Trên mạng có hết mà, đọc nhe:
Tiểu sử
Napoléon Bonaparte sinh năm 1769 tại Ajaccio, thuộc đảo Corsica, với tên là Napoleone di Buonaparte (viết theo phương ngữ đảo Corsica là Nabolione hay Nabulione) trong một gia đ́nh quư tộc sa sút. Về sau ông lấy tên là Napoléon Bonaparte cho có vẻ Pháp hơn. Napoléon từ nhỏ đă thể hiện tính cách cứng rắn và có tinh thần dũng cảm cũng như mưu trí. Cha ông phát hiện thấy tích cách đó của Napoléon nên đă cho ông sang Pháp học tại trường quân sự ở Brienne-le-Château. Lúc đầu ông muốn học về hải quân nhưng do ư muốn của mẹ, ông quyết định học ngành pháo binh, chính đây là cái nôi đầu tiên tạo ra một vị chỉ huy lục quân tài giỏi cho nước Pháp.
Bất hạnh đến với gia đ́nh Napoléon khi ông vào học được bốn tháng th́ cha ông qua đời. Tại trường quân sự, Napoléon đă thể hiện rơ tài năng của ḿnh. Với thành tích học tập ưu tú, ông được giới thiệu vào học tại Trường Quân sự Hoàng gia Pháp tại Paris. Sau đó được cử đi thực tập tại một trung đội với chức danh thiếu úy.
Gia đ́nh
Napoléon sinh ra ở đảo Corsica. Đảo có đặc điểm địa h́nh khúc khuỷu, bảo đảm sự an toàn của đảo. Chính v́ thế mà đảo thường được chọn làm nơi diễn ra chiến tranh pḥng thủ. Khi Napoléon ra đời, đảo Corsica là thuộc địa của nước Cộng ḥa Genova sau đó đă được bán cho nước Pháp. Thống đốc của đảo là bá tước Mac-bớp đă giúp Joseph Bonaparte, anh của Napoléon, và Napoléon có được hai suất học bổng vào chủng viện của thành phố, và giúp Élisa Bonaparte, em gái của Napoléon, vào trường hoàng gia Xanh Tia - trường giành cho những tiểu thư quí tộc nghèo.
Ngôi nhà của gia đ́nh Bonaparte nằm ở quảng trường Letiaza; nhà được thiết kế theo kiến trúc Ư gồm 3 tầng, mỗi tầng trổ 6 cửa sổ. Đến nay, ngôi nhà vẫn được ǵn giữ để du khách tham quan.
Mẹ
Mẹ của Napoléon là Letizia Ramolino, sinh năm 1750 ở Ajaccio, con một gia đ́nh quí tộc, có tài, có sắc. Năm 17 tuổi, Letizia kết hôn với Carlo Buonaparte. Bà là người có ảnh hưởng rất lớn tới Napoléon.
Napoléon đă nói: "Chính nhờ mẹ tôi, nhờ những nguyên lư đúng đắn của người, nhờ sự nghiêm khắc người thường thể hiện, mà tôi đă có cơ nghiệp ngày nay, và đă làm nên tất cả những ǵ tốt đẹp." Ví dụ như một lần nh́n thấy Napoléon trêu tức bà nội, Letizia đă quật cậu bé bằng chiếc roi da.
Lúc Napoléon trở thành Đệ nhất tổng đài và Lucien Bonaparte, em của Napoléon, trở thành Bộ trưởng bộ nội vụ, bà dă nói: "Đáng lẽ các con tôi không nên dính líu đến chính trị. Chỗ của Napoléon không phải là ở điện Tuy-lơ-ri, nới đó không thích hợp vói nó."
