Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974 ( ST )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 66534
 02/22/2011



Sự thật về sự kiện Hoàng Sa 1974 ( ST )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Cách đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đă tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài G̣n quản lư.

Vậy mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn pḥng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam - kẻ đă liên tục xâm phạm lănh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lănh thổ".

Vậy sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là ǵ? Là một cuộc đáp trả tự vệ của quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược một vùng đất có chủ quyền không thể chối căi của Việt Nam?

Chủ quyền không thể chối căi

Hơn ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lănh thổ thiêng liêng của ḿnh. Bởi v́ chủ quyền ấy đă được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đă quản lư và khai thác vùng lănh thổ trên biển Đông này.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại kư sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lư Sơn (Cù lao Ré), mà c̣n được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính chất Nhà nước của Việt Nam.

Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn pḥ nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quư Đôn (1776)...

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rơ ràng:

"Giữa biển có một dải cát dài gọi là Băi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn..."

B́a chủ quyền Hoàng Sa ở Việt Nam được dựng vào những năm 1930. Ảnh: chụp tại pḥng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng
C̣n bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ th́ ghi chú rất rơ địa danh Băi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện B́nh Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quư Đôn (1776), Hoàng Sa c̣n được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quư Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lănh chức Hiệp trấn để lo việc b́nh định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngăi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xă An Vĩnh (Cù lao Ré) c̣n nói tới "Đội Quế hương" cũng là một h́nh thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đă chấm dứt t́nh trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia th́ việc quản lư lănh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rơ cả một dải lănh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là "Vạn lư Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).
Hai bộ sách địa lư quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các "Đội Hoàng Sa".

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lănh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.

Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc đă có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra đảo để "xem xét và đo đạc thuỷ tŕnh" (quyển 50,52...đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa "dựng miếu, lập bia, trồng cây", "vẽ bản đồ về h́nh thế", "cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền" (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra c̣n các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rơ những công việc nhà nước Đại Nam đă thực thi trên lănh thổ Hoàng Sa. Và đặc biệt quư giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lănh thổ này. Ví như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết :"Mỗi thuyền văng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu"; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v...

Măi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của ḿnh đối với khu vực lănh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đă liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lư‎ đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Đến cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam đă tiến hành quản lư Hoàng Sa - Trường Sa. Trong những lần tranh căi giữa chính quyền bảo hộ Pháp và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Pháp đă 2 lần yêu cầu Trung Quốc đưa vấn đề ra toà án quốc tế giải quyết, nhưng Trung Quốc không đồng ư.

Chủ quyền của Việt Nam c̣n được các nước thừa nhận ở một Hội nghị quốc tế quan trọng. Tháng 9/1951, tại Hội nghị Sanfrancisco, với 46/51 phiếu, các nước đă bác bỏ đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Cũng tại Hội nghị này, đại diện chính quyền Việt Nam lúc đó đă tuyên bố chủ quyền không thể tranh căi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào phản đối.

Trận hải chiến sinh tử tháng 1/1974

Bất chấp thực tế chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đă tiến hành cuộc xâm lược quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 khi nó đang được quản lư bởi Chính quyền Sài G̣n.

Từ đầu tháng 1/1974, Hải quân Trung Quốc đă tiến hành nhiều hoạt động khiêu khích quân đội của Chính quyền Sài G̣n đang đồn trú, thực hiện sự quản lư trên quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài G̣n quản lư, là một phần lănh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đă mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Trong các ngày kế tiếp, phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam. Đến ngày 15-1-1974, quân Trung Quốc đă chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Ḥa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond)...

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài G̣n đă cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc

Ngày 16/1/1974, Chính quyền Sài G̣n đă ra tuyên bố với những bằng chứng rơ ràng về pháp lư, địa lư, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài G̣n đă đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.

Ngày 18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đă có trận hải chiến ở khu vực đảo Quang Hoà.

Ông Lữ Công Bảy, người đă có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai tṛ là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4 hồi tưởng lại: “Đúng 8g30, phía Trung Quốc nổ súng trước. Một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội h́nh người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng v́ lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.

Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đă chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật v́ trúng đạn, v́ tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.

Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đă tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dơi tàu Trung Quốc qua màn h́nh rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.

Trong bộ đàm tôi đă nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đă bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng” (Trích Hoàng Sa - tường tŕnh 35 năm sau: 30 phút và 35 năm - Nguồn: Tuổi Trẻ).

Trận hải chiến chỉ diễn ra trong ṿng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng ḥa đă hi sinh.

Ngày 20/01/1974, Trung Quốc đă điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH đóng giữ (Hoàng Sa, Cam Tuyền, Vĩnh Lạc). Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đă tạm chiếm quần đảo Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây.







Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 590555
 02/22/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Hoàng Sa - tường tŕnh 35 năm sau

TT - Hơn 35 năm trước, những người con đất Việt đă nhận lệnh vượt trùng dương ra quần đảo Hoàng Sa canh giữ biển trời Tổ quốc. Họ tự hào ra đi trong tâm thế của người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Bây giờ nhắc lại, mắt họ rưng rưng, tim họ nghẹn lại khi Hoàng Sa vẫn c̣n trong tay nước ngoài.

Từ số báo này, Tuổi Trẻ đăng tải hồi ức của những người từng canh giữ biển trời Hoàng Sa 35 năm trước. Thời gian dài trôi qua, nhưng những ǵ tận mắt họ chứng kiến, những ǵ họ trực tiếp tham gia không thể phai mờ trong tâm trí.

Kỳ 1:

Hoàng Sa trong kư ức một đảo trưởng


Cách nay đúng 40 năm, ông Nguyễn Văn Đức đă cùng các cộng sự vượt trùng dương đến với Hoàng Sa. Nhiệm vụ của ông là canh giữ biển trời Tổ quốc với chức vụ là đảo trưởng theo lệnh của Bộ chỉ huy biệt khu Quảng Đà. Lúc đó ông vừa tṛn 22 tuổi, là một trong những đảo trưởng trẻ nhất từng làm nhiệm vụ trấn giữ tại quần đảo Hoàng Sa.

1. Mái đầu ông Nguyễn Văn Đức đă điểm muối tiêu của tuổi ngoài 60. Hỏi ngày nào đáng nhớ trong cuộc đời của ḿnh, ông trả lời không chút đắn đo: “Đó là ngày 14-10-1969, tôi nhận được tờ sự vụ lệnh biên chế về trung đội Hoàng Sa ra đảo làm nhiệm vụ dưới chức danh đảo trưởng”.

Buột miệng hỏi ông về những lo lắng trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, ông phản ứng: “Tại sao phải lo lắng? Đó là đất của cha ông ḿnh để lại, là máu mủ thân yêu của Tổ quốc nên chúng tôi ra đi như lẽ b́nh thường, hiển nhiên. Chẳng có chút ǵ phải lo sợ khi chúng tôi đi trong tâm thế của một người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Khi đó quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài G̣n, thuộc về người Việt, đó là sự thật lịch sử không thể chối căi”.

Một ngày cuối tháng 10-1969, ông Đức cùng trung đội Hoàng Sa gồm 34 người và bốn nhân viên khí tượng rời cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) lên đường làm nhiệm vụ. Sau hơn 24 giờ lênh đênh trên biển, Hoàng Sa thân yêu hiện dần lên trước mắt ông.

Ông Đức nhớ lại: “Lúc đầu biển khá êm, nhưng khi rời đất liền được khoảng hơn 100km th́ sóng lớn dần. Từ xa Hoàng Sa hiện lên giữa nền xanh của đại dương. Bao bọc quanh Hoàng Sa là những rạn san hô rộng lớn, v́ thế chúng tôi không thể cặp tàu vào được mà phải dùng canô để chuyển quân và quân trang vào đảo. Trên đảo có một ṭa nhà lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc, cao khoảng 8m, tường dày 2m dành cho đảo trưởng.

Trong pḥng làm việc của đảo trưởng có một bức tường ghi tên tất cả những người lính đă ra đây giữ đảo. Và tên của chúng tôi đă được ghi lên đó, đó là niềm vinh dự lớn lao của một người con đất Việt. Xung quanh đảo là những rừng cây, tuy không to lớn nhưng cũng đủ để che chắn nắng gió cho lính đảo. H́nh ảnh lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất tuyệt đẹp của Tổ quốc nơi xa đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ y nguyên. Xúc động lắm”.

2. Ông Nguyễn Văn Đức kể: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đo đạc, báo cáo về sở chỉ huy ở đất liền những tin tức ở Hoàng Sa mỗi ngày. Anh em khí tượng làm nhiệm vụ quan trắc và báo cáo t́nh h́nh thời tiết để phục vụ cho tàu bè lưu thông trong vùng. Trang bị vũ trang lúc ấy không nhiều, chỉ có hai khẩu đại liên 50mm nhưng anh em vẫn kiểm soát được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Tàu bè quốc tế ngang qua đều tôn trọng chủ quyền của chúng ta, và chúng ta cũng sẵn sàng hỗ trợ tàu bè khi gặp băo tố. Những lúc rảnh rỗi chúng tôi thường dùng canô đi qua các đảo lân cận để chơi v́ cảnh quan ở đây rất hữu t́nh. Đảo Cát, đảo Chim, đảo Elbe, đảo Duncan, đảo Drumond... chúng tôi đều đă đặt chân đến”.

Trầm ngâm nhớ lại những ngày tháng gắn bó với mảnh đất xa xôi của Tổ quốc, cựu chuẩn úy Nguyễn Văn Đức kể tiếp: “Khi thủy triều xuống, cả rạn san hô hiện lên tuyệt đẹp như một rừng hoa biển. Mỗi khi nhớ đất liền, anh em lại lấy vài cành san hô bỏ vô chậu, bắt vài con cá nhỏ ngồi ngắm nghía bên tách cà phê đen. Có sống ở đảo mới thấy nhớ đất liền, yêu quê cha đất tổ. Thời tiết ở đây khá ôn ḥa nhưng gió mạnh lắm, nhiều khi anh em bị gió đẩy ngă sóng soài. Tuy vất vả, thiếu thốn nhưng anh em thấy vui và hănh diện khi được trấn giữ biển đảo quê nhà”.

