 2 tỷ USD trước đó cho chính quyền PhnomPenh. Mặt khác ban lănh đạo đảng CSVN và chính quyền của họ đă dự liệu trước về động thái này của nước chủ nhà Campuchia. Nhưng kết quả hội nghị Asean vừa qua như một cử chỉ cho thấy chính quyền Campuchia rơ ràng chọn đi với Bắc Kinh chứ không đi với Hà Nội. Hay nói một cách khác, khi t́nh thế quốc tế đă thay đổi và bây giờ chính quyền Campuchia đă rất thực tế, khi quyết định chỉ ngả theo ai giàu mạnh mà thôi. Điều đó đă làm cho không ít người Việt nam tức giận và cho rằng chính quyền Campuchia đă bộc lộ bản chất thật của người Kh’mer là ăn cháo đá bát, họ đă quên công lao của người Việt nam đă hy sinh biết bao nhiêu máu xương để giải thoát người Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.
Tôi là một trong hàng trăm ngàn người lính t́nh nguyện Việt nam đă đổ máu và để một phần thân thể trên chiến trường Campuchia, bởi cái gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản trong quá khứ. Cái mà cho tới giờ lâu lâu, đôi khi c̣n hiện về trong giấc mơ của ḿnh, nhưng mà khi giật ḿnh tỉnh dậy tuy mồ hôi vă như tắm, nhưng thở phào nhẹ nhơm. V́ biết cái địa ngục ấy, khi ḿnh và các đồng chí của ḿnh khi đó trong vai tṛ của một đội quân xâm lược, giày xéo đất nước của họ chỉ c̣n là trong mơ. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn cho rằng những suy nghĩ kiểu đó là sản phẩm của đường lối ngoại giao mang tính chất thôn tính, nuốt chửng nước láng giềng vốn nằm trong máu của người Đại Việt từ muôn đời nay, có khác ǵ chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Điều đó tồn tại không chỉ dưới thời cộng sản kiểu khi tốt th́ t́nh sâu như nước Hồng hà – Cửu long, khi dở th́ chê trách họ.
Ai đă từng tiếp xúc với người dân Campuchia sẽ hiểu nỗi ưu tư, tự ti v́ bất lực của một dân tộc Kh’mer yếu ớt trước gọng ḱm của Việt nam và Thái lan. Đặc biệt là các lănh tụ Campuchia, không phải họ không có cảm giác nhục nhă khi đóng vai tṛ một lănh tụ quốc gia kiểu “h́nh nộm”, khi mà trước đây tại tổng hành dinh của quân đội Việt nam tại Campuchia tướng Chu Huy Mân mặc áo lót để tiếp các vị lănh tụ hàng đầu của nhà nước Campuchia. Và chuyện ông Pen Soval từng là lănh tụ số một trước Hunsen đă bị “tạm giữ” ở Bắc Việt nam với lư do bị bệnh tâm thần trên đường qua NewYork. Hay chuyện vụ thảm sát hàng loạt tướng lĩnh người Campuchia ở Siêm Riệp đó là những nỗi đau, nỗi nhục khó thể nào quên trong kư ức của người Kh’mer. Với họ th́ Trung quốc hay Việt nam đều phải cảnh giác, nhưng Việt nam chắc chắn là phải cần cảnh giác cao hơn.
Phải nói thật, có thể nói bản tính của người Kh’mer là thiếu sự trung thành, chung thủy, hay ham lợi trước mắt mà dễ quên đi t́nh nghĩa cũng có thể đúng. Nhưng chuyện cho rằng Campuchia vốn là người bạn chung chiến hào chống thực dân, đế quốc, và suốt gần nửa thế kỷ chúng ta chẳng những giành độc lập cho dân tộc ḿnh mà c̣n đem xương máu giúp Campuchia, Lào giành độc lập, đặc biệt đă giúp nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Để dựa vào đó cho rằng chính quyền Campuchia đă bộc lộ bản chất thật của người Kh’mer là ăn cháo đá bát là những tư duy đáng bị lên án. V́ thực sự bản chất của sự giúp đỡ chí t́nh của Việt nam đó là v́ một mục tiêu lớn hơn không thể chối bỏ, đó là Liên bang Đông dương. Một trong những tư duy mang tính thôn tính và bành trướng lănh thổ, điều đó không c̣n phù hợp với bối cảnh quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay.