Khi Napoléon lên ngôi hoàng đế, ban tặng cho người thân nhiều của cải, bà Letizia đă phản đối kịch liệt. Bà không cho phép con bà sử dụng chúng. Bà thắt chặt chi tiêu hơn và nói: "Tôi giàu có hơn con tôi. Mỗi năm tôi có một triệu franc Pháp, nhưng tôi không chi tiêu hết. Tôi để tiết kiệm hơn nữa. Tôi chẳng bao giờ quên rằng một thời gian dài tôi đă nuôi các con tôi theo khẩu phần."
Khi Công tước Duncan (cư trú tại Đức) bị bắt về Pháp và bị hội đồng quân sự kết tội phản quốc và âm mưu sát hại Tổng đài, rồi kết án tử h́nh. Trước khi lĩnh án, ông đă gửi một bức thư cho Napoléon, nhưng vẫn không thoát được án.
Tin tưởng rằng Duncan vô tội, ngay sau khi nghe tin Duncan bị tử h́nh, bà Letizia đă chuyển sang Ư sinh sống.
Khi Napoléon bị đi đày ở đảo Saint Helena (tiếng Pháp: Île Sainte-Hélène), bà đă phải một ḿnh nuôi con của Napoléon là Napoléon II.
Bà mất vào tháng 1 năm 1836, 15 năm sau khi Napoléon I mất. Khi Napoléon III lên ngôi, ông đă chuyển mộ bà vào nhà thờ Ajaccio, theo nguyện ước của bà.
Cha
Huy hiệu của ḍng họ Buonaparte
Cha của Napoléon là Carlo Buonaparte, làm nghề luật sư, có tài đua ngựa, bắn cung và tài hùng biện. Ông là bạn của thống đốc đảo Corsica, Mác-bóp.
Dưới lệnh của Mac-bop, đầu năm 1785, Carlo đến Versailles làm đại diện cho giới quí tộc Corsia tại triều đ́nh Pháp. Đến Versailles, ông bị phát hiện ung thư dạ dày. Ông được đưa đến tỉnh Montpellier để chữa chạy. Nhưng căn bệnh quá hiểm nghèo. Ông đă mất tại tỉnh này. Năm đó ông 39 tuổi.
Anh em
Sự nghiệp
Con đường vinh quang
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, Napoléon đă tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Jacobin, lúc này ông mang quân hàm trung úy. Để tránh thế lực thân Anh tại đảo Corsica, Napoléon đưa gia đ́nh ḿnh về Marseille. Cách mạng Pháp đă làm chấn động cả châu Âu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết để tấn công nước Pháp. Quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng c̣n quân cảng Toulon nằm ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng. Napoléon lúc ấy là thượng úy chỉ huy một đội pháo binh được điều đến chiến trường Toulon. Tại đây lần đầu tiên Napoléon đă chỉ huy pháo binh lập nên kỳ công đánh tan tác hạm đội Anh, lập nên chiến công trác tuyệt. Ông được ủy ban cứu quốc nước cộng ḥa đặc cách phong quân hàm chuẩn tướng (Général de brigade).
Nhưng không bao lâu cuộc đảo chính tháng nóng (hay tháng Thermidor) diễn ra, phái Jacobin bị lật đổ. Do từng là người ủng hộ phái Jacobin, ông bị điều tra trong mấy tháng và chính quyền mới không trọng dụng ông.
Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với Napoléon. Do quân bảo hoàng tiến hành bạo loạn tại Paris, t́nh h́nh trở nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoléon làm phụ tá cho Tử tước Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris. Với pháo binh trong tay, Napoléon đă nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Kể từ đó con đường công danh của ông đă rộng mở.
Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết với nhau tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh. Napoléon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ư để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đă đánh tan tác quân Áo tại Ư và tiến quân vào bản thổ nước Áo tới sát kinh đô Wien làm Áo phải kư hiệp định đ́nh chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoléon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.
Để triệt để đánh bại nuớc Anh, năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoléon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, đă nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp nhưng thất bại trong việc đánh chiếm Pháo đài Akko(hay Acre) của người Thổ được sự trợ chiến của Hạm đội Anh Quốc do Đô đốc Sydney Smith chỉ huy. Trong khi đó tại châu Âu t́nh h́nh lại chuyển biến theo chiều hướng xấu cho nước Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên chiến trường, các vùng đất tại Ư đều bị mất. Napoléon quyết định trở về Pháp.