Ông nói có hai di tích ở đảo Hoàng Sa ông không thể nào quên. Đó là cái miếu nhỏ ở góc đảo mà anh em lính đảo vẫn thường ra đó để t́m chút an b́nh giữa sóng gió.

Ông kể: “Mỗi khi sóng to gió lớn hay thấy ḷng bất an, anh em chúng tôi thường t́m đến ngôi miếu. Lạ lắm, chỉ cần ngửi thấy mùi nhang khói là cảm giác ở xa đất liền như được gần lại. Hơn nữa, mùi nhang khói như gợi lên những tiềm thức về quê cha đất tổ, nhớ về nguồn cội. Đó là những điều cần thiết để những người con đất Việt như chúng tôi yên ḷng nơi đầu sóng ngọn gió giữ ǵn biển đảo của cha ông để lại. Cạnh đó là một nghĩa trang có hơn 30 ngôi mộ là hài cốt của những chiến sĩ người Việt ngă xuống v́ bệnh tật nơi đảo xa, là nắm xương của những người con Việt đă nằm xuống sau những lần đụng độ với âm mưu xâm lược của ngoại bang.

Ở đó c̣n có cả hài cốt của những ngư dân từ miền Trung, miền Bắc gặp nạn trên đường mưu sinh. Và cũng có cả những nắm xương của lính nước ngoài bị chúng ta hạ gục khi âm mưu đánh chiếm đảo. Có một điều là chúng tôi không phân biệt địch ta khi họ đă ngă xuống, mỗi ngày rằm hay cuối tháng chúng tôi đều thắp nhang lên những nấm mồ hoang. Có lẽ đó là một nét đặc biệt của người Việt ḿnh, là một hành xử đầy tính nhân văn, “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn” mà mỗi người Việt chúng ta c̣n lưu giữ được từ ḍng máu Lạc Hồng!”.

3. Ngày 19-1-1974, ngày quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - một phần máu xương của Tổ quốc VN, là ngày ông Đức cảm thấy đau đớn nhất trong cuộc đời ḿnh. Ông xúc động kể lại: “Khi hay tin Hoàng Sa bị quân Trung Quốc tước đoạt bằng vũ lực, tôi đau đớn đến mức nước mắt không thể chảy được, ḷng dạ như ai xát muối. Tôi biết ngoài kia những đứa con của đất Việt sẽ phải đổ máu v́ quê hương. Tôi đau v́ một mảnh đất tuyệt đẹp và giàu có của nước nhà đă bị ngoại bang vô cớ cướp đoạt. Đó là nỗi đau của một người con đất Việt!”.

Là một người từng học và hiểu biết về luật quốc tế, ngay trong ngày Hoàng Sa bị chiếm đó ông đă âm thầm lục t́m lại những tài liệu liên quan, gói ghém cẩn thận nhằm làm bằng chứng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Đó là tờ sự vụ lệnh đă nhàu nát và úa vàng v́ thời gian.

35 năm sau, ông Đức quyết định liên hệ với chính quyền và báo Tuổi Trẻ để cung cấp những bằng chứng quư báu đó. Có lẽ những ai quen biết ông đều không mấy khó hiểu về hành động yêu nước của ông khi biết trong ngày 30-4-1975, ông đă từng xuống tàu để rời Việt Nam, nhưng trong một tích tắc của thời khắc lịch sử ông đă nhảy lại lên bờ, bởi ông biết không nơi đâu bằng quê hương.

Ông Đức lần giở lại tờ sự vụ lệnh năm nào rồi nói: “Chừng nào Hoàng Sa vẫn c̣n trong tay ngoại bang th́ niềm vui vẫn chưa thể gọi là trọn vẹn được. Tôi sợ rằng lớp trẻ sẽ quên mất Hoàng Sa, sẽ quên mất một phần máu thịt của Tổ quốc, sẽ quên mất rằng có rất nhiều người con của đất Việt đă ngă xuống v́ Hoàng Sa trong ngày đáng nhớ 19-1-1974”. Có lẽ đó không chỉ là điều trăn trở của riêng ông.



 

 sontunghn
 member

 REF: 590557
 02/22/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Hoàng Sa - tường tŕnh 35 năm sau - Kỳ 2: Biển động


TT - Tác giả câu chuyện này là người đă có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước: ông Lữ Công Bảy - quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Sau ngày giải phóng 1975, ông Bảy vẫn ở lại VN, phục vụ trong lực lượng hải quân quân đội nhân dân VN. Hiện ông là nhân viên bảo vệ của Đài truyền h́nh VN tại TP.HCM.


Khi tôi ghi lại những ḍng hồi kư này, sự việc đă xảy ra 35 năm (1974 - 2009). Đă 35 năm trôi qua, những ǵ tận mắt tôi đă chứng kiến, những ǵ tôi đă trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi.

Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ tŕnh - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 (chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài G̣n thời bấy giờ) với chức danh hạ sĩ quan phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân.

Với chức danh đó, lúc nào (trong nhiệm sở tác chiến hay hải hành) tôi đều phải có mặt thường xuyên trên đài chỉ huy, thường xuyên bên hạm trưởng Vũ Hữu San (trung tá hải quân). Nhiệm vụ của anh em chúng tôi là ghi lại nhật kư tác chiến, nhật kư hàng hải, xác định vị trí của chiến hạm, đồng thời nhận và chuyển những tài liệu bằng đèn và cờ.

Hôm ấy, ngày 16-1-1974, gió mùa đông bắc thổi mạnh trên biển Đông. Biển động mạnh. Chiến hạm chúng tôi đang tuần tiễu vùng biển Quảng Ngăi từ Sa Huỳnh đến cù lao Ré (đảo Lư Sơn). Đây đă là ngày thứ 14 lênh đênh trên biển. Chỉ c̣n một ngày nữa chiến hạm sẽ được về Đà Nẵng nghỉ bến, anh em thủy thủ đoàn rộn ràng nghĩ đến ngày được vào đất liền.

Chưa kịp dùng cơm trưa th́ từ trung tâm truyền tin đưa lên đài chỉ huy một công điện thượng khẩn: lệnh cho tàu về ngay Đà Nẵng. 17 giờ tàu về đến quân cảng Đà Nẵng (cảng Tiên Sa). Hạm trưởng San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải. Từ trung tâm hành quân, hạm trưởng điện về tàu lệnh cho ban ẩm thực lên bờ đi chợ (tiếp tế lương thực).

20 giờ hạm trưởng San về tàu. Lệnh cấm trại 100% được ban ra. Ban cơ khí chuẩn bị bắt ống để nhận dầu và nước ngọt. Đến 21g, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện. Lần đầu tiên trước mắt tôi được chứng kiến một toán quân mặc quân phục lạ lùng. Sau một hồi dọ hỏi tôi mới biết đây là lực lượng biệt hải. Tôi được lệnh từ đại úy Diên chuẩn bị hải đồ đi Hoàng Sa. 23g, tàu khẩn cấp rời cảng Tiên Sa trực chỉ Hoàng Sa. Tôi cảm giác có một chuyện ǵ lớn lao sắp xảy ra.

Ngày N+1

11g30 ngày 17-1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đă có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Trước đó ngày 16-1, tuần dương hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 do hải quân trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đă có mặt tại Hoàng Sa.

HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc. C̣i tác chiến vang lên, tất cả thủy thủ đoàn đă sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. 14 giờ, trung đội biệt hải được lệnh rời tàu trên ba xuồng cao su, 20 phút sau trung đội biệt hải đă đổ bộ lên ŕa đảo an toàn và nhận lệnh tiến sâu vào đảo lục soát.

Báo cáo từ đoàn quân gửi về: không phát hiện ǵ ngoài vài nấm mộ h́nh như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước.

Các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ giả lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt ǵ cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đă dựng lên để chứng tỏ có người Trung Quốc đă sống và chết trên đảo mà thôi. 16g30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu.

Đến buổi chiều, pḥng chiến báo theo dơi qua hệ thống rađa tầm xa đă phát hiện hai mục tiêu trên biển đang di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa. Từ nóc đài chỉ huy, các bộ phận quan sát bằng ống nḥm đă nh́n thấy hai tàu chiến lạ. Trung tâm chiến báo được lệnh theo dơi và báo cáo thường xuyên mọi hoạt động, hướng đi, khoảng cách của hai tàu trên.

Đêm 17 rạng 18-1 là một đêm cực kỳ căng thẳng. C̣i nhiệm sở tác chiến báo động suốt đêm. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố t́nh khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lănh hải Hoàng Sa. Tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu cảnh cáo: Đây là lănh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hăy rời khỏi đây ngay! Phía Trung Quốc đáp trả, cho rằng Hoàng Sa là của họ.


Ngày N+2

Sáng 18-1, chiến hạm HQ-4 của chúng tôi tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8g, trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc.

Đến 11g, đài khí tượng và quân đồn trú đảo Hoàng Sa báo cáo có hai tàu đánh cá vũ trang mang cờ Trung Quốc xâm nhập và tiến gần đến đảo Hoàng Sa, tàu HQ 4 và HQ 16 được lệnh tiến về đảo Hoàng Sa. Khi tiến đến gần tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc, tàu HQ-4 dùng tín hiệu cảnh cáo và đuổi đi nhưng cả hai tàu Trung Quốc cố t́nh khiêu khích.

Tàu HQ-4 tiến thẳng đến một tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc. Trên tàu có khoảng 30 thuyền viên mặc đồng phục màu xanh dương đậm. Tàu được trang bị hai thượng liên (một đằng trước mũi và một đằng sau lái tàu), ngoài ra có rất nhiều súng AK 47. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá Trung Quốc để xua đuổi.

Hai bên đánh nhau bằng... vơ mồm. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 lùi ra dùng mũi tàu ủi thẳng vào tàu Trung Quốc, mũi tàu HQ-4 và neo mũi vướng vào cửa và hành lang pḥng lái làm găy hành lang và cong cửa pḥng lái của tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của hải quân VN, họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt xua đuổi tàu đánh cá vũ trang c̣n lại.

Cũng trong sáng 18-1, tuần dương hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 do trung tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh làm hạm trưởng được lệnh tăng cường ra Hoàng Sa. Cùng đi trên HQ-5 có đại tá Hà Văn Ngạc, được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ Hoàng Sa. Ngoài ra, đi theo tàu có một trung đội người nhái (lực lượng đặc biệt của hải quân).