Một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao người Việt cho ḿnh quyền được t́m mọi cách thoát Trung để tránh hiểm họa lâu dài của Trung quốc, mà không cho phép người Kh’mer được quyền thoát Việt? V́ đơn giản, nó chính là vấn đề mỗi quốc gia cần phải có sự sáng suốt, tỉnh táo để nhận ra được cần phải du nhập điều ǵ, tránh cái ǵ hay cần phải đồng minh với quốc gia nào, giữ khoảng cách với quốc gia nào trong quan hệ v́ lợi ích của dân tộc ḿnh.
Hơn nữa, nếu chúng ta ở vị trí của Campuchia th́ chúng ta sẽ hành xử thế nào trong một vấn đề tương tự không liên quan tới lợi ích của Việt nam? Đây đúng ra phải là bài học cho những nhà lănh đạo Việt nam trong chính sánh ngoại giao đu dây hiện nay. Đă đến lúc họ cũng phải có các hành động dứt khoát, theo kiểu Campuchia trong việc lựa chọn bạn cho ḿnh trên cơ sở quyền lợi dân tộc. Xin đừng quên, không chỉ riêng Campuchia hay Lào, mà kể cả Thái lan đă bị Trung quốc lôi kéo mua chuộc. Việc chính quyền Thái lan từ chối cho cơ quan NASA sử dụng căn cứ quân sự Utapao cuối tháng 6.2012 vừa rồi cũng là kết quả của chuyến thăm Thái lan của các quan chức quân sự Trung quốc. Điều đó cho thấy việc hy vọng tranh thủ sự ủng hộ của các nước thành viên Assean trong việc đ̣i hỏi đa phương hóa cho vấn đề tranh chấp trên biển Đông là xa vời và hơi hoang tưởng. Cũng bởi không thể thắng một thằng chuyên đi phá, khi ḿnh làm nhiệm vụ xây. Do đó đă đến lúc chính quyền Việt nam phải t́m một giải pháp cứng rắn và hữu hiệu hơn, có thể là nâng mức quan hệ mang tính đồng minh chiến lược với một cường quốc có khả năng làm đối trọng với Trung quốc.
Ngoại giao của thế kỷ 21, th́ xin hăy bỏ ngay đi các khái niệm “đồng chí”, “kẻ thù”, “bạn hữu”… đó là những điều xa vời và vô nghĩa, do vậy chính cái quan điểm ngoại giao thực dụng của Campuchia lại là hợp thời. Như lời của Thủ tướng Anh Winston Churchill “Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn hữu vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn”
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2012
© Kami (Blog RFA)
THEO D̉NG SỰ KIỆN:
|
|
tiendaoduy
member
REF: 636064
07/20/2012
|
V́ sao Hun Sen đổi thái độ với VN?
Thủ tướng VN và Campuchia. Ảnh BBC
Hôm 13 tháng 7 năm nay, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 tổ chức tại Phnom Penh chấm dứt trong không khí chia rẽ gay gắt và thái độ của Campuchia trong vụ việc này đă làm nhiều người kinh ngạc.
Dư luận tố cáo Campuchia là con ngựa mồi của Trung Quốc, là kẻ phá vỡ khối đoàn kết ASEAN.
Nhưng thực ra Campuchia không phải là con sâu làm rầu nồi canh hay con ngựa mồi của Trung Quốc.
Campuchia, cũng như Lào, Việt Nam và Myanmar, chỉ là phần nổi của tảng băng bành trướng từ phương bắc xuống vùng biển phía nam.