Tại đây, được sự ủng hộ của các nhà tư sản và quân đội, ngày 11 tháng 11 (tháng sương mù Brumaire) năm 1799, Napoléon làm cuộc chính biến, trở thành chấp chính quan cao nhất của nước Pháp.
Năm 1800, Napoléon thân chinh cầm quân vượt dăy Alps đánh vào Ư, quân Áo tại Ư bị Napoléon đánh tan tác, tại trận Marengo, quân đội Áo bị đánh bại hoàn toàn.
Sau những thất bại nặng nề, liên quân Anh, Áo, Nga phải kư Ḥa ước Amiens, công nhận những vùng đất mà Napoléon chiếm được thuộc về nước Pháp. Anh c̣n phải trả lại cho Pháp những thuộc địa bị mất trong thời gian chiến tranh.
Ông đă nhanh chóng đánh bại những kẻ thù của Pháp và đầu năm 1804, ông được đề cử làm hoàng đế của nước Pháp hiệu là Napoléon đệ nhất.
Uy chấn châu Âu
Năm 1806, Anh không cam chịu thất bại đă thành lập một liên minh chống Pháp mới nhưng liên quân đă bị quân đội Pháp do Napoléon chỉ huy đánh bại tại Austerlitz, thừa thắng ông chiếm kinh đô của Áo là Wien, xóa bỏ Đế quốc La Mă thần thánh, Áo phải gả công chúa Marie Louise cho Napoléon để cầu ḥa.
Kế tiếp ông đánh bại nước Phổ trong trận Jena-Auerstedt ngày 14-10-1806, chiếm Berlin, làm Nga và Phổ phải kư hiệp ước cầu ḥa, Napoléon được cử làm "bảo hộ của liên bang sông Rhein" tại Đức, đồng thời ông c̣n mang danh hiệu vua của Ư.
Napoléon đă phong người em ḿnh là Louis Bonaparte làm vua Hà Lan, người anh Joseph Bonaparte được phong làm vua của Napoli. Trong thời gian này ông ra lệnh phong tỏa kinh tế đối với nước Anh. Năm 1810, Napoléon tranh thủ lúc hoàng gia Tây Ban Nha rối loạn đưa 30 vạn quân xâm chiếm Tây Ban Nha và cử anh ḿnh là Joseph làm quốc vương Tây Ban Nha, quân Pháp c̣n đánh chiếm Bồ Đào Nha.
Thất bại tại Nga
Nhận thấy Nga vẫn c̣n giao thương với Anh, năm 1812 Napoléon chỉ huy quân tiến đánh nước Nga, có nhiều số liệu khác nhau, khoảng từ 442.000 - 650.000 quân. Phía Nga đă gấp rút xây dựng được 1 đạo quân đông đảo khoảng 700.000 - 750.000 người nhưng trang bị tương đối thiếu thốn, chỉ khoảng 450.000 quân chính quy được trang bị súng, số c̣n lại là Dân quân và Kỵ binh Cossacks. Quân Pháp mau chóng chiếm được Moskva nhưng chỉ là một ngôi thành trống vắng, quân Nga đă rút lui để bảo toàn lực lượng, và thường xuyên tập kích quân Pháp. Trong năm tháng đóng quân tại Moskva, Napoléon nhiều lần cử sứ giả đề nghị cầu ḥa với Nga hoàng Aleksander I nhưng không được chấp nhận. Cuối cùng Napoléon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Trên đường rút quân, quân Pháp bị quân Nga truy kích quyết liệt nên bị thiệt hại nặng nề. Khi ra khỏi lănh thổ nuớc Nga, trong tay Napoléon chỉ c̣n hai vạn bảy ngh́n quân.