Lúc 15g30 chiều 18-1, lệnh đại tá Ngạc cho ba chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 sắp đội h́nh hàng dọc tiến thẳng về đảo Duy Mộng. Khoảng 16g, có hai tàu chiến Trung Quốc bắt đầu khiêu khích, cắt đường ngang mũi HQ-4 và HQ-16. Đội h́nh bị chia cắt không thể tiến lên được v́ các tàu rất gần nhau, các khẩu đại bác sẵn sàng nhả đạn nhưng không ai được lệnh nổ súng.

Đêm 18 rạng ngày 19-1, tàu chiến và tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích, tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Chiến hạm HQ-4 phải dùng c̣i hơi thật to và đèn hồ quang trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội h́nh tàu Trung Quốc. T́nh h́nh dịu hơn khi tàu Trung Quốc rút lui về hướng bắc.

Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 do thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng đă ra chi viện cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa.

LỮ CÔNG BẢY (c̣n tiếp)


T́nh h́nh tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài G̣n quản lư, là một phần lănh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đă mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Trong các ngày kế tiếp, phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam. Đến ngày 15-1-1974, quân Trung Quốc đă chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Ḥa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond)...

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài G̣n đă cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc, đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài G̣n đă đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lănh thổ. Và trận hải chiến Hoàng Sa đă nổ ra ngày 19-1-1974.

B.T




 

 sontunghn
 member

 REF: 590558
 02/22/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Hoàng Sa - tường tŕnh 35 năm sau: 30 phút và 35 năm

TT - Cả ngày 17 và 18-1-1974, biển Đông dậy sóng. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố t́nh khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lănh hải phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nửa đêm 18-1, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đă ra đến nơi chi viện. Đêm ấy, bầu trời Hoàng Sa tối đen như mực, một đêm cực kỳ căng thẳng.


Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4, tuần dương hạm Lư Thường Kiệt HQ-16, tuần dương hạm Trần B́nh Trọng HQ-5 đă có mặt ở đó chuẩn bị t́nh huống đối phó.

Ông Lữ Công Bảy, người đă có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai tṛ là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4, tiếp tục thuật lại câu chuyện “Hoàng Sa - tường tŕnh 35 năm sau” (Tuổi Trẻ ngày 8 và 9-9-2009).

Ngày N+3

Lúc 6g sáng 19-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đă tiến sát đảo Quang Ḥa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Không một tàu chiến nào của Trung Quốc phát hiện được HQ-4 và tuần dương hạm Trần B́nh Trọng HQ-5.

Khi gần đến đảo, bằng ống nḥm và mắt thường từ đài chỉ huy, chúng tôi đă phát hiện doanh trại mới toanh và cột cờ có cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng, HQ-4 trong một chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đă không phát hiện ǵ ngoài chai lọ trôi tấp lên băi cát). Chúng tôi hiểu rằng quân Trung Quốc đă bí mật chiếm đảo. Hai mươi phút sau, lực lượng biệt hải đổ bộ lên đảo (mặt đông nam). Lực lượng đổ bộ cắm cờ Việt Nam lên bờ cát và hốc đá, rồi khẩn cấp tiến vào bên trong đảo.

Trong khi đó, lực lượng người nhái vẫn c̣n ngoài xa chưa vào được v́ HQ-5 không thể vào sát bờ, gió mùa đông bắc thổi khá mạnh, các xuồng cao su bị sóng gió giật dữ dội không vào bờ được. HQ-5 phải thả tàu cứu hộ xuống để kéo các xuồng cao su vào. Từ đài chỉ huy, bộ phận quan sát chúng tôi đă phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân đông đảo lên phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc ồ ạt vào đảo rất nhanh v́ xuôi gió.

Thế rồi báo cáo bất lợi dồn dập gửi về đài chỉ huy tàu HQ-4. Một số đông quân Trung Quốc nấp sau các tảng đá chĩa thẳng mũi súng vào đội h́nh biệt hải. Trên mặt biển lúc ấy, chúng tôi thấy tuần dương hạm Lư Thường Kiệt HQ-16 và hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đang tiến về ŕa tây nam đảo, theo sau là bốn tàu chiến Trung Quốc đang tiến vào đội h́nh của ta. T́nh h́nh bắt đầu căng thẳng, báo hiệu một trận đụng độ sinh tử không thể nào tránh khỏi. Trong khi đó ở phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc tiếp tục cho đổ người ồ ạt lên đảo của ta.

Và họ nổ súng trước. Vào lúc 8g30, một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội h́nh người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng v́ lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.

Lệnh nổ súng

Lúc đó, sát bên tàu HQ-4 của chúng tôi đă xuất hiện hai tàu chiến Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 li và nhiều đại bác 37 li. Các họng súng đại bác Trung Quốc đều đang chĩa thẳng vào tàu HQ-4.

* Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lư, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài G̣n đă ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.

* Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài G̣n cũng đă gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư kư Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước t́nh h́nh khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng sa.

* Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam VN cũng đă ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ” của VN.

* Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam VN đă nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng ḥa miền Nam VN đă lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lư.

B.T.


Các tín hiệu bằng đèn hiệu được liên tục chuyển đến HQ-4. Chúng tôi nhận những tín hiệu từ tàu Trung Quốc và tŕnh cho hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San. Nghe xong một nội dung cực kỳ khiêu khích từ tàu Trung Quốc, hạm trưởng San tức th́ đỏ mặt, quát tháo ầm ĩ. Quay sang chúng tôi, ông ra lệnh không nhận tín hiệu từ tàu Trung Quốc nữa.

Vào thời điểm hết sức căng thẳng này, khi trận chiến sắp nổ ra, việc thông tin liên lạc giữa lực lượng bảo vệ Hoàng Sa và Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải thường xuyên bị đứt. Tần số liên lạc bị phá rối, trên hệ thống bộ đàm chỉ nghe toàn tiếng Hoa. Đại tá Hà Văn Ngạc, lúc đó đang ở trên chiến hạm HQ-5, được giao toàn quyền hành động (lệnh khai hỏa đă được truyền đi từ Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải trước đó. Nhưng một hồi lâu sau, quyết định nổ súng mới được thực hiện sau cuộc điện đàm giữa đại tá Ngạc và tư lệnh hải quân vùng 1 Hồ Văn Kỳ Thoại - B.T.).

Đại tá Ngạc ra lệnh: Tất cả đại bác đều phải hướng lên đảo. Khi nhận lệnh bắn th́ tất cả khai hỏa lên đảo, dọn đường lập đầu cầu để biệt hải và người nhái đổ bộ tái chiếm đảo. Đó là lệnh từ soái hạm chỉ huy HQ-5. Nhưng hạm trưởng Vũ Hữu San đă bực bội trước lệnh này. Trước khi chuẩn bị nổ súng, đại tá Hà Văn Ngạc có hỏi ư kiến từng hạm trưởng.

Đến khi hỏi ư kiến HQ-4, hạm trưởng Vũ Hữu San gằn từng tiếng trong bộ đàm: “Tŕnh đại bàng, tôi là quân nhân, tôi chấp hành quân lệnh nhưng hiện nay nước cờ đă bị lộ, không c̣n yếu tố bất ngờ, muốn đổ bộ lên chiếm đảo trước mắt phải tiêu diệt lực lượng trên biển trước khi tính đến việc đổ quân, hiện nay số tàu địch gấp đôi tàu ta, quân địch đă đổ bộ từ sáng đến giờ đầy trên đảo, ta chỉ có hai trung đội th́ làm sao thành công được?”. Rồi hạm trưởng San nói tiếp: “Tôi là quân nhân, tôi chấp nhận hi sinh v́ Tổ quốc, nhưng...”.

Ông cúp máy và ra lệnh: “Tất cả khẩu súng nhắm thẳng vào tàu địch!”.

Quyết liệt

Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đă chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật v́ trúng đạn, v́ tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.

Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đă tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dơi tàu Trung Quốc qua màn h́nh rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.

Tuy nhiên, chiến hạm HQ-4 vẫn vững vàng trong cuộc hải chiến. Đài quan sát trên nóc báo cáo có tàu Trung Quốc đang đuổi theo. Tôi nh́n ra phía sau vừa thấy hai tàu chiến Trung Quốc. Liền lúc đó từ mạn phải HQ-5 cắt đuôi HQ-4 rồi phóng thẳng vào hai tàu đối phương. Những khối cầu lửa từ mũi HQ-5 bắn ra (đại bác 127 li) bay thẳng vào tàu Trung Quốc. Một chiếc trúng đạn bốc cháy, một chiếc quay ngang và sau đó lănh đủ hàng loạt đạn từ HQ-4.

Nhưng ngay lúc đó, thông tin từ HQ-5 cho biết ụ tháp đại bác 127 li của tàu này đă bị trúng đạn, ba quân nhân tử thương, hai bị thương nặng. HQ-4 ṿng lại yểm trợ HQ-5. Không thấy tàu HQ-16 và HQ-10 đâu cả. Liên lạc măi với hai tàu này vẫn không được.

Thật ra lúc ấy tàu HQ-10 đă bị thương nặng. Tàu này nhỏ, cũ kỹ, các khẩu đại bác xoay trở bằng tay nên bị trúng liền hai quả 100 li từ tàu Trung Quốc. Trong bộ đàm tôi đă nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đă bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng.

HQ-4 và HQ-5 quay đầu về hướng nam. Sau đó một giờ không c̣n thấy HQ-5 ở đâu. HQ-5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục nên “rớt” lại đâu đó. Trên biển HQ-4 trở nên lẻ loi một ḿnh. Đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Trước t́nh h́nh đó, để bảo toàn lực lượng, hạm trưởng Vũ Hữu San đă vẽ một đường trực chỉ về Đà Nẵng.

Lúc này tôi mới rời được đài chỉ huy. Trên đường xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đă chứng kiến một cảnh tượng kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng... Hơn 130 binh sĩ bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng ḿ gói, nước ngọt và lương khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang pḥng ăn.

Nỗi đau c̣n lại

Khoảng 16g30, tôi đang trong giấc ngủ sâu v́ đă mấy hôm không chợp mắt th́ c̣i tập họp vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo: “Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo”. Nh́n sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động, không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử này.