Tác nhân chính trong việc chia rẽ hay phân tán nội bộ khối ASEAN là Trung Quốc.
Từ hơn mười năm qua, Bắc Kinh đă âm thầm mở rộng ṿng đai ảnh hưởng xuống các quốc gia phía nam trong mục tiêu truy t́m những nguồn năng lượng mới. Chiến lược mở rộng ṿng đai ảnh hưởng của Trung Quốc khá giản dị: mua chuộc sự trung thành bằng tiền.
Trong thời gian từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đă đầu tư tổng cộng 8,8 tỷ USD vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất. Đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các ngành thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chánh, du lịch và công nghiệp, và gần đây hơn vào công tác ḍ t́m dầu khí trong nội địa Campuchia.
Những khoản đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp Trung Quốc khoảng 1,19 tỷ USD, chủ yếu vào các ngành khai thác gỗ rừng, khoáng sản, xây dựng và khách sạn. Bắc Kinh c̣n hứa cho Phnom Penh vay với lăi suất thấp vào bảy lănh vực chính như tài chánh, y tế, hàng không,thông tin, giao thông, vận tải, đặc biệt là 430 triệu USD để nâng cấp các cơ sở hạ tầng và 20 triệu USD để xây dựng quân y viện và trương đào tạo quân sự.
Trung Quốc c̣n là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất tại Campuchia với hơn 2,1 tỷ USD như xây dựng và nâng cấp các quốc lộ (1, 2, 3, 4, 6, 7) nối liền biên giới Lào và cao nguyên phía đông đến Vịnh Thái Lan và cảng Kompong Som.
Ngoài ra, về thương mại, hai bên cam kết nâng kim ngạch thương mại song phương từ 2,56 tỷ USD lên 5 tỷ USD.
Đó là chưa kể những khoảng tiền mua chuộc, đút lót cho các cấp lănh đạo Khmer từ trung ương đến địa phương để được dễ dàng trong việc khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở.
Số người Trung Quốc hiện diện chính thức trên lănh thổ Campuchia khoảng 350.000 người, trong đó 200.000 người thường trú tại thủ đô Phnom Penh.
Trước những khoản tiền khổng lồ này, không một cấp chính quyền nào của Campuchia có thể làm ngơ.
Dư luận lo sợ rằng Campuchia sẽ trở thành một thuộc địa của Trung Quốc trong nội bộ ASEAN như Myanmar đă từng và đang cố vùng vẫy để thoát ra.
Nhưng có một yếu tố ít ai nhắc tới, đó là tính thực tiễn của các cấp lănh đạo Khmer: chính sách đu dây hay thái độ hai mặt, nghĩa là biết ngả theo phe mạnh nhất để giữ ǵn và bảo vệ sự vẹn toàn lănh thổ.
Cố thoát gọng ḱm
Từ thế kỷ thứ 17 đến nay, các cấp lănh đạo Campuchia đă áp dụng thái độ hai mặt để thoát khỏi thế gọng ḱm giữa Việt Nam và Thái Lan và đă thành công.
Đối với Phnom Penh, Trung Quốc ngày nay giống như Pháp hồi cuối thế kỷ 19 là cường quốc bảo vệ sự vẹn toàn lănh thổ Campuchia trước sự “chèn ép” của Thái Lan, như tại đền Preah Vihear, và Việt Nam trong việc phân chia ranh giới dọc khu vực Takeo và Svay Rieng.
Chính v́ thế, trước những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông, thái độ của Phnom Penh là trung lập, cũng như Sihanouk trước kia trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1965-1975).
Từ chối ủng hộ Việt Nam và Philippines và không ghi vào bản tuyên bố chung cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sau hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao ngày 13 tháng 7 vừa qua, nằm trong lô gích này.