Sau khi quân Pháp thất bại, trên toàn châu Âu các nước đă liên kết với nhau để chống lại Napoléon. Không khí chống Pháp nổi lên khắp nơi, năm 1814, liên quân Anh, Nga, Áo, Phổ, Thụy Điển và quân Pháp đánh nhau dữ dội trong trận Liên Quốc gia tại Leipzig. Quân Pháp bại trận. Thừa thắng liên quân đă tấn công chiếm thủ đô Paris. Napoléon phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một ḥn đảo nhỏ ở Địa Trung Hải). Triều đ́nh phong kiến Bourbon trở về nước Pháp, bắt đầu chiếm lại những đất đai đă bị mất trong cuộc Cách mạng. Tuy vậy nhân dân và binh lính Pháp luôn mong mỏi Napoléon trở về.
Vương triều 100 ngày
Một buổi tối tháng 3 năm 1815 Napoléon từ đảo Elba bí mật trở về Lyon. Triều đ́nh Bourbon phái nhiều quân đoàn đến đánh nhưng hết quân đoàn này đến quân đoàn khác hô to "Hoàng đế vạn tuế" rồi chạy theo Napoléon. Napoléon không tốn một viên đạn để trở lại ngôi vị hoàng đế Pháp. Tin tức Napoléon quay trở về khiến các nước châu Âu hốt hoảng, họ vội vàng liên minh với nhau kéo quân từ bốn phương tám hướng đổ về nước Pháp. Napoléon chỉ huy quân Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân tại Bỉ.
Kết cục đáng buồn
Cuối cùng tháng 6 năm 1815, trong trận chiến tại Waterloo, quân Pháp bại trận trước liên quân Anh, Hà Lan và Phổ, Napoléon buồn bă kéo quân trở về Paris, lần thứ hai ông bị buộc thoái vị và đày ra đảo Saint-Helena (tại Đại Tây Dương) tại đây ông đă sống cho đến năm 1821. Ngày 5 tháng 5 năm 1821 vị hoàng đế Pháp một thời uy chấn châu Âu Napoléon I qua đời.
Đến năm 1840 chính phủ Pháp đưa thi hài ông trở về Paris.
Chiều cao của Napoléon
Không như mọi người vẫn nghĩ, Napoléon không thấp. Sau cái chết của ông vào năm 1821, họ đă đo được chiều cao của ông là 5 feet 2 inch theo đơn vị feet của Pháp, hay 5 feet 6,5 inch theo feet Anh (Imperial), có nghĩa là bằng 1,686 mét, và như vậy, chiều cao của ông c̣n hơn chiều cao trung b́nh của người Pháp ở thế kỷ 19. Có việc hiểu lầm rằng Napoléon thấp là do có người lại dùng đơn vị đo trên theo hệ thống đo của Anh, trong khi 1 inch của Pháp bằng 2,71 cm c̣n 1 inch của Anh th́ bằng 2,54 cm. Thêm một lư do cho sự hiểu lầm này là Napoléon có biệt hiệu là là Le petit caporal, nhiều người sẽ nghĩ petit có nghĩa là "nhỏ", hoặc "lùn". Ông cũng thường xuyên bị che khuất bởi các lính bảo vệ xung quanh, những người mà thường cao từ 6 feet trở lên.
Danh ngôn
Trong buổi lễ xác nhận vào trường quân sự Paris, giám mục hỏi: "Sao tên thánh của con ở Pháp không ai biết đến?". Napoléon trả lời: "Thưa đức cha, các vị thánh trên thiên đường nhiều hơn số ngày trong năm. Tên của các vị không thể có hết trong tấm lịch chỉ gồm 365 vị của giáo hội". Các câu nói nổi tiếng khác của ông: "Quần chúng chỉ là những con số không dài vô tận, giá trị chỉ là ở con số đầu!" "Tôi có thể thất bại trong 1 trận đánh- Nhưng tôi sẽ chiến thắng trong cả chiến dịch!"