Tôi vào pḥng hải đồ phía sau đài chỉ huy mệt lả và thiếp đi, đến khi thức dậy trời tối hẳn, trung sĩ nhất giám lộ Khiết cho biết tàu đang quay đầu về Đà Nẵng. Anh nói hạm trưởng San báo cáo thẳng với tư lệnh hải quân là HQ-4 không c̣n khả năng chiến đấu, lương thực cạn, cơ số đạn không c̣n đủ để tác chiến, các khẩu đại bác đều có trục trặc... Lệnh từ đất liền: các tàu quay về, hủy bỏ lệnh tấn công tái chiếm Hoàng Sa.

5g30 sáng 20-1 HQ-4 về đến cảng Tiên Sa, 9g tàu HQ-5 tiến vào vịnh Đà Nẵng. Lúc 12g30, tàu HQ-16 bị thương nặng, từ từ tiến vào vịnh với sự trợ giúp của hai tàu lai dắt biển.

Tối hôm đó, 20-1-1974, cũng là đêm 30 tết âm lịch, anh em chúng tôi được dự buổi liên hoan tất niên cuối năm theo truyền thống. Giữa mâm cao cỗ đầy nhưng ai nấy đều buồn bă, không thiết ǵ đến ăn uống. Mọi người vẫn hết sức lo lắng cho số phận đồng đội đang trôi giạt trên sóng biển giữa ngày tết thế này, lo lắng cho số phận anh em mắc kẹt lại các đảo. Ai cũng hồi tưởng trận hải chiến hôm qua và đau đớn trước một điều: dù đă cố gắng hết sức vẫn không giữ được mảnh đất thiêng liêng mà tổ tiên để lại.

Trận hải chiến Hoàng Sa chỉ kéo dài hơn 30 phút, nhưng nỗi đau ấy vẫn làm quặn thắt trái tim chúng tôi dù 35 năm đă trôi qua.

LỮ CÔNG BẢY

Theo các nhân chứng trên tàu Nhật Tảo HQ-10 c̣n sống sót, khi hộ tống hạm này sắp ch́m, 28 thủy thủ đă được lệnh đào thoát bằng các phao bè. Họ đă trôi giạt trong sóng gió 78 giờ liền, và sáu người đă chết trên biển v́ kiệt sức hoặc bị thương quá nặng, trong đó có hạm phó Nguyễn Thành Trí. Măi đến chiều 22-1 họ mới được tàu dầu của Hăng Shell là Kopionella mang quốc kỳ Hà Lan cứu vớt. Lúc lên tàu, thêm một thủy thủ nữa qua đời v́ kiệt sức.





 

 tronglu67
 member

 REF: 590559
 02/22/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đọc bài sưu tầm này của anh , tôi đă không cầm được nước mắt : xót xa , căm giận và tủi nhục .

Trời đày Việt Nam sinh ra những quái thai đến bao giờ ?


 

 tronglu67
 member

 REF: 590561
 02/22/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nói cho rơ là :
Khi anh em cùng ḍng máu Việt hi sinh tính mạng , mất mát máu xương để giữ ǵn mảnh đất ông cha truyền lại th́ lũ quái thai sang ôm hôn ,khoác vai bá cổ với giặc .
Khi con cháu của tổ tiên nước Việt biểu t́nh đ̣i HS-TS-VN th́ lũ quái thai đàn áp . Bloger Điếu Cày bị bắt bỏ tù , bloger Mẹ Nấm ...bị bắt giam , sinh viên VN bị cấm biểu t́nh đ̣i Hoàng Sa , Trường Sa là của VN . Đến Phạm Thanh Nghiên ngồi trong nhà ḿnh với bảng đề chữ :Hoàng Sa , Trường Sa của Việt Nam . Cũng bị bắt tù 4 năm ...
Tại sao vậy ?
V́ lũ quái thai đó là giặc , lũ ma quỷ khoác h́nh hài người Việt Nam .


 

 tiendaoduy
 member

 REF: 590583
 02/23/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chào bác sontung, qua câu chuyên này, nhü vây là TQ âm thâm chö döj cho cuôc nôj chíên Vjêt nam gân két thúc là ra tay, nhäm mâp mö. Näm 1974 cuñg là näm VNCH suy yêú v́ quân ḍng minh (hoa ḱ) rút vè và cät vjên trö. Dây là cuôc chíên vöi lân bang båo vê chû qùyên lănh håi, chü không phåi là cuôc nôj chíên hai ḿên. Nên nhà nüóc ta không düa danh sách các anh em thüöng binh tü sy vào danh sách uü dăi th́ quå là không höp ḷng dân. Nêú nói dên båo vê lănh thô, th́ quân dôj ḿên nào cuñg dc tôn vinh nhü nhau...tôi góp í thé có dúng không? Nêú dúng th́ chúng ta cân lên tíêng cho các chíên sy này, dân tôc Viêt nam là môt rùi mà.

 

 tronglu67
 member

 REF: 590649
 02/23/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Bạn tiến ơi
TQ đă chờ đợi cơ hội cả hai ngàn năm nay , thời nhà Hán , Khổng Minh gọi xứ này là Nam Man , xứ Man Di chuyên nổi loạn , Khổng Minh đă cất quân đánh chiếm xứ này 7 lần , cuối cùng Mạnh Hoạch đă phải chịu thuần phục và triều cống TQ . Nhưng đất nước vẫn là của ḿnh , đó là trong huyền sử TQ .
Huyền sử Việt chúng ta ai cũng biết , Hai bà Trưng đă cùng dân Việt nổi dậy , quét đi sự đô hộ của nhà Hán . Chấm dứt sự cai trị của thái thú Tô Định . Nước Việt ngày đó bao gồm cả Quảng Đông ,Quảng Tây , Vân Nam , Phúc Kiến ... Lịch sử TQ c̣n ghi về Việt vương Câu Tiễn , về quân sư tài năng Phạm Lăi , về người đẹp Tây Thi hi sinh t́nh yêu v́ nước Việt.
Lịch sử Việt Nam c̣n đó rơ ràng , bao cuộc chiến thắng quân xâm lược phương bắc . Đặc biệt thời nhà Trần , 3 lần chiến thắng đế quốc mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ , quân Nguyên . Đội quân đă gieo kinh hoàng khủng khiếp cho Âu châu ,nam Á , bắc Phi . Nước Nhật được trời cứu nhờ một trận băo đă nhấn ch́m toàn bộ hạm đội quân Nguyên đă áp vào nước Nhật ...
Dân ta thường nói : Đông như quân Nguyên . Thế mà 3 lần tấn công nước Việt đều bị đánh bại .
Nhưng bây giờ , nước Việt buồn hay nước Việt hèn .
V́ ai ?


 

 sontunghn
 member

 REF: 590654
 02/23/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Các bằng chứng lịch sử, đặc biệt là pháp lư cho thấy chủ quyền không thể tranh căi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

LTS: Ngày 19/1/2011, mạng Văn pḥng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam - kẻ đă liên tục xâm phạm lănh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lănh thổ".

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam cung cấp thêm một tư liệu khẳng định các bằng chứng lịch sử và pháp lư không thể tranh căi chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.


Chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ lâu nhân dân Việt Nam đă phát hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đă chiếm hữu và thực hiện chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo đó một cách thật sự, liên tục và hoà b́nh.

Nhiều sách địa lư và bản đồ cổ của Việt Nam ghi chép rơ Băi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lư Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lư Trường Sa từ lâu đă là lănh thổ Việt Nam.



Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá, tên chữ là Công Đạo, soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rơ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Ngăi, xứ Quảng Nam: "giữa biển có một băi cát dài, gọi là Băi Cát Vàng", "Họ Nguyễn[1] mỗi năm vào tháng cuối mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn".



Trong Giáp Ngọ b́nh nam đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoán quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Băi Cát Vàng cũng được vẽ là một bộ phận của lănh thổ Việt Nam.[2]

Phủ biên tạp lục, cuốn sách của nhà bác học Lê Quư Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776, viết về lịch sử, địa lư, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn (1558-1775) khi ông được triều đ́nh bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, chép rơ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngăi.



"Xă An Vĩnh,[3] huyện B́nh Sơn, Phủ Quảng Nghĩa, ở ngoài cửa biển có núi[4] gọi là Cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm[5] có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển bốn canh th́ đến, phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa. Trước kia có nhiều hải vật và hoá vật của tầu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải".

"... Phủ Quảng Ngăi, huyện B́nh Sơn có xă An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ ḥn này sang ḥn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh th́ đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có băi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng ngh́n, hàng vạn, thấy người th́ đậu ṿng quanh không tránh. Trên băi vật lạ rất nhiều. Ốc vân th́ có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dùng; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi th́ rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là Trắng bông, giống đồi mồi, nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến băi, lấy về dùng vôi sát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn th́ ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt.

Các thuyền ngoại phiên bị băo thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xă An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm th́ đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tầu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, ṿng sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám th́ về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người không. Tôi đă xem số của cai đội cũ là Thuyên Đức Hầu biên rằng: năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân được 5.100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu đến năm Quư Tỵ năm năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được thiếc khối, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi.

Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ Chính ở B́nh Thuận, hoặc người xă Cảnh Dương, ai t́nh nguyện đi th́ cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đ̣, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, t́m lượm vật của tầu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy các thứ hải vật, c̣n vàng bạc của quư ít khi lấy được".

Trong số tư liệu c̣n t́m thấy ngày nay, có thể kể tờ sai sau đây đề năm 1786 của quan Thượng tướng công:

"Sai cai Hội Đức Hầu đội Hoàng Sa dẫn bốn chiếc thuyền câu vượt biển đến thẳng Hoàng Sa và các cù lao trên biển thu lượm đồ vàng bạc, đồ đồng và đại bác, tiểu bác,[6] đồi mồi, hải ba cùng cá quư mang về kinh đô dâng nộp theo lệ".

Giám mục J.L.Taberd, trong bài "Ghi chép về địa lư nước Cochinchine" xuất bản năm 1837, cũng mô tả "Pracel hay Paracels" là phần lănh thổ nước Cochinchine và nói rơ người Cochinchine gọi Pracel hay Paracels là "Cát Vàng".[7] Trong An Nam đại quốc hoạ đồ xuất bản năm 1838, ông đă vẽ một phần của Paracel và ghi "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) ở ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam, vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay[8].



Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ nước Việt Nam đời Nguyễn vẽ vào khoảng năm 1838, ghi "Hoàng Sa" (số 1) - "Vạn lư Trường Sa" (số 2) thuộc lănh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lănh thổ Việt Nam.


Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lư Việt Nam do Quốc Sử quán nhà Nguyễn (1802-1845) soạn xong năm 1882[9] ghi Hoàng Sa là bộ phận lănh thổ Việt Nam tại tỉnh Quảng Ngăi.
Đoạn nói về h́nh thể tỉnh Quảng Ngăi, cuốn sách viết:
"Phía Đông tỉnh Quảng Ngăi, có đảo cát (tức đảo Hoàng Sa liền cát với biển làm hào; phía tây nam miền sơn man, có luỹ dài vững vàng, phía nam liền với tỉnh B́nh Định, có đèo Bến Đá chắn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới hạn..."

"... Đầu đời vua Gia Long phỏng theo lệ cũ đặt đội Hoàng Sa, sau lại bỏ; đầu đời Minh Mệnh, thường sai người đi thuyền công đến đấy thăm ḍ đường biển, thấy một nơi có cồn cát trắng chu vi 1.070 trượng, cây cối xanh tốt, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam c̣n có ngôi miếu cổ, không rơ dựng từ thời nào, có bia khắc 4 chữ "Vạn lư Ba B́nh" (muôn dặm sóng yên). Cồn cát này xưa gọi là Phật Tự Sơn, phía đông và phía tây đảo đều có đá san hô nổi lên một cồn chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm Minh Mệnh thứ 16 sai thuyền công chở gạch đá đến đấy xây đền, dựng bia đá ở phía tả đền để ghi dấu và tra hột các thứ cây ở ba mặt tả hữu và sau. Binh phu đắp nền miếu đào được đồng lá và gang sắt có đến hơn 2.000 cân".

Nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ Phương Tây trong những thế kỷ trước đều xác nhận Hoàng Sa (Pracel hay Paracel) thuộc lănh thổ Việt Nam.

Một giáo sĩ Phương Tây đi trên tàu Amphitrite từ Pháp sang Trung Quốc năm 1701 viết trong một lá thư rằng: "Paracel là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam.[10]

J.B. Chaigneau, cố vấn của vua Gia Long, năm 1820 đă viết trong phần chú bổ sung vào cuốn Hồi kư về nước Cochinchine[11]:

"Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đă lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh[12]... một vài đảo có dân cư không xa bờ biển và quần đảo Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành...".[13]

Trong bài Địa lư vương quốc Cochinchina[14] của Gutzlaff, xuất bản năm 1849 có đoạn nói rơ Paracels thuộc lănh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là "Cát Vàng".

Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thế kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam đă nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa hành và tài nguyên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các sách địa lư và lịch sử của Việt Nam từ thế kỷ XVII đă ghi lại kết quả các cuộc khảo sát đó.

Trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII):

"Giữa biển có một băi cát dài, gọi là Băi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm[15] đến cửa Sa Vinh[16] mỗi lần có gió Tây Nam th́ thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy, ... có gió Đông Bắc th́ thương thuyền đi ở phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hoá th́ đều để lại ở nơi đó".[17]

"Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến (Băi Cát Vàng) lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn".

Đại Nam thực lục tiền biên, bộ sử về chúa Nguyễn do Quốc sứ quán nhà Nguyễn soạn xong năm 1844, có đoạn viết:

"Xă An Vĩnh, huyện B́nh Sơn, Phủ Quảng Ngăi, ở ngoài biển, có hơn 130 băi cát, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lư Hoàng Sa. Trên băi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích v.v...".

"Hồi đầu dựng nước, đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xă An Vĩnh sung vào, hàng năm đến tháng 3 đi thuyền ra đảo, độ ba ngày đêm th́ đến, thu lượm hoá vật, đến tháng 8 trở về nộp. Lại có đội Bắc Hải mộ dân ở phường Tứ Chính ở B́nh Thuận hoặc xă Cảnh Dương sung vào, được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hoá vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản".

Theo Đại Nam thực lục chính biên, là bộ sử kư do Quốc sử quán triều đ́nh nhà Nguyễn soạn, viết về các đời vua nhà Nguyễn. Phần viết về các đời vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị được soạn xong năm 1848, ghi sự kiện Gia Long chiếm hữu các đảo Hoàng Sa năm 1816, sự kiện Minh Mệnh cho xây miếu, dựng bia trồng cây, đo đạc, vẽ bản đồ các đảo này [18].

Quyển 52:

"Năm Bính Tư, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816)...

Vua phái Thuỷ quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm ḍ đường thuỷ".

Quyển 104:

"Tháng tám mùa thu năm Quư Tỵ, Minh Mệnh thứ 14 (1833)...

Vua bảo Bộ Công rằng: Trong hải phận Quảng Ngăi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một mầu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường (mắc cạn) bị hại. Nay nên dự bị thuyền mảnh, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết ngơ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời".

Quyển 154:

"Tháng sáu mùa hạ năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (1835)... dựng đền thờ thần (ở đảo) Hoàng Sa thuộc Quảng Ngăi, Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngăi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ "Vạn Lư Ba B́nh"[19]. Cồn Bạch Sa chu vi 1.070 trượng, tên cũ là Phật Tự Sơn, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch. Năm ngoái vua toan dụng miếu, lập bia ở chỗ ấy, nhưng v́ sóng gió không làm được. Đến đây mới sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách toà miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây b́nh phong. Mười ngày làm xong rồi về".

Quyển 165:

"Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mệnh thứ 17 (1836), mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1...

Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu. Trước kia, đă phái vẽ bản đồ mà h́nh thể nó xa rộng, mới chỉ được một nơi, cũng chưa rơ ràng. Hàng năm, nên phái người đi ḍ xét cho khắp để thuộc đường biển. Từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, xin phái thuỷ quân và vệ Giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng hai th́ đến Quảng Ngăi, bắt hai tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng dẫn ra đúng xứ Hoàng Sa, không cứ là đảo nào, ḥn nào, băi cát nào; khi thuyền đi đến, cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi, và nước biển xung quanh nông hay sâu, có băi ngầm, đá ngầm hay không, h́nh thể hiểm trở, binh dị thế nào, phải tường tất đo đạc, vẽ thành bản đồ. Lại xét ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào đường đi, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy, trông vào bờ biển, đối thẳng vào là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chênh chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm. Nhất nhất nói rơ, đem về dâng tŕnh".

"Vua y lời tâu, phái Suất đội Thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi, chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc, mặt bài khắc những chữ "Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân, thuỷ quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ").

Cũng trong Đại Nam thực lục chính biên có ghi, năm 1847 Bộ Công đệ tŕnh lên vua Thiệu Trị tờ Tâu, trong đó có viết: Xứ Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta. Theo lệ hàng năm có phái binh thuyền ra xem xét thông thuộc đường biển. Năm nay bận nhiều công việc xin hoăn đến năm sau. Vua Thiệu Trị đă phê: "Đ́nh".



Trong Đại Nam nhất thống chí (1882):

"Đảo Hoàng Sa: ở phía Đông cù lao Ré huyện B́nh Sơn. Từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. Ở đó có đến hơn một trăm ba mươi đảo nhỏ, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có băi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm tục gọi là Vạn lư Trường Sa. Trên băi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biết cơ man nào. Sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích... Hoá vật của các tầu thuyền bị nạn băo trôi giạt ở đấy".

Các sách khác thời Nguyễn như Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876) cũng mô tả Hoàng Sa một cách tương tự.

Do đặc điểm của Hoàng Sa và Trường Sa là có nhiều hải sản quư lại có nhiều hoá vật của tàu bị đắm như trên đă nói, Nhà nước phong kiến Việt Nam từ lâu đă tổ chức việc khai thác hai quần đảo đó với tư cách một quốc gia làm chủ. Nhiều sách lịch sử và địa lư cổ của Việt Nam đă nói rơ tổ chức, phương thức hoạt động của các đội Hoàng Sa có nhiệm vụ làm việc khai thác đó.

Kế tiếp các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn phải liên tiếp đối phó với sự xâm lược của nhà Thanh và của Xiêm, tuy vậy vẫn luôn luôn quan tâm đến việc duy tŕ và sử dụng các đội Hoàng Sa.

Nghĩa là thời Tây Sơn, Nhà nước vẫn tiếp tục tổ chức việc thai thác Hoàng Sa với ư thức thực hiện chủ quyền của ḿnh đối với Hoàng Sa.

Từ khi nắm chính quyền năm 1802 đến khi kư với Pháp Hiệp ước 1884, các vua nhà Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đội Hoàng Sa, sau được tăng cường thêm đội Bắc Hải, được duy tŕ và hoạt động liên tục từ thời các chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn (1802-1945).

Như vậy qua các sách lịch sử, địa lư cổ của Việt Nam cũng như chứng cứ của nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ Phương Tây nói trên từ lâu và liên tục trong hàng mấy trăm năm, từ triều đại này đến triều đại khác Nhà nước Việt Nam đă làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự có mặt đều đặn của các đội Hoàng Sa do Nhà nước thành lập trên hai quần đảo đó mỗi năm từ 5 đến 6 tháng để hoàn thành một nhiệm vụ do Nhà nước giao tự nó đă là một bằng chứng đanh thép về việc Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo đó. Việc chiếm hữu và khai thác đó của Nhà nước Việt Nam không bao giờ gặp phải sự phản đối của một quốc gia nào khác; điều đó càng chứng tỏ từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đă là lănh thổ Việt Nam.

Việc nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Từ khi kư với triều đ́nh nhà Nguyễn Hiệp ước 6-6-1884, Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ sự cam kết chung đó, Pháp tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau đây là một vài bằng chứng:

Các pháo hạm của Pháp thường xuyên tiến hành tuần tiễu trong vùng Biển Đông kể cả Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1899 toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị với Pari xây tại đảo Hoàng Sa (Pattle) trong quần đảo Hoàng Sa một cây đèn biển để hướng dẫn các tàu biển qua lại vùng này, nhưng kế hoạch không thực hiện được v́ thiếu ngân sách.