Là một quốc gia nhỏ bé và yếu kém, lại nằm giữa hai gọng kềm Việt Nam và Thái Lan, Campuchia luôn bị thiệt tḥi trong việc xác định làn ranh phân chia lănh thổ và lănh hải với cường quốc khu vực.
Trong Vịnh Thái Lan, thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Campuchia bị teo lại bởi những hải đảo thuộc chủ quyền Việt Nam và Thái Lan, các cấp lănh đạo Khmer đă tỏ ra bực tức trước sự thiệt tḥi này nhưng không biết giải quyết bằng cách nào.
Trên đất liền cũng thế, Campuchia không có tiếng nói mạnh để ấn định làn ranh phân chia lănh thổ với Việt Nam và Thái Lan theo ư ḿnh.
Để bảo vệ địa vị lănh đạo của ḿnh, các cấp chính quyền Khmer trước kia đă biết cậy nhờ sự che chỡ của Việt Nam và Thái Lan để loại trừ đối thủ, bù lại các thế lực bảo vệ được hưởng những quyền lợi mong muốn.
Ngày nay thế lực này là Trung Quốc, không những thế quốc gia Campuchia c̣n được giúp đỡ trực tiếp, phản ứng tự nhiên của các cấp chính quyền Khmer là ngả theo Trung Quốc.
Quốc gia bị thiệt tḥi nhất trước sự trở mặt này có lẽ là Việt Nam. Chính quyền Hun Sen đă do chính chế độ công sản Việt Nam dựng lên sau khi xua quân đánh đuổi Pol Pot năm 1979.
Cho tới năm 2010, tuy bề ngoài chính quyền Hun Sen vẫn rất gắn bó với Việt Nam nhưng trong ḷng đă ngả theo Trung Quốc.
Chính quyền cộng sản Việt Nam đă tốn rất nhiều tiền bạc và xương máu tại Campuchia để rồi đi đến kết quả bi đát này.
Sai lầm chính của chính quyền cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian qua là đă giúp Hun Sen tiêu diệt và bóp nghẹt những tiếng nói đối lập nên nay Hun Sen tự do lộng hành v́ không c̣n ai phản đối và đă có thái độ phản trắc trong hội nghị ASEAN về ngoại giao.
Đối với ASEAN, sự trở mặt của Campuchia không quá tai hại để có thể làm mất t́nh đoàn kết nội bộ.
Mối lo ngại chính của các quốc gia ASEAN là sự gặm nhắm từ từ nhưng chắc chắn của Trung Quốc về chính trị và kinh tế trên năm quốc gia trên bán đảo Ấn-Trung (Indochina), đó là Myanmar (Miến Điện), Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Gần đây Myanmar đă thức tỉnh và đang cố vùng vẫy thoát khỏi màng nhện mà Trung Quốc đă giương ra.
Trường hợp của Lào và Campuchia th́ khó hơn v́ hai nước này ngày nay đă gần như nằm gọn trong ṿng tay của Trung Quốc, doanh nhân Trung Quốc đă nắm toàn bộ mọi sinh hoạt mọi kinh tế và thương mại.
Trường họp Việt Nam th́ c̣n đang dùng dằng, v́ một mặt quần chúng Việt Nam vẫn c̣n sáng suốt nh́n thấy sự xâm thực ảnh hưởng của Trung Quốc và mặt khác các cấp lănh đạo cộng sản Việt Nam đang phân vân chọn lựa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ai là người giúp họ duy tŕ quyền lănh đạo trên đất nước.
Cũng may, con bài Campuchia đă sớm lộ tẩy để thấy âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Vấn đề c̣n lại của ASEAN là làm sao bảo vệ được những bí mật trao đổi nội bộ để không bị Trung Quốc làm áp lực thêm.
Trục trặc kỹ thuật trong vụ việc vừa qua buộc các quốc gia ASEAN phải có một thái độ khác với Trung Quốc, nếu muốn trở thành một khối thống nhất về kinh tế và chính trị.
Nguồn: BBC
THEO D̉NG SỰ KIỆN:
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|