Từ năm 1920, các tàu hải quan Đông Dương tăng cường tuần tiễu ở vùng Hoàng Sa để ngăn chặn buôn lậu.

Năm 1925, viện Hải dương học Nha Trang cử tàu De Lanessan ra khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa về hải dương học. Ngoài A. Krempf, Giám đốc Viện hải dương học, c̣n có các nhà khoa học khác như Delacour, Jabouille... nghiên cứu về địa chất, về sinh vật v.v...

Cũng trong năm 1925, ngày 3-3, Thượng thư Bộ Binh của Triều đ́nh Huế Thân Trọng Huề lại khẳng định Hoàng Sa là lănh thổ Việt Nam.

Năm 1927 tàu De Lanessan ra khảo sát khoa học quần đảo Trường Sa.

Năm 1929 phái đoàn Perrier - De Rouville đề nghị đặt 4 cây đèn biển ở 4 góc của quần đảo Hoàng Sa (đảo Tri Tôn, đảo Đá Bắc, đảo Linh Côn, băi Bom Bay).

Năm 1930 tàu thông báo La Malicieuse tới quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 3-1931 tàu Inconstant ra quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 6-1931, tàu De Lanessan ra quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 5-1932, pháo hạm Alerte ra quần đảo Hoàng Sa.

Từ 13-4-1930, đến 12-4-1933, Chính phủ Pháp đă cử các đơn vị hải quân lần lượt ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa: Trường Sa (Spratley), An Bang (Caye d'Amboine), Itu Aba, nhóm Song Tử (groupe des deux iles)[20], Loại Ta và Thị Tứ.

Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M. J. Krautheimer kư Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa[21].

Năm 1937, nhà đương cục Pháp cử kỹ sư công chính Gauthier ra quần đảo Hoàng Sa nghiên cứu chỗ xây dựng đèn biển, lập băi thuỷ phi cơ.

Tháng 2-1937 tuần dương hạm Lamotte Piquet do Phó đô đốc Istava chỉ huy thăm quần đảo Hoàng Sa.



Ngày 29-3-1938, vua Bảo Đại kư Dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Nghĩa đặt vào tỉnh Thừa Thiên[22].



"Chiếu chỉ các Cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels) thuộc về chủ quyền nước Nam đă lâu đời và dưới các tiền triều, các Cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Nghĩa: đến đời Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế vẫn để y như cũ là v́ nguyên trước sự giao thông với các Cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam Nghĩa.

Chiếu chỉ nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên Đại diện Chánh phủ Nam triều uỷ phái ra kinh lư các cù lao ấy cùng quan Đại diện Chánh phủ bảo hộ có tâu rằng nên tháp các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn.

Dụ:

Độc khoản: - Trước chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên: về phương diện hành chánh, các cù lao ấy thuộc dưới quyền quan Tỉnh hiến tỉnh ấy".

Ngày 15-6-1938 toàn quyền Đông Dương Jules Brévié kư Nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.[23]

Năm 1938, Pháp dựng bia chủ quyền, xây dựng xong đèn biển, trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở đảo Hoàng Sa (Ile Pattle), trong quần đảo Hoàng Sa, xây dựng trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở đảo Itu Aba trong quần đảo Trường Sa.

Hàng chữ trên bia: "Cộng hoà Pháp, Vương quốc An-nam, quần đảo Hoàng Sa, 1816 - đảo Pattle - 1938" (1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, 1938 là năm dựng bia).



Ngày 5-5-1939 toàn quyền Đông Dương Jules Brévié kư Nghị định sửa đổi nghị định ngày 15-6-1938 nói trên và thành lập tại quần đảo Hoàng Sa hai cơ quan đại lư "Croissant và các đảo phụ thuộc", "Amphitrite và các đảo phụ thuộc"[24].



Suốt trong thời gian đại diện Việt Nam về mặt đối ngoại, Pháp luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phản kháng những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo đó như:

Ngày 4-12-1931 và ngày 24-4-1932, Pháp phản kháng Chính phủ Trung Quốc về việc chính quyền Quảng Đông lúc đó có ư định cho đấu thầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 24-7-1933, Pháp thông báo cho Nhật việc Pháp đưa quân ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa;

Ngày 4-4-1939, Pháp phản kháng Nhật đặt một số đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc quyền tài phán của Nhật.

Việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Khi trở lại Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai, đầu năm 1947 Pháp đă yêu cầu quân Trung hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đă chiếm đóng trái phép cuối năm 1946 và Pháp đă cho quân đến thay thế quân đội Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng và đài vô tuyến điện.



Ngày 7-9-1951, trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu tuyên bố tại Hội nghị San Francisco về việc kư hoà ước với Nhật Bản rằng từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận của lănh thổ Việt Nam: "... và cũng v́ cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đă có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".

Tuyên bố đó không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của đại diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị.

Năm 1953, tàu Ingénieur en chef Girod của Pháp khảo sát ở quần đảo Hoàng Sa về hải dương, địa chất, địa lư, môi sinh.

Chính phủ Sài G̣n, sau đó là cả Chính phủ Sài G̣n và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Dưới đây là một vài bằng chứng:

Năm 1956, lực lượng hải quân của Chính quyền Sài G̣n tiếp quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân về nước.

Năm 1956, Sở Hầm mỏ, kỹ nghệ và tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một cuộc khảo sát với sự giúp đỡ của hải quân của Chính quyền Sài G̣n trên 4 đảo: Hoàng Sa (Pattle), Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond).

Ngày 22-10-1956, Chính quyền Sài G̣n đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

Ngày 13-7-1961, Chính quyền Sài G̣n đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xă lấy tên là xă Định Hải, trực thuộc quận Hoà Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.

Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài G̣n lần lượt cho xây bia chủ quyền ở các đảo chính của quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây, v v...

Ngày 21-10-1969, Chính quyền Sài G̣n sáp nhập xă Định Hải vào xă Hoà Long cũng thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.

Tháng 7-1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển nông nghiệp và điền địa Sài G̣n tiến hành khảo sát đảo Nam Ai (Nam Yết) thuộc quần đảo Trường Sa.

Tháng 8-1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Maruben Corporation, Bộ Kế hoạch và phát triển quốc gia Sài G̣n tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 6-9-1973, Chính quyền Sài G̣n sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xă Phước Hải, Quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Có ư thức về chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các chính quyền miền Nam Việt Nam đều bảo vệ chủ quyền đó mỗi khi có nước ngoài biểu thị ư đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo nào đó trong hai quần đảo.

Ngày 16-6-1956, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài G̣n tuyên bố một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đồng thời cũng trong năm này, Chính quyền Sài G̣n đă kịch liệt phản đối việc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 22-2-1959, Chính quyền Sài G̣n bắt giữ trong một thời gian 82 "ngư dân" Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hoa trong quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 20-4-1971, Chính quyền Sài G̣n khẳng định một lần nữa quần đảo Trường Sa thuộc lănh thổ Việt Nam.

Ngày 13-7-1971 Ngoại trưởng chính quyền Sài G̣n khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó trong cuộc họp báo ngày 10-7-1971.

Ngày 19/1/1974, lực lượng quân sự của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chiếm đóng nhóm Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa và cũng trong ngày này chính quyền Sài G̣n tuyên bố lên án Cộng hoà nhân dân Trung Hoa xâm phạm toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lănh thổ; ngày 14-2-1974 tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lănh thổ Việt Nam.

Ngày 5 và 6-5-1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thông báo việc giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài G̣n đóng giữ. Ngày 28-6-1974, tuyên bố tại khoá họp thứ nhất Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 ở Caracas rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.

Tháng 9-1975, Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hội nghị khí tượng ở Colombo tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và yêu cầu Tổ chức khí tượng thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam trong danh mục trạm khí tượng của Tổ chức khí tượng thế giới (trước đây đă được đăng kư trong hệ thống các trạm của OMM dưới biểu số 48.860).

Nhà nước CHXHCN Việt Nam đă ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về biển và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như: Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lănh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 1977; Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lănh hải Việt Nam năm 1982; Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992; Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 năm 1994 về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

Về quản lư hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam đă quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Chính phủ Cộng hoà xă hội chủ Nghĩa Việt Nam đă nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoặc trong các công hàm gửi các bên có liên quan, hoặc trong các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, hoặc trong các Hội nghị của Tổ chức Khí tượng thế giới ở Genève, (tháng 6-1980), của Đại hội Địa chất thế giới ở Paris (tháng 7 năm 1980) v.v...

Nhà nước Việt Nam đă nhiều lần công bố "Sách trắng" (năm 1979, 1981, 1988) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lănh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Ngày 14-3-1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số băi đá ngầm tại Trường Sa.

Tháng 4-2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa, xă Song Tử Tây và xă Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa.

Kết luận

Từ những tư liệu lịch sử rơ ràng, và căn cứ vào những nguyên tắc của luật pháp và tập quán quốc tế, có thể rút ra kết luận sau đây:

1. Từ lâu, Nhà nước Việt Nam đă chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.

2. Từ thế kỷ XVII đến nay, suốt trong mấy thế kỷ, Nhà nước Việt Nam đă thực hiện một cách thật sự, liên tục và hoà b́nh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3. Nhà nước Việt Nam luôn luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của ḿnh trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

------------------------------------------

PHỤ LỤC

Một số tư liệu - điều ước quốc tế liên quan đến chủ quyềnhai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

1. Tuyên bố Cai-rô ngày 27-11-1943, khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, hội nghị tam cường Anh - Mỹ - Trung (Cộng ḥa Trung Hoa, đại diện lúc đó là Tưởng Giới Thạch) đă họp và ra một bản Tuyên bố tại Cai-rô (thủ đô Ai-Cập). Tuyên bố có đoạn viết: " ...Nhật Bản phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái B́nh Dương mà Nhật đă cướp hoặc chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 và tất cả những lănh thổ Nhật đă chiếm của Trung Quốc như Măn Châu Lư, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng ḥa Trung Hoa"[25]. Như vậy là về phần lănh thổ của Trung Quốc, Tuyên bố Cai-rô khẳng định ư chí của các cường quốc buộc Nhật Bản phải trao trả lại cho Cộng ḥa Trung Hoa các lănh thổ mà Nhật Bản đă chiếm của Trung Quốc gồm "Măn Châu Lư, Đài Loan và Bành Hồ", không có ǵ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

2. Hội nghị Postdam ngày 26-7-1945, những người đứng đầu 3 nước Mỹ, Anh, Trung (Cộng ḥa Trung Hoa) đă lại ra Tuyên ngôn khẳng định "Các điều khoản của Tuyên bố Cai-rô sẽ được thi hành". Sau khi tuyên chiến với Nhật Bản ở Viễn Đông, Liên Xô cũng tham gia Tuyên ngôn này.

Theo quyết định của Hội nghị Postdam là Trung Quốc chịu trách nhiệm giải giáp quân đội Nhật ở khu vực Bắc vĩ tuyến 16. Từ cuối năm 1946, quân đội của Tưởng Giới Thạch đến một số đảo của quần đảo Hoàng Sa và các tỉnh phía bắc Việt Nam để thực hiện việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở đây, hoạt động này hoàn toàn không có ư nghĩa xác định hoặc thu hồi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3. Hội nghị San Francisco từ ngày 4 đến 8-9-1951, có đại diện 51 nước tham dự để bàn về việc kư Ḥa ước với Nhật Bản. Điều 2, Chương II của Dự thảo Ḥa ước được đưa ra để Hội nghị thảo luận có ghi Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và các đ̣i hỏi của ḿnh đối với các lănh thổ được nêu rơ trong các khoản của điều này:

a) Triều Tiên;

b) Đài Loan, Bành Hồ;

c) Kurile, phần phía Nam đảo Sakhalin;

d) Các đảo ở Thái B́nh Dương;

e) Châu Nam Cực;

f) Các đảo thuộc các quần đảo Spratly (Trường Sa) và Paracel (Hoàng Sa).

- Tại phiên họp toàn thể ngày 5-9-1951, Hội nghị đă tán thành quyết định của chủ tịch không chấp thuận đề nghị bổ sung đ̣i "Nhật Bản công nhận chủ quyền hoàn toàn của Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa đối với Manchuria (Măn Châu), đảo Đài Loan (Formosa) với tất cả các đảo kế cận nó, quần đảo Penlinletao (Pescadores tức Bành Hồ), quần đảo Tunshatsuntao (quần đảo Pratas), cũng như đối với 2 quần đảo Sishatuntao và Chunshatsuntao (quần đảo Hoàng Sa, nhóm đảo Amphitrites, băi cát ngầm Maxfield) và quần đảo Nanshatsuntao, kể cả quần đảo Trường Sa, và Nhật từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi đối với các vùng lănh thổ nêu trong điểm này".

Quyết định này của Hội nghị đă được thông qua với 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống, 1 phiếu trắng. Trong các nước bỏ phiếu thuận có: Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a, Bỉ, Bô-li-vi-a, Bra-xin, Cam-pu-chia, Ca-na-đa, Xri-Lan-ca, Chi-lê, Cô-lôm-bi-a, Cô-xta Ri-ca, Cu-Ba, Đô-mi-ni-ca, Ê-cu-a-đo, Ai-cập, En Xan-va-do, E-ti-ô-pi, Pháp, Hy Lạp, Goa-tê-ma-la, Ha-i-ti, Hôn-đu-rát, In-đô-nê-xi-a, I-ran, I-rắc, Lào, Li-Băng, Li-bê-ri-a, Lúc-xăm-bua, Mê-hi-cô, Hà Lan, Tân Tây Lan, Ni-ca-ra-goa, Na-uy, Pa-ki-xtan, Pa-na-ma, Pa-ra-goay, Pe-ru, Phi-lip-pin, A-rập Xê-út, Xi-ri, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Bắc Ai-Len, Mỹ, Việt Nam, Nhật Bản.

Cuối cùng, Điều 2 Chương II của Ḥa ước vẫn được giữ nguyên như Dự thảo và gồm 6 khoản sau đây:

"a) Nhật Bản, trong khi công nhận nền độc lập của Triều Tiên, từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi đối với Triều Tiên, kể cả các quần đảo Quelpart Port Hamilton và Dagelet.

b) Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi đối với vùng Formosa (Đài Loan) và Pescadores (Bành Hồ).

c) Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi đối với quần đảo Kurile, đảo Sakhalin và quần đảo nằm sát nước Nhật Bản mà ở đó Nhật Bản đă giành được chủ quyền theo Hiệp ước Portsmouth ngày 5-9-1905.

d) Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi liên quan tới chế độ uỷ trị của Hội quốc liên, và chấp nhận quyết định quyết định ngày 2-4-1947 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc gia hạn chế độ uỷ trị đối với các đảo Thái B́nh Dương trước đây dưới quyền uỷ trị của Nhật Bản.

e) Nhật Bản từ bỏ tất cả các đ̣i hỏi muốn có bất kỳ quyền, hoặc danh nghĩa, hoặc lợi ích nào liên quan tới bất cứ phần nào của vùng Nam Cực, dù đó là các hoạt động của các công dân Nhật Bản hoặc các h́nh thức khác.

f) Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi đối với quần đảo Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracel)".[26]

- Như vậy, các vùng lănh thổ mà Tuyên bố Cai-rô xác nhận và Ḥa ước SanFrancisco khẳng định lại là của Trung Quốc chỉ bao gồm Đài Loan, Bành Hồ. Việc Ḥa ước SanFrancisco tách riêng Đài Loan, Bành Hồ và Hoàng Sa, Trường Sa thành hai khoản riêng biệt (b, f) tự nó đă bao hàm ư nghĩa không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc.

Cũng tại Hội nghị San Francisco, ngày 7-9-1951, Trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại là Trần Văn Hữu đă tuyên bố rằng từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lănh thổ Việt Nam và "cũng v́ cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo luôn luôn thuộc về Việt Nam".[27]

Không có bất cứ một đại diện nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị có ư kiến phản đối hoặc bảo lưu đối với tuyên bố trên của đại diện Việt Nam tại Hội nghị.

Những tư liệu và chứng cứ kể trên cho thấy một cách rơ ràng là những văn kiện pháp lư quốc tế, từ Tuyên bố Cai-rô ngày 27-11-1943 (và Tuyên ngôn của Hội nghị Postdam ngày 26-7-1945 khẳng định lại nội dung Tuyên bố Cai-rô) đến Ḥa ước San Francisco kư ngày 8-9-1951 đă không xác nhận chủ quyền của bất cứ quốc gia nào khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đồng thời, việc không một quốc gia nào tại Hội nghị SanFrancisco năm 1951, phản đối hoặc bảo lưu về tuyên bố của Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam lúc đó về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo chứng tỏ cộng đồng quốc tế đă mặc nhiên công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa./.

------------

Chú thích:

[1] Tức chúa Nguyễn, cát cứ xứ Đàng trong từ năm 1558 đến năm 1775.

[2] Trong tập Hồng Đức bản đồ.

3] Đính trong cuốn "Từ điển La tinh - Việt Nam" (Dictionarium Latino-Anamiticum), 1838. Xem phụ lục III.

[4] "Ghi chép về địa lư nước Cochinchina" ("Note on Geography of Cochinchina") của giám mục Jean-Louis Taberd đăng trong "Tạp chí của Hội châu Á Băng-Gan" (The Journal of the Asiatic Society of Bengal) tập VI, 1837, tr.745.

[5] Chỉ loại pháo cỡ nhỏ.

[6] Dặm: Đơn vị đo lường thời xưa của Việt Nam tương đương 1/2km.

[7] Đối với người Việt Nam cũng như người Trung Quốc, chữ Hán "Sơn" có nghĩa là núi, nhưng cũng được dùng để chỉ các hải đảo. Thí dụ: Phần lớn các đảo ở ngoài cửa vịnh Hàng Châu (Nam Thượng Hải) đều được người Trung Quốc gọi là sơn: Bạch Sơn, Đại Ngư Sơn, Đại Dương Sơn, Tiểu Dương Sơn, Trường Bạch Sơn, Trúc Sơn, Tù Sơn v.v... Người Trung Quốc cũng dùng sơn để chỉ một số đảo của Việt Nam như Cửu Đầu Sơn (đảo Cô Tô), Bất Lao Sơn (Cù Lao Chàm), Ngoại La Sơn (cù Lao Ré) v.v...

[8] Ở phía Nam cửa biển Sa Kỳ, phường An Vĩnh ở Cù Lao Ré cũng thuộc xă này.

[9] Phần viết về các tỉnh Trung Bộ được soạn lại và khắc in năm 1909.

[10] Vạn lư Ba B́nh: muôn dặm sóng yên.

[11] Kỷ thứ 2, quyển 122.

12 Băi Cát Vàng từ lâu là một khu vực có nhiều đá ngầm nguy hiểm ở Biển Đông.

[13] Cửa Sa Vinh nay là cửa Sa Huỳnh, thuộc tỉnh Nghĩa B́nh.

14] Cửa Đại Chiêm nay là cửa Đại, thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

[15] Bài "Địa lư của vương quốc Cochinchina" (Geography of the Cochinchinese Emprire) đăng trong "Tạp chí Hội địa lư Hoàng gia Luân Đôn" (The Jounal of the Royal Geography Society of London) tập XIX, 1849, trang 93.

[16] A. Salles trích dẫn trong bài "Hồi kư về nước Cochinchine của J.B. Chaigneau" (Le mémoire sur la Cochinchine de J.B. Chaigneau) đăng trong "Tạp chí của những người bạn thành Huế cổ" ("Bulletin des amis du vieux Huế") số 2 năm 1923 trang 257.

[17] Tức Đàng Ngoài (le Tonkin).

[18] Danh từ Cochinchine (tiếng Pháp) hoặc Cochinchina (tiếng Anh) trong tài liệu phương Tây trích dẫn ở đây có 2 nghĩa tuỳ theo văn cảnh: a) nước Việt Nam thời bấy giờ, sách này dịch là nước Cochinchine; b) Xứ Đàng Trong thời bấy giờ, sách này dịch là xứ Cochinchine.

[19] J.Y.C trích dẫn trong bài "Bí mật các đảo san hô - Nhật kư về cuộc hành tŕnh đến Hoàng Sa". (Mystere des atolls - Journal de voyage aux Paracels) đăng trong tuần báo "Đông Dương" (Indochine) trong các số ngày 3, 10, 17 tháng 7 năm 1941. - Danh từ vương quốc An Nam trong tài liệu chỉ nước Việt Nam thời bấy giờ.

[20] Nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Xem Phụ lục V.

[21] Tức đảo Song Tử Tây và đảo Song Tử Đông.

[22] Nay thuộc tỉnh B́nh Trị Thiên.

[23] Xem phụ lục VI.

[24] Xem phụ lục VII.

25] Sách trên. Trang 263.

[26] Hội nghị kư kết Ḥa ước với Nhật Bản trang 314. Văn kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ, tháng 12-1951.

[27] Hội nghị Cai-rô và Teheran 1943 trang 448. Văn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ , 1961-Washington.







 

 saothenhi
 member

 REF: 590657
 02/23/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




 

 sontunghn
 member

 REF: 591603
 03/04/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Trường Minh - Lan Anh

Theo TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông không phải ngẫu nhiên, bộc phát mà được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí, có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.

Từng làm công tác đàm phán biên giới nhiều năm và tham gia các hội thảo quốc tế về Biển Đông thời gian qua, ông Trần Công Trục cũng khuyến nghị đối sách cho Việt Nam, bên tham gia tranh chấp chủ quyền tại vùng biển này.

Một loạt những hành động có tính toán

Mới đây mạng thông tin Trung Quốc có nói về sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và nói rằng đây là phản ứng tự vệ của quân dân Trung Quốc đối với vùng đất có chủ quyền của Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?

Động thái nói trên của Trung Quốc không có ǵ mới. Chúng ta đă từng được nghe khá nhiều lần những thông tin tương tự trước khi Trung Quốc dùng sức mạnh để gây ra các sự kiện tranh chấp trên các vùng biên giới và trên biển. Vấn đề chúng ta cần xem xét, t́m hiểu là tại sao trong thời điểm hiện nay, họ lại nhắc lại luận điểm này?

Trong thời gian gần đây cùng với luận điểm đó, Trung Quốc gia tăng nhiều hoạt động liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn, họ chuẩn bị khởi động một siêu dự án mang tên "Vùng sâu Biển Đông", nghiên cứu, khám phá Biển Đông, tiến hành các hoạt động ngăn chặn bắt bớ, cản trở gây nhiều khó khăn với tàu thuyền VN đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, tiếp tục tiến hành xây dựng, củng cố các vị trí họ đă chiếm đóng trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả Trường Sa, đặc biệt tích cực vận động, kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư khai thác dầu khí trong các khu vực biển, thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trong khu vực.

Trên mặt trận tuyên truyền, pháp lí, Trung Quốc lại tung ra bản đồ trực tuyến vẽ đường biên giới biển h́nh lưỡi ḅ để một lần nữa hợp thức hóa đường "lưỡi ḅ" phi lư đă bị cộng đồng quốc tế phê phán, bác bỏ.

Rơ ràng, đây là một loạt các hoạt động được tính toán, có sự phối hợp về mặt quân sự, dân sự, tuyên truyền, pháp lí. Những hoạt động này không phải là ngẫu nhiên, bộc phát mà đều có mục đích cụ thể, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp hiện nay.

Quá tŕnh chiếm đóng bằng vũ lực

V́ sao ông lại cho rằng đây là những hành động có tính toán cụ thể?

Để trả lời câu hỏi này, theo tôi, ta nên quay lại các mốc thời gian lịch sử có liên quan đến quá tŕnh Trung Quốc tiến hành xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Viêt Nam.

Năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc nhảy vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang nằm dưới sự quản lư của chính quyền thực dân Pháp, với danh nghĩa là đại diện cho nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, bằng hành động của viên đô đốc Lư Chuẩn, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng, đưa vài ba pháo thuyền ra khu vực Hoàng Sa bắn pháo, đổ bộ lên vài đảo, rồi nhanh chóng lặng lẽ rút lui.

Năm 1946, lợi dụng việc giải giới quân Nhật theo sự ủy thác của Đồng Minh, Chính quyền Quốc dân Đảng đă đưa tàu chiến ra chiếm đóng một số đảo thuộc hai quần đảo này. Tàu chiến mang tên Thái B́nh của Quốc dân đảng đă đổ quân lên chiếm đóng đảo Ba B́nh của Việt Nam mà người phương Tây gọi là Itu Aba, để rồi từ đó ḥn đảo này được gán ghép cho một tên mới "Thái B́nh đảo" theo đúng cách thức truyền thống của Trung Quốc.

Năm 1956, hai năm sau khi Hiệp định Gieneve được kư kết, trong thời điểm chuyển quân và chuyển giao quyền quản lư giữa các lực lượng và chính quyền của hai miền Nam Bắc Việt Nam theo Hiệp định Gieneve lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Lợi dụng t́nh h́nh quân đội Pháp buộc phải rút quân, quân đội của chính quyền Nam Việt Nam chưa đủ sức tiếp quản hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa đă huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, thực hiện một bước tiến quan trọng của họ xuống khu vực Biển Đông.

Trước t́nh h́nh đó, Chính quyền Sài G̣n đă đưa quân ra đóng giữ nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa và với tư cách là người quản lư hợp pháp phạm vi lănh thổ từ vỹ tuyến 17 trở vào, chính quyền Sài G̣n đă chính thức phản đối hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc nhóm phía Đông Hoàng Sa, đồng thời tiến hành các hoạt động ngoại giao, pháp lư để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1959, Trung Quốc lại tiếp tục huy động lực lượng quân sự giả dạng tàu đánh cá mon men nḥm ngó xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa nhưng không thành. Quân đội của Việt Nam Cộng Ḥa, với sự trợ giúp trực tiếp của Hoa Kỳ, toàn bộ tàu "đánh cá " của Trung Quốc đă bị tóm gọn và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng.

Đến đầu những năm 1970, trước những diễn biến quan trọng về quân sự, chính trị... đang diễn ra tại Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục có những hoạt động để chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng mới bằng quân sự. Lợi dụng bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, trong t́nh thế xuống dốc của chính quyền miền Nam và sự rút lui của Hoa Kỳ, ngày 19/1/1974, Trung Quốc đă điều 11 tàu chiến với sự yểm trợ của máy bay tới xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Sài G̣n đă huy động 4 chiến hạm ra chống trả nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuối cùng, nhóm đảo này đă rơi vào tay Trung Quốc. Trung Quốc đă hoàn thành việc xâm chiếm bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời điểm trước khi miền Nam Việt Nam được giải phóng.

Năm 1988, Trung Quốc lại đưa quân xuống khu vực quần đảo Trường Sa, dùng tàu chở các phương tiện, gạch ngói, xi măng đổ lên một số băi cạn, biến các băi cạn này thành các căn cứ quân sự, ngang nhiên khiêu khích và gây ra cuộc đụng độ với Hải quân Việt Nam cũng trong bối cảnh có những khó khăn về kinh tế mà Việt Nam phải đương đầu và t́nh h́nh chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp bất lợi cho Việt Nam tại thời điểm đó.

Năm 1995, Trung Quốc lại tiếp tục dùng sức mạnh đánh chiếm đảo Vành Khăn, một đảo đá nằm phía tây nam Trường Sa.

Phải chăng, Trung Quốc có hàng loạt những động thái kể trên v́ bối cảnh quốc tế đang thuận lợi cho họ khi các nước lớn và ASEAN đang bận tậm với những vấn đề khác?

Bài học của lịch sử nhân loại cho thấy rơ những cuộc xung đột, xâm chiếm thường xảy ra khi kẻ xâm lược biết cách khai thác và tận dụng cơ hội. Phải chăng bối cảnh và t́nh h́nh quốc tế hiện nay có thể sẽ là cơ hội để cho nhưng âm mưu muốn biến Biển Đông trở thành ao nhà của ḿnh trở thành hiện thực?

Tuy nhiên, tôi cho rằng, Biển Đông là khu vực vô cùng quan trọng và có mối liên quan mật thiết đến hoà b́nh, an ninh và ổn định ở châu Á - Thái B́nh Dương, một địa bàn chiến lược đối với nhiều cường quốc.

Bởi vậy, người ta không bao giờ có thể quên những vấn đề tiềm ẩn ở khu vực Biển Đông, nơi tranh chấp phức tạp, nhạy cảm trong thế cân bằng cán cân lực lượng thế giới. Chắc chắn các chính khách, các chiến lược gia, giới quân sự của các nước có liên quan đều đă phải tính đến để có những đối sách thích hợp.

Đối sách cho Việt Nam

Vậy theo ông, trước những diễn tiến đó, Việt Nam cần phải có đối sách như thế nào?

Việc họ có thực hiện được tham vọng độc chiếm Biển Đông hay không c̣n là một vấn đề và c̣n phụ thuộc vao nhiều yếu tố.

Tôi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay chính là sức mạnh của sự đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Nếu như nội bộ chúng ta không đồng ḷng, không nhất trí, thiếu sự quan tâm cần thiết đến chủ quyền biển đảo và không tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế th́ sẽ là yếu tố tạo cơ hội cho những mưu toan xâm lược sẽ được thực hiện. Bài học lịch sử đă cho thấy điều này.

Tôi tin rằng người Việt Nam, dù đang sống ở đâu, đều luôn luôn hướng về Đất Nước và sẵn sàng đóng góp tinh thần lẫn vật chất để bảo vệ từng tấc đất Tổ Quốc. Chúng ta phải t́m mọi cách giữ ǵn và phát huy được sức mạnh vô song này.

Chúng ta phải triển khai mạnh mẽ và kịp thời cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lănh thổ thiêng liêng của Việt Nam bằng sự phối hợp một cách chủ động, chặt chẽ, liên tục trên các mặt quân sự, ngoại giao, pháp lư, tuyên truyền... Đặc biệt, cần phải tranh thủ sự đồng t́nh ủng hộ của cộng đồng quốc tế, dù đó là cá nhân hay tổ chức, của các quốc gia, dù là nhỏ hay lớn... như những ǵ mà thời gian qua chúng ta đă làm và đă thu được những kết quả đáng kể trong các hoạt động ngoại giao của ḿnh.



